1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án ngữ văn 10 học kì 2 đầy đủ

147 3,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Giáo án ngữ văn 10 học kì 2 đầy đủ

Trang 1

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú)

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hìnhtượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địadanh lịch sử, những danh nhân lịch sử

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1 Kiểm tra bài cũ

2 Giới thiệu bài mới

Trong bài thơ “Qua Bạch Đằng nhớ thi sĩ họ Trương”, nhà thơ Nguyễn LinhKhiếu viết:

Có phải dòng sông ngàn năm trước Mang mang bờ nước

Phất phơ lau Trắng ngọn cờ trận mạc Hay hồn linh thiên cổ đợi ta nơi bờ vắng Bạch Đằng tất cả còn đây

đất trời sông nước

Trang 2

sao chẳng thấy ai lạnh lẽo nhân gian

vi vu đạo đức hài hòa thuận lẽ hồng hoang bờ cõi hồn thiêng sông núi cùng ta

lớp lớp kinh dương xương khúc thiên thư sông trải vô cùng thi nhân ngao du sơn thủy mai sau biết có còn không?

Bài thơ trên được gợi từ cái tên “Bạch Đằng” lịch sử, từ thi sĩ họ Trương tàihoa nhất mực Chúng ta cùng tìm hiểu “Bạch Đằng giang phú”- một tác phẩm bất

hủ của Trương Hán Siêu

+ Ông là môn khách của Trần Quốc Tuấn, có côngtham gia kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, làquan dưới bốn đời vua Trần (Anh Tông, Minh Tông,Hiến Tông và Dụ Tông) Ông được các vua Trần vànhân dân kính trọng Ông từng giữ chức Hàn Lâmhọc sĩ Các vua Trần thường gọi ông là “thầy” Tínhcương trực, học vấn uyên thâm

+ Tác phẩm: Ông còn 4 bài thơ và 3 bài văn Trong

đó có bài Phú sông Bạch Đằng

Trang 3

+ Bài phú sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể, cóvần, tương đối tự do về số câu, không bị gò bó vềniêm luật Dùng hình thức chủ- khách đối đáp Cuốibài thường kết lại bằng thơ Bài thơ phú có bố cục

ba phần:

- Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, lí do sáng tác

- Nội dung: Đối đáp

- Kết: Lời từ biệt của kháchBài phú là phú dùng hình thức biền văn Câu 4,6hoặc 8 chữ sóng đôi với nhau

+ Luật phú: phú có từ Đường chú trọng tới đối, vầnhạn chế, gò bó

+ Văn phú: là phú thời Tống tương đối tự do, códùng câu văn xuôi

Giáo viên hướng dẫn cách đọc từng phần và giảithích những từ khó, điển tích, điển cố (SGK), không

Đoạn 1: Từ đầu đến “dấu vết còn lưu”

Giới thiệu nhân vật khách có tâm hồn phóngkhoáng, tự do đã đến với sông Bạch Đằng, thể hiệncảm xúc của mình

Trang 4

- Có tâm hồn như thế nào

Tại sao nhân vật khách lại

muốn học Tử Trường tiêu

- Miêu tả nhân vật khách và chủ (các bô lão) để tạo

ra tiếng nói đồng thanh tương ứng ca ngợi chiến tíchcủa cha ông, luyến tiếc, thương cảm những ngườianh hùng khuất bóng đã lập chiến công trên dòngsông lịch sử Đồng thời rút ra nhận định có tính triết

lí sâu sắc

- Là nhân vật của bài phú theo lối có thể Đây là cáitôi của tác giả Trương Hán Siêu đã thổi hồn củamình vào thành một con người sinh động:

mộ của vua Hạ Vũ, chín con sông (Cưủ Giang) đổvào Động Đình, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, cả Ngũ

hồ, Tam Ngô, Bách Việt Những địa danh ấy đã indấu chân của bậc trí giả Con người ấy muốn chứng

tỏ sự am hiểu của mình Đi nhiều phải biết lắm Đó

là con người ham du ngoạn

Tiếng “chừ” dịch từ “hề” làm cho nhịp điệu của câuvăn có ý nghĩa trang trọng

+”Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”

+ “Bèn giữa dòng chữ buông chèo

Trang 5

- Trước cảnh sông nước

Bạch Đằng chú ý những

gì, tâm trạng ra sao?

- Nếu trên kia khách thể

hiện một tâm hồn phóng

khoáng tự do, giờ là buồn

thương tiếc Em có suy

nghĩ gì về tâm trạng của

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”

+ Đặc biệt nhân vật khách bày tỏ nguyện vọng “Học

Tử Trường chừ thú tiêu dao”

+ Tử Trường là tên tự của nhà sử học Tư Mã Thiên,người Thiểm Tây Trung Quốc, sinh vào khoảng145-135 trước Công Nguyên Ông đã đi hầu hết đấtnước Trung Hoa rộng lớn để viết bộ sử kí của mình.Những địa danh mà nhân vật khách đã nhắc, Tư MãThiên đã từng đi tới

+ Hai tiếng “tiêu dao” bày tỏ khát vọng của nhân vậtkhách muốn đi khắp đó đây một cách tự do vui thúcùng thiên nhiên, hòa mình trong ngày rộng, thángdài Học Tử Trường là học tìm hiểu lịch sử dân tộc

Vì thế nhân vật khách đã bơi chèo đến sông BạchĐằng

- Toàn cảnh sông nước Bạch Đằng hiện ra, được ghilại vài nét tiêu biểu

“Bát ngát sóng kinh muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”

Nếu ở trên, khách bày tỏ thú tiêu dao được miêu tảbằng biểu tượng hoành tráng có tính ước lệ thì sóngkình xô tới mạnh mẽ ở đoạn sông giáp biển tạo ra sự

“bát ngát” mênh mông trong tầm mắt (muôn dặm)của người ngắm cảnh Cái khéo của bài phú, đemđến không gian mùa thu ở tháng cuối Đó là màuxanh của da trời sắc nước Mùa thu đã đi vào thơ camọi thời đại Người ta gọi đó là mùa gợi cảm.Những con thuyền nhỏ, dài có hình đuôi chim trĩlướt trên mắt nước làm cho dòng sông của bể sôiđộng lên ở một ngày cuối thu

+ Cảnh hiện ra mỗi lúc một cụ thể dần mặc dù chỉ làhồi tưởng của khách:

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Trang 6

khách và cách thể hiện?

(HS đọc đoạn 2 SGK)

- Tạo ra nhân vật các bô

lão nhằm mục đích gì?

- Qua lời thuật của các bô

lão, những chiến công vĩ

đại trên sông Bạch Đằng

được gợi lên như thế nào?

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống con lưu”

+ Đây là sự hồi tưởng của con người đã từng xôngpha trận mạc, góp sức mình trong cuộc chiến trêndòng sông này Nhân vật khách hồi tưởng nhữngtrận thủy chiến và tưởng tượng dưới lòng sông kianhững binh khí và xương người chất đống Chiếntranh không thể nói khác được

+ Sự hồi tưởng ấy thể hiện tâm trạng buồn, thương,tiếc Buồn vì sự mất mát hi sinh của cả hai bên trongtrận chiến Thương và nuối tiếc những tên tuổi,gương mặt con người còn đâu Vì tất cả đã chìmtrong quá khứ, còn đâu?

Nếu trên kia, nhân vật khách thể hiện một tâm hồn

tự do phóng khoáng, giờ lại biểu hiện nỗi lòng buồn,thương tiếc Sự chuyển đổi mạch cảm xúc có tácdụng gây ấn tượng trong lòng người đọc, ngườinghe Chiến trận Bạch Đằng, dòng sông lịch sử đãlàm cho một tính cách, một tâm hồn phóng khoángmạnh mẽ cúng trở nên sững sờ tiếc nhớ về một quákhứ oanh liệt Đây là một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoàichiến tích oanh liệt của cha ông Nỗi lòng ấy đángtrân trọng biết bao

- Tạo ra các nhân vật bô lão, hình ảnh mang tính tậpthể cũng là sự phân thân của nhân vật trữ tình Mụcđích của tác giả là tạo sự hô ứng đồng thanh, mộtlòng ngưỡng mộ về chiến tích Bặch Đằng của chaông trong lịch sử Mặt khác tạo ra không khí tựnhiên trong lời kể và đối đáp

Lời kể của các bô lão rất trang trọng

“Đây là chiến địa…phá Hoằng Thao”

Thế trận bao gồm cả thời Ngô Quyền và Trần Hưng

Trang 7

3 Trong đoạn 3 tác giả tự

hào về non sông hùng vĩ

gắn với chiến công lịch sử

nhưng khẳng định nhân tố

nào quyết định sự thắng

lợi của công cuộc đánh

giặc giữ nước?

(HS đọc phần 3 SGK)

Lời ca của các bô lão và

Đạo Những kì tích trên sông hiện lên:

“Đương khi ấy Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới.

… Bầu trời đất chừ sắp đổi”

Sự kiện trùng điệp, hình ảnh mạnh mẽ bừng bừngthế trận, tác giả tạo ra không khí nóng bỏng củachiến trường, thế giằng co quyết liệt một sống, mộtchết Đáng lưu ý:

- Không khí chiến trận căng thẳng, quyết liệt, giằngco:

+ “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”

Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy Bắc Nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời đất chừ sắp đổi”

Lời văn ngắn, nhịp văn mạnh đã góp phần tái hiệntrận chiến Những chiến công ngang tầm thời đạiđược miêu tả và tưởng tượng qua sự so sánh, dùngnhững điển tích điển cố:

+ So sánh với trận Xích Bích: quân Tào Tháo tan táckhi Lưu Bị kết hợp với Tôn Quyền, Gia Cát Lượngcầu phong, Chu Du phóng hỏa

+ So sánh với trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toànchết trụi

Thủ pháp so sánh đặt trận thủy chiến Bạch Đằngngang tầm với những trận thủy chiến oanh liệt nhấttrong lịch sử Trung Quốc So sánh ấy làm nổi bậtniềm tự hào của mỗi thành viên đất nước Đại Việt,phần nào đó làm cho kẻ thù nhận ra mà khiếp vía.+ Những điển tích:

“Hội nào bằng hội Mạnh Tân như sương sư họ Lã Trận nào bằng trận Dung Thủy như quốc sĩ họ Hàn”

Trang 8

lời ca nối tiếp của khách

+ Hàn Tín là quốc sĩ (tài giỏi nổi tiếng trong cảnước) người đã giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ởDung Thủy Những điển tích này góp phần thể hiệnmột cách trang trọng về tài trí của vua tôi nhà Trần.Hơn bao giờ hết những sự kiện, tích cũ, người xưa

đã tạo cho bài phú có âm điệu hào hùng như một bàithơ tự sự đậm chất anh hùng ca

Hai câu kết thúc đoạn gợi nhiều cảm xúc So với chaông, nhân vật khách tự thấy mình chưa có gì đángnói Hai tiếng “hổ mặt” dịch đúng tâm trạng của tácgiả Nhà thơ như tự hỏi mình: đã làm gì để xứngđáng với cha ông Dòng nước mắt tự nhiên kia làmcho người đọc tưởng tượng nhân vật khách vừa nhưcảm phục, vừa trở nên sững sờ nhớ tiếc Một nỗilòng thổn thức đến rưng rưng

Ở phần 3, bài phú đã tạo ra một liên ngâm (lời cacủa khách và chủ)

“Sông Đằng một dải dài ghê

…cốt mình đức cao”.

Cả khách và chủ đều ca ngợi chiến công lịch sử củadòng sông Bạch Đằng Dòng sông mãi mãi tồn tạivới chiến công ở đây

“Sông Đằng một dải dài ghê Luồng to, sóng lớn dồn về biển Đông Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”.

Và “Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”

Lời của các bô lão (chủ) còn khẳng định chân lí lịch

sử bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danhthiên cổ, khách lại thể hiện một quan niệm:

Trang 9

bài thơ của Nguyễn Sưởng.

“Giặc tan muôn thuở thanh bình Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Trong sự nghiệp giữ nước, nhân tố nào đã quyếtđịnh sự thắng lợi? Chắc hẳn là đức cao Núi non, địathế hiểm trở, tài mưu lược dùng binh là điều cầnthiết Song quyết định thắng lợi là cái đức conngười Đó là yếu tố con người, biết tập hợp dòngngười, biết cư xử trước sau Đây là quan niệm tiến

bộ đầy chất nhân văn của tác giả

Đọc bài phú, ta nhận ra chất hoành tráng (rộng lớn)trong miêu tả

+ Ở hình tượng dòng sông Bạch Đằng lịch sử, tácgiả đã tạo ra ở hai phía: Một không gian hoành trángcủa quá khứ và không gian hiện tại Giữa hai khônggian ấy là con người đất nước với tinh thần ngoancường dũng cảm Không gian rộng lớn kết hợp với

sự mạnh mẽ, ngoan cường của con người đã làmcho không khí của bài phú trở nên sôi nổi hoànhtráng khi miêu tả dòng sông lịch sử này

+ ở điển cổ, điển tích

Tác giả đã chọn lọc trong lịch sử Trung Quốc để dẫn

ra những sự kiện so sánh Bạch Đằng với: Trận XíchBích, trận Hợp Phì Con người nhà Trần với: Vương

Sư họ Lã, Quốc sĩ họ Hàn

Sự chọn lọc trong cách so sánh này làm cho bài phúmang âm hưởng hoành tráng, hào hùng

+ Nhân vật chính (tác giả)Thể hiện trong bài phú có sự phân thân Thành nghệ

sĩ có tâm hồn phóng khoáng tự do, thành nhân vậtkhách học theo Tử Trường và có nỗi lòng hoài niệm,

da diết, thành nhân vật bô lão có niềm tự hào dântộc

- Nét đặc sắc của bài phú thể hiện ở cả hai phươngdiện nội dung và nghệ thuật

Trang 10

Lời ca của nhân vật khách và thơ Nguyễn Sưởng

Lời ca của nhân vật

khách

Thơ Nguyễn Sưởng

Anh minh hai vị

thánh quân

Sông đây rửa sạch

mấy lần giáp binh

Giặc tan muôn thuở

Cả hai đều giống nhau Đó là niềm tự hào về chiến

công trên sông Bạch Đằng “Anh minh… muôn thuở thăng binh” và “mối thù như núi…ai dễ biết” Đặc

biệt cả hai đều khẳng định, đề cao yếu tố con người

“Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

và “Nửa do sông núi, nửa do người”

Trang 11

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ Nguyễn Trãi

A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học củaNguyễn Trãi- một nhân vật lịch sử, m t danh nhân v n hóa th gi i v v trí c aột danh nhân văn hóa thế giới và vị trí của ăn hóa thế giới và vị trí của ế giới và vị trí của ới và vị trí của à vị trí của ị trí của ủaông trong l ch s v n h c dân t c: nh v n chính lu n ki t xu t, ngị trí của ử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai ăn hóa thế giới và vị trí của ọc dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai ột danh nhân văn hóa thế giới và vị trí của à vị trí của ăn hóa thế giới và vị trí của ận kiệt xuất, người khai ệt xuất, người khai ất, người khai ười khaii khaisáng th ca ti ng Vi t.ơ ca tiếng Việt ế giới và vị trí của ệt xuất, người khai

nào? Phân tích các sự kiện

thể hiện con người và tầm

vóc vĩ đại của ông

a Nguồn gốc: Cha vốn là học trò nghèo (Nguyễn

Phi Khanh) Mẹ là Trần Thị Thái dòng dõi quí tộc(con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Tư đồngang với chức tể tướng) Sinh 1380 trong dinhquan Tư đồ Trần Nguyên Đán

- Quê xã Chi Ngại nay là xã Cộng Hòa- huyện ChíLinh- Hải Dương sau dời đến Ngọc Ổi nay là NhịKhê- Thường Tín- Hà Tây

Nguyễn Trãi lấy hiệu là ức Trai, Nguyễn Trãi, 5 tuổimất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời

b Quá trình trưởng thành

- Sống trong thời đại đầy biến động (Nhà Trần đổ.

Nhà Hồ lên thay 1400- 1407) Sau bảy năm giặcMinh xâm lược, chúng bắt cha con Hồ Quý Ly cùngcác triều thần về Trung Quốc, trong đó có cha conNguyễn Trãi

- Đến cửa ải Nam Quan, vâng lời cha Nguyễn Trãitrở về tìm đường cứu nước, trả thù nhà Ông bị giặcbắt giam lỏng mười năm ở thành Đông Quan Dùphải “no nước uống thiếu cơm ăn”, Nguyễn Trãikhông đầu hàng giặc (1407- 1417)

- Năm 1417, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành ĐôngQuan vào Lỗi Giang- Thanh Hóa gặp Lê Lợi dâng

“Bình Ngô sách” (cách đánh thành giặc Minh), được

Lê Lợi tin dùng Suốt đời năm (1417- 1427).Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai, cùng Lê Lợi bànmưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư,chiếu lệnh góp phần đắc lực vào sự nghiệp giảiphóng đất nước

- Hòa bình, Lê Lợi run sợ trước ngôi báu, theo lờibọn gièm pha, nịnh hót đã nghi ngờ những tướngtrung thần như Trần Nguyên Hãn (cháu nội TrầnNguyên Đán, là anh em con cô con cậu ruột vớiNguyễn Trãi) và Phạm Văn Xảo Cả hai đã phải

Trang 12

- Nguyễn Trãi không thực hiện được hoài bão xâydựng đất nước trong thời bình vua dân hòa mục (vuadân hòa thuận êm ấm) Ông là cái đinh trong mắtcủa bọn gian thần Lê Thái Tông nối nghiệp Lê Thái

Tổ còn rất trẻ, chỉ ham mê tửu sắc, thích nghe lờibọn quyền gian Tình thế ấy buộc ông phải xin về ở

ẩn tại Côn Sơn Chỉ mấy tháng sau, vua Lê TháiTông lại mời ông ra làm việc Ông hi vọng một thời

cơ mới để thực hiện tư tưởng trí quán trạch dân(chăm lo cho dân) Thật không may, chỉ ba năm sau

1442, vua đột tử trong lần đi kinh lí miền đông Bọngian thần nhân cơ hội này đã buộc tội Nguyễn Trãicùng vợ bé là Thị Lộ (Lễ nghi học sĩ, phụ trách dạy

dỗ các cung nữ) đã mưu hại vua.Nguyễn Trãi bị chu

di ba họ (chém đầu ba họ: cha- mẹ- vợ)

Tóm lại:

+ Nguyễn Trãi là người thức thời yêu nước

+ Là con người chung đúc tài năng một cách trọnvẹn

+ Ông là người có công lớn trong sự nghiệp chiếnđấu chống quân Minh và giải phóng dân tộc, cónhiều hoài bão trong xây dựng đất nước thời bình.+ Ông cũng là người luôn bị đố kị, gièm pha và cuốicùng chịu một thảm họa có một không hai trong lịch

sử dân tộc

- Đóng góp về văn hóa tức là đóng góp về văn hiếncho nước nhà Văn là trước tác (tác phẩm), hiến làngười hiền tài Cả hai lĩnh vực này đều có nhiều ởNguyễn Trãi

+ Về tác phẩm có:

Lịch sử: “Lam Sơn thực lục”, “Văn bia Vĩnh Lăng”ghi lại quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vàtinh thần đoàn kết toàn dân, gắn bó với dân

Địa lý: “Dư địa chí” ghi lại sản vật, con người đấtnước ta thế kỉ XV

Quân sự, chính trị: “Quân trung từ mệnh” bao gồm

Trang 13

b NT là nhà văn chính luận

kiệt suất (HS đọc SGK)

- Văn chính luận của

Nguyễn Trãi được thể hiện

như thế nào? Hãy trình bày

một vài nét cơ bản

thư từ ông được lệnh thay mặt Lê Lợi viết giao thiệpvới các tướng nhà Minh thực hiện kế sách đánh vàolòng người “mưu phạt tâm công” “Đại cáo bìnhNgô” là áng hùng văn thiên cổ, một văn kiện tổngkết đầy đủ về cuộc khởi nghĩa chống quân Minh,cũng là bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình yêuchính nghĩa của quân và dân ta Ngoài ra, NguyễnTrãi còn soạn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, tấu, bi,

kí, lục…trong đó có Biểu tạ ơn, Chiếu cấm các đạithần, Phú núi Chí Linh,…

Văn học: Nguyễn Trãi để lại hai tập thơ lớn:

+ Ức Trai thi tập (Tập thơ chữ Hán) + Quốc âm thi tập (254 bài thơ chữ Nôm)

Trong mỗi tác phẩm dù ở loại nào như lịch sử, địa lí,quân sự, chính trị, văn học đều thể hiện tâm hồnNguyễn Trãi Vì vậy năm 1980 Nguyễn Trãi đượcUNESCO công nhận là danh nhân văn hóa và longtrọng kỉ niệm 600 năm sinh của ông

- Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi baogồm:

+Quân trung từ mệnh

+ Chiếu, biểu viết dưới triều Lê (Chiếu răn dạyThái tử, Chiếu cấm các đại thần, biểu tạ ơn…)

+ Bình Ngô đại cáo

+ “Quân trung từ mệnh” gồm thư từ gửi chotướng giặc và giao thiệp bằng văn bản với nhàMinh Tất cả thể hiện nghệ thuật viết văn luận chiếnbậc thầy mà tư tưởng chính của những áng văn ấy lànhân nghĩa và yêu nước

+ “Bình Ngô đại cáo” là áng văn yêu nước lớn củathời đại, bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập, bảncáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca ngợi về cuộckhởi nghĩa Lam Sơn

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi suy cho cùng

là tấm lòng yêu nước thương dân

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là phải chăm lo cho dân an cư, lậpnghiệp Làm vua phải biết thương dân và phạt kẻ cótội với dân

Mặt khác khi đất nước có giặc ngoại xâm thì nhânnghĩa phải biến thành hành động chiến đấu, mang

Trang 14

c Nguyễn Trãi là nhà thơ

- Thơ chữ Hán và thơ Nôm của Nguyễn Trãi biểuhiện lí tưởng của người anh hùng Đó là lí tưởng lúcnào cũng tha thiết mãnh liệt với tấm lòng yêu nướcthương dân

Bui có một lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

“Tấm lòng son ngời ngời lửa luyện” đã bộc lộ thành

ý chí ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm,trong đấu tranh chống cường quyền, bạo ngược

Vườn quỳnh dù có chim hót Cõi trần có trúc đứng ngăn

Nguyễn Trãi thường mượn dáng ngay thẳng cứngcỏi của cây trúc, vẻ thanh cao trong trắng của câymai, sức sống khỏe khoắn sử dụng vào nhiều việccủa cây tùng… tất cả tượng trưng cho người quân tử

ở Nguyễn Trãi, lòng ông vẫn hướng về mục đích

“dành còn để trợ dân này”

+ Ông đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh

“Phượng những tiếc cao diều hay liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”

Nhà thơ khao khát sự hoàn thiện con người Vì vậythơ giàu tính triết lí

* “Dẫu hay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài”

*”Dưới công danh đeo khổ nhục Trong dại dột có phong lưu”

* “Nên thợ nên thầy vì có học

No ăn no mặc bởi hay làm”

* “Áo mặc miễn là cho cật ấm Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon”

Tính triết lí trong thơ văn Nguyễn Trãi biểu hiện chí

Trang 15

khí thanh cao, khát vọng đẹp đẽ Ông thực sự biếtngẫm mình.

- Tâm hồn Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên gầngũi, gắn bó như bạn bè, người hàng xóm thân thiết

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa nguyệt anh tam

Cò nằm hạc lặn bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”

Có những bức tranh thiên nhiên hoành tráng:

Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,

Giáo gươm chìm gẫy chín bãi bao tầng

Có những câu thơ phảng phất phong vị thơ đường

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, đưa thanhnguyệt bạc khách lên lầu”

Thiên nhiên bình dị đi vào thơ Nguyễn Trãi, đó là bèrau muống, luống mùng tơi, quả núc nác:

“Áo quan thả gửi đôi bè muống

Đất bút nương nhờ mấy luống mùng

- Thiên nhiên thơ mộng, chỉ có tâm hồn thi sĩ mớicảm nhận hết được

Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ

Vầng nguyệt lên thuở nước cường

Mua được thú màu trong thuở ấy

Thế gian hay một khách văn chương

Say đắm trong thiên nhiên để giữ cho mình tiếttrong giá sạch, ông yêu trăng trên trời xanh trăngtrong lòng suối Ông gánh nước trăng theo về Ôngyêu trăng, nhìn trăng suốt đêm không ngủ Ông yêutrăng cũng như yêu chim, yêu lá, yêu hoa yêu cảnhvật sông núi Bởi nó khác hẳn cái nham hiểm củalòng người Chỉ có con người có chí khí thanh cao,khát vọng đẹp đẽ trong hoàn cảnh ấy mới có tâmhồn như vậy

- Tâm hồn Nguyễn Trãi còn dành những câu thơ nói

về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động:

Quân thân chưa báo lòng canh cánh

Tình phụ cơm trời áo cha

- Tình bạn thật chan chứa:

Đói bệnh ta như cậu

Ngông cuồng cậu giống ta

* Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc có tầm cỡnhân loại

Trang 16

- Nêu khái quát những giá

trị cơ bản về nội dung và

nghệ thuật thơ văn Nguyễn

* Về nghệ thuật, Nguyễn Trãi đóng góp tích cực vềthể loại và ngôn ngữ làm cho tiếng việt trở thànhngôn ngữ giàu và đẹp

- Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK)

Trang 17

BÀI VIẾT SỐ 4: VĂN THUYẾT MINH

(Bài làm ở nhà)

A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

Trang 18

- Viết được bài văn thuyết minh rõ ràng, chuẩn xác về một sự vật, sự việc, hiệntượng, con người quen thuộc trong đời sống thực tế.

- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn thuyết minh sau đạt kết quả tốt hơn

B NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

I NỘI DUNG

Ngoài những điểm chung đã nói trong bài viết số 1, ở bài này cần lưu ý thêmnhững điểm sau:

1 Cho HS thấy để làm tốt một bài văn thuyết minh, cần phải:

a) Có tri thức về điều cần được trình bày, giới thiệu Vì vậy, GV cần khuyếnkhích HS tìm hiểu thực tế để tự trang bị cho mình một vốn hiểu biết cần thiết, để cóthể làm tốt công việc thuyết minh trong nhà trường trước mắt và trong đời sống saunày

b) Có mong muốn được trình bày những tri thức mà mình có với người nghe(người đọc) GV cần cho HS nhận thức rõ: Người làm công việc thuyết minh phải

có hứng thú giao tiếp, phải nhận ra tâm lí và nhu cầu hiểu biết của người nghe(người đọc) biết đặt mình vào địa vị của họ để có thể tự đánh giá bài làm của mình

đã đạt hay chưa đạt yêu cầu

c) Biết cách tạo lập một văn bản thuyết minh Cần chú ý rằng, đây là bài làmvăn thuyết minh đầu tiên ở THPT, nhưng không phải là bài làm văn thuyết minhđầu tiên mà HS viết ở nhà trường Vì thế, GV nên cho HS tái hiện lại, không nhữngkiến thức về văn bản thuyết minh đã học, mà cả các bài thuyết minh các em đã làm,

để nhớ lại những kinh nghiệm làm văn thuyết minh Những kinh nghiệm ấy chắcchắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc viết bài làm văn số 4 này

2 Tuy nhiên, các em chỉ là những HS vừa qua tuổi thiếu niên, nên không thểđòi hỏi ở các em một vốn tri thức thật rộng, thật sâu và trên nhiều lĩnh vực Vì thế,

GV cần chú ý tránh những đề bài xa lạ với thực tế cuộc sống của HS, để các emkhông bị đẩy vào tình thế phải viết những lời chung chung, sáo rỗng

II PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Ngoài những điểm chung đã nói trong bài viết số 1, ở bài này, GV cần chú ýthêm những điểm sau:

1 Khi hướng dân HS chuẩn bị làm bài

GV cần phải:

- Nêu rõ các yêu cầu cụ thể của bài làm (theo phần Hướng dẫn chung trong

SGK, có cụ thể hóa cho thích hợp với điều kiện riêng của từng trường, từng lớp),

để giúp HS có định hướng khi chuẩn bị

- Cho HS hiểu rằng, việc chuẩn bị cho bài làm này chính là một cơ hội tốt đểcác em tìm hiểu và tích lũy vốn hiểu biết để có thể trở thành một người có tri thức,

có văn hóa- một yêu cầu quan trọng đối với con người của thời hiện đại Các emcần nỗ lực tìm tòi, tham khảo để tìm được cho mình càng nhiều càng tốt những trithức chính xác, mới mẻ, đặc sắc và lí thú về những lĩnh vực liên quan đến bài làm(đã nêu trong SGK hoặc đã được GV thông báo trước)

Trang 19

- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo Đồng thời thấy được nhữngsáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”.

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Trang 20

2 Giới thiệu bài mới

Chúng ta từng được nghe những giờ phút rạng rỡ tưng bừng của lịch sử dântộc Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống, ba lần chiến đấu và chiến thắngquân Nguyên, hai mươi năm bền bỉ chiến đấu và chiến thắng giặc Minh NguyễnHuệ tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh để giữ yên bờ cõi

Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “Nam quốc sơn hà” và

“Bình Ngô đại cáo” được xem là những áng hùng văn thiên cổ Để thấy rõ được giátrị của một trong những tác phẩm ấy, chúng ta tìm hiểu “Đại cáo bình Ngô” củaNguyễn Trãi

+ Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc từ TrungQuốc Cáo cũng là chiếu là văn bản của vua công bố việcnước Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu (Biền làngựa đi sóng đôi Ngẫu là đôi, từng cặp) Văn biền ngẫu

- Ngô có hai cách hiểu: Một là các vua nhà Minh quê ởđất Ngô Hai là chỉ chung bọn giặc sang cai trị nước tarất tàn ác Từ đó dân ta gọi giặc phương Bắc là giặc Ngô

để tỏ ý khinh ghét

Trang 21

- Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa

- Đoạn 2: Kể tội quân giặc cũng là nguyên nhân chinhphạt

- Đoạn 3,4: Quá trình chinh phạt thắng lợi

- Đoạn 5: Tuyên cáo chung để toàn dân biết thắng lợitrọng đại và khẳng định hòa bình trên toàn lãnh thổ

- Những chân lí để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đángcho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo là: Một tưtưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

+ Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ

nhân nghĩa nào

+ Làm vua (quân) phải biết chăm lo đời sống nhân dân,

lo cho dân an cư lập nghiệp Làm vua phải biết thươngdân, phạt kẻ có tội với dân (điếu dân, phạt tội)

Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời đã là lời lẽ đanh thép mởđầu bài đại cáo Tư tưởng ấy đã tỏa sáng và thống nhấttrong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi Ông từng nhậnthức:

“Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới biết sứcdân mạnh như nước)

+ Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa, kẻ ấy sẽ bị thấtbại

Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi

Những việc làm trái với nhân nghĩa sờ sờ ra đấy Hai làquyền độc lập, tự chủ của một dân tộc: Đây là cơ sở, làmchỗ dựa để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài cáo TuyNguyễn Trãi chưa đề cập tới quyền con người nhưng chủquyền dân tộc thì rõ lắm:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Trang 22

Nguyễn Trãi đã mở đầu bài Đại cáo bình Ngô bằng cơ sở

có tính pháp lí Sau này (1945) trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch cũng dẫn lời Tuyên ngôn độc lập năm 1976 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền

và dân quyền năm 1791 của nước Pháp làm cơ sở pháp lí

để triển khai nội dung tuyên ngôn độc lập cho nước nhàsau hơn 80 năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Đoạn

mở đầu Đại cáo bình Ngô thực sự là bản tuyên ngôn.

- Đứng trên lập trường nhân nghĩa sáng ngời, “Đại cáobình Ngô” kể tội quân giặc, lời lẽ nghe thật xót xa:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi quân đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm

… góa bụa khốn cùng

Ta thấy như còn đó đầm đìa mồ hôi, nước mắt và máuxương của biết bao người dân vô tội Nguyễn Trãi trútlòng căm thù vào quân cướp nước Căm giận trút lên đầungọn bút, Nguyễn Trãi chỉ mặt, vẽ ra cả một bầy súcsinh

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán

Lòng căm thù đã bốc lên hừng hực như ngọn lửa thấutrời Nhà văn khái quát thành hình tượng

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi

Lấy cái vô cùng để diễn đạt thật đặc biệt

Câu văn Nguyễn Trãi thực sự là bia căm thù Sâu sắchơn, bia căm thù ấy tạc trong lòng người Việt Nam qua

Trang 23

kẻ thù là tàn sát, vơ vét của nả Chúng thẳng tay chémgiết những người dân vô tội.

- Ngòi bút của Nguyễn Trãi rất linh hoạt Vạch rõ âmmưu của kẻ thù, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dântộc Kể về tội ác kẻ thù, Nguyễn Trãi xuất phát từ lậptrường nhân bản

- Thành công nhất về nghệ thuật trong đoạn kể tội quângiặc và ngôn ngữ hình ảnh và giọng văn Ngoài đặc trưngcủa thể cáo là câu văn biền ngẫu, sóng đôi, đối ngẫu,ngôn ngữ, hình ảnh và giọng văn của Nguyễn Trãi thực

sự thu hút người đọc

+ Khi đầy thương cảm đến xót xa:

- Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay

Bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi vì thế đã chứa đựngyếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền

- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tácgiả tái hiện bằng những chi tiết cụ thể

+ Địa bàn khởi nghĩa hẻo lánh: “Núi Lam Sơn … nươngmình”

+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi quân thù đang mạnh: “Vừakhi… mạnh”

+ Lực lượng nghĩa quân hết sức mỏng: “Tuấn kiệt… mùathu”

+ Lương thảo, quân sĩ thiếu thốn:

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khội Huyện quân không một đội

Song sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, mục đích củacuộc chiến đấu cộng với tài trí, mưu lược của Lê Lợi đãđưa cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn Tiêu biểucho cuộc khởi nghĩa đã có ý chí quyết tâm

Đoạn 4a miêu tả chiến thắng bước đầu của nghĩa quânLam Sơn ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

Trang 24

4a “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt, tâm công.

Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ

Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan”

Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, tính ác liệt cứ tăng dần

4b Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

Ta lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn

+ Quân ta thể hiện:

Sĩ tốt kén người hùng hổ

Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan tác chim muông Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”

+ Quân địch thất bại thảm hại:

Liễu Thăng thất thế Liễu Thăng cụt đầu Bá Tước Lương Minh bại trận tử vong Thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn Quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật Quân Mộc Thạch xéo lên nhau chạy để thoát thân Rõ ràng càng đánh, ta càng mạnh Địch càng đánh càng thua.

* Cách xưng hô: Khẳng khái: “Ta đây” đầy tự tin

Trang 25

 Thái độ cầu hiền:

“Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đắm muốn tiến về Đông

Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn giành phía tả”

Tạo nên sức mạnh đoàn kết

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”

 Lê Lợi là người có tài mưu lược

“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”

Lê Lợi thực sự là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơnđồng thời thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh,giải phóng đất nước của nhân dân ta

- Để làm rõ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vàthất bại nhục nhã của địch, Nguyễn Trãi đã sử dụngthành công nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc Theo dõibảng thống kê

Những biện pháp nghệ thuật và dẫn chứng cụ thể

Thủ pháp nghệ thuật

Dẫn chứng

Liệt kê

Đối lập, sosánh tươngphản

- Điều binh thủ hiểm,sai tướng chẹnđường, ngày mười tám Liễu Thăngthất thế, ngày hai mươi Liễu Thăngcụt đầu, ngày hăm lăm Lương Minhbại trận tử vong, ngày hăm tám LíKhánh cùng kế tự vẫn Đánh một trậnsạch không kình ngạc, đánh hai trậntan tác chim muông

Quân ta:

- Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

- Sĩ khí đã hăng Quân Thanh càng mạnh

- Thừa thắng ruổi dài Tây Kinh ta chiếm lại.

Tuyển binh tiến đánh.

Đông Đô đất cũ thu về

Trang 26

Câu văn dài

ngắn tạo ra

nhịp điệu khác

nhau

- Sĩ tốt kén người hùng hổ

Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh

- Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn

- Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông

Tác giả miêu tả khí thế áp đảo củaquân ta và sự thất bại thảm hại củagiặc Minh Tất cả thể hiện ở hình ảnh,

từ ngữ so sánh trên

- Những câu ngắn gọn tạo ra nhịp điệumạnh mẽ, đanh chắc thể hiện khí thếmãnh liệt của quân ta (gươm mài đá…

đê vỡ)

- Những câu dài dùng để miêu tả thấtbại của giặc

Câu dài thể hiện thất bại của địch

nhiều không sao kể xiết (Bị ta chặn ở

Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân) Câu văn

biến hóa thật linh hoạt vừa gợi cảmtha thiết, vừa khắc họa khí thế rungtrời chuyển đất của nghĩa quân, vừa

Trang 27

“Bốn phương biển cả… khắp chốn” Một triều đại mớiđược mở ra.

- Tác giả cũng rút ra những bài học lịch sử+ Đó là bài học có tính truyền thống Sở dĩ có chiếnthắng là do “trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”

Tổ tiên cha ông nhờ có con cháu mà trở nên anh hùng.Hóa ra sức mạnh truyền thống hun đúc từ mấy nghìnnăm luôn là ngọn lửa cháy rừng rực trong lòng mỗingười dân Đại Việt

+ Làm nên chiến thắng là do con người “Một cỗ nhung ychiến thắng nên công oanh liệt ngàn năm” ý này rút ta từviệc Vũ Nương đánh trụ “Nhất nhung y thiên hạ đạiđịnh” (chỉ một cỗ nhung y mà thiên hạ thu về được), câunày là ca ngợi Lê Lợi, ca ngợi chiến công của nhân dânĐại Việt Nói khác đi nên chiến thắng này là do conngười

- “Đại cáo bình Ngô” là một tuyên ngôn về quyền sốngcon người:

+ Lên án tội ác dã man của kẻ thù thời trung cổ: “Nươngdân đen…vạ”

+ Vẽ ra bộ mặt tàn bạo, khát máu của kẻ thù xâm lược

“Thằng há miệng… chưa chán”

Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân bản, quyềnsống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minhxâm lược Những lời lẽ tố cáo đanh thép góp phần làmcho “Đại cáo bình Ngô” thực sự là một tuyên ngôn nhânquyền

- Về mặt nghệ thuật+ Xây dựng được những biểu tượng tác động tới ngườiđọc

Trang 28

III Củng cố

“Nướng dân đen”, “vùi con đỏ”

“Còng lưng mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng”

“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội”

“Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

+ Trình bày các sự kiện theo trình tự nhất quán

“Đinh Mùi tháng chín Liễu Thăng… tiến lạiNăm ấy tháng mười Mộc Thạnh… tiến sang”

- Ngày mười tám…

- Ngày hai mươi…

- Ngày hăm lăm…

+ Sử dụng câu ngắn, câu dài tạo ra nhịp điệu trong mục

+ Kết hợp giữa chính luận (lí lẽ) với văn chương (xem ởphần luyện tập)

- Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).

IV Luyện tập

Lập sơ đồ kết cấu của “Đại cáo bình Ngô”:

Luận đề chính nghĩaLuận đề chính nghĩa

Tư tưởng chính nghĩa Quyền độc lập của dân tộc

Vua Kẻ đi ngược với

nhân nghĩa

Lãnh thổ Văn hóa H o ki à vị trí của ệt anh hùng

Đối chiếu với hiện thực cuộc sống

Trang 29

Nhìn vào sơ đồ ta thấy kết cấu của bài cáo rất chặtchẽ.

Lí lẽ: Đưa ra luận đề chính nghĩa Luận đề ấy baogồm 2 vấn đề lớn Một là tư tưởng nhân nghĩa, hai làchủ quyền của dân tộc, quốc gia Tư tưởng nhânnghĩa đặt ra với người cầm đầu đất nước  vua Đốinghịch là kẻ đi ngược với nhân nghĩa đã bị thất bạinhư thế nào Hai là quyền độc lập của dân tộc thểhiện ở ba vấn đề lãnh thổ, văn hóa, người tài giỏi.Đối chiếu giữa luận đề chính nghĩa với hiện thựccuộc sống, người đọc càng nhận ra giặc Minh khôngbiết rút ra bài học của các đời vua Trung Quốc trước

đó đã từng xâm lược nước Đại Việt Tội ác củachúng thất bại là điều tất yếu ở mỗi nội dung, tác giả

sử dụng cách viết sử dụng từ ngữ tạo ra hình ảnh, lời

so sánh, cặp câu song đôi đã làm nên sắc thái vănchương

TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN

Giặc Minh phi nghĩa Nhân dân Đại Việt chính nghĩa

Ý nghĩa

Trang 30

CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1 Kiểm tra bài cũ

2 Giới thiệu bài mới

bảo tính chuẩn xác trong

văn bản thuyết minh

- Tìm hiểu thấu đáo, phải quan sát tỉ mỉ, kĩ càng, nếu

là một cuốn sách phải đọc đi đọc lại nhiều lần

- Thu thập tài liệu tham khảo Chú ý tài liệu thamkhảo phải có tên tuổi nghĩa là của các nhà khoa họcđầu ngành hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh về vấn đề thuyết minh

-Luôn luôn nhận thông tin mới, những thay đổithường xuyên để vấn đề thuyết minh có tính thời sựnhư thuyết minh về dân số, về sản lượng hàng năm

- Đối chiếu với SGK Ngữ văn lớp 10, ta thấy ngườinào đó viết như vậy là không chuẩn xác

Trang 31

Cả văn bản không hề thuyết minh, làm rõ NguyễnBỉnh Khiêm là một nhà thơ, ta không thể dùng đểthuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách mộtnhà thơ.

- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút

- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh Người viết hoặc trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn, hấpdẫn người nghe người đọc về một vấn đề nào đó

Tính hấp dân trong văn bản thuyết minh vô cùng quantrọng Bởi lẽ không hấp dẫn thì người ta không đọc,không nghe Khi người ta không đọc, không nghe thìvăn bản thuyết minh sẽ không có tác dụng gì

- Một số biện pháp sau làm cho văn bản thuyết minhhấp dẫn

+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con

số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt để tạo ấn tượngcho người người đọc, người nghe

+ Kết hợp, sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài vănthuyết minh không đơn điệu

+ Phối hợp nhiều hiểu biết về tự nhiên, xã hội, cácngành, nghề… để bài viết hoặc nói phong phú vềnhiều mặt

Đoạn văn của Vũ Bằng là văn bản thuyết minh về phở

ở Việt Nam Cách viết của nhà văn rất hấp dẫn Bởingười viết sử dụng linh hoạt các câu Đó là câu đơn.+ Người bán hàng… vào bát

Trang 32

Ngoài ra, đoạn văn của Vũ Bằng còn sử dụng từ ngữgiàu hình tượng.

+ “Xanh như lá mạ”

“Dăm quả ớt đỏ”

“Thịt bò tươi, chắm cỏ, tai có, gầu có…”

Đặc biệt huy động nhiều giác quan và liên tưởng khiquan sát: Mắt nhìn, mũi phát hiện mùi phở, vị giáccảm nhận sự ngon lành Tác giả so sánh những người

ăn phở trong quán “như những ông tiên đánh cờ trongrừng mùa thu” Đoạn văn của Vũ Bằng rất hấp dẫn

Trang 33

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

- Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1 Kiểm tra bài cũ

2 Giới thiệu bài mới

Kết thúc bài thơ “Bài học nhỏ về nhà thơ lớn” sáng tác nhân dịp 200 nămngày sinh Nguyễn Du (11- 1965), nhà thơ Tế Hanh viết:

Cuộc gặp gỡ tình cờ cho tôi bài học lớn

Như thể hai trăm năm nhà thơ nhắc lại ra rằng

Hãy đi vào trái tim bạn đọc.

Người ta có thể quên tên người làm thơ nhưng đừng để quên thơ.

Nhưng làm thế nào để đừng quên thơ khi trí nhớ con người phụ thuộc vàotuổi tác Chỉ có thể là tình yêu thơ, sự hòa hợp với cảm xúc của nhà thơ kết hợp vớinhững công trình ghi chép, bảo lưu lại Để thấy được sự tuyển chọn, ghi chép quantrọng như thế nào đối với việc giữ gìn di sản thi ca, chúng ta tìm hiểu bài “Tríchdiễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

I Tìm hiểu chung

1 Tiểu dẫn

(HS đọc SGK)

- Phần tiểu dẫn cần nắm

được nội dung gì?

- Tác giả Hoàng Đức Lương+ Quê gốc: Cửu Cao- Văn Giang- Hưng Yên Sauchuyển đến làng Ngọ Kiều- Gia Lâm- Hà Nội.Chưa rõ năm sinh năm mất Đỗ tiến sĩ 1478 vàhoàn thành “Trích diễm thi tập” năm 1497

“Trích diễm thi tập” (trích: tuyển, diễm thi: thơhay) tập tuyển chọn những bài thơ hay, gồm 6quyển của Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyểnchọn từ đời Trần đến đầu thời Lê Bài tựa này trìnhbày lí do ra đời và quá trình hình thành của “Trích

Trang 34

2 Theo Hoàng Đức Lương

có những nguyên nhân nào

khiến sáng tác thơ văn của

người xưa không được lưu

truyền đầy đủ cho đời sau?

Cho biết nghệ thuật lập

luận của tác giả.

3 Vì sao Hoàng Đức Lương

phải sưu tầm tuyển chọn

thơ ca dân tộc Tác giả đã

làm gì để sưu tầm thơ văn

của tiền nhân?

Điều gì đã thôi thúc Hoàng

Đức Lương vượt khó khăn

để biên soạn tuyển tập thơ

này

4 Phân tích nghệ thuật lập

luận kết hợp với biểu cảm

của tác giả trong bài tựa.

diếm thi tập”

- Hoàng Đức Lương đưa ra 4 lí do khiến thơ vănkhông lưu truyền hết ở đời Thử đặt tên cho mỗi lído

+ Nhà thơ mới thấy hết cái hay, cái đẹp của thơ.+ Bận rộn công việc, người có điều kiện ít để ý tớithơ

+ Có người thích thơ nhưng không có đủ tài năngtuyển chọn

+ Kiểm duyệt của nhà vua khắt khe

- Lập luận rõ ràng chặt chẽ (Luận điểm)

Vì sao thơ văn không lưu truyền hết ở đời+ Chỉ có nhà thơ mới thấy hết được cái hay, cáiđẹp của thơ

+ Mọi người có năng lực bận rộn công việc+ Có người thích nhưng không đủ năng lực tuyểnchọn

+ Kiểm duyệt của nhà vua quá khắt khe

- Vì một đất nước văn hiến (văn là trước tác, bàithơ hiến là người hiền) chẳng lẽ không có quyềnsách tiêu biểu nào

- Chẳng lẽ ta cứ đi xa xôi để học thơ thời Đường.Như vậy tác giả căn cứ vào thực trạng di sản thơ

ca Việt Nam thời mình sống và nhu cầu bức thiếtphải biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” này

- Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Các thưtịch không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấytàn, vách nát”, “Hỏi quanh khắp nơi”, “Thu lượmthêm thơ của các vị hiện đương làm quan trongtriều”, cuối cùng là phân loại chia quyển

- Thái độ của tác giả rất khiêm nhường trong cáchxưng hô và nói về mình: “Tôi không tự lượngsức… trách nhiệm nặng nề mà tài hèn… mạn phépphụ thêm… tránh được lời chê trách”

- Lí lẽ đưa ra để khẳng định những lí do làm chothơ văn không lưu truyền hết ở đời, tác giả xen vàonhững cảm nghĩ của mình: “Than ôi! Một nướcvăn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽkhông có quyển sách nào có thể làm căn bản màphải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường.Như thế chả đáng thương xót lắm sao!”

- Quá trình sưu tầm, tác giả thuyết minh những

Trang 35

5 Anh (chị) cho biết trước

“Trích diễm thi tập” đã có

ý kiến nào nói về văn hiến

dân tộc?

II Củng cố

khó khăn, xen vào đó là giọng văn đầy cảm xúc

“Trách nhiệm năng nề mà tài hèn, đức mọn… mạnphép phụ thêm… may tránh được lời chê trách củangười đời sau”

- Đó là tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của NguyễnTrãi trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã khẳngđịnh

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Văn hiến  văn trước là tác, là tác phẩm, văn bản.Hiến là hiền tài, là tác giả, người sáng tác Sở dĩNguyễn Trãi cũng như Hoàng Đức Lương khẳngđịnh nền văn hiến của dân tộc ta vì cả hai đềuchứng kiến những giờ phút tưng bừng nhất củalịch sử dân tộc Sau chiến thắng giặc Minh, tưtưởng độc lập dân tộc đang ở cao trào Niềm tựhào về văn hiến của nhân dân đã được khẳng định.Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK)

ĐỌC THÊM:

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

Trang 36

(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất

niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

Thân Nhân Trung

* Gợi ý:

Văn bia là một loại văn bản chính luận thời trung đại Bài tựa cho 82 tấm văn bia ở Quốc Tử Giám cũng là một văn bản chính luận Bài tựa viết ra nhằm mục đích giải thích lí do, mục đích lâu dài cần thiết và quan trọng của việc lập văn bia tiến sĩ Văn bản chính luận thiên về lập luận, lí lẽ để thuyết phục người nghe (người đọc) vì vậy cần một lối viết sắc sảo, lập luận và kết cấu chặt chẽ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đã đạt đến trình độ chuẩn mực cho các yêu cầu của văn chính luận trung đại.

Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 được mở đầu một cách quen thuộc bằng thái độ khiêm tốn của người viết Sau đó, người viết

đi thẳng vào vấn đề chính Để nói đến ý nghĩa đúng đắn và tầm quan trọng của việc dựng bia ghi công những người hiền tài, người viết mở đầu bằng một nhận định đã có tính chất như chân lí được đúc kết từ lâu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” “Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội, hiền tài cũng là kết tụ khí thiêng của dân tộc, của trời đất như người đời vẫn nói “địa linh sinh nhân kiệt” Là nơi đúc kết khí thiêng sông núi, là nguyên khí của quốc gia nên hiền tài có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh thịnh suy của đất nước,

“Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” Một cách rất ngắn gọn và rõ ràng, tác giả đã nêu bật được vai trò của hiền tài đối với vận mệnh dân tộc, đó là vai trò quyết định.

3 Hiền tài quan hệ như

thế nào đối với vận

mệnh nước nhà?

- Thân Nhân Trung (1418- 1499), tự là Hậu Phủ, đỗTiến sĩ 1469, là thành viên Hội tao đàn do Lê ThánhTông sáng lập Bài viết có tên là “Bài kí đề danh tiến

sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” (Niênhiệu vua Lê Thánh Tông 1440- 1442) Đây là bài vănkhắc ở một trong 82 bia đá tại Văn Miếu- ThăngLong- Hà Nội

- Khẳng định vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đấtnước Đồng thời thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, đềcao của nhà văn với hiền tài

- Hiền tài là người tài cao, học rộng có đạo đức Tạisao hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

+ Nguyên khí: chất làm nên sự sống còn của đất nước

xã hộiNguyên khí yếu thì nước yếu và xuống thấp

+ Kẻ sĩ (người có học) làm nên nguyên khí ấy

Trang 37

4 Ý nghĩa, tác dụng của

việc khắc bia ghi tên tiến

sĩ đối với đương thời và

+ Nhiều người đã mang chính sự ra tô điểm cho cảnhtrị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng

- Khắc bia có ý nghĩa+ Để lưu vẻ sáng lâu dài nên dựng đá đặt trước cửahiền quan (Quốc Tử Giám) để kích thích, động viên:

“kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyệndanh tiết, gắng sức giúp vua”

+ Ngăn chặn ý xấu, làm răn kẻ ác+ Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai+ Rèn giũa sĩ phu, củng cố vận mệnh đất nước

- Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra: “giáo dục là quốcsách, trọng dụng nhân tài”

6 Lập sơ đồ: Kết cấu bài văn bia của Thân Nhân Trung:

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT

Hiền tài có

vai trò quantrọng

Quyết định thịnh suy

của đất nước

Nguyên khí của quốc gia

Khuyến khích hiền tài

Triều đình Việc cần l m: kh à vị trí của ắc bia tiến sĩ

Ý nghĩa

Trang 38

A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ

họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữkhác trong khu vực

- Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử pháttriển của dân tộc, của đất nước

- Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếng Việt- tiếng nói của dântộc: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

của tiếng Việt

- Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc ViệtTiếng Việt giữ vai trò của ngôn ngữ có tính phổ thông

Nó là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, là ngônngữ chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoạigiao, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật

- Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa

+ Các nhà nghiên cứu về tiếng Việt đã đi đến khẳngđịnh:

* Tiếng Việt là do dân tộc Việt trưởng thành từ rất sớmtrên lưu vực sông Hồng và sông Mã trong xã hội có nềnvăn minh nông nghiệp đạt tới trình độ phát triển khácao

* Về nguồn gốc họ hàng, tiếng Việt thuộc họ Nam á

Đó là ngôn ngữ có từ rất xưa trên một vùng rộng lớnĐông Nam, Châu á

* Họ ngôn ngữ Nam á phân chia thành một số dòng,trong đó có dòng Môn- Khme phân bố ở vùng caonguyên nam Đông Dương và miền phụ cận bắc ĐôngDương Cụ thể là thuộc miền núi phía Bắc, dọc trườngSơn, Tây Nguyên, Cămpuchia, Mianma Dòng Môn-

Trang 39

- Trong thời kì dựng

nước, tiếng Việt có đặc

điểm thanh điệu như

Bảng so sánh một số từ giữa tiếng Việt và ngôn ngữkhác

Việt

T.

Mườn g

T.Môn- Khme (Bana, Catu)

NgàyMưaTrongTay

NgàyMưaTrongTay

NgàiMươTlongThay đay, tiChim,

sông,cá

Có nguồn gốc

từ tiếng Khme

Môn-+ Không có hệ thống thanh điệu+ Ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép, ví dụ: tl, kl,pl… (trứng tlứng)

+ Trong hệ thống phụ âm cuối có các âm như: l, h, s…

-+ Ngữ pháp có sự kết hợp

Từ được hạn định đặt trước từ hạn địnhHoa đẹp, lúa xanh, ngựa trắng (đây là hình thức phânbiệt tiếng Hán)

- Tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Hán

- Đây cũng là thời gian dân tộc ta phải đấu tranh để bảotồn và phát triển tiếng nói của dân tộc Bằng cách:

+ Vừa mở rộng vốn từ vựng vừa Việt hóa ngôn ngữHán trên lĩnh vực âm đọc sau đó về mặt ý nghĩa vàphạm vi sử dụng (đọc phiên âm chữ Hán) Ví dụ: Tâm,tài, đức, mệnh, độc lập, tự do, gia đình, hạnh phúc…Đây là phương thức vay mượn phổ biến nhất

- Nhiều từ ngữ Hán được Việt hóa dưới hình thức saophỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt, ví dụ:

+ Đan tâm lòng son+ Cửu trùng chín lầnThanh thiên bạch nhật  trời xanh ngày trắng

Trang 40

2.3: Tiếng Việt thời kì

- Qua các giai đoạn

phát triển của tiếng

Việt, anh (chị) có nhận

xét gì?

Thanh sử sử xanhHình thức vay mượn, việt hóa làm cho Tiếng Việt ngàycàng phong phú ở các thời kì sau này, cả ngày nay

- Nho học phát triển, chữ Hán thịnh hành, nhưng ngônngữ tiếng Việt phát triển không ngừng

+ Nhờ có ngôn ngữ văn hóa (thơ, văn, thể loại khác)càng làm cho tiếng Việt tinh tế, uyển chuyển

- Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, bản đề cương vănhóa Việt Nam được công bố 1943 (do đồng chí TrườngChinh khởi thảo), tiếng Việt góp phần tích cực vàocông tác tuyên truyền cách mạng, kêu gọi toàn dângiành độc lập, tự do, tiếng Việt càng phát triển dồi dào,

đủ sức vươn lên, đảm đương trách nhiệm nặng nề

- Trước 1942 nhiều nhà trí thức đã quan tâm tới việcnghiên cứu giảng dạy và phổ biến khoa học bằng tiếngViệt như giáo sư Hoàng Xuân Hãn công bố quyển

“Danh từ khoa học” năm 1942

- Sau cách mạng tháng tám, xây dựng thuật ngữ khoahọc, chuẩn hóa tiếng Việt đã được tiến hành mạnh mẽ.Hầu hết các ngành khoa học hiện đại đều biên soạnđược những tập sách thuật ngữ chuyên dùng Theo bacách thức

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học tiếng Trung Quốc+ Đặt thuật ngữ thuần Việt

Tất cả đều phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ củangười Việt

- Bản tuyên ngôn độc lập của Bác đã mở ra triển vọng,tiếng Việt có vị trí xứng đáng trong nước Việt Nam độclập tự do Nó đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trongmọi lĩnh vực Tiếng Việt được sử dụng và đưa vàotrường phổ thông cho tới đại học, trên đại học, nhằmnâng cao dân trí, phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật

- Tiếng Việt không ngừng phát triển và ngày càngphong phú, giàu có đáp ứng yêu cầu, thực hiện đầy đủcác chức năng đối với cuộc sống con người

- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt không bị tiếngnước ngoài đồng hóa mà còn Việt hóa tự làm giàu chomình

- Chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt bằng cách

Ngày đăng: 15/05/2014, 10:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sánh một số từ giữa tiếng Việt và ngôn ngữ  khác. - Giáo án ngữ văn 10 học kì 2 đầy đủ
Bảng so sánh một số từ giữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác (Trang 39)
Hình ảnh thật hoành tráng phù hợp với lí tưởng và  hành động của Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên  đường thẳng rong” - Giáo án ngữ văn 10 học kì 2 đầy đủ
nh ảnh thật hoành tráng phù hợp với lí tưởng và hành động của Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w