1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quyền hạn và quyền lực của Thaksin

18 769 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 125 KB

Nội dung

Khái niệm sự ảnh hưởng: - Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác.. M

Trang 1

PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Có thể nói cái tên Thaksin Shinawatra không còn là xa lạ đối với người Châu Á, bởi ông không những có nhiều thành công trên thương trường mà còn cả trên chính trường Từ một sỹ quan cảnh sát, Thaksin bước vào thương trường và nhanh chóng trở thành một doanh nhân thành đạt giàu có bậc nhất Thái Lan với tổng tài sản ước tính 1,4 tỷ USD Rồi từ một doanh nhân, ông lại bước vào chính trường để trở thành vị thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan tái cử nhiệm kỳ II Đối với nhiều người, Thaksin là vị thủ tướng giàu năng lực nhất trong lịch sử Thái Lan Nhưng đối với một số người khác, Thaksin lại là một đe dọa đối với nền dân chủ, quyền con người, đạo đức xã hội và nền chính trị pháp quyền Có thể nói rằng những đánh giá về Thaksin đầy mâu thuẫn và để thấu hiểu được Thaksin đã sử dụng quyền hạn để tạo ra quyền lực như thế nào là không hề đơn giản Chính vì thế nên không chỉ người dân Thái Lan mà rất nhiều người trên thế giới tò mò muốn biết về con đường sự nghiệp cũng như tư tưởng của Thaksin Vậy Thaksin là ai? Trong một thời gian ngắn, ông đã tạo ra quyền lực như thế nào? Đó cũng là lý do cuốn hút chúng tôi tìm hiểu về gương mặt chính khách đặc biệt này

Trang 2

PHẦN II : NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC

1.1 Sự ảnh hưởng:

a Khái niệm sự ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác

- Trong hoạt động lãnh đạo, ảnh hưởng thực chất là sự tác động từ bên này sang bên khác Bên thực hiện sự tác động trong quá trình gây ảnh hưởng gọi là chủ thể lãnh đạo, bên chịu tác động của sự ảnh hưởng gọi là đối tượng lãnh đạo

b Kết quả của sự ảnh hưởng:

Kết quả của sự ảnh hưởng tùy thuộc vào phong cách của người lãnh đạo Một vị lãnh đạo theo phong cách dân chủ có thể tạo nên 1 sự ảnh hưởng tốt lên các nhân viên, khiến cho họ tích cực, nhiệt tình tham gia vào công việc.Mặt khác, ảnh hưởng của 1 vị lãnh đạo theo phong cách độc đoán thường gây ra sự tuân thủ, phục tùng trong nhân viên, đôi khi còn gây râ sự kháng cự, chống đối

1.2 Quyền hạn, quyền lực:

a Khái niệm quyền lực:

- Al Capone đã từng nói rằng “Lời nói tử tế kèm theo khẩu súng trong tay sẽ giúp bạn thu được nhiều thứ hơn so với việc chỉ đơn thuần chỉ có lời nói tử tế suông” Khẩu súng, trong trường hợp này chính là quyền lực Nói cách khác, quyền lực là khả năng tạo ra sự ảnh hưởng đến người khác Quyền lực cũng được xem là thước

đo tầm ảnh hưởng của người sở hữu chúng

- Quyền lực tồn tại khách quan trong nhận thức của đối tượng Tự bản thân nó đã

Trang 3

hiệu lực Người sở hữu có thể sử dụng hoặc không sử dụng quyền lực, cũng có thể mở rộng quyền lực tới những người nhận thức về nó

- Người lãnh đạo cần phải nhận thức được quyền lực mình đang nắm giữ, nên sử dụng quyền lực một cách linh hoạt, phù hợp với phong cách lãnh đạo của mình và phải sử dụng nó cho mục đích cao đẹp Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi bất chính cho bản thân

- Lạm dụng quyền lực là làm những việc vượt quá mức độ, phạm vi và tính chất quyền hạn được quy định của quyền lực

b Cơ sở tạo ra quyền lực:

Quyền hạn:

- Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định Quyền hạn của một vị trí quản trị sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ vị trí đó và như vậy nó không liên quan đến những phẩm chất cá nhân của người cán bộ quản trị

- Quyền hạn thường được do một hội đồng, một tổ chức hay một người có thẩm quyền giao cho để thực hiện những công việc nhất định nhằm đem lại lợi ích, hoàn thành mục tiêu được đề ra

- Quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ nhằm can thiệp người sở hữu không đi quá xa trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng giúp cho người

sở hữu không phải chịu trách nhiệm nếu việc đó nằm ngoài quyền hạn của mình

Quyền lực vị trí: là quyền lực được tạo ra bởi địa vị của người sở hữu Khi một

người có địa vị trong 1 bộ máy tổ chức thì hiển nhiên được trao quyền hạn chính thức, và quyền hạn ấy sẽ tạo ra quyền lực Quyền lực vị trí bao gồm khả năng kiểm soát đối với các nguồn lực, sự khen thưởng hay trừng phạt, thông tin,môi trường…

Quyền lực cá nhân: được hình thành dựa trên tài năng chuyên môn, và phẩm

chất cá nhân của người sở hữu Cụ thể là một người có chuyên môn cao, làm việc hiệu quả, thân thiện và có phong cách lôi cuốn, hấp dẫn người đối diện thì luôn tạo ra được sự nể trọng hơn là ngược lại

Trang 4

Quyền lực chính trị: là khả năng có được sự kiểm soát đối với quá trình ra quyết

định, khả năng liên minh, hợp tác với các cá nhân và tổ chức khác Ngoài ra quyền lực chính trị còn thể hiện ở khả năng thể chế hóa các quy định, các quyết định

1.3 Các chiến lược gây ảnh hưởng:

- Chiến lược thân thiện

- Chiến lược trao đổi

- Chiến lược đưa ra lý do

- Chiến lược quyết đoán

- Chiến lược tham khảo cấp trên

- Chiến lược liên minh

- Chiến lược trừng phạt

Nhóm chúng tôi chọn phân tích chiến lược thân thiện vì đây là chiến lược nổi bật nhất trong các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho Thaksin

Chiến lược thân thiện:

Gây thiện cảm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta

- Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng

- Hành động khiêm tốn công nhận tài năng người khác

- Cư xử thân thiện

- Thể hiện sự thân thiện bằng hành vi phi ngôn ngữ: vỗ vai, siết tay, mỉm cười…

- Làm cho công việc, nhiệm vụ trở nên quan trọng

- Yêu cầu một cách lịch sự

- Chờ đợi đúng lúc để nêu vấn đề

- Thông cảm khó khăn

Trang 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC CỦA CỰU THỦ TƯỚNG THÁI LAN THAKSIN

SHINAWATRA TRƯỚC CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 19/9/2006

2.0 Giới thiệu về của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra:

Thaksin Shinawatra là một người Thái gốc Hoa, sinh năm 1949 tại Chiang Mai, Thái Lan, trong một gia tộc có truyền thống kinh doanh, giàu có và quyền thế nhất Chiang Mai,

có mối quan hệ thân cận với hoàng gia, quân đội và giới cầm quyền trong bộ máy hành chính cũng như những gia đình giàu có trong vùng

Khác với các nhà lãnh đạo Thái Lan trước đây, Thaksin Shinawatra bắt đầu khởi nghiệp từ chiếc cầu bật kinh tế Đứng đầu tập đoàn truyền thông Shin lớn nhất Thái Lan, ông Thaksin trở nên giàu có và rất nổi tiếng trong giới kinh doanh trong nước và quốc tế

Nhưng sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Thái Lan Thaksin chỉ bắt đầu từ khi ông đứng ra thành lập đảng đối lập "Thai Rak Thai" (Người Thái yêu người Thái) trước khi diễn

ra cuộc bầu cử nghị viện 2 năm Để có thể giành được sự ủng hộ của các cử tri mà đa số là người nghèo, ứng cử viên chức Thủ tướng-Thaksin Shinawatra đã áp dụng chiến thuật rất

"tỷ phú" trong chiến dịch tranh cử Trải qua một cuộc chiến đầy cam go tưởng chừng như không vượt qua nổi đối thủ rất nặng ký là đại biểu đảng Dân chủ cầm quyền, năm 2001 Thaksin được bầu làm thủ tướng bằng một thắng lợi tuyệt đối.Và đến năm 2005, ông lại tái đắc cử và trở thành vị thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan tái cử nhiệm kỳ II

Trong suốt quá trình đương nhiệm, Thaksin đã sử dụng quyền hạn - quyền lực của mình đưa ra những chính sách gây tranh cãi rất nhiều trong dư luận Ở phần thực trạng chúng ta sẽ đi vào phân tích một số chính sách của ông để thấy rõ hơn về vấn đề quyền hạn-quyền lực của Thaksin Shinawatra

Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua một số mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Thaksin Shinawatra:

- Từ 1973-1987: Phục vụ trong lực lượng cảnh sát hoàng gia Thái Lan Thaksin có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ tư pháp hình sự ở các trường đại học Mỹ

Trang 6

- Từ 1987-1994: Ra khỏi ngành cảnh sát, thành lập Tập đoàn Viễn thông và máy tính Shin Corp

- Năm 1994: Được bổ nhiệm làm bộ trưởng Ngoại giao

- Năm 1995 và 1997: Được bổ nhiệm làm phó thủ tướng

- Năm 1998: Thành lập đảng Người Thái yêu người Thái

- Năm 2001: Đắc cử chức thủ tướng Thái Lan

- Năm 2005: Tái đắc cử thủ tướng

- 19-9-2006: Bị lật đổ trong cuộc đảo chính khi đang tham dự một cuộc họp của LHQ ở New York (Mỹ) Từ đó sống lưu vong ở nước ngoài, chủ yếu là ở Anh

- 21-10-2008 Tòa án Tối cao Thái Lan đã tuyên cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra hai năm tù giam do tham nhũng khi còn đương chức Tuy nhiên ông kiên quyết không trở về nước chịu án Hiện ông đang được mời làm cố vấn kinh tế cho Campuchia

2.1 Sự ảnh hưởng của Thaksin:

Thaksin là người nắm trong tay nhiều quyền lực hơn bất kỳ một vị thủ tướng Thái Lan nào trước đó Điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân:

- Những điểm mới trong Hiến pháp 1997

- Chiến thắng vang dội của ông trong cuộc bầu cử

- Thái độ của dân chúng đối với cá nhân ông

Từ đó, ông đã tạo cho mình sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Thái Lan, thể hiện rõ nhất là đối với Quốc hội và người dân Thái Lan

a Đối với Quốc hội:

Thực trạng và phân tích thực trạng

Năm 1998, Thaksin sáng lập Đảng Thai Rak Thai ("Người Thái yêu Người Thái" -TRT) Đảng này từ khi thành lập đã giúp Thaksin trong việc giành được chiếc ghế Thủ tướng

Trang 7

Hiến pháp năm 1997 đã đưa ra quy định phải có ít nhất 40% nghị sĩ yêu cầu mới có thể tiến hành cuộc tranh luận bất tín nhiệm đối với thủ tướng Trong khi đó, Đảng TRT của Thaksin luôn duy trì trên 60% số ghế trong Quốc hội (có thời điểm chiếm tới 73% số ghế)

Do đó, việc phản đối Thaksin là gần như không thể

Kết quả của nỗ lực ảnh hưởng

Ảnh hưởng của Thaksin đối với Quốc hội đã dẫn đến những kết quả sau:

- Sự tuân thủ phục tùng của các thành viên Đảng TRT

- Sự lôi kéo ngày càng nhiều người tham gia Đảng TRT

- Lực lượng đối lập trong Quốc hội gần như bất lực

Ưu điểm:

Nhờ những ảnh hưởng trên mà Thaksin có thể điều hành đất nước theo 1 đường lối thống nhất, nhằm duy trì trật tự xã hội Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, quyền lực của Thaksin được phát huy tối đa phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Thực tiễn chứng minh sự lãnh đạo đó đã mang lại hiệu quả hơn hẳn bộ máy quan liêu truyền thống của chế độ cũ

Sau nhiệm kỳ thứ nhất, ông vực dậy nền kinh tế Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng, trả nợ nước ngoài sớm hơn 2 năm so với thời hạn và xoá nghèo, tỷ lệ dân nghèo giảm được một nửa

Nhược điểm

Tuy nhiên, có thể nói sự ảnh hưởng này là một mối đe dọa đối với nền dân chủ, quyền con người, đạo đức xã hội và nền chính trị pháp quyền

b Đối với người dân:

Thực trạng và phân tích thực trạng

Sau khi nắm giữ chức vụ Thủ Tướng, Thaksin Shinawatra đề xướng nhiều chính sách khác nhau ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe xã hội, giáo dục, năng lượng,

Trang 8

Các chính sách của ông dành cho nông dân như: chương trình “bảo hiểm y tế cho mọi người” với giá rất thấp, chương trình xoá nợ cho nông dân, nhà ở cho người nghèo

Ông cũng sáng tạo chương trình tín dụng nông thôn giúp người dân vay vốn dễ dàng

từ ngân hàng có vốn của chính phủ, chính sách hỗ trợ tiền cho các địa phương sản xuất nông sản, sản phẩm thủ công, và hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm này

Các chính sách của Thaksin mang lại hiệu quả đặc biệt vào việc giảm nghèo vùng nông thôn, và thiết lập được một nền y tế mà mọi người đều có thể chi trả

Tuy nhiên, việc vay vốn tiêu dùng quá dễ dàng dẫn đến tình trạng chi tiêu thiếu trách nhiệm tạo gánh nặng về nợ nần cho người dân; Các chính sách y tế với giá rẻ làm cho nhiều bệnh viện địa phương trở nên quá tải, nhiều bác sĩ phải bỏ việc vì không chịu nổi cường độ làm việc quá lớn

Kết quả của nỗ lực ảnh hưởng

Như vậy, ảnh hưởng của Thaksin đối với người dân Thái Lan đã dẫn đến những kết quả sau:

- Sự tuân thủ phục tùng của người dân lao động và dân nghèo

- Sự lôi kéo ngày càng nhiều người ủng hộ Thaksin

- Sự bất bình của tầng lớp trung lưu, trí thức

Ưu điểm

Thaksin trở thành người hùng trong con mắt người dân nghèo nông thôn (bộ phận chiếm 69% dân số Thái Lan) Sự ủng hộ này đã giúp ông thoát khỏi sự cáo buộc về tội che giấu tài sản vào năm 2002

Thaksin lấy lòng được đa số cử tri là người dân lao động và dân nghèo Đây là 1 trong những lý do giúp ông tái đắc cử lần hai vào năm 2005

Nhược điểm

Gây bất bình và xói mòn lòng tin của một số dân Thái, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trí thức ở Bangkok Họ cho rằng Thaksin sử dụng các chính sách mị dân nhằm lôi kéo cử tri

Trang 9

Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo nên cuộc đảo chính vào ngày 19/9/2006

Trang 10

2.2 Quyền hạn và quyền lực của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra:

a Quyền lực vị trí:

Được thể hiện rõ ở khả năng kiểm soát với nguồn lực thông qua việc quản lý các phương tiện truyền thông

Thực trạng và và phân tích thực trạng

Năm 2000 công ty của gia đình Thaksin đã nắm giữ hơn 55% cổ phần nhóm truyền thông Quốc gia – chịu trách nhiệm về nội dung tin tức Do đó, trước cuộc bầu cử năm 2001 Thaksin đã có khả năng can thiệp giới báo chí và các phương tiện truyền thông

Từ khi lên nắm quyền thủ tướng, Thaksin sử dụng quyền lực của mình để kiểm soát ngày càng sâu vào hoạt động báo chí và truyền thông Chẳng hạn như:

- Thaksin yêu cầu các kênh truyền hình phải cắt giảm các tin tiêu cực và phát nhiều tin tích cực để khích lệ tinh thần của giới doanh nhân

- Yêu cầu các đài không được đưa những tin gây bất lợi cho chính phủ

- Hạn chế những chương trình về hoạt động chống đối trong Quốc hội, các hoạt động chính trị không chính thức hoặc các cuộc biểu tình

- Ủy Ban phát thanh và truyền hình quốc gia được thành lập nhằm là 1 cơ quan pháp lý độc lập để quản lý các phương tiện truyền thông Các thành viên trong ủy ban này đều là những quan chức, tướng lĩnh và đại diện của các hãng độc quyền đang quản lý các sóng phát thanh truyền hình Điều này có nghĩa là các phương tiện truyền thông điện tử vẫn đang trong quyền kiểm soát của chính phủ và tập đoàn Shinawatra

Như vậy, với nguồn lực dư thừa về cả tài chính và con người, Thaksin có thể dễ dàng điều khiển thông tin theo chiều hướng có lợi cho mình và hạn chế quyền tự do báo chí theo những cách tinh vi nhất…

Ưu điểm:

Thaksin vạch ra được một chiến lược dài hạn cũng như đưa ra chương trình hành

Trang 11

Nhược điểm:

Tạo nên “nạn phân biệt chủng tộc trong giới truyền thông” – nghĩa là chỉ những cơ quan nào ủng hộ Thaksin mới có tương lai

b Quyền lực cá nhân:

Được thể hiện rõ qua tài năng chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế

Thực trạng và và phân tích thực trạng

Năm 1997, Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên những người thuộc Đảng Dân Chủ đã thất bại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, từ đó dẫn đến sự suy yếu của Đảng Dân Chủ và tạo nên một khoảng trống quyền lực

Lúc bấy giờ, Thaksin nổi trội lên như một doanh nhân lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông, thành công của ông có được dựa trên các mối quan hệ chính trị, ông là nhân vật tiêu biểu nhất thể hiện rõ mối quan hệ đan xen giữa chính trị và kinh doanh Do các tác động khác nhau của cuộc khủng hoảng tới giới kinh doanh đã giúp ông có được những lợi thế kinh tế so với các đối thủ khác

Về phía người dân Thái Lan, họ hy vọng ông có thể làm điều gì đó đưa đất nước qua cuộc khủng hoảng kinh tế Giám đốc ngân hàng Bangkok giải thích rằng ông ủng hộ Thaksin trở thành thủ tướng bởi “Thaksin là một doanh nhân, ông ta hiểu được công việc kinh doanh”

Kết quả là Thaksin đã trở thành Thủ tướng Thái Lan với số phiếu ủng hộ cao nhất trong lịch sử Khi lên nắm chính quyền, Thaksin đã vận dụng những kinh nghiệm trên thương trường vào việc điều hành đất nước Thaksin từng nói:

“Một đất nước cũng như một công ty, một công ty cũng như một đất nước Không có

gì khác nhau cả Cách thức quản lý chúng cũng như nhau Tất cả đều được quản lý bằng kinh tế học Từ nay về sau là kỷ nguyên quản lý bằng kinh tế học chứ không phải bằng bất

cứ một phương tiện nào khác.”

Ngày đăng: 13/05/2014, 18:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w