Kinh tế brunei
Trang 1Mục lục
I. Giới thiệu chung………2
1. Các thông tin cơ bản……….2
2. Dân số……… 3
3. Thể chế chính trị……… 3
4. Lịch sử phát triển……… 4
5. Đặc điểm xã hội………4
6. Văn hóa……….4
7. Du lịch……… 5
II. Tổng quát nền kinh tế Brunei………10
III. Các chính sách phát triển của Brunei………12
1. Chính sách đối ngoại……… 12
2. Chính sách thương mại quốc tế……… 12
A – Xuất khẩu……… 14
B – Nhập khẩu……….17
C – Brunei trong QHTM với 1 số nước trong khu vực và trên TG……….18
D – Brunei trong QHTM với Việt Nam……… 18
3. Chính sách đầu tư………19
A – Thu hút FDI……… 20
B – Đầu tư trong nước……….21
C – Đầu tư ra nước ngoài……….22
D – Quan hệ Brunei – Việt Nam……….22
4. Chính sách tỷ giá, lãi suất………23
A – Tỷ giá………23
B – Lãi suất……….25
5. Chính sách khoa học – giáo dục – công nghệ……… 25
A – Khoa học, giáo dục……… 25
B – Công nghệ, kỹ thuật……… 26
IV. Xu hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam – Brunei……….27
V. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……… 28
VI. Văn hóa kinh doanh ở Brunei………29
VII. Kết luận……….30
Trang 2
Kinh tế Brunei
1. Các thông tin cơ bản:
- Tên nước: Brunei Darussalam (Theo ngôn ngữ Malay, “Brunei Darussalam” có nghĩa là Xứ sở hoà bình: The Abode of Peace)
- Ngày quốc khánh: 23/2/1984
- Thủ đô: Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan)
- Vị trí địa lý: Phía Bắc trông ra Biển Đông; ba mặt còn lại có chung biên giới với phía Đông Malaysia Nằm trên bờ biển Tây Bắc của quần đảo Kalimantan hoặc Borneo thuộc vùng Đông Nam châu Á, giữa kinh độ 1140, 23’ vĩ độ 40 –
50 5’, thuộc phía Nam biển Đông, cắt đôi đoạn đường biển từ Malaysia đến Philippines
Brunei bị chia cắt làm đôi bởi một dải đất toàn rừng già thuộc chủ quyền của Malaysia Phần phía Đông chỉ có duy nhất một quận: Temburong (nằm lọt trong bang Sarawak của Malaysia); trong khi phía Tây bao gồm các quận: Muara, Tutong, Belait và thủ đô Bandar Seri Begawan
- Diện tích đất liền: 5.765 km2, trong đó 70% là rừng, bờ biển dài 161 km, diện tích đất liền là 5.264 km2
- Khí hậu : Nhiệt đới, nóng, ẩm, chỉ có hai mùa mưa và khô Nhiệt độ trung bình
từ 24 – 32 độ C, độ ẩm không khí cao, dao động từ 70-100% Mùa mưa ở
Trang 3Brunei kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1, mùa khô từ tháng 2đến tháng 8 Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 2500mm ở khu vực ven biển và 4000mm trên các ngọn đồi bao phủ bởi rừng rậm Brunei là quốc gia không phải hứng chịu các thiên tai nghiêm trọng như bão, động đất, lụt lội…
- Tài nguyên (cũng là lợi thế về kinh tế): dầu mỏ, khí tự nhiên Trữ lượng dầu của Brunei đã được chứng minh vàokhoảng 1.1 tỉ thùng vào năm 2009 Bên cạnh đó, tài nguyên rừng cũng là một thế mạnh của Brunei Đất nước Brunei có những thảm xanh trải đều khắp, là lá phổi xanh che chắn làm cho đất nước nhiệt đới này tuy nóng nhưng không ngột ngạt vàoi bức vì bụi và
ô nhiễm Ở Brunei có những khu rừng nguyên sinh chưa hề bị bàntay con người tác động tới như rừng quốc gia Ulu Temburong
2. Dân số:
- Số dân: 408,786 người (tháng 1/2013)
- Tuổi trung bình: 28,4 tuổi
- Thành phần: người Malai chiếm 66,3%, người Hoa 11,2%, các dân tộc khác chiếm 22,5%
- Ngôn ngữ chính là tiếng Malay (chính thức), tiếng Anh và tiếng Trung Quốc được sử dụng rộng rãi
- Tôn giáo: Đạo hồi 67%, Phật giáo 13%, Thiên chúa 10% và các đạo khác 10%
3. Thể chế chính trị:
- Chính thể Quân chủ Hồi giáo lập hiến Mọi quyền hành đều nằm trong tay Quốc vương và gia đình hoàng tộc, có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và sửa đổi luật pháp, kể cả hiến pháp Quốc vương vừa là nguyên thủ quốc gia đồng thời ông cũng kiêm luôn chức Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang
- Hiến pháp Ban hành ngày 19-9-1959, được sửa đổi năm 1984
- Khu vực hành chính 4 quận: Belait; Brunei và Muara; Temburong; Tutong Mỗi khu của một quận được gọi là Mukim
- Bộ máy giúp Quốc vương cai quản đất nưước có 5 Hội đồng do Quốc vưương chỉ định:
+ Hội đồng Bộ trưởng (nội các) có 11 Bộ trưởng và 7 Thứ trưởng, trong đó, Bộ trưởng Ngoại giao là em trai Quốc vưương
+ Hội đồng xét xử
+ Hội đồng Lập pháp
+ Hội đồng truyền ngôi quyết định về việc kế vị ngôi vua
+ Hội đồng tôn giáo
Trang 4- Các đảng phái chính trị: Ở Brunei chỉ có một Đảng quốc gia thống nhất -
National Development Party – NDP.
4. Lịch sử phát triển:
- Vào thế kỷ VI, Brunei là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á Từ năm
1888, Brunei chịu sự bảo hộ của Anh Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Brunei bị Nhật chiếm đóng (1941-1945)
- Năm 1946, Anh quay lại chiếm Brunei Trước áp lực của phong trào giải phóng dân tộc, Anh buộc phải để cho Brunei có Hiến pháp riêng vào năm 1959
- Ngày 1-1-1984, Brunei chính thức tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh Hiện Hoàng tộc Brunei đã ngự trị ở nước này hơn 6 thế kỉ
5. Đặc điểm xã hội:
- Tiền tệ: Bruneian dollar (BND)
- Chế độ vợ chồng: Vì là Vương quốc Hồi giáo nên luật pháp Brunei cho phép tồn tại chế độ đa thê tức đàn ông có thể có tới 4 vợ
- Giáo dục: Nền giáo dục Brunei được chính phủ trợ cấp từ cấp học thấp nhất đến cao nhất, cả trong và ngoài nước Giáo dục tiểu học và trung học được dạy bằng ba thứ tiếng: Mã lai, Hoa và Anh Trường đại học Brunei ở thủ đô Bandar Sen Begawan là trường có hệ thống giáo dục tiên tiến Mặc dù cả nước chỉ có 2 trường đại học (trong đó có một đại học Hồi giáo) và 2 viện nghiên cứu sau đại học nhưng chỉ số HDI của Brunei ở thứ hạng khá cao là 33 (2011)
- Chính phủ Bru-nây đã thực hiện một số phúc lợi xã hội như công dân không phải đóng thuế thu nhập; giáo dục, chữa bệnh, ma chay không mất tiền; cấp học bổng cho học sinh giỏi được đi học ở nước ngoài; cho nhân dân vay tiền với lãi suất thấp để kinh doanh, sản xuất hay mua nhà ở với giá rẻ
6. Văn hóa:
- Những đất nước mà văn hóa Brunei có ảnh hưởng lớn là Malaysia và Indonesia Hai đất nước này gần gũi với Brunei về địa lý cũng như về lịch sử hình thành Cho nên việc Brunei chịu ảnh hưởng khá nhiều về văn hóa hai đất nước này cũng là điều dễ hiểu
- Cuộc sống sinh hoạt từ ngàn xưa cho đến nay của Brunei chịu ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo Hồi giáo và Ấn Độ giáo Do Hồi giáo là quốc giáo nên hàng năm tại Brunei vẫn diễn ra nhiều lễ hội mang đậm màu sắc Hồi giáo như tháng chay Ramadhan, lễ hội Hari Raya Aidilfitri…, nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Hồi giáo như những ngôi thánh đường có kiến trúc đặc trưng với màu trắng cẩm thạch và mái hình chóp dát vàng lộng lẫy
7. Du lịch:
Trang 5- Brunei đã thu hút 209,000 khách du lịch tới đất nước vào năm 2011 Trong
đó khách du lịch từ các quốc gia thành viên ASEAN chiếm hơn 50%; khách Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản chiếm 17,2%
- Brunei đặt mục tiêu tăng 15% lượng khách du lịch vào năm 2012; và đạt trên 400,000 khách du lịch vào năm 2016 (theo news.brunei.fm)
• Các đặc điểm nổi bật ở Brunei:
- Là một tiểu vương quốc Hồi giáo nằm bên bờ Tây Bắc đảo Borneom, không chỉ nổi tiếng về nguồn tài nguyên dầu mỏ, Brunei còn được biết đến là quốc gia của các cung điện xa hoa tráng lệ, đền đài cổ với kiến trúc truyền thống và hiện đại, những thánh đường lộng lẫy và cả những lễ hội tưng bừng của người
Hồi giáo Các Thánh đường của Vương quốc Hồi giáo, được mệnh danh là
một trong những Thánh đường lớn nhất trên thế giới như: Jame’ Asr Hassanal Bolkiah Mosque, Omar Ali Saifuddien Mosque
Jame' Asr Hassanal Bolkiah Mosque - nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Brunei.
Trang 6Thánh đường Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien ở thủ đô Brunei
- Một trong những ấn tượng đầu tiên ở Brunei là giao thông Phương tiện di
chuyển thông dụng ở Brunei là ôtô Mỗi gia đình đều sở hữu vài chiếc xe hơi nên xe buýt chỉ dành cho các khách sạn Số xe hơi của Brunei còn nhiều hơn cả dân số của đất nước Taxi thì cả nước có khoảng 250 chiếc Nói chung phương tiện giao thông công cộng kém phát triển Brunei ẩn chứa một lối sống không vội vã, con người dịu dàng, dễ mến và yêu hòa bình Thủ đô Bandar Seri Begawan có lẽ là thủ đô đáng yêu nhất ở Đông Nam Á với không khí thoáng đãng, xanh mát, không hề chịu sự tác động bởi những đám đông, nạn kẹt xe, ô nhiễm, sự ồn ào như những thủ đô trong khu vực
- Brunei là nơi có khu vực bảo tồn rừng nhiệt đới tốt nhất trên đảo Borneo Vườn quốc gia phủ kín 70% diện tích của đất nước Chỉ nơi đây mới có thể nhìn thấy những loài cây rất nổi tiếng như cây thạch nam và những đầm lầy bùn non đặc trưng không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới Khu rừng nguyên sinh này còn là vương quốc của loài khỉ mũi dài (tiếng Anh là Proboscis Monkey) với số lượng đông nhất thế giới
Du khách không cần phải ra khỏi thành phố mới có thể thăm các khu bảo tồn
rừng nổi tiếng vì ở ngay giữa thủ đô Bandar Seri Begawan đã có Công viên Tasek Lama với những dòng thác và hồ tự nhiên ở giữa không gian như trong
rừng già Với những người thích tắm nắng thì bãi biển Muara ở phía Bắc, bãi Pantai Seri Kenangan ở Tutong hoặc bãi Tungku nằm giữa Muara và Tutong đều khá lý tưởng
Trang 7- Một trong những điểm “phải đến”, “phải thăm” khi bạn đến với Brunei chính
là làng nổi Kampong Ayer Làng nổi lớn nhất trên thế giới này được xem
là biểu tượng của lịch sử, văn hóa và sự phát triển của đất nước Brunei Tất cả các ngôi nhà và các công trình công cộng trong làng đều được xây dựng bằng
gỗ Mangrove, một trong những loại gỗ đặc biệt trên đảo Boneo Các ngôi nhà trong làng cũng như giữa các làng với nhau được nối kết chặt chẽ bởi hệ thống
các đường đi bằng gỗ, gọi là “jembatan” Ước tính có đến gần 50km đường
bằng gỗ nối kết trong làng và giữa các làng
Ngôi làng nước nổi Kampong Ayer lớn nhất thế giới
- Quốc vương Brunei: Hassanal Bolkiah - quốc vương thứ 29 của Brunei Khi
nói đến vị quốc vương này người ta đã nghĩ đến ngay sự giàu có Trong nhiều năm liền, Hassanal Bolkiah được ghi nhận là người đàn ông giàu nhất thế giới với số tài sản khổng lồ ước tính lên đến gần 27 tỷ USD nhờ quyền năng trên khắp quốc gia và nguồn dầu mỏ dồi dào của đất nước Không chỉ có thế, ông ta còn nổi tiếng về bộ sưu tập xe vĩ đại mà bất cứ dân mê xe nào cũng phải thèm muốn Bộ sưu tập trị giá 6 tỉ USD với 6000 chiếc xe, đây được đánh giá là bộ sưu tập xe khủng nhất thế giới, bao gồm đủ loại từ những chiếc xe đẹp nhất, nhanh nhất, đắt nhất, quý hiếm nhất đến những chiếc xe độc nhất vô nhị trên
Trang 8thế giới Ngoài ra quốc vương Brunei còn sở hữu 1 máy bay Boeing 747-400 nội thất được mạ vàng, 6 máy bay du lịch và 2 máy bay trực thăng Quốc vương Hassanal từng tặng một chiếc Airbus cho con gái nhân dịp sinh nhật lần thứ mười tám của cô Ông cũng từng yêu cầu ngôi sao ca nhạc Michael Jackson hát vào ngày sinh nhật thứ 50 của mình, tiệc sinh nhật lần thứ 60 của ông gồm hơn 10.000 khách Đất đai mà quốc vương sở hữu ở Australia lớn hơn cả Brunei, vốn có diện tích 5.270 km2
Quốc vương Hassanal Bolkiah Hoàng thân Jefri Bolkiah
- Hoàng thân Jefri Bolkiah – em trai Quốc vương: Jefri được mệnh danh là
Hoàng thân tay chơi với tài năng phá của “phi phàm” Trong hơn 10 năm liền, Jefri “chỉ tiêu” 700.000 USD mỗi ngày Riêng về phương tiện đi lại, ông đã sắm 2.300 xe hơi, chủ yếu là các siêu xe bậc nhất thế giới như Bentley, Ferrari
và Rolls-Royce Số máy bay riêng mà Hoàng thân “tự thưởng” cho mình là 8 chiếc, bao gồm cả một chiếc Boeing 747 Đó là chưa kể 5 chiếc du thuyền, trong đó có một chiếc là siêu du thuyền
Vị Hoàng thân này còn nổi tiếng bởi việc mua kim cương như mua rau ở chợ Trong số tài sản mà ông phải nộp lại cho nhà nước Brunei sau khi phát hiện việc ăn chơi vô độ có năm viên kim cương, mỗi viên trị giá khoảng 200 triệu USD Về bất động sản, ông hoàng Jefri có thú vui sưu tập các khách sạn… 5 sao trên toàn thế giới, đặc biệt là ở New York, Paris, London… Và như một phần tất yếu, ông phải trang hoàng cho những phòng ốc yêu quý của mình với
7 triệu USD tiền mua thảm dát vàng
- Hoàng cung Istana Nurul Iman: Thủ phủ của Brunei là Bandar Seri Begawan
– nơi tự hào với công trình kiến trúc độc đáo Hoàng cung Istana Nurul Iman
có 1.788 phòng, 257 phòng tắm, 5 hồ bơi, một chuồng ngựa có máy điều hòa nhiệt độ cho 200 chú ngựa Pony, một gara chứa 110 chiếc xe, một phòng ăn chứa đến 5.000 khách và một nhà thờ có sức chứa 1.500 người Mái vòm làm
Trang 9bằng vàng do kiến trúc sư Leandro V Locsin thiết kế theo kiểu Hồi giáo Malaysia Sàn cung điện được lát bằng đá cẩm thạch nhập từ 38 nước trên thế giới Cung điện này được xây dựng vào năm 1984 với chi phí khoảng 400 triệu USD Mỗi năm một lần, vào dịp lễ Hari Raya Aidifitri, vua Brunei sẽ mở cửa cung điện để cùng hoàng thất chào đón du khách và người dân.
Cung điện Istana Nurul Iman
- Ẩm thực là một tấm gương phản chiếu văn hóa phong phú của Brunei Người Brunei có vô số các nhà hàng đặc sản của riêng họ và cũng không thiếu những nơi phục vụ đặc sản của các nước khác như Nhật, Ấn, Ả Rập, Ý Một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Brunei là chợ đêm - nơi chuyên phục vụ những người sành về ẩm thực với rất nhiều các món ăn đặc trưng của địa
phương
Từ rừng sâu cho đến thành thị, những giá trị phong phú của văn hóa Brunei đã thật sự tạo nên một vương quốc Brunei đầy hấp dẫn
Trang 10II. Tổng quát nền kinh tế Brunei:
- Trước năm 1929, Brunei còn rất nghèo nàn, lạc hậu Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn cao su nhỏ bé với sản lượng thấp Từ năm 1929, việc phát hiện ra dầu
mỏ và khí đốt đã đem lại sự giàu có cho đất nước này Khai thác dầu bắt đầu từ năm 1963 và đến nay chiếm phần lớn sản lượng dầu của Brunei Hiện nay dầu hỏa và khí đốt chiếm 80% tổng thu nhập trong nước và 90% thu nhập xuất khẩu và đóng góp 39% GDP của đất nước nhưng chỉ sử dụng 3% lực lượng lao động Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia với trung bình 180.000 thùng (29.000 m³) mỗi ngày Brunei còn là nước sản xuất khí đốt hóa lỏng lớn thứ tư trên thế giới
- Brunei có nền kinh tế nhỏ nhưng khá thịnh vượng GDP đầu người của Brunei cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng (đứng sau Singapore) và thế giới thứ ba nói chung (31,000 USD ở thời điểm 2008; năm
2011 Brunei đạt 49,000 USD/người và đứng thứ 8 trên thế giới) Trong năm
2009 GDP của Brunei chỉ đạt -1,8%, tuy nhiên đến năm 2010 và 2011 Brunei
đã đạt mức tăng trưởng lần lượt là 2,55% và 2,97% Với nguồn thu nhập rất lớn từ xuất khẩu dầu khí và dân số rất ít, chính phủ Brunei có điều kiện thực hiện một số chính sách phúc lợi xã hội cao cho người dân
- Tuy nhiên, nền kinh tế Brunei vẫn còn tồn tại một số đặc tính như: thị trường nhỏ bé; bộ máy hành chính lại trì trệ, quan liêu; bộ phận kinh tế tư nhân ở Brunei so với các nước ASEAN khác lại khá nhỏ bé, yếu kém và thụ động (95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ) Về thương mại, Brunei là nước từ lâu nay
đã phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt là máy móc và lương thực thực phẩm, phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu dầu khí đã gây áp lực lớn đến sự phát triển bền vững của Brunei
- Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhà nước Brunei đã thực hiện các kế hoạch 5 năm như kế hoạch 5 năm lần thứ 6, Kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 8 , trong đó năm 2002, ưu tiên dành cho quỹ phát triển trị giá 1 tỷ Đô la Brunei, với nhiệm vụ cấp bách là đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mới hướng vào xuất khẩu, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghiệp dầu mỏ; tăng cường sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch, tài chính, đồng thời tìm cách khôi phục sản xuất nông nghiệp ,nhằm biến đất nước thành trung tâm dịch vụ, thương mại
và du lịch của khu vực
- Các chỉ số kinh tế:
Bảng 1: Các chỉ số kinh tế của Brunei 2010 – 2012:
Trang 112010 2011 2012 GDP (ppp)
Phân bổ lao động Nông nghiệp: 4,2%; Công nghiệp: 62,8%
GDP theo ngành Nông nghiệp: 0,8% Công nghiệp: 66,6%
Dịch vụ: 32,6%
Nguồn: Hồ sơ thị trường Brunei – VCCI (Cập nhật tháng 1/2013)
Trang 12chung và Tổ chức Hồi giáo, Brunei đã trở thành thành viên Liên hợp quốc, ASEAN và APEC Từ 1993, Brunei tham gia Phong trào Không Liên kết.
- Phương châm chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Bru-nây là “bạn với tất cả, không là thù của ai” (Friend to all and Enemy to none) Chính sách đối ngoại
của Bru-nây dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và bản sắc dân tộc của tất cả các nước
+ Công nhận sự bình đẳng giữa các quốc gia lớn, nhỏ
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
+ Dùng giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp
+ Hợp tác cùng có lợi
- Brunei là thành viên của các tổ chức: ADB, APEC, APT, APEC-RWG, APDC, ASEAN, BIMP-EAGA, Commonwealth, ESCAP, GATT/WTO, GP77, ICAO, IMO, ITU, IMF, ISESCO, NAM, OIC, PECC, SEAMEO, UN, UNTCAD, UNDP, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTO-GBT
Quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 29/02/1992 Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển tốt đẹp nhất là trên lĩnh vực chính trị
2 Chính sách thương mại quốc tế:
Cho đến nay nền kinh tế Brunei đã trải qua 2 giai đoạn phát triển cơ bản Giai đoạn trước năm 1984, nền kinh tế nằm dưới sự bảo hộ của Anh quốc và từ năm 1984 đến nay nền kinh tế phát triển độc lập Trong quá trình phát triển kinh tế Brunei chủ trương phát động khai thác dầu, khí đốt và coi đó là ngành then chốt của nền kinh tế, đồng thời
mở rộng hoạt động ngoại thương đầu tư tư bản ra nước ngoài, phát triển nông nghiệp…
Do đó đã thu được một số thành tựu lớn
Sự thành công này của Brunei không phải do điều kiện bên ngoài thuận lợi Điều đáng nói ở đây là Brunei đã đặt nền móng cho sự phát triển thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách kinh tế đối ngoại mà cụ thể là chính sách thương mại góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Brunei Quá trình công nghiệp hóa giai đoạn đầu là thay thế nhập siêu sau đó chuyển sang định hướng xuất khẩu, chính là cơ sở
đê nước này chuyển từ chỗ thương mại được bảo vệ nặng nề sang chế độ thương mại tự
do hơn Nhờ đó mà Brunei đã đạt được “sự thần kỳ” trong phát triển kinh tế và được nhiều nước châu Á noi theo
Trụ cột chính của chính sách thương mại quốc tế của Brunei:
• Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cung cấp khuôn khổ ổn định về các quy tắc thương mại đa phương để đảm bảo dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ
Trang 13• Tham gia vào các diễn đàn kinh tế khu vực dựa trên khái niệm "chủ nghĩa khu vực mở" (open regionalism) (điểm cốt lõi của nguyên tắc này là thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế).
• Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại quan trọng có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại và tăng cường liên kết thương mại
Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế:
• Thực hiện thương mại tự do và mở cửa trong bối cảnh các quy tắc thương mại đa phương
• Hỗ trợ cho một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do và không phân biệt đối xử
• Coi "chủ nghĩa khu vực mở" như là một khối xây dựng theo hướng tự do hóa thương mại đa phương
Brunei coi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) như là một phần quan trọng của chính sách thương mại quốc tế để tối đa hóa tiềm năng của thương mại tự do và mở cửa cho người dân trong một thế giới toàn cầu hóa Với một chế độ thương mại tương đối tự
do và cởi mở, cũng như một lực lượng lao động nhỏ nhưng có học vấn cao, Brunei cho rằng tham gia FTA như là một bước quan trọng trong việc đảm bảo rằng người, hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước này có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới Brunei phần lớn được nhìn thấy trong cộng đồng quốc tế như là một nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt, hiện đang tiến hành một số dự án trong một nỗ lực để tiếp tục đa dạng hóa nền kinh tế của mình Về vấn đề này, Chính phủ Brunei mạnh mẽ tin rằng tham gia hoạt động của FTA với một số đối tác quan trọng chiến lược sẽ mở lên các thị trường cho xuất khẩu và dịch vụ của Brunei cũng như giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này
Bước đầu thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area) đã được Brunei hoan nghênh, vì theo như các nguồn tin chính thức của nước này thì AFTA có lợi cho chính sách đa dạng hóa nền kinh tế Brunei do họ có thể tăng được khối lượng xuất khẩu của mình đối với thị trường trong khối ASEAN dễ dàng hơn so với việc thâm nhập các thị trường EC (European Community) hoặc NAFTA (North American Free Trade Agreement)
Chế độ thương mại của Brunei là chế độ tự do, trong đó 80% toàn bộ dòng thuế quan
có thuế suất bằng 0, và chỉ có một số ít biện pháp phi quan thuế nhưng cũng đều nhất quán với WTO Brunei áp dụng các mức thuế suất từ 0 đến 30% với một số sản phẩm đặc biệt như nước hoa Chính phủ nước này cũng áp dụng hệ thống thuế quan một cột Thuế quan được xác định tùy theo các sản phẩm cụ thể, hoặc giá trị của sản phẩm Phần lớn thực phẩm, nước uống không có cồn, và máy móc công nghiệp được miễn thuế nhập khẩu
Trang 14Quần áo, đồng hồ, trang sức đều bị đánh thuế 10% Ô tô và bộ phận ô tô, thiết bị điện tử, nguyên vật liệu ảnh, gỗ, đồ gỗ bị đánh thuế 20% Mỹ phẩm và nước hoa bị đánh thuế 30% Các mức thuế trên sẽ dần được hủy bỏ theo Thỏa Thuận về Quan Hệ Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Liên Thái Bình Dương mới được ký kết (thuế quan sẽ hoàn toàn được hủy bỏ vào năm 2015) Brunei gia nhập ASEAN vào năm 1984; từ đó cho đến nay
đã giảm nhiều rào cản thương mại đối với các nước thành viên Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số sản phẩm Các vật liệu đóng gói và sản phẩm đựng hàng được miễn thuế khi thuế được tính dựa theo trọng lượng
Brunei ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương với một số đối tác chính như Nhật, Trung Quốc, Anh, Singapore, Malaysia, Indonesia và một số nước Hồi giáo ở Trung Đông Ở cấp độ đa phương, Brunei dành ưu tiên phát triển quan hệ với ASEAN, OIC và Khối thịnh vượng chung Dưới đây là một số đặc điểm chính trong chính sách thương mại của Brunei:
A – Xuất khẩu:
Nền kinh tế Brunei như đặc điểm của nó, giữ được sự phát triển ổn định phàn lớn là nhờ các hoạt động ngoại thương, nhất là khu vực xuất khẩu Brunei luôn có giá trị mậu dịch thặng dư khổng lồ Dự trữ hối đoái có giá trị 20 tỉ USD vào năm 1986, tương ứng với mức 87.000 USD/người Vào năm 1997 dự trữ hối đoái ước tính vào khoảng
40 tỉ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Brunei năm 2008 là 13,28 tỷ USD trong đó kim
ngạch xuất khẩu là 10,67 tỷ USD Nguồn xuất khẩu chính là dầu mỏ và khí đốt, hằng
năm chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brunei Brunei là nước sản xuất dầu
mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia Vào thời điểm năm 2008, Brunei khai thác khoảng 170.000 – 200.000 thùng/ngày Brunei cũng là nước sản xuất khí đốt lỏng lớn thứ 4 thế giới (khoảng 27 – 30 triệu m3 khí đốt thiên nhiên mỗi ngày năm 2008)
Trang 15Nguồn: CIA World Factbook
Cán cân thương mại của Brunei luôn xuất siêu và ở mức thặng dư, lãi do hoạt động đầu tư ngoại tệ ở nước ngoài đủ đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước
Bảng 2: Brunei’s Trade with the World
Source: IMF (DoTS)
Đồ thị 2: Brunei’s Trade with the World (millions of Euro)
Bạn hàng xuất khẩu chính của Brunei là các nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như: Nhật Bản (45,2%), Hàn Quốc (15,9%), Úc (11,4%), Indonesia (8,1%), Ấn Độ (5,7%) và Trung Quốc (4,4%) (Số liệu cập nhật tháng 1/2013) Dễ dàng nhận thấy Brunei phụ thuộc xuất khẩu rất lớn vào Nhật Bản Riêng mặt hàng khí đốt thiên nhiên của Brunei thì đến gần 99% là xuất khẩu sang Nhật Năm 2009, giá trị xuất khẩu của Brunei vào Nhật Bản đã chiếm khoảng 28% GDP của nước này, đứng đầu trong danh sách các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu vào Nhật Bản