tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Trang 1Bài 2: Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền
kinh tế quốc dân
I Kinh doanh và mục tiêu của kinh doanh hàng hóa
1 Khái niệm
- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay toàn bộ quá trình đầu tư: từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi
- Kinh doanh thương mại là việc đầu tư tiền của công sức của cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận
- Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là dịch vụ phân phối sản phẩm
2 Mục tiêu của kinh doanh hàng hóa
Mục tiêu là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp thương mại: khách hàng, đổi mới, chất lượng, cạnh tranh, lợi nhuận
Phân loại mục tiêu :
- Vị trí thứ bậc mục tiêu: mục tiêu hàng đầu, mục tiêu thứ cấp Doanh nghiệp hình thành tháp mục tiêu
- Thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Theo các bộ phận, nhóm trong doanh nghiệp
- Theo các loại chiến lược tương ứng: mục tiêu của từng phân đoạn chiến lược (mục tiêu của các SBU), mục tiêu theo chức năng (sản xuất, tài chính, nhân lực …)
Một số nguyên tắc trong Kinh doanh thương mại:
- Phải nhận thức, nắm được nhu cầu khách hàng, tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó
- Làm lợi cho mình đồng thời làm lợi cho khách hàng
- Phải nghĩ đến lôi cuốn khách hàng rồi mới nghĩ đến cạnh tranh
- Phải tìm cho được thị trường đang lên và chiếm lấy thị trường đó
- Phải đầu tư nhiều vào yếu tố nguồn lực nhất là nguồn nhân lực
II Hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta
1 Theo thành phần kinh tế
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế có nhiều thành phần Trong kinh doanh thương mại cũng có
đủ các thành phần kinh tế
- Xét khía cạnh sở hữu tư liệu sản xuất, 3 hình thức: Quốc doanh (Nhà nước), tập thể, tư nhân
- Xét hình thức tổ chức kinh doanh: có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ra đời phù hợp với luật pháp nhà nước nhưng không thuần nhất 1 chế độ sở hữu nhất định
Trang 2~> Hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân: các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và hệ thống tiểu thương
a Các doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Khái niệm: theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003), DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phấn góp vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
VD: một số DNNN như:
Tổng Công ty thương mại cổ phần Hà Nội – Hapro
Tổng công ty thương mại Sài Gòn - SATRA
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel- Viettel Store
- Thực trạng:
+ Số lượng DNNN có xu hướng giảm, từ 12.300 (trước năm 1990) còn 5.759 (năm 2000), 4086 (năm 2006), chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp Việt Nam
+ Tại thời điểm 01/01/2012 có 4.505 DNNN trong đó có 3.807 doanh nghiệp (chiếm 84,5%) thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 26 doanh nghiệp (chiếm 0,58%) đã đăng ký nhưng chưa hoạt động; 35 doanh nghiệp (chiếm 0,82%) tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 637 doanh nghiệp (chiếm 14,1%) chờ giải thể
+ Cơ cấu DNNN: doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 50% (năm 1994) giảm xuống chiếm 25% (năm 2000); số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% (năm 1994), 20%
(năm 2000), 73% (năm 2003), 90% (năm 2005)
~>Đã được điều chỉnh hợp lý hơn, quá trình tích tụ , tập trung vốn có bước cải thiện.
+ Đóng góp vào nền kinh tế: gần 40% tổng nộp ngân sách, gần 50% kim ngạch xuất khẩu
- Hạn chế:
+ Quy mô nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, chưa tập trung vào ngành và lĩnh vực then chốt
+ Trình độ công nghệ lạc hậu, quản lý kém, hoạt động không hiệu quả
+ 20% DNNN kinh doanh thua lỗ, 40% chưa hiệu quả (lúc lỗ, lúc lãi, không ổn định) Ăn vào vốn, nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng lên, lao động thiếu việc làm …
+ Khả năng cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và quốc tế là thấp
- Giải pháp: để khắc phục những hạn chế trên, cần thực hiện:
Trang 3+ Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu DNNN hiện có: cổ phần hóa; sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp hđ không hiệu quả; khoán kd, cho thuê doanh nghiệp nhỏ không
cổ phần hóa được
+ Thực hiện chế độ công ty TNHH đối với doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn
+ Đổi mới, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giải quyết nợ không có khả năng thanh toán + Đổi mới, nâng cao hiệu quả hđ của tổng công ty Nhà nước, xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh + Đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp Nhà nước cần thiết
+ Đổi mới, hiện đại hóa một bước quan trọng công nghệ và quản lý của DNNN
b Các doanh nghiệp tập thể
- Khái niệm: dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, do người lao động tự nguyện góp vốn
vào để làm ăn tập thể dưới nhiều hình thức mà điển hình là các hợp tác xã
VD: một số doanh nghiệp tập thể như: Liên Hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh – SaiGon Co.op, Hợp tác xã Vận tải Nội Bài
- Nhờ chủ trương đổi mới, doanh nghiệp tập thể tăng liên tục từ 3.237 (năm 2000) lên 6334 (năm 2005) Năm 2007, số lượng hợp tác xã cả nước 17.880, thành lập mới là 871 hợp tác xã
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống cho 7,5 triệu xã viên và trên
50 vạn lao động làm việc
~>Củng cố phát triển doanh nghiệp tập thể là 1 chủ trương đúng đắn.
c Các doanh nghiệp tư nhân
- Khái niệm: là các doanh nghiệp do tư nhân trong nước bỏ vốn thành lập và tổ chức kinh
doanh Các doanh nghiệp này phải tự bỏ vốn, bảo toàn vốn, tổ chức sản xuất, tự tìm kiếm thị trường, chịu trách nhiệm lãi lỗ…
- Các doanh nghiệp tư nhân lớn ở nước ta trong cả lưu thông và sản xuất chưa nhiều nhưng tiềm năng và sức mạnh không phải là nhỏ
- Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu thông cao hơn lĩnh vực sản xuất
- 10 năm 1990-2000, cả nước có 40.000 doanh nghiệp được thành lập thì trong năm 2000 có tới 14.441 doanh nghiệp mới 2007 có 281.500 doanh nghiệp Tính tới thời điểm 01/01/2012 có 524.076 doanh nghiệp
VD: một số công ty tư nhân như:
Trang 4Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Hoàng Trần
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Tấn Phú
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Tiến Cường
d Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Khái niệm: là các doanh nghiệp thuộc sở hữu đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập ở Việt Nam Được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân
- Trước 2009 ở Việt Nam không có loại hình doanh nghiệp này Từ 01/01/2009, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, công ty thương mại 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam
- Tính đến thời điểm 01/01/2012 có tổng cộng 12.312 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài VD: các công ty 100% vốn nước ngoài như:
Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam – Lotte Mark
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Vietnam International Company Limited, gọi tắt là Unilever Việt Nam)
e Các công ty cổ phần, công ty TNHH
- Khái niệm: là hình thức biểu hiện sự kết hợp và giao lưu các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp này có đặc điểm chế độ sở hữu vốn, tài sản không thuần nhất
VD: Công ty thương mại cổ phần Nguyễn Kim
Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh
Công ty kỹ nghệ Phúc Anh-Phúc Anh computer
- Năm 2000 số công ty TNHH ở Việt Nam là 10.458 công ty đến năm 2005 là 52.506 công ty
f Hệ thống tiểu thương
- Khái niệm: là hệ thống cửa hàng, quầy hàng, điểm bán hàng của cá nhân
- Thành phần tham gia đông đảo, đa dạng (cán bộ nhân viên Nhà nước về hưu, mất sức, các tầng lớp dân cư…), kinh doanh hàng hóa đa dạng
~> Rất khó quản lý, nhiều người không có giấy phép kinh doanh.
Trang 5- Đáp ứng các yêu cầu nhỏ lẻ, không thường xuyên, nhanh nhạy với thị trường Điều tiết hàng hóa các vùng…
2 Theo qui mô doanh nghiệp
Chia thành 2 loại: theo qui mô đăng ký, theo số lao động thường xuyên
- Doanh nghiệp qui mô lớn: vốn đăng ký >10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình trong năm
>300 người
- Doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ: vốn đăng ký <10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình trong năm <300 người
- 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
~> Ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư đổi mới công nghệ kinh doanh và tăng cạnh tranh.
3 Theo chủ thể kinh doanh
Chia thành 2 loại:
- Pháp nhân và chủ thể kinh doanh thương mại của Việt Nam Đặc trưng là vốn và chủ thể kinh doanh là người Việt Nam
- Pháp nhân và chủ thể kinh doanh thương mại trên thị trường Việt Nam là người nước ngoài Hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Hiện nay tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đang có ưu thế so với doanh nghiệp trong nước
III.Loại hình kinh doanh và đặc trưng các loại hình kinh doanh thương mại
1 Các loại hình kinh doanh thương mại
a) Theo mức độ chuyên doanh có các loại hình kinh doanh:
Kinh doanh chuyên môn hóa: chỉ kinh doanh một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định
Trang 6Ưu điểm:
Nắm được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ ==> có khả năng cạnh tranh ==> độc quyền kinh doanh
Trình độ chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao
Cán bộ quản lí giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi
Nhược điểm:
Tính rủi ro cao
Khi mặt hàng kinh doanh bất lợi ==> chuyển hướng kinh doanh chậm, khó bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu
Kinh doanh tổng hợp: kinh doanh nhiều hàng hóa có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau
Trang 7Ưu điểm:
Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh
Vốn kinh doanh ít bị ứ đọng
Có thị trường rộng
Nhược điểm:
Khó trở thành độc quyền
Khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng
Kinh doanh đa dạng hóa: kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ yếu ==> luôn xác định lĩnh vực kinh doanh chiến lược, xương sống ==> nhiều doanh nghiệp ứng dụng
b) Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh
- Loại hình kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng: gồm các thứ phục vụ việc ăn, mặc, ở của con người
Trang 8 Nhiều người mua
Sự khác biệt giữa người tiêu dùng: thành phố, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính,
Mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt và phân tán
Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hóa
- Loại hình kinh doanh hàng nông sản: gồm sản phẩm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và ngành công nghiệp gia công chế biến( lương thực, bông , dầu ăn, )
Tính thời vụ: có tính thời vụ ==> biết quy luật sản uất ==> làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kì gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai công tác mua và tiêu thụ sản phẩm
Tính phân tán: hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung ==> việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp
Trang 9 Tính khu vực: từ địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nơi thì trồng bông, ==> hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và cây trồng vật nuôi khác nhau
Tính tươi sống: lưu y' phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hóa từng loai Việc thu mua, vận chuyển bày bán đều phải khẩn trường, kịp thời, tránh hao tổn
Tính không ổn định: Sản xuất nông nghiệp không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường, vùng này được mùa vùng kia mất mùa
- Loại hình kinh doanh hàng công nghiệp là tư liệu sản xuất:
Thị trường tiêu thụ dựa vào sản xuất và phục vụ sản xuất
Người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thăm dò địa chât
Người mua mỗi lần mua khá nhiều
Người mua biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các mặt hàng khác nhau, có nhu cầu khá cao đối với quy cách và nơi sản xuất hàng hóa
Kinh doanh cần đồng bộ, ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn cần đầy đủ phụ tùng linh kiện
Nhiều mặt hàng còn phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài
- Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất nông nghiệp:
Tình hình sản xuất và nhu cầu phức tạp, máy móc thiết bị kĩ thuật cỡ lớn do nhà máy công nghiệp lớn sản xuất, có loại nhỏ do doanh nghiệp xừa và bé thậm chí ngành thủ công nghiệp sản xuất Có loại dùng cho cả nước, có loại dùng cho từng địa phương Có nguồn cung cấp từ sản xuất trong nươc, có nguồn cung cấp từ nước ngoài
Tính thời vụ, tính thời gian rõ rệt
- Ngoài ra: Kinh doanh nội địa, kinh doanh bộ ngành và kinh doanh quốc tế hoặc theo đối tượng kinh doanh có kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ,
2 Đặc trưng của các loại hình doanh nghiệp thương mại
Loại hình doanh nghiệp thể hiện trên các mối liên hệ sau đây: doanh nghiệp thuộc về ai (chủ sở hữu), hình thức quản lí, hình thức huy động vốn, trách nhiệm pháp lí đang chi phối các hoạt động của nó
Trách nhiệm pháp lí là đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp, thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
- Số vốn tối thiểu để lập doanh nghiệp;
- Số thành viên( hay cổ đông) sáng lập doanh nghiệp;
- Chế độ quản lí và kiểm tra đối với doanh nghiệp;
- Chế độ chuyển nhượng và giải thể của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau Mỗi loại hình doanh nghiệp
có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh
Trang 10nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp Do đó, khi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Dưới đây là những đặc điểm cơ bản cũng như một số ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Điều 141)
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 143)
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu
sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì loại hình doanh nghiệp này cũng có một số nhược điểm như: do không có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Hoàng Trần
Hoàng Trần là doanh nghiệp hoạt động từ năm 2005, một trong những nhà phân
phối, đại lý nước uống đầu tiên áp dụng ISO 9001: 2008 vào hoạt động kinh doanh
Có thể gọi Hoàng Trần là một thị trường nước uống thu nhỏ có chất lượng.
Hoàng Trần cung cấp nước uống Trên 10 thương hiệu nổi tiếng có mặt tại thị
trường Việt Nam: se Sentir, Aquafina, Lavie, Joy, Vĩnh hảo…và một số thương hiệu được nhập khẩu từ nước ngoài: Evian, Perrier…
Hoàng Trần cung cấp máy làm nước nóng lạnh Các thương hiệu từ Hàn Quốc, Đài
Loan, Việt Nam: Sukara, CNC, Aquapower…và dịch vụ bảo hành – bảo trì đáp ứng nhu cầu cao nhất cho khách hàng sử dụng nước uống
Hoàng Trần là nhà phân phối - đại lý nước uống hàng đầu tại thị trường Tp.HCM
Công ty hợp danh