Thuận lợi & khó khăn trong phát triển kinh tế đối ngoại việt nam
Trang 1L i nói đ u ời nói đầu ầu
Kinh tế đối ngoại là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kì quốc gia nàotrong thời kì hội nhập và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không phảingoại lệ
Kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thịtrường trong nước với khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện trao đổi khoa học kỹthuật và công nghệ quản lý giữa các nước với nhau Hoạt động kinh tế đối ngoại gópphần thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra nó còn thu hút khoa học kỹ thuật vàcông nghệ khai thác; ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tếhiện đại vào nước ta Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, kinh tếđối ngoại còn góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ănviệc làm cho người lao động
Việt Nam có khả năng mở rộng quan hệ buôn bán và hợp tác kinh tế với thịtrường lớn, những cường quốc công nghệ trên thế giới; đa phương hoá quan hệ thịtrường và đối tượng hợp tác phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại với tốc độ cao
Vấn đề đặt ra là để kinh tế đối ngoại phát huy tối đa vai trò của mình, chúng tacần phải tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của đất nước trong quá trình phát triểnkinh tế đối ngoại để từ đó Đảng và Nhà nước ta đưa ra những chính sách kinh tế đốingoại phù hợp với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới
Trang 2I Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại:
Ngày nay với sự phát triển của những tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt làcông nghệ thông tin, đã thiết lập mối quan hệ kinh tế xã hội phát triển trên cơ sở hoàntoàn mới, nó có khả năng vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách và biên giới, tạo ra sựphát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất Điều đó làm cho thị trường ngày càng mởrộng, sự luân chuyển của mọi nhân tố làm cho sự phát triển đều gia tăng không ngừng
cả về số lượng và chất lượng, về quy mô và không gian biên giới Vì thế đã làm chonền kinh tế của các quốc gia trên thế giới cho dù khác nhau về vị trí địa lý, truyềnthống lịch sử, trình độ phát triển ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Phát triển kinh tếkhông chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của một quốc gia, dân tộc nào mà nócòn là vấn đề chung của toàn nhân loại
Ngoài ra, còn có rất nhiều quy tắc kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ, nguồnnhân lực và chất xám đã quy định hoạt động sản xuất và tiêu dùng của các nước ở mộtmức độ tương đối lớn
Nội dung của phân công lao động quốc tế có nhiều biến đổi Phân công quốc tếtruyền thống lấy các nguồn tự nhiên làm cơ sở, phát triển thành phân công lấy côngnghệ kỹ thuật hiện đại là cơ sở; từ phân công giữa các ngành trong mỗi khu vực, pháttriển thành phân công giữa các ngành thuộc các khu vực và phân công lấy chuyênmôn hoá sản phẩm làm cơ sở; từ phân công diễn ra theo phạm vi sản phẩm, phát triểnthành phân công diễn ra theo phạm vi các yếu tố sản xuất; từ phân công trong lĩnh vựcsản xuất thành phân công trong lĩnh vực dịch vụ Cơ chế hình thành phân công quốc tếcũng đang biến đổi, tức là: từ phân công do lực lượng tự phát của thị trường, phát triểnthành phân công do xí nghiệp, chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia, do các tập đoànkinh tế, tổ chức thương mại khu vực, sự phân công có tính hiệp định Phân công theochiều ngang trở thành hình thức phân công chủ yếu Nội dung của nó là phân côngtheo sản phẩm, linh kiện sản phẩm và theo quy trình công nghệ sản phẩm
Phân công lao động quốc tế đã hình thành mạng lưới sản xuất có tính thế giới, làmcho các nước trở thành bộ phận của nền sản xuất thế giới, trở thành một khâu trongdây chuyền giá trị hàng hoá Nó có lợi cho các nước trên thế giới phát huy đầy đủ ưuthế, tiết kiệm lao động xã hội, làm cho các yếu tố sản xuất được phân bổ một cách hợp
lý, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển
Kinh tế đối ngoại sẽ làm cho mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng cường và pháttriển Đến nay lợi ích chung của các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng; cácnước phát triển và đang phát triển, các nước lớn và nhỏ ngày càng nâng cao mức độphụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau đẻ cùng tồn tại, hợp tác và phát triển Xét một cách
cụ thể, kinh tế quốc tế hoá là xu thế tất yếu, biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
Trang 3lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế ngày càng diễn ra sâu sắc, rộng rãi trênphạm vi toàn thế giới dẫn tới sự hình thành nền kinh tế thế giới Vấn đề mở rộng kinh
tế đối ngoại vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu là quá trình
mà mọi cơ hội và nguyện vọng của tất cả các quốc gia ở mọi khu vực trên thế giới cầntìm ra những điểm chung giữa những nét đặc thù khác biệt để có một cơ chế mới trongmối quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển hơn nữa
Chính vì những điều trên mà Việt Nam chúng ta đã theo tinh thần đổi mới của Đạihội VI, VII và VIII, cùng các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương trong các kì Đạihội đều có chú ý đến vấn đề hội nhập quốc tế Nếu như Đại hội VI, Đảng ta nhấnmạnh phải “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết mối quan hệtiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa” thì tại Hộinghị Trung ương thứ 3 khoá VII đã có bước tiến trong xác định nội dung cụ thể củahội nhập quốc tế, trong đó khẳng định phải khai thông quan hệ với các tổ chức kinh tếquốc tế Tư tưởng này được khẳng định lại tại Hội nghị Trung ương 7 khoá VII là
“từng bước tham gia các hội, các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới”.Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển sự cần thiết cũng như làm rõthêm nội dung và tiến trình hội nhập Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh “xây dựng mộtnền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thếnhập khẩu bằng sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”
II Thực tế quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Việt
Nam qua một số điểm mốc lớn:
Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta
đã lớn mạnh lên nhiều Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và kýkết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợptác toàn diện cho thế kỷ 21: Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kếtnhư Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giớitrên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc,Hiệp định về phân định thềm lục địa với Indonesia Các mối quan hệ song phương và
đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoàbình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc hội nhập kinh tếquốc tế
Hiện nay Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với khoảng 172 nước và có quan hệ
về kinh tế, thương mại và đầu tư với gần 200 nước và vùng lãnh thổ Trong quá trìnhđổi mới kinh tế trong nước, kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằmthiết lập môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và tổng thể nềnkinh tế nói chung Sau đây xin nêu một số sự kiện lớn :
Trang 4 Đầu thập kỷ 90, Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, ký kếthiệp định Paris về Campuchia, cải thiện quan hệ với các nước phương Tây,ASEAN và các tổ chức tiền tệ quốc tế.
Năm 1992, hệ thống danh mục hàng xuất nhập khẩu chịu thuế tương đối thốngnhất và hài hòa đã được đưa vào áp dụng Cũng trong năm này, Hiệp địnhthương mại ưu đãi Việt Nam – EEC đã cung cấp các hạn ngạch xuất khẩu chohàng dệt may của Việt Nam vào châu Âu đồng thời chúng ta cũng dành một số
ưu đãi về thuế cho một số mặt hàng nhập từ EEC Hiệp định thương mại quantrọng với thị trường cao cấp và rộng lớn này đã giải quyết được phần nào vấn
đề thiếu hụt thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời mở ra và tích cựcthúc đẩy một số mặt hàng xuất khẩu, tận dụng được ưu thế về nguồn lực nội địacủa quốc gia
Cũng trong năm 1992, Việt Nam có quan hệ với Nhật Bản và Nhật Bản là quốcgia cung cấp vốn ODA lớn nhất, là 1 trong 3 nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam
Nối lại quan hệ tín dụng bình thường với IMF và WB, đàm phán thắng lợi tạiCâu Lạc bộ Paris và London nhằm giảm, xoá, hoãn nợ chính phủ và công tycủa ta, tạo điều kiện hình thành cơ chế Hội nghị tư vấn (CG) hàng năm cam kếtODA cho Việt Nam bắt đầu từ 1993 Đây có thể coi là một mốc quan trọng pháthế bao vây cấm vận chống ta của các thế lực đế quốc và thù địch
Năm 1994, Việt Nam giành được vị trí là người quan sát của Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại GATT (sau đó đổi thành tổ chức Thương mại Thếgiới WTO) Tuy vậy tiến trình gia nhập vào tổ chức này còn rất nhiều khókhăn, đòi hỏi nỗ lực toàn diện của Việt Nam trong cải cách kinh tế và pháp lý.Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam luôn tỏ ra thiện chí Năm 1994 Mỹ đã xóa bỏlệnh cấm vận đối với Việt Nam Đây là một điều kiện quan trọng để chúng tathúc đẩy mối quan hệ kinh tế với một môi trường rộng lớn và đầy sôi động
Năm 1995 là một dấu mốc hết sức quan trọng khi Việt Nam gia nhập vàoASEAN (28/7/1995) – một hiệp hội trọng yếu của khu vực, đồng thời chúng tacũng trở thành thành viên của AFTA Có nghĩa là Việt Nam bắt đầu tham giavào các cam kết cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng nhập khẩu nông – côngnghiệp của các nước ASEAN
Năm 1996, Việt Nam ban hành tiếp danh mục các hàng hóa với các mức thuếquan ưu đãi có hiệu lực chung dành cho AFTA, sẽ được áp dụng rộng rãi vàonăm 1997 Nhìn chung mức thuế nhập khẩu tối đa giảm xuống còn 80% Chínhsách nhập khẩu tiếp tục giảm số lượng hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch nhậpkhẩu xuống còn 6
Tháng 11/1998, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của Diễn đàn Hợp tácKinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APECT) Việt Nam đã trình kế hoạchhành động về các lịch trình ngắn, trung và dài hạn cho việc thực thi các biệnpháp thuế quan, phi thuế quan, thương mại, dịch vụ…
Trang 5 Năm 2000 phải kể đến một thành tựu quan trọng của Việt Nam đó là đã tiến tới
ký kết được Hiệp định thương mại với Mỹ Hiệp định khẳng định bước tiếnmới trong quá trình bình thường hóa quan hệ nói chung và thương mại nóiriêng giữa 2 nước Sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng vàngược lại, sẽ dành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc và đối xử bình đẳng Như vậycác bên của Hiệp định thương mại sẽ có nền tảng pháp lý để xúc tiến các hoạtđộng thương mại song phương
11/1/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO), một sân chơi kinh tế toàn cầu chiếm khoảng 90% dân sốthế giới, 95% GDP và 95% giá trị thương mại của toàn thế giới Việc gia nhậpWTO là kết quả tất yếu của quá trình đổi mới, tích cực hội nhập kinh tế khuvực và quốc tế của Việt Nam Đây là bước hội nhập đầy đủ hơn và thực chấthơn của Việt Nam vào kinh tế thế giới, đồng thời đánh dấu một mốc mới rấtquan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế: từ hội nhập ở cấp độ khuvực (ASEAN năm 1995) đến cấp độ liên khu vực (ASEM năm 1996, APECnăm 1998) và đến cấp độ toàn cầu hiện nay
Trong những năm qua, Việt Nam còn gia tăng quan hệ với Liên Hợp Quốc,IMF, WB… Tính đến nay đã hơn 20 năm Việt Nam tham gia vào Liên HợpQuốc và chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức này trong rất nhiều cáclĩnh vực đồng thời chúng ta cũng đóng góp vào sự phát triển của chính tổ chứcnày Ghi nhận vào sự đóng góp đó, lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào Hộiđồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc năm 1997 Đây là điều kiện quan trọng chophép mở rộng quan hệ giữa Việt Nam – Liên hợp quốc cũng như với các quốcgia và tổ chức quốc tế khác Ngày nay chúng ta cũng đã tham gia tích cực vàocác tổ chức và hoạt động khác thuộc Liên hợp quốc như: UNDP, UNFPA,UNICEF, UNHCR, UNDCP…
Tóm lại, hơn 25 năm đổi mới vừa qua, nhìn từ góc độ kinh tế đối ngoại thìđúng là giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của ViệtNam Thời gian đó tuy chưa dài nhưng cùng với những kết quả đạt được,
đó là bài học kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại trên bước đường hộinhập, đó là hành trang để chúng ta vững bước vào giai đoạn mới, đẩynhanh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
III Thuận lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại của Việt
Nam:
1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Trang 6Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, là nơi gặp gỡ củanhững luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh tạo nên tự nhiên Việt Namrất phong phú và đa dạng Điều này có tác động sâu sắc đến quy mô, cơ cấu và hướngphát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, trở thành một đầu mốigiao thông quan trọng từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương Việt Nam cóđường bờ biển dài 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam với rất nhiều cảng đặc biệt
là cảng Cam Ranh, cảng Cái Lân…và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 đãtạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nước ta trở thành cửa ngõ giao thông quantrọng của khu vực, phát triển vận tải đường biển, kinh tế - thương mại, khoahọc – kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới
Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Binh Dương, khu vực đang diễn ra các hoạtđộng kinh tế sôi động bậc nhất và dần trở thành trung tâm của nền kinh tế thếgiới trong đó “Bốn con rồng Châu Á” (Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, HồngKông) đang phát triển hết sức mạnh mẽ Điều này tạo điều kiện cho Việt Namgiao lưu với những nền kinh tế sôi động, học hỏi được những kinh nghiệm quýbáu, chủ động phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ,bôxit, aptit trong đó bô xít có trữ lượng khoảng 5 tỷ tấn, đứng thứ 3 thế giới;quặng đất hiếm cũng có trữ lượng đứng thứ hai thế giới) Một số loại khoángsản, nhất là dầu khí, đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới và trongkhu vực Các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới, của ngành nuôi trồng,đánh bắt thuỷ, hải sản và của một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
có thể phát triển với quy mô lớn nhằm tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu Tàinguyên thiên nhiên kết hợp với nguồn nhân lực, kinh tế, kỹ thuật ở trong vàngoài nước là những nguồn lực quan trọng để thực hiện chiến lược kinh tế đốingoại
2 Những yếu tố ổn định về chính trị:
Nước ta bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hòabình, chính trị xã hội ổn định Đây là một nhân tố quan trọng trong giao lưu hộinhập đảm bảo chúng ta chỉ hòa nhập chứ không hòa tan Việt Nam không chophép tồn tại đa nguyên, đa đảng mà chỉ có một Đảng lãnh đạo duy nhất đó chính làĐảng Cộng sản Việt Nam, do đó mà tình hình chính trị rất ổn định, rất hiếm khixảy ra tranh chấp xung đột Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế vànhững xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nộilực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nhệ mới, kinh nghiệm
Trang 7quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đó
là cơ hội lớn để chúng ta tạo ra bước phát triển mới
Bên cạnh đó, công tác phát triển kinh tế đối ngoại luôn luôn được Đảng và Nhànước tạo mọi điều kiện thuận lợi Đảng xác định đường lối ở tầm vĩ mô “xu thếkhông thể tránh khỏi đối với sự phát triển” của việc tham gia kinh tế đối ngoại Từnhận thức này, Việt Nam đã có những bước chuyển lớn trong chính sách kinh tếnói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng Các chính sách này đều theo hướng tự dohóa, tất nhiên là ở các tầng lớp khác nhau, phụ thuộc vào thực lực cụ thể của từnglĩnh vực… Trong khi triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá,Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác củaViệt Nam với các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở Châu Á, Đông Âu,Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La-tinh;hợp tác phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, dulịch, lao động…
Hiện nay quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã được rộng mở Việt Nam bìnhthường quan hệ với các nước lớn, với hầu hết các chủ thể trong quan hệ quốc tế Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn,các tổ chức quốc tế chủ chốt Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trêntrường quốc tế, đây là nền tảng, thuận lợi cho việc đặt nền móng cho đường lôứi đốingoại của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI
3 Yếu tố thuận lợi về kinh tế:
Một yếu tố thuận lợi là nền kinh tế có trình độ và chất lượng phát triển cao hơn Từnăm 1986, thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã được thay thếbằng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; tính chất tự cung tự cấp, khépkín trong nền kinh tế được thay thế bằng xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế Cơ chếthị trường là hạt nhân của quỹ đạo phát triển kinh tế mới theo nghĩa nó định hình mộtphương thức mới gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kin tế thế giới Nó cũng tạo ramột lớp chủ thể kinh tế mới về chất Đó là các chủ thể kinh doanh độc lập, có trình độ,bản lĩnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng được nâng cao Sự hiện diện của cơ chếthị trường thực sự tạo ra trạng thái xuất phát mới của nền kinh tế nước ta Điều mấuchốt là cơ chế phân bổ nguồn lực xuất hiện động lực kinh tế trên cơ sở hệ thức đo mới(thước đo giá trị)
Trang 84 Yếu tố thuận lợi về nguồn nhân lực:
Quy mô dân số nước ta hiện nay là 89 triệu người, là nước đông dân thứ 14 trênthế giới Việt Nam là nước có tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là tương đối cao(khoảng 50%) So với các nước ASEAN, Việt Nam có quy mô lực lượng lao động
và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn thứ hai sau Thái Lan Một thuận lợi đặcbiệt phải kể đến đó là nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhómdân số trẻ nhất trong lịch sử của đất nước Hiện nay nhóm dân số từ 10-24 tuổichiếm gần 1/3 dân số cả nước Trong khi thời kỳ dân số vàng tiếp tục duy trì, ViệtNam có cơ hội tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này bằng việc đảm bảo cho mọithanh niên có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giáo dục và đào tạo.Điều này sẽ góp thanh niên chuẩn bị tốt hơn để có thể đóng góp đáng kể tăngtrưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
So với thế giới, trình độ học vấn của nước ta được xếp vào hạng trên trung bình:HDI năm 2011 của Việt Nam là 0,593, thuộc nhóm các nước có mức phát triển conngười trung bình, xếp thứ 128/187 nước được khảo sát Số năm đi học trung bình
là 5,5 năm Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 25 - 26 cũng đạt tới 99,86% Ở độtuổi từ 36 trở lên (ngoài độ tuổi xóa mù chữ), tỷ lệ người biết chữ là 99,7%
Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có
ý chí và tinh thần tự lực tự cường Chúng ta là một dân téc phát triển khá về thể lực
và trí lực, có tính động cơ cao để tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệhiện đại Có thể nói đây là một trong số các lợi thế so sánh can ta trong quá trìnhhội nhập Bởi vì ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh chóng đangchuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn… sang lợi thế về trình độ trí tuệ trithức cao của con người Chất xám trở thành nguồn vốn lớn và quý giá, là nhân tốquyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia
Phát triển kinh tế đối ngoại sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực của nước ta khai thônggiao lưu với thế giới bên ngoài Ta có thể xuất nhập khẩu lao động thông qua cáchợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu Đồng thời tạo điều kiện nhập khẩu laođộng có trình độ kỹ thuật cao mà hiện nay chúng ta đang rất cần Như vậy, với lợithế nhất định về nguồn nhân lực cho phép lựa chọn định dạng phù hợp để tham giahội nhập, phát triển kinh tế đối ngoại và chính qua đó, chúng ta có điều kiện đểnâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam
Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã phát triển hết sức ngoạn mục kể từ khi thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã phát triển mạnh
mẽ Năm 2006, Việt Nam đã đạt những kỷ lục mới về kinh tế đối ngoại:
Trang 9- Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 40 tỷ đôla, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 10,2 tỷđôla và viện trợ phát triển chính thức đạt 4,445 tỷ đôla.
- Đặc biệt ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổchức Thương mại thế giới (WTO) Việc gia nhập WTO là kết quả tất yếu củaquá trình đổi mới, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam
Xuất khẩu:
Từ năm 1993 đến nay, với chủ trương mở cửa hội nhập, chính sách đa dạng hóa,
đa phương hóa, xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển vượt trội Nếu năm
1985, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 0,70 tỷ USD, thì năm 2010 đã vượt qua mốc
70 tỷ USD Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP tăng khá nhanh: năm 1985 mới đạt 5%,năm 1995 đạt 26,2%, năm 2000 đạt 46,4%, năm 2005 đạt 61,1%, năm 2007 đạt68,4%, năm 2010 đạt 70,9% - tương đương tỷ lệ của các nước Đông Nam Á, caogấp 3 lần tỷ lệ của châu Á và thế giới, đứng thứ 5 trên thế giới
Tốc độ tăng xuất khẩu khá cao, từ năm 1993 đến năm 2010 gần như liên tục đạtmức 2 chữ số (chỉ bị giảm vào năm 2009 và tăng thấp vào năm 1998, 2001) Kimngạch xuất khẩu năm 2010 cao gấp 24 lần năm 1993, gấp gần 3,6 lần năm 2003…Nhiều mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn, kim ngạch đứng thứ hạng cao trênthế giới, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ và sảnphẩm gỗ Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra gần 200 nước và vùng lãnh thổtrên thế giới Xuất khẩu dịch vụ đã tăng khá, từ 4.265 triệu USD năm 2005 lên7.460 triệu USD năm 2010
Đầu tư:
Tính từ năm 1988 đến tháng 7/2011, tổng vốn FDI đăng ký lên đến 222 tỷ USD.Tổng vốn thực hiện ước đạt trên 84,2 tỷ USD Cả 63 tỉnh, thành phố đều có vốnFDI, trong đó có 26 tỉnh, thành phố có số vốn đăng ký đạt trên 1 tỷ USD, đứng đầu
là TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận,Quảng Nam, Hà Tĩnh, Phú Yên… Có 79 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếpvào Việt Nam, trong đó có 22 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trên 1 tỷ USD, đứngđầu là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ… Khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 18,72% GDP, 43,1% giá trị sản xuất côngnghiệp, trên 55% kim ngạch xuất khẩu
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mới xuất hiện từ năm 2004 với 13 triệuUSD, nhưng tăng mạnh lên 141 triệu USD trong năm 2005, đạt 1.339 triệu USDnăm 2006, tới 6.500 triệu USD năm 2007 Năm 2008 và 2009, vốn đầu tư gián tiếpgiảm, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới
Trang 10 Những thành tựu trong phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam năm 2012:
Năm 2012, kinh tế đối ngoại của Việt Nam đạt được kết quả nổi bật trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vỗn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và xuất nhập khẩu.
Có thể nói năm 2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp, dồn dập Số lượngđoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao củacác nước vào thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm.Nhìn lại năm 2012, chúng ta đã tiếp tục đưa quan hệ với các nước, nhất là các đốitác ưu tiên, quan trọng, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định, thực chất.Quan hệ 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia ngày càng trở nên gắn bó, bền chặt.Quan hệ với một số đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Việt Nam được nângcấp và thể chế hóa Quan hệ với Nga năm 2012 đã được nâng lên tầm mới đó làĐối tác chiến lược toàn diện Chúng ta cũng đưa quan hệ chiến lược của chúng tavới Trung Quốc tiếp tục đi vào ổn định, phát triển Quan hệ hợp tác với các đối tácchiến lược khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh cũng trở nên sâu sắc hơn.
Một hiện tượng trong năm 2012 là quan hệ với các nước Mỹ Latinh được đẩy lênrất cao Bằng chứng là trong tổng số 31 đoàn đến Việt Nam thì 11 đoàn là lãnh đạocủa các nước Mỹ Latinh Các chuyến thăm này đã mở ra rất nhiều cơ hội để đẩymạnh hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ Latinh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu hợp tác phát triển
Tăng giải ngân vốn FDI và ODA:
Tính từ năm 1988 đến nay, tổng lượng vốn FDI được cấp phép đạt khoảng 243 tỷUSD, lượng vốn của các dự án còn hiệu lực đạt khoảng 212 tỷ USD, lượng vốnthực hiện đạt khoảng 99,5 tỷ USD Đã có 22 nước và vùng lãnh thổ có lượng vốnđăng ký đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 11 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 5 tỷUSD, đặc biệt có 8 đối tác đạt trên 10 tỷ USD (lớn nhất là Nhật Bản, tiếp đến làHàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Singapore, Quần đảo Vigin thuộc Anh,Hongkong, Malaysia, Mỹ)
Lượng vốn ODA cam kết năm 2012 đạt 7,3 tỷ USD (cam kết cho năm 2013 đạtgần 6,5 tỷ USD); lượng vốn giải ngân ước đạt trên 3,6 tỷ USD, đạt kỷ lục từ trướcđến nay
Xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế:
Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 114,6 tỷ USD, kim ngạchxuất khẩu/GDP đạt trên 82%, cao nhất từ trước tới nay, cao hơn nhiều so với tỷ lệ
Trang 1165,5% của năm 2006 trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại (WTO) vàthuộc loại cao trên thế giới
Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực doanh nghiệpFDI so với khu vực kinh tế trong nước cao hơn về tốc độ tăng (gấp 10 lần), cả về
tỷ trọng trong tổng số (55,8% so với 44,2%)
Biểu đồ: Ước tốc độ tăng, giảm của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại năm 2012 so với
năm 2011 (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và ước tính chuyên gia)
Những thành tựu to lớn đạt được trong hoạt động kinh tế đối ngoại của ViệtNam những năm qua đã tạo tiền đề cho kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng cao
và bền vững, hướng đến mục tiêu trở thành nước về cơ bản công nghiệp hóa theohướng hiện đại vào năm 2020
IV Khó khăn trong phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam:
Một vấn đề bao giờ cũng tồn tại tính hai mặt Nước ta đã có một số thuận lợi nhấtđịnh làm nền tảng cơ bản để phát triển nhanh kinh tế đối ngoại, song bên cạnh đó ViệtNam chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình thúc đẩyphát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế Nếu chúng ta không có biệnpháp ứng phó, khắc phục tốt những khó khăn này thì sự thua thiệt về kinh tế, xã hội cóthể là rất lớn Ngược lại nếu chúng ta có những chiến lược thông minh, chính sáchkhôn khéo thì sẽ hạn chế được thua thiệt và dành được nhiều lợi ích cho đất nước
Trang 12Những khó khăn mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt đến từ cả hai phía khách quan
và chủ quan
A – Về phía khách quan:
1 Nước ta đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo
và cà phê song đồng thời cũng phải chịu những tổn thất do giá của hàng nông sản nói chung và gạo, cà phê nói riêng trên thế giới giảm:
Kể từ năm 1989, nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo, sau đó là cà phê với vị tríthứ hai, thứ ba thế giới Và đến năm 2012 khi mà Thái Lan đột nhiên rút khỏi vị trí số
1 thế giới về xuất khẩu gạo thì Việt Nam đã nghiễm nhiên trở thành quốc gia xuấtkhẩu gạo hàng đầu thế giới Song do giá cả các mặt hàng này hạ thấp liên tục từ cuốithập kỷ 1990 đến nay đã gây cho ngành sản xuất gạo và cà phê nước ta những tổn thấtrất lớn Thực tế của thế giới cho thấy, trong vòng vài thập kỷ gần đây, giá cả các hàngnông phẩm và nguyên liệu bị hạ thấp liên tục và không ổn định, do những thay đổi vềcông nghệ sản xuất và sử dụng cũng như những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng.Trong những năm tới đây chưa có những dự báo đảm bảo chắc chắn là giá các hàngnông sản và nguyên liệu không giảm nữa
Vấn đề là thị trường thế giới cho đến nay gần như đã bão hòa, và sản phẩm nàocũng đều đã có các ông chủ chiếm giữ thị phần Nước ta là một thị trường mới nổi,nên ta sản xuất thêm nhiều gạo, cà phê , thì người khác phải giảm sản xuất nhữngmặt hàng này, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa, cung vượt cầu, giá cả sẽ hạ,hoặc dẫn tới những giải pháp bảo hộ thương mại Cung về gạo và cà phê đã vượt cầu,
do đó giá liên tục giảm Đứng trước tình trạng giá gạo và cà phê giảm, những ngườisản xuất gạo và cà phê không có cách gì chống đỡ, ngoài việc phải thu hẹp sản xuất ởđây cung cầu của thị trường đã điều tiết giá cả và sản xuất Người sản xuất buộc phảithu hẹp sản xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chi phí sản xuất
Từ hai trường hợp trên đây ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường,xác định dung lượng các thị trường, các giới hạn của thị trường và khả năng thâmnhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó là một vấn đề rất quan trọng.Nước ta đã xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ mà không gặp trở ngại gì, vì người
Mỹ không trồng cà phê, nhưng giới hạn lại là tổng cầu về cà phê trên thế giới Không
có sự nghiên cứu đánh giá chính xác tổng cầu này chắc sẽ gây ra những tổn hại cho takhi gia tăng quá mức một mặt hàng xuất khẩu nào đó
2 Phát triển kinh tế đối ngoại trong điều kiện các quốc gia trên thế giới áp dụng một số các biện pháp tinh vi hơn như hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật, thuế chống bán phá giá… đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam:
Để minh họa cho trường hợp này, chúng ta hãy cùng xem xét câu chuyện về xuất khẩu
cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Trang 13Hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ được bắt đầu
từ năm 1996, sau khi lệnh cấm vận kinh tế được bãi bỏ Cá xuất khẩu chủ yếu vào thịtrường Mỹ là sản phẩm fillet đông lạnh Ngay sau những nỗ lực xâm nhập thị trường
Mỹ, năm 2002, lượng cá tra, cá basa fillet đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹbắt đầu tăng mạnh Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa lớn thứ hai củaViệt Nam, chỉ sau các nước EU Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nàycủa Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 358 triệu USD, chiếm khoảng hơn 20% trong tổng kimngạch hơn 1,7 tỉ USD xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam
Tuy nhiên, cũng chính từ đây, sự thành công của hoạt động xuất khẩu cá tra, cábasa vào thị trường Mỹ lại là nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá đầu tiên giữa
Mỹ và Việt Nam diễn ra vào ngày 28/6/2002 Các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ nhiềulần tìm cách ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Trong đó
có cả việc gây sức ép lên các cơ quan chức năng của Mỹ tạo ra các hàng rào kỹ thuật, coi cá tra, cá ba sa của Việt Nam không phải là cá da trơn Diện tích nuôi cá
da trơn ở Mỹ đã giảm khoảng một nửa, từ khoảng 67.000 ha mặt nước xuống còn hơn33.000 ha Hiệp hội Các nhà nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ trình đơn lên DOC và Ủyban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cáo buộc rằng, các sản phẩm cá tra, cá basa filletđông lạnh từ Việt Nam được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệthại về vật chất cho sản xuất cá da trơn Mỹ Phía nguyên đơn trong vụ kiện là 500 trạinuôi cá da trơn thuộc CFA và 8 DN chế biến thủy sản Mỹ Bên bị đơn là 53 DN chếbiến thủy sản đông lạnh của Việt Nam
Vụ kiện đã kéo dài 8 năm khi mà các trại nuôi và DN chế biến cá da trơn của Mỹ
và các DN Việt Nam không tìm được sự đồng thuận trong việc xác định giá của cácsản phẩm cá basa Việt Nam Và đến ngày 12/8/2003, mặt hàng cá tra xuất khẩu vào
Mỹ sau một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ đã chính thức bị áp thuế chống bán phágiá Mặc dù sau đó, DOC đã 2 lần tiến hành xem xét hành chính, một số DN xuất khẩu
cá của Việt Nam như: Vĩnh Hoàn, Agifish, Nam Việt… được giảm thuế nhưng hầuhết các DN khác hiện vẫn phải chịu mức thuế suất cao, do đó ảnh hưởng rất lớn tớikhả năng tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Như vậy, tính đến năm 2012 thì đây đã là lần thứ 7 trong 8 năm liên tiếp cá tra, cábasa Việt Nam đứng trước việc bị phía Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá, trong đóViệt Nam đều là bị đơn, gây thiệt hại trực tiếp đối với lợi ích và hoạt động kinh doanhkhông chỉ đối với nông dân và các nhà xuất khẩu Việt Nam, mà còn đối với cả các DN
và người tiêu dùng Mỹ Và mới đây, ngày 14/3/2013, Bộ Thương mại Mỹ đã ra phánquyết lựa chọn nước thứ ba để tính thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá ba sa ViệtNam xuất khẩu vào Mỹ Theo đó, nước thứ 3 Bangladesh sau 8 năm được áp dụng đãđược thay bằng Indonesia DOC vừa đưa ra phán quyết lần thứ 8 trong vụ kiện chống
bán phá giá cá tra và basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ Theo đó, thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra, cá ba sa của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 70 lần Điều
Trang 14này khiến các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết và nguy cơsản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh.
3 Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng:
Tham gia vào các tổ chức, liên kết kinh tế thế giới và khu vực, nước ta phải tuânthủ các lộ trình cắt giảm thuế quan và gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đồng thời với
đó là hàng hóa nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, chèn ép nhiều đơn vị sản xuất kinhdoanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống can ngườilao động Bởi hàng hóa của nước ta do kỹ thuật, công nghệ và quản lý còn kém nênchất lượng thấp mà giá thành vẫn cao hơn so với hàng nhập Trong khi đó, nước ngoàivới dây chuyền công nghệ hiện đại, tay nghề lao động vững vàng, vốn lớn, trình độquản lý cao nên sản phẩm làm ra mẫu mà đẹp, chất lượng tốt lại không bị đánh thuếkhi xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nên giá cả rất hợp lý Sức cạnh tranh bấp bênhcủa các doanh nghiệp trong nước được thể hiện rõ
Ví dụ: giá thành sản xuất đường trong nước khoảng 15.500 đồng/kg trong khi ở TháiLan thì chỉ khoảng 10.000 đồng/kg Giá đường sản xuất ở Việt Nam luôn cao hơn giátrung bình thế giới khoảng 100 USD/tấn (Xem biểu đồ dưới đây)
4 Phát triển kinh tế đối ngoại ảnh hưởng đến quyền độc lập, tự chủ của quốc gia:
Không ít ý kiến cho rằng: nước ta hiện nay với xuất phát điểm kinh tế quá thấp,nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, thị trường phát triển chưa đồng bộ, một