chính sách kinh tế của indonesia và quan hệ với việt nam
1 Đề tài: Indonesia và Đông Timor Câu hỏi gợi mở 1. Đất nước nào có số dân đông đứng thứ tư trên thế giới ? 2. Tên gọi dựa theo đặc điểm tự nhiên của Indonesia ? 3. Đất nước nào từng là 1 tỉnh của Indonesia trong khoảng những năm 1976- 1999? 4. Vị trí của Đông Timor trên bản đồ ? Bố cục nội dung Phần 1: Đông Timor Phần 2: Indonesia I. Tổng quan về Indonesia II. Các chính sách kinh tế của Indonesia III. Bài học kinh nghiệm quốc tế rút ra cho Việt Nam Phần 1: Kinh tế Đông Timor Về tự nhiên xã hội Đông Timor tên đầy đủ là cộng hòa dân chủ Đông Timor, là một quốc đảo nhỏ bé với diện tích là 24 000 km vuông. Dân số cả nước là 1 131 612 người (tháng 11/2009) với hơn 10 dân tộc có văn hoá và ngôn ngữ riêng. Tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc. Phần lớn người dân theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 98% tổng dân số cả nước. Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa khô từ tháng 5 tới tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 tới tháng 4. Từ năm 1976-1999, Đông Ti Mo bị Indonesia chiếm đóng cai quản. Được tự trị từ năm 2002, tuy nhiên do những hậu quả nặng nề từ chiến tranh và một nền chính trị thiếu ổn định , trong một khoảng hơn một thập kỷ, Đông Ti Mo vẫn là một nước nghèo kém phát triển với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế tăng trưởng 2 chậm. Nông nghiệp là ngành chính, chiếm tới 25% tổng sản phẩm quốc dân và 75% lực lượng lao động. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm 85% tổng giá trị xuât khẩu. Đông Timor có tiềm năng về khí đốt và dầu mỏ. Tổng thu nhập quốc dân của Đông Timor năm 2011 là 1.054 tỷ USD (Theo WB). Thu Nhập trên đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới khoảng 896 USD/Người (Năm 2011 theo WB) Bảng 1: Thu nhập quốc dân của Đông Timor qua các năm Đơn vị: Triệu USD GDP (Giá so sánh với năm 2000) 314.1 296.0 321.0 362 389 (Số liệu từ trang web Bộ LĐTBVXH) Biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản phẩm quốc dân của Đông Timor qua các năm Nhận xét 3 Từ biểu đồ và bảng số liệu ta thấy: Từ năm 2005 tới năm 2009, GDP của Đông Timor có tăng nhưng tăng chậm, xấp xỉ 23.8%, trung bình mỗi năm tăng 5.98% tương ứng giá trị tăng tuyệt đối trong 5 năm thấp 74.9 triệu USD. Nền kinh tế phát triển chậm do nhiều nguyên nhân trong đó sự bất ổn về chính trị là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế. Riêng trong giai đoạn 2005 tới 2006, GDP giảm 5.7% xuống 296 triệu USD. Bảng 2: Chỉ tiêu về xuất, nhập khẩu của Đông Timor từ năm 2005 tới 2009 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 43.5 60.7 19.2 49.2 34.5 Nhập khẩu 109.1 100.8 206.1 268.6 295.1 Cán cân thương mại -65.7 -40.1 -180.9 -219.4 -260.6 ( Số liệu từ trang web BTBLĐVXH) Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Đông Timor từ năm 2005 tới năm 2009. Nhận xét 4 Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Xuất khẩu không ổn định qua các năm. Trong vòng 5 năm, giá trị xuất khẩu có 2 năm giảm, 2 năm tăng. Tổng chung 5 năm, GTXK giảm xấp xỉ 20.7% xuống còn 34.5 triệu USD. Nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. Từ năm 2006 tới 2008 tăng mạnh nhất với tốc độ trung bình năm là 83.2%. Tổng chung qua 5 năm GTNK tăng 170.5% lên 295.1 triệu USD. Về đối ngoại Với các nước trên thế giới Ngay sau khi độc lập, Đông Timo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước: Trung Quốc, Inđônêxia, Ố-xtrây-li-a, Mỹ, Nhật, một số nước ASEAN…, Đông Timo cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của LHQ, thành viên thứ 84 của IMF và WB, thành viên thứ 61 của ADB. Đến nay, Đông Timo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 90 nước và đã có 15 cơ quan đại diện ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là một số nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Inđônêxia, Thái Lan Hiện ở Đili có 9 cơ quan đại diện nước ngoài, trong đó có Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Bồ Đào Nha, Inđônêxia, Ố-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Đông Timo chủ trương thúc đẩy quan hệ láng giềng thân thiện, đặc biệt là với Ố-xtrây-li-a, Inđônêxia và Bồ Đào Nha, cũng như các nước ASEAN, coi trọng quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU. Ô-xtrây-li-a là nước viện trợ quan trọng nhất cho Đông Timo. Ngày 26/2/2002, tại Bali, Inđônêxia đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Ố-xtrây-li-a-Inđônêxia-Đông Timo để thảo luận về các vấn đề như xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước sau khi Đông Timo 5 chính thức tuyên bố độc lập, tái hồi hương người tỵ nạn Đông Timo, phân định lãnh hải khu vực phía Đông và phía Bắc Đông Timo, và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực. Đây là cuộc gặp có tính “lịch sử” mở ra chương mới cho mối quan hệ giữa ba nước. Đông Timo đã tham dự các Hội nghị CC ASEAN, AMM với tư cách khách mời của nước chủ nhà. Tại cuộc họp ARF tại Viêng Chăn ngày 29/7/2005, Đông Timo đã được gia nhập làm thành viên thứ 25 của Diễn đàn này. Với Việt Nam 1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002 2. Hợp tác chính trị: Ngày 19/8/2009. Đại sứ Ti-mo Lex-te tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ngày 14-16/9/2009, Ngoại trưởng Ti-mo Lex-te (Zacarias Albano da Costa) thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã thống nhất thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và kỹ thuật. 3. Hợp tác thương mại Hợp tác thương mại còn ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng. Năm 2008 kim ngạch hai chiều đạt 48 triệu USD (Việt Nam xuất 112.000 tấn gạo sang Ti-mo Lex-te ); Đến năm 2009, kim ngạch thương mại 11 tháng đầu năm đạt 96 triệu USD (chủ yếu là ta xuất khẩu gạo sang Ti-mo Lex-te ). Bộ trưởng Công Thương và Du lịch Bạn Gin đờ Cốt-xta An-vít đã có chuyến thăm chính thức và làm việc tại Việt Nam (22-24/9/2009), trong chuyến thăm, Bộ trưởng Công thương Việt Nam và Bộ trưởng Công Thương và Du lịch Ti-mo Lex-te đã ký MOU về thương mại gạo, trong đó, Việt Nam sẽ cung cấp cho Ti-mo Lex-te 200.000 tấn gạo trắng mỗi năm từ năm 2010 – 2012. Hai bên còn có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, thuỷ sản và xây dựng. 6 Phần 2: Kinh tế Indonesia I. Tổng quan chung về Indonesia 1. Thông tin tổng quan chung Tên nước: Cộng hoà Indonesia (The Republic of Indonesia) Thủ đô: Jakarta, (Có khoảng 10 triệu dân) Đơn vị tiền tệ: Rupiah. Ngôn ngữ: Bahasa Indonesia (chính thức), Hà Lan, Anh, và hơn 583 thổ ngữ. 2. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên sinh thái 2.1Đặc điểm địa lý Diện tích: Phần đất rộng 1,9 triệu km2 (đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền) và phần nước 9,9 triệu km2. Nằm trong khoảng múi giờ UTC +7 đến +9, giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương Có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guineatrên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor; chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ. 4 đảo lớn nhất: Sumatra, Java, Bali, Kalimantan. Nhận xét Vị trí chiến lược thuận lợi phát triển kinh tế [Indonesia nằm trên trục đường biển và hàng không quốc tế] [Là đường giao thông hàng hải nối Châu Á, Châu Âu với Châu Đại Dương và nối liền châu Mỹ với Châu Á và châu Âu.] 7 Lãnh thổ trải rộng trên nhiều hòn đảo gây khó khăn cho việc quản lý và việc thực hiện một cách thống nhất các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế. 2.2 Đặc điểm tự nhiên sinh thái Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4. Các con sông lớn nhất là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia đứng thứ hai thế giới về mức độ đa dạng sinh học và có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, gồm dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng, và vàng. Nhận xét Địa hình và khí hậu lý tưởng thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, ngành giao thông đường biển, trung chuyển hàng hóa phát triển. Hai phần ba diện tích lãnh thổ là rừng nhiệt đới ẩm với nhiều loại gỗ quý thuận lợi cho ngành lâm sản phát triển. Có thế mạnh trong phát triển du lịch, đặc biệt nổi tiếng là hòn đảo thiên đường Bali. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Một số ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động đe dọa đời sống của nhân dân và sản xuất của nền kinh tế 3. Chính trị, văn hóa, xã hội 3.1Chính trị 8 Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. 3.2 Văn hóa Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu. 3.3 Xã hội Dân số Indonesia đông thứ tư trên thế giới, 237,424,363 người (2011), mật độ dân số vào khoảng 123.76 người/km2. Tốc độ tăng dân số là 1,6% trên năm. Người dân Indonesia chủ yếu là người Java (45% dân số) ngoài ra còn có người Sundan (14%), Madura (7,5%), Malay (7,5%), các dân tộc khác (26%). Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới (Chiếm 87% dân số) còn lại theo đạo Thiên Chúa (9%), Hindu (2%), các tôn giáo khác (2%). Tỷ lệ người nghèo tại Indonesia là 27,1% (1998), tỷ lệ thất nghiệp là 10.3% (2005). Tình trạng chênh lệch giàu nghèo và chỉ số phát triển con người vào mức trung bình với hệ số GINI là 36,8 (2011) và HDI là 0,617 (2011) Nhận xét Có nguồn nhân lực dồi dào Sự phức tạp về dân tộc, tín ngưỡng sẽ gây ít nhiều khó khăn cho công tác quản lý và triển khai. 9 4. Kinh tế 4.1 Tổng quan Indonesia có một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Nó có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo, và điện lực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia được ước tính khoảng 1208 tỉ USD (2012) (theo PPP), GDP danh nghĩa khoảng 928.274 tỷ USD. Năm 2012, ước tính GDP bình quân đầu người danh nghĩa là 3797 đô la, và GDP trên đầu người theo sức mua tương đương (PPP) là 4943 (đô la quốc tế). Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 45,3% GDP (2005). Tiếp theo là công nghiệp (40,7%) và nông nghiệp (14,0%). Nông nghiệp sử dụng 44,3% trong tổng số lực lượng lao động 95 triệu người. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (36,9%) và công nghiệp (18,8%). Các ngành công nghiệp chính là dầu mỏ và khí thiên nhiên, dệt, may, và khai thác mỏ. Các sản phẩm nông nghiệp chính là dầu cọ, gạo, chè, cà phê, gia vị, và cao su. Các thị trường xuất khẩu chính (2009) là Nhật Bản (17.28%), Singapore (11.29%), Hoa Kỳ (10.81%) và Trung Quốc (7.62%). Nhập khẩu nhiều hàng của Nhật Bản (18,0%), Trung Quốc (16,1%), và Singapore (12,8%). Năm 2011 lạm phát của Indonesia là 5.3%, nợ công là 454,3 tỷ USD (56,2% GDP) 4.2 Đặc điểm Trong thập kỷ 1960, nền kinh tế đã suy giảm nghiêm trọng vì sự bất ổn chính trị, một chính phủ trẻ và không có kinh nghiệm, và chủ nghĩa kinh tế quốc gia yếu kém, dẫn tới tình trạng nghèo đói nghiêm trọng. Sau khi chế độ Sukarno sụp đổ hồi giữa thập niên 1960, chính sách Trật tự Mới đã mang lại một mức độ kỷ lục cho chính sách kinh tế nhanh chóng làm giảm lạm phát, ổn định tiền tệ, tái cơ cấu nợ nước ngoài, và thu hút đầu tư cũng như viện trợ từ nước ngoài. Indonesia là thành 10 [...]... hàng xuất khẩu chính của Indonesia sang Việt Nam bao gồm phân bón, sản phẩm từ dầu, gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp dệt, may mặc và thuộc da, máy móc, thiết bị…Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Indonesia là dầu thô, gạo, tiêu, rau quả… Trong nội bộ ASEAN, Indonesia là bạn hàng lớn thứ tư của Việt Nam sau Singapore, Malaysia và Thái Lan Đầu tư của Indonesia vào Việt Nam tập trung vào một số lĩnh... với Việt Nam Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (12/1955) và nâng lên hàng Đại sứ 15/8/1964 Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với ta Năm 1963 In-đô-nê-xi-a đồng ý để cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở Gia-các-ta, đến 29/7/l975, Inđô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời 13 Sau Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. .. tương đồng và vẫn xếp ở "nửa sau" của nền KHCN thế giới Nhưng ở góc độ nào đó, nền khoa học Indonesia có nhiều điều đáng để học tập những kinh nghiệm của Indonesia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với những bước tiến vững chắc 29 cùng với sự đầu tư về kinh phí cũng như hệ thống cơ sở vật chất hiện đại trong sự phát triển kinh tế xã hội của Indonesia với một số mô hình đang được áp dụng tại Indonesia. .. hứa hẹn với 200 triệu dân Tính đến tháng 6/2011, Indonesia đã thu hút 27,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài qua kênh trái phiếu chính phủ, gấp 3 lần so với cuối năm 2010 và dự kiến đạt 33 tỉ USD vào năm 2014 Chính sách về tiền tệ Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Indonesia là nhằm phục vụ mục tiêu giảm lạm phát trung hạn đồng thời hỗ cho sự tăng trưởng kinh tế Sau 2 cú sốc dầu lửa 1973 và 1982, hệ thống... thống tài chính tiền tệ Indonesia bộc lộ những yếu kém trong việc quản lý và điều tiết tiền tệ Một trong các nguyên nhân là do thị trường tín dụng Indonesia hoàn toàn phụ thuộc vào NHTW Indonesia Do đó, tháng 6/1983 chính phủ đã ban hành chính sách tự do hóa ngành ngân hàng, với mục tiêu trước mắt là đối phó với những biến động lãi suất và giá cả bên ngoài đối với nền kinh tế Đầu năm 2011, NHTW Indonesia. .. liên ngành của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhằm giải quyết vấn đề ngư dân và tàu thuyền của Việt Nam hiện còn bị kẹt tại In-đô-nê-xi-a Về hợp tác kinh tế, đầu tư, khoa học công nghệ và văn hóa Về đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ... gần đây, Chính phủ Indonesia đã có những biện pháp cải thiện và duy trì sự ổn định của chính trị trong nước, đi kèm với đó là việc ban hành những chính sách giữa cấp trung ương và địa phương có phần thống nhất 30 hơn đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vốn vào Indonesia càng ngày càng nhiều Dựa trên thực tế này, Việt Nam nên đẩy mạnh việc duy trì sự ổn định cao của chính trị quốc gia,... 5 Đối ngoại 5.1 Tổng quan Luôn nêu cao tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hoá quan hệ, kiên trì chính sách đối ngoại "độc lập và tích cực", hoà bình, độc lập, trung lập và không liên kết Trong đó, In-đô-nê-xi-a coi trọng quan hệ với ASEAN, các nước và các trung tâm lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Nga…, tranh thủ về vốn, kỹ thuật và thị trường cho phát triển kinh tế In-đô-nê-xi-a đồng... - Nam và đối thoại Bắc - Nam Tháng 4/2005, In-đô-nê-xi-a đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm Hội nghị Băng-Đung Muốn cải tổ và dân chủ hoá Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc theo hướng mở rộng thành viên Hội đồng In-đô-nê-xi-a cũng tích cực tham gia các hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp quốc 5.2 Quan hệ Việt Nam Về chính trị Ngày 10/8/1964 Indonesia chính thức thiết lập quan hệ. .. tài chính Đông Á năm 1997–1998, Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất Tỷ giá tiền tệ nước này so với đồng đô la Mỹ đã giảm từ khoảng 2.000 Rp tới 18.000 Rp, và nền kinh tế giảm 13,7%.Từ đó đồng rupiah đã ổn định ở mức trong khoảng 10.000 Rp/dollar, và đã xuất hiện dấu hiệu khôi phục kinh tế quan trọng tuy còn chậm chạp Sự bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ chính . động của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp quốc. 5.2 Quan hệ Việt Nam Về chính trị Ngày 10/8/1964 Indonesia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai nước thiết lập quan. thứ 25 của Diễn đàn này. Với Việt Nam 1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002 2. Hợp tác chính trị: Ngày 19/8/2009. Đại sứ Ti-mo Lex-te tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam trình. Vị trí của Đông Timor trên bản đồ ? Bố cục nội dung Phần 1: Đông Timor Phần 2: Indonesia I. Tổng quan về Indonesia II. Các chính sách kinh tế của Indonesia III. Bài học kinh nghiệm quốc tế rút