GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
Lý do lựa chọn đề tài
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, trách nhiệm cuối cùng của một doanh nghiệp (DN) là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cổ đông (Friedman, 1970).
Do vậy, tài chính là động lực duy nhất thúc đẩy các hoạt động của một DN Ngày nay, quan niệm đó đã nhường chỗ cho những quan điểm mở rộng hơn, đó là câu hỏi về cách thức kinh doanh của DN ngoài việc sử dụng các nguồn lực của DN phục vụ cho lợi ích của cổ đông còn cần quan tâm đến các bên liên quan cũng như cần được điều hành từ một quan điểm đạo đức Tư duy rộng mở hơn này, được gọi là “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Socail Responsibility - TNXH) (Freeman, 1984) TNXH của DN là khái niệm xuất hiện khá nhiều trong các hoạt động của xã hội, từ giảng dạy lý thuyết cho đến thực hành trong thực tế Tuy nhiên hiểu TNXH của DN như thế nào cho đầy đủ vẫn luôn là câu chuyện được đưa ra chia sẻ của nhiều nhà nghiên cứu, học giả và của chính các doanh nhân.
“Các DN đang mong muốn thể hiện mình là công dân đáng tin cậy và lương thiện, những người cụng dõn luụn quan tõm đến hạnh phỳc của toàn xó hội” (Gửssling and Vocht, 2007) Điều đó hướng TNXH tập trung vào các giá trị và mục tiêu cơ bản có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của DN, bao gồm các vấn đề về môi trường quản trị gồm: quản trị sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính và quản trị marketing… Cùng với các khái niệm liên quan đến tư cách “công dân DN” (corporate citizen) và quản lý các bên liên quan, TNXH cung cấp một góc nhìn mới cho các DN và người quản lý như là sự tương tác của DN với nhiều đối tác trong xã hội, bao gồm cả người tiêu dùng, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), môi trường, xã hội và cộng đồng TNXH đã trở thành một xu hướng của toàn cầu hoá và ngày càng được các tập đoàn đa quốc gia lớn nhìn nhận nghiêm túc hơn TNXH được xem không chỉ là “điều đúng đắn nên làm”, mà còn là “điều khôn ngoan nên làm” (Smith, 2003).
Theo (Beurden and Gửssling, 2008) trong thực tế, “TNXH bao gồm rất nhiều yếu tố từ nhận thức đến các hành động thực tiễn, từ đóng góp từ thiện cho đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao phúc lợi nhân viên, phát triển năng lực và phát triển cộng đồng”. Tuy nhiên, “cách các DN có quan điểm về TNXH và hành động như một công dân tốt có sự đa dạng từ một ngành kinh tế này sang một ngành khác, từ một nước này sang một nước khác”
(Bui, 2010) Trong môi trường kinh doanh các DN có thể tập trung thực hiện TNXH của họ bằng cách được công nhận đạt một số chứng nhận quốc tế hoặc tuân thủ một số bộ quy tắc ứng xử CoC- Code of Conduct, CoE- Code of Ethics Các tập đoàn đa quốc gia hay những DN có thương hiệu mạnh đều áp dụng một cách có hệ thống các bộ tiêu chuẩn TNXH như SA8000, WRAP, ISO 14000, ISO 26000, ISO 9000, GRI và các quy tắc ứng xử CoC, CoE
Mặc dù TNXH ở Việt Nam còn tương đối mới, song tầm quan trọng của TNXH trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của DN Việt Nam đã tăng lên trong nhiều năm gần đây Nhiều doanh nhân chủ động thực hiện làm từ thiện gắn với sự nổi tiếng của công ty Vinamilk đã chủ động đưa TNXH vào chiến lược kinh doanh của mình như "chương trình việc làm bền vững" Năm 2014, Vinamilk vinh dự nhận kết quả là "một trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam với vị trí thứ
2 trong tổng thể và là thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất ở hai hạng mục chính là lương, thưởng, bên cạnh đó còn phúc lợi, chất lượng công việc & cuộc sống" (Vinamilk, Phát triển bền vững Báo cáo năm, 2014) Về phía Chính phủ cũng có nhiều giải thưởng cho các DN có các hoạt động TNXH tốt như giải thưởng "TNXH hướng tới sự phát triển bền vững" (VNR 500 và VCCI 2005, 2012) Trong Diễn đàn
DN về giải thưởng TNXH 2012, ông Nguyễn Quang Vinh, giám đốc văn phòng DN vì sự Phát triển Bền vững – VCCI nhấn mạnh "TNXH không phải là đồ trang sức cho
DN mà nó thực sự là sự sống còn của mỗi DN DN không nên nhìn nhận đây là một gánh nặng, là điều gì đó xa vời mà nó cần được bắt đầu bằng những điều tưởng như đơn giản, ví dụ như quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đưa ra giải pháp tốt cho tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường…đó là cách thực hiện TNXH đơn giản mà không tốn kém" Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, với chủ trương "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược" Đây là điều quan trọng đối với các DN Việt Nam, TNXH của các DN Việt Nam đang định hướng phát triển bền vững.
Thực hiện TNXH ở các DN Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức Thứ nhất, đó là sự hiểu biết, nhận thức của nhiều nhà quản trị về TNXH chưa đúng và đầy đủ DN chưa hiểu rằng thực hiện TNXH phải được đặt ra ngay trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hay đơn giản chỉ cần tuân thủ đúng các Luật Thứ hai, do sự tác động của toàn cầu hóa, các DN Việt Nam buộc phải áp dụng những hệ thống quy tắc ứng xử du nhập từ quốc tế, nơi có mặt bằng vật chất cao hơn so với Việt Nam.Trong khi đó các DN Việt thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực TNXH, đặc biệt là các DNNVV Hơn nữa, triển khai thực hiện TNXH còn thiếu các chính sách pháp luật đồng bộ và hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với kỹ thuật và xã hội "Ở các nước phát triển, thực hiện TNXH là vấn đề tất yếu đi liền với các hoạt động kinh doanh, còn ở Việt Nam, các DN phần lớn chỉ thực hiện do mang tính bắt buộc hay từ sự thiện tâm của người đứng đầu DN Rõ ràng đây là 2 quan niệm kinh doanh hoàn toàn khác nhau" (VBCSD, 2013, pp 22-29).
Theo Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) năm 2018, Tập đoàn có hơn 110 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết và 120 nghìn lao động Hiện tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cả nước Lợi nhuận Công ty mẹ năm 2018 ước đạt 345 tỷ đồng bằng 113,1% kế hoạch năm 2017, tăng 35% so với cùng kỳ Thu nhập bình quân người lao động đạt 7.550 nghìn đồng/người/tháng, tăng 6,3% so cùng kỳ Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của năm 2018 với mức đạt 5 tỷ USD, được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định, cụ thể, nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 9% Nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ trong nước có mức tăng hơn 19% Thậm chí tại thị trường Hàn Quốc, trong khi nhập khẩu dệt may vào thị trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9% Điều này cho thấy dệt may trong nước ngày càng có uy tín và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Việc tiếp tục đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU giúp ngành dệt may mở ra những cơ hội mới đối với thị trường đầy tiềm năng. Ngành dệt may sẽ tận dụng cơ hội mới để đạt mức xuất khẩu cao nhất có thể.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam là một trong những Tập đoàn có đóng góp lớn cho nền kinh tế Với đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động (trong đó lao động nữ chiếm 70%); quá trình sản xuất của các DN dệt may tác động trực tiếp đến môi trường; mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới cao, chịu nhiều rào cản khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi các DN dệt may Việt Nam phải thực hiện theo đúng các quy định trong nước và quốc tế, trong đó thực hiện TNXH trở thành một vấn đề cần được quan tâm Bên cạnh những đóng góp to lớn của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, thì vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục đó là: Thu nhập người lao động trong ngành đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với cường độ làm việc, thời gian mà người lao động phải bỏ ra; Lãnh đạo một số DN Dệt May chưa thực hiện đầy đủ
Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn, chưa giải quyết kịp thời kiến nghị hợp pháp của NLĐ, chưa đảm bảo việc làm, giảm tiền lương, giảm thu nhập dẫn đến người lao động ở một số công ty đình công để đòi quyền lợi; Một số DN xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, tìm biện pháp giảm chi phí đầu vào, trong đó giảm những chi phí cho môi trường tự nhiên - xã hội. Để các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chủ động thực hiệnTNXH thì rất cần thiết phải xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiệnTNXH của các DN Nhu cầu thực hiện TNXH trước hết xuất phát từ sức ép của môi trường bên ngoài, sự thay đổi nhận thức và hành động của DN Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu Luận án tiến sĩ với tên đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu, luận án tập trung vào 2 mục tiêu chính là tổng quát và cụ thể gồm:
- Xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Kiểm định thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Kết luận về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam để làm căn cứ cho việc đề xuất hàm ý chính sách, giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn.
- Lựa chọn định nghĩa TNXH và thực hiện TNXH cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh doanh ở các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
- Xây dựng mô hình lý thuyết và kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Đưa ra hàm ý và đề xuất khuyến nghị đối với các DN thuộc Tập đoàn Dệt mayViệt Nam và Nhà nước trong quá trình xem xét, đánh giá, xác định thứ tự ưu tiên của các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng thực hiệnTNXH.
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án
Nghiên cứu đề tài này, thực chất là đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Khuyến nghị nào cần được đưa ra đối với các chủ thể khi đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt mayViệt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại tất cả các DN thuộc
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (110 DN).
Phạm vi về mặt thời gian: Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ 2016 – 2018, trong đó các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các báo cáo thường niên của VCCI, còn các dữ liệu sơ cấp được thu thập tại tất cả các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về TNXH của DN, các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của DN, qua đó đánh giá thực trạng thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt mayViệt Nam Nội dung đề xuất hàm ý chính sách và các khuyến nghị với Nhà nước gắn với thực tế thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Do hạn chế về mặt nguồn lực nên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nhà quản lý cấp cao và cấp trung trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam mà chưa khảo sát được trên đối tượng người lao động, người tiêu dùng, đối tác…về việc thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính nhằm hỗ trợ việc kiểm chứng các dữ liệu phân tích trong mô hình Trước tiên là nghiên cứu tại bàn bằng việc lấy thông tin từ các bài báo, tạp chí ngành, các tạp san, internet, bản tin và các số liệu từ tổng cục thống kê, trên website của Tập đoàn Dệt may Việt Nam Số liệu về số lượng các DN thuộc Tập đoàn Dệt May, về thị trường chủ yếu, về quy mô vốn, kết quả hoạt động SXKD 2013-2018. Sau khi thu thập được thông tin, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các dữ liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết, phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu Sau đó, phỏng vấn sâu các nhà quản lý để làm rõ các thông tin về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Phương pháp định lượng được tiến hành thông qua phát phiếu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với quản lý các cấp trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với quy mô mẫu là 110
DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính Như vậy, bằng việc kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng sẽ giúp khắc phục hạn chế và tăng cường kết quả nghiên cứu của luận án (chi tiết ở chương 3 của luận án).
Những đóng góp mới của nghiên cứu
Luận án có đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn cụ thể như sau:
Về lý luận: Mặc dù có nhiều nghiên cứu về TNXH của DN nhưng trong nghiên cứu này, tác giả có đóng góp về mặt lý luận, đó là:
- Luận án đã làm rõ được khái niệm TNXH và thực hiện TNXH của DN.
- Xác minh tính phù hợp, đặc thù của mô hình và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng gồm: (1) Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, (2) Hoạch định chiến lược định hướng bên trong, (3) Văn hóa nhân văn của DN, (4) Luật và thực thi pháp luật Trong đó, nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” được tác giả xây dựng mới trong mô hình.
- Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam áp dụng nghiên cứu định lượng đối với 1 lĩnh vực khó lượng hóa như văn hóa nhân văn của DN với thực hiện TNXH.
(1) Luận án đã đánh giá được thực trạng thực hiện TNXH và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt mayViệt Nam Thông qua các kết quả chính của nghiên cứu, luận án đã đề xuất hàm ý chính sách góp phần giúp nhà quản lý ở các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam xác định được mức độ ưu tiên đối với từng nhân tố ảnh hưởng Từ đó sẽ góp phần giúp nhà quản lý cấp cao trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam xây dựng được các chiến lược, kế hoạch và chính sách TNXH sát với yêu cầu đòi hỏi của thực tế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế bền vững và tăng khả năng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu Ngoài ra căn cứ vào lợi ích thu được từ thực hiện TNXH cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện TNXH, các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ cân đối mức độ tập trung trọng yếu vào từng nhân tố và khía cạnh TNXH Các DN hiểu được các vấn đề liên quan đến TNXH sẽ giúp họ tính toán được những lợi ích thông qua thực hiện TNXH.
(2) Luận án kiểm định được độ tin cậy của các khái niệm và thang đo nghiên cứu trong mô hình.
(3) Luận án phát hiện nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” có tác động thuận chiều đến thực hiện TNXH của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
(4) Luận án đã đề xuất được một số hàm ý chính sách đối với các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam và khuyến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN dệt may thực hiện TNXH ngày một tốt hơn.
Kết cấu của luận án
Để đảm bảo trình bày toàn bộ các nội dung nghiên cứu của mình, ngoài kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án được chia thành 5 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, khoảng trống và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHOẢNG TRỐNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số vấn đề chung về thực hiện TNXH
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TNXH
Những năm 1950 đánh dấu sự ra đời của một khái niệm mới – TNXH của DN khi Bowen xuất bản cuốn sách của mình với nhan đề "TNXH của Doanh nhân" vào năm 1953 Ông định nghĩa "TNXH đề cập đến nghĩa vụ của DN theo đuổi các chính sách, để thực hiện những quyết định, hoặc theo đuổi các hành động đó là mong muốn về các mục tiêu và các giá trị của xã hội" (Bowen, 1953) Các DN tham gia vào TNXH cần thực hiện một cách tự nguyện với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ Tuy nhiên, một vài năm sau đó, ông đặt câu hỏi về suy nghĩ đầu tiên của mình bằng cách lập luận rằng "tôi đã xem đó là TNXH tự nguyện không thể dựa vào hình thức quan trọng của việc kiểm soát DN Sức mạnh của kinh doanh lấn át TNXH tự nguyện" (Frederick, 2006).
Sau nghiên cứu của Bowen, Theodore Levitt đã nghiên cứu về TNXH với tuyên bố "Công việc của chính phủ không phải là kinh doanh và công việc kinh doanh không phải là của Chính phủ" (Levitt, 1958) Kế thừa từ lập luận trên của Levitt, Friedman cho rằng "TNXH duy nhất của một DN là theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông trong ranh giới quy định bởi luật” (Friedman, 1970) Quan điểm này đã bị chỉ trích nặng nề trong quá trình hình thành cơ sở lý thuyết về TNXH và thậm chí ngày nay nhiều học giả vẫn đưa ra lập luận nhằm mục đích để chứng minh rằng Friedman sai Cách tiếp cận của ông dựa trên lý thuyết đại lý và ngụ ý rằng các DN "chỉ có nghĩa vụ đáp ứng lợi ích của các cổ đông, chính phủ là người chịu trách nhiệm chăm sóc các khía cạnh xã hội và các khía cạnh môi trường thông qua áp dụng luật” "Cách lập luận này xem TNXH là một sự lãng phí nguồn lực có thể được sử dụng như lợi nhuận cho các cổ đông hoặc làm phương tiện đầu tư nội bộ” (McWilliams et al., 2006) Mặc dù Bowen và Friedman có cách tiếp cận khác nhau đáng kể về TNXH, nhưng giả định cơ bản của họ là giống nhau Cả hai đều quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để cải thiện hoạt động tài chính Sự khác biệt của 2 nghiên cứu đó là Bowen công nhận TNXH như một cơ hội cho các DN nhằm tăng cường lợi ích của chính họ, trong khi đó Friedman xem TNXH như là một mối đe dọa.
* TNXH trong những năm 1960 và 1970
Davis (1960) cho rằng "TNXH cần được phân tích từ một quan điểm khác, quan điểm mới này bổ sung thêm nghĩa vụ đạo đức” (Davis, 1960) "Các DN nên tham gia vào hoạt động TNXH vì vừa là quyền, cũng là điều kiện cần” (Davis, 1973). Ủy ban phát triển kinh tế (CED-Commission Economic Development, 1970) tuyên bố "các Tổng công ty nên là tổ chức hoạt động trong toàn xã hội thay vì chỉ trên thị trường” (Frederick, 2006) Sau này CED cho rằng TNXH của DN không chỉ để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ và hành động từ thiện, mà thực hiện TNXH cần hoạt động theo chiều hướng thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của xã hội CED đề cập rõ các khái niệm về khế ước xã hội và cho rằng TNXH là một yêu cầu bắt buộc chứ không phải là tự nguyện Các DN cần tập trung vào 10 lĩnh vực chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và hiệu quả, giáo dục, việc làm và đào tạo, dân quyền và cơ hội bình đẳng, đổi mới đô thị và phát triển, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và vui chơi giải trí, văn hóa và nghệ thuật, chăm sóc y tế và mối quan hệ với chính phủ (Frederick, 2006) Sự nổi bật trong báo cáo của CED về TNXH là đã đề xuất các DN nên hợp tác với chính phủ.
Xu hướng này trùng với các tiếp cận nhiều năm sau đó, "TNXH cần được thực hiện bằng việc hợp tác với chính phủ nhằm thể hiện một ưu tiên đối với việc bảo vệ quyền tự chủ của thị trường tự do” (Eilbert and Parket, 1973).
Thời gian sau xuất hiện mô hình khái niệm ba chiều của Carroll (Carroll, 1979). Trong mô hình này, tương tự như hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow, Carroll lập luận "TNXH của DN nên bao gồm bốn trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn” Các DN nên xác định các trách nhiệm TNXH của mình, xác định các lĩnh vực TNXH và sau đó quyết định xem nên đáp ứng chủ động hoặc thụ động Mặc dù mô hình có thể đơn giản, nhưng lần đầu tiên vạch ra cho các DN một chiến lược cụ thể để làm theo Các đề xuất của Carroll tạo thành 3 chủ đề chính đến nay vẫn còn được tranh luận trong tổng quan về TNXH (Blowfield and Murray, 2008).
Các yếu tố đạo đức bắt đầu được đề cập nhiều hơn nữa sau sự xuất hiện nhiều vụ tai tiếng ở các công ty nổi tiếng như Bhopal, Chernobyl và Exxon Valdez Chính vì vậy, vào đầu những năm 1990 các học giả như (Donaldson and Davis, 1991) lập luận rằng các DN nên tham gia vào hoạt động TNXH vì đó là điều phải làm và không phải vì bất kỳ mối quan hệ với hoạt động tài chính của DN Trong một nhận thức tương tự, Wood đề xuất tầm quan trọng của thực hiện TNXH sẽ cho kết quả rõ rệt về cải thiện kinh doanh, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng và cho rằng trách nhiệm của DN ngoài tài chính và pháp lý, thì các nhà quản lý cần quan tâm đến các hành động như đạo đức và từ thiện Các DN nên thay đổi để hướng đến "sản xuất ít gây hại và kết quả mang lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội và con người" (Wood, 1991) Nghiên cứu này đã dẫn đến các khái niệm về quyền công dân DN mà sau này đã trở thành một hướng đi riêng trong thực hiện TNXH Năm 1999 Archie Carroll đã phát triển một khái niệm khác biệt về TNXH, theo đó, TNXH "là tất các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở DN trong mỗi thời điểm nhất định" (Carroll, 1999) Tuy nhiên cách diễn đạt này của Carroll khiến nhiều người hiểu lầm rằng để phấn đấu thực hiện được nghĩa vụ cao hơn thì DN phải thỏa mãn được nghĩa vụ thấp hơn trước và các nghĩa vụ này cũng có sự phân biệt khá rạch ròi giữa đạo đức và từ thiện, giữa nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ kinh tế Trên thực tế khi thực hiện các nghĩa vụ vẫn phải lồng ghép vào nhau và nhiều khi tồn tại song song trong cùng một sự việc.
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa TNXH với chiến lược, sau đó kết luận rằng các DN thực hiện TNXH theo hướng hợp nhất vào chiến lược kinh doanh nhằm sử dụng TNXH có lợi cho DN Baron (2001) gọi cách làm này là trách nhiệm DN chiến lược và phân biệt hai hình thức TNXH vị tha và TNXH chiến lược (Baron, 2001) TNXH vị tha đề cập đến hành động thực hiện bởi các DN nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong khi TNXH chiến lược đề cập đến việc DN sử dụng TNXH để nắm bắt giá trị Castka và cộng sự đã tiết lộ rằng DN nhỏ có thể được hưởng lợi từ TNXH, cải thiện kết quả kinh doanh của họ và phát triển lợi thế cạnh tranh, ISO 9001 được xem là một phương tiện để hội nhập vào các hoạt động TNXH của DN (Castka et al., 2004) Tương tự như vậy, Cambra-Fierro và cộng sự kết luận rằng quy mô của DN không ảnh hưởng đến hành vi của DN đối với TNXH (Cambra- Fierro et al., 2008) Trong một suy nghĩ tương tự, Jenkins cho rằng DN nhỏ cần có sự hỗ trợ trong việc áp dụng TNXH và có thể tận dụng được các cơ hội do thực hiện TNXH cũng như tối đa hóa lợi ích kinh doanh từ các cơ hội như vậy (Jenkins, 2009) Tiếp tục tập trung rà soát lại khái niệm TNXH và các nhà quản lý cần thiết phải có kiến thức về TNXH (Lockett et al.,2006).
Sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về CSR và sự tự phát triển về mặt học thuật CSR Fredm Miltonan (1970) Carroll (1977, 1979, 1999)
Phát triển CSR và tìm kiếm sự hợp Davis (1960)lý McGuire (1963) Các phản ứng bên ngoài của tổ chức được xem là định hướng nghiên cứu
Kỷ nguyên hiện đại về trách nhiệm xã hội
Các vấn đề đạo đức được đề cập
Trách nhiệm xã hội của những người kinh doanh
Các vụ bê bối của DN và vấn đề toàn cầu. Ảnh hưởng của TNXH đối với các lĩnh vực kinh doanh Margolis & Walsh (2001) Porter & Kramer (2002) Kotler & Lee (2005) Chiến lược TNXH là lợi thế cạnh tranh
Nhiều chủ đề về TNXH trong quản lý chiến lược
(1991)Wood Carroll (1991,1999) Jones (1995), Suchman (1995) Hart (1997) Quản lý các bên liên quan và lý thuyết thể chế TNXH được xem như một công cụ chiến lược Ít định nghĩa hơn, tập trung phân tích sâu các khái niệm TNXH – kỷ nguyên thực hiện các vấn đề xã hội của DN Freeman (1984) Warwick &
Cochran (1985) Xem xét các bên liên quan và sự kết hợp chặt chẽ hơn với hiệu quả của DN
Hình 2.1: Sự phát triển của TNXH giai đoạn 1950 -2000
Nguồn: Nada Kakabadse, Cécile Rozuel, Linda Lee-Davies (2005), "Corporate social responsibility and stakeholder approach: a conceptual review", International Journal of Business Governance and Ethics, Vol 1 (4), pp 277-302. 2.1.2 Lợi ích của thực hiện TNXH
Theo nghiên cứu của McKensey vào năm 2007 cho thấy, 95% trong số 391 CEOs tại Hoa Kỳ được phỏng vấn trả lời rằng xã hội mong đợi DN thực hiện hoạt độngTNXH nhiều hơn so với 5 năm trước và 50% trong số họ khẳng định mong đợi này sẽ tăng rất cao trong vòng 5 năm tới 2012 Người tiêu dùng ngày càng đặt ít niềm tin vào sản phẩm và vào DN, điều này tạo nên áp lực cho các DN phải hành xử đúng mực để gây dựng lòng tin Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhân tài ngày càng khó giữ, nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng hạn hẹp thì áp lực từ người tiêu dùng, xã hội và môi trường kinh doanh lên DN ngày càng nặng nề hơn Cũng theo nghiên cứu này, trong số những nhân tố ảnh hưởng tới yêu cầu hành xử TNXH của
DN thì việc tăng mối quan tâm về môi trường sống dẫn đầu với tỷ lệ 61%, kế tiếp là yêu cầu tăng cao của người tiêu dùng trong tình hình ngày càng khan hiếm nguyên liệu và sản phẩm tự nhiên 38% Ảnh hưởng chất lượng hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ cũng gây áp lực không kém 37% và một thế giới phẳng về thông tin bắt buộc DN phải giữ nguyên cam kết của mình trên mọi thị trường và thời điểm 33% Hoạt động TNXH là một cam kết không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh doanh của DN trong hiện tại và tương lai Theo nghiên cứu của Brandsvietnam, tầm quan trọng của thực hiện TNXH trong các DN ngày càng tăng lên, với tỷ lệ 43% cho rằng rất quan trọng, hơi quan trọng 29% và không quan trọng chỉ có 2%.
Hình 2.2: Tầm quan trọng của TNXH đối với DN
Nguồn: http://www.brandsvietnam.com/124-Dong-hanh-Trach-nhiem-Xa-hoi-va-loi- ich-cua-doanh-nghiep- TNXH
Thực hiện tốt TNXH đem đến cho DN nhiều lợi ích hơn, lợi ích dài hạn chủ yếu của TNXH chính là giúp DN phát triển bền vững, giảm chi phí và tăng năng suất lao động, cải thiện quan hệ lao động, tăng doanh thu và cơ hội tiếp cận thị trường mới, thu hút và giữ chân nhân viên giỏi, có tay nghề cao, tạo sự trung thành và giảm bớt rủi ro, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận được nhiều ưu thế hơn trong kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng khả năng xuất khẩu sang các khu vực đòi hỏi cao việc tuân thủ các quy định của TNXH.
- Giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động: DN có thể tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, sản xuất sạch hơn, chi phí xử lý chất thải Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động Việc trả lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo, chế độ bảo hiểm đều góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc và giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.
- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN: Khi DN áp dụng TNXH, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để DN phát triển thương hiệu, tạo hình ảnh về sản phẩm thân thiện Thực hiện TNXH sẽ giúp làm nổi bật uy tín của DN trên thị trường Điều này thấy rõ trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình Người tiêu dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó TNXH có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, tăng cảm tình của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc DN.
Tổng quan nghiên cứu về TNXH trong các DN
2.2.1 Các khái niệm quan trọng
* TNXH và các cấu phần của TNXH
Các nghiên cứu về TNXH của DN (Corporate Social Responsibility – TNXH) đến nay vẫn đang là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu TNXH và các khái niệm liên quan như: tư cách công dân của DN (DN được coi như một công dân, có tư cách như một công dân), hiệu quả xã hội của DN…là lĩnh vực nghiên cứu nhận được sự quan tâm cả lý thuyết và thực tiễn (Carroll, 1979) Đặc biệt là những năm gần đây, khi thế giới liên tục nảy sinh các vấn đề như: sự sụp đổ của ngành viễn thông năm 2000, khủng hoảng tài chính những năm 2008, sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico, sự sụt giảm của giá dầu, các cuộc chiến tranh, xung đột trên khắp thế giới càng làm cho TNXH được chú ý hơn (McManus, 2008) Các lý thuyết về TNXH có tính kế thừa cao, các nhà nghiên cứu đã thường xuyên cập nhật, kiểm tra các đề xuất đồng thời đưa các cấu trúc mới, các mối liên hệ mới của TNXH (Bakker et al.,
2005) Trong các nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm của mình về TNXH của DN Theo đó thì TNXH của DN là một khái niệm rộng(White et al., 2017), bao hàm từ tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, quyền và phúc lợi của người lao động, tham nhũng, quản trị DN (White et al., 2017), tăng trưởng kinh tế, đạo đức, tuân thủ luật pháp và tình nguyện thực hiện các thông lệ,các vấn đề đạo đức dù không bị ép buộc, không phải nhiệm vụ (Galbreath, 2010).
Trong các quan điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra về thành phần của TNXH, quan điểm của Carroll (1979) dường như nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu nhất (Galbreath, 2010) Theo Carroll, TNXH bao gồm bốn lĩnh vực chính gồm: trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm tuân thủ luật pháp, trách nhiệm với các vấn đề đạo đức và cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện. Trong đó, trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, thứ đến là trách nhiệm tuân thủ luật pháp, tiếp theo là trách nhiệm đạo đức, cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện (Carroll, 1979) Cũng theo Carroll, trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm đầu tiên và trước hết của DN, đó là vấn đề tự nhiên mang tính bản chất, DN được giả định là có trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong muốn (Galbreath, 2010), sau đó bán chúng để thu về lợi nhuận (Carroll, 1979) và qua đó làm tăng trưởng kinh tế nói chung (Galbreath, 2010).
Trách nhiệm pháp lý, song song việc xã hội tán thành với vai trò của DN là sản xuất, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, xã hội cũng đặt ra những quy tắc cơ bản (luật pháp) dựa vào đó mà DN vận hành Xã hội mong muốn các DN hoàn thành nhiệm vụ kinh tế trong các khuôn khổ pháp lý, nói cách khác là đáp ứng các trách nhiệm về kinh tế và pháp lý một cách đồng thời (Carroll, 1979, Galbreath, 2010) Đứng thứ ba về mức độ quan trọng trong các TNXH mà DN cần phải đáp ứng theo Carroll là trách nhiệm đạo đức Mặc dù cả trách nhiệm về kinh tế cũng như trách nhiệm về luật pháp đều thể hiện một góc độ nào đó của trách nhiệm đạo đức (Carroll, 1979) Tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức vẫn có những điểm khác biệt đó là những mong đợi của xã hội mà không được quy định thành luật, đòi hỏi DN phải đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực cao hơn là luật pháp (Carroll, 1979) đó chính là các quy tắc đạo đức và chính các quy tắc này xác định các hành vi được coi là chuẩn mực ứng xử của xã hội (Galbreath, 2010)
Khía cạnh cuối cùng về TNXH trong mô hình của Carroll là trách nhiệm tình nguyện, đây là các trách nhiệm đòi hỏi sự tuân thủ của các DN là ít nhất, còn ít hơn các trách nhiệm đạo đức Đây là những lựa chọn mang tính cá nhân (không hay ít chịu áp lực từ xã hội, luật pháp…), các DN có thể lựa chọn tuân theo hoặc không mà không phải chịu sức ép nào, tất nhiên nếu họ thực hiện trách nhiệm này phần thưởng sẽ là sự hoan nghênh của xã hội, vì vậy việc thực hiện các trách nhiệm này còn mang tính tình nguyện Trách nhiệm tình nguyện là các trách nhiệm mà xã hội không bắt buộc, pháp luật không yêu cầu, thậm chí hoàn toàn không tổn hại đến đạo đức nếu không thực hiện (Galbreath, 2010, Carroll, 1979) Đó có thể là đóng góp từ thiện, đào tạo cho những người khó có khả năng lao động, trợ giúp những người nghiện ma túy (Carroll, 1979), đầu tư vào các công trình phúc lợi ở địa phương (Galbreath, 2010).
Tổng quan các trách nhiệm xã hội
Sơ đồ 2.1: Mô hình kim tự tháp của Carroll
Nguồn: A Three-Dimensional Conceptual Model of Corporate Performance, 1979
Mặc dù, các trách nhiệm này của TNXH có mức độ yêu cầu khác nhau từ các lực lượng xã hội, tuy nhiên các trách nhiệm này kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh về các mong đợi của xã hội đối với các DN (Carroll, 1979) và có vai trò như nhau đối với việc xác định TNXH của DN (Maignan and Ferrell, 2000, Maignan and Ferrell, 2001, Maignan et al., 1999, Galbreath, 2010)
* TNXH và thực hiện TNXH
Như trên đã nói, TNXH là một trong các nội dung rất được các nhà nghiên cứu chú ý đến và trong các nghiên cứu của mình họ cũng đều đưa ra các quan điểm của cá nhân về TNXH.
Trong khuôn khổ luận án này, tác giả sử dụng khái niệm TNXH của Maignan và cộng sự, được xây dựng dựa trên quan điểm của Carroll về thành phần cấu tạo của TNXH, theo đó “TNXH của một DN là mức độ mà DN đó đáp ứng những trách nhiệm về kinh tế, luật pháp, đạo đức và những trách nhiệm mang tính tình nguyện khác mà những người liên quan mong đợi ở họ” (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000, Maignan and Ferrell, 2001, Galbreath, 2010) Trong đó, Maignan và cộng sự cho rằng TNXH là mức độ đáp ứng với đòi hỏi của xã hội nói chung, như vậy, khái niệm này đã bao hàm sự thực hiện TNXH của DN Nói cách khác, khái niệm TNXH cũng chính là khái niệm thực hiện TNXH.
2.2.2 Các hướng nghiên cứu về thực hiện TNXH trong các DN
Tuy có rất nhiều nghiên cứu về TNXH, nhưng tựu trung lại, các nghiên cứu thường có hai hướng chính là các kiến thức lý thuyết TNXH và truyền thông, công bố TNXH Những nghiên cứu hướng tới truyền thông và công bố TNXH thường nhắm tới tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc DN quyết định truyền thông, công bố về mức độ thực hiện TNXH tới những người liên quan (khách hàng, các nhà hoạt động xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước…) Ở góc độ khác, các nghiên cứu về kiến thức lý thuyết TNXH, thường được chỳ trọng hơn (Alcaủiz et al., 2010), với mối quan tâm chính của các nghiên cứu này là tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng bởi mức độ thực hiện TNXH của các DN Các nghiên cứu về kiến thức lý thuyết này lại được chia làm hai nhánh Đầu tiên là các nghiên cứu dành sự quan tâm tới các yếu tố thúc đẩy DN thực hiện TNXH (đầu vào của TNXH), như các nghiên cứu của: (Schouten et al., 2014); (Zheng and Zhang, 2016); (Zheng and Zhang, 2016); (El-Bassiouny and Letmathe, 2018); (Khurshid et al., 2018); (Pasricha et al., 2018); (Shnayder and Rijnsoever, 2018)… Nhánh thứ hai là các nghiên cứu hướng sự tập trung vào kết quả của việc thực hiện TNXH (đầu ra của TNXH), như các nghiên cứu của: (Pérez and Bosque, 2013); (El-Kassar et al., 2017); (Wood et al., 2018) Mục tiêu là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện TNXH của các DN, tác giả lựa chọn các tiếp cận theo đầu vào, tức là đặt trọng tâm nghiên cứu xem có những nhân tố nào ảnh hưởng tới thực hiện TNXH của các DN cho luận án của mình.
2.2.3 Lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu về thực hiện TNXH
Hiện nay, các lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu về thực hiện TNXH của
DN khá đa dạng, nhưng được nhà nhiều nghiên cứu sử dụng là hai lý thuyết chính, gồm: Mô hình kim tự tháp TNXH của Carroll (1979) và thuyết Quản trị các bên liên quan của Freeman (1984) (Pérez and Bosque, 2013).
2.2.3.1 Thuyết quản trị các bên liên quan (Stakeholder Managemant Theory) của Freeman
Các bên liên quan là khái niệm đầu tiên được định nghĩa bởi Freeman, theo Freeman thì các bên liên quan là “bất kỳ nhóm hay cá nhân nào bị ảnh hưởng bởi hoặc có thể ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức” (Freeman and McVea, 2001) Các
Các cổ đông Khách hàng
Hiệp hội thương mại Người lao động Cộng đồng bên liên quan có thể là: cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng và các nhóm khác (Freeman and McVea, 2001) Một cách tự nhiên, xuất phát từ định nghĩa trên, các bên liên quan là một trong các lý thuyết nền tảng mà các nhà nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu về TNXH Nói cách khác, TNXH của DN trong nền kinh tế đòi hỏi phải liên kết các hoạt động của DN với kỳ vọng về xã hội, kinh tế, môi trường của các bên liên quan (Kanji and Chopra, 2010) Theo Freeman thì chính các nghiên cứu về TNXH đã nhấn mạnh vai trò của các bên liên quan và gây dựng mối quan hệ tốt đối với các nhóm, cá nhân này sẽ đảm bảo sự thành công lâu dài của DN (Freeman and McVea, 2001) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào xã hội, các DN ít quan tâm tới các bên liên quan đã phải chịu những thiệt hại nặng nề Nên ngày càng nhiều DN tích hợp việc quản trị các bên liên quan thông qua thực hiện TNXH vào mục tiêu hoạt động của mình (Freeman and McVea, 2001) Quan điểm này của Freeman nhận được sự đồng tình của một số nhà nghiên cứu, tiêu biểu cho những nghiên cứu đi theo hướng này, như: (Clarkson, 1995); (Decker, 2004); (Maignan and Ferrell, 2004)
Hình 2.4: Mô hình quyền lực của các bên hữu quan
Nguồn: R Edward Freeman, Andrew C Wicks, Bidhan Parmar, (2004) “Stakeholder Theory” and “The Corporate Objective Revisited”, Organization Science Vol 15(3), pp 364-369
2.2.3.2 Mô hình TNXH kim tự tháp (TNXH Pyramidal Model) của Carroll Đây là một lý thuyết nền tảng đã được nhắc nhiều ở trên, được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên mô hình này. Carroll đã đưa ra bốn khái niệm cấu thành TNXH, gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm luật pháp, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện Dựa trên áp lực của xã hội thể hiện qua mức độ mong đợi DN thực hiện các trách nhiệm này, Carroll đã xếp bốn trách nhiệm trên theo chiều từ dưới lên trên như một hình kim tự tháp, với đáy là trách nhiệm kinh tế được coi là nền tảng và được trông đợi nhất, sau đó là trách nhiệm luật pháp, trách nhiệm đạo đức và xếp trên cùng với ý nghĩa ít được trông đợi nhất là trách nhiệm tình nguyện (Carroll, 1979) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các nghiên cứu về TNXH, vẫn kế thừa mô hình của Carroll, Maignan và cộng sự đã đưa ra quan điểm được nhiều sự ủng hộ các nhà nghiên cứu khác, phù hợp với yêu cầu đo lường TNXH trên thực tế, đó là bốn thành phần cấu thành của TNXH có vai trò như nhau (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000, Galbreath,
2010) Đồng thời, Maignan và cộng sự cũng đưa ra định nghĩa về TNXH, tạo cơ sở lý thuyết vững chắc cho các nghiên cứu sau này (Galbreath, 2010) Rất nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình kim tự tháp về TNXH của Carroll trong các nghiên cứu của mình về thực hiện TNXH ở các lĩnh vực khác nhau, ở các nền văn hóa khác nhau, như: (Wartick and Cochran, 1985); (Maignan et al., 1999); (Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath, 2010)…
2.2.3.3 Kết hợp sử dụng cả hai lý thuyết Mô hình kim tự tháp của Carroll và Quản trị các bên liên quan của Freeman
Luận án kế thừa cơ sở lý thuyết của cả hai lý thuyết nền tảng trên, với cốt lõi là mô hình Kim tự tháp của Carroll về các thành phần cấu tạo của thực hiện TNXH (Carroll, 1979), được điều chỉnh vai trò của các thành phần này trong tổng thể bởi Maignan và cộng sự (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000) Còn các nhân tố tác động tới thực hiện TNXH lại dựa trên cơ sở lý thuyết về Quản trị các bên liên quan của Freeman Hầu hết các nghiên cứu tiếp cận theo mô hình kim tự tháp của Carroll đều đi theo hướng kết hợp này ((Maignan et al., 1999); (Maignan and Ferrell, 2000); (Maignan and Ferrell, 2001); (Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath, 2010)…) Đồng thời, hai lý thuyết này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện tại nhiều nền văn hóa, nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau Do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn mô hình của Carroll và định nghĩa có điều chỉnh của Maignan và cộng sự về thực hiện TNXH, kết hợp với lý thuyết quản trị các bên liên quan của Freeman trong nghiên cứu làm nền tảng lý thuyết của mình.
2.2.4 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện TNXH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn sâu, với đối tượng chính được xác định là các nhà quản lý cấp trung và cao của một số Doanh nghiệp FDI Đây cũng là đối tượng mà sau này tác giả sẽ tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi trong bước nghiên cứu định lượng Các đối tượng này được lựa chọn do có các hiểu biết sâu rộng về chiến lược, về tổ chức, về các chương trình thực hiện TNXH của DN, cũng như khả năng tiếp cận các thông tin liên quan mà nghiên cứu cần thăm dò (Tan and Tan, 2005); (Tuominena et al., 2004); (Galbreath, 2010).
Nghiên cứu định tính được thực hiện trong thời gian 2 tuần, với sự trợ giúp của phần mềm nghiên cứu định tính Nvivo 10 Sau khi dữ liệu được thu thập, nghiên cứu sinh đưa vào phần mềm hỗ trợ, sau đó tiến hành mã hóa để phục vụ cho nghiên cứu. Với mục tiêu chính là đánh giá lại thang đo và phát hiện thêm nhân tố mới (nếu có), thời gian phân tích dữ liệu dự kiến 1 tuần, tổng thời gian cho nghiên cứu định tính khoảng 3 tuần.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện với toàn bộ 110 Doanh nghiệp FDI Dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và gửi trực tiếp tới 03 cán bộ quản lý từ cấp trung trở lên tại mỗi DN bằng cách gặp trực tiếp Dữ liệu sau khi thu thập ở mỗi DN sẽ được cộng và chia trung bình để thu được một phiếu trả lời đại diện cho DN Quá trình nhập dữ liệu, mã hóa và phân tích được sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20 Thời gian gửi và nhận bảng hỏi là ba tuần, thời gian để xử lý và phân tích số liệu là năm ngày Thời gian thực hiện nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Dự kiến thời gian nghiên cứu
Bước Phương pháp Kỹ thuật Phần mềm hỗ trợ Thời gian
1 Định tính Phỏng vấn sâu Nvivo 10 Giai đoạn 1: tháng 5 – 7/2017
Giai đoạn 2: tháng 01/2019 Giai đoạn 1: tháng 7/2017
2 Định lượng Phỏng vấn qua bảng câu hỏi SPSS 20
Giai đoạn 2: tháng 7 – 8/2017Giai đoạn 3: tháng 3 – 4/2019
Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Mục tiêu thứ nhất: Là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết tác giả đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mục tiêu này xuất phát từ việc các nhân tố trong mô hình tác giả đề xuất đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới nhưng trong đó có một số nhân tố chưa được nghiên cứu tại Việt Nam Các cuộc phỏng vấn sâu này sẽ giúp tác giả khẳng định được những nhân tố phù hợp với bối cảnh tại các Doanh nghiệp FDI và sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thực hiện TNXH của DN trong Vinatex.
Mục tiêu thứ hai: Là thăm dò xem còn nhân tố nào trong bối cảnh Vinatex còn tác động tới thực hiện TNXH mà trong tổng quan chưa phát hiện ra Trường hợp, xuất hiện nhân tố mới, tác giả sẽ tổng quan lại để kiểm tra tính hợp lý của nhân tố và đề xuất thang đo mới Sau đó thang đo mới được bổ sung sẽ được đưa vào trong hướng dẫn phỏng vấn sâu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các biến quan sát mới này.
Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả liên hệ với đối tượng phỏng vấn và hẹn lịch làm việc Các cuộc phỏng vấn được diễn ra ở các địa điểm và thời gian thuận tiện cho đối tượng, trong quá trình phỏng vấn tác giả đều xin phép được ghi âm Quá trình gỡ băng được tiến hành ngay, thường là buổi tối sau khi phỏng vấn và không quá 24 giờ kể từ khi kết thúc cuộc phỏng vấn Dữ liệu thu thập được đều chuyển vào phần mềm Nvivo 10 để chuẩn bị cho phân tích.
Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.4.1 Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số thang đo được các chuyên gia về chiến lược và các nhà quản lý cấp cao đề nghị điều chỉnh.
Các biến quan sát BN3 “Công ty tôi thường phân tích các vấn đề cạnh tranh khi thực hiện hoạch định chiến lược” và BN6 “Công ty tôi thường phân tích vấn đề nhà cung cấp khi thực hiện hoạch định chiến lược” tuy là các biến quan sát diễn tả việc hoạch định chiến lược, nhưng trong bối cảnh tác giả muốn điều tra về thực hiện TNXH thì các biến quan sát này không phù hợp Sau khi cân nhắc, tác giả quyết định bỏ hai biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức Cũng theo các chuyên gia tham gia vào cuộc phỏng vấn sâu, biến quan sát BN5 “Công ty tôi thường phân tích khách hàng và sở thích của người dùng cuối khi thực hiện hoạch định chiến lược” không liên quan nhiều lắm tới các biến quan sát còn lại, do biến quan sát này đo lường một khía cạnh vi mô của hoạch định chiến lược là khách hàng, trong khi các biến quan sát khác đều đo lường khía cạnh vĩ mô Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, tác giả thấy rằng biến quan sát này vẫn hướng tới một bên liên quan rất quan trọng với việc thực hiện TNXH của DN là khách hàng, nên tác giả quyết định vẫn giữ nguyên biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức.
Cũng với lý do tương tự, các đối tượng phỏng vấn sâu cũng đề nghị bỏ các biến quan sát BT3 “Công ty tôi luôn phân tích hiệu quả của quy trình vận hành khi hoạch định chiến lược”; BT4 “Công ty tôi luôn phân tích hiệu suất trong quá khứ khi hoạch định chiến lược” và BT5 “Công ty tôi luôn phân tích lý do cho những thất bại trong quá khứ khi hoạch định chiến lược” Sau khi cân nhắc, tác giả đồng ý với lời khuyên của các chuyên gia, loại bỏ các biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức.
Các biến quan sát thuộc nhân tố văn hóa nhân văn, được đề nghị bỏ cụm từ
“Văn hóa của” do cụm từ này khá rườm rà, chỉ cần bắt đầu bằng “Công ty chúng tôi…” là được Biến quan sát VH7 “Văn hóa của công ty chúng tôi thường là khuyến khích người khác” được đề nghị cân nhắc do trùng ý với biến quan sát VH4 “Chúng tôi thường khuyến khích, động viên mọi người tham gia vào các quyết định”, theo các chuyên gia nên bỏ một trong hai biến quan sát này Sau khi cân nhắc, tác giả đồng ý bỏ biến quan sát VH7, giữ lại biến quan sát VH4 Tương tự, biến quan sát VH5 “Chúng tôi thường ủng hộ người khác trong công việc” cũng được cho là trùng ý và có phần bao hàm cả hai biến quan sát VH1 “Văn hóa của công ty chúng tôi thường là giúp người khác tự suy nghĩ” và VH2 “Văn hóa của công ty chúng tôi thường là giúp người khác tiến bộ” Sau khi cân nhắc, tác giả thay thế ba biến quan sát này bằng một biến quan sát mới “Công ty chúng tôi thường ủng hộ người khác tự suy nghĩ qua đó giúp họ tiến bộ”.
3.2.4.2 Bổ sung thêm nhân tố mới
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, với câu hỏi “Theo Anh/chị còn yếu tố nào ảnh hưởng tới thực hiện TNXH của DN mình mà chưa được phản ánh trong bảng hỏi và nên được quan tâm đưa vào bảng hỏi?” Tác giả đã nhận được một số gợi ý về hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật: Đối tượng phỏng vấn sâu: Nam giới, 48 tuổi, phó giám đốc
“À, ừ …theo anh còn một vấn đề nữa là pháp luật, em biết đấy, pháp luật của mình khá lỏng lẻo, trong khi nước khác, nước nhập khẩu ấy, làm không nghiêm túc họ phạt ngay Mà em biết, nhiều DN Việt Nam mình cứ tưởng là nếu lách được luật là lách thôi, luật mà không quy định là các DN không làm ngay, mà TNXH là gì? là tốn tiền nên luật mà không có là thôi Thậm chí luật mà có, ý anh là đầy đủ rồi ấy thì mấy ông nhà mình thực thi không nghiêm, ông nào thích thì thôi anh em mình chia đôi, mỗi người hưởng tí, ông nào không thích thì gây khó dễ (nói vui là hành…cười) Thế nên, mạnh ông nào ông ấy làm, ông nào thỏa thuận được thì chả TNXH làm gì, vẫn có dấu má, đồng ý này nọ, cạnh tranh không công bằng là chỗ này…”
Như vậy, đối tượng phỏng vấn sâu đã gợi ý một yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện TNXH của DN Tác giả đã tiến hành tổng quan lại và nhận thấy có một số nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm này Cụ thể, khi khung pháp lý còn thiếu hoặc thực thi không nghiêm minh thì không có căn cứ thực sự để các bên liên quan gây áp lực lên DN để thực hiện các cam kết về TNXH mang tính thực chất (Cairns et al.,
2015), tức là sự chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật sẽ ảnh hưởng tới mức độ thực hiện TNXH của DN Cairns và cộng sự (2015) cho rằng khi chính phủ thực thi quyền lực một cách mạnh mẽ sẽ ngăn chặn việc người lao động bị đối xử vô trách nhiệm Tuy nhiên, ở một nền kinh tế mới nổi như Pakistan, tương tự như ở Việt Nam, quyền lực trên thực tế thông qua hệ thống luật và thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước là khá yếu, cần phải có sự hỗ trợ từ các chính phủ và cơ quan có quyền lực quốc tế, hay chính là luật pháp và thực thi luật pháp quốc tế sẽ ảnh hưởng tới thực hiện TNXH của DN (Cairns et al., 2015) Tương tự, trong bối cảnhViệt Nam, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới sự cần thiết của các bên liên quan trong nước và quốc tế để cải thiện điều kiện cho người lao động (Tran and Jeppesen, 2016), thông qua việc gây sức ép lên các DN bằng các quy định, pháp luật và thực thi pháp luật để họ thực hiện các TNXH của mình, qua đó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, như thực thi mạnh mẽ, quyết liệt, nghiêm minh hơn nữa Luật Lao động (Tran and Jeppesen,
2016) Tuy nhiên, thực tế hiện nay, theo một khảo sát của Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2012, vẫn còn khá nhiều DN không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về TNXH, kinh doanh sai trái, không đảm bảo các lợi ích của nhân viên và cố tình gây thiệt hại cho môi trường (Bilowol and Doan, 2015) Các DN Việt Nam cũng cho rằng, thực hiện TNXH chỉ dành cho các DN xuất khẩu và muốn đáp ứng các đòi hỏi về xuất khẩu (Bilowol and Doan, 2015) Nói cách khác, chính luật pháp và thực thi luật pháp ở các nước nhập khẩu hàng hóa đã bắt buộc các DN phải thực hiện TNXH Cũng theo Tran và Jeppesen, mặc dù DN hiểu được các kiến thức về thực hiện TNXH, tuy nhiên họ vẫn khó có thể thực hiện được TNXH vì họ không đủ khả năng để được chứng nhận, do vậy các quy định, hướng dẫn để cấp chứng nhận TNXH cũng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp (Tran and Jeppesen, 2016). Tương tự, Luu (2015) cũng khẳng định, luật và các văn bản về luật, trong đó có Luật Môi trường, một văn bản luật quan trọng để điều chỉnh việc thực hiện TNXH của các DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng và các DN có thể lợi dụng điều này để điều chỉnh việc thực hiện TNXH của mình để đáp ứng các yêu cầu về môi trường của luật nhưng thực tế lại là phá hoại môi trường (Luu, 2017), thông qua đó các DN có thể không phải bắt buộc thực hiện TNXH của mình trên thực tế Hiện trạng này không chỉ diễn ra với các văn bản luật về môi trường mà còn là luật của các lĩnh vực khác nói chung và không chỉ với việc xây dựng luật mà còn cả trong vấn đề về thực thi luật về TNXH (Bilowol and Doan, 2015) Việc thực hiện TNXH của các
DN Việt Nam dường như khá khiên cưỡng, mang tính thực dụng cao và phụ thuộc nhiều vào người mua nước ngoài do những khách hàng, đặc biệt ở các nước phát triển thường có những yêu cầu cao về vấn đề này (Bilowol and Doan, 2015) Do vậy, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thiết lập một khung khổ pháp lý để buộc các DN tuân thủ pháp luật, nhằm tránh nguy cơ các DN vi phạm pháp luật, trong đó có các vi phạm về TNXH, để tăng lợi nhuận (Nguyen and Truong, 2016) Có thể kết luận, việc thực hiện TNXH phụ thuộc vào luật và thực thi pháp luật ở cả trong và ngoài nước.
Do đó, tác giả đã mô phỏng ý tưởng của đối tượng phỏng vấn sâu và đưa thêm một yếu tố là: Pháp luật và thực thi pháp luật vào trong bảng hỏi Nhân tố mới này được mã hóa bằng bốn biến quan sát, phản ánh bốn khía cạnh, gồm: hệ thống pháp luật
Luật pháp về CSR ở Việt Nam (như: luật môi trường, luật tài nguyên, luật lao động…) nói chung là chặt chẽ Việc thực thi pháp luật về CSR (như: luật môi trường, luật tài nguyên, luật lao động…) ở Việt nam nói chung là nghiêm minh Luật pháp về CSR ở nước của khách hàng (như: luật môi trường, luật tài nguyên, luật lao động…) nói chung là chặt chẽ
Việc thực thi pháp luật về CSR (như: luật môi trường, luật tài nguyên, luật lao động…) ở nước của khách hàng nói chung là nghiêm minh
Luật và thực thi pháp luật
LP4 của Việt Nam về TNXH, thực thi pháp luật về TNXH của Việt Nam, hệ thống pháp luật TNXH của nước nhập khẩu, thực thi pháp luật về TNXH của nước nhập khẩu.
Sau khi lên ý tưởng về nhân tố và các khía cạnh của nhân tố này, tác giả tiến hành bổ sung vào trong hướng dẫn phỏng vấn sâu để hỏi các đối tượng tiếp theo Trong quá trình phỏng vấn tiếp tác giả vẫn đảm bảo tính khách quan để đối tượng được phỏng vấn tự đề cập tới vấn đề này, sau khi đối tượng đề cập, tác giả mới tiến hành đưa các bảng hỏi đã được bổ sung nhân tố này để các đối tượng nhận xét Việc bổ sung này đều nhận được sự ủng hộ của các đối tượng phỏng vấn Bốn biến quan sát được đưa ra để xin ý kiến của chuyên gia gồm:
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho nhân tố mới Luật và thực thi pháp luật
Nguồn: Tác giả tự phát triển dựa trên tổng quan và nghiên cứu định tính Đối tượng phỏng vấn: Nam, 51 tuổi, phó giám đốc
“…còn chứ, luật nữa, công ty anh hay xuất hàng đi Âu, Mĩ, luật ở đây nghiêm lắm, lơ mơ là chết ngay, mà không xin được đâu, luật Việt Nam thì cũng có đấy, nhưng còn nhiều kẽ lắm, mà biết cách vẫn xin được…”
“…à, cái này à, cũng được đấy, nhưng cái LP2 đấy, em cân nhắc xem, vì mỗi
DN (người thực thi pháp luật – tác giả chú thích) là làm khác nhau, anh em thân thiết thì xin được, chứ không cũng mệt phết đấy…” Đối tượng phỏng vấn: Nữ, 45 tuổi, trưởng phòng xuất nhập khẩu.
Thiết kế nghiên cứu định lượng
Do lượng mẫu ít (trong cả Tập đoàn chỉ có 110 DN), nên tác giả quyết định nghiên cứu định lượng chính thức luôn, không làm qua bước nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn chỉnh một lần nữa thang đo Do vậy nghiên cứu định lượng được tiến hành như sau:
3.3.1 Xác định kích thước mẫu
Kích thước mẫu: Đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, việc xác định kích cỡ mẫu là rất quan trọng, bởi qua đó giúp tác giả xác định cỡ mẫu cần quan sát nhằm thỏa mãn nội dung nghiên cứu Dưới đây là các cách thức cơ bản để có thể lựa chọn kích thước mẫu:
+ Trường hợp phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo (Tabachnick & Fidell,
2012), kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: n = 8 x m + 50 Trong đó: n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình.
+ Trong trường hợp ngẫu nhiên đơn giản dùng ước lượng tỷ lệ tổng thể, theo tác giả Ngô Văn Thứ (Giáo trình Thống kê thực hành, trang 41 - 42) (Thứ, 2005) thì kích thước mẫu được xác định theo công thức sau: n = 0,25*N/(N – 1)*δ^2 + 0,25)
Trong đó: n là kích thước mẫu; N là tống thể; δ là sai số khi ước lượng
+ Trong trường hợp biết được số lượng chính xác số lượng phần tử của tổng thể (N) thì kích cỡ mẫu (n) có thể được tính bằng công thức Slovin (1960) (Estela, 2006):
Trong đó: n là kích thước mẫu; N là tống thể; e là sai số tiêu chuẩn
+ Đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Theo Raykov và Vidaman (1995) và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý, với phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Khine, 2013) Tuy nhiên để xác định kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 Có hai cách chọn tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích là 5/1 hoặc 10/1, có nghĩa là 1 biến phân tích cần tối thiểu 5 quan sát hoặc 10 quan sát (Hair et al., 1998) Trong nghiên cứu này tác giả sẽ căn cứ vào số lượng câu hỏi để tính toán kích thước mẫu cho phù hợp và đáng tin cậy.
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng cách phát phiếu câu hỏi khảo sát đã được soạn sẵn với 19 thang đo đại diện cho 04 nhân tố ảnh hưởng và 05 thang đo cho biến phụ thuộc thực hiện TNXH của các Doanh nghiệp FDI.
Như vậy, theo Hair và cộng sự thì cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 24x5
= 120 phiếu Tuy nhiên, do tổng số Doanh nghiệp FDI chỉ có 110 đơn vị, do đó tác giả tiến hành thu thập thông tin từ 110 Doanh nghiệp FDI, mỗi DN phát ra 03 phiếu, kết quả thu về 322 phiếu trong đó có 04 phiếu không hợp lệ do điền thiếu thông tin, do đó tổng số phiếu hợp lệ đạt 318 phiếu và thuộc 106 Doanh nghiệp FDI Kết quả sau 04 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại trừ 03 thang đo của các biến độc lập, do vậy nghiên cứu chỉ còn tổng cộng 21 thang đo, với 106 DN được khảo sát nên cỡ mẫu vẫn đảm bảo độ tin cậy trong phân tích nhân tố khám phá.
3.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Công việc đầu tiên là tác giả tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA Mục đích là nhóm các biến cùng đại diện cho một nhân tố với nhau từ đó đưa vào phân tích tương quan và hồi quy Phân tích nhân tố EFA là một trong những phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair, 1998) Các biến trong cùng một nhân tố sẽ được tính giá trị trung bình đại diện cho nhân tố đó để thực hiện các phân tích như phân tích tương quan, hồi quy, ANOVA
Chỉ số Kaiser - Meyer – Olkin (KMO) được sử dụng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Điều kiện đủ để phân tích nhân tố với 0,5 ≤ KMO < 1, KMO nằm trong khoảng này là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu Tiếp theo, việc xem xét các nhân tố sẽ được dựa vào chỉ tiêu Eigenvalue, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kỹ thuật Cronbach's Alpha
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA và loại bỏ một số biến quan sát không phù hợp, tác giả tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố trong mô hình Hệ số kiểm định Cronbach's Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Theo quy ước, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8 Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với điều kiện 0,8 ≤ α < 1 là thang đo tốt, 0,7 ≤ α ≤ 0,8 là có thể chấp nhận được Tuy nhiên có những nhà khoa học cho rằng α từ 0,6 trở lên là đã sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978); (Peterson, 1994); (Slater, 1995).
Sau khi thực hiện các kiểm định về các khái niệm và thang đo, nghiên cứu sinh xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định sự phụ thuộc của “Thực hiện TNXH của các Doanh nghiệp FDI” vào 04 nhân tố tác động là (1) Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, (2) Hoạch định chiến lược định hướng bên trong, (3) Văn hóa nhân văn của DN và (4) Luật và thực thi pháp luật Mô hình nghiên cứu có dạng:
Trong đó: Xi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i (i=1,4)
Các hệ số βk là hệ số hồi quy riêng phần e là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0, phương sai không đổi.
Sau khi xây dựng mô hình, dựa vào thống kê F để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Từ đó sử dụng kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Trị thống kê F được tính từ R2 hiệu chỉnh, nếu giá trị Sig rất nhỏ (