1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học, phong cách giao tiếp sư phạm và phương hướng rèn luyện của giảng viên

15 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 34,36 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM Đề tài Phong cách giao tiếp sư phạm và phương hướng rèn luyện của giảng viên MỤC LỤC MỞ MỞ ĐẦUAlbert Einstein một nhà vật lý lý thuyết người Đức đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”. Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ra những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách. Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng.Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học.Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm, không có giao tiếp sư phạm thì không đạt được mục đích giáo dục.Giao tiếp sư phạm là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách người thầy giáo và học sinh. Trong quá trình giao tiếp này người thầy sẽ truyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của xã hội, bản thân....để học sinh tiếp thu và dần dần bồi dưỡng cho nhân cách phát triển tích cực. Bản thân người giáo viên khi trao đổi, chia sẻ với trò sẽ tự rút ra những phẩm chất cần bồi đắp thêm để hoàn thiện nhân cách, phong cách giao tiếp, tâm lý cho chính mình.Và trong giao tiếp sư phạm thì không thể nào không nhắc đến phong cách giao tiếp sư phạm. Và đây là điều mà tác giả quan tâm. Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phong cách giao tiếp sư phạm và phương hướng rèn luyện của giảng viên” làm tiểu luận môn của mình để đi tìm hiểu phong cách giao tiếp sư phạm và từ đó đề ra phương hướng rèn luyện trong phong cách giao tiếp sư phạm.

TIỂU LUẬN MÔN: GIAO TIẾP SƯ PHẠM Đề tài: Phong cách giao tiếp sư phạm và phương hướng rèn luyện của giảng viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG: 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1 Khái niệm phong cách giao tiếpsư phạm .2 1.2 Các loại phong cách giao tiếp sư phạm 4 1.3 Các yếu tổ ảnh hướng đến phong cách giao tiếpsư phạm 8 1.4 Phương hướng rèn luyện phong cách sư phạm của giảng viên 9 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 MỞ ĐẦU Albert Einstein - một nhà vật lý lý thuyết người Đức đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ra những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình Trong đó giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học.Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm, không có giao tiếp sư phạm thì không đạt được mục đích giáo dục Giao tiếp sư phạm là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách người thầy giáo và học sinh Trong quá trình giao tiếp này người thầy sẽ truyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của xã hội, bản thân để học sinh tiếp thu và dần dần bồi dưỡng cho nhân cách phát triển tích cực Bản thân người giáo viên khi trao đổi, chia sẻ với trò sẽ tự rút ra những phẩm chất cần bồi đắp thêm để hoàn thiện nhân cách, phong cách giao tiếp, tâm lý cho chính mình Và trong giao tiếp sư phạm thì không thể nào không nhắc đến phong cách giao tiếp sư phạm Và đây là điều mà tác giả quan tâm Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phong cách giao tiếp sư phạm và phương hướng rèn luyện của giảng viên” làm tiểu luận môn của mình để đi tìm hiểu phong cách giao tiếp sư phạm và từ đó đề ra phương hướng rèn luyện trong phong cách giao tiếp sư phạm 1 NỘI DUNG: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm phong cách giao tiếpsư phạm Theo từ điển Tiếng Việt, phong cách là những lề lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay loại người nào đó Trong nhiều tài liệu, phong cách thường được hiểu theo các góc độ sau: - Phong cách là nhân tế quan trọng trong hoạt động, nó gắn liền với kiểu người và nghệ thuật hoạt động đó - Phong cách không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức hoạt động mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động của người đó - Phong cách là phương pháp hoạt động, là cách thức làm việc của con người - Phong cách là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động ở một con người cụ thể được quy định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân người đó - Phong cách là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy 3 dấu hiệu cơ bản sau của phong cách: - Hệ thống những phương pháp, thủ thuật phản ánh hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân - Hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa cá nhân - Sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật giúp cá nhân thích nghỉ với môi trường xã hội Phong cách là một hiện tượng hoàn toàn cụ thể, không lặp lại ở ngườikhác một cách đầy đủ với mọi chỉ tiết Phong cách là sự bộc lộ phẩm chất vànăng lực kết tỉnh trong hành vi của con người Việc phát triển những 2 phẩm chấtvà năng lực sẽ là tiền đề quy định việc hoàn thiện phong cách Phong cáchkhông tự phát hình thành mà nó là quá trình luôn phát triển đưới tác động củanhững điều kiện chủ quan và khách quan: do giáo đục, môi trường, hoạt động cánhân và sự tự rèn luyện Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp,thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ôn định, bền vững của giảngviên trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội những tri thức khoa học,vốn-sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học Tuy nhiên, nói đến phong cách giao tiếp sư phạm chúng ta không chỉ chúý tới mặt kỹ thuật, thủ thuật mà còn là toàn bộ nhân cách của chủ thể giao tiếp Phong cách giao tiếp sư phạm vừa có phần ổn định, tương đối bền vững,vừa có phần linh hoạt, cơ động Phần ổn định, tương đối bền vững bao gồm những tác phong, những hànhvi tương đối ôn định, bền vững do tính chất của hệ thần kinh và giác quan, docác phản xạ có điều kiện đã được củng cố khá bền vững.: quy định nên Điềuđó có nghĩa là những tác phong, những hành vi tập nhiễm lâu ngày đã đượccủng cố trở thành thói quen rất khó xoá bỏ Ngay cả dáng đi, đáng đứng, dángngồi, cử chỉ, điệu bộ, đều góp phần quan trọng hình thành nên phong cách cánhân Khi giao tiếp với người khác thì dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ , sẽthể hiện sự văn minh, lịch sự hay thiếu lễ độ, thô lỗ.Mặt khác, quan hệ xã hộiđược củng cố lâu ngày cũng sẽ tạo ra thói quen giao tiếp Những thói quen giaotiếp này là một bộ phận của phong cách giao tiếp của con người Phần ỗn định,tương đối bền vững của phong cách sư phạm thể hiện: Những phương pháp, thủthuật tiếp nhận, phân ứng của chủ thể giao tiếp là tương đối như nhau trongnhững tình huống khác nhau Bởi vậy, phong cách giao tiếp sư phạm tạo nênnhững điểm khác biệt giữa các cá nhân Dựa-vào 3 những dấu hiệu ổn định nàymà các chủ thẻ giao tiếp (giảng viên và sinh viên) hiểu và có những phản ứnggiao tiếp đáp lại phù hợp Phần linh hoạt: Đó là những hành vi, cử chỉ rất linh hoạt và cơ động xuấthiện bất thường để giúp con người mau chóng thích nghỉ với sự biến động củamôi trường sống Sự thay đổi của môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi phong cách giao tiếp của con người Sự thay đổi các quan hệ xã hội làmcho phong cách giao tiếp của con người cũng biến đổi theo bởi vì sự thay đôicác quan hệ xã hội buộc con người phải có cách ứng xử cho phù hợp Phản linhhoạt, cơ động của phong cách giao tiếp sư phạm thể hiện: Trong một số trườnghợp cụ thể, tình huống cụ thể, những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phảnứng hành động của chủ thể giao tiếp có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh,tình huống cụ thể đó Trong giao tiếp sư phạm, những biểu hiện này được xemlà sự khéo léo ứng xử sư phạm của người giảng viên trong từng hoàn cảnh cụthể, từng đối tượng cụ thể giúp cho người giảng viên thích ứng với môi trườngsống đa dạng và luôn thay đổi, hoạt động giáo dục của họ đạt được hiệu quả cao Phong cách giao tiếp sư phạm có vai trò quan trọng trong việc thành bạicủa người giảng viên Trong lớp học, phản ứng đầu tiên của sinh viên đối vớihoạt động đạy học và giáo dục là phản ứng với phong cách người giảng viên Phong cách giao tiếp sư phạm thích hợp và đáp ứng được xu thế của tập thể haykhông sẽ tác động trực tiếp đến sự hào hứng học tập, sức sáng tạo của sinh viêntrong hoạt động học tập Chính vì phong cách giao tiếp sư phạm có ý nghĩa quantrọng như vậy nên người giảng viên cần tìm hiểu để lựa chọn cho mình phongcách giao tiếp sư phạm thích hợp và hiệu quả 1.2 Các loại phong cách giao tiếp sư phạm Theo R.N Creso (Mỹ), có ba nhóm phong cách: + Giảng viên hướng hành vi của mình vào sự phát triển trí tuệ của sinhviên: Thường xuyên yêu cầu và kiểm tra, chỉ quan hệ chính thức, giảng 4 tốt bộmôn là được sinh viên kính trọng + Kiểu giảng viên có thiện ý: Trong quá trình giảng đạy, hợ có ảnh hưởngđến toàn bộ nhân cách người học, tập trung phát triển các phẩm chất xã hội đểthiết lập mối quan hệ với người học, cố gắng hiểu họ và có thể giúp đỡ từngngười học trong số đó + Một số giảng viên hạn chế thiện chí của mình với một số người học cólựa chọn và thường là người học có năng học tập hơn Tác giả cũng chia raba loại người học có ảnh hưởng tới tính chất mốiquan hệ giữa giảng viên và sinh viên: + Người học được giáo dục trong những gia đình thuận lợi thì dễ dàngtham gia vào tập thẻ, tích cực và cởi mở Người học được giáo dục trong gia đình không thuận lợi thì không muốn tiếp xúc với bạn bè và có thái độ thù địch + Người học có phản ứng nhanh và sáng tạo Tác giả cũng cho rằng không có khả năng để giáo viên xây dựng thái độtốt như nhau đối với mỗi người học Nhưng thái độ có hiệu quả nhất có thể có ởgiảng viên A với nhóm người học A, giảng viên B với nhóm người học B, giảngviên C với nhóm người bọc C Mỗi nhóm người học có thể tìm những giảngviên làm thoả mãn những nhu cầu giao tiếp của họ và làm địu đi những gì khôngđứng xuất hiện trong quá trình quan hệ với những giảng viên khác Dựa trên kết quả của Creso, D Dabakolxki (Ba Lan) đã lý giải theo quanđiểm lý luận bình quân các mối quan hệ liên nhân cách: AA, BB, CC là sự kếthợp bình quân nhằm bổ sung lẫn nhau, còn AB, BC sẽ gây xung đột và khôngcân bằng - Xu hướng nhân cách người giảng viên có ảnh hưởng đến đặc điểm mốiquan hệ giảng viên- sinh viên Những động cơ ưu thế ổn định tạo ra xu hướngnhân cách Thái độ của con người với mình, đối với người khác, đối với việcthực hiện nhiệm vụ có ý nghĩa cơ bản nhất để xác định xu hướng nhân cách Cóba loại xu hướng: Xu hướng cá nhân, xu hướng xã hội và xu hướng 5 thực hiện các nhiệm vụ Do đó, cũng có thể gọi là các kiểu nhân cách Xu hướng thứ nhấttạo nên bởi động cơ có lợi cho cá nhân, coi thường đồng nghiệp,công việc cầnthực hiện và chỉ nhìn thấy trước hết là khả năng thoả mãn những kỳ vọng củamình, không quan tâm đến quyền lợi của người khác và của xã hội Hai loại xuhướng sau tạo nên kiểu nhân cách xã hội hoặc là hướng chú ý vào các vẫn đềcủa người khác hoặc vào thực hiện nhiệm vụ Các tác giả cho rằng sự phát triển các kỹ thuật giao tiếp chịu ảnh hưởngvà bị chỉ phối bởi nguồn gốc sâu xa hơn là các đặc điểm xu hướng nhân cáchhay các cấu trúc động cơ của cá nhân Tuỳ những phẩm chất tâm lý chiếm ưuthế trong nhân cách của người giảng viên mà tạo nên các kiểu quan hệ giữagiảng viên và sinh viên Nhìn chung, đa số các nhà Tâm lý học chia phong cách giao tiếp sư phạmlàm 3 loại: Phong cách dân chủ, phong cách độc đoán, phong cách tự do 1.2.1 Phong cách dân chủ Thể hiện ở việc giảng viên coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốnsống, vốn kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, mức độtích cực của người học Giảng viên ý thức được điều đó và hành động ứng xửcũng theo nội dung trên, nhờ đó mà dự đoán đúng, chính xác mức độ phản ứng,hành động của người học trong và sau quá trình giao tiếp Phong cách dân chủ còn thể hiện ở sự lắng nghe nguyện vọng, ý kiến củangườihọc Những đề nghị chính đáng của sinh viên được giảng viên đáp ứngkịp thời về hành động hoặc có lời giải thích rõ ràng Luôn gần gũi, thân mật vớicác em, có biện pháp kịp thời giải quyết đúng, chính xác những vướng mắctrong quan hệ học tập và sinh hoạt Từ đó, tạo niềm tin yêu, kính trọng ở ngườihọc với giảng viên Giảng viên thiết lập được mối quan hệ tốt với người học sẽdễ dàng đạt kết quả cao trong hoạt động sư phạm của mình Phong cách dân chủtạo ra ở người học tính độc lập, sáng tạo, sự ham mê hiểu biết, kích thích hoạtđộng nhận thức Người học thấy Tõ vị trí, vai trò cá nhân của mình 6 trong học tập,trong các nhóm bạn bè Ý thức được trách nhiệm, bổn phận của chính mình lànguồn gốc của tự ý thức, tự giáo dục, tự rèn luyện mình để nhân cách càng pháttriển và hoàn thiện theo yêu cầu của xã hội Phong cách dân chủ trong tiếp xúc với người học không cónghĩa là nuông chiều thái quá, không tính đến những yêu cầu ngày càng cao củanhiệm vụ học tập, rèn luyện tư tưởng và các phẩm chất đạo đức theo mục tiêuđào tạo Dân chủ cũng không có nghĩa là quá để cao cá nhân hoặc theo đuôinhững đòi hỏi không xuất phát từ lợi ích chung của mọi người học, của tập thể,của nhà trường Dân chủ không phải là xoá đi ranh giới giữa thầy và trò, “cá mèmột lứa” mà càng phải tôn sư trọng đạo Nhiều thực nghiệm khoa học và quansát nghề nghiệp đã chứng minh rằng phong cách dân chủ trong giao tiếp sưphạm mang lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục 1.2.2 Phong cách độc đoán Nội dung của phong cách này xuất phát từ nội dung công việc, học tậphoặc hoạt động xã hội Giảng viên thường xem nhẹ những đặc điểm riêng vềnhận thức, cá tính, nhu cầu, động cơ, hứng thú của người học do đặt mục đíchgiao tiếp thường xuyên xuất phát từ công việc một cách cứng nhắc Khía cạnh khác của phong cách này thường thể hiện cách đánh giá vàhành vi ứng xử đơn phương, một chiều xuất phát từ ý kiến chủ quan của bảnthân Chẳng hạn: Giảng viên cho rằng người học bây giờ lười nhác, vô lễ hơntrước đây Đáp lại thái độ ứng xử và hành vi độc đoán, quan liêu của thầy cô,người học hình thành tâm thế chống đối ngầm Căng thắng hơn thì thờ ơ, lãnhđạm hoặc có thực hiện công việc chỉ là khiên cưỡng, không hứng thú, say mê,quá đáng hơn là chống đối ra mặt Tuy nhiên, phong cách độc đoán cũng có tácdụng nhất định Đối với những công việc đòi hỏi trong thời gian ngắn, phải cónhững giải pháp dứt khoát, kiên quyết, cứng rắn phong cách này tương đối phùhợp Giảng viên có phong cách này thường bị người học đánh giá là khô khan,cứng, người của công việc, nhưng họ cũng thường là những người trung thực,thẳng thắn 7 1.2.3 Phong cách tự do Bản chất của phong cách này là thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ ứng xửcủa giảng viên đối với người học dễ thay đổi trong những hoàn cảnh giao tiếpthay đổi Phong cách này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt đôi khi pha lẫn sự khéo léo đối xử sư phạm Đặc trưng của nó là dễ đàng thay đổi mục đích, nội dung,thậm chí cả đối tượng giao tiếp Phong cách này phát huy được tính tích cực củangười học, kích thích người học tư duy độc lập, sáng tạo, làm người học thấythoải mái Trong phong cách này, giảng viên đôi khi không làm chủ được cảm xúc của mình :trong tâm trí họ nhữngquy địnhnghiêm ngặt về quan hệ giữagiảng viên và sinh viên bị coi nhẹ Thường người có phong cách này hay dễ đãiđến mức quá đáng nên người học đễ có hành vi ứng xử vô lễ, coi thường Ba loại phong cách giao tiếp sư phạm trên đây đều có những ưu điểm vàhạn chế nhất định Trong thực tế, phần đông các giảng viên thể hiện sự pha trộncả ba loại phong cách này 1.3 Các yếu tổ ảnh hướng đến phong cách giao tiếpsư phạm 1.3.1 Yếu tố chủ quan Phong cách giao tiếp sư phạm là hệ thống các phương pháp của ngườigiảng viên tác động đến sinh viên, các thức tác động đó như thế nào trước hếtphụ thuộc vào giảng viên: đó là cá tính, định hướng giá trị, năng lực, kinhnghiệm của người giảng viên Tuỳ thuộc vào cá tính, mỗi người sử dụng một phong cách giao tiếp nàođó Nếu giảng viên là người có tính quyết đoán, đám nghĩ, đám làm sẽ chọnphong cách mệnh lệnh, độc đoán Còn người giảng viên sẵn sàng lắng nghe ýkiến của sinh viên, tôn trọng và phát huy tính sáng tạo của sinh viên sẽ thiên vềphong cách giao tiếp dân chủ Phong cách giao tiếp sư phạm có thể một phần là kết quả kinh nghiệmtrong quá trình giảng dạy, đo họ quen thuộc với phong cách giao tiếp đó 8 Người giảng viên không thành thành công trong hoạt động sư phạm nếuhọ không tính đến những yếu tố thuộc về cá nhân, phẩm chất, năng lực củamình Hiểu rõ mình có khuynh hướng sử dụng phong cách giao tiếp nào người, giảng viên mới có thể phát huy hếtsở trường của mình khi sử dụng phongcáchgiao tiếp ưa thích và phù hợp với tập thể sinh viên 1.3.2 Yếu tổ khách quan - Môi trường sư phạm: Đặc biệt nhắn mạnh mối quan hệ giữa giảng viên vàsinh viên Môi trường ở đây được hiểu là các tình huống dạy học do giảng viêntạo ra cho sinh viên hoạt động, cải biến và thích nghỉ Căn cứ vào tính chất củanội dung tri thức và khả năng của sinh viên, trong tình huống lớp học cụ thể,giảng viên xây đựng tình huống dạy học Tính chất hoạt động của tập thể: Đối với những tập thể lớp học mà ý thứcxã hội phát triển ở trình độ cao, trình độ nhận thức xã hội tốt, tinh thần học tậptích cực thì phong cách giao tiếp dân chủ được thúc đây Tình huống sư phạm: Sự xuất hiện những tình huống sư phạm có ảnhhưởng đến phòng cách giao tiếp của giảng viên Giảng viên phải có những ứngxử linh hoạt, kịp thời, có những thay đổi hợp lý và sẵn sàng đối phó với nhữngtình huống xảy ra Mỗi phong cách giao tiếp sư phạm là kếtquả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện Các phong cách đều có sự thayđổi tuỳ theo hoàn cảnh, trong khi cá tính con người ít thay đổi 1.4 Phương hướng rèn luyện phong cách sư phạm của giảng viên Phong cách giao tiếp sư phạm thích hợp và đáp ứng được xu thế của tập thể haykhông sẽ tác động trực tiếp đến sự hào hứng học tập, sức sáng tạo của sinh viêntrong hoạt động học tập Chính vì phong cách giao tiếp sư phạm có ý nghĩa quantrọng như vậy nên người giảng viên cần tìm hiểu để lựa chọn cho mình phongcách giao tiếp sư phạm thích hợp và hiệu quả Vì vậy, tác giả đề xuất một số phương hướng như sau: 9 - Giảng viên nên xem xét hững đề nghị chính đáng của sinh viên, để đáp ứngkịp thời về hành động hoặc có lời giải thích rõ ràng - Giảng viên nên chủ động gần gũi, thân mật với các em, có biện pháp kịp thời giải quyết đúng, chính xác những vướng mắc trong quan hệ học tập và sinh hoạt - Giảng viên không nên có thái độ xử phạt, học sinh, sinh viên vội vã, mà cần đánh giá khách quan - Giảng viênnên có sự pha trộncả ba loại phong cách tự do, dân chủ, độc đoán tùy vào từng hoản cảnh để giải quyết các vấn đề 10 KẾT LUẬN Cuộc đời đi học trong nhà trường của mỗi người kéo dài trên dưới 20 năm và trong khoảng thời gian đó, mỗi cá nhân với tư cách là người học hay còn gọi là học sinh, được tiếp xúc, học hỏi với rất nhiều nhà giáo dục khác nhau và ở các trình độ khác nhau, bao gồm từ giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục cho đến các lực lượng giáo dục khác Phong cách giao tiếp sư phạm có vai trò quan trọng trong việc thành bạicủa người giảng viên Trong lớp học, phản ứng đầu tiên của sinh viên đối vớihoạt động đạy học và giáo dục là phản ứng với phong cách người giảng viên.Vì vậy, trong hoạt động sư phạm, phong cách giao tiếp sư phạm của nhà giáo dục với sinh viên nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp thu những tri thức khoa học trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà loài người đã tích lũy được theo phương pháp nhà trường Qua đó các loại tri thức mà sinh viên đã tiếp thu trở thành công cụ, phương tiện tác động vào thế giới xung quanh, đồng thời tác động vào bản thân mỗi sinh viên Trong quá trình đó, các phẩm chất và năng lực (nhân cách) từng bước được hình thành và phát triển ngày càng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân Nói cách khác, phong cách giao tiếp sư phạm là điều kiện không thể thiếu thực đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên, đảm bảo cho các em một cuốc sống thực sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội Theo nghĩa đó, giáo viên, giảng viên cần có phong cách giao tiếp dân chủ coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốnsống, vốn kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, mức độtích cực của người học Thông qua giao tiếp sư phạm, giảng viên có thể đánh giá được những mặt mạnh cũng như hạn chế của mình về ngôn ngữ, về trình độ chuyên môn và xã hội, về kinh nghiệm, vốn sống của bản thân để thay đổi để phù hợp hơn với từng lớp, từng thế hệ các em học sinh khác nhau. Trong phong cách giao tiếp sư phạm, 11 giảng viên cần có thái độ độ lượng với các em sinh viên, không nên dùng lời lẽ để xúc phạm các em Không nên có thái độ xử phạt, học sinh, sinh viên vội vã, mà cần đánh giá khách quan 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hoàng Anh (Chủbiên), (2004), Giáo trình tâm lý họcgiao tiếp, NXBĐHSP 2.Nguyễn ThịThanh Bình,Vũ Thị NgọcTú, (2018) Giao tiếp sư phạm,NXBĐHSP 3 NguyễnSinh Huy – Trần TrọngThủy, (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp 4 Lê Công Hoàn,Hoàng Anh, (1992), Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm, NXBĐHSPHà Nội 5 LýMinh Hằng, (2020), Giao tiếp sư phạm, Nxb Học viện Báo chí và Tuyên truyền 6 Huỳnh Văn Sơn, (2011), Tâm lý học giao tiếp, NXB ĐHSP TPHCM 7 GS Nguyễn Văn Lê,(1995), Sự giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục 13

Ngày đăng: 13/04/2023, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w