1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non.

221 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Kĩ Năng Tổ Chức Hoạt Động Tạo Hình Cho Sinh Viên Cao Đẳng Sư Phạm Ngành Giáo Dục Mầm Non
Tác giả Chu Anh Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Từ Đức Văn, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 5,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON (16)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề (16)
      • 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (16)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên (20)
      • 1.1.3. Đánh giá khái quát (26)
    • 1.2. Hoạt động tạo hình trong trường mầm non (27)
      • 1.2.1. Khái niệm (27)
      • 1.2.2. Vai trò của hoạt động tạo hình trong trường mầm non (29)
      • 1.2.3. Mục tiêu của hoạt động tạo hình trong trường mầm non (30)
      • 1.2.4. Nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (30)
    • 1.3. Kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (33)
      • 1.3.1. Khái niệm về kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (33)
      • 1.3.2. Cấu trúc kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (34)
      • 1.3.3. Tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (41)
    • 1.4. Lí luận về rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (42)
      • 1.4.1. Khái niệm về rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (42)
      • 1.4.2. Cơ sở khoa học của rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (43)
      • 1.4.3. Vai trò của rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (48)
      • 1.4.4. Nội dung rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên (48)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (51)
      • 1.5.1. Yếu tố khách quan (51)
      • 1.5.2. Yếu tố chủ quan (55)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON (58)
    • 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng (58)
    • 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng (60)
      • 2.2.1. Thực trạng kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non (60)
      • 2.2.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên (73)
    • 2.3. Đánh giá khái quát về khảo sát thực trạng (96)
  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON (102)
    • 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt tạo hình cho sinh viên (102)
    • 3.2. Các biện pháp rèn luyện cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (103)
      • 3.2.1. Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (104)
      • 3.2.2. Thực hiện rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm (107)
      • 3.2.3. Triển khai rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên trong thực hành- thực tập tại các trường mầm non (116)
      • 3.2.5. Khuyến khích nhu cầu, động cơ, hứng thú cho sinh viên trong rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình (124)
    • 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp (127)
  • CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (130)
    • 4.1. Khái quát về thực nghiệm tác động sư phạm (130)
    • 4.2. Kết quả thực nghiệm tác động (132)
      • 4.2.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1 (132)
      • 4.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2 (140)
      • 4.2.3. Kết quả đánh giá rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên (149)
      • 4.2.4. Kết quả định tính (152)
    • 4.3. Đánh giá khái quát sau thực nghiệm (154)

Nội dung

Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non. Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Từ đầu thế kỷ XX, các nhà tâm lí học, xã hội học phương Tây tiêu biểu như:

W Benis, Mc Call & Lombardo, R Balke, G.A Yulk, G Courtois, A Makenzic đã đi sâu nghiên cứu về KN tổ chức, lãnh đạo Trong tác phẩm “Leadership in organization”, G.A Yulk đã đưa ra những KN tổ chức đặc trưng của một người lãnh đạo thành công, đó là: “Thông minh, KN nhận thức tốt, sáng tạo, khôn khéo,

KN nói hoạt bát, có sức thuyết phục, thông thạo về các phương diện xã hội…” [68]. Phân tích các KN tổ chức hoạt động, A Makenzic trong “Cạm bẫy thời gian” đã nhấn mạnh: “KN lập kế hoạch và KN làm chủ thời gian là 2 nhóm KN chìa khóa để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức hoạt động” [24].

Vấn đề KN tổ chức hoạt động cũng đã thú hút được sự quan tâm của các nhà Tâm lí học Xô viết từ thập niên 70 của thế kỉ trước Ở mức độ khái quát, P.M. Kegientxev trong “Những nguyên lí của công tác tổ chức” đã nêu 7 yếu tố cơ bản của công tác này, đây được coi là những yếu tố nền tảng trong việc tổ chức hoạt động, bao gồm: “mục tiêu; loại hình tổ chức; phương pháp tổ chức; con người; phương tiện vật chất; thời gian và kiểm tra” [19] N.V Cudơmina nghiên cứu về cấu trúc tâm lí hoạt động của người giáo viên và kết luận: “hoạt động tổ chức là thành phần tất yếu trong hoạt động sư phạm” [10] L.I Umanxki và A.N Lutoskin trong tác phẩm “Tâm lí học về công tác của Bí thư chi đoàn” đã xác định “cấu trúc của hoạt động tổ chức bao gồm 9 hành động được sắp xếp theo trình tự từ mở đầu đến khi kết thúc hoạt động” [51].

Tại Việt Nam, tác giả Trần Quốc Thành đã vận dụng các vấn đề lí luận về

KN tổ chức để nghiên cứu một hoạt động cụ thể trong công trình “Kĩ năng tổ chức trò chơi của chi đội trưởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” [34] Trong luận án “Nghiên cứu kĩ năng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 tuổi của sinh viên

CĐSP mẫu giáo”, tác giả Hoàng Thị Oanh đã phân tích KN tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ bao gồm 5 nhóm KN và 28 KN thành phần [25] Bên cạnh đó, vấn đề

KN tổ chức hoạt động còn được quan tâm nghiên cứu bởi tác giả khác như: Mai Bích Thu, Nguyễn Thị Hảo, Bùi Thị Mùi Các nghiên cứu này đóng góp tích cực tạo nên sự phong phú, đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của lí luận về KN tổ chức.

1.1.1.2 Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Hoạt động tạo hình là một lĩnh vực dành được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu từ rất lâu đời Có nhiều cách tiếp cận và những quan điểm khác nhau tùy theo cách nhìn nhận của mỗi giai đoạn lịch sử và của cá nhân người nghiên cứu Nhiều quan điểm tiếp cận và nghiên cứu HĐTH theo các loại hình, có những nghiên cứu lại nhìn nhận và xem xét theo các tác phẩm do người nghệ sĩ sáng tạo nên, bên cạnh đó còn có những quan điểm được khái quát về HĐTH qua các năng khiếu của con người Nhìn chung, các nghiên cứu về nghệ thuật nói chung và HĐTH nói riêng rất đa dạng, thậm chí có những quan điểm mâu thuẫn trái ngược với nhau trong những giai đoạn lịch sử cụ thể Tuy nhiên, các nghiên cứu lí luận này chính là tiền đề cơ bản định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của lịch sử ra đời và phát triển của HĐTH.

Có thể nói, HĐTH là một phần trải nghiệm của con người trong suốt lịch sử và được gắn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta Nó mang lại niềm vui và sự thích thú, và kích thích trí tưởng tượng Đối với trẻ nhỏ, nghệ thuật sáng tạo là ngôn ngữ đầu tiên của trẻ, thứ ngôn ngữ được trẻ sử dụng để biểu đạt sự hiểu biết, các ý tưởng và cảm xúc đối với con người thế giới xung quanh Nghệ thuật là phương tiện hiệu quả giúp trẻ khám phá và giải thích được thế giới rộng lớn Sự tò mò, tích cực tham gia, kiên trì, các sáng kiến và “cách giải quyết vấn đề trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của trẻ nhỏ được củng cố và phát triển thông qua các kinh nghiệm thực hành, các hoạt động cá nhân và học tập theo nhóm Các loại hình nghệ thuật và các trào lưu sáng tạo nghệ thuật là môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo, hỗ trợ tích cực cho mọi khía cạnh phát triển và học tập của trẻ lứa tuổi mầm non”.

Các nghiên cứu Bresler, Mc Whinnie, Spodek về GDMN đã kết luận “nghệ thuật đã thực sự được công nhận vì những đóng góp của nó đối với sự phát triển của trẻ” James và các cộng sự ủng hộ quan niệm lãng mạn, nhóm nghiên cứu cho rằng trong nghệ thuật mỗi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ Howard Gardner khẳng định những năm tháng thơ ấu là "một khoảng thời gian mà mỗi đứa trẻ bừng sáng với nghệ thuật" Eisner cho rằng việc “tiếp xúc với nghệ thuật sớm là rất quan trọng, và nếu không được chăm sóc thì có thể sẽ không hồi phục” [55], [57], [61].

Theo chương trình đào tạo GVMN dạy nghệ thuật cho trẻ (2004, Một sáng kiến chung của chính phủ Jamaica và Canada) Mục tiêu cơ bản của giáo dục tạo hình cho trẻ là: “phát triển và duy trì tính tò mò tự nhiên, những biểu hiện và sáng tạo thường xuyên ở trẻ Hoạt động tạo hình cho trẻ nhỏ bắt đầu bằng nền tảng nhấn mạnh quá trình khám phá, thử nghiệm, và tham gia của các giác quan… Trẻ nhỏ sử dụng nghệ thuật để khai phá các giác quan và sự hiểu biết của trẻ về các sự kiện có thực và phát triển trí tưởng tượng ” [66, tr 4]

Chương trình GDMN Singapo, một trong sáu mảng kinh nghiệm học tập quan trọng để trẻ học tập và phát triển là biểu lộ thẩm mĩ và sáng tạo Trẻ luôn hứng thú với các kinh nghiệm về tạo hình, sự tham gia vào các loại hình sáng tạo nghệ thuật kích thích các giác quan của trẻ và nâng cao khả năng học tập, tư duy của chúng Sự sáng tạo của trẻ phát triển tốt nhất trong môi trường học tập phong phú mà được hỗ trợ bởi những giáo viên có khả năng quan sát và biết đáp ứng…[42]. Ở Việt Nam cũng như ở bất kì nơi đâu trên thế giới, mọi đứa trẻ sinh ra đều

“phải trải qua một quá trình phát triển” nhất định mới có được sự định hình cơ bản của nhân cách “Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì thuận lợi đối với sự phát triển nhân cách trẻ em và giáo dục thẩm mĩ” là hoạt động đóng vai trò trung tâm của GDMN, sự xuất hiện những cảm xúc thẩm mĩ đã nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với "cái đẹp" Nhà nghiên cứu Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “tuổi mẫu giáo là thời kì thuận lợi cho giáo dục thẩm mĩ và chính việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng kì diệu là tạo ra hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục lòng nhân ái Nếu coi cấu trúc nhân cách trẻ em bao gồm bốn mặt: thể chất, đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ thì ở trẻ mẫu giáo, lĩnh vực thẩm mĩ phát triển nhanh nhất bởi đặc trưng tâm lí của trẻ trong giai đoạn này Nó được biểu hiện rõ ở tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm Thông qua giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo sẽ dễ dàng hơn”

[49] Trong cuốn “Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ” bà khẳng định: “thông qua hoạt động tạo hình trẻ sẽ nhận thức thế giới, thỏa mãn tính hiếu động, biểu hiện tình cảm, ý nghĩ của mình đối với xung quanh và cũng để làm ra được cái gì đó mà mình mong muốn Có lẽ không một loại hình nghệ thuật nào mà kích thích được tính sáng tạo của trẻ bằng hoạt động tạo hình” [48, tr 50]

Nhà nghiên cứu Lê Thanh Thủy khẳng định: “Hoạt động tạo hình của trẻ

MN chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành Hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện tạo hình trong sản phẩm của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tri giác hình tượng, vào sự lựa chọn góc độ nhìn và khả năng cảm nhận vẻ đẹp đa dạng, sinh động của thế giới xung quanh Nói cách khác, khả năng tri giác mang tính thẩm mĩ, đồng thời phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng sáng tạo, biến đổi hình tượng và vào mức độ phong phú sâu sắc của các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ của trẻ” [37].

Tác giả Lê Hồng Vân cho rằng: “trong quá trình tham gia hoạt động tạo hình, tri giác thẩm mĩ của trẻ phát triển và trẻ được lĩnh hội và vận dụng những KN, kĩ xảo tạo hình cần thiết để miêu tả, tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ” [52].

Hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Nghệ thuật tạo hình bao gồm các lĩnh vực: kiến trúc, hội họa, đồ họa, điêu khắc, thủ công mĩ nghệ, design và một số lĩnh vực mới xuất hiện từ TK20 như: video art, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, pop art [32] Theo nhà lí luận và phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân thì: “Hình - Form - Gestalt là một khái niệm tổng hợp Nó là kết quả của sự nhìn, là cơ sở của sự nhìn và nó đào luyện sự nhìn của chúng ta Nó là tổng hợp vì các yếu tố biểu đạt: mầu, đen - trắng, khối, nét - điểm… tạo nên hình” [32, Tr 60] Như vậy, khi xem xét NTTH theo đặc trưng ngôn ngữ và quan năng cảm thụ là con mắt (thị giác) thì NTTH còn được gọi là nghệ thuật không gian (Spacial Arts) hay nghệ thuật thị giác (Visual Arts) - Các thuật ngữ trên đều có ý nghĩa tương đồng.

Có nhiều cách để hiểu về nghệ thuật tạo hình, mỗi cách được diễn giải theo quan điểm tiếp cận riêng như: Hiểu theo cách diễn tả; Hiểu theo cấu trúc nội dung;Hiểu theo quan năng và đặc điểm; Hiểu theo diễn giải ngữ nghĩa… Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có một kết luận chung là các lĩnh vực cơ bản của NTTH đã được hình thành từ rất lâu đời, ngay từ khi xuất hiện các nền văn minh tối cổ Đồng thời khẳng định NTTH là ngành nghệ thuật nghiên cứu các qui luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục không gian [12],

[18]; là lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật không có giới hạn, không có khái niệm chuyên sâu, chuyên môn hóa như khoa học kĩ thuật.

Có thể thấy “Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo” thuộc lĩnh vực NTTH “của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Ngay từ khi chưa có ngôn ngữ, loài người đã sử dụng hình vẽ như là một ngôn ngữ giao tiếp và truyền lại các kinh nghiệm sản xuất”; biết làm đẹp bằng các đồ trang sức từ thiên nhiên và thiết kế các đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày từ các vật như gỗ, đá, kim loại Điều đó chứng tỏ HĐTH luôn gắn liền và cần thiết đối với đời sống con người, nó phản ánh sự sáng tạo của xã hội người thông qua các ngôn ngữ kí hiệu, các hình tượng tạo hình.

Như vậy, có thể hiểu: HĐTH là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, nghiên cứu các qui luật và phương thức tạo cái đẹp bằng: điểm, đường nét, hình, mảng, khối, màu sắc Kết quả của hoạt động là cái đẹp từ những tác phẩm hoặc sản phẩm tạo hình phản ánh các giá trị cá nhân chủ thể sáng tạo Sản phẩm của hoạt động đảm bảo tính mới, góp phần tích cực trong việc cải tạo, nâng cao đời sống xã hội cả về mặt tinh thần và vật chất. Đối với trẻ MN, HĐTH là một trong những hoạt động giáo dục trẻ cần được tham gia nhằm tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội HĐTH ở trẻ MN không chỉ đơn thuần là những giờ học, môn học (vẽ, nặn, xé- cắt dán…) mà đó là một hoạt động tâm lí mang tính tổng hoà cao, khá phức tạp với sự đan xen, tích hợp của những loại hình ngôn ngữ biểu cảm đa dạng (nét, hình, khối, màu sắc…) Khác với hai hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật là hoạt động âm nhạc và hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường MN, HĐTH đòi hỏi ở trẻ rất nhiều ở tính tự giác độc lập và khả năng sáng tạo Trong HĐTH, trẻ cần được học cách tự tìm hiểu, cảm thụ cái đẹp từ hiện thực và tập thể hiện cái đẹp bằng các kinh nghiệm tạo hình được học tập trước đó theo sự hiểu biết, tình cảm của cá nhân trẻ.

Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi hiểu: RLKN tổ chức HĐTH cho SV ngành GDMN thực chất hướng tới giúp SV sau khi ra trường có KN tổ chức HĐTH cho trẻ ở trường MN một cách tối ưu, hiệu quả Tuy nhiên về lí luận các tác giả đi trước chưa trình bày rõ khái niệm HĐTH cho trẻ ở trường MN Vì vậy, theo chúng tôi: HĐTH cho trẻ mầm non là một hoạt động giáo dục nghệ thuật trẻ trực tiếp thể hiện các sản phẩm tạo hình bằng sự kết hợp các yếu tố đường nét, hình, khối, màu sắc… và phản ánh sự hiểu biết, nghĩ suy, xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ của trẻ với thế giới xung quanh.

1.2.2 Vai trò của hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Hoạt động tạo hình nhờ những thuộc tính khách quan (hình thức vật chất của các vật thể, màu sắc, đường nét, hình khối…) mà nội dung hiện thực được tái hiện cụ thể trong tác phẩm, sản phẩm tạo hình, do đó chúng có sức thuyết phục mạnh mẽ đến cảm xúc, tình cảm và khả năng nhận thức của người thưởng thức HĐTH là một trong những con đường làm phong phú sự tiếp xúc của con người với hiện thực, định hướng cho hoạt động của họ nhằm nhận thức thế giới, tìm hiểu chân lí khách quan; giúp chủ thể thưởng thức cái đẹp, hiểu về cái đẹp để sống và quan trọng hơn là hoạt động sáng tạo theo qui luật của cái đẹp; mang lại niềm vui cho người thưởng thức, làm cho họ nhìn thấy cái đẹp có ở trong mình, bản thân mình tự tạo ra được cái đẹp theo lăng kính chủ quan của bản thân và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mình; Làm cho cuộc sống thêm hài hoà bởi cái đẹp là cái không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, nó theo suốt cuộc đời của mỗi cá nhân người.

Trong các nhà trường sư phạm hiện nay, nhiều nhà giáo dục học đã thấy rõ giảng dạy nghệ thuật có nội dung tốt trong nhà trường sẽ có tác dụng nâng cao sự giác ngộ lí tưởng, củng cố niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, thúc đẩy các hoạt động mang tính sáng tạo Vai trò của trải nghiệm nghệ thuật cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời được ghi nhận một cách rộng rãi Giáo dục nghệ thuật rèn luyện ý thức kỉ luật cho người học, định hướng dư luận tập trung đấu tranh chống cái xấu, ca ngợi ủng hộ cái đẹp, thúc đẩy những động cơ sáng tạo và làm thức tỉnh niềm thông cảm sâu sắc, tràn đầy tính nhân văn trong xã hội.

Quá trình tham gia vào HĐTH, trẻ được RL các KN, kĩ xảo cần thiết thể hiện nội dung nhất định, những năng lực thực hiện nhiệm vụ của HĐTH được hình thành ở trẻ và như vậy năng lực sáng tạo nghệ thuật được hình thành, phát triển Điều đó sẽ mang đến cho trẻ niềm vui, ham mê, những định hướng nhất định trong sự phát triển nhân cách toàn diện và là cơ sở để hình thành tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ HĐTH còn góp phần trí tưởng tưởng sáng tạo cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, tạo nền tảng học tập tích cực cho trẻ trong các cấp học tiếp theo.

Bên cạnh vai trò quan trọng của HĐTH đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Các chuyên gia và nhà nghiên cứu mô tả một số lợi ích của việc đưa NTTH vào chương trình giảng dạy cho trẻ MN bao gồm: Những lý tưởng về học tập liên ngành; tạo động lực, sự thích thú, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và kỷ luật bản thân; Bồi dưỡng thái độ tích cực, óc sáng tạo và trí tưởng tượng; Đánh giá thẩm mĩ và kinh nghiệm học tập thẩm mĩ; Phát triển các công cụ để giao tiếp, tạo ý nghĩa và các kĩ năng hỗ trợ trong một thế giới toàn cầu hóa [56], [59], [60].

1.2.3 Mục tiêu của hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Hoạt động tạo hình trong trường MN đơn thuần là một hoạt động giáo dục nghệ thuật, không nhằm mục đích đào tạo trẻ thành những nghệ sĩ Thông qua HĐTH trẻ được giáo dục về cái đẹp, bước đầu biết thưởng thức, rung động và bộ lộ chia sẻ các trạng thái cảm xúc; có KN tái tạo, sáng tạo ra cái đẹp bằng ngôn ngữ tạo hình từ đó vận dụng cái đẹp với các hoạt động khác và trong cuộc sống hàng ngày; có khả năng đánh giá và chia sẻ về cái đẹp trong các sản phẩm, tác phẩm NTTH và cái đẹp trong cuộc sống Với vai trò là một phương tiện giáo dục, HĐTH bao hàm các mục tiêu giáo dục cơ bản sau: “Cảm nhận và biểu lộ các trạng thái cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm NTTH; Yêu thích, hào hứng tham gia vào hoạt động NTTH (thích vẽ, nặn, xé- cắt dán, xếp hình, tạo hình từ các nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu từ thiên nhiên…); Thể hiện sự sáng tạo trong NTTH (Tạo ra các sản phẩm tạo hình; đặt tên cho sản phẩm; nói lên được ý tưởng…)” [7]

1.2.4 Nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

1.2.4.1 Nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Theo tác giả Lê Thanh Thuỷ thì: “nội dung HĐTH trong trường MN được xem như một hệ thống các nhiệm vụ GD và phát triển ở trẻ khả năng nhận thức thẩm mĩ, phản ánh thế giới bên ngoài thông qua quá trình hoạt động tích cực với nguồn phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình đa dạng Việc thực hiện các nội dung HĐTH cho trẻ MN được thực hiện thông qua hai con đường cơ bản là: cảm nhận, thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ tạo hình phản ánh thế giới xung quanh (bao gồm: các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; các sự kiến, mối quan hệ XH)” [37], [38] Bà nhấn mạnh: “Nội dung Theo HĐTH phải được lựa chọn và sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ MN theo từng độ tuổi Hướng tới việc hình thành, bồi dưỡng ở trẻ các khía cạnh cơ bản như: Các năng lực chuyên biệt cho HĐTH; Các kiến thức, kĩ năng chuyên biệt cho HĐTH… Bên cạnh đó, nội dung

HĐTH còn định hướng vào việc hình thành ở trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, các xu hướng, hứng thú, động cơ hoạt động, nhu cầu các nhân, ý chí…” [37, Tr.54] Nội dung HĐTH theo từng độ tuổi cho trẻ trong chương trình GDMN 2021 được xác định như sau [7]:

Bảng 1.1 Nội dung HĐTH cho trẻ MN theo từng độ tuổi

Nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ nhà trẻ Nội dung 3- 12 tháng tuổi 12- 24 tháng tuổi 24- 36 tháng tuổi

Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh Tập cầm bút vẽ Vẽ các đường nét khác nhau, di Xem tranh Xem tranh.

Nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo

Nội dung 3- 4 tuổi 4- 5 tuổi 5- 6 tuổi

1 Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

Bộc lộ cảm xúc khi ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.

Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.

Thể hiện thái độ, tình cảm khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.

2 Một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình

Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.

Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.

Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.

Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.

Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.

Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.

Nhận xét sản phẩm tạo hình.

Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét.

Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.

3 Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động tạo hình

Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.

Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.

Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích.

Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. Đặt tên cho sản phẩm của mình.

Trên cơ sở từng nội dung HĐTH cho trẻ MN cụ thể, nội dung HĐTH cho trẻ trong trường MN được thực hiện thông qua các thể loại (loại tiết) hoạt động như: theo mẫu, theo đề tài và theo ý thích (tự do) Bên cạnh đó, nhằm hình thành cho trẻ các KN tạo hình chuyên biệt, nội dung HĐTH còn được phân chia theo tính chất, vật liệu HĐTH như: Vẽ, tô; Xé- cắt dán; Nặn; Xếp hình, lắp ghép- chắp ghép; Tạo hình tổng hợp (phối hợp các KN mang tính hỗn hợp).

Nhìn chung, nội dung HĐTH trong trường MN khá đa dạng và phức tạp Các nội dung vừa rõ ràng cụ thể, vừa mang tính tương đối, khó tách biệt do tính chất đa dạng, đan xen và tích hợp của nghệ thuật tạo hình Để đạt được các mục tiêu giáo dục HĐTH, nội dung HĐTH cho trẻ MN được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục sau: “Hoạt động chơi; Hoạt động học (hoạt động được tổ chức theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn của GVMN); Hoạt động lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể) và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân” [7].

1.2.4.2 Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Trong chương trình GDMN do BGD&ĐT ban hành năm 2021, phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN được thể hiện bao gồm: “(1) Nhóm phương pháp thực hành- trải nghiệm: Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi, Phương pháp dùng trò chơi, Phương pháp nêu tình huống có vấn đề, Phương pháp luyện tập;

(2) Nhóm phương pháp trực quan- minh họa; (3) Nhóm phương pháp dùng lời nói;

(3) Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm- khích lệ; (4) Nhóm phương pháp nêu gương- đánh giá [7]”.

1.2.4.3 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Theo chương trình GDMN, HĐTH có thể được tổ chức với các hình thức như sau [7]:

Kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

1.3.1 Khái niệm về kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tổ chức được hiểu làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” [30, Tr.1007] L.I.

Umanxki cho rằng: “KN tổ chức hoạt động là khả năng của người tổ chức làm việc có hiệu quả trong những tình huống khác nhau” [51] Điều đó cho thấy, KN tổ chức hoạt động là biểu hiện cụ thể của năng lực tổ chức các hoạt động, bảo đảm cho hoạt động diễn ra đạt kết quả như mục tiêu đề ra trong mọi tình huống thực tiễn khác nhau Đó là năng lực từ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả phù hợp qui trình, qui chế và các nguyên tắc, điều kiện tổ chức một hoạt động nào đó.

Kĩ năng tổ chức HĐTH trước hết được hiểu là một trong những KNSP nền tảng của nghề GVMN Vì vậy, KN này mang đủ những tính chất và đặc điểm của

KN nói chung và dạy học nói riêng Theo N.V Cudơmina, cấu trúc hoạt động sư phạm bao gồm 5 thành phần tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau là: nhận thức, thiết kế, kết cấu, giao tiếp và tổ chức Trong đó, thành phần tổ chức bao gồm những hành động thực tiễn tổ chức mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của các tác động sư phạm Hoạt động phải tuân theo thời gian và không gian phù hợp với hệ thống các nguyên tắc và thời gian biểu mà quá trình giáo dục cần được thoả mãn vào việc đạt được các kết quả giáo dục [10].

Theo tác giả Nguyễn Như An: “KN sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những qui trình đúng đắn” [2].

Tổ chức HĐTH là một hoạt động sư phạm của người GVMN và đối tượng tổ chức hoạt động là trẻ lứa tuổi MN với những đặc điểm tâm lí cá nhân riêng biệt Kết quả tổ chức HĐTH cho trẻ MN là các sản phẩm tạo hình phong phú, sinh động, được hình thành bởi các kinh nghiệm tạo hình, sự hiểu biết về thế giới xung quanh và thái độ, xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ của mỗi cá nhân trẻ khi tham gia hoạt động. Kết quả của tổ chức HĐTH cho trẻ MN chỉ có thể đạt hiệu cao khi có sự tương tác tích cực giữa GVMN và trẻ (thái độ của GVMN đối với trẻ, với HĐTH; thái độ của trẻ với giáo viên, với các bạn và thái độ, nhu cầu của trẻ với HĐTH) Trong tổ chức HĐTH, điều cần thiết và quan trọng hơn cả là hứng thú, nhu cầu HĐTH ở chính mỗi cá nhân trẻ GVMN đóng vai trò là người tổ chức, xây dựng môi trường, tạo điều kiện và tương tác với trẻ nhằm động viên, tạo cơ hội tối đa cho trẻ phát huy các tiềm năng cá nhân khi tham gia HĐTH.

Như vậy, KN tổ chức HĐTH của sinh viên ngành GDMN là: “Các thao tác, hành động dựa trên sự vận dụng có hiệu quả những tri thức, kinh nghiệm hoạt động này vào thực tiễn tổ chức hoạt động tạo cho trẻ nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non”.

Kĩ năng tổ chức HĐTH của sinh viên CĐSP ngành GDMN có đặc điểm sau:

“- Nhận biết được mục đích, yêu cầu chung của việc tổ chức HĐTH cho trẻ ở trường MN - Xác định được các HĐTH phù hợp có thể tổ chức cho trẻ MN - Có khả năng thiết kế, sưu tầm các đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu sử dụng vào HĐTH cho trẻ và xây dựng môi trường phù hợp với hoạt động - Lập kế hoạch tổ chức HĐTH cho trẻ MN phù hợp với chương trình, điều kiện thực tế và nhu cầu, khả năng của trẻ theo từng độ tuổi - Vận dụng thành thạo các thao tác, kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp, biện pháp tác động khi triển khai HĐTH cho trẻ - Nhận diện được các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện tổ chức HĐTH cho trẻ MN”.

1.3.2 Cấu trúc kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

Kĩ năng tổ chức HĐTH là một trong những KN nghề nghiệp quan trọng của

SV ngành GDMN Dựa vào đặc trưng HĐTH và các nghiên cứu về lí luận về cấu trúc hoạt động sư phạm [2], [16], [33] Chúng tôi chia kĩ năng tổ chức HĐTH thành các nhóm KN và các KN thành phần trong nhóm, cụ thể như sau:

Hình 1.1 Cấu trúc kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

*Kĩ năng chuẩn bị cho hoạt động tạo hình

Công tác chuẩn bị cho HĐTH đóng vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động: thiết kế, tiến hành và đánh giá HĐTH Nhóm KN chuẩn bị cho HĐTH bao gồm 5 KN thành phần:

- Kĩ năng nghiên cứu đối tượng HĐTH

Hiệu quả HĐTH cho trẻ lứa tuổi MN bị chi phối bởi khả năng nghiên cứu các thông tin của người GVMN về đối tượng trẻ cụ thể (đặc điểm sự phát triển tâm- sinh lí lứa tuổi; đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ trong HĐTH) tham gia HĐTH.

KN này giúp cho SV hiểu được nhu cầu, hứng thú, đặc điểm khả năng tạo hình của đối tượng trẻ trong lớp Tạo điều kiện cho SV xác định được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức HĐTH và xác định các phương pháp, biện pháp tác động phù hợp đối tượng trẻ.

- Kĩ năng xác định mục tiêu cho HĐTH

Xác định mục tiêu HĐTH là thao tác xác định kết quả mong đợi của hoạt động trên cơ sở chuẩn đầu ra của chương trình, chuẩn đầu ra của HĐTH phù hợp với khả năng, nhu cầu từng độ tuổi cụ thể của trẻ MN Xác định những năng lực cần đạt được của trẻ trong và sau hoạt động, là cơ sở định hướng giúp SV dự kiến kết quả hoạt động, trên cơ sở đó chọn nội dung, hình thức hoạt động, lựa chọn phương pháp, phương tiện đồ dùng, NVL và môi trường HĐTH hiệu quả.

- Kĩ năng xác định nội dung cho HĐTH

Xác định và phân tích nội dung HĐTH rất quan trọng, SV cần xác định được những KN cần hình thành cho trẻ đã xác định ở mục tiêu HĐTH Các thao tác tương ứng với các KN và mối liên hệ giữa các thao tác với KN cần hình thành Ngoài ra, dựa trên các thông tin nghiên cứu được về nhu cầu, hứng thú, khả năng nhận thức, năng lực tạo hình của trẻ cũng như điều kiện về cơ sơ vật chất, trang thiết bị SV chuyển hoá nội dung kiến thức, KN tạo hình phức tạp thành các nội dung đơn giản, dễ hiểu phù hợp đặc điểm nhận thức của đối tượng trẻ theo từng độ tuổi.

- Kĩ năng xác định đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu và môi trường cho HĐTH

Việc xác định ĐD, PT, NVL và MT đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy tối đa tính tích cực cho trẻ khi tham gia HĐTH Sinh viên cần lựa chọn và xác định ĐD, PT, NVL và MT phù hợp nhằm khơi gợi tính tích cực hoạt động của trẻ Đảm bảo các yếu tố: vệ sinh, an toàn, đúng, đủ, hấp dẫn gọi mời… tương ứng với các loại hình, hình thức HĐTH, tạo cơ hội cho trẻ thoả sức sáng tạo.

- Kĩ năng xác định hình thức tổ chức HĐTH

Lí luận về rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

1.4.1 Khái niệm về rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Theo Nguyễn Như Ý và cộng sự (2011), rèn luyện kĩ năng là quá trình luyện tập thường xuyên trong thực tiễn để đạt đến sự thuần thục và vững vàng Như vậy, rèn luyện kĩ năng có thể hiểu là sự duy trì luyện tập một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác theo từng nội dung đã học để đạt đến trình độ thành thạo và nâng cao kĩ năng (kĩ xảo) Điều này cũng có nghĩa, KN không thể thành thạo hoặc thậm chí không thể được hình thành nếu chỉ thông qua một lần luyện tập. Để KN đạt tới trình độ cao, cần phải có một quá trình luyện tập thường xuyên và lâu dài Đây được gọi là quá trình rèn luyện kĩ năng, bắt đầu từ giai đoạn học tập tại trường Sư phạm cho đến hoạt động nghề nghiệp sau này.

Rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho SV là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và còn ít được quan tâm nghiên cứu Chính vì vậy, khi bàn đến RLKN tổ chức HĐTH cho SV ngành GDMN, một số tác giả thường quan niệm chủ yếu dạy các phương pháp tổ chức HĐTH cho SV thông qua các nội dung của CTĐT ngành GDMN Với ý nghĩa đó, các tác giả cho rằng: phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ là cách thức tổ chức của nhà giáo dục định hướng, tổ chức, kích thích, động viên trẻ tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với từng độ tuổi, hướng tới hình thành, bồi dưỡng ở trẻ các kiến thức, kĩ năng chuyên biệt của HĐTH; từ đó giúp trẻ có sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh, hứng thú và có nhu cầu sáng tạo cái đẹp (Lê Hồng Vân, 2002; Nguyễn Quốc Toản, 2007) Trong luận án này, theo chúng tôi: RLKN tổ chức HĐTH được hiểu là cách thức tổ chức của người dạy bằng những biện pháp phối hợp hợp lí, phù hợp với đặc điểm trình độ của người học và với điều kiện của cơ sở đào tạo; trên cơ sở phát huy vai trò tự giác, chủ động, tích cực RL và tự RL nhằm hình thành, phát triển KN tổ chức HĐTH cho họ Trong trường CĐSP,

SV ngành GDMN cần nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của việc RLKN tổ chứcHĐTH đối với sự phát triển và đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp của bản thân trong tương lai; có động cơ RL đúng đắn, chuyển hóa quá trình RL thành quá trình tự RL,thường xuyên, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp ngay khi học tập ở nhà trường cho đến khi ra trường công tác ở các trường mầm non.

Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi quan niệm: “rèn luyện kĩ năng tổ chức

HĐTH cho sinh viên ngành GDMN là quá trình tổ chức, hướng dẫn của giảng viên nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo cho họ trong quá trình

RL để hình thành, phát triển KN tổ HĐTH đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội.”.

Việc tiến hành RLKN tổ chức HĐTH cho SV được thực hiện thông qua học tập tại trường Cao đẳng và trong các đợt TH- TT Quá trình RLKN tổ chức HĐTH cho SV bao gồm cả nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức cho SV tự RL Đây là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả RLKN tổ chức HĐTH cho SV. Để RLKN tổ chức HĐTH cho SV đạt hiệu quả tích cực, cần chú trọng đến một số điểm sau: Xác định cụ thể hệ thống các KN tổ chức HĐTH cần hình thành cho SV; Xây dựng bộ công cụ đánh giá RLKN tổ chức HĐTH với các tiêu chí, thang đo phù hợp; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để RLKN tổ chức HĐTH cho

SV như: môi trường học tập, tập huấn chuyện môn cho giảng viên, GVMN…

1.4.2 Cơ sở khoa học của rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

1.4.2.1 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

Hoạt động học tập của SV ngành GDMN trình độ Cao đẳng mang đầy đủ các đặc trưng của hoạt động học tập nói chung [9], [14], [22] Bên cạnh đó, hoạt động học tập của đối tượng này còn có những đặc thù ngành đào tạo, cụ thể như:

- Chú trọng đến mục đích lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành và KN tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ Đây cũng là mục đích chính của hoạt động học tập của SV sư phạm ngành GDMN.

- Hoạt động học tập, rèn luyện tay nghề cho SV ngành GDMN có mối liên hệ với các hoạt động xã hội Hoạt động xã hội được tiến hành dưới các hình thức khác nhau trong đó có hoạt động thực tiễn ở trường MN Chính trong hoạt động này tạo cho SV sự tự tin, mạnh dạn, các mối quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ nhân cách,các phẩm chất nghề nghiệp được hình thành và phát triển.

- Do tính chất đặc thù của nghề là thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ cá nhân mỗi SV phải yêu nghề, yêu trẻ; vì đó chính là động cơ trực tiếp tác động lên quá trình rèn luyện kĩ năng nghề cũng như kết quả của hoạt động học tập.

- Hoạt động học tập của SV đòi hỏi họ phải có sự thích ứng tốt vì nó yêu cầu

SV tiếp thu một khối lượng lớn tri thức, KN, kĩ xảo trong khoảng thời gian nhất định; cường độ học tập và làm việc của SV cao, không chỉ học ở trên lớp mà còn thường xuyên thực hành tại các trường MN, phương pháp giảng dạy cũng khác so với phương pháp ở các bậc học khác… Mặt khác, có thích ứng tốt thì hiệu quả, hoạt động học tập mới cao Qua đó, SV lĩnh hội tri thức, KN, kĩ xảo nghề nghiệp thuận lợi, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người GVMN tương lai.

1.4.2.2 Chương trình đào tạo sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

*Mục tiêu của chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng được xây dựng nhằm: “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới của GVMN thời kỳ hội nhập toàn cầu SV tốt nghiệp có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp và sức khỏe để thực hiện công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ MN; có khả năng tự bồi dưỡng, có tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động, thích ứng với sự phát triển của GDMN; sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và tiếng Anh trong công việc; có khả năng học tập ở cấp học cao hơn” [8],

[43] Theo đó, mục tiêu cụ thể được xác định là: “Giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng phải đạt được các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, kiến thức, kĩ năng và thái độ” [43].

Nghiên cứu mục tiêu cụ thể của chương trình chúng tôi nhận thấy những yêu cầu thuộc KN nghề nghiệp cơ bản của nghề GVMN đó là KN thiết kế, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục một cách khoa học, cụ thể là: “Tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ; Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ; Lập kế hoạch định hướng phát triển và triển khai các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế…” [43].

Bảng 1.3 Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo GVMN

Mã mục tiêu Mục tiêu cụ thể

Thực hiện nghĩa vụ công dân Việt Nam; có những phẩm chất nghề nghiệp tốt của GVMN và có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội và của ngành Giáo dục mầm non

Về kiến thức MT02 Vận dụng được hệ thống tri thức chung về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

MT03 Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

1.5.1.1 Chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng

Rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho SV là rèn luyện một trong những kĩ năng nghề nghiệp cơ bản được xác định trong mục tiêu của chương trình đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng Vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình rèn luyện KN này cho SV tất yếu phải tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung của chương trình đào tạo GVMN tại các trường Cao đẳng Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình và xây dựng các nội dung rèn luyện KN này cho SV trong chương trình đào tạo GVMN phù hợp với các điều kiện thực tiễn của nhà trường CĐSP.

Hiện nay, chuẩn đầu ra của các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục mầm non đều được xây dựng trên nền tảng chuẩn nghề nghiệp GVMN (Quyết định 02/2008/ QĐ- BGDĐT) và bộ tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN (thông tư số 26/2018/ TT- BGDĐT) với 5 tiêu chuẩn bao gồm: “Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” [6].

Trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GVMN, chuẩn đầu ra ngành GDMN được các trường Đại học và Cao đẳng xây dựng với những yêu cầu khác nhau về mức độ giữa các chuẩn để phù hợp với nội dung và thời gian đào tạo theo qui chế (Đại học: 4 năm; Cao đẳng: 3 năm); tuy nhiên, kết quả RLKN tổ chức HĐTH cần đạt giữa SV Đại học và Cao đẳng là như nhau (do các yêu cầu về phầm chất, năng lực, vị trí việc làm như nhau).

Trong chương trình đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng, nội dung RLKN tổ chức HĐTH được thực hiện chính qua học phần “phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN” (học phần mĩ thuật mang tính chất cơ sở ngành nhằm bồi dưỡng tri thức, kĩ năng tạo hình cho SV) Theo chương trình đào tín chỉ hiện nay tại các trường CĐSP, học phần này được thực hiện gồm 40 tiết (2 tín chỉ) với nội dung chuẩn đầu ra được xây dựng bám sát và phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Như vậy có thể thấy, thời lượng học tập theo chương trình chưa hoàn toàn phù hợp với nội dung và yêu cầu đặc thù của HĐTH cho trẻ lứa tuổi MN Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện

KN tổ chức HĐTH cho SV trong điều kiện quĩ thời gian chương trình đạo tạo eo hẹp, đáp ứng mục tiêu đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng là cần thiết và rất có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, việc quản lí chương trình đào tạo cũng là một yếu tố cần quan tâm Để chương trình được triển khai hiệu quả, cán bộ quản lí chương trình cần hiểu sâu sắc về chương trình đào tạo, chỉ đạo tốt khâu lập kế hoạch chương trình chi tiết, tổ chức thực hiện kế hoạch, đặc biệt là khâu giám sát, đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn thực hiện chương trình tiếp theo.

1.5.1.2 Đặc trưng hoạt động tạo hình

Kĩ năng tổ chức HĐTH là sự kết hợp chặt chẽ giữa các kinh nghiệm tạo hình và KN sư phạm của SV Vì vậy, việc hình thành và phát triển KN này cho SV thông qua các con đường rèn luyện bị chi phối mạnh mẽ bởi hai yếu tố trên Trong chương trình đào tạo GVMN, KNSP của SV được hình thành và phát triển theo nhiều con đường khác nhau nhưng các tri thức, KN tạo hình thì chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm sẵn có của SV đối với hoạt động này trong các bậc học trước đào tạo và được bồi dưỡng, nâng cao qua học phần Mĩ thuật tại trường CĐSP Kinh nghiệm tạo hình của SV là tiền đề cơ sở cho bước tiếp theo đó là kết hợp với các KNSP để hình thành KN tổ chức HĐTH Điều này cho thấy, việc tích lũy các kinh nghiệm tạo hình thông qua học tập trên lớp và tự học tập của SV là rất quan trọng đối với việc rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho trẻ MN.

Kĩ năng tổ chức HĐTH khác với những môn học khác trong chương trình đào tạo ngành GDMN tại các trường CĐSP Cùng với Âm nhạc và Văn học, HĐTH là một trong các môn học giáo dục về nghệ thuật với những nét đặc thù riêng khác; đòi hỏi SV nhiều hơn ở khả năng sáng tạo, sự nhạy cảm của các giác quan và vốn kinh nghiệm xã hội cùng với cảm xúc và các năng lực thẩm mĩ HĐTH không phải là môn học SV có thể áp dụng những công thức nhất định mà thay vào đó là trí tưởng tượng; KN sử dụng các phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình trong hoạt động tái tạo và sáng tạo cái đẹp thông qua các hình tượng nghệ thuật; đặc biệt là khả năng dẫn dắt, khơi gợi cảm xúc, thúc đẩy trẻ tham gia hoạt động sáng tạo NTTH một các tự nhiên, tự nguyện.

Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, công tác giáo dục nghệ thuật nói chung và giáo dục mĩ thuật tạo hình nói riêng tại các cấp học phổ thông đã cho thấy nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu quả Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các kinh nghiệm tạo hình của SV khi học tập ngành GDMN tại các trường CĐSP Sự thiếu hụt này gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tự tin và khả năng bộc lộ bản thân của chính SV trong quá trình rèn luyện KN tổ chức HĐTH.

Rèn luyện KN nghề nghiệp cho SV sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi quá trình học tập, RL được diễn ra trong môi trường có đầy đủ về cơ sở vật chất như: các phương tiện kĩ thuật hiện đại, không gian trường lớp đảm bảo… Chương trình đào tạo phải được tinh giản theo hướng hiện đại hóa về nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá… đáp ứng được nhu cầu của người học trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau SV phải có môi trường học tập hiện đại với đầy đủ hệ thống tư liệu như giáo trình, tài liệu tham khảo và các kênh thông tin điện tử

Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất của các trường Cao đẳng đào tạo ngành GDMN hiện nay đã từng bước được cải thiện về: chất lượng phòng học; nguồn tài liệu, giáo trình; điều kiện sinh hoạt, học tập (thư viện, kí túc xá, sân chơi…) Sự cải thiện trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, rèn luyện của SV; đảm bảo sự gắn liền giữa công tác đào tạo với sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ.

Với đặc thù của lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, yếu tố cơ sở vật chất trongRLKN tổ chức HĐTH cho SV mang một màu sắc riêng biệt, không giống với các lĩnh vực khác Việc RLKN này cho SV trong môi trường học tập truyền thống,thiếu thốn về: nguyên vật liệu, phương tiện tạo hình; khu vực thực hành, bảo quản,lưu trữ và trưng bày sản phẩm… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, RL của SV Có thể khẳng định, xưởng nghệ thuật, phòng triển lãm, lớp học MN giả định và nguồn tài nguyên học liệu đa dạng, phù hợp là cần thiết đối với hiệu quảRLKN tổ chức HĐTH cho SV Trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các trường Cao đẳng đào tạo ngành GDMN đều thiếu các điều kiện cơ sở vật chất đặc thù phù hợp với HĐTH dẫn đến chất lượng học tập, thực hành của SV chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của môn học Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng RLKN tổ chức HĐTH cho SV.

1.5.2.1 Sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

- Nhu cầu học tập của SV: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu cơ bản của SV là sự đòi hỏi được lĩnh hội hệ thống tri thức, KN, kĩ xảo có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề của mình trong tương lai Ở đây, nhu cầu của SV được đề cập đến chính là nhu cầu nhận thức, nhu cầu về sự thỏa mãn suy nghĩ, niềm vui khi tiếp nhận những kiến thức, hiểu biết mới SV luôn mong muốn vươn lên chiếm lĩnh tri thức mới, miệt mài nghiên cứu học tập và sáng tạo.

Với mỗi SV, nhu cầu nhận thức là nhu cầu được biểu hiện qua hứng thú học tập và RL của chính bản thân SV Hứng thú là tiền đề cơ bản giúp nâng cao cường độ của ý chí và tình cảm, ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành tính cách và năng lực Việc hứng thú với nhiệm vụ RLKN tổ chức HĐTH sẽ là động lực thúc đẩy bên trong làm giảm sự căng thẳng, sự mệt mỏi của SV khi phải giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và đạt được hiệu quả của quá trình RL.

- Ý chí: Rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình đòi hỏi chủ thể rèn luyện

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục tiêu khảo sát Đánh giá thực trạng KN tổ chức hoạt động tạo hình và thực trạng rèn luyện

KN này cho sinh viên CĐSP ngành Giáo dục mầm non Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên hiệu quả hơn.

- Nhận thức của giảng viên, GVMN và sinh viên về tầm quan trọng của KN tổ chức HĐTH và vai trò của việc rèn luyện KN này cho SV.

- Thực trạng KN tổ chức HĐTH của sinh viên CĐSP ngành Giáo dục mầm non và thái độ của SV trong rèn luyện KN này.

- Thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức HĐTH cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

- Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành Giáo dục mầm non.

Quá trình khảo sát được tiến hành trên các nhóm đối tượng:

- Nhóm 1: 60 giảng viên tại các trường CĐSP Trung ương Hà Nội, CĐSP Trung ương Nha Trang, CĐSP Trung ương TP Hồ Chí Minh và một số trường CĐSP có đào tạo ngành GDMN tại Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên…

- Nhóm 2: 150 GVMN tại các trường MN thuộc địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Nha Trang.

- Nhóm 3: 400 sinh viên ngành Giáo dục mầm non thuộc các trường CĐSP Trung ương Hà Nội, CĐSP Trung ương Nha Trang, CĐSP Trung ương TP Hồ Chí Minh và các trường CĐSP có đào tạo ngành Giáo dục mầm non.

2.1.4 Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phiếu khảo sát PL1)

+ Mục đích: Thu thập thông tin của đối tượng về các nội dung cần khảo sát.

+ Nội dung: Đề tài sử dụng 3 bảng hỏi: mẫu số 1 dành cho giảng viên; mẫu số 2 dành cho GVMN; mẫu số 3 dành cho sinh viên.

+ Cách thức tiến hành: Thiết kế bảng hỏi dựa trên những nghiên cứu lí luận và thu thập các ý kiến của chuyên gia; Điều tra thử và xử lí các số liệu có liên quan, hoàn thiện bảng hỏi; Điều tra và xử lí số liệu theo yêu cầu của đề tài.

- Phương pháp quan sát (Phiếu quan sát PL6)

+ Mục đích: Tìm hiểu thực trạng KN tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên CĐSP ngành Giáo dục mầm non.

+ Nội dung: Quan sát các biểu hiện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

MN của sinh viên trong một số giờ hoạt động tại nhà trường CĐSP và tại các trường MN thực hành.

+ Cách thức tiến hành: Xây dựng nội dung, yêu cầu cụ thể cho các giờ học

KN tổ chức hoạt động tạo hình tại trường CĐSP và trường MN đồng thời hướng dẫn

SV thực hiện; Xây dựng biên bản quan sát; Tiến hành quan sát, thu thập và xử lí thông tin.

+ Phương tiện: Biên bản quan sát, dụng cụ ghi chép, máy ghi âm, camera…

+ Mục đích: Bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi, khai thác triệt để các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho SV.

+ Đối tượng phỏng vấn: Các cán bộ quản lí phụ trách đào tạo về nghiệp vụ sư phạm của trường CĐSP và trường MN; Các giảng viên trực tiếp hướng dẫn rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho SV; Các GVMN trực tiếp hướng dẫn SV; Các SV trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MN trong các đợt TH- TT.

+ Cách thức tiến hành: Dự kiến hệ thống các câu hỏi nhằm đạt được mục đích đề ra; Đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép và xử lí các thông tin

+ Phương tiện: Hệ thống câu hỏi, phương tiện ghi chép, máy ghi âm…

- Phương pháp thống kê toán học

+ Mục đích: Tổng hợp, phân tích, trình bày và mô tả các kết quả nghiên cứu.+ Cách thức tiến hành: Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS

(Statistic Package for Social Science) phiên bản 20.0 để phân tích các số liệu và vẽ sơ đồ, biểu bảng.

Phiếu quan sát; Câu hỏi phỏng vấn; Phiếu khảo sát xây dựng trên cơ sở tiêu chí đánh giá ở chương 1 (1.3.3) Qui ước xử lí số liệu đối với thang đo Likert 5 mức độ như sau (Xem phụ lục 2.1).

Mức độ KN Mức độ thực hiện/ thái độ Mức độ quan trọng ĐTB

Rất thấp Không bao giờ/ rất không tích cực Rất không quan trọng 1,00-1,80 Thấp Hiếm khi/ không tích cực Không quan trọng 1,81-2,60 Trung bình Thỉnh thoảng/ bình thường Bình thường 2,61-3,40

Cao Thường xuyên/ tích cực Quan trọng 3,41-4,20

Rất cao Rất thường xuyên/ rất tích cực Rất quan trọng 4,21-5,00

Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1 Thực trạng kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

2.2.1.1 Nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua câu hỏi đánh giá mức độ quan trọng của KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. Đối tượng khảo sát bao gồm: giảng viên CĐSP, SV và các GVMN tại các cơ sở TH-

TT Kết quả được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của KN tổ chức các hoạt động giáo dục

TT KN tổ chức các hoạt động GVCĐ SV GVMN Tổng m Th m Th m Th m Th

3 Hình thành các biểu tượng toán 4.02 2 4.29 2 4.06 6 4.12 3

4 Làm quen tác phẩm văn học 3.85 5 4.18 4 4.11 4 4.05 5

8 Âm nhạc 3.80 7 4.13 5 4.03 7 3.99 7 Độ tin cậy Cronbach's Alpha 0.977 0.990 0.985

Từ số liệu khảo sát cho thấy các nhóm đối tượng đều đánh giá cao tầm quan trọng KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đối với hoạt động nghề nghiệp của người GVMN Điều này khẳng định, việc hình thành và phát triển KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đối với SV luôn được coi trọng hàng đầu Tuy nhiên, khi so sánh giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về thứ bậc của KN tổ chức các hoạt động, mặc dù không lớn.

- Đối với GVCĐ, số liệu sau thống kê cho thấy KN tổ chức hoạt động “vui chơi" (với m= 4.32; thứ hạng 1) được đánh giá là quan trọng hơn so với KN tổ chức các hoạt động khác Thứ hạng 2 là KN tổ chức hoạt động “hình thành các biểu tượng toán cho trẻ MN” (m= 4.02) và KN tổ chức hoạt động “khám phá khoa học” xếp thứ hạng 3 với m= 4.00 Tầm quan trọng của KN tổ chức hoạt động “phát triển ngôn ngữ” và hoạt động “giáo dục thể chất” theo đánh giá của nhóm đối tượng này đều đạt thứ hạng 4 (m=3.95) KN tổ chức hoạt động “tạo hình" đạt điểm trung bình m= 3.83 (thứ hạng 6) Nhìn chung, nhóm đối tượng giảng viên đánh giá cao tầm quan trọng của KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đối với nghề GVMN, tuy nhiên mức độ đánh giá có sự phân cấp về thứ hạng khá rõ nét Trong đó, KN tổ chức HĐTH được đánh giá mức độ quan trọng gần như sau cùng với m= 3.83 (xếp trên hoạt động “âm nhạc” với m= 3.80).

- Tương tự đánh giá của nhóm đối tượng giảng viên, KN tổ chức hoạt động

“vui chơi” cũng được SV đánh giá mức quan trọng cao hơn so với KN tổ chức các hoạt động khác (m= 4,40; thứ hạng 1) Tiếp đến, KN tổ chức hoạt động “khám phá khoa học”, hoạt động “hình thành các biểu tượng toán” và hoạt động “phát triển ngôn ngữ” đều được SV đánh giá mức độ quan trọng ở thứ hạng 2 (m= 4.29); KN tổ chức hoạt động “giáo dục thể chất” thứ hạng 3 (m= 4.19) Theo đánh giá của SV,hai KN tổ chức hoạt động “tạo hình” và hoạt động “âm nhạc” đều đạt điểm trung bình m= 4.13, điểm đạt mức độ quan trọng nhưng chỉ đạt thứ hạng 5 (thấp nhất trong KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN) Như vậy, theo đánh giá của

SV ngành Giáo dục mầm non các trường CĐSP, KN tổ chức hoạt động “tạo hình” là quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp của người GVMN nhưng được lựa chọn và ưu tiên sau cùng so với KN tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

- Theo đánh giá của các GVMN, KN tổ chức hoạt động “phát triển ngôn ngữ” đạt điểm trung bình ở mức rất cao với m= 4.19 (thứ hạng 1) Trong khi đó,

KN tổ chức hoạt động này đối với đánh giá của giảng viên CĐSP là 3.95 (hạng 4) và SV là 4.29 (hạng 2) Kết quả cho thấy, các GVMN đánh giá KN tổ chức hoạt động “phát triển ngôn ngữ” cho trẻ trước tuổi học là quan trọng hơn cả và được ưu tiên hàng đầu Đối với KN tổ chức hoạt động “tạo hình”, GVMN đánh giá tầm quan trọng đạt thứ hạng 7 (m= 4.03) tương đương với KN tổ chức hoạt động “âm nhạc”. Như vậy, cũng như các nhóm đối tượng khác, GVMN đánh giá KN tổ chức HĐTH là quan trọng nhưng thứ hạng thấp nhất so với KN tổ chức các hoạt động giáo dục khác như: hoạt động “vui chơi”, hoạt động “khám phá khoa học” và hoạt động “trẻ làm quen với tác phẩm văn học”…

Dựa trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của KN tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lứa tuổi MN cho thấy, mỗi đối tượng khảo sát đều có các quan điểm riêng khi đánh giá mức độ quan trọng của các KN tổ chức hoạt động giáo dục (kĩ năng nghề cơ bản của người giáo viên mầm non) Qua phân tích số liệu thống kê tổng điểm trung bình của cả 3 nhóm đối tượng cho thấy KN tổ chức hoạt động “vui chơi” được ưu tiên hàng đầu với điểm trung bình chung m= 4.29 (thứ hạng 1) Bên cạnh hoạt động “vui chơi”, các hoạt động thuộc lĩnh vực nhận thức được ưu tiên như: hoạt động “khám phá khoa học” và hoạt động “phát triển ngôn ngữ” m= 4.14,thứ hạng 2; Kĩ năng tổ chức hoạt động “hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non” tổng điểm trung bình m= 4.12 (thứ hạng 3); Hoạt động “giáo dục thể chất” thứ hạng 4 (m= 4.05) và hoạt động“làm quen tác phẩm văn học” xếp thứ hạng 5 (m4.05) Hai kĩ năng tổ chức hoạt động lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ là hoạt động “tạo hình” (m= 4.00) và hoạt động “âm nhạc” (m= 3.99) lần lượt xếp thứ hạng 6 và 7.Kết quả khảo sát cho thấy, KN tổ chức các hoạt động giáo dục lĩnh vực thẩm mĩ nói chung và KN tổ chức hoạt động tạo hình nói riêng dù được các nhóm đối tượng đánh giá cao ở tầm quan trọng nhưng chưa có được vị trí và sự quan tâm, chú trọng như kĩ năng tổ chức các hoạt động khác.

2.2.1.2 Thực trạng các kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên Để đánh giá hiệu quả thực hiện các KN tổ chức hoạt động tạo hình của SV, chúng tôi sử dụng câu hỏi yêu cầu các giảng viên Cao đẳng Sư phạm, giáo viên mầm non đánh giá và sinh viên tự đánh giá, đồng thời kết hợp phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát các giờ thực hiện tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên trong hoạt động thực hành tại trường Cao đẳng và tại trường mầm non để có kết quả cụ thể và chính xác Kết quả thể hiện tại bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2 Đánh giá kết quả KN tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên

TT Các kĩ năng GVCĐ GVMN SV m Sd m Sd m Sd Tổng

1 KN chuẩn bị cho HĐTH 3.17 3.20 3.37 3.24

1.1 KN nghiên cứu đối tượng HĐTH 3.38 0.49 3.03 0.52 3.29 0.64 3.23 1.2 KN xác định mục tiêu cho HĐTH 2.30 0.74 2.79 0.66 3.03 0.69 2.71 1.3 KN xác định nội dung cho HĐTH 3.30 0.53 3.41 0.53 3.43 0.58 3.38

1.4 KN xác định đồ dùng, PT, NVL và

1.5 KN xác định hình thức tổ chức

2 KN lập kế hoạch HĐTH 2.97 3.03 3.19 3.06

2.1 KN trình bày, biểu đạt mục tiêu

2.2 KN trình bày và biểu đạt nội dung

2.3 KNTK đồ dùng, PT, NVL và MT 3.07 0.80 3.26 0.85 3.30 0.79 3.21 2.4 KNTK các hoạt động học tập của trẻ 3.37 0.58 3.13 0.34 3.12 0.67 3.21

2.5 KNTK tiêu chí, thang đánh giá cho

3.1 KN dẫn dắt trẻ tham gia hoạt động 3.43 0.96 3.5 0.69 3.53 0.77 3.49

3.2 KN sử dụng đồ dùng trực quan trong

3.3 KN thao tác, chỉ dẫn trực quan 3.10 0.73 3.15 0.58 3.14 0.74 3.13

3.4 KN dẫn dắt, khơi gợi nhu cầu, ý tưởng sáng tạo cho trẻ 3.30 0.56 3.04 0.53 3.26 0.62 3.20 3.5 KN bao quát, điều khiển HĐTH 3.12 0.64 3.07 0.51 3.13 0.74 3.11

3.6 KN xử lí các tình huống sư phạm trong HĐTH 3.23 0.59 3.01 0.54 3.12 0.69 3.12

KN tổ chức hoạt động nhận xét, chia sẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá sản phẩm

4 KN đánh giá hiệu quả tổ chức

4.1 KN đánh giá mức độ hiệu quả của mục tiêu HĐTH 2.52 0.62 2.79 0.82 3.03 0.65 2.78

KN đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, PT, NVL và

4.3 KN đánh giá mức độ tham gia của trẻ trong HĐTH 3.03 0.66 3.03 0.55 3.07 0.69 3.04

4.4 KN tổng kết, rút kinh nghiệm HĐTH 2.83 0.59 2.90 0.53 3.02 0.70 2.92

Tổng điểm trung bình 3.09 3.10 3.24 Đánh giá kết quả Trung bình

Trung bình Độ tin cậy Cronbach's Alpha 0.933 0.941 0.967

*Kĩ năng chuẩn bị cho hoạt động tạo hình

- Kĩ năng nghiên cứu đối tượng HĐTH: Để đạt được hiệu quả tích cực cho hoạt động tạo hình, bên cạnh các tri thức lí luận về HĐTH, về đặc điểm sự phát triển tâm- sinh lí trẻ lứa tuổi Sinh viên cần có các thông tin về chính các đối tượng trẻ cụ thể (nhu cầu, hứng thú và đặc điểm khả năng tạo hình… của trẻ) mà mình sẽ tổ chức triển khai HĐTH Đây là một KN quan trọng đóng vai trò quyết định đến thao tác xác định mục tiêu, nội dung tổ chức HĐTH phù hợp cho trẻ Đánh giá mức độ hiệu quả KN này của SV, cả hai nhóm đối tượng là GVCĐ, GVMN đều đánh giá hiệu quả thực hiện ở mức độ trung bình với tổng điểm trung bình lần lượt là: GVCĐ: 3.38; GVMN: 3.03 Nhằm mục đích làm sáng tỏ các mức độ đánh giá trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng Kết quả như sau:

+ Về phía GVCĐ, khi tiến hành rèn luyện cho SV trên lớp đều đánh giá tri thức của SV về trẻ trong hoạt động tạo hình là còn hạn chế Sự hiểu biết về trẻ của

SV phần lớn dựa trên học tập các học phần cơ sở ngành như: sự phát triển sinh lí trẻ em, tâm lí học trẻ em và giáo dục học mầm non Việc học tập môn học chuyên ngành như “phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MN” trong điều kiện

SV chưa có cơ hội tiếp xúc thực tiễn với trẻ trong môi trường trường, lớp MN gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển KN này của SV Trong học tập trên lớp, SV thường khó khăn khi xác định đặc điểm của trẻ MN trong hoạt động tạo hình Đây là nguyên nhân chính của việc xác định và lựa chọn mục tiêu, nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ của SV trong học tập tại trường CĐSP thiếu tính phù hợp.

+ Về phía các GVMN trong quá trình hướng dẫn SV thực hành thực tập tại trường MN có chia sẻ: Các bạn SV nhiệt tình, ham học hỏi tuy nhiên quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trẻ nói chung là còn hạn chế KN quan sát và phỏng vấn tìm hiểu trẻ của SV chưa thực sự hiệu quả Đa số SV mạnh dạn trao đổi, thăm dò ý kiến các cô giáo về đặc điểm của trẻ trong lớp Tuy nhiên do kinh nghiệm còn hạn chế nên khi tiến hành hoạt động tạo hình vẫn dập khuôn, máy móc, thiếu linh hoạt và chưa thực sự phù hợp thực tế nhu cầu, khả năng của trẻ.

Về phía SV tự đánh giá mức độ hiệu quả KN nghiên cứu đối tượng HĐTH. Sinh viên đánh giá mức độ hiệu quả của KN ở mức trung bình (m= 3.29) Phần lớn

SV điều nhận thức tầm quan trọng của KN đối với công tác chăm sóc- giáo dục trẻ nói chung và tổ chức HĐTH nói riêng Tuy nhiên, đây là một KN khó, đòi hỏi ở SV vốn kinh nghiệm, sự nhạy bén… nên đa số SV khi tiến hành lập kế hoạt cho hoạt động tạo hình chủ yếu vẫn dựa trên các kinh nghiệm học tập tại trường Cao đẳng kết hợp với gợi ý của GVMN; chưa độc lập xây dựng được hoạt động tạo hình phù hợp từ cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhu cầu, sở thích và khả năng của trẻ.

Đánh giá khái quát về khảo sát thực trạng

Qua khảo sát, phỏng vấn, quan sát phân tích thực trạng KN tổ HĐTH và thực trạng RLKN này cho sinh viên CĐSP ngành GDMN, chúng tôi có những đánh giá chung như sau:

- Phần lớn giảng viên Cao đẳng, GVMN và SV đã nhận thức được tầm quan trọng của KN tổ chức HĐTH đối với hoạt động nghề nghiệp của người GVMN Các nhóm đối tượng cũng đánh giá cao mức độ cần thiết của việc RLKN này cho SV.

- Kĩ năng tổ chức HĐTH của SV được các nhóm đối tượng giảng viên Cao đẳng, GVMN và SV tự đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình, tuy có sự không đồng đều trong đánh giá mức độ hiệu quả của các KN thành phần từ các nhóm đối tượng nhưng không đánh kể.

- Rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho SV được triển khai qua hai con đường cơ bản là: học tập tại trường CĐSP và thông qua TH- TT tại các trường mầm non. Thái độ rèn luyện KN tổ chức HĐTH của SV được cả 3 nhóm đối tượng đánh giá chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình.

- Rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho SV trong giảng dạy tại trường Cao đẳng được GVCĐ đánh giá ở mức độ thực hiện thỉnh thoảng và hiệu quả đạt được chưa cao Tuy nhiên, mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện việc RL cho SV ở các nội dung khác nhau là không đồng đều Đánh giá của GVMN về RLKN tổ chức HĐTH cho SV trong các đợt TH- TT chủ yếu ở mức thực hiện thỉnh thoảng và hiệu quả trung bình.

- Về phía SV tự đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả RLKN tổ chức HĐTH đã cho thấy: “Tại trường CĐSP, mức độ RL các nội dung được SV tự đánh giá chủ yếu tập trung ở mức thực hiện thỉnh thoảng và hiệu quả trung bình Một số nội dung RL được SV tự đánh giá mức thực hiện thỉnh thoảng nhưng hiệu quả ở mức cao; Tự đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả RL trong TH- TT của SV ở mức thỉnh thoảng và hiệu quả trung bình Một số nội dung được SV tự đánh ở mức thực hiện thường xuyên và hiệu quả cao là: Tìm hiểu đặc điểm tâm- sinh lí trẻ; quan sát dự giờ HĐTH do GVMN tổ chức và đánh giá, rút kinh nghiệm; thiết kế đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu và môi trường cho HĐTH”.

Thông qua đánh giá tình hình thực tiễn công tác RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên tại trường CĐSP và trong các đợt TH- TT Kết hợp phỏng vấn với cả ba nhóm đối tượng qua câu hỏi “ Đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong rèn luyện KN tổ chức HĐTH cho sinh viên? ” Chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số điểm ưu điểm thì còn có nhiều hạn chế trong RLKN này cho SV, cụ thể như sau:

- Phần lớn trẻ MN yêu thích và bị hấp dẫn bởi HĐTH do tính chất trải nghiệm sáng tạo của hoạt động Quá trình tham gia HĐTH giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị với sự đa dạng trong cách tiếp cận cũng như sự không giới hạn về mặt kết quả của hoạt động này.

- Giảng viên CĐSP giàu kinh nghiệm về lĩnh vực HĐTH cho trẻ MN, nhiệt tình và tâm huyết GVMN kinh nghiệm, KN sư phạm phong phú, nhiệt tình và có các biện pháp hướng dẫn SV hiệu quả.

- Sinh viên đã có hiểu biết nhất định về sự phát triển tâm- sinh lí và giáo dục lứa tuổi MN Yêu trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, tích cực thực hiện yêu cầu của giảng viên, GVMN trong học tập tại trường Cao đẳng và trong quá trình TH- TT.

- Sinh viên nhận thức được sự hứng thú của trẻ khi tham gia HĐTH nên rất chú trọng đầu tư, tìm kiếm các hoạt động hay, mới lạ, đa dạng về cách thức tạo hình, phong phú về nguồn nguyên vật liệu.

- Sinh viên được dự giờ các tiết dạy mẫu về HĐTH do GVMN tổ chức, được thảo luận và lắng nghe các ý kiến, hướng dẫn gợi ý định hướng từ các cô giáo mầm non Có nhiều tài liệu, nguồn học liệu (internet) tham khảo và hướng dẫn về tổ chức HĐTH cho trẻ lứa tuổi MN.

- Kiến thức nền tảng về HĐTH của SV còn hạn chế HĐTH phong phú về nội dung, các loại hình đa dạng, các thể loại với tính chất phức tạp, mục tiêu xác định khó nên SV còn lúng túng trong việc xác định và lựa chọn nội dung HĐTH phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ.

- Kĩ năng tạo hình, kinh nghiệm sư phạm của SV còn hạn chế nên việc tổ chức HĐTH cho trẻ đôi khi còn thiếu tính phù hợp và chưa đạt được kết quả như mong đợi.

- Thời gian sinh viên tham gia thực tập ngắn, nội dung thực tập nhiều do đó khó khăn trong việc RLKN tổ chức HĐTH một cách thường xuyên trong nội dung chương trình TH- TT.

- Sinh viên ngành Giáo dục mầm non phải rèn quá nhiều KN trong quá trình đào tạo nên rất khó để thành thạo từng KN tổ chức HĐTH.

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt tạo hình cho sinh viên

3.1.1 Phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non

Biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV phải được xây dựng dựa trên mục tiêu của chương trình khung giáo dục đại học trình độ Cao đẳng ngành GDMN. Sinh viên được đào tạo có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, đáp ứng được sự phát triển của GDMN, có KN tự bồi dưỡng.

Tính chất đào tạo của trường CĐSP là RLKN nghề, trong đó KN tổ chức HĐTH là KN quan trọng của người GVMN Như vậy, khi xây dựng các biện pháp RLKN này cho SV phải đảm bảo bám sát các mục tiêu đào tạo GVMN; các yêu cầu về phẩm chất, năng lực và KN nghề của GVMN ở các trường CĐSP Mục tiêu phải được cụ thể hóa và xác định được các yêu cầu cần đạt, đồng thời phải dựa trên những yêu cầu của ngành GDMN và xã hội.

Các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển các nội dung, phương pháp hiện đại của chương trình đào tạo SV phải được tiếp cận với những quan điểm mới của chương trình và được RL theo những hình thức học tập mới, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn ngành GDMN Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi các trường CĐSP đã được chủ động xây dựng chương trình chi tiết thì việc phân bổ các học phần trong chương trình lại càng có nhiều thuận lợi để phát triển các chuyên ngành sâu.

3.1.2 Phù hợp mục tiêu và nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV cần hướng vào mục tiêu hoạt động giáo dục NTTH cho trẻ MN Các biện pháp này phải tạo dựng được mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học phát triển với nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện; hình thành ở SV tính tích cực, độc lập, chủ động chiếm lĩnh tri thức,

RLKN thực hành, phát triển được năng lực tư duy, sáng tạo; đảm bảo nâng cao được hiệu quả RL cho SV theo mục tiêu và nội dung chương trình.

3.1.3 Đảm bảo phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể

Các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH phải phù hợp với các đặc điểm, điều kiện và yêu cầu của thực tiễn Cụ thể là:

- Phù hợp với đặc điểm tâm- sinh lí lứa tuổi và đặc điểm cá nhân SV Các biện pháp cần hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, tôn trọng sự khác biệt về khả năng nhận thức cũng như khả năng sáng tạo của SV.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại trường CĐSP và của giảng viên, sinh viên.

- Phù hợp với trình độ, năng lực sử dụng các phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình của giảng viên, sinh viên.

3.1.4 Đảm bảo kích thích hứng thú học tập của sinh viên; tạo môi trường thuận lợi, hiệu quả để sinh viên được rèn luyện và tự rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Rèn luyện KN tổ chức HĐTH phải nhằm mục đích kích thích được sự say mê, hứng thú học tập cho SV; giúp SV tiếp nhận tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, xây dựng được niềm tin, lí tưởng nghề nghiệp Các biện pháp RL nếu không hợp lí sẽ không kích thích được nhu cầu, mong muốn học tập RL sẽ dẫn đến tình trạng đối phó, không hứng thú trong học tập và làm giảm khả năng của SV.

Kĩ năng tổ chức HĐTH chỉ có thể đạt hiệu quả tích cực nhất khi SV có ý thức, nhu cầu tự RL SV cần được nhận thức tầm quan trọng của RLKN này trong học tập và hoạt động nghề nghiệp tương lai Giảng viên CĐSP đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, khuyến khích và phát huy tính tích cực RL cho SV Để

SV có hứng thú, quan tâm đến RLKN tổ chức HĐTH, các biện pháp cần chỉ ra được ý nghĩa của từng hoạt động đối với công việc tương lai sau này của họ Đây là yếu tố cốt lõi để việc RLKN này cho SV đạt hiệu quả.

Các biện pháp rèn luyện cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận về KN tổ chức HĐTH và kết quả khảo sát thực trạng kết hợp với các nguyên tắc nêu trên, chúng tôi xây dựng các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV như sau:

Hình 3.1 Các biện pháp rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình 3.2.1 Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình

Thực tế cho thấy, chất lượng kết quả học tập của SV không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người thầy (kiến thức, trình độ nghiệp vụ, tình cảm nghề nghiệp…) mà còn bị chi phối trực tiếp bởi thái độ học tập của người học Nếu

SV không chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu, mở rộng kiến thức và RL tay nghề thông qua học tập độc lập thì chất lượng học tập, RLKN nghề cũng khó có kết quả tích cực Trong môi trường học tập như nhau, kết quả học tập của SV là khác nhau và không đồng đều, kết quả trên là do khả năng tự học, tự rèn luyện của mỗi SV Vì vậy, việc hướng dẫn SV lập kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH là cần thiết, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng.

Lập kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH tạo nền tảng cốt lõi phát triển năng lực học tập và chủ động thời gian hoàn thành tốt các mục tiêu RLKN này cho sinh viên

Sinh viên mở rộng kiến thức, hoàn thành nhiệm học tập và RLKN tổ chức HĐTH thông qua học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của GVCĐ kết hợp tự học, tự nghiên cứu của cá nhân SV.

3.2.1.2 Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Tư vấn, hướng dẫn SV lập kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH khoa học, hợp lí, vừa sức và cân bằng giữa học tập lí luận với thực hành Nội dung kế hoạch là việc thiết kế, xây dựng lộ trình cho những hoạt động RLKN tổ chức HĐTH cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu RL đề ra.

* Cách tiến hành biện pháp Để xây dựng kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH hiệu quả, SV cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán thời gian hoạt động rèn luyện phù hợp Khi lập kế hoạch rèn luyện, SV cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, làm như thế nào và chuẩn bị những gì để rèn luyện đạt được hiệu quả cao.

Giảng viên xây dựng mục tiêu, nội dung và kế hoạch rèn luyện KN tổ chức HĐTH, cung cấp cho SV nghiên cứu trước để họ biết mình cần làm gì, làm như thế nào trong quá trình rèn luyện KN này Thống nhất với SV về mục tiêu, nội dung và các hình thức RLKN tổ chức HĐTH Đây là cơ sở định hướng cho SV xây dựng kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH (cách thức RLKN tương ứng với từng mục tiêu cần đạt sau mỗi nội dung và phân bố thời gian RL).

Qua các học phần chiếm ưu thế ( đặc biệt là học phần phương pháp tổ chứcHĐTH cho trẻ MN), GVCĐ hướng dẫn SV xác định đúng mục tiêu RLKN tổ chứcHĐTH Sinh viên cần hiểu rõ rèn luyện KN này cũng chính là mục tiêu của việc rèn luyện, nâng cao trình độ KN nghề của người GVMN Giảng viên phân tích cụ thể kết hợp ví dụ minh hoạ giúp SV nhận biết cách thức xác định mục tiêu RLKN tổ chức HĐTH bao gồm: các lí luận về HĐTH cho trẻ; KN tổ chức HĐTH được hình thành và phát triển dựa trên quá trình tổ chức HĐTH bao gồm: công tác chuẩn bị, lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá HĐTH; Thái độ, hành vi của SV thể hiện trước, trong và sau quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ.

Giảng viên hướng dẫn cho SV các nội dung cơ bản của RLKN tổ chức HĐTH bao gồm: các nội dung về KN tổ chức HĐTH cho trẻ MN đồng thời hướng dẫn cho SV những điều kiện, yêu cầu cần thiết để RLKN này Việc hướng dẫn cho

SV xác định được nội dung này được thực hiện, lồng ghép trong giảng dạy lí thuyết các học phần chiếm ưu thế Cung cấp cho SV bản chất, cấu trúc thành phần của KN tổ chức HĐTH cho trẻ MN, SV cần phải hiểu về HĐTH và đặc điểm sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi cũng như nhu cầu của trẻ khi tham gia hoạt động này Các tri thức này tạo điều kiện cho SV xác định, thiết lập các nội dung KN tổ chức HĐTH cần rèn luyện, phát triển năng lực bản thân và phù hợp với đặc thù HĐTH cho trẻ lứa tuổi MN.

Giảng viên hướng dẫn SV các tri thức về KN tổ chức HĐTH, hiểu được các

KN thành phần của KN này và trình tự thực hiện của KN bắt đầu từ KN chuẩn bị cho đến KN đánh giá HĐTH Việc hướng dẫn cho SV tường minh các tri thức này là rất quan trọng, tạo tiền đề định hướng việc lập kế hoạch RLKN này cho SV.

Trong RLKN tổ chức HĐTH, đánh giá là thao tác quan trọng giúp cho SV lĩnh hội được tri thức và KN một cách hệ thống hơn, đồng thời bồi dưỡng cho SV ý thức rèn luyện tay nghề tích cực hơn Để SV hiểu được khả năng của mình và có trách nhiệm hơn với việc lập kế hoạch rèn luyện, GVCĐ cần phân tích để SV hiểu rõ các tiêu chí đánh giá việc RLKN tổ chức HĐTH trong học tập tại trường CĐSP và TT- TH ở trường MN Đánh giá cần đảm bảo các tiêu chí của KN(1.3.3): tính đầy đủ; tính logic, hợp lí; tính thành thạo; tính linh hoạt; tính hiệu quả Quá trình đánh giá kết quả RLKN tạo cho SV niềm tin, sự hứng khởi, phát huy tính tích cực học tập, RL cho SV.

Giảng viên cần linh hoạt tiến hành những nội dung này trong quá trình giảng dạy Nội dung không nhất thiết chỉ thực hiện ở những giờ học trên lớp mà có thể tận dụng những thời điểm thuận lợi khác nhau như: giờ học ngoại khóa, SV trao đổi hỏi giáo án… để giúp SV chủ động hơn với những vấn đề về lập kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH của bản thân.

Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương tác, bổ trợ lẫn nhau trong sự thống nhất của toàn bộ quá trình RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên Tùy từng điều kiện cụ thể, GVCĐ lựa chọn và phối hợp linh hoạt các biện pháp nhằm tối ưu hóa mặt mạnh của mỗi biện pháp trong RLKN tổ chức HĐTH cho SV.

Biện pháp 1 định hướng cho SV cách thức lập kế hoạch RLKN tổ chức HĐTH khoa học và hợp lí Biện pháp 5 hướng tới SV xác định động cơ, hứng thú RLKN tổ chức HĐTH đúng đắn.

Biện pháp 2 và 3 là 2 biện pháp giữ vai trò chủ đạo nhằm RLKN tổ chức HĐTH cho SV ngay từ quá trình học tập tại trường CĐSP cho đến các đợt TH- TT nghề nghiệp tại trường MN Biện pháp 2 là điều kiện cơ bản nhằm hướng dẫn SV rèn luyện KN tổ chức HĐTH trong học tập tại trường Cao đẳng Biện pháp 3 nhằm RLKN tổ chức HĐTH cho SV thông qua hoạt động vận dụng các tri thức, KN về học tập tại trường CĐSP vào thực tiễn TH- TT tại các trường MN.

Biện pháp 4 xây dựng cách thức kiểm tra, đánh giá KN tổ chức HĐTH với tiêu chí phù hợp, tạo điều kiện cho giảng viên và SV đánh giá hiệu quả KN tổ chức HĐTH trong quá trình học tập tại trường CĐSP và TH- TT Từ đó, ra quyết định điều chỉnh, bổ sung HĐTH và định hướng RLKN tổ chức HĐTH trong các giai đoạn tiếp theo.

Tất cả 5 biện pháp trên đều hướng tới việc RLKN tổ chức HĐTH cho SV một cách tích cực và hiệu quả Các biện pháp này cần được sử dụng một cách đồng bộ trong RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của KN tổ chức HĐTH và RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN, luận án đề xuất 5 biện pháp tăng cường hiệu quả RLKN này cho SV Các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV được triển khai chủ đạo qua 2 học phần chiếm ưu thế là “Mĩ thuật” và “Phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN” (trọng tâm là học phần phương pháp) đồng thời được lồng ghép trong các học phần chuyên ngành khác trong chương trình đào tạo GVMN trình độ Cao đẳng.

Quá trình RLKN tổ chức HĐTH cho SV phải được thực hiện bắt đầu từ nhận thức lí luận cho đến thực hành KN Quá trình này cần được tiến hành, triển khai lặp đi lặp lại nhiều lần từ học tập tại trường CĐSP cho đến các đợt TH- TT và tiếp tục cho đến khi ra trường hoạt động nghề nghiệp của SV Trong RLKN tổ chức HĐTH, các tri thức lí luận, thực hành KN và luyện tập đều có vai trò quan trọng do:

- Nếu thiếu nhận thức lí luận đúng thì không có nền tảng định hướng cho việc rèn luyện KN tổ chức HĐTH.

- Có tri thức lí luận và thiếu hoạt động thực hành KN thì không chỉ kém về kĩ năng mà còn là biểu hiện của lí thuyết suông.

- Việc thao tác KN và thiếu nền tảng tri thức lí luận chưa đủ đầy sẽ dẫn đến tổ chức HĐTH với các hành động dập khuôn, cứng nhắc thiếu linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.

Các biện pháp rèn luyện KN tổ chức HĐTH nhấn mạnh những nỗ lực RL và tự RL của cá nhân SV Các biện pháp được đề xuất đều nhằm mục đích tác động SV nhằm hình thành nhu cầu, thái độ tích cực và chủ động trong RLKN tổ chức HĐTH của bản thân.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Khái quát về thực nghiệm tác động sư phạm

4.1.1 Mục đích thực nghiệm tác động sư phạm

Kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài Đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN được xây dựng, đề xuất trong luận án.

Chọn mẫu TN và ĐC tương đương nhau về số lượng, điều kiện học tập (Giảng viên CĐSP, trường mầm non TH- TT, trình độ nhận thức của SV, cơ sở vật chất phục vụ học tập) Tập huấn cho các giảng viên, GVMN tham gia tổ chức TN về các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV, gồm:

- Tập huấn GVCĐ về mục đích, nội dung và cách tiến hành tổ chức TN theo hướng nghiên cứu đã đặt ra.

- Lập kế hoạch TN chi tiết, sau đó trao đổi về cách thức tiến hành TN.

- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho giảng viên, GVMN.

4.1.3 Nội dung thực nghiệm tác động sư phạm

Nội dung thực nghiệm 5 biện pháp đã được đề xuất ở chương 3 để RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên tại trường CĐSP và trong các đợt TH- TT sư phạm (tập trung chủ đạo ở biện pháp 2 và biện pháp 3, các biện pháp còn lại mang tính bổ trợ).

4.1.4 Đối tượng thực nghiệm tác động sư phạm

Triển khai TN tại trường CĐSP Trung ương Hà Nội với 162 SV năm thứ 2. Thực nghiệm vòng 1 thực hiện năm học 2018- 2019 gồm nhóm TN và nhóm ĐC, mỗi nhóm 26 SV; Thực nghiệm vòng 2 thực hiện năm học 2019- 2020 gồm nhóm

TN và nhóm ĐC, mỗi nhóm 55 SV.

4.1.5 Qui trình và điều kiện tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm tiến hành qua hai vòng:

TN vòng 1: Nhằm mục đích thử nghiệm ban đầu, vừa tiến hành vừa rút kinh nghiệm để triển khai TN phạm vòng 2.

TN vòng 2: Nhằm mục đích kiểm chứng, hoàn chỉnh việc TN của công trình nghiên cứu để khẳng định rõ hơn hiệu quả của các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN trong quá trình đào tạo. Ở cả 2 vòng TN chúng tôi đều tiến hành theo các bước như sau:

Thực hiện đo đầu vào mức độ biểu hiện của KN tổ chức HĐTH của 2 nhóm bằng các bài tập đo (phụ lục 4) vào thời điểm đầu năm học trước khi SV học phần phương pháp tổ chức HĐTH.

Tiến hành TN sư phạm tác động SV bằng các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH ở lớp TN; lớp ĐC thì thực hiện theo nội dung cũ Trong quá trình TN chúng tôi quan sát, ghi chép và phân tích sản phẩm điều chỉnh những hạn chế.

Sau TN, đo đầu ra mức độ KN tổ chức HĐTH ở cả 2 nhóm tại thời điểm SV học xong học phần phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN.

Theo dõi các hoạt động của SV trong TN, tiến hành ghi chép thông tin nhằm bổ sung số liệu cho việc phân tích định tính kết quả KN tổ chức HĐTH của SV qua các bài tập đo.

4.1.5.2 Điều kiện tiến hành TN

Nhóm TN và ĐC đều thực hiện chương trình đào tạo GVMN hiện hành theo các học phần lí thuyết và thực hành tại trường CĐSP và trường mầm non trong điều kiện học tập bình thường Lớp ĐC thực hiện theo chương trình đào tạo bình thường. Nhóm TN thực hiện theo các biện pháp mà chúng tôi đã xây dựng trong luận án.

4.1.6 Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm

4.1.6.1 Tiêu chí và công cụ đánh giá Đánh giá KN tổ chức HĐTH của SV ở 2 nhóm TN và ĐC qua Phiếu đánh giá (PL 6), các Bài tập đo (PL 4); tiêu chí đánh giá (mục 1.3.3 của chương 1).

Dự giờ QS: Sử dụng phiếu quan sát để tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép đầy đủ các thông tin về việc SV tổ chức HĐTH cho trẻ MN trong thực hành trên lớp, TH- TT tại trường MN (Phụ lục 6.1).

Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn GVMN, SV và giảng viên CĐSP nhằm bổ trợ thông tin định tính về KN tổ chức HĐTH và các biện pháp RLKN này cho sinh viên.

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành qua 2 vòng TN như đã nêu ở trên Xử lí số liệu khảo sát bằng phầm mềm SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences) và Excel; Kết quả khảo sát được mã hóa, định khoảng theo thang đo likert

Kết quả TN được đánh giá trên cơ sở các chỉ số thống kê sau: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), tương quan(Pearson), sự khác biệt (Paired- Samples T- Test) (Xem phụ lục 2.2).

Kết quả thực nghiệm tác động

4.2.1 Kết quả thực nghiệm vòng 1

Bảng 4.1 Kết quả trước và sau thực nghiệm vòng 1

Các kĩ năng Lớp Tỷ lệ phân bố điểm (%) m Sd Sig.

KN đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTH

Chung TN 13.76 44.54 34.38 7.32 2.67 0.49 ĐC 0.55 14.17 45.06 33.48 6.74 2.71 0.55 220 Sau thực nghiệm vòng 1 (N= 26)

KN đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTH

*Thăm dò trước tác động vòng 1

Kết quả đo đầu vào về hiệu quả KN tổ chức HĐTH của SV 2 nhóm TN và ĐC trước TN vòng 1 cho thấy: hiệu quả KN tổ chức HĐTH ở 2 nhóm là chênh lệch không đáng kể Tuy nhiên, kết quả của các KN thành phần thì có sự chênh lệch, trong đó KN chuẩn bị cho HĐTH (mTN= 2.54; mĐC= 2.57) và KN đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTH (mTN= 2.58; mĐC= 2.60) được đánh giá ở mức rất thấp Các nhóm KN còn lại, về cơ bản đạt điểm trung bình là tương đương nhau, nhóm KN tiến hành HĐTH được đánh giá tốt hơn các KN còn lại (mTN= 2.81; mĐC= 2.89) và độ lệch chuẩn của cả 2 nhóm đối tượng thấp (Sd= 0.29), điều này biểu hiện sự đồng đều của các KN Phân tích dữ liệu tại bảng 4.1, kết quả cụ thể như sau:

Kĩ năng chuẩn bị cho HĐTH: Ở cả nhóm TN và ĐC, KN tập trung ở mức hiệu quả trung bình: nhóm TN là 41.54%, nhóm ĐC là 43.85% Số SV ở mức độ thấp là tương đối lớn với 38.46% ở nhóm TN và 39.23% ở nhóm ĐC Đa số những

SV này chưa xác định được thao tác chuẩn bị cho HĐTH một cách cụ thể và phù hợp Mức độ cao, đánh giá cho thấy sự đồng đều về mặt phân bố ở cả 2 nhóm đối tượng với nhóm TN= 10.77% và nhóm ĐC= 10.00% Ở mức độ rất thấp, SV nhóm

TN là 9.23% và SV nhóm ĐC= 6.92% Số SV này yếu kém trong hầu hết các khâu như: xác định đối tượng, xác định mục tiêu, xác định nội dung… cho hoạt động tạo hình, thao tác của số SV này rất chậm chạp, lúng túng và thụ động.

Kĩ năng lập kế hoạch HĐTH: Tổng điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện KN này của cả 2 nhóm đối tượng đều đạt mức độ trung bình và sự chênh lệnh là rất nhỏ (mTN= 2.66; mĐC= 2.68) Tỷ lệ phân bố điểm KN này của cả 2 nhóm lớp đều tập trung phần lớn ở mức độ trung bình với nhóm TN= 43.08% và nhóm ĐC= 46.15% Các SV này còn gặp nhiều lúng túng trong thao tác trình bày biểu đạt mục tiêu, trình bày nội dung và KN thiết kế tiêu chí đánh giá phù hợp cho HĐTH Ở mức độ cao, đa số SV của cả 2 nhóm đối tượng vẫn còn gặp khó khăn trong thao tác trình bày mục tiêu và một số ít chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá HĐTH (nhóm TN= 14.62% và nhóm ĐC= 13.85%) Nhóm SV thực hiện KN ở mức độ thấp tại 2 nhóm cũng có sự chênh lệch không đánh kể (TN= 36.15% và ĐC= 33.85%) Ở mức độ rất thấp, nhóm TN và nhóm ĐC đều đạt 6.15% Hầu hết các SV ở 2 mức độ thấp và rất thấp đều gặp khó khăn trong hầu hết các thao tác, đồng thời không thể hiện thái độ hứng thú với hoạt động này.

Kĩ năng tiến hành HĐTH: Trong KN này, mức độ thực hiện các KN của cả 2 nhóm TN và ĐC đều tập trung ở mức độ trung bình với nhóm TN= 52.20% và nhóm ĐC= 48.90% Nhóm TN không có mức độ rất cao, nhóm ĐC ở mức độ này đạt 2.20% Mức độ cao ở nhóm TN= 18.13% và 20.33% với nhóm ĐC Đa số SV tại các mức độ trên đã bước đầu thao tác ổn định và có hiệu quả trong các hoạt động như: dẫn dắt trẻ tham gia hoạt động, khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan ở mức trung bình khá Tuy nhiên, SV còn gặp nhiều khó khăn trong KN thao tác chỉ dẫn trực quan, KN bao quát điều khiển HĐTH và đặc biệt là KN tổ chức hoạt động nhận xét đánh giá Ở mức độ thấp, số SV nhóm TN= 22.53% và nhóm ĐC= 21.43%. Mức độ rất thấp cả 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau với 7.14% Các SV ở 2 nhóm mức độ này chưa thao tác được được các KN (KN chỉ dẫn trực quan, KN sử dụng đồ dùng trực quan, KN bao quát điều khiển HĐTH, KN khơi gợi ý tưởng sáng tạo, KN tổ chức hoạt động đánh giá) cũng như các phương pháp biện pháp hướng dẫn còn vụng về, lúng túng, và lộn xộn, nhầm lẫn các hoạt động trong thao tác tiến hành HĐTH Do SV gặp khó khăn trong việc xây dựng tiêu chí, thang đánh giá cho HĐTH từ khâu lập kế hoạch kết hợp với sự hạn chế kinh nghiệm sư phạm, kinh nghiệm giao tiếp với trẻ nên KN tổ chức hoạt động đánh giá và hướng dẫn trẻ đánh giá rất hạn chế.

Kĩ năng đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTH: Là một trong hai KN được đánh giá mức độ hiệu quả thấp mTN= 2.58 và mĐC= 2.60 Trong KN này, SV của cả 2 nhóm tập trung lớn ở mức độ trung bình (nhómTN và nhóm ĐC đều đạt 41.35%) Ở mức hiệu quả cao, nhóm TN= 11.54% và nhóm ĐC= 12.50% Phần lớn SV ở 2 mức độ cao và trung bình đã bước đầu đánh giá được mức độ hiệu quả của mục tiêu, hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, phương tiện và nguyên vật liệu cho HĐTH. Mức độ thấp của cả 2 nhóm đối tượng là khá cao (TN= 40.38%; 39.42%), các SV thực hiện thao tác ở mức độ rất thấp của 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau với 6.73% Đa số các SV thực hiện ở mức độ thấp và rất thấp chưa đánh giá được hiệu quả của mục tiêu, hiệu quả sử dụng đồ dùng cũng như các phương pháp biện pháp hướng dẫn Các SV này hầu hết chưa đánh giá được hiệu quả của việc tổ chức hoạt động tạo hình, do đó không xác định được các biện pháp điều chỉnh bổ sung cho hoạt động.

Như vậy, trước TN vòng 1 các KN tổ chức HĐTH của SV ở cả 2 nhóm TN và ĐC biểu hiện chủ yếu ở mức hiệu quả trung bình và tương đối thấp, trong đó KN chuẩn bị cho HĐTH và KN đánh giá hiệu quả HĐTH ở mức thấp hơn cả so với các

KN còn lại Nhìn chung SV ở cả 2 nhóm đều chưa thể hiện sự tích cực trong các

KN thành phần của KN tổ chức HĐTH.

Trước khi tiến hành các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho các nhóm đối tượng Nhằm mục đích đảm bảo tính khách quan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh mối quan hệ tương quan của 2 nhóm TN và ĐC.

Kiểm định tương quan Pearson Correlation nhằm đưa ra kết quả mối liên hệ tuyến tính (tương quan thuận) về mức độ KN tổ chức HĐTH của 2 nhóm đối tượng độc lập Kết quả kiểm nghiệm tại bảng 4.2 cho thấy mối liên hệ thuận của 2 nhóm

TN và ĐC về hiệu quả KN tổ chức HĐTH trước TN; mối liên hệ ở mức rất cao với chỉ số tương quan Pearson là 0.980*; giá trị Sig (2-tailed) = 0.000 (nhỏ hơn 0.05),

**mức ý nghĩa= 0.01 (xác suất sai số là 1%; độ tin cậy của tương quan ở mức rất cao).

Bảng 4.2 Tương quan Pearson của hai nhóm TN và ĐC trước TN vòng 1

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Từ kết quả trên, có thể khẳng định: không có sự khác biệt về mức độ KN tổ chức HĐTH của nhóm ĐC và nhóm TN trước khi tiến hành TN vòng 1 Hay nói cách khác việc tiến hành TN các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH giữa 2 nhóm SV trên là hoàn toàn phù hợp.

*Kết quả thực nghiệm vòng 1 sau tác động

Hiệu quả KN tổ chức HĐTH ở cả 2 nhóm TN và ĐC sau TN đã có sự chênh lệch đáng kể về mặt điểm số SV ở nhóm TN đã thể hiện sự chủ động ngay từ khâu chuẩn bị cho HĐTH đến khâu đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTH của bản thân.

Kết quả đo KN tổ chức HĐTH của nhóm TN và ĐC sau TN tại bảng 4.1 cho thấy: cả 4 nhóm KN tổ chức HĐTH ở nhóm TN đều cao hơn so với nhóm ĐC.

Kĩ năng chuẩn bị cho HĐTH: Sau TN, số SV nhóm TN thực hiện KN chuẩn bị cho HĐTH có mức độ rất cao là 1.54%, nhóm ĐC chưa có mức độ này Ở mức độ cao, sau tác động nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC với nhóm TN= 21.54%(trước TN= 10.77%) và ĐC= 12.31% (tăng so với trước TN 2.31%) Như vậy có thể thấy, ở mức độ cao nhóm TN tăng gấp đôi so với với trước TN, các SV bắt đầu biểu hiện sự hứng thú với hoạt động SV bước đầu có khả năng nghiên cứu phân tích đối tượng của HĐTH, đã biết xác định đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu cũng như xác định được nội dung, hình thức tổ chức HĐTH Tuy nhiên còn số ít SV vẫn còn gặp khó khăn trong thao tác xác định mục tiêu cụ thể cho HĐTH Trong KN này sau TN, SV cả 2 nhóm vẫn tập trung chính ở mức độ trung bình tuy nhiên có sự chênh lệch so với trước TN (TN= 56.92%, tăng 15.38% so với trước TN; ĐC49.23%, tăng 5.38% so với trước TN) Ở mức độ hiệu quả thấp, nhóm TN sau tác động có sự giảm hơn một nửa về mặt số lượng (sau tác động= 17.69% so với trước tác động= 38.46%), nhóm ĐC ở mức độ này sau tác động có giảm so với trước tác động nhưng không đáng kể (sau TN= 33.08% so với trước TN= 39.23%) Số SV ở mức độ rất thấp của cả 2 nhóm TN và ĐC sau tác động đều giảm đáng kể so với trước TN (nhóm TN giảm= 6.92% so với trước TN; nhóm ĐC giảm 1.54% so với trước TN).

Đánh giá khái quát sau thực nghiệm

Qua nghiên cứu thực trạng RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN, chúng tôi đã đưa ra các biện pháp RL nhằm nâng cao hiệu quả học tập và RLKN này cho SV Kết quả thực nghiệm có thể chưa cao, nhưng bước đầu cho thấy tính khả thi và sự cần thiết khi sử dụng các biện pháp RL này cho SV Thể hiện ở số

SV nâng cao được nhận thức, thái độ học tập tích cực, hứng thú với hoạt động RL, nâng cao được hiệu quả KN tổ chức HĐTH của bản thân hơn so với trước TN.

Chúng tôi nhận thấy: “Rèn luyện KN tổ chức hoạt động tạo hình cho SV cần được thực hiện theo trình tự: Đi từ nhận thức của SV về lí luận KN tổ chức hoạt động tạo hình, vị trí vai trò của nó với đối với sự phát triển trẻ lứa tuổi MN; Khuyến khích SV xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với bản thân; Tạo mọi điều kiện cho SV rèn luyện thường xuyên, có sự giám sát và giúp đỡ từ phía giảng viên;RLKN tổ chức HĐTH cho SV với các biện pháp khoa học và hợp lí nhằm thúc đẩy động cơ, nhu cầu RLKN của SV” Có như vậy mới nâng cao hiệu quả RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN.

Kết quả TN cho thấy: “ đã có những biểu hiện tích cực nhất định, khẳng định việc vận dụng các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho SV là hợp lí và khả thi Thể hiện ở kết quả khác biệt rõ ràng qua 2 vòng TN; SV thu nhận được nhiều kiến thức,cảm thấy tự tin hơn, thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân trong tổ chức HĐTH cho trẻ lứa tuổi MN” Với kết quả TN như trên có thể khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

Kết quả TN ở vòng 1 và vòng 2 cho thấy: Trước TN, KN tổ chức HĐTH ở cả

2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau Phần lớn SV có KN tổ chức HĐTH ở mức độ trung bình Sau TN, mức độ KN tổ chức HĐTH của SV ở nhóm TN có biểu hiện cao hơn so với nhóm ĐC Sinh viên ở nhóm TN thể hiện rõ rệt hứng thú với việc rèn luyện KN tổ chức HĐTH Kết quả thống kê đã khẳng định sự khác biệt giữa 2 nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa.

Kết quả TN đã chỉ ra rằng: RLKN tổ chức HĐTH sẽ hiệu quả hơn nếu giảng viên quan tâm cung cấp cho SV những tri thức về KN tổ chức HĐTH; tạo điều kiện hướng dẫn cho SV rèn luyện KN tổ chức HĐTH một cách tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ quá trình học tập tại trường CĐSP cho đến các đợt TH- TT.

Kết quả của 2 vòng TN đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN và cần được áp dụng, triển khai trong quá trình đào tạo SV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hoạt động tạo hình có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện trẻ lứa tuổi MN Để HĐTH này thực sự phát huy được ưu thế và có chất lượng, hiệu quả đòi hỏi GVMN phải có KN tổ chức HĐTH; KN này bao gồm nhóm 4 KN với 21 KN thành phần có mối quan hệ biện chứng với nhau Đây là tổ hợp các KN cần được RL cho SV trong quá trình đào tạo để thực hiện có hiệu quả HĐTH cho trẻ ở trường MN sau này.

Rèn luyện KN tổ chức HĐHT cho SV là quá trình RL dưới vai trò chủ đạo của người giảng viên; SV chủ động, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo luyện tập thường xuyên, nhiều lần các thao tác để hình thành và phát triển KN tổ chức HĐTH của bản thân nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đề ra.

Hiệu quả KN tổ chức HĐTH của SV trường CĐSP ngành GDMN phần lớn được đánh giá ở mức độ trung bình, trong đó có những KN quan trọng nhưng kết quả còn thấp SV còn lúng túng trong quá trình thực hiện KN Thực trạng này là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất 5 biện pháp RL nhằm hình thành cho SV hệ thống KN tổ chức HĐTH Các biện pháp được xây dựng theo hướng đảm bảo học đi đôi với hành; phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của SV; tương tác tích cực giữa giảng viên, GVMN với SV, giữa SV với nhau trong từng giai đoạn rèn luyện, kết nối chặt chẽ giữa các giai đoạn RL.

Kết quả TN khẳng định các biện pháp RLKN tổ chức HĐTH cho sinh viên CĐSP ngành GDMN phải được tiến hành từ hướng dẫn SV lập kế hoạch; RL thông qua học tập tại trường CĐSP; thông qua hoạt động TH- TT sư phạm ở trường MN; tổ chức đánh giá kết quả RL cho đến khuyến khích nhu cầu động cơ RLKN tổ chức HĐTH cho SV.

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần tổ chức các hội thảo, các đợt tập huấn về các vấn đề có liên quan tớiHĐTH và KN tổ chức HĐTH cho cán bộ, chuyên viên MN của các Sở, PhòngGD&ĐT; đặc biệt cho cán bộ quản lí và GVMN ở các trường MN; cho giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành GDMN Trong các hội thảo, tập huấn này nên mời các chuyên gia nước ngoài am hiểu về vấn đề này tham gia nếu điều kiện cho phép.

- Triển khai tổ chức các hội thi cho GVMN về tổ chức các hoạt động giáo dục NTTH; thiết kế các đồ dùng, nguyên vật liệu, giáo án phục vụ cho HĐTH và các hoạt động giáo dục khác cho trẻ ở trường MN.

2.2 Đối với các trường Cao đẳng Sư phạm đào tạo ngành Giáo dục mầm non

- Cần nhận thức đúng đắn hơn vai trò của việc RLKN tổ chức HĐTH cho

SV Từ đó, mạnh dạn điều chỉnh, tăng cường các học phần giúp SV rèn luyện có hiệu quả KN này (như học phần phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN) cũng như tăng cường thời lượng thực tế môn học, TH- TT trong chương trình đào tạo.

- Đảm bảo nguồn học liệu cũng như điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật trong các phòng học lí thuyết và phòng thực hành chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho SV nghiên cứu lí luận và thực hành KN tổ chức hoạt động tạo hình có hiệu quả trên môi trường mô phỏng (lớp học MN giả định ở trường CĐSP).

Ngày đăng: 21/04/2023, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Như An (1991), Qui trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm. Nghiên cứu giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ui trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sưphạm
Tác giả: Nguyễn Như An
Năm: 1991
[2]. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dụchọc và quy trình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáodục
Tác giả: Nguyễn Như An
Năm: 1993
[3]. Phan Thị Ngọc Anh (2012), "Một số đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi", Tạp chí giáo dục, tr.18-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫugiáo 5 tuổi
Tác giả: Phan Thị Ngọc Anh
Năm: 2012
[4]. Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền (2004), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướng dẫnhoạt động tạo hình cho trẻ
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2004
[5]. Ban dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩthuật dạy học
Tác giả: Ban dự án Việt - Bỉ
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2010
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, ban hành theo quyết định 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 và chỉnh sửa, bổ sung theo thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2021
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Qui chế đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui chế đào tạo trình độ Trung cấp, trình độCao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2019
[9]. Cruchetxki V.A. (1981), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm- Tập I, II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của tâm lí học sư phạm- Tập I, II
Tác giả: Cruchetxki V.A
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1981
[10]. Cudơmina N.V (1976), Sơ thảo tâm lí học lao động của người giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo tâm lí học lao động của người giáo viên
Tác giả: Cudơmina N.V
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1976
[11]. Nguyễn Thị Tam Hà (1978), Rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm, Luận văn thạc sỹ GDH, Leningrat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Tam Hà
Năm: 1978
[13]. Hồ Lam Hồng (2008), Nghề giáo viên mầm non, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề giáo viên mầm non
Tác giả: Hồ Lam Hồng
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2008
[14]. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu (2000), Những kỹ năng sư phạm mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kỹ năng sư phạm mầm non
Tác giả: Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[15]. Lê Xuân Hồng (2002), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, Nxb Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non
Tác giả: Lê Xuân Hồng
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ
Năm: 2002
[16]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
[17]. Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng. Tạp chí Giáo dục, số 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện và đánh giá kĩ năng
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2010
[18]. Đỗ Văn Khang (2002), Mĩ học đại cương, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ học đại cương
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
[19]. Kegientev P. M (1978), Những nguyên tắc trong công tác tổ chức, NXB Lao động , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc trong công tác tổ chức
Tác giả: Kegientev P. M
Nhà XB: NXBLao động
Năm: 1978
[20]. Kixegof X.I (1977), Hình thành các kĩ năng sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, Tư liệu, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành các kĩ năng sư phạm cho sinh viên trong điềukiện của nền giáo dục đại học
Tác giả: Kixegof X.I
Năm: 1977
[21]. Nguyễn Văn Lê (2010), Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở Cao đẳng, Kỉ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học ở Cao đẳng đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường CĐSP Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ởCao đẳng, Kỉ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học ở Caođẳng đáp ứng nhu cầu xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w