Về du lịch:

Một phần của tài liệu Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 26 - 28)

Chương 4: Hợp tác dịch vụ giữa Campuchia và Việt Nam

4.4/ Về du lịch:

Ngày 27/11/2012, Bộ Du lịch Campuchia cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, nước này đã đón khoảng 2,86 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, 75% du khách đến từ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và 16,3% từ các nước châu Âu.

Các chương trình xúc tiến du lịch hướng tới các quốc gia trong khu vực của Campuchia đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi mà đã có 1,2 triệu lượt khách đến từ các nước ASEAN, tăng 36,2% so với cùng kỳ.

Trong 10 tháng đầu năm 2012 nay, Việt Nam vẫn dẫn đầu về lượng du khách tới Campuchia với hơn 638.000 lượt người, tăng 24%;

Về du lịch, hai bên cùng nhau liên kết xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi lại qua biên giới; xem xét hệ thống cảng du lịch và các điểm “dừng chân” trên tuyến du lịch đường sông từ Cần Thơ đến Phnom Penh phục vụ phát triển du lịch đường sông giữa Việt Nam và Campuchia.

-Tạo Visa chung cho 3 nước: Việt Nam- Lào- Campuchia

Để xây dựng “3 quốc gia, 1 điểm đến “ với mục tiêu “1 chuyến du lịch đi qua 3 quốc gia”, trong 3 năm qua ngành du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia đã từng bước hợp tác, liên kết phát triển, với nhiều cải thiện vượt bậc trong phát triển du lịch. Điều này được minh chứng trong việc bỏ visa cho khách du lịch giữa Việt Nam – Campuchia. Đi cùng đó là chiến lược thu hút khách quốc tế bằng đường bộ từ Việt Nam sang Lào, Campuchia.

Hiện nay trung bình mỗi ngày có khoảng 100 chuyến xe chở khách du lịch qua lại biên giới Việt Nam-Campuchia và khoảng 40 chuyến Campuchia – Lào. Từ vị trí thứ 2 trong năm 2008, khách du lịch Việt Nam sẽ dẫn đầu lượng khách quốc tế đến Campuchia trong năm nay, mức độ tăng trưởng gần 50%. Tuy nhiên, ngành du lịch của 3 nước vẫn chưa xây dựng được một khung hợp tác du lịch chung. Theo xu hướng du lịch của khách quốc tế, một chuyến đi du lịch, du khách muốn đến 2 hoặc 3 nước. Điều này có thể thấy rõ trong các tour du lịch đi Singapore - Malaysia, hay các tour qua các nước châu Âu. Đây là mục tiêu mà ngành du lịch 3 nước muốn xây dựng thành một cụm du lịch trong hành trình tour của khách quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam có thế mạnh về du lịch biển, di sản thế giới; Campuchia có thế mạnh về văn hóa gắn với di sản nổi tiếng Angkor Wat; Lào có lợi thế về du lịch thiên nhiên với rừng nguyên sinh… 3 nước đã xác định được lợi thế riêng, cùng bổ sung, hợp tác và phát triển.

Theo số liệu từ ngành du lịch 3 nước, hiện nay đầu tư FDI vào du lịch Lào, Campuchia chủ yếu từ các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Trong khi đó, du lịch Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc, Canada...

Để có thể thu hút khách đến Việt Nam - Lào - Campuchia trên cùng một hành trình tour, điều trước tiên 3 nước tính đến đó là việc xóa bỏ “biên giới” bằng cách tạo ra điều kiện thuận lợi, dễ dàng nhất trong thủ tục visa. Việc hướng đến sử dụng visa chung cho 3 quốc gia là điều sẽ phải thực hiện. Không chỉ dành cho khách du lịch đi tour mà việc vận chuyển xe ô tô qua lại giữa 3 nước cũng sẽ thuận lợi. 3 nước cùng đề ra kế hoạch xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch chung ra thế giới.

-Nằm trong mối quan hệ hợp tác Du lịch 4 nước giữa Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanma: Đó là sự tăng trưởng ấn tượng của lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước CLMV thời gian qua, riêng năm 2011 đã đón trên 12,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,5% so với năm trước; trong đó, trao đổi khách giữa 4 nước đạt 2,1 triệu lượt, chiếm 17% tổng lượng khách tới 4 nước.

Hợp tác du lịch CLMV năm 2010 đã ghi nhận kết quả hợp tác đã và đang được các nước phối hợp triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến hình ảnh ”Bốn quốc gia- Một điểm đến”; Hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp; Diễn đàn đầu tư Du lịch; Hỗ trợ nhau tham dự các sự kiện quốc tế… Về hợp tác với các đối tác, Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao hỗ trợ của Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC), Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc (AKC) trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến và quảng bá hình ảnh 4 nước CLMV tại thị trường quan trọng Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, du lịch công đồng, phát triển nguồn nhân lực…

Các nước đã ký Kế hoạch hợp tác du lịch CLMV giai đoạn 2013-2015 nhằm duy trì và phát huy kết quả đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động hợp tác khả thi, hiệu quả; nâng cao tính chủ động của 4 nước CLMV trong tiếp cận với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển với tư cách là một khối, nhằm tăng cường quảng bá đưa 4 quốc gia thành một điểm đến chung.

Những năm gần đây, trong khuôn khổ hợp tác khu vực nói chung và hợp tác giữa 4 nước CLMV nói riêng, lĩnh vực du lịch đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác liên quan. Tuy nhiên, ngành du lịch 4 nước cần nỗ lực hơn nữa để cùng hợp tác liên kết, kết nối sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh, từng bước khẳng định Bốn quốc gia một điểm đến có sức hấp dẫn đối với du khách; đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w