1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Sữa Chua Từ Đậu Nành.docx

73 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 5 MB
File đính kèm Bản vẽ autocad.rar (311 KB)

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (7)
    • 1.1 Ý tưởng sản phẩm (7)
    • 1.2 Tính cấp thiết đầu tư (7)
    • 1.3 Phân khúc khách hàng (8)
    • 1.4 Phân tích phương án sản phẩm (8)
      • 1.4.1 Các chỉ tiêu chất lượng (8)
      • 1.4.2 Bao bì (10)
    • 1.5 Phương án thị trường (12)
      • 1.5.1 Giá bán (12)
      • 1.5.2 Phân phối (13)
      • 1.5.3 Tiếp thị (13)
  • Chương 2. CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT (13)
    • 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất (13)
      • 2.1.2 Sơ đồ công nghệ (bản vẽ) (15)
    • 2.2 Nguyên liệu sử dụng (15)
      • 2.2.1 Nguyên liệu chính: Đậu nành (15)
      • 2.2.2 Nước (16)
      • 2.2.3 Phụ gia và nguyên liệu khác (17)
    • 2.3 Thuyết minh quy trình sản xuất (17)
  • Chương 3. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM (23)
    • 3.1 Tổng quan về KCN Hòa Mạc (23)
    • 3.2 Vị trí địa lý và giao thông (24)
    • 3.3 Tiện ích KCN Hòa Mạc (25)
      • 3.3.1 Cơ sở hạ tầng (25)
        • 3.3.1.1 Hệ thống điện (25)
        • 3.3.1.3 Hệ thống thoát nước (26)
        • 3.3.1.4 Hệ thống xử lý nước thải và chất thải (26)
        • 3.3.1.5 Hệ thống thông tin (26)
        • 3.3.1.6 Hệ thống PCCC (26)
        • 3.3.1.7 Môi trường và cây xanh (26)
        • 3.3.2.1. Hải quan (26)
        • 3.3.2.2. Ngân hàng (26)
        • 3.3.2.3. Bưu điện (27)
        • 3.3.2.4. Nhà ở cho công nhân (27)
        • 3.3.2.5. Dịch vụ y tế (27)
        • 3.3.2.6. Trường đào tạo (27)
        • 3.3.2.7. Hệ thống xe buýt (27)
        • 3.3.2.8. Tiềm năng nhân lực (27)
  • Chương 4. TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM (29)
    • 4.1 Kế hoạch sản xuất (29)
    • 4.2 Ước tính tổn thất (30)
    • 4.3 Nhu cầu nguyên liệu (31)
  • Chương 5. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ (35)
    • 5.1 Chọn thiết bị làm sạch (35)
    • 5.2 Chọn thiết bị tách vỏ (36)
    • 5.3 Thiết bị chần (38)
    • 5.4 Thiết bị ngiền ướt (40)
    • 5.5 Thiết bị lọc (41)
    • 5.6 Chọn thiết bị phối trộn – gia nhiệt – làm nguội (43)
    • 5.7 Thiết bị đồng hoá (44)
    • 5.8 Thiết bị lên men (45)
    • 5.9 Thiết bị làm lạnh (46)
    • 5.10 Thiết bị chiết rót (47)
  • Chương 6. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG (48)
    • 6.1 Diện tích phân xưởng sản xuất chính (48)
    • 6.2 Một số công trình phụ trong phân xưởng (49)
    • 6.3 Phòng kĩ thuật (50)
    • 6.4 Kho bảo quản (50)
    • 6.5 Phòng ăn + sinh hoạt chung (51)
    • 6.6 Phòng tiếp khách + showroom (51)
    • 6.7 Nhà để xe (51)
    • 6.8 Phòng bảo vệ (51)
    • 6.9 Khu hành chính (51)
    • 6.10 Khu chứa phụ phẩm (52)
    • 6.11 Khu xử lí rác thải (52)
    • 6.12 Khu chứa rác (52)
    • 6.13 Nhà vệ sinh (52)
    • 6.14 Trạm biến áp (53)
  • Chương 7. PHƯƠNG ÁN NĂNG LƯỢNG, PHƯƠNG ÁN MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG (54)
    • 7.1 Phương án năng lượng (54)
    • 7.2 Phương án môi trường (58)
    • 7.3 An toàn lao động (61)
    • 7.4 Vệ sinh công nghiệp (63)
  • Chương 8. TÍNH KINH TẾ (63)
    • 8.1 Phương án nhân sự (63)
    • 8.2 Vốn đầu tư cố định (65)
    • 8.3 Vốn đầu tư lưu động (68)
    • 8.4 Tính giá thành sản phẩm (70)
    • 8.5 Tính lợi nhuận (0)

Nội dung

Dự án “Thiết kế Nhà máy sản xuất sữa chua từ đậu nành, năng suất 5 tấn/ca” LỜI MỞ ĐẦU Trong khi ngành công nghệ thực phẩm ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng sản phẩm thực phẩm an toàn và tốt cho[.]

TỔNG QUAN

Ý tưởng sản phẩm

Sản phẩm sữa chua đậu nành, là một loại sữa chua được chế biến từ hạt đậu nành, thêm vi khuẩn lên men và chất tạo ngọt

Sữa chua đậu nành là sản phẩm hoàn toàn từ thực vật, không chứa chế phẩm từ sữa Sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới vì hàm lượng cholesterol và chất béo bão hoà thấp, và trên thực tế không chứa lactose

Nhà máy được thiết kế như một hệ thống dây chuyền sản xuất sữa chua đậu nành tách biệt, với năng suất 5 tấn sản phẩm/ca.

Tính cấp thiết đầu tư

Sữa chua là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích vì liên quan đến lợi ích sức khoẻ (bao gồm hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường hệ thống miễn dịch).

Trong khi đó, những người quan tâm đến sức khoẻ cũng đang có xu hướng hạn chế tiếp nạp các sản phẩm từ động vật lại, thu nhận những sản phẩm chứa nhiều chất béo không bão hoà tốt cho tim mạch hơn Nhờ vậy, thực phẩm chay đang dần trở thành xu hướng ẩm thực mới trong cuộc sống hiện đại Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, người tiêu dùng đã dần tiếp nạp thêm các loại thực phẩm nguồn gốc từ thực vật, như một sự thay đổi tích cực của con người trong cách ăn uống Xu hướng này không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh mà đã trở thành xu hướng của thời đại Theo báo cáo của Research and Market, thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 11,9% từ năm 2020 đến 2027 chủ yếu là do các yếu tố như tỷ lệ không dung nạp protein động vật và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, các sản phẩm từ thực vật tương đối phổ biến nhưng vẫn chưa có các sản phẩm sữa chua từ thực vật được bán trên thị trường, mà chủ yếu là các sản phẩm tự làm tại nhà, không hoàn toàn bảo đảm an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và khả năng bảo quản chưa cao Việc nhập khẩu và mua sắm từ các trang điện tử lớn ở nước ngoài chiếm mức giá tương đối cao, do đó, tự sản xuất một sản phẩm trong nước để gây dựng thương hiệu và mang sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp chính là sự đầu tư hợp lý cho xu hướng hiện tại và tương lai.

Mặt khác, đậu nành, là loài đậu bản địa của Đông Á, có hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng và thu mua Hàm lượng dinh dưỡng với tỷ lệ chất béo và protein trong đậu nành không thua kém sữa động vật Với hàm lượng protein cao, khả năng đông tụ thành sữa chua tốt, lại là một sản phẩm mới mẻ ít cạnh tranh, sữa chua đậu nành hoàn toàn có thể được chế biến, sản xuất và thu lợi nhuận.

Phân khúc khách hàng

Thực tế, đây là sản phẩm có khả năng lựa chọn và tiêu dùng cao đối với mọi đối tượng, từ người già đến người trẻ, từ các cá nhân đến doanh nghiệp Nhà máy sẽ phân khúc thị trường theo các cơ sở:

- Nhân khẩu học (bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập và giáo dục): Đối tượng chính là nhóm khách hàng có gia đình, phụ nữ, có con nhỏ, hoặc người lớn tuổi Đây là nhóm người đã đi làm, có thu nhập ổn định, có ý thức nâng cao, chú trọng sức khoẻ nhiều hơn.

- Tâm lý học (bao gồm phong cách sống, sự lựa chọn và chân dung cá nhân): Ở đây, khách hàng hướng đến sẽ là những người ăn chay, những người mang tôn giáo, có xu hướng bài trừ sản phẩm từ động vật Hơn nữa là những người thích bảo vệ môi trường, quan tâm đến sức khoẻ và cân nặng Có thể là những người trẻ năng động, cởi mở trong phong cách ăn uống, thích khám phá những cái mới

- Dữ liệu hành vi (bao gồm thói quen chi tiêu): Những khách hàng tầm trung, thường mua sản phẩm từ thực vật Những người thường xuyên chi tiêu cho các sản phẩm ảnh hưởng bởi những KOL, vloger chuyên về ăn uống lành mạnh.

- Tiềm năng sinh lời (nhằm cải thiện sự phân bổ ngân sách): Phân khúc khách hàng này hướng đến các cửa hàng thuần chay, cửa hàng đồ ăn nhanh, cửa hàng ăn vặt.

Phân tích phương án sản phẩm

1.4.1 Các chỉ tiêu chất lượng

- Màu: màu trắng ngà hoặc màu của phụ liệu bổ sung.

- Mùi: mùi thơm đặc trưng của yaourt, không nồng mùi đậu nành, không có mùi lạ.

- Vị: vị chua nhẹ, không quá chua nhưng không được quá ngọt.

- Cấu trúc và hình thái: cấu trúc chắc chắn, không tách nước, không tách béo, không đông đá, mặt cắt mịn, liên kết tốt.

- Chỉ tiêu hoá lý, vi sinh và các chất nhiễm bẩn: phân tích dựa trên các chỉ tiêu đánh giá của sản phẩm sữa chua thông thường.

Các chỉ tiêu hoá - lý

Hàm lượng kim loại nặng

Chỉ tiêu vi sinh vật

- Sản phẩm phù hợp TCVN 7030:2009 (CODEX STAN 243-2003) quy định kỹ thuật về sữa chua và được công bố chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm được đựng trong cốc PE/PET, thanh trùng qua nhiệt độ cao và nắp dán màng film có

5 lớp plastic - keo - nhôm - keo - plastic Giúp chống oxy hoá chất béo, ánh sáng mặt trời, chịu được nhiệt thanh trùng, không thấm khí, dầu mỡ, chịu được pH thấp Thông tin sản phẩm được in ấn đầy đủ trên lớp màng Bao bì đạt đủ điều kiện và các chức năng:

- Chức năng đảm bảo số lượng và chất lượng

- Chức năng vận chuyển, bốc dỡ và lưu kho

- Chức năng mang thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng.

1.4.3 Thành phần dinh dưỡng và lợi ích

Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu nành

Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Hàm lượng

Sản phẩm sữa chua đậu nành được làm từ đậu nành với thành phần dinh dưỡng cao, bổ sung để lên men các vi sinh vật tốt, có rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng:

- Thành phần dinh dưỡng không thua kém gì sản phẩm từ chế phẩm sữa, giàu vitamin, chất xơ, giàu Canxi, Kali, giúp xương chắc khoẻ.

- Chứa nhiều chất chống oxy hoá và polyphenol, hàm lượng thấp hoặc gần như không chứ cholesterol, có lợi cho hệ thống tim mạch.

- Sữa chua đậu nành giúp điều hoà lượng đường trong máu và áp suất máu, phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.

- Giàu các vi khuẩn sống có ích cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, ổn định hệ tiêu hoá đối với những người có vấn đề rối loạn đường ruột.

- Chứa hàm lượng isoflavon tổng số cao, đây là được coi là nguồn “estrogen thực vật” tốt giúp cân bằng nội tiết tố.

- Không chứa lactose và beta-casein A1, giúp người bất dung nạp lactose, bất dung nạp protein động vật có thể sử dụng.

- Là thực phẩm ăn kiêng hiệu quả, giá thành phù hợp.

Phương án thị trường

Sử dụng phương pháp định giá dựa trên điểm hoà vốn, định phí và biến phí/sản phẩm. Điểm hòa vốn: Là số lượng sản phẩm bán ra để có được tổng doanh thu bằng với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Định phí: Là tổng chi phí cố định trong suốt quá trình sản xuất

Biến phí/sản phẩm: Là mức chi phí biến động để có thể bán ra được một sản phẩm (Thông thường, doanh nghiệp có thể đặt biến phí/sản phẩm ở mức trung bình, thấp nhất hoặc cao nhất tùy theo tình hình thực tại của mỗi doanh nghiệp)

Sử dụng phương pháp này theo hướng uớc chừng một mức giá sản phẩm trước, rồi sau đó xác định chi phí cố định để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định ra thị trường và ước tính mức biến phí đối một đơn vị sản phẩm, áp dụng công thức dưới đây để xác định điểm hòa vốn, sau đó điều chỉnh mức giá đến khi điểm hòa vốn phù hợp với tình hình thực tại của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh đã đề ra. Điểm hoà vốn = Định phí/ (Giá sản phẩm – Biến phí/sản phẩm)

Hợp tác với đối tác đại diện thương mại lớn trên thị trường bán lẻ, nghiên cứu xâm nhập thị trường thương mại điện tử và cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng hoặc chuỗi dịch vụ ăn uống Cung cấp cho các nhà hàng đồ chay, chuỗi bán lẻ lớn như Vinmart, thâm chí là các đại lý nhỏ xuyên suốt các tỉnh thành.

1.5.3 Tiếp thị Định hướng quảng cáo dựa trên nội dung về sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tiện lợi, bền vững. Đặt các điểm thử sản phẩm ở các hệ thống siêu thị lớn, hội chợ ẩm thực.

Lắp đặt bảng quảng cáo, cung cấp tờ rơi, catalog.

Tổ chức chương trình khuyến mãi…

CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Quy trình công nghệ sản xuất

Chần Tách vỏ Làm sạch Nguyên liệu

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sữa chua lên men từ đậu nành

2.1.2 Sơ đồ công nghệ (bản vẽ)

Sơ đồ công nghệ quy trình sản xuất sữa chua đậu nành

Nguyên liệu sử dụng

2.2.1 Nguyên liệu chính: Đậu nành Đậu nành có tên khoa học là Glycine max Merril Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao Ngoài thành phần protein rất lớn, đậu nành còn chứa 1 tỉ lệ chất béo khá cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể Đậu nành là câu Á nhiệt đới nên có đặc điểm sinh thái thích nghi với biên độ rộng về nhiều mặt như ưa sáng, ưa nhiệt, chịu hạn tốt Hạt đậu có 3 phần cấu trúc: vỏ hạt, phôi, tử điệp

Thành phần Tỷ lệ Protein (%) Lipid (%) Cacbohydrat (%) Tro (%)

Bảng : Tỷ lệ % thành phần hóa học và dinh dưỡng của đậu nành

- Nước là thành phần chủ yếu trong dịch sữa đậu nành, thành phần và tính chất của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm

- Chỉ tiêu chất lượng của nước sử dụng trong chế biến sản sản phẩm thực phẩm: (Theo QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm.)

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa pH 6.5 – 8.5

Tổng chất rắn hòa tan 1000 mg/l Độ cứng 300 mg/l

Bảng : Các chỉ tiêu hóa lý của nước sử dụng

2.2.3 Phụ gia và nguyên liệu khác

- NaHCO3 : là chất bột trắng có tính kiềm, tan trong nước Được dùng để tăng khả năng trương nở, khử mùi, làm giảm mùi hăng của đậu và tăng khả năng trích ly protein Hàm lượng NaHCO3 sử dụng trong thức uống được giới hanh bởi GMP

- CMC (Cacboxy Methyl Cellulose): Dạng màu trắng, có tính hút ẩm, dễ phân tán trong nước và rượu Chủ yếu được dùng để điều khiển độ nhớt của sản phẩm mà không tạo gel Mức độ sử dụng của CMC là 0,6% trên toàn bộ sản phẩm

- Chủng vi sinh vật: Lactobacillus acidophilus

Là trực khuẩn Gram dương có dạng hình que và không sinh bào tử, có khả năng lên men hiếu khí và kị khí, chủ yếu tập trung ở ruột non, giúp giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và được coi như là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống lại các vi sinh vật gây hại cho đường ruột Nhiệt độ tối ưu: 37 o C, pH=4-5

2.2.4 Đường Đường có thể sử dụng nhiều loại khác nhau, nhưng thông dụng nhất là đường Saccarose (dạng đường tin luyện (RE) hay đường cát trắng (RS) trong đó đường cát trắng chia làm 3 hạng: Thượng hạng, hạng 1, hạng 2)

- Đường là thành phần chính trong nước giải khát và mức độ quan trọng chỉ đứng sau nước, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước giải khát nói chung và sữa đậu nành nói riêng

- Đường được bổ sung vào sữa đậu nành ngoài mục đích cung cấp năng lượng còn có tác dụng điều vị và mùi thơm của sữa.

Thuyết minh quy trình sản xuất

- Đậu nành: Hạt phải khô, sạch, không sâu, không mọt, không mùi hôi, vỏ nguyên vẹn, nhẵn và có màu vàng sẫm

- Độ ẩm không lớn hơn 17%, hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng không quá 2% khối lượng, hạt xanh không quá 2% Tạp chất không quá 3% khối lượng.

+ Chuẩn bị nguyên liệu, loại bỏ các tạp chất có trong đậu nành hay bám trên bề mặt vỏ đậu: đá, đất, hạt cỏ, kim loại, và đồng thời loại bỏ được một số vi sinh vật bám trên đó

+ Làm cho hạt sạch trơn, sang hơn, tăng giá trị cảm quan, tăng chất lượng sản phẩm.

+ Loại bỏ những hạt đậu nành không đủ tiêu chuẩn về kích thước, chất lượng, loại bỏ được những hạt thối, hỏng…

- Phương pháp làm sạch: Nguyên liệu được cho vào các bồn, sau đó bơm nước vào bồn ngâm, đồng thời khí nén được sục vào trong bồn để cuộn đậu nành làm cho các cành đậu nành, đậu nành hoại tử và tạp chất nổi trên mặt nước để tăng hiệu quả làm sạch.

+ Chuẩn bị cho quá trình tiếp, loại bỏ tạp chất, vi sinh bám trên vỏ Thu được triệt để hàm lượng protein vì loại được sự ngăn cản của lớp vỏ, làm giảm bớt lượng oligosaccharide (rafinosem stachyose), tăng khả năng tiêu hóa.

+ Rút ngắn thời gian biến đổi vô hoạt một số enzyme, làm biến tính protein và sậm màu sữa đậu nành.

+ Cảm quan: Loại bỏ mùi đậu, tăng giá trị cảm quan của sản phẩm làm màu sáng hơn

- Thực hiện: Nguyên liệu được đổ vào phễu, sau khi được gia nhiệt làm nứt vỏ thì được hạt được chuyển vào thiết bị tách vỏ đôi trục cao su Vỏ hạt được loại bỏ, lột kết hợp sang lọc để tách vỏ hạt Hạt đi vào chậu hứng phía dưới, vỏ hạt thì đi ra theo đường khác

+ Tăng hiệu quả quá trình xay, giảm chi phí, làm mềm đậu, giảm thời gian nấu

+ Tiêu diệt vi sinh vật với nhiệt độ cao, vô hoạt enzyme trong quá trình chế biến làm kéo dài thời gian bảo quản

+ Vật lý: kích thước tăng lên do bị trương nở thể với nước, hạt mềm hơn

+ Nhiệt độ cao thúc đẩy các phản ứng xảy ra nhanh hơn

+ Hóa sinh: Các enzyme có thể bị vô hoạt, cần lưu ý đến tốc độ gia nhiệt nguyên liệu, tăng chậm nhiệt độ làm cho hệ vi sinh vật trong nguyên liệu phát triển, tăng mật độ vi sinh vật gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và cảm quan sp

- Thiết bị: Sauk hi vào cửa nhập liệu, hạt đậu nành được gia nhiệt sơ bộ bằng nước nóng (70 o C) phun qua vòi từ trên xuống Sau đó, đậu nành được chần bằng nước nóng 95 o C Để tiết kiệm năng lượng, lượng nước sau khi chần sẽ thu hồi và tiếp tục được gia nhiệt, bơm tuần hoàn trở lại thiết bị chần

- Mục đích: Quá trình giảm kích thước của hạt đậu nành, trích ly các chất trong hạt vào nước Vô hoạt enzyme lipoxydase Giảm mùi đậu nành

- Biến đổi của nguyên liệu:

+ Vật lý: kích thước hạt đậu nành giảm thành các hạt mịn, nhiệt độ tăng do ma sát giữa các hạt rắn trong quá trình nghiền

+ Hóa sinh: có phản ứng enzyme lipoxygenase xúc tác Ez này được giải phóng ra khi tế bào hạt đậu nành bị phá vỡ ( tuy nhiên phản ứng ko đáng kể vì qtr nghiền được thực hiện trong nước). + Sinh học: 1 số vi sinh vật bị tiêu diệt

- Các thông số công nghệ:

+ Mức độ nghiền: tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Nếu mức độ nghiền quá thô thì sẽ ko đủ để phá vỡ tế bào, ngược lại nếu quá mịn thì sẽ gây lãng phí năng lượng trong sản xuất và khó lọc để tách bã

+ Thiết bị nghiền: Nguyên liệu từ bộ phận nhập liệu rơi xuống vít xoắn và bị đẩy vào khoang nghiền Hai đĩa nghiền cố định, hai đĩa khác được puli dẫn động, nên nguyên liệu nghiền thành bột theo yêu cầu Trong quá trình nghiền nước nóng được bổ sung vào cùng nguyên liệu nhằm trích ly các chất trong nguyên liệu vào nước Sản phẩm sau khi ra khỏi đĩa nghiền được đẩy vào cửa tháo liệu Nghiền trong 0,5 giờ

+ Loại bỏ các chất không tan ra khỏi dịch chiết sau khi nghiền

+ Giúp cho quá trình truyền nhiệt tốt hơn các giai đoạn sau, cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm.

- Các biến đổi nguyên liệu:

+ Sau khi nghiền, ta thu được 1 hỗn hợp rắn – lỏng Pha lỏng có tính chất của dung dịch keo và hệ nhũ tương, còn pha rắn là những cấu tử không tan trong nước Dùng pp phân riêng để tách các cấu tử rắn ra khỏi pha lỏng

+ Trong quá trình lọc để tách các chất rắn sẽ xảy ra hiện tượng 1 số chất hòa tan bị giữ lại trong bã lọc Vì vậy phải dùng nước rửa lại bã để tách kiệt các hợp chất hòa tan và lọc nước rửa lại lần nữa

Lượng nước dùng để rửa không được quá nhiều vì sẽ tăng chi phí cho qúa trình lọc và làm tăng số dụng cụ chứa bán thành phần ở các quá trình tiếp theo; hàm lượng chất chiết và protein thu hồi không được tăng thêm đáng kể

- Thiết bị lọc: Lọc bã trong 0,5 giờ bằng thiết bị lọc thu được dung dịch sữa và bã đậu

- Mục đích: Quá trình này mục đích cải thiện, làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm ( màu, mùi vị ), tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.

 Sau khi nấu ta thực hiện quá trình phối trộn sữa với syrup (25%), phụ gia

 Lượng nước đường bổ giai đoạn này theo (tỷ lệ nước đường) : (khối lượng đậu ban đầu)

 CMC: Lượng sử dụng 0,1% trên toàn bộ sản phẩm

 NaHCO3 : Lượng sử dụng 500ppm

- Thiết bị: Quá trình phối trộn được thực hiện trong nồi nấu, ngay khi quá trình gia nhiệt kết thúc, ta tiến hành đưa syrup vào phụ gia vào để khuấy trộn.

+ Loại bỏ những chất mùi không mong muốn trong sữa đậu nành

+ Bảo quản vô hoạt các enzyme và tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có trong sữa.

- Các biến đổi nguyên liệu:

+ Vật lý: lớp vỏ solvate bị phá vỡ

+ Hóa học: phân hủy các chất độc (độc tố aflatoxin nếu bị lẫn vào nguyên liệu); khử mùi hăng của đậu

+ Hóa sinh và vi sinh: làm biến tính hợp chất kháng trypsin và hệ vi sinh vật lẫn trong bán thành phẩm

+ Thiết bị: Sử dụng thiết bị bỏ áo gia nhiệt bằng hơi nước

+ Nhiệt độ gia nhiệt đến 100 o C trong 20 phút

+ Đầu tiên dịch sữa sẽ được đưa vào bên trong thiết bị Tác nhân gia nhiệt là hơi nước đi phía vỏ, đưa dung dịch lên nhiệt độ yêu cầu trong thời gian 20 phút Cánh khuấy hoạt động liên tục, từ lúc sữa được đưa vào trong thiết bị cho đến khi tháo ra ngoài

- Mục đích: Giảm nhiệt độ sữa sau gia nhiệt Chuẩn bị cho công đoạn lên men

- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi được gia nhiệt và phối trộn phụ gia trong nồi nấu, được làm nguội đến 38 o C trong 1 giờ bằng nước lạnh được bơm vào từ nồi nấu, sau đó sản phẩm đi ra ngoài theo ống tháo liệu

+ Cải thiện cấu trúc sản phẩm, làm cho sữa được đồng nhất,

+ Làm giảm hiện tượng lắng tách lớp, tách béo, tăng độ ổn định trong thời gian bảo quản sản phẩm.

+ Các thành phàn trong sữa sau khi đồng hóa sẽ được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn

+ Tăng hiệu quả truyền nhiệt cho quá trình tiệt trùng sản phẩm

+ Các hạt cầu béo sau khi đồng hóa sẽ được chia nhỏ và phân bố đều trong sữa

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM

Tổng quan về KCN Hòa Mạc

 Địa điểm: thuộc địa phần các xã: Châu Giang, Trắc Văn và thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

 Tổng diện tích đất là 203 ha

 Diện tích đất xưởng là 87.84 ha, 31 ha đất còn trống

 Tỷ lệ lấp đầy hiện nay là 70%

 Diện tích tối thiểu mỗi xưởng là 1000 m2

 Khu công nghiệp được vận hành trong 50 năm kể từ năm 2014.

 Các lĩnh vực đã đước đầu tư tại đây như:

- Công nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp điện tử, viễn thông

- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm

- Công nghiệp may mặc, đóng giàu

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp

- Công nghiệp vật liệu xây dựng

Vị trí địa lý và giao thông

Khu công nghiệp Hòa Mạc tọa lạc tại quốc lộ 38 thuộc địa phận các xã Châu Giang, Trắc Văn, thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Từ đó, KCN Hòa Mạc có lợi thế lớn để liên kết với các khu vực và vận chuyển hàng hóa như :

 Cách trung tâm Hà Nội 40km( 40 phút đi bằng ô tô) Mỗi 20 phút có chuyến xe bus công cộng từ khu công nghiệp về Hà Nội và ngược lại.

 Đường bộ: Nằm trên quốc lộ 38, gần các quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 39 để kết nối với Quốc lộ 5, Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng ( Quốc lộ 5B) và Quốc lộ 18.

 Đường thủy nội địa: Gần cảng sông Hồng Yên Lệnh

 Cảng biển: Cách cảng Hải Phòng 100 km

 Sân bay: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 75 km

 Đường sắt: Cách ga Đồng Văn ( trên tuyến đường sắt Bắc- Nam) 8km là ga trung chuyển hàng hóa cho khu vực.

 Hệ thống đường giao thông nội bộ với mặt cắt đường từ 21,25m đến 45m, lòng đường từ 11,25m- 22,5m Đáp ứng xe container 40 feet và các phương tiện vận tải đường bộ khác ra vào thuận tiện

 Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt dọc các tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông cho phương tiện.

Tiện ích KCN Hòa Mạc

Mặt bằng các lô đất được xử lý, sẵn sàng cho việc xây dựng nhà máy khi bàn giao mặt bằng.

- Nguồn điện cấp được cung cấp liên tục và ổn định từ trạm biến áp 110/35kV; công suất

100MVA; cách khu công nghiệp 6km.

- Mạng lưới điện được cung cấp dọc các trục đường giao thông nội bộ trong khu công nghiệp theo tuyến đường dây trên không 35KV Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tùy theo công suất sử dụng của nhà máy.

- Nhà máy nước Mộc Nam( cách KCN 3km) với tổng công suất thiết ké 30000m 3 /ngày-đêm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước sạch cho toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN.

- Nước sạch được cung cấp đến chân hàng rào các lô đất.

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải( nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống để đổ vào ngòi Cầu Giát và đổ ra sông Hồng Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải của KCN.

3.3.1.4 Hệ thống xử lý nước thải và chất thải

- Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với tổng công suất 5000m 3 /ngày- đêm, sử dụng hệ thống xử lý sinh học Nước thỉa được xử lý cục bộ tại nhà máy trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải chung của KCN để đưa về nhà máy xử lý nước thải của KCN.

- Chất thải rắn từ các nhà máy sẽ được phân loại, thu gom tại chỗ và vận chuyển đến trạm trung chuyển trong KCN để tập kết trước khi được vận chuyển đi nơi khác xử lý.

- Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn có, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệ tốc độ cao và dịch vụ bưu điện trong nước và quốc tế.

- Hệ thống cap quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến hàng rào từng doanh nghiệp

- Hệ thống cấp nước và các họng cứu hỏa được bố trí dọc các tuyến đường nội bộ KCN

- Đội cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn khu vực 1 có trụ sở tại thị trấn Đồng Văn, cách KCN Hòa Mạc 7km, sẵn sàng ứng phó kịp thời với những trường hợp khẩn cấp.

3.3.1.7 Môi trường và cây xanh

- KCN dành 20% diện tích đất để trồng cây xanh tập trung Ngoài ra, cây xanh còn được phân bố dọc các tuyến đường giao thông nội bộ và trong các nhà máy để tạo cảnh quan cho KCN.

3.3.2 Hạ tầng xã hội và dịch vụ

- Văn phòng hải quan được quy hoạch đặt tại trung tâm điều hành của KCN nhằm giải quyết các thủ tục về hải quan cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện

- Hệ thống các ngân hàng như : ngân hàng Công Thương(Vietinbank), ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện có trụ sở tại thị trấn Hòa Mạc gần KCN, đáp ứng nhu cầu giao dịch tài chính của các doanh nghiệp trong KCN.

- Hiện tại, đã lắp đặt cây ATM của ngân hàng Techcombank trong khuôn viên KCN để dảm bảo nhu cầu rút tiền mặt của công- nhân viên làm việc tại KCN Hòa Mạc.

- Chi nhánh bưu điện tỉnh Hà Nam cách KCN 700m, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về các dịch vụ bưu điện, bưu chính viễn thông.

- Các khu nhà ở cho công nhân đang được quy hoạch xây dựng trong các khu đô thị mới( theo quy hoạch chuỗi đô thị Đồng Văn- Yên Lệnh) xung quanh KCN như khu đô thị mới Cầu Giát và các khu tái định cư Các khu nhà ở này sẽ luôn đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho công nhân trong KCN.

- Trung tâm y tế huyện Duy Tiên và bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên( cách KCN 4km) sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị và khám chữa bệnh cho người lao động KCN.

- Tỉnh Hà Nam có hệ thống các trường cao đẳng và dạy nghề chuyên nghiệp với đội ngũ giáo viên trên 500 người và trên 10.000 học viên theo học/ năm , để đáp ứng nhu cầu lao động về công nhân kĩ thuật cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh với 3 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 3 trung tâm dạy nghề và một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề khác Các trường đào tạo tiêu biểu gồm:

 Trường Đại học Hà Hoa Tiên

 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội- cơ sở đào tạo Hà Nam

 Trường Cao đẳng nghề Hà Nam

 Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Lý Nhân

 Trường Đại học Thương mại - cơ sở Hà Nam

- Xe buýt từ Hà Nội đến KCN Hòa Mạc và ngược lại: 20 phút/chuyến.

- Từ tỉnh Hà Nam: hiện nay, dân số Hà Nam hơn 80 vạn người, số người trong độ tuổi lao động là 450.000 người Hằng năm có khoảng 14.500 người đến độ tuổi lao động Đây là lực lượng lao động địa phương sẽ đáp ứng nhu cầu về lao động phổ thông và có tay nghề cho các doanh nghiệp trong KCN.

- Từ Tp Hà Nội và các vùng lân cận:

TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM

Kế hoạch sản xuất

Nguyên liệu được nhập quanh năm, sản xuất 12 tháng Thời gian làm việc là 2 ca/ngày Mỗi năm phân xưởng sản xuất 240 ngày, những ngày còn lại để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị Chung quy lại ta có thể lập biểu đồ sản xuất cho một năm.

Biểu đồ sản xuất theo ca và ngày

Sản phẩm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm

Sản xuất sữa chua đậu nành với năng suất 5 tấn/ca Kết hợp năng suất và biểu đồ sản xuất, ta có chương trình sản xuất

Biểu đồ chương trình sản xuất

Mỗi ngày nấu 2 mẻ, thời gian một mẻ:

- Quá trình làm sạch, tách vỏ, ngâm: 1 giờ

- Quá trình nghiền, lọc: 0,5 giờ

- Quá trình gia nhiệt, phối trộn: 0,5 giờ

- Quá trình làm nguội: 1 giờ

- Quá trình đồng hoá: 1,5 giờ

- Quá trình lên men: 4 giờ

- Quá trình làm lạnh: 0,5 giờ

- Quá trình rót hộp: 2 giờ

Tổng thời gian một mẻ sản xuất là: 11 giờ

Mẻ thứ 2 bắt đầu khi quá trình lên men cua mẻ 1 kết thúc.

Mỗi ca làm việc trong 8 giờ Do đó, ta tính toán được năng suất trung bình làm việc mỗi giờ là: 5000

4.1.2 Số hộp cần chuẩn bị

Sản phẩm được đóng hộp và dán nhãn, khối lượng tịnh 100g Số hộp cho mỗi ca sản xuất là:

Hàm lượng NaHCO3 là 0,05% cho vào khâu phối trộn

Hàm lượng đường là 6% cho vào khâu phối trộn

Hàm lượng CMC là 0,1% cho vào khâu phối trộn

Lượng men là 2% cho vào công đoạn lên men

Ước tính tổn thất

Bảng hao phí nguyên liệu qua các công đoạn

Tỷ lệ hao phí Đậu nành NaHCO3 Đường CMC Nước Men

Nhu cầu nguyên liệu

Để sản xuất một đơn vị sản phẩm, lượng nguyên liệu chính và phụ cần thiết được tính theo công thức

T: lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm

S: lượng nguyện liệu có trong 1 đơn vị sản phẩm n: số công đoạn x1, x2… xn: hao phí của từng công đoạn 1,2… n

 Từ công thức và bảng hao phí, với 1 kg nguyên liệu thì hàm lượng các thành phần trong sản phẩm là:

Tức trong 0,70892 kg sản phẩm, thành phần các chất được phân bổ như trên.

 Trong 625 kg sản phẩm, thành phần nguyên liệu là:

Hàm lượng NaHCO3 là 0,414 kg

Hàm lượng đường là 15,340 kg

Hàm lượng CMC là 0,838 kg

Hàm lượng men là 16,75 kg

Hàm lượng đậu là 14,899 kg

Hàm lượng nước là 588,307 kg

Như vậy ta tính được nhu cầu nguyên liệu theo 1 giờ, 1 mẻ, 1 ngày và 1 năm sản xuất.

Ta có bảng bán thành phẩm cho từng công đoạn sản xuất như sau

Bảng bán thành phẩm qua từng công đoạn của dây chuyền sản xuất sữa chua đậu nành công suất 625 kg/h

Công đoạn Đậu nành NaHCO 3 Đường CMC Nước Men Tổng

Qua đó, ta có bảng nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm tính theo giờ, mẻ, ngày và năm như sau.

Bảng bán thành phẩm theo giờ, mẻ, ngày và năm

Nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm

Nguyên liệu mang đi tách vỏ 30,540 244,320 488,640 117,274

Nguyên liệu đem đi chần 30,238 241,904 483,808 116,114

Hỗn hợp mang đi xay 671,646 5373,168 10746,336 2192,253

Hỗn hợp mang đi lọc 664,995 5319,960 10639,920 2170,544

Dịch đậu sau khi lọc 638,362 5106,896 10213,792 2083,614

Dịch đem đi phối chế 666,744 5317,952 10635,904 2552,617

Dịch đậu đem đi gia nhiệt 660,143 5281,144 10562,288 2534,949 Dịch đậu đem làm nguội 656,859 5254,872 10509,744 2522,339 Dịch đậu mang đi đồng hoá 653,589 5228,712 10457,424 2509,782

Lượng dịch mang đi lên men 667,711 5341,688 10683,376 2564,010

Khối sữa chua mang đi làm lạnh 644,239 5153,912 10307,824 2473,878

Bán thành phẩm đem đi chiết rót 641,033 5128,264 10256,528 2461,567

TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Chọn thiết bị làm sạch

Khối lượng đậu nành ban đầu của 1 mẻ là 245,544 kg.

Máy làm việc 1 h/mẻ, năng suất yêu cầu của máy là: 245,544 kg/h

Chọn thiết bị ngâm rửa, 4 bồn, kích thước 1000×600×1000, mỗi bồn có thể chứa 90 kg, công suất 3kW Đây là thiết bị của công ty Takai Tofu & Soymilk Equipment co

Với khối lượng đậu nành ban đầu cho 1 mẻ là 245,544 kg thì em đã chọn thông số của bồn dựa vào bảng kích thước ở dưới của từng model mà nhà sản xuất đưa ra, tức là mỗi bồn có thể chứa tối đa 90 kg đậu nành.

- Cấu tạo máy ngâm- rửa:

+ Gồm có 4 bồn ngâm rửa, hệ thống vòi phun nước, hệ thống vòi phun khí nén, thoát nước đậu, ống chảy tràn.

+ Vật liệu sử dụng bằng thép không gỉ inox 304.

+ Có điều khiển PLC, có thể cài đặt thời gian làm sạch, ngâm, rửa tự động.

+ Nguyên liệu được cho vào các bồn, sau đó bơm nước vào bồn ngâm, đồng thời khí nén được sục vào trong bồn để cuộn đậu nành làm cho các cành đậu nành, đậu nành hoại tử và tạp chất nổi trên mặt nước để tăng hiệu quả làm sạch.

+ Máy sẽ tự động xả nước khi mực nước cao đến các lỗ của ống chảy tràn, rồi chảy tràn vào các ống, cuối cùng đi ra ở ống thoát nước đậu.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ngâm rửa đậu nành

Chọn thiết bị tách vỏ

Khối lượng đậu nành khi cho vào thiết bị tách vỏ trong 1 mẻ là 244,32 kg

Máy làm việc 1 h/mẻ, năng suất yêu cầu của máy là: 244,32 kg/h

Năng suất thực tế của máy là: 244,32/0,8 = 305,4 (kg/h)

- Chọn thiết bị tách vỏ

Kích thước 1250×1000×1380, năng suất 100-400 kg/h, trọng lượng 350kg, công suất 3,3kW, công ty TNHH Cơ khi điện tự động hóa Trung Dũng.

+ Máy có thể chà vỏ hạt, bóc vỏ cho các hạt đậu xanh, đậu đen, lột vỏ gạo, đậu nành, hạt bắp, lúa mì,…Tỷ lệ lột vỏ rất cao và không gây thiệt hại cho thực phẩm.

+ Hạt đậu được tách đạt độ sạch tối đa An toàn tuyệt đối khi sử dụng với hệ thống ngắt điện tự động khi có sự cố hoặc quá tải…Thích hợp cho các nhà máy vừa và nhỏ làm ngũ cốc và xưởng chế biến thực phẩm: chế biến hạt kê, bóc vỏ lúa, gạo và ngô, lúa mì, lúa mạch, đậu, kiều mạch, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt.

+ Tính năng: Cấu trúc đơn giản, chế biến và công nghệ cài đặt tốt, kích thước nhỏ, dễ vận hành.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy tách vỏ đậu nành

+ Buồng làm việc của máy được trang bị lưới sắt, đá mài.

+ Nguyên liệu được đổ vào phễu, vỏ hạt được loại bỏ, lột kết hợp sang lọc để tách vỏ hạt Hạt đi vào chậu hứng phía dưới, vỏ hạt thì đi ra theo đường khác.

Thiết bị chần

Khối lượng đậu nành khi cho vào thiết bị chần trong 1 mẻ là 241,904 kg

Máy làm việc 1 h/mẻ, năng suất yêu cầu của máy là: 240,904kg/h

 Ta sẽ chọn máy CTB – 500 của Vinaorganic

STT Thông số Giá trị

5 Chiều rộng băng tải 600mm

6 Chiều dài băng tải 2000mm

- Cấu tạo của máy chần băng tải:

Nguyên liệu được nạp vào cửa nạp liệu (1) và được vận chuyển trêm băng tải (2) vào thùng chần

(3) có chứa nước nóng hoặc dung dịch chần nóng Băng tải (2) được cấu tạo bằng dây xích truyền động trên có gắn các lá kim loại ghép có gờ ngang để giữ sản phẩm, lưới sắt hoặc gàu chứa vật liệu.

Vật liệu sau khi chần có thể được làm nguội hoặc rửa sạch nhờ hệ thống vòi rửa (5) Sản phẩm sau khi chần được ra ở máng (6), thường máng nghiêng 40 °

Nước vào thiết bị theo đường cấp (7), khi cần mở xả nước hoặc dung dịch ra khỏi thiết bị theo đường số (8)

Thiết bị ngiền ướt

Lượng đậu mang đi nghiền trong một mẻ là 241,904 kg

Máy nghiền làm việc 0,5 h nên năng năng suất yêu cầu của máy là: 241,904/0,5 = 483,808 (kg/h)

 Chọn 1 thiết bị nghiền ướt, model JML-80 của công ty Phát triển máy công nghiệp

Thông số kĩ thuật: 500kg/h

- Cấu tạo thiết bị ngiền ướt: gồm phần khung đế, phần động cơ điện, phần bánh răng xay nghiền, phễu nhập liệu và vòi hứng sản phẩm sau khi nghiền

- Nguyên lí hoạt động: Nguyên liệu sẽ được nạp vào phễu nhập liệu, động cơ hoạt động làm cho phần bánh răng quay Nguyên liệu đi vào sẽ ma sát với thành thiết bị và bánh răng Nguyên liệu sau khi nghiền sẽ ra ngoài bằng vòi hứng sản phẩm Ống dẫn nước vào thiết bị để nghiền diễn ra thuận lợi tránh bị nghẽn trong quá trình nghiền

Thiết bị lọc

Lượng dịch lọc trong một mẻ: 5319,96 kg

Thiết bị làm việc 0,5 h/mẻ nên năng suất yêu cầu của thiết bị lọc: 5319,96/0,5 = 10639,92 (kg/h)

- Chọn thiết bị lọc IC41D năng suất 12 tấn/h, kích thước 1200×600×1000 mm, công suất 2,2kW, diện tích lọc 3m2, 24 tấm lọc.

 Công suất động cơ: 2.20kW

 Máy lọc ép IC41D là một thiết bị làm việc theo nguyên tắc nén áp suất Thiết bị lọc gồm 2 phần chính, phần thứ nhất là bộ phận lọc và phần thứ 2 là bộ phận bơm để hút và nén dung dịch lọc qua vật liệu lọc Phần thứ nhất của thiết bị lọc bao gồm các khung và các tấm lọc được ép lại với nhau nhờ một đĩa quay bằng tay Số tấm lọc sử dụng 24 tấm Các tấm lọc được lắp ráp theo thứ tự như hình trên

 Phần thứ hai là bộ phận hút và nén dung dịch lọc gồm bơm nén áp suất cao và hai thùng chứa bằng thép không rỉ Mỗi thùng có dung tích 200 lít, có chỉ thị mức dung dịch trong thùng Một thùng đựng dung dịch đục (hỗn hợp lọc), một thùng đựng dịch lọc (Filtrat) Ngoài ra, còn có thùng thứ 3 cũng được nối với máy dùng để chứa hỗn hợp nước và diatomit, chất này nhằm phủ lên màng lọc một lớp màng cho chất lỏng đi qua được dễ dàng.

 Đây là thiết bị lọc áp lực làm việc gián đoạn nghĩa là nhập liệu vào liêu tục, nước lọc tháo ra liên tục nhưng bã được tháo ra chu kì.

 Nó được cấu tạo chủ yếu là khung và bản Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền phù vào Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn nước lọc hoặc là các lỗ lọc.

 Khung và bản thường được chế tạo dạng hình vuông và phải có sự bịt kín tốt khi ghép khung và bản.

 Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ Giữa khung và bản là vách ngăn lọc Ép chặt khung và bản nhờ cơ cấu đai vít xoắn nhờ tay quay Lỗ dẫn huyền phù nhập liệu của khung và bản được nối liền tạo thành ống dẫn nhô ra để ghép với hệ thống cấp liệu Nước lọc chảy ra từ bản qua hệ thống đường ống và lấy ra ngoài Bã được giữ lại trên bề mặt vách ngăn lọc và được chứa trong khung Khi bã trong khung đầy thì dừng quá trình lọc để tiến hành rửa và tháo bã.

Chọn thiết bị phối trộn – gia nhiệt – làm nguội

+ Khối lượng dịch đem đi phối chế trong một mẻ: 5317,952 kg hay 5265,299 lít = 5,27m 3

+ Thời gian gia nhiệt là 0,5h, năng suất cần thiết của thiết bị là 5317,952 /0,5 = 10635,904 (kg/h)

+ Chọn 1 thiết bị FVP SERIES STANDING AGIATING COOLING AND HEATING TANK, model FVP-15 của Shanghai Ruipai Machinery Co., Ltd., China.

+ Năng suất 15000 kg/h, đường kính 2750 mm, chiều cao 4600 mm, công suất 2,2 KW.

Thiết bị gồm 3 lớp, lớp trong cùng là bồn chưa nguyên liệu, lớp giữa chứa nước, lớp ngoài cùng là lớp bảo ôn Vật liệu sử dụng bằng thép không gỉ inox 304.

Một đầu vào nước nóng để gia nhiệt, một đầu vào nước lạnh để làm nguội Bên dưới là van xả nước và ống tháo liệu Trên cùng là động cơ và hộp giảm tốc, 1 đường nạp liệu để phối trộn và gia nhiệt, có cửa quan sát.

Nồi gia nhiệt có cánh khuấy, sử dụng nhiên liệu điện, các công đoạn được điều khiển tự động Điện trở từ bộ điều khiển cấp nhiệt, rồi từ từ chuyển điện năng thành nhiệt năng làm nóng bồn gia nhiệt ở lớp thứ 2 rồi truyền nhiệt gián tiếp vào nguyên liệu Các nguyên liệu được cấp vào ống cấp liệu, mô tơ truyền động truyền động năng lên cánh khuấy, liên tục đảo trộn và phối trộn đều sản phẩm Sản phẩm sau khi hoàn thiện phối trộn và gia nhiệt thì nước nóng ở lớp giữa được xả ra và bơm nước lạnh vào để làm nguội sản phẩm.

Thiết bị đồng hoá

Khối lượng dịch mang đi đồng hoá mỗi mẻ là 5228,712kg

Mỗi mẻ đồng hoá trong trong 1,5h, năng suất thiết bị là 5228,712/1,5 = 3485,808 kg/h

- Chọn 1 thiết bị đồng hoá áp lực cao, model GJB-5-25

+ Công suất động cơ 25kW

+ Đường kính nguyên liệu đầu vào là 50mm

+ Đường kính nguyên liệu sau đồng hóa là 25mm

Hệ phân tán sẽ được bơm piston đưa vào thiết bị đồng hóa và được tăng áp lực lên rất cao

(50 – 300 bar) tại đầu vào của khe hẹp Người ta sẽ tạo nên một đối áp lên hệ phân tán bằng cách hiệu chỉnh khoảng cách khe hẹp được tạo ra bởi bộ phận sinh lực và bộ phận tạo khe hẹp Đối áp này được duy trì bởi một bơm thủy lực sử dụng dầu Khi đó thì áp suất đồng hóa sẽ cân bằng với áp suất tác động lên piston thủy lực Bộ phận tạo khe hẹp được thiết kế và chế tạo với một góc nghiêng 50 trên bề mặt để gia tốc hệ phân tán theo hướng vào khe hẹp, đồng thời tránh sự ăn mòn các chi tiết máy Vòng đập được gắn với bộ phận tạo khe hẹp sao cho mặt trong của vòng đập vuông góc với dòng chảy của hệ phân tán khi rời khe hẹp Nhờ đó mà các hạt phân tán sẽ tiếp tục va vào vòng đập và bị giảm kích thước Dùng áp lực cao đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ, chênh lệch áp suất giữa đầu vào và ra lớn Khi thay đổi áp suất đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều làm cho sản phẩm bị tơi nhỏ ra.

Thiết bị lên men

- Nguyên liệu đầu vào: 5341,688kg

- Lựa chọn tank lên men : Model SSG-3 có các thông số kĩ thuật:

Dung tích: 3000l Đường kính: 1540mm

Cao : 3050mm Đường kính inlet outlet: 51mm

Thiết bị làm lạnh

+ Khối lượng sản phẩm mang làm lạnh mỗi mẻ là 5153,912 kg.

+ Làm lạnh trong 0,5 giờ, năng suất thiết bị yêu cầu là: 5153,912/0,5 = 10307,824 (kg/h)

- Chọn 2 thiết bị làm lạnh:

- Cấu trúc bể làm mát bằng thép không gỉ:

+ Nồi sữa làm mát theo chiều dọc chủ yếu bao gồm thân nồi, máy khuấy và máy giặt, bộ làm mát và hộp điều khiển điện.

+ Nồi sữa là dạng elliptic nằm ngang, giữa nồi trong và ngoài là tấm xốp cứng polyeste ester, vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp, tỷ trọng nhẹ, cường độ cao và tỷ lệ hút nước thấp Lớp cách điện, hiệu suất cách nhiệt là tốt

- Nguyên lý làm lạnh: Sữa sau khi lên men, tiến hành làm lạnh được tiến hành trong vài giờ, quá trình lên men lactic sẽ yếu dần, protein trương nở giảm lượng ẩm tự do và sản phẩm trở nên mịn, nhiệt độ làm lạnh khoảng 4-100C

Sữa được bơm từ nồi nấu lên bồn chứa.

Thiết bị chiết rót

+ Khối lượng sản phẩm trước chiết rót mỗi mể là 5128,264 kg.

+ Rót hộp trong 2h, năng suất thiết bị yêu cầu là: 2564,132 (kg/h)

+ Khối lượng sản phẩm rót trong mỗi hộp: 100g

+ Số hộp tối đa có thể rót là: 2564132/100= 25641,32 hay 25642 hộp/giờ

- Chọn 3 thiết bị chiết rót, model FRG200IE, sản lượng 4000l/h.

+ Độ sai lệch chiết rót:< 1.5%

+ Loại màng dán: PE, PP, PET, màng thiếc

+ Máy chiết rót 3 trong 1 tích hợp cả 3 khâu ở trên vào cùng một máy với quy trình khép kín. Sản phẩm, vỏ hộp được đưa vào nhờ hệ thống băng tải, bàn xoay kẹp Hộp được bơm nước nóng và xúc rửa ở nhiệt độ, áp suất cao đảm bảo tiệt trùng và vệ sinh ATTP Hộp sau đó tự khô hoặc được thổi khí sấy (blowing) trước khi được đưa tới các đầu chiết rót tự động.

+ Công đoạn chiết rót có thể diễn ra trên băng tải thẳng, hộp được cố định, được điền đầy dung tích đã cài đặt theo định mức tại vị trí vòi chiết Sử dụng cách chiết rót là mâm, bàn xoay Hộp được đưa vào đồ gỏ và quay đi theo ẵ vũng mõm(đi thẳng) hoặc ắ mõm (chuyển hướng vuụng góc) Trong quá trình quay này, đầu vòi chiết rót đã được cố định vào hộp và chiết rót định lượng đủ dung tích định mức giúp tiết kiệm thời gian hơn Thông thường có từ 10-20 chai được chiết rót cùng một thời điểm.

+ Công đoạn cuối cùng là dán màng film lần 1 và dán nhãn lần 2 Sau đó hộp được đưa ra ngoài nhờ hệ thống băng tải tự động.

THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG

Diện tích phân xưởng sản xuất chính

Phân xưởng gồm 1 dây chuyền sản xuất

Khoảng cách giữa tâm dây chuyền đến tường ngăn cách là 2 m Khoảng cách giữa các thiết bị 1,5 – 2 m Khoảng cách trống thuận tiện cho công nhân thao tác sản xuất.

Dựa vào dây chuyền công nghệ:

- Chiều dài nhà yêu cầu là tổng chiều dài các thiết bị của dây chuyền dài nhất và khoảng cách giữa các thiết bị, giữa các thiết bị với tường.

- Chiều rộng là tổng chiều rộng của các thiết bị rộng nhất của dây chuyền và khoảng cách từ các thiết bị đến tường.

Căn cứ vào việc chọn thiết bị theo yêu cầu công nghệ và việc bố trí các thiết bị trên mặt bằng phân xưởng sản xuất chính, ta thiết kế khu vực sản suất chính gồm các kích thước như sau:

- Diện tích xây dựng là: 24 × 18 = 432(m 2 )

Một số công trình phụ trong phân xưởng

Văn phòng được xây dựng ngay cổng ra vào để thuận tiện cho cán bộ, công nhân viên đi làm và khách hàng đến giao dịch.

Chọn kích thước văn phòng như sau:

STT Tên thiết bị Kích thước (mm) Số lượng

6 Thiết bị phối trộn – gia nhiệt – làm nguội 2750*4600 1

- Diện tích nhà văn phòng là: 8 × 5 = 40m 2

Phòng thay đồ được bố trí đối diện với khu văn phòng, phân chia dành riêng cho nam với nữ, có diện tích đủ để công nhân bảo quản tư trang, giày dép

Chọn kích thước phòng thay đồ:

- Diện tích phòng thay đồ: 10 × 6 = 60m 2

Phòng chứa bao bì đặt cạnh phòng thay đồ

Chọn kích thước phòng chứa bao bì:

- Diện tích phòng chứa bao bì: 10 × 4 = 40m 2

Phòng chứa nguyên liệu đặt cạnh khu sản xuất, để tiện vận chuyển nguyên liệu, đủ diện tích để chứa và bảo quản nguyên liệu

Chọn kích thước phòng chứa nguyên liệu:

- Diện tích phòng chứa nguyên liệu: 8 × 10 = 80m 2

Phòng kĩ thuật

Phòng kĩ thuật đặt cạnh khu bảo quản để có thể kiểm thành phẩm một cách dễ dàng

Chọn kích thước phòng kĩ thuật:

- Diện tích phòng kĩ thuật: 8 × 4 = 32m 2

Kho bảo quản

Kho bảo quản đặt cạnh khu sản xuất, đối diện kho nguyên liệu để thuận tiện bảo quản thành phẩm sau khi sản xuất – chế biến xong

Chọn kích thước kho bảo quản:

- Diện tích kho bảo quản: 9 × 8 = 72m 2

Phòng ăn + sinh hoạt chung

Do việc sử dụng hội trường là không liên tục, chỉ sử dụng khi có có hội họp nên có thể sử dụng nhà ăn làm hội trường khi cần thiết tránh lãng phí.

- Diện tích phòng ăn + sinh hoạt chung: 8 × 10 = 80m 2

Phòng tiếp khách + showroom

- Diện tích phòng tiếp khách + showroom: 8 × 7= 56m 2

Nhà để xe

- Diện tích nhà để xe: 20 × 7 = 140m 2

Phòng bảo vệ

Nhà máy có 2 cộng chính và phụ, có 2 phòng bảo vệ

Diện tích mỗi phòng bảo vệ gồm:

- Nơi nghỉ ngơi cho nhân viên bảo vệ: 9 m 2

 Diện tích mỗi phòng bảo vệ: 15m 2

- Kích thước phòng: Chiều dài 5m × Chiều rộng: 3m, chiều cao: 3,5m

 Tổng diện tích phòng bảo vệ: 2 × 15 = 30m 2

Khu hành chính

Chọn kích thước phòng hành chính:

- Diện tích phòng hành chính: 30 × 7,5 = 225m 2

Trong khu hành chính còn có nhà vê sinh cho nhân viên nam và nữ có kích thước:

- Diện tích phòng vệ sinh: 4 × 7,5 = 30m 2

Khu chứa phụ phẩm

- Diện tích khu chứa phụ phẩm: 10 × 6 = 60m 2

Khu xử lí rác thải

- Diện tích khu xử lí rác: 10 × 6 = 60m 2

Khu chứa rác

- Diện tích khu chứa rác: 9 × 6 = 54m 2

Nhà vệ sinh

Bố trí cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi.

Bố trí 2 nhà vệ sinh cho công nhân nam và nữ:

- Diện tích nhà vệ sinh: 6 × 4 = 24m 2

Trạm biến áp

Đăt ở góc riêng của nhà máy Điện lưới với nhà máy có điện áp 6 – 10 KW Trạm biến áp có nhiệm vụ hạ áp xuống 220/380 V và cung cấp cho toàn nhà máy Bên trong có máy phát điện dự trù khi lưới điện bị mất.

- Diện tích xây dựng là: 4x3 = 12m 2

Bảng 6.1: Bảng thống kê các công trình bố trí trên mặt bằng tổng thể

STT Tên công trình Kích thước

8 Nhà ăn và sinh hoạt chung 10x8x3,5 80

13 Khu xử lý rác thải 10x6 60

Tổng diện tích xây dựng: Fxd = 1497m 2

Diện tích khu đất Fkd F xd

0,3 I90m 2 Chọn khu đất có kích thước:

PHƯƠNG ÁN NĂNG LƯỢNG, PHƯƠNG ÁN MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Phương án năng lượng

7.1.1 Điện Điện được sử dụng cho nhà máy với 2 mục đích chính:

- Dùng cho sinh hoạt: chiếu sáng các khu nhà ăn, nhà vệ sinh, khu văn phòng, các thiết bị (máy in, máy chiếu, máy tính, máy pha cà phê, )

- Dùng cho sản xuất: động cơ, thiết bị trong phân xưởng.

Hệ thống điện của khu công nghiệp được truyền tải từ các trạm biến áp, nhà máy điện, nguồn điện ổn định, được cung cấp liên tục đến từng doanh nghiệp nên điện của nhà máy rất ổn định.

Trong trường hợp hi hữu mất điện do sự cố, nhà máy sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì hoạt động sản xuất.

Yêu cầu: lựa chọn loại đèn sao chiếu sáng sao cho vừa đáp ứng được an toàn chiếu sáng cho người lao động vừa có thể tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng nhà xưởng Và giải pháp thường được sử dụng hiện nay là sử dụng đèn LED nhà xưởng để thắp sáng bởi nó có rất nhiều ưu điểm vượt bậc sau đây:

- Tiết kiệm tiền hơn và hiệu qủa hơn: với tuổi thọ trung bình khoảng lớn hơn 50,000 giờ đèn LED dẫn đầu trong các loại đèn về thời gian chiếu sáng, giúp tiết kiệm chi phí cho vấn đề sửa chữa và bảo trì hệ thống đèn Hơn nữa, đối với những dây chuyền sản xuất lớn như nhà máy, nhà kho là những nơi cần sử dụng rất nhiều đèn chiếu sáng và thời gian chiếu sáng khá lâu, thì việc sử dụng đèn LED giúp tiến kiệm rất nhiều tiền.

- Giải pháp ánh sáng thân thiện với môi trường:

+ Sử dụng điện năng ít hơn 90% so với bóng đèn truyền thống, đèn LED mang đến nguồn ánh sáng với chất lượng cao.

+ Sau một thời gian sử dụng, đèn LED gần như giữ nguyên độ sáng trong xuốt vòng đời của mình.

+ Đèn LED không mất nhiều năng lượng để chuyển thành nhiệt Đặc biệt là trong kho lạnh, đây là một yếu tố quan trọng bởi nó không ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong nhà máy hoặc máy móc và thiết bị nhậy cảm với nhiệt độ.

1 -Đèn LED mang đến chất lượng ánh sáng tốt hơn:

2 Đèn LED không chỉ phát ra ánh sáng với chất lượng gần như ánh sáng ban ngày, chúng còn cung cấp chất lượng ánh sáng cao cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên trong nhà máy và nhà kho.

Hình ảnh một số loại đèn LED nhà xưởng

STT Thiết bị Công suất

1 Bồn ngâm rửa đậu nành 3 kW

2 Thiết bị tách vỏ 3,3 kW

4 Thiết bị nghiền ướt 3 kW

6 Thiết bị phối trộn – gia nhiệt – làm nguội 2,2 kW

7 Thiết bị đồng hóa 25 kW

8 Thiết bị lên men (2 tank) 20 × 2 = 40 kW

9 Thiết bị làm lạnh (2 máy) 13,6 ×2 ',2 kW

10 Thiết bị chiết rót 1,5 kW

Công suất của nhà máy là tổng công suất hoạt động của các thiết bị: 110,6 kW

Dự kiến chiếu sáng là 15% công suất nhà máy: 16,59 kW

Tổng lượng điện tiêu thụ trong một ngày: 127,19 kW

Một năm nhà máy làm việc 240 ngày, mỗi ngày chiếu sáng 24h, coi tổn thất điện trên mạng hạ áp là 5% thì tổng lượng điện tiêu thụ là:

Nước được sử dụng cho nhà máy với một số mục đích sau đây:

 Nước dùng cho các quá trình rửa thiết bị, vệ sinh phân xưởng: Chọn nước dùng rửa thiết bị và vệ sinh nhà xưởng là 3 m 3 /ngày

 Nước dùng trực tiếp cho sản phẩm hoặc các công đoạn sản xuất.

- Nước dùng cho công đoạn làm sạch:

Khối lượng đậu mang làm sạch trong 1 ngày là 491,088 kg

Tỉ lệ đậu: nước làm sạch = 1:10 nên khối lượng nước mang làm sạch là 4910,88 ≈ 4,9 m 3

- Nước dùng cho công đoạn chần

Khối lượng đậu mang đi chần trong 1 ngày là 483, 808 kg

Tỉ lệ đậu: nước chần = 1:2 nên khối lượng nước cần cho công đoạn chần là 967,616 kg ≈ 1 m 3

- Nước dùng cho công đoạn xay:

Như đã tính toán, nước cần thêm vào cho công đoạn xay ướt 1 ngày là 10262,528 kg ≈ 10,3 m 3

- Nước cấp cho thiết bị gia nhiệt – làm nguội trong 1 ngày là 2 m 3 /ngày

 Nước dùng cho sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh).

Mỗi công nhân dùng 0,1m 3 /ngày

Số lượng công nhân trong 1 ngày là:

Lượng nước sinh hoạt trong 1 ca là: 0,1.40 = 4 (m 3 )

 Nước dùng khi chữa cháy khẩn cấp.

Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: s = 12 m2

Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút

Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m

Lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống là:

Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút là:

Hệ thống cấp nước sạch từ Nhà máy nước Mộc Nam đáp ứng đầy đủ nguồn nước sạch cho toàn bộ khu công nghiệp.

 Tính được lượng nước dùng trong 1 ngày:

 Lượng nước dùng sản xuất trong 1 năm:

Thêm nước dùng phòng cháy chữa cháy, lượng nước cần trong 1 năm:

Hiện nay ở Việt Nam những chất tải lạnh đáp ứng được nhu cầu chất tải lạnh đối với các hệ thống làm lạnh trong các nhà máy chế biến thuỷ sản và chế biến thực phẩm chủ yếu là chất tải lạnh gốc glycol và đó là hai chất: Propylen Glycol Dược (PG) và Monoethylen Glycol (MEG).

+ PG dược có độc tính thấp và cực kỳ tinh khiết.

+ PG là chất lỏng không màu, gần như không mùi, hơi nhớt, hút ẩm.

+ Chất này được dùng làm chất làm lạnh rất tốt

+ Ưu điểm: bay hơi thấp nên tỷ lệ hao hụt khi sử dụng thấp Sử dụng trong các nhà máy bia và nước giải khát.

+ Ở dạng tinh khiết, nó là một chất không màu, không mùi, có vị ngọt.

+ MEG có độc tính cao, khi nuốt phải có thể dẫn đến tử vong.

=> Chất tải nhiệt được sử dụng ở đây có thể là Propylen Glycol Dược (PG), được dùng để làm lạnh đến nhiệt độ lên men trong 2 tank lên men

Môi chất lạnh được sử dụng để làm lạnh tank lên men và làm lạnh kho tàng trữ là R22 vìR22 là môi chất không màu, mùi thơm nhẹ, sôi ở nhiệt độ -40 độ C R22 có áp suất làm việc cao, gây tác động ít với môi trường và hiện nay vẫn được sử dụng trong các hệ thống lạnh.

Phương án môi trường

Phương án môi trường của dự án phải tính đến cả trong giai đoạn thi công, xây dựng nhà xưởng đến khi hoàn thiện đi vào quá trình sản xuất Nhắc đến ô nhiễm môi trường thì chúng ta nói đến 3 loại ô nhiễm chính: không khí, nước thải, chất thải rắn

7.2.2 Xử lý ô nhiễm không khí

- Theo tạp chí môi trường, ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu là do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường.

- Trong giai đoạn thực thi dự án, xây dựng nhà máy:

+ Ô nhiễm không khí có thể do trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công (cát đen, cát vàng, sỏi, đá, xi măng, gạch, ) Những nguyên vật liệu tạo ra lượng bụi lớn, các xe vận chuyển gây ra lượng khí thải nhiên liệu lớn.

+ Khí thải từ các máy móc thi công dự án.

-Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động sản xuất:

+ Ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, trong khuôn viên nhà máy.

+ Ô nhiễm do xe của công nhân, nhân viên nhà máy.

+ Các khí độc bốc lên từ khu xử lý rác thải, trạm xử lý nước thải, nhà vệ sinh.

Trong một dịp thực tập, em đã rút ra được một số các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí của nhà máy

+ Đường đi là bê tông.

+ Trong khu vực nhà máy, các đường lối sẽ được vạch phân luồng riêng: đường đi của công nhân, nhân viên riêng và đường đi của các xe vận chuyển riêng Như vậy, vừa giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển còn vừa đảm bảo an toàn cho công nhân, nhân viên trong nhà máy.

+ Bãi đậu xe của công nhân, nhân viên nên bố trí xa nơi sản xuất, sẽ bố trí một bãi gửi xe ở lối vào của nhà máy, một bãi gửi xe ở lối ra nhà máy để tránh sự di chuyển qua lại, giảm thiểu bụi, khí thải.

+ Trong khuôn viên nhà máy có bố trí trồng các bồn cây xanh để làm sạch không khí.

+ Khi các phương tiện vận chuyển đi vào trong khu vực nhà máy phải giảm thiểu tốc độ, di chuyển chậm; công nhân, nhân viên khi đến cổng nhà máy phải tắt máy dắt xe.

+ Bố trí khu vực xử lý chất thải rắn, nước thải xa khu vực sản xuất, nhà ăn,

+ Có công tác vệ sinh sạch sẽ khu vệ sinh để tránh gây mùi.

+ Có công tác quản lý công nhân, nhân viên tốt vì một số công nhân, nhân viên không tuân thủ đi theo lối phân luồng riêng, thường đi lối tắt.

7.2.3 Xử lý ô nhiễm nước thải

- Nước thải của nhà máy bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất Ngoài ra vào mùa mưa thì còn có nước mưa tràn (lúc ấy sẽ có biện pháp thông thoát đường ống nước).

+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh trong các quá trình lắp đặt của nhà máy, vệ sinh của công nhân, nhân viên,

Dựa vào quy trình công nghệ, nước thải chung của nhà máy là sự pha loãng của sữa và do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng cụ lưu trữ,…Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất, nước thải của nhà máy gồm: nước thải sản xuất, nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bồn chứa, máy đóng gói, các thiết bị,…Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động Sữa chua có thể kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.

Vì nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ lửng Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gây nên sự thiếu hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ rất nhanh Ngoài ra sữa cũng chứa cả nito và photpho, là thức ăn tốt cho thực vật có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước Nước thải của sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, rác, cát bụi, dầu mỡ,

⇨ Các phương pháp được đề xuất để xử lý nguồn thải này là: Xử lý bằng phương pháp cơ học, xử lý bằng phương pháp hóa lý, xử lý bằng phương pháp hóa học Tùy thuộc vào các chỉ số BOD, COD, SS và chất béo mà có những biện pháp xử lý phù hợp.

⇨ Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được đưa chung vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy qua đường ống nước thải.

7.2.4 Xử lý ô nhiễm chất thải rắn

- Trong giai đoạn xây dựng nhà máy:

+ Chất thải rắn do sự thừa các nguyên vật liệu.

+ Do hoạt động của các máy móc, hoạt động ủi, đào, khoan (vữa, sơn rơi vãi, )

+ Chất thải của công nhân thi công.

-Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động sản xuất:

+ Vỏ, bã đậu nành; hạt đậu nành hỏng,

+ Bao bì của các nguyên liệu, bao bì của sản phẩm do trong quá trình sản xuất không đảm bảo nên sản phẩm bị hư hỏng.

+ Trong giai đoạn thi công: có biện pháp thu gom chất thải, vật liệu thi công.

+ Trong giai đoạn sản xuất:

✔ Vỏ, bã đậu nành, hạt đậu nành có thể ủ làm phân bón cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho gia súc

✔ Bao bì có thể phân loại, thu gom và tái chế.

An toàn lao động

- Các biện pháp tổ chức:

+ Nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về kỹ thuật điện, thiết bị điện, an toàn điện và cấp cứu người bị điện giật.

+ Khi tiếp xúc với mạng điện, trèo cao, không gian kín thì cần tối thiểu 2 người, 1 người thực hiện công việc, một người quan sát và chỉ đạo.

+ Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện.

+ Tổ chức, kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn.

+ Thường xuyên tập huấn an toàn điện theo định kỳ.

+ Diễn tập xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.

-Các biện pháp kỹ thuật:

+ Đảm bảo cách điện của thiết bị điện.

+ Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.

+ Trang thiết bị bảo vệ, máy cắt.

+ Một số biện pháp bảo vệ khác: đảm bảo tốt cách điện của dây dẫn, thiết bị; sử dụng các khí cụ điện bảo vệ.

7.3.2 An toàn phòng cháy chữa cháy

- Các biện pháp tuyên truyền, huấn luyện:

+ Trước khi sử dụng lao động, phải có các bài dạy, giáo dục kiến thức PCCC cho người lao động, tổ chức cho họ cách thức PCCC.

+ Xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của nhà máy và phải tổ chức tập luyện thường xuyên.

-Các biện pháp kỹ thuật:

+ Thay thế các khâu sản xuất cơ bản nguy hiểm bằng các khâu ít nguy hiểm hơn.

+ Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt.

+ Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.

+ Cách ly thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu vực khác.

+ Hạn chế mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất, thay thế bằng các chất khó cháy hơn,

+ Lắp đặt hệ thống báo cháy, chống cháy lan.

+ Lắp đặt hệ thống báo cháy chữa cháy tự động.

7.3.3 An toàn chống ồn và chống rung

- Rung và tiếng ồn gây khó chịu cho con người.

+ Tiếng ồn là âm thanh phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc các bộ phận của máy do va chạm, có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ con người, lâu dần có thể gây các bệnh về tai và có thể bị điếc.

+ Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.

+ Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện gioa thông, máy hơi nước, máy nghiền, Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tùy theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.

7.3.4 An toàn khi sử dụng thiết bị

Các thiết bị phải được sử dụng theo đúng quy tắc, có những máy có thể gây nguy hiểm cho người lao động, ví dụ như nhà máy có sử dụng máy nghiền có thể gây ra những thương tổn cho con người hay mất đi một phần bộ phận trên cơ thể.

Cường độ ánh sáng phù hợp, ổn định là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất làm việc của người lao động Nếu người lao động phải làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu, dễ gây ra mỏi mắt, hoa mắt, lóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc và chất lượng sản phẩm.

Vệ sinh công nghiệp

- Mọi công nhân ra vào khu sản xuất phải đi đảm bảo yêu cầu về trang phục: mặc quần áo nhà máy, gang tay, ủng, đeo khẩu trang, tóc được buộc gọn gàng, vén tóc qua tai và đội mũ, không được đeo trang sức như vòng cổ, khuyên tai, vào khu vực sản xuất Sau khi đảm bảo yêu cầu về trang phục thì phải đi qua khu vực khử trùng.

- Mọi công nhân không được ăn uống trong khu vực sản xuất: có rất nhiều trường hợp công nhân mang đồ ăn từ nhà ăn hoặc lấy từ các sản phẩm lỗi và ăn trong khu sản xuất vừa gây mất vệ sinh cho khu sản xuất vừa không đảm bảo sức khỏe của bản thân.

- Mọi công nhân đều được khám sức khỏe định kỳ, nếu đau ốm không được phép vào khu sản xuất.

7.4.2 Vệ sinh phân xưởng, trang thiết bị

- Trong khu vực sản xuất luôn có công nhân vệ sinh, đảm bảo môi trường sản xuất luôn luôn sạch sẽ.

- Nếu máy làm việc gián đoạn, không liên tục thì sau mỗi mẻ phải vệ sinh máy Còn nếu máy làm việc liên tục thì sau một ngày sẽ vệ sinh máy trước khi ra về.

TÍNH KINH TẾ

Phương án nhân sự

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH 1thành viên

- Mô hình công ty như sau:

Phòng sản xuất Phòng kinh

- Phòng kinh doanh: bộ phận kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch kinh doanh, thu thập thông tin về kênh phân phối, xác định nhu cầu khách hàng và dự đoán nhu cầu của chu kỳ tiếp theo Gồm 2 người

- Phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách vấn đề quản lý tài chính trong công ty và tổ chức kế toán Gồm 2 người

- Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch Gồm 2 người

- Phòng kỹ thuật: quản lý, điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ Gồm 2 người.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành công ty, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty Gồm 2 người

 Công ty chỉ có chủ sở hữu duy nhất, có toàn quyền quyết định trong quản lý, điều hành công ty.

 Cơ cấu tổ chức gọn, linh động, thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

 Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết vào công ty nên ít gây rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân.

 Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ Nhà đầu tư dễ kiểm soát

 Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn

 Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

 Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty

 Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

 Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vốn đầu tư cố định

8.2.1 Đầu tư cho xây dựng công trình

Vốn đầu tư cho xây dựng công trình được tính theo giá chung trên thị trường

STT Tên công trình Kích thước

Diện tích (m 2 ) Đơn giá( triệu đồng)

8 Nhà ăn và sinh hoạt chung 10x8x3,5 80 1,5 120

13 Khu xử lý rác thải 10x6 60 2,5 150

Chi phí xây dựng khác 150

- Tổng vốn đầu tư xây dựng của xưởng là: Vxd A06 ( triệu đồng)

- Chi phí xây dựng đường xá, vườn hoa, các công trình phụ trợ, các đường ống dẫn chiếm khoảng 20% so với tiền đầu tư xây dựng: 4106 × 20%= 821,2( triệu đồng)

- Giá tiền thuê đất là: 1,38 triệu/m 2 / 10 năm

- Vậy giá tiền thuê đất trong 10 năm là: 6886,2 (triệu đồng)

- Suy ra, tổng tiền dành cho xây dựng và thuê đất là:

8.2.2 Vốn đầu tư cho thiết bị

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá( triệu đồng)

1 Bồn ngâm rửa đậu nành

6 Thiết bị gia nhiệt- phối trộn- làm nguội

- Thuế giá trị gia tăng(VAT): 5% x 1602 = 80,1( triệu đồng)

 Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền thiết bị là: 1602 + 88,1 = 1682,1 ( triệu đồng)

- Xe nâng: 1 chiếc, đơn giá: 110 (triệu đồng)

- Xe tải 1 tấn: 1 chiếc, đơn giá: 250 (triệu đồng)

 Tổng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải là: 110 + 250 = 360 (triệu đồng)

- Vốn đầu tư cho trang thiết bị phụ trợ khác: dự kiến: 200 (triệu đồng)

 Suy ra, tổng vốn đầu tư cố định của nhà máy là:

Bảng khấu hao tài sản cố định

STT Khoản mục Cách tính Thành tiền( triệu đồng)

1 Thuê đất Chi phí thuê đất/ số năm sử dụng( 10 năm)

2 Xây dựng Chi phí xây dựng/ số năm sử dụng( 15 năm)

3 Thiết bị Chi phí sử dụng cho thiết bị/ năm sử 202,21 dụng( 10 năm)

4 Tổng khấu hao tài sản cố định 1219,31

Vốn đầu tư lưu động

8.3.1 Chi phí lương nhân công

STT Bộ phận, phân xưởng Số nhân công Lương trung bình( triệu/tháng)

3 Phân xưởng sản xuất chính

6 Kho vật liệu bao gói 4 5,5 22

Suy ra, tổng chi phí trả cho nhân công trong một năm là: 522 × 12 = 6264( triệu đồng) Chi phí các khoản trích theo lương áp dụng theo quy định là 14% tổng lương.Trong đó bao gồm: 8% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 2 % phí công đoàn.

Ngoài ra, có 10% tổng lương chi trả cho khen thưởng và phúc lợi:

Suy ra, tổng chi phí nhân công là: 6264 + 876,96 + 626,4 = 7767,36( triệu đồng)

8.3.2 Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí này bao gồm của nguyên liệu, bao bì và nhãn mác.

Chi phí nguyên liệu trong 1 năm

(triệu đồng/tấn) Thành tiền

(triệu đồng) Đậu nành 117,861 18 2121,498 Đường 103,899 18 1870,182

Chi phí bao bì bằng 5% chi phí nguyên liệu: 5%.12993,954 d9,6977 (triệu đồng)

Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu cho dây chuyền sản xuất là:

Nhiên liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá

Thành tiền (triệu đồng) Điện KWh 771173 2,5 1928

- Chi phí xử lý nước thải: 3500 VNĐ/m 3

- Lượng nước thải tính bằng 70% lượng nước sử dụng= 70% x 6500= 4550m 3

- Suy ra, chi phí xử lý nước thải là: 4550x 3500= 15,925( triệu đồng)

- Chi phí nhiên liệu năng lượng trong 1 năm là: ( 1928 + 78 + 15,925 = 2021,925 ( triệu đồng)

 Tổng vốn lưu động trong một năm là: 7767,36 + 13643,651 + 2021,925 = 23432,936( triệu đồng)

 Vốn lưu động tối thiểu là: 23432,936/4 = 5858,234 (triệu đồng)

( 4 – số vòng quay của vốn lưu động/năm)

 Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 13835.5 + 5858,234= 19693,734 (triệu đồng)

Tính giá thành sản phẩm

- Giá thành 1 đơn vị sản phẩm = tổng giá thành năng suất nhà máy

+ Tổng giá thành = ∑ Chi phí sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

+ năng suất nhà máy hoạt động 90%

- Thu nhập từ việc bán sản phẩm phụ: bã đậu phụ tươi: giá bán 3000VNĐ/kg

Khối lượng bã bán trong một năm là: 46287kg

 Tiền thu được từ việc bán bã đậu phụ là: 3000 x 46287 x 0,9= 124.974.900 VNĐ

Bảng tính các loại thu chi trong một năm

STT Các loại thu/chi Giá sản xuất(triệu đồng)

3 Chi phí nhiên liệu và năng lượng 1819,73

4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 1097,37

5 Chi phí tiêu thụ sản phẩm 200

6 Nguồn thu từ bán bã đậu tươi 124,974

9 Giá thành sản phẩm 2181,18 NVĐ

8.5 Tính giá bán sản phẩm và lợi nhuận

- Thuế TNDN là 22%( Thông tư 151/2014/TT-BTC)

- Lợi nhuận mong muốn thu được trên một đơn vị sản phẩm 25%

- Giá bán trước thuế: 2835,54VNĐ/hộp

- Giá bán sau thuế: 3380,82 VNĐ/hộp

- Chọn giá bán ra thị trường: 3500VNĐ/hộp

 Doanh thu bán hàng là: 3500 x 10200000= 35700000000VNĐ= 35700( triệu đồng)

- Chi phí bán hàng= 5% giá bán

- Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu bán hàng – ( Giá vốn bán hàng + chi phí bán hàng)

- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

Ta có bảng tính lợi nhuận

STT Chỉ tiêu Sản phẩm( triệu đồng)

 Thời gian thu hồi vốn là:

T = Vốn đầu tư lợinhuậnsauthuế + khấuhao tài sản cố định = 19693,73

Vậy sau 2 năm là có thể thu hồi vốn ban đầu

 Đánh giá tính khả thi của dự án: dự án khả thi.

Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càng được cải thiện và quan tâm nhiều hơn Vì thế, những sản phẩm giàu dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe càng được trở lên ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ Bài tập lớn của chúng em đã nêu ra yêu cầu thực tế và khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất sản phẩm sữa chua từ đậu nành.

Các số liệu tính toán cơ bản để xây dựng nhà máy cũng được trình bày ở trên Qua đó chúng ta có thể thấy tính khả thi, hợp lý của bản dự án và có thể phát triển mở rộng thành hiện thực trong tương lai gần.

Trong thời gian học tập tại trường, chúng em cũng chưa có nhiều dịp được đi tham quan thực tế ở các nhà máy thực phẩm, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh khó khăn này Bởi vì còn thiếu sót kinh nghiệm thực tế nên cần phải chỉnh sửa thêm nếu muốn đưa vào thực tế Chúng em kính mong nhận được ý kiến nhận xét của các thầy để hoàn thiện thêm bài tập lớn này.

Một lần nữa chúng xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS Nguyễn Tiến Thành và thầy

TS Lê Tuân đã hướng dẫn chúng em trong suốt học kỳ này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 17/04/2023, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w