Bưu chính viễn thông:

Một phần của tài liệu Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 28 - 29)

Chương 4: Hợp tác dịch vụ giữa Campuchia và Việt Nam

4.5/ Bưu chính viễn thông:

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trao đổi các đoàn cán bộ quản lý; giúp đỡ nhau xây dựng thể chế, quy chế quản lý ngành về báo chí, về bưu chính và viễn thông; đào tạo; phát triển cơ sở hạ tầng về phát thanh, truyền hình và viễn thông; và tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước trong ngành bưu chính-viễn thông đầu tư, kinh doanh vào thị trường của nhau.

Campuchia cho biết rất quan tâm phát triển đào tạo nguồn nhân lực Phía Campuchia bày tỏ mong muốn phía Việt Nam giúp đỡ chuyên môn, đào tạo nhân lực và năng lực quản lý báo chí, quản lý internet và các dịch vụ viễn thông vì hiện nay, những vấn đề này còn mới mẻ đối với

Campuchia.. Theo đó, Việt Nam sẵn sàng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ qua việc mở các lớp bồi dưỡng tại Campuchia, cử giáo viên, sang đào tạo tại chỗ cho cho các cán bộ Campuchia.

Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp và giúp đỡ Campuchia về các lĩnh vực bưu chính- viễn thông, quản lý tần số vô tuyến điện, đào tạo nguồn nhân lực… Campuchia đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam như VNPT, Viettel, VTC hoạt động hiệu quả tại Campuchia.

Việt Nam tiếp tục hợp tác với Campuchia về các nội dung: Bưu chính, Việt Nam phối hợp in tem theo yêu cầu của Campuchia, tiếp tục trao đổi bưu chính 2 chiều giữa các cửa khẩu hai nước; Về tần số: Việt Nam - Campuchia đã có thỏa thuận hợp tác và sẽ tiếp tục phối hợp tần số đặc biệt phối hợp quản lý tần số vùng biên, giảm thiểu can nhiễu; Về Viễn thông: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm phát triển viễn thông để viễn thông Campuchia phát triển mạnh mẽ, không chỉ về kinh nghiệm quản lý mà còn khai thác hạ tầng viễn thông; Về Internet, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm Việt Nam có, tư vấn quản lý tên miền và khai thác tài nguyên Internet.

Campuchia còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam hoạt động hiệu quả tại Campuchia như VNPT, Viettel, VTC.Tập đoàn Viettel đã đóng thuế, phí ở

Campuchia ngày càng tăng lên theo số tuyệt đối. Ví dụ, Viettel năm 2009 đóng 7,7 triệu USD, năm 2010 lên 22 triệu USD và năm 2011 lên hơn 41 triệu USD. Viettel đã ý thức đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, đóng góp vào sự phát triển hạ tầng, đóng góp như miễn phí cho các doanh nghiệp và đưa Internet đến trường học Campuchia. Tất cả những đóng góp phát triển đó đã lên hơn 25 triệu USD trong những năm qua. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp thuế các phí kết nối, tần số, các phí khác đóng thuế tại Campuchia cũng đã tăng theo số tuyệt đối, từ 3,1 triệu USD năm 2009, lên 10,3 triệu USD năm 2010, 16,7 năm 2011 và dự kiến là 7,8% doanh thu. Các con số đóng góp thuế của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên theo thời gian. Các mức cước phí này, Việt Nam mong Campuchia duy trì phí dưới mức 5% do thời gian ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng giảm mà thuế đóng góp ngày càng tăng. Thông lệ chung các nước là từ 3% đến dưới 5%.

Hai nước đã triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác về xây dựng cơ chế chính sách quản lý chuyên ngành, đào tạo cán bộ và hỗ trợ doanh nghiệp 2 nước hợp tác kinh doanh và hiệu quả, qua đó góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Một phần của tài liệu Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w