1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Quyền lực thứ tư

48 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 916,88 KB

Nội dung

Quyền lực thứ Dirk C. Fleck Nhà báo hàng đầu bàn về trách nhiệm trong thời khủng hoảng Phan Ba dịch Nhà xuất bản Hoffmann und Campe Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 2 2 Quyền lực thứ Dirk C. Fleck sinh năm 1943 tại Hamburg. Ông học đại học tại Trường Báo chí Đức ở München, là sếp ban biên tập trang tin địa phương của báo Hamburger Morgenpost và biên tập viên tại Merian, Tempo và Die Woche. Ông cũng viết chuyên mục cho Die Welt và Berliner Morgenpost. Ông cộng tác với các tạp chí GEO, stern và Der Spiegel. Trọng tâm hoạt động báo chí của Fleck nằm trong đề tài sinh thái, cũng là đề tài mà ông ấy hướng đến khi là nhà văn. Ngoài các tác phẩm khác, quyển tiểu thuyết Das Tahiti Projekt của ông đã xuất bản năm 2008 và tiểu thuyết Maeva! Năm 2011. Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 3 3 Kai Diekmann Mục lục Kai Diekmann 5 Giovanni di Lorenzo 14 Robert Misik 21 Jochen Schildt 27 Klaus Liedtke 33 Helge Timmerberg 40 Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 4 4 Quyền lực thứ Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 5 5 Kai Diekmann Kai Diekmann Báo Bild phải gây nghiện Trước cuộc trao đổi với Kai Diekmann, tôi lạc vào trong mơ mộng. Mới vừa sau Hamburg là đã bắt đầu. Sẽ như thế nào, nếu như anh ấy, bên cạnh công việc làm mệt lử hàng ngày, bất thình lình dành thời gian để đọc bản nghiên cứu Global 2000, cái mà Tổng thống Jimmy Carter đã cho tiến hành ngay từ năm 1977. "Bản tường trình tổng thống" được soạn thảo bởi các nhà khoa học và các cơ quan nhà nước, và có nhiệm vụ cung cấp một nền tảng để lập kế hoạch chính trị cho một chính sách có định hướng sinh thái dựa trên cơ sở của những xu hướng phát triển có thể nhìn thấy được. Nghiên cứu đó đi đến kết luận: "Đối diện với tính cấp bách, quy mô và tính phức tạp của các thách thức đang đứng ở phía trước chúng ta, các cố gắng hiện được đang bắt đầu ở khắp nơi trên thế giới tụt lại ở xa phía sau những gì là cần thiết. Phải bắt đầu một kỷ nguyên mới của cộng tác toàn cầu và cam kết qua lại, như nó chưa từng có trong lịch sử." Nó ở đâu, sự cộng tác toàn cầu, cam kết qua lại? Liệu Kai Diekman có tự hỏi không và cho đăng một bài bình luận tương ứng. Con tàu nhanh ICE chạy lạch cạnh trong vận tốc đã giảm mạnh xuyên qua thành phố Ludwigslust. Tôi tiếp tục giấc mơ ban ngày của mình. Sẽ như thế nào, nếu như Kai Diekmann lắng nghe một nghiên cứu của quân đội Đức? Trung tâm về Biến đổi của Quân đội Đức ở Strausberg gần Berlin vừa mới hoàn thành nghiên cứu Quân đội, Khả năng và Công nghệ nhờ vào tiền thuế. Trong đó, "các thách thức dài hạn cho chính sách an ninh trong một tầm nhìn 30 năm" được mô tả. Các tác giả đã phác họa những hậu quả của việc thiếu nguyên liệu trong các bức tranh đầy kịch tính. Họ cảnh báo trước những dịch chuyển của thế cân bằng quyền lực trên toàn cầu, trước "những tình cảnh phụ thuộc mới", trước việc các quốc gia công nghiệp Phương Tây sẽ mất đi tầm quan trọng, trước một "thất bại hoàn toàn của thị trường". Nhiều ngành kinh tế và ngân hàng, vâng, cả toàn bộ cấu trúc nhà nước nữa, sẽ sụp đổ, nạn thất nghiệp gia tăng, nạn thiếu ăn và bất ổn định xã hội bùng phát. Còn 45 phút nữa mới tới Berlin. Trong thành phố Wittenberge vắng lặng, sương mù buổi sáng bắt đầu tan. Có lẽ Kai Diekmann đã đọc cuộc phỏng vấn Dennis Meadows do Welt Online thực hiện, cha đẻ của tất cả các nhà tiên tri về tận thế, người năm 1972 với quyển The Limits To Growth của ông đã gây chấn động khắp thế giới. Nhân chuyến đến thăm nước Đức mới nhất, Meadows nói: "Sử dụng hành tinh này, ví dụ như sử dụng dầu và tăng dân số, hiện giờ đã vượt qua mức bền vững. Hiện nay, sụp đổ là có nhiều khả năng hơn lúc đó và hẳn cũng sẽ xảy ra sớm hơn." Chúng ta đi qua Nauen trong vùng Havelland xinh đẹp. Tôi tưởng tượng, rằng Kai Diekmann chắc phải bị sốc, khi anh biết đến bản báo cáo mới nhất của UNEP 1 , tiên đoán cho hai mươi năm tới đây một cuộc tuyệt chủng lớn nhất kể từ 55 triệu năm nay. Hay về việc băng tuyết mùa Hè ở Bắc cực từ năm 1972 đã giảm mất năm mươi phần trăm, như Viện Kỹ thuật 1 UNEP: United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 6 6 Quyền lực thứ Môi trường của Đại học Bremen vừa mới tính toán xong. Thông báo hiện thời của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, rằng cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu dường như đã thất bại, chắc cũng không góp phần làm cho anh an tâm. Năm 2010, theo thống kê của bộ này, lượng CO 2 đã tăng lên nhiều như người ta chưa từng bao giờ ghi nhận được. Nhiều hơn năm 2009 là 512 triệu tấn. Khi chiếc ICE 709 vào đến nhà ga chính của Berlin, con người mơ mộng vào ban ngày trong tôi lạc quan. Hắn còn bước thêm một bước nữa. Báo Bild, hắn thầm nói, dưới sự lãnh đạo của anh ấy tuy sẽ không trở thành khẩu đại pháo của phong trào sinh thái, nhưng có thể nó sẽ cố gắng mang bạn đọc của nó đi cùng, khi vấn đề là tạo ra một tương lai đáng sống. Kiểm soát người ở khu tiếp tân trong ngôi nhà Axel Springer Passage đồ sộ dài 150 mét và rộng 85 mét hoàn toàn không thua gì kiểm soát ở một cảng hàng không lớn. Ở đây, người ta phải cởi áo khoác ra, nới lỏng thắt lưng, để cho khám người ở sau cổng an ninh. Cuối cùng, một người phụ nữ đi cùng với tôi lên tầng 16, nơi bà sếp văn phòng của tổng biên tập chào hỏi tôi hết sức ân cần. Kai Diekmann vẫy tay chào tôi từ phía sau cái bàn viết của anh ở đằng xa, xin tôi kiên nhẫn thêm chút nữa. Tôi ngắm cảnh thủ đô được chiếu sáng bởi mặt trời mùa Thu. Mỗi một ngày đều mang ở trong nó cuộc sống đầy ắp và vì thế mà có đủ vật liệu để tạo nên một bức tượng to như tờ Bild. Nghệ thuật "làm báo" chính là sự cô đọng hiện thực lại thành chất chiết xuất hứa hẹn mang lại thành công lớn nhất có thể. Dường như Kai Diekmann hiểu biết nghệ thuật này hơn ai hết, ít ra thì anh đã lãnh đạo tờ nhật báo có số phát hành nhiều nhất châu Âu này từ mười một năm nay. Chưa có tổng biên tập nào trước anh làm được, Günter Prinz đã trở thành huyền thoại cũng không, người làm được mười năm. Kai Diekman mời tôi vào phòng làm việc của anh. Ở phía sau bàn làm việc của anh có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cách điệu biểu tượng của Bild, một bức tranh tương tự tô điểm cho bức tường đối diện mà chúng tôi ngồi xuống ở trước đó. Cả hai bức tranh đều xuất phát từ nghệ sĩ Berlin Jens Lorenzen, người đã từng nâng dòng tít nổi tiếng nhất của Bild trong những năm vừa qua lên thành nghệ thuật. "Chúng ta là Giáo Hoàng!" Khi đó chỉ có báo taz là chạy tít ngoạn mục tương tự, đặt cho lần bầu Hồng y Giáo chủ Ratzinger [lên làm Giáo Hoàng] là "Ôi, Chúa ơi!". Vì số phát hành của báo Bild cao gấp 63 lần số phát hành của tờ tageszeitung [taz] nên đó không phải là một cuộc đua thật sự công bằng. "Anh bắt đầu đi", Kai Diekman nói, "anh hỏi, tôi cố trả lời." Anh ấy trông giản dị đến phát ngạc nhiên. Lúc đó là 15 giờ, ban biên tập đang thực hiện giữa chừng số phát hành mới, nhưng người đối thoại với tôi cho tôi cái cảm giác, rằng chúng tôi có tất cả thời gian của thế giới này. Điều đó thật là dễ chịu vì đã không được dự đoán trước. Thế là tôi hỏi, anh cầm lái chiếc siêu tàu chở dầu Bild theo các tiêu chuẩn nào, ít nhất thì với tờ báo này, anh cũng có trong tay một công cụ có tầm quan trọng to lớn về mặt chính trị xã hội. Những gì là quan điểm của anh như là người làm báo, những gì là ý định của anh? "Tốt", Diekman cười trả lời, "nếu anh muốn bàn vể cách làm vườn với tôi thì tôi có vấn đề đấy. Ở Bild thì tôi có hiểu biết một chút. Tờ Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam Đức] đã rút gọn rất tốt khi có lần nói rằng báo Bild là một cái gì đó giống như cái máy ghi địa chấn cho cảm xúc Đức. Điều đó có ý muốn nói gì? Điều đó có ý muốn nói rằng Bild không chỉ tường Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 7 7 Kai Diekmann thuật những gì xảy ra, mà cũng tường thuật cả về việc con người cảm nhận điều đã xảy ra đó như thế nào. Tôi muốn so sánh điều đó với những dự báo thời tiết cũng đưa ra cả nhiệt độ cảm nhận. Vì hệ số wind chill mà người ta cảm nhận hai độ âm đo được giống như mười độ âm. Và nếu như người ta không muốn run lên vì rét thì người ta phải mặc y phục tương ứng với nhiệt độ cảm nhận. Đó là điều báo Bild làm. Một tờ báo như tờ FAZ [Frankfurter Allgemeine Zeitung – Nhật báo Phổ thông Frankfurt] thì cố gắng sắp xếp thế giới theo các tiêu chuẩn lôgíc. Bild ngược lại là một tờ báo của xúc cảm. Chúng tôi tự hỏi: Người dân cảm nhận các sự kiện và câu chuyện như thế nào? Họ nói với nhau như thế nào về những việc đó? Chúng tôi muốn đưa ra đề tài để trao đổi. Chúng tôi muốn người dân có thể nói chuyện và trao đổi với nhau. Đó là phương thức mà chúng tôi làm việc hàng ngày. Những đề tài lớn gây cảm xúc trong người dân là những đề tài nào, và chúng tôi tìm một lối vào với họ như thế nào? Khi đó, chúng tôi phải nhớ trong đầu rằng chúng tôi không phục vụ cho 300.000 độc giả, mà là cho mười hai triệu. Thêm vào đó là trên mười hai triệu người dùng cổng trực tuyến của chúng tôi. Bild phải gây nghiện. Khái niệm này cũng có thể mang ý xấu, nhưng tôi hoàn toàn không muốn nói như thế. Một quyển sách tốt gây nghiện, một tạp chí tốt gây nghiện và một tờ báo tốt cũng thế. Và để đạt được điều đó, Bild phải được làm với lòng nhiệt tình. Chúng tôi phải làm sao mà ngày nào người dân cũng cảm nhận được nhu cầu lại muốn đọc chúng tôi. Các tờ báo đặt dài hạn nằm trên bàn vào mỗi buổi sáng, trong hộp thơ. Chín mươi chín phần trăm báo Bild được bán ở các sạp báo. Chúng tôi yêu cầu bạn đọc của chúng tôi, rằng mỗi ngày họ lại phải đi mua báo Bild – gió mưa gì cũng mặc. Điều đó có nghĩa là Bild phải khác với tất cả các ấn phẩm khác. Chúng tôi phải có những đặc điểm riêng biệt rõ ràng. Điều quan trọng nhất khi đó là sự tiếp cận qua xúc cảm tới các đề tài, và phong cách làm báo nổi bật. Chúng tôi cố gắng trao cho độc giả của chúng tôi thông tin trước nhất và tường thuật độc quyền. Độc giả báo Bild cần phải có thông tin tốt hơn là tất cả những người khác. Số phát hành ngày hôm nay là một ví dụ cho việc chúng tôi đã thành công ở đâu: cả tít ('Babs Becker: hôn nhân lại hỏng nữa rồi') lẫn cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan đều cho thấy rằng chúng tôi đã chiếm lĩnh đề tài sớm hơn là giới cạnh tranh. Tiếp cận qua cảm xúc tất nhiên cũng có nghĩa là Bild không để cho độc giả dửng dưng. Bild khiêu khích, Bild phân cực – điều này thuộc vào cốt lõi của thương hiệu. Điều quan trọng đối với chúng tôi không phải là trở thành cơ quan báo chí được ưa thích nhất của nước Cộng hòa Liên bang [Đức]. Qua đó người ta chẳng được cái gì cả. Điều quan trọng là khơi mào tranh luận. Cũng như đối với toàn bộ giới truyền thông: Chúng tôi bán nội dung, chúng tôi là nhà báo. Nhưng làm báo là gì? Làm báo trước hết là một điều: giải thích thế giới. Nhưng cả ở đó chúng tôi cũng có một yêu cầu hết sức đặc biệt. Thách thức không nằm ở chỗ đưa ra thông tin, mà là đưa thông tin sao cho người dân cũng nhận lấy nó. Chúng tôi phải làm sao mà bạn đọc của chúng tôi thuộc trong số những người biết tin. Chúng tôi tạo nhu cầu đọc cho một giới độc giả mà đối với họ sách báo không phải lúc nào cũng là một điều hiển nhiên. Chúng tôi đến với một số đông độc giả mà không phải ngày nào họ cũng đầu tiên là chờ báo để đọc. Cung cách sử dụng truyền thông đã thay đổi trong thế giới mang dấu ấn điện tử của chúng ta, trong một thế giới mà thông tin được tiếp nhận qua bản văn ngày một ít đi và thông tin qua hình ảnh ngày một nhiều lên. Người viết chuyên mục Josef Wagner của chúng tôi có lần đã đưa ra khái niệm 'đọc nhìn'. Phải là cả hai. Cuộc phỏng vấn Erdoğan với 150 Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 8 8 Quyền lực thứ dòng thì đúng là một bài dài, thế là trong phối hợp tôi cũng cần đến bài ngắn, hình ảnh to trong báo. Trang cuối của chúng tôi được nhiều bạn đọc cảm nhận như là một lần nghỉ ngơi lấy lại sức. Anh hãy xem xét lại cách đọc và nhìn của chính mình. Nếu anh cầm lấy tờ FAZ hay Süddeutsche Zeitung thì chắc chắn là anh không đọc bài bình luận dài đầu tiên. Anh quét qua trang đó và có thể sẽ dừng lại ở một tin ngắn. Bộ não của chúng ta không phải được làm ra để đọc. Đọc là lao động thật sự, lao động trí óc. Bởi vì vậy mà phải hạ rào cản càng thấp càng tốt, để bắt lấy con người. Và điều đó chỉ có thể khi người ta thích đọc, muốn đọc, muốn nhìn hình ảnh. Với một từ thôi: tiêu khiển." Kai Diekman nói điềm đạm và có suy nghĩ, anh không cố bào chữa, và cũng không có một sự nhiệt tình kiểu truyền giáo toát ra từ những lời nói của anh. Tính khách quan mà anh dùng nó để giải thích kiểu cách của báo Bild chứng nhận rằng anh không có gì vướng mắc trong thâm tâm nữa. Từ nhiều năm nay, những người phê phán cáo buộc anh thực hành một chủ nghĩa dân túy không thương xót, nhưng đối với người là bậc thầy của báo lá cải này thì dường như chính điều đó mới là tiên đề không thể nào thiếu được cho một thành công to lớn, cái mà báo Bild mang lại ngày qua ngày. Nếu như anh đồng ý với những gì mà tờ Süddeutsche đã viết, nếu như anh nhìn báo Bild thật sự như là một cái máy đo địa chấn cho cảm xúc Đức, thì anh phát hiện ra cảm xúc đó như thế nào, cái gì là máy radar của anh? "Radar của chúng tôi là khả năng làm báo của đội ngũ", anh nói. "Ở Bild thì đó ít ra cũng là 850 nhà báo ở khắp nơi trên thế giới, những người mà chúng tôi có thể dựa vào họ. Các đồng nghiệp trong từng mảng và từng ban biên tập lọc lại chất liệu mà chúng tôi tin rằng chúng sẽ nhận được sự quan tâm lớn nhất có thể. Tất nhiên là ở đó cũng có những trị của kinh nghiệm. Anh sẽ không ngạc nhiên, ví dụ như có hàng triệu người quan tâm đến đề tài lương hưu. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra đề tài Hy Lạp sớm hơn là các truyền thông khác. Từ đầu 2010 chúng tôi đã rất quan tâm đến nó, vì nó có những hệ quả rộng lớn đến nước Đức và châu Âu. Tất nhiên là tường thuật về Hy Lạp của chúng tôi có đôi lúc rất sắc nhọn và khiêu khích. Nhưng như chúng ta hiện nay biết được – và tôi thật sự rất tiếc khi phải khẳng định –, chúng tôi đã đúng trong nhiều phần lớn, trong những gì mà chúng tôi đã viết, và rất đáng tiếc là cả với những gì mà chúng tôi đã cảnh báo." Thật ra thì không phải là đơn giản, giải thích cho một số đông độc giả, tại sao một nước như Hy Lạp, chỉ chiếm ba phần trăm trong sức mạnh kinh tế của EU, lại trở thành một mối nguy hiểm cho toàn châu Âu. Tờ Spiegel có thể làm điều đó, vì nó phục vụ cho một giới độc giả hoàn toàn khác. Nhưng mà Bild? Diekman phản đối mạnh mẽ. "Anh cứ nhìn xem cái được gọi là giới độc giả trí thức của tờ Spiegel bấm nhiều nhất vào những gì trên trang mạng của họ – anh sẽ rất ngạc nhiên đấy. Đó còn xa mới là các đề tài về chính trị và kinh tế … Ngoài ra, nhật báo Bild có nhiều độc giả đã tốt nghiệp đại học hơn là FAZ. Đó là một câu hỏi của số đông. Chúng tôi đến được với một giới độc giả rất rộng, từ giáo sư cho tới công nhân đều có mặt. Bạn đọc của chúng tôi tạo thành tất cả các tầng lớp của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Nhưng để trở về với câu hỏi của anh: vấn đề bao giờ cũng là ở chỗ người ta tiếp cận đến một đề tài như thế nào. Nhiều cơ chế, Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 9 9 Kai Diekmann những cái đóng một vai trò trong cuộc khủng hoảng này, nhiều mối liên quan về tài chính phức tạp cho tới mức hầu như không có ai hiểu được. Nó phức tạp cao độ, và vì thế mà không có những câu trả lời đơn giản cho chúng. Nhưng nó là một đề tài quan trọng nổi bật, vì thế mà chúng tôi cũng đã dành cho nó nhiều dòng tít. Có những điều nào đó đã bị phê phán gay gắt, ví dụ như khi chúng tôi khuyên người Hy Lạp nên bán những hòn đảo của họ. Lúc đó tôi đã tự hỏi: tại sao? Sau khi tái thống nhất, trong nước Đức đã có cơ quan Treuhand, cái chẳng làm gì khác ngoài nhân hóa và bán đất đai. Tức là chúng ta đã quen biết với điều đó rồi. Bild có khuynh hướng phát ngôn về những sự việc nhất định nào đó khác đi và rõ ràng hơn là các truyền thông khác làm. Đồng euro không chỉ là một dự án chính trị, sự thịnh vượng của chúng ta gắn liền với nó. Đồng euro dựa trên ba điều cơ bản. Thứ nhất: dựa trên sự tuân thủ các tiêu chuẩn ổn định, chúng đã bị mài mòn từ lâu rồi. Thứ nhì: dựa trên tính độc lập của Ngân hàng Trung ương, nó cũng đã trôi sông trong mối liên quan với cuộc khủng hoảng Hy Lạp rồi. Và cuối cùng: Quy định 'No Bail Out' 2 , và nó đã bị các chính trị gia hy sinh trên con đường của họ để giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Chúng tôi đã phê phán điều đó thật to và rõ ràng." Trong trường hợp đặc biệt, Kai Diekmann có thể nghĩ là giữ lại những thông tin nhất định trong cuộc khủng hoảng để ngăn ngừa sự nguy hiểm của một đám đông hoảng loạn, sự hoảng loạn mà trong đó con người vì lo cho số tiền của mình mà vét sạch tài khoản của họ hay không? Anh còn có thể tưởng tượng được là làm việc đấy trong thỏa thuận với chính phủ hay không? "Không", anh trả lời dứt khoát. "Chúng tôi không phải là một cơ quan loan báo của nhà nước. Điều đấy không phù hợp với sự thông hiểu của tôi về cách làm báo! Có thỏa thuận trong khi làm báo. Ví dụ như khi anh nghĩ đến những vụ điều tra phát hiện, khi truyền thông giữ lại thông tin để bảo vệ cho nạn nhân. Hay những cuộc trao đổi với chính khách được thực hiện 'chỉ với ba người', tức là bí mật. Nhưng thỏa thuận trước trên diện rộng với các thể chế nhà nước thì tôi là nhà báo chống lại điều đó. Tôi tự biết trách nhiệm bắt đầu từ ở đâu." Tôi nhắc lại, rằng chính phủ Thụy Điển đã cầm chắc sự ủng hộ của truyền thông trong nước, trước khi họ bắt đầu cắt xén nhà nước an sinh đang lan tràn ra. Chỉ như vậy thì quá trình đầy đau đớn đó mới có thể thành công. Ngày nay, chúng ta đứng trước một nhiệm vụ còn lớn hơn thế rất nhiều. Trên khắp thế giới. Hệ thống kinh tế của chúng ta, cái đã chỉ biết đến thuyết tăng trưởng, và vẫn còn như thế, đã mang các hệ thống sinh thái đến ranh giới của khả năng chịu đựng của chúng. Vấn đề bây giờ là phải vượt qua được sự đối nghịch do con người dựng lên giữa kinh tế và sinh thái, nếu như chúng ta còn muốn ngăn chận lần sụp đổ thật lớn. Vấn đề bây giờ là lắp đặt một nền kinh tế thị trường xã hội sinh thái, cái nằm giữa các thái cực Chủ nghĩa bản Tăng tốc và kinh tế kế hoạch. Nhưng điều đấy chỉ có thể thành công khi người ta vận động người dân cùng làm, khi người ta giải thích rõ cho họ biết, rằng khái niệm "xanh" đã rời khỏi các rào cản ý thức hệ của tả và hữu từ lâu rồi. Chúng ta phải tạo một cảm giác tốt đẹp cho lần New Deal xanh, cho lần cải tạo sinh thái nền kinh tế, và phải nhanh lên, vì không còn thời gian nữa. Nhật báo Bild có thể đóng một vai trò quyết định trong 2 Quy định No Bail Out: khẳng định trong các hiệp ước EU, rằng không nước nào được phép nhận bảo đảm cho một quốc gia EU khác. Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 10 10 Quyền lực thứ việc này hay không? Người tổng biên tập của nó có cảm giác đó là một thách thức cho mình hay không? Kai Diekmann lắc đầu. "Chúng tôi không có nhiệm vụ giáo dục", anh nói. "Nếu như có sự việc gì đó bắt buộc thì chúng tôi phải giải thích, làm sáng tỏ, đưa ra định hướng, nhưng không cùng nhau khởi động một chương trình giáo dục. Tôi cho điều đó là sai. Nếu như câu hỏi của anh là liệu tôi có sẵn sàng để làm một chiến dịch hay không, thì tôi chỉ có thể tán thành thôi. Anh hãy nghĩ đến chiến dịch của [tổng biên tập báo Stern] Henri Nannen nhằm ủng hộ chính sách ngoại giao của [cố thủ tướng Đức] Willy Brandt đối với Khối phía Đông, anh hãy nghĩ đến chiến dịch của báo Stern ủng hộ bãi bỏ điều 218 [của Luật Hình sự Đức, cấm phá thai]. Chiến dịch là một phần của nghề làm báo. Có một câu nói của [nhà báo] Hajo Friedrichs: 'Nhà báo không được hòa đồng, ngay cả khi đó là một sự việc tốt.' Tôi nhìn điều đó có khác đi. Nói chung thì tôi nghĩ rằng một tờ báo như báo Bild cũng nên có khả năng tiến hành chiến dịch. Có những chiến dịch của Bild chống tăng giá xăng hay ủng hộ giảm thuế. Tôi cho rằng tất cả những việc đó là được phép. Nhưng tôi cho rằng điều đó không được phép diễn ra trong khuôn khổ của một thỏa thuận trước với một chính phủ. Điều đó thì chẳng còn gì liên quan đến làm báo nữa." Trước những thống kê CO 2 khủng khiếp đó, Kai Diekmann có thể nghĩ là sẽ khởi động một chiến dịch, ví dụ như qua đó mà có thể khuyến khích công nghiệp ô tô Đức nâng các động cơ lựa chọn khác lên thành tiêu chuẩn hay không, cũng tạo cho nó có giá hấp dẫn? Không phải là do thiếu know how, cuối cùng thì Rudolf Diesel vì lo ngại ô nhiễm chất độc rộng lớn, cái mà ông nhìn thấy nó sẽ đến qua giao thông ô tô trong tương lai, mà đã giới thiệu một động cơ hoạt động với dầu thực vật ngay từ cuộc Triển lãm Thế giới ở Paris năm 1900 rồi. "Tôi không phải là chuyên gia về khí hậu", Diekman trả lời. "Nhưng tất nhiên, nhà báo phải học về các đề tài tương ứng. [Tập đoàn truyền thông xuất bản báo Bild] Axel Springer cũng thích thú với đề tài bền vững. Chúng tôi phải đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: giấy mà chúng tôi in báo ở trên đó đến từ đâu? Trong liên quan với thảm họa Fukushima thì bền vững thế nào đi nữa cũng là một đề tài lớn. Sau đó, chính phủ của chúng ta đã đưa ra bước ngoặc năng lượng, và bây giờ thì chúng tôi đang chú tâm chờ đợi xem nó được tiến hành như thế nào. Bild thuộc trong số những nhà phê phán bước ngoặc năng lượng, vì chúng tôi không thể hiểu được một vài điều. Nếu như tôi ở một mặt từ bỏ năng lượng hạt nhân thì ở mặt kia tôi bắt buộc phải xây thêm nhiều nhà máy điện than. Bằng cách đó, chúng ta không thể nào giữ được các thỏa thuận về CO 2 mà chúng ta đã đưa ra. Đó là một bài toán đơn giản, làm sao được? Tôi hiện giờ cũng đang chú ý xem việc xây dựng nhà máy điện than mới có thể được tiến hành như thế nào về mặt chính trị. Thực chất thì chúng ta chỉ dịch chuyển vấn đề đi thôi. Các nước láng giềng của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã điên rồi. Các nhà máy Đức được cho là các nhà máy điện nguyên tử an toàn nhất của thế giới. Và bây giờ thì chúng ta từ giã một công nghệ mà chúng ta đang dẫn đầu. Điều đó làm cho thế giới này an toàn hơn hay không an toàn hơn? Trong tương lai, khi người Nga bán nhà máy điện nguyên tử cho Iran thì tôi an tâm hơn hay là bất an hơn? Tôi không mặc kệ điều đó. Có ý tốt và tốt là hai việc hoàn toàn khác nhau. [...]... hơn Hiện nay đã có ô tô chỉ tiêu thụ 3 lít trên 100 km Nhận thức xanh đã phát triển hết sức to lớn và đã trở thành một nhận thức bảo thủ, trung lưu [Cựu thủ ng] Helmut Kohl nói về việc phải bảo tồn sự tạo dựng thế giới Trong những năm vừa qua đã xảy ra rất, rất nhiều cho việc đó." Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 11 12 Quyền lực thứ Klaus Liedtke, nguyên là tổng biên tập của Stern và National... mà con người có được một Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 15 16 Quyền lực thứ mường ng toàn cầu hóa có nghĩa là gì Công thức của tờ Zeit là: khai sáng nhưng không giơ ngón tay trỏ [giảng dạy] lên, không gây hoang mang hay dọa dẫm về mặt đạo đức." Thuộc vào đó, theo di Lorenzo, cũng là việc người ta chỉ ra triển vọng ng lai và diễn đạt chính sách bảo vệ môi trường không phải như là một... vào với họ." Hiểu điều đó như thế nào? "Uy quyền và tính đáng tin của các nhà báo phụ thuộc vào điều là liệu họ có thể mang lại cho người đọc cái cảm giác: những người này hiểu biết nhiều hơn tôi và ít nhất thì cũng có học như tôi và có đòi hỏi cao Nếu giới truyền thông trong ng lai cũng muốn nhận lấy nhiệm vụ của mình như là quyền lực thứ tư, như là nhà vấn hay là nơi trú ẩn của văn hóa, thì... hầu như không có một tiên đoán nào do những người được xem là chuyên gia trong ngành đưa ra trong vòng mười năm qua là đúng cả Ví dụ như ng lai của ấn phẩm Tôi Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 17 18 Quyền lực thứ không biết anh như thế nào, nhưng tôi có ấn ng, rằng ở nước Đức và nơi khác, người ta từ lâu đã cho rằng ấn phẩm sẽ chết dần Tôi không đồng ý với quan điểm đó Cả khi nó được những... hiện trong mùa Hè 2011, có thể có trong nước Đức không? Lúc đó, Heribert Prantl viết trong tờ Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam Đức]: "Bây giờ thì đã thấy rõ điều đáng sợ, là có một quyền lực thứ thành hình trên ba quyền lực nhà nước của nền dân chủ Anh, cái rõ ràng là không thể tấn công được, và vô hiệu hóa hệ thống kinh điển của checks and balance, của kiểm soát lẫn nhau và cân bằng Dưới ô dù của... [Nhật báo Krone] Đó Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 23 24 Quyền lực thứ là một thị trường tống tiền giới chính trị Ví dụ như tờ Kronen Zeitung nắm trong tay rất nhiều đặc quyền trong phát hành, và cơ quan chống độc quyền nhắm cả hai mắt lại Nhưng nếu như người ta không ngăn chận việc đó thì tờ lá cải này đẩy mình đến chân ng Giới chính trị thật sự là sợ việc đó Với hai triệu độc giả, tờ... vấn đề Một nhà báo, người có cột sống cứng rắn một chút, có thể chịu đựng được áp lực nhà nước độc đoán đó Vấn đề là sự nhân hóa Thương mại hóa Tỷ lệ người xem Là việc có rất nhiều tiển chảy vào trong những chương trình tìm tài năng nào đó, các chương trình có Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 25 26 Quyền lực thứ nhiều hoài bão được chiếu vào lúc giữa đêm, low budget Ở báo chí là diện tích... được cảnh công an dùng bạo lực đàn áp một cuộc biểu tình với camera của chiếc điện thoại di động, người đó có cảm giác mình mạnh Thế hệ Internet đã từ lâu không còn cần phải dựa vào sự giúp đỡ của giới truyền thông cổ điển nữa Điều đó đã ng đối hóa tầm quan trọng của nó đi rất nhiều Và điều này là tốt, như Jochen Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 31 32 Quyền lực thứ Schildt thấy "Và không... cái quyết định liệu loài người sẽ có một ng lai đáng sống hay là không Và câu hỏi đó là: chúng ta có vươn tới sự thật hay không? Câu trả lời của con người đầy quyền lực gốc Hungary đó làm tan vỡ mọi ảo mộng Với những khả năng ngày một tăng, những cái mà chúng ta đã phát triển trong lĩnh vực tiếp thị và tuyên truyền thuyết phục dư luận, thì các cấu trúc quyền lực đang tồn tại, cả những cấu trúc dân... ví dụ điển hình cho sự phát triển của báo chí chính trị trong Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 29 30 Quyền lực thứ nước Đức Tất cả đều trở thành vô hại hơn là những gì mà chúng ta đã có rồi Các chương trình đàm thoại đó đã suy tàn thành một sự ồn ào thuần túy Được làm tốt về mặt hình thức, nhưng không có mức độ cao về chính trị." Bây giờ thì trong cạnh tranh của truyền thông cũng có cùng những . được một Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 16 16 Quyền lực thứ tư mường tư ng toàn cầu hóa có nghĩa là gì. Công thức của tờ Zeit là: khai sáng nhưng không giơ ngón tay trỏ [giảng. [Nhật báo Nam Đức]: "Bây giờ thì đã thấy rõ điều đáng sợ, là có một quyền lực thứ tư thành hình trên ba quyền lực nhà nước của nền dân chủ Anh, cái rõ ràng là không thể tấn công được,. qua là đúng cả. Ví dụ như tư ng lai của ấn phẩm. Tôi Phan Ba | http://phanba.wordpress.com/ 18 18 Quyền lực thứ tư không biết anh như thế nào, nhưng tôi có ấn tư ng, rằng ở nước Đức và

Ngày đăng: 01/05/2014, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w