1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam

31 930 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 85,87 KB

Nội dung

Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế Campuchia là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do chiến tranh, quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế GDP của Campuchia là 14,204 tỉ USD (ước lượng 2011) và tăng trưởng trung bình khoảng 6% một năm.Trong những năm vừa qua, Campuchia đã thực hiện một loạt cải cách trong nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động trẻ và vị trí kinh tế chiến lược, Campuchia có thuận lợi để phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, kết nối Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á

Tiến trình cải và mở cửa của Campuchia đã đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho giới kinh doanh và đầu tư nước ngoài Từ chỗ nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới sau hơn hai thập kỷ bị bao vây cấm vận, giờ đây, tiến trình cải cách mở ra nhiều cơ hội vực dậy nền kinh tế trì trệ Kể từ khi Chính phủ Campuchia bắt đầu đổi mới, nhiều tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là từ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam, ngày càng chú ý đến cơ hội đầu tư tại Campuchia Dịch vụ là một ngành đầy tiềm năng tại Campuchia với nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là viễn thông, du lịch, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, Với một nền chính trị đang được dân chủ hóa, thị trường rộng mở và nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nguồn lao động dồi dào và với cuộc cải cách kinh tế về chiều sâu, trong tương lai không xa, Campuchia sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư thế giới, tạo đà cất cánh cho đất nước

Tuy nhiên, nội tại của nền kinh tế Campuchia vẫn còn khá nhiều vấn đề thách thức cần phải được giải quyết Hàng loạt vấn đề mà Campuchia đang gặp phải có thể kể ra gồm việc thiếu lao động có kỹ năng, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh,thu nhập bình quân đầu người thấp, vấn nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng chưa tốt và giá cả gần đây đột ngột tăng cao, nhất là giá cả trong lĩnh vực nhà đất

Để có thể nắm bắt được cơ hội lớn khi đầu tư vào ngành dịch vụ của Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiện cứu sâu thực trạng phát triển, các chính sách hiện tại và định hướng

Trang 2

tương lai cho sự phát triển của ngành Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Các chính sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia ” với mong muốn góp thêm nghiên cứu của

mình trong việc phân tích về thị trường và các chính sách dịch vụ của Campuchia đồng thời nâng cao khả năng hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia

2. Mục đích nghiên cứu

- Đưa ra những nội dung cơ bản về ngành dịch vụ của Campuchia Phân tích những nhân

tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dịch vụ - 1 ngành đang dần phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng trong tương lai

- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành dịch vụ tại Campuchia trong những năm gần đây

3. Đưa ra những chính sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia Trên cơ sở đó, nêu lên khả năng hợp tác với Việt Nam

4. Đối tượng nghiên cứu:

Ngành dịch vụ của Campuchia cùng các chính sách phát triển ngành hiện nay và trong thời gian tới Trong đó bao gồm các ngành dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp

thống kê, tổng hợp các thông tin về ngành dịch vụ của Campuchia Các số liệu được thống kê

và tổng hợp từ các bài viết, bài báo của các tác giả, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước,

từ các website của các Bộ, ngành của Campuchia

Trên cơ sở những số liệu thu thập được nhómchúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích thực chứng để phân tích về thực trạng phát triển ngành dịch vụ Campuchia và các chính sách mà

Campuchia đang thực hiện cũng như các chính sách phát triển trong tương lai Dựa vào kết quả

của phân tích thực chứng,dùng phương pháp phân tích chuẩn tắc đưa ra những kết luận, những

đánh giá củamình về các những vấn đề được đặt ra trong đề tài

6. Kết cấu đề tài

Tên của đề tài: “Các chính sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia”.

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo, luận văn kết cấu làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đất nước Campuchia

Trang 3

Chương 2: Tình hình phát triển ngành dịch vụ Campuchia

Chương 3: Chính sách phát triển ngành dịch vụ Campuchia

Chương 4: Hợp tác dịch vụ giữa Campuchia và Việt Nam

Kết luận

Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã giúp nhóm hoàn thành đề tài này Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để hoàn thiệnđề tài tốt hơn

………

Chương 1: Tổng quan về đất nước Campuchia

1.1/ Điều kiện địa lý - lịch sử

Campuchia có diện tích: 181.035 km2

Dân số: 15 triệu dân

Đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú

Về vị trí địa lý: Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 550 triệu dân

Campuchia nằm trên phần phía tây nam của Indochina bán đảo

- Chung đường biên giới 2.615 km với:

+ Việt Nam: 1.270 km

+Thái Lan: 805 km

+ Lào: 540 km

-Campuchia bắt đầu quay trở lại thời kỳ hòa bình vào năm 1993

-Trở thành một thành viên của ASEAN vào năm 1999 và WTO vào năm 2004

1.2/ Điều kiện kinh tế

Trang 4

- Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ thực hiện nền kinh tế thị trường tự do Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2001 là 6,2 % ; năm 2002 là 8,6 % ; năm 2003 là 10 % ; năm 2004 là 10,3 % ; năm 2005 là 13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 %, năm

2010 là khoảng 5,9% Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch, xuất khẩu may mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8 %, năm 2010

là 4%

- Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp may mặc ); Ngành nông nghiệp ( chủ yếu sản xuất thóc gạo ), Ngành dich vụ ( chủ yếu là du lịch ) Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước

- Ngành dịch vụ : Năm 2007 ngành dịch vụ du lịch tăng 10,2 %, trong khi đó năm 2003 tăng 5,9

% ; năm 2004 tăng 13,2 % ; năm 2005 tăng 13,1 % ; năm 2006 tăng 10,1 % Sự tăng trưởng ngành này trong năm 2007 chủ yếu là do tăng lượng khách du lịch đến Campuchia, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại, vận chuyển, viễn thông và dịch vụ tài chính ngân hàng

- Thương mại:

+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc, năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005 đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006 đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD tăng 9,4 % so với năm 2006, năm 2010 đạt 3,494 tỷ USD

+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ USD ; năm 2005 đạt 3,928 tỷ USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so với năm 2006, năm 2010 là 4,778 tỷ USD

- Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu tư với tổng

số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006 Năm 2010, Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép tổng cộng 102 dự án đầu tư, tổng giá trị vốn đăng ký tính theo giá trị tài sản cố định đạt 2,6- tăng trưởng GDP: 10% (2004), 13,4% (2005), 10,8% (2006), 10,1% (2007) tăng 7,2% (2008)

-Từ 2005 đến 2007, nền kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 11,3% mỗi năm

-GDP bình quân đầu người: USD 597 (2007)

-Lạm phát: 4,4% (2006) đến 7,1% (2007)

- dự trữ quốc tế: 2,2 tỷ USD (tháng 6 năm 2008)

- ngoại hối: Ổn định

Trang 5

-động cơ tăng trưởng: may mặc, du lịch, xây dựng và nông nghiệp.

Chương 2: Tình hình phát triển ngành Dịch vụ của Campuchia Ngành dịch vụ của Campuchia thời gian qua đã có những bước chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực Tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn Vì thế, vai trò của ngành Dịch vụ ngày càng trở nên to lớn và quan trọng, đóng góp không nhỏ cho GDP nước nhà Trong đó có các lĩnh vực then chốt sau

2.1/ Tài chính – Ngân hàng

Hoạt động Tài chính-Ngân hàng có thể nói là một hoạt động kinh doanh cần quan tâm hàng đầu, đặc biệt đối với một đất nước mới cải tạo hệ thống chính sách kinh tế sau chiến tranh hơn 20 năm như Campuchia

Cam-pu-chia đã trở thành một thành viên của Ngân hàng Thế giới vào năm 1970, và bắt đầu vay vào năm 1993 Ngân hàng Thế giới có một văn phòng quốc gia ở Phnom Penh và đã cung cấp các khoản vay từ năm 1994 trong một loạt các lĩnh vực năng lượng, phục hồi đường sá, giáo dục, quản lý và cải cách khu vực công cộng, thương mại và xóa đói giảm nghèo, kiểm soát dịch bệnh

và sức khỏe, và các dự án quỹ xã hội cấu thành lớn cổ phiếu

Campuchia là một thành viên của Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng Thế giới, trong đó cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị đối với các nhà đầu tư nước ngoài Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các ngân hàng khác, chẳng hạn như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế (JBIC) Nhật Bản, cũng đã cung cấp các khoản vay để tài trợ cho Chương trình đầu tư công của chính phủ

Năm 1966, Campuchia đã trở thành một thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Kể từ đầu những năm 1990, ADB đã phê duyệt US $ 1,482.5 triệu trong các khoản vay tính đến tháng 12 năm 2011 trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, bao gồm đường

bộ, đường sắt, thủy lợi, các lĩnh vực năng lượng, phát triển khu vực tư nhân, sức khỏe, và giáo dục Chính phủ Hoa Kỳ duy trì một văn phòng liên lạc thương mại tại trụ sở chính của ADB tại Manila, báo cáo trực tiếp cho Văn phòng của các ngân hàng phát triển đa biên Bộ Thương mại tại Washington Điều này giúp cho các công ty Mỹ trong đấu thầu về hợp đồng và các hoạt động

do ADB tài trợ Ngân hàng Trung Quốc gần đây đã bắt đầu cung cấp các khoản vay tư nhân cho một công ty viễn thông Campuchia

2.1.1/ Đặc điểm ngành ngân hàng Campuchia

-Các ngân hàng có tính thanh khoản cao (các khoản vay đến tỷ lệ tiền gửi khoảng 65%)

Trang 6

- Ngân hàng nguồn lực chủ yếu là ngắn hạn: hầu như tất cả các khoản tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn, ít hơn 1 năm và bằng USD

-Niềm tin của người dân về hệ thống ngân hàng đang hồi phục

- Tổng tài sản tăng từ US $ 1,4 tỷ USD năm 2005 đến US $ 3,5 tỷ USD năm 2007

-Trong năm 2007, các khoản cho vay và tiền gửi tăng tương ứng 75% và 77%

Độ sâu tài chính

Nguồn: NBC & MEF

Trang 7

Số lượng và loại tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính vi mô được cấp

giấy phép

Nguồn: NBC & MEF

Tính đến tháng 6 năm 2008, ngành ngân hàng của Campuchia gồm có:

-22 ngân hàng thương mại: 3 ngân hàng chi nhánh nước ngoài và 19 tại địa phương kết hợp

- 7 ngân hàng chuyên ngành: 1 thuộc sở hữu nhà nước (Ngân hàng Phát triển nông thôn ) và 6 địa phương thuộc sở hữu tư nhân

-2 văn phòng đại diện: Standard Chartered và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

-17 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và 26 tổ chức tài chính vi mô đã đăng ký

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Campuchia

-Tiền gửi (tiết kiệm, tài khoản hiện tại và cố định) KHR, USD, THB, Euro, vv

-vay: Thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ở đâu, người tiêu dùng

Trang 8

-Tài chính Thương mại: thư tín dụng

-chuyển tiền địa phương và quốc tế

+ ANZ Royal Bank

Những bước tiến gần đây trong ngành Ngân hàng của Cam-pu-chia

- Dự trữ bắt buộc : từ 8 đến 16%

- Bất động sản cho vay: 15% danh mục đầu tư vay vốn ngân hàng

2.1.2/ Tương lai Ngành ngân hàng: Độ mở rất cao và còn nhiều tiềm năng

-Đến ngày 30/6/2009, Campuchia có 25 ngân hàng thương mại, trong đó có 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài Trong các ngân hàng bản địa có 6 ngân hàng chuyên doanh, 2 văn phòng đại diện và các tổ chức tài chính vi mô, quầy thu đổi ngoại tệ có đăng ký

-Tổng tài sản của các ngân hàng ở Campuchia tính đến tháng 01/2009 khoảng 4.28 tỷ USD, dư

-Đến năm 2011, lĩnh vực ngân hàng của Campuchia đang ngày càng nhanh chóng mở rộng, với

33 ngân hàng thương mại, 6 ngân hàng chuyên ngành, và 27 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép (các tổ chức tài chính vi mô)

Trang 9

-Bốn ngân hàng Campuchia Public Bank, Ngân hàng Acleda, Canadia Bank, và ANZ chiếm khoảng 69% của tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng Tổng tài sản tính đến tháng 8 năm

Royal-2011 là khoảng US $ 7600000000, trong đó vốn vay chiếm khoảng 51%.Các dịch vụ cho vay được thực hiện và các khu vực bán buôn và bán lẻ chiếm trên 50% tổng dư nợ Mặc cho sự gia tăng trong việc sử dụng hệ thống ngân hàng và tài chính, cho vay tổng thể và hoạt động ngân hàng vẫn còn tương đối thấp do thiếu niềm tin và lãi suất cho vay quá cao Các nhà kinh tế lưu ý rằng trong khi một quốc gia điển hình sẽ có một khoản tiền gửi ngân hàng tỷ lệ khoảng 60% GDP, Campuchia tỷ lệ chỉ có 42% (tháng 8 năm 2011)

Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, trong năm 2011, cơ bản các ngân hàng thương mại lớn của Campuchia đều có sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận và hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2011 và đà tăng trưởng trong năm

Ngân hàng Canadia Bank cũng có sự tăng trưởng mạnh, tính đến hết tháng 10/2011, tổng số tiền huy động từ gửi tiết kiệm của Ngân hàng đạt 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2010 Vốn cho vay đạt 715 triệu USD, tăng 37%; tổng lợi nhuận đạt 68,8 triệu USD, tăng 6% so với năm 2010

2.1.3/ Những điểm mới trong ngân hàng: những người tham gia mới xuất hiện ngày càng

-Các ngân hàng hiện nay có nhiều lợi nhuận hơn như sự lây lan lãi suất vẫn ở mức cao

- Mặc dù tỷ lệ bảo đảm an toàn giảm dần dần, tổng thể thực thi được cải thiện

Trang 10

2.1.4/ Kết luận.

- phát triển khu vực tài chính là rất quan trọng đối với tốc độ và định hướng tăng trưởng kinh

tế, vì một một nền tài chính hoạt động tốt và lớn mạnh lĩnh vực tài chính có thể huy động nguồn lực tài chính nhàn rỗi cho các nhu cầu đầu tư sản xuất

- hệ thống tài chính hoàn thiện và cạnh tranh nhưng đầy thăm dò và thận trọng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia bằng cách đảm bảo hiệu quả huy động và phân phối nguồn lực tài chính

-thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ góp phần tích cực

để huy động nguồn lực tài chính để tài trợ cho nền kinh tế quốc gia, và để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững

2.2/ Giáo dục

2.2.1/ Những năm đầu thế kỷ 20.

Giáo dục tiến triển rất chậm tại Campuchia Những người cai trị thực dân Pháp đã không chú ý đến giáo dục Khmer Mãi cho đến cuối những năm 1930, trường trung học đầu tiên mới được mở

ra Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập từ Pháp, chính phủ của Hoàng thân Norodom

Sihanouk đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực giáo dục trong những năm 1950 và

1960 Giáo dục tiểu học và trung học đã được mở rộng đến các vùng khác nhau của đất nước, và các cấp học cao hơn như các cơ sở dạy nghề, các trung tâm đào tạo giáo viên và các trường đại học đã được thành lập Thật không may, sự tiến bộ của những thập kỷ qua đã bị phá hủy bởi chế

độ Khmer Đỏ

2.2.2/ Giáo dục thời Khmer Rouge

Trong chế độ Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979, nền giáo dục ở Campuchia là một trong những điều đầu tiên bị phá hủy bởi chính phủ của Pol Pot Sau đó, các trường học trên toàn quốc được lệnh phải đóng cửa Giáo viên là những nạn nhân đầu tiên của cuộc thanh trừng của Khmer Đỏ khi họ chuẩn bị một chương trình truyền bá lớn cho thanh niên Thực tế, 90% các giáo viên trong thời gian này đã bị giết chết, trong khi những người còn lại trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nhưng phải giấu tên

2.2.3/ Giáo dục thời Việt Nam chiếm đóng

Việt Nam, lực lượng chiếm đóng Campuchia trong năm 1980 khi có sự vi phạm của chính quyền Pol Pot vào lãnh thổ Việt Nam, đã từ từ phục hồi lại giáo dục Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều được quyền tiếp cận với hệ thống giáo dục mới, mà chỉ dành cho con em của cán bộ công chức Một điều là bắt buộc nữa cũng trong thời gian đó là các bài giảng phải hướng theo văn hóa Việt Nam

Trang 11

2.2.4/ Tình hình giáo dục hiện tại

Hệ thống giáo dục của Campuchia được xây dựng lại sau khi bị chế độ Pôn Pốt tàn phá Mặc dù sách vở và tài liệu học tập rất thiếu thốn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, song Campuchia vẫn đang cố gắng nâng tỷ lệ biết chữ Cùng với việc xây dựng lại các ngôi đền, nhiều trường học đang được mở lại Tại Phnôm Pênh xuất hiện nhiều "trường học đường phố" của tư nhân giảng dạy tiếng Anh và tiếng Pháp Hiện nay, nền độc lập đã trở về với Campuchia theo thể chế quân chủ lập hiến, giáo dục đã được cải thiện rất nhiều Hiến pháp ban hành chương trình giáo dục bắt buộc đối với tất cả mọi người Tất cả các học sinh đủ điều kiện có thể được học tập miễn phí trong chín năm Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ cơ bản này lại không được thực thi đúng như

nó được quy định trong luật

Các vấn đề như thiếu giáo viên có trình độ, tỷ lệ học sinh đi học thấp ở các khu vực nông thôn vẫn còn tồn tại Không có nhiều người sẵn sàng dạy học với mức lương thấp, trong khi đó học sinh tại các khu vực nông thôn ưu tiên việc giúp đỡ gia đình canh tác hơn là việc học

Campuchia hiện có hơn 100 trường đại học và trung tâm nghiên cứu, đào tạo sau đại học, đứng đầu là Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia Đây là thành tựu rất ấn tượng vì cách đây hơn 30 năm, chế độ diệt chủng Polpot đã xóa bỏ toàn bộ trường học, đàn áp và thủ tiêu phần lớn đội ngũ trí thức, khoa học của Campuchia

Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia tại thủ đô Phnom Penh được chính thức tái lập năm 1999 trong khuôn viên một ngôi trường đại học bề thế do Việt Nam xây tặng, từ những năm đầu tiên sau khi Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng

Đây là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Campuchia, tham mưu cho Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục, khoa học, quản lý toàn bộ hệ thống các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học trên cả nước

Với 14 viện sĩ chính thức, đứng đầu là Thủ tướng Hunsen, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, phụ trách nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học trên 32 lĩnh vực chủ chốt như: Nông nghiệp,

Y học, Lịch sử, Ngoại giao, Văn hóa, Kiến trúc…

Viện sĩ Tech Somnang - Cố vấn của Chính phủ Campuchia về chiến lược giáo dục cho biết, toàn

bộ các chuyên ngành khoa học hiện nay do Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia phụ trách đều

do Việt Nam hỗ trợ thành lập, từ cơ sở vật chất cho đến đào tạo nhân lực, chuyên môn… Các thế

hệ cán bộ chủ chốt của Viện Hàn lâm Hoàng gia nói riêng và giới khoa học Campuchia nói chung, phần lớn đều qua đào tạo, học tập tại Việt Nam

2.2.5/ Thách thức

Thực tế việc học tập và giảng dạy hàng ngày của cả giáo viên và học sinh trong hệ thống giáo dục Campuchia là rất khó khăn Giáo viên phải đối mặt với mức lương không đầy đủ và cần phải thu học phí của học sinh Học sinh phải đối mặt với thiết bị phục vụ cho học tập không đủ, kích thước lớp học lớn, và chi phí cao đối với nhiều gia đình Tại các cấp học cao hơn lại có những vấn đề phức tạp hơn như sự cần thiết phải trả tiền hối lộ để vượt qua các kỳ thi cấp phổ thông và

để bảo đảm việc nhập học vào các trường đại học Đây là một trong những yếu tố đó đã góp phần vào sự tăng trưởng trong lĩnh vực giáo dục của khu vực tư nhân

Trang 12

2.2.6/ Học vấn, kiến thức và phát triển

Hiện nay, Campuchia vẫn có tỷ lệ mù chữ cao, 76,25% ở nam giới và 45,98% của nữ giới vẫn chưa có kiến thức cơ bản Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao có một kế hoạch chiến lược tại chỗ và đã đưa ra các chương trình như Kế hoạch chiến lược phát triển quốc gia 2006-2010, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Campuchia, và Kế hoạch giáo dục Quốc gia 2003-2015 để cung cấp cho trẻ em Campuchia, hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn

2.3/ Y tế

Campuchia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, và đã có một lịch sử bi thảm nhất trong nửa sau của thế kỷ XX Do đó, không ngạc nhiên rằng, Campuchia có một số kết quả sức khỏe tồi tệ nhất trong khu vực Đông Nam Á (Hệ thống thông tin thống kê của WHO, ngày

25 tháng 2 năm 2008)

Table : Selected Health Indicators for Southeast Asian Countries

Trang 13

2.3.1/ Chi tiêu cho Y tế

Kết quả sức khỏe kém một phần là sự hạn chế được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Dưới 60% người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe được tiếp cận dịch vụ (Điều tra kinh tế - xã hội Campuchia, 2004) Tuy nhiên, đến năm 2005, chi tiêu y tế của Campuchia là có tỷ lệ phần trăm theo GDP là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo DHS 2005, hằng năm các gia đình đã dành trung bình gần 12% thu nhập của mình cho y tế

Chi phí của các các ca bệnh nặng đặc biệt nặng nề đối với người nghèo Ví dụ, một cuộc điều tra phỏng vấn 72 hộ, trong đó mỗi hộ có ít nhất một thành viên bị sốt xuất huyết sau khi một đợt dịch lớn bùng nổ vào năm 2004 thấy rằng các gia đình đã dành trung bình 8$ khi chữa trị tại cơ

sở công, 32$ nếu sử dụng cả hai dịch vụ công và tư nhân và 103$ nếu chỉ sử dụng dịch vụ tư nhân Một năm sau đó, một nửa trong số 72 hộ được phỏng vấn vẫn còn các khoản nợ liên quan đến vấn đề sức khỏe với lãi suất từ 2,5% và 15% mỗi tháng, và một số gia đình đã phải bán đất

để trả nợ của họ

Table : Selected Indicators on Health-care Spending (Southeast Asia)

Trang 14

Table : Average Health Expenditures of Cambodians, per capita

2.3.2/ Các loại hình cung cấp dịch vụ Y tế

Campuchia có sự kết hợp của các loại hình cung cấp dịch vụ Y tế: nhà cung cấp dịch vụ y tế công cộng, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế tư nhân, người bán thuốc tư nhân (có hoặc không được đào tạo về dược phẩm) và thầy lang

a/Y tế công cộng

Hệ thống y tế công cộng của Campuchia có ba cấp cơ sở: bệnh viện cấp tỉnh, Bệnh viện huyện, và Trung tâm Y tế cộng đồng Cấp cao nhất của Y tế công cộng trong phạm vi tỉnh là Bệnh viện tỉnh ở mỗi tỉnh Mỗi huyện có một Bệnh viện nhỏ và trung bình khoảng 11 Trung tâm

Y tế cấp huyện Mỗi Trung tâm Y tế phục vụ một số làng với khoảng 13.500 (Dựa trên dữ liệu từ

dự án các Cơ sở Y tế, 2004-2005)

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế công trình công cộng rất thấp Ước tính đến năm 2005, trong số những người cần điều trị bệnh tật hoặc chấn thương, chỉ có dưới một phần tư đến các cơ sở y tế công cộng

Khiếu nại điển hình về các cơ sở công cộng tại Campuchia bao gồm tốn kém và tốn thời gian để

Trang 15

tới với các cơ sở công cộng, nhân viên các cơ sở y tế công cộng thường vắng mặt, thời gian chờ đợi dài tại , thường xuyên có tình trạng thiếu thuốc, nhiề chi phí không thể lường trước và thái độ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân nghèo (ví dụ, la mắng hoặc coi thường bệnh nhân)

Table : Utilization of Public, Private and Non medical Healthcare Providers

b/ Nhà cung cấp y tế tư nhân

Có hai loại hình cung cấp chăm sóc sức khỏe tư nhân: các bác sĩ tư nhân và người bán thuốc (bao gồm cả dược sĩ được chứng nhận và người bán thuốc không có chứng chỉ) Mặc dù thầy lang và nữ hộ sinh cũng phục vụ khách hàng ở cả khu vực thành thị và nông thôn nhưng không nhiều

Các cơ sở y tế tư nhân thường phổ biến hơn so với các cơ sở y tế công, ngay cả khi chi phí đắt hơn, bởi vì họ thường chú ý tới nhu cầu của khách hàng, sẵn sàng đến khám các bệnh tại nhà riêng, và sẵn sàng để cung cấp thêm các phương pháp điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân Thật không may, điều này thường dẫn đến các kết quả là việc chăm sóc không phù hợp như đơn thuốc không đúng cách và tỷ lệ tiêm không cần thiết, đôi khi không an toàn

b1/ Bác sĩ

Rất khó để phân biệt giữa các bác sĩ nhà nước và tư nhân Nhiều nhân viên y tế công cộng tăng thêm thu nhập bên cạnh mức lương thấp của khu vực công cộng bằng cách làm thêm Trong thực

tế, một trong những lý do mà các nhân viên thường xuyên vắng mặt tại các cơ sở y tế công cộng

là họ đang bận rộn làm việc tại các cơ sở tư nhân

Mặc dù bác sĩ có thể kiếm nhiều tiền hơn từ các cơ sở tư nhân, công việc tại cơ sở công của họ gắn liền với công việc tư nhân của họ Làm việc trong một cơ sở công cộng là một cách để giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở tư nhân của họ, và là một cách để cập nhật kiến thức y tế thông qua các hội nghị và các cuộc họp

b2/ Dược sĩ và người bán thuốc

Tại Campuchia, thuốc mua từ người bán thuốc địa phương là khá phổ biến Dược sĩ và người bán thuốc thường nằm gần địa phương và vì vậy thuận tiện hơn so với hầu hết các trung tâm y tế công cộng Ngoài ra, giá thường rẻ hơn so với một phòng khám và họ sẵn sàng cung cấp bất kỳ

Ngày đăng: 27/02/2014, 01:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Tồn tại 3 hình thứ c: nhà nước điều hành; hỗn hợp tư nhân và nhà nước; tư nhân điều hành - Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam
n tại 3 hình thứ c: nhà nước điều hành; hỗn hợp tư nhân và nhà nước; tư nhân điều hành (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w