Năm 2007, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt Bỉ đã tổ chức tiếp cận và phổ biến cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mang tínhứng dụng cao trên cơ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hà nội, tháng 7/2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGYỄN THÚY HỒNG - PHAN THỊ LẠC - ĐỖ HƯƠNG TRÀ
HOÀNG THỊ KIM THÚY - NGUYỄN NGỌC ÂN
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là nhiệm vụ của giáo viêncác trường phổ thông nói chung và giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên nóiriêng Khác với giảng viên các trường đại học, giáo viên phổ thông và trung tâm giáo dụcthưòng xuyên không có quy định cụ thể về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Thay vào đó,hàng năm họ phải đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng, phổ biến cho đồngnghiệp và được gọi là sáng kiến kinh nghiệm Thực tế cho thấy, phần lớn các sản phẩmsáng kiến kinh nghiệm thời gian qua tính ứng dụng không cao mà chủ yếu là phục vụ mụcđích xét thi đua Chính vì thế, rất cần có một hướng dẫn cụ thể để đúc rút những kinhnghiệm của việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giáo viên phổ thông vàgiáo dục thưòng xuyên để nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học vào thực tiễn giáo dục
ở các cấp bậc học một cách hiệu quả
Năm 2007, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt Bỉ đã
tổ chức tiếp cận và phổ biến cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mang tínhứng dụng cao trên cơ sở lý thuyết ACTION RESEARCH do Tiến sỹ KrisTan – chuyêngia giáo dục, quốc tịch Hồng Kông và nhóm chuyên gia giáo dục trong nước soạn thảo.Đây là phương pháp nghiên cứu với mục đích cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục vàdạy học phù hợp với các cấp học phổ thông và hiện đã có giáo viên của rất nhiều nướctrên thế giới và trong khu vực áp dụng hiệu quả
Từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến lý thuyết này đến tất cả giáo viêncác cấp học phổ thông trong đó có giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên với têngọi Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) Trong thời gian tới, với yêucầu phát triển nghề nghiệp liên tục, việc thực hiện các NCKHSPƯD sẽ trở thành quy địnhđối với giáo viên các cấp bậc học Nó có thể thay thế cho các sáng kiến kinh nghiệm đã
và đang thực hiện bởi tính ứng dụng, tính quy chuẩn và đặc biệt là việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong nghiên cứu và phổ biến của các nghiên cứu này Khi thực hiệnNCKHSP ƯD người giáo viên sẽ thấy rõ:
- Khả năng ứng dụng cao của một nghiên cứu khoa học trong lớp học, trong trung tâmgiáo dục thường xuyên cấp huyện, cấp tỉnh
- Những ưu điểm nổi trội của cách làm này với các nghiên cứu khoa học giáo dụctruyền thống đang được phổ biến, đặc biệt đối với giáo viên các trung tâm giáo dụcthường xuyên trong điều kiện họ thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục người học là chủyếu, không có các quy định cứng về nghiên cứu khoa học
- Giáo viên khi thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn này, họ cóthể tham khảo các kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp và phổ biến kết quả của mìnhtrong phạm vi lớp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, cấp tỉnh, vùng, trên cả nước
và phạm vi quốc tế
Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-BGDĐT ngày 30/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn bài
Trang 4giảng tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho cán bộ quản lý
và giáo viên trung tâm giáo dục thưòng xuyên năm 2013
Tài liệu gồm các nội dung sau:
Bài 1 Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
Bài 2 Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu;
Bài 3 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu;
Bài 4 Thu thập dữ liệu phục vụ cho việc NCKHSPƯD;
Bài 5 Phân tích kết quả nghiên cứu
Bài 6 Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài NCKHSPƯD
Trong quá trình biên soạn, với kinh nghiệm xây dựng tài liệu và trực tiếp tập huấntrong thời gian qua, các tác giả đã thiết kế bài giảng phương pháp NCKHSPƯD với cáchoạt động cụ thể, phù hợp trong một khóa tập huấn cho đối tượng là CBQLGD và giáoviên các trung tâm giáo dục thường xuyên Các hoạt động được thiết kế trong tài liệunhằm giúp CBQL và giáo viên giáo dục thường xuyên gặp thuận lợi khi tiếp cận và sửdụng, phổ biến lý thuyết NCKHSPƯD cho đồng nghiệp Phần thông tin phản hồi trongmỗi hoạt động có sử dụng tài liệu chính thức của dự án Việt Bỉ - Nhà xuất bản Đại học sưphạm (2009) và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà xuất bản Đại học quốc gia(2011) Hy vọng rằng, tập bài giảng này sẽ giúp cho các thầy cô hiểu, tự tin và chủ độngtiến hành các NCKHSPƯD phục vụ cho công việc của mình, góp phần từng bước nângcao chất lượng dạy học và giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên
Trong quá trình triển khai tại địa phương, nếu cần thông tin thêm hoặc sự hỗ trợ, xinliên hệ với Ban soạn thảo qua địa chỉ:
Đ/c Hoàng Thị Kim Thúy - Cục NG&CBQLCSGD - ĐT: 04.36230502 – DĐ:
Trang 5Bài mở đầu ……… 7
Bài 1 Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ……… 10
Bài 2 Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ………. 17
Bài 3 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu ……… 28
Bài 4 Thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dựng ……… 36
Bài 5 Phân tích kết quả nghiên cứu……… 46
Bài 6 Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dựng … 63
Phần hai: Phụ lục tham khảo Phụ lục 1: Hướng dẫn cách sử dụng các công thức tính toán trên phần mềm excel ……… 75
Phụ lục 2: Mẫu báo cáo……… 83
Phụ lục 3: Mẫu kế hoạch NCKHSPUD……… 84
Phụ lục 4: Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPUD……… 85
Phụ lục 5: Một số đề tài minh họa……… 87
Trang 7BÀI MỞ ĐẦU
Mục tiêu:
- Tạo không khí thân thiện cho lớp tập huấn
- Chia sẻ suy nghĩ, nhu cầu và mong đợi về khóa tập huấn
- Xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn
- Thống nhất nội quy khóa tập huấn
Thời gian thực hiện: 30 phút
Nội dung:
1 Giới thiệu, làm quen
2 Mong đợi của học viên
3 Giới thiệu mục tiêu, phương pháp và nội dung tập huấn
4 Xây dựng nội quy lớp tập huấn
5 Kiện toàn tổ chức lớp học
Tài liệu và phương tiện:
- Bài giảng phương pháp NCKHSƯD
- Máy chiếu Projector
- Bút dạ, giấy Ao, băng keo
Hoạt động: Giới thiệu làm quen và tổ chức lớp học
Mục tiêu:
- Giảng viên và học viên làm quen để hiểu rõ đối tượng, từ đó có cách tổ chức tậphuấn hiệu quả
Trang 8- Tạo không khí thân mật, cởi mở trong lớp học.
- Học viên hiểu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn của lớp tập huấn
- Ổn định tổ chức lớp tập huấn
Các bước tiến hành:
Bước 1 Giảng viên chào mừng các học viên tham gia tập huấn Giảng viên, trợ
giảng và học viên tự giới thiệu về bản thân mình
Bước 2 Học viên ngồi theo nhóm, thảo luận, nêu ra những mong đợi của nhóm
mình tại khóa tập huấn
Bước 3 Giảng viên chiếu Powerpoint và giới thiệu về mục tiêu, nội dung của khóa
tập huấn, các phương pháp được sử dụng tại lớp tập huấn
Bước 4 Xây dựng nội quy lớp tập huấn Để lớp tập huấn đạt hiệu quả như mong
đợi, mỗi nhóm trao đổi và đề xuất 3 điều nên làm và 3 điều không nên làm tại lớp tậphuấn Giảng viên ghi cụ thể và coi đó là nội quy do học viên tự thống nhất và đảm bảothực hiện trong suốt quá trình tham gia tập huấn Nội quy này được ghi lên giấy Ao vàtreo tại lớp học Tất cả học viên đều có nhiệm vụ thực hiện, điều chỉnh, bổ sung
Bước 5 Cử học viên làm cán bộ lớp để điều hành và hỗ trợ giảng viên trong suốt
quá trình tập huấn
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG
1 Mục tiêu khóa tập huấn:
Sau khi học viên hoàn thành khóa tập huấn sẽ:
- Hiểu rõ bản chất của phương pháp NCKHSPƯD, biết quy trình và cách thức tiếnhành một NCKHSPƯD
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu khoahọc/sáng kiến kinh nghiệm hiện vẫn đang thực hiện tại các trung tâm giáo dục thườngxuyên với NCKHSPƯD
- Có kỹ năng thực hiện được các NCKHSPƯD tại các trung tâm giáo dục thườngxuyên
- Có kỹ năng tập huấn lại cho đồng nghiệp và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện cácNCKHSPƯD
- Có ý thức phổ biến và tổ chức triển khai NCKHSPƯD trong trung tâm GDTX
Trang 92 Nội dung tập huấn
Bài 1 Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài 2 Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Bài 3 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Bài 4 Thu thập dữ liệu phục vụ cho NCKHSPƯD
Bài 5 Phân tích kết quả nghiên cứu
Bài 6 Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài NCKHSPƯD
3 Phương pháp tập huấn:
- Cùng tham gia, hợp tác và chia sẻ trách nhiệm: Học viên tự nghiên cứu tài liệu,trao đổi, thảo luận nhóm; giảng viên thuyết trình,hướng dẫn, giải thích các vấn đề liênquan
Trang 10Bài 1.
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MỤC TIÊU
Tham gia tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
- Hiểu thế nào là NCKHSPƯD, lý do mà giáo viên tại các TT GDTX phải thực hiệnNCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình
- Phân tích được sự khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu khoa học giáo dục truyềnthống, sáng kiến kinh nghiệm đã từng thực hiện với NCKHSPƯD
- Có ý thức tự tiến hành NCKHSPƯD và phổ biến, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiệncác NCKHSPƯD trong quá trình dạy học và giáo dục học viên
Phương tiện/ đồ dùng/tài liệu:
Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
Bút, giấy A4/giấy màu
Bước 1 (15 phút) Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 1 để trả
lời các câu hỏi:
1 NCKHSPƯD là gì? Ví dụ
2 Tại sao giáo viên và CBQLGD các trung tâm giáo dục thường xuyên phải thựchiện các NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình?
Trang 11Bước 2 (15 phút) Học viên trao đổi, thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận
ra giấy A4
Bước 3 (30 phút)
- Các nhóm chia sẻ thông tin
- Giảng viên bổ sung và kết luận
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 1
1 NCKHSPƯD là gì?
NCKHSPƯD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục Nghiên cứu để thực hiện
và đánh giá một tác động/can thiệp sư phạm Tác động/can thiệp đó có thể là việc kiểmchứng tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học khác, sử dụng sách giáo khoatheo kiểu riêng, áp dụng phương pháp quản lý khác, triển khai chính sách mới, sử dụngcông cụ mới vv… do giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Người thực hiện NCKHSPƯDvừa phải tiến hành thực nghiệm, đồng thời kiểm chứng kết quả và đánh giá ảnh hưởng củatác động/can thiệp đó một cách khoa học để quyết định xem có nên sử dụng và phổ biếncan thiệp/tác động đó hay không
NCKHSPUD là một công cụ để từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáodục học sinh trong mỗi nhà trường, đảm bảo hiệu quả, ứng dụng được các thành tựu củacông nghệ thông tin, khoa học máy tính, dễ thực hiện, được giáo viên, cán bộ quản lý giáodục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện
Ở Việt Nam, lý thuyết này được Dự án Việt Bỉ tiếp cận, Bộ Giáo dục và Đào tạophổ biến từ năm 2009 Kết quả cho thấy: Đây là một cách làm mới, thú vị, hấp dẫn, phùhợp với giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học phổ thông Giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục coi đây là hành trang cần thiết của mình Nó giúp cho giáo viên cải tiến, nângcao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh của mình một cách thường xuyên Nó giúp chocán bộ quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý nhà trường
Xu hướng hiện nay trên thế giới, NCKHSPƯD là một phần trong phát triển chuyênmôn của giáo viên trong thế kỷ 21 Khi thực hiện NCKHSPƯD, giáo viên sẽ lĩnh hội các kỹnăng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác
“Nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) là cách tốt nhất để xác định và điều tra những
vấn đề giáo dục tại chính nơi mà vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học - tại trường học Thông qua
Trang 12việc tích hợp nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) vào các bối cảnh này và để những ngườiđang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ
được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, 2000)
NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiềulợi ích, vì:
a) Tạo cho giáo viên biết cách tư duy mang tính hệ thống nhằm giải quyết nhữngvấn đề trong hoạt động chuyên môn và quản lý để hướng tới sự phát triển của nhà trường;
b) Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định chuyênmôn;
c) Hỗ trợ giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá;
d) Hình thành, phát huy ý thức tiến bộ về nghề nghiệp của mỗi giáo viên và cán bộquản lý giáo dục, đồng thời, giúp họ vững tin để cam kết sự tiến bộ trong suốt quá trìnhthực hiện các công việc nghề nghiệp của mình;
đ) Tác động trực tiếp lên việc dạy - học và quản lý;
g) Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên Giáo viên tiến hànhNCKHSPƯD sẽ tự tin khi tiếp nhận các lý thuyết mới, luôn có ý thức sáng tạo và đảmbảo việc dạy học theo chương trình với thái độ tích cực
NCKHSPƯD gắn với một tác động hoặc can thiệp Trong rất nhiều tình huống,người thực hiện NCKHSPƯD sẽ đánh giá hiệu quả của một hành động hoặc can thiệpđược thực hiện trong lớp học hoặc trường học Khi giáo viên, cán bộ quản lý tiến hànhnghiên cứu hệ thống để đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về kết quả của các hoạtđộng này, nó được gọi là NCKHSPƯD NCKHSPƯD là việc thực hiện các nghiên cứunhỏ, dễ thực hiện, dễ kiểm chứng và có thể thực hiện liên tiếp trong một khoảng thời gianngắn, nhiều kết quả nhỏ sẽ đưa đến hiệu quả lớn Các nghiên cứu tác động quy mô nhỏnày đang dần chiếm ưu thế trong các trường học để tăng cường hiệu quả của việc dạy học
và quản lý
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các trung tâm giáo dục thường xuyên quátrình thực hiện nhiệm vụ quản lý, dạy học và giáo dục của mình luôn đứng trước những tìnhhuống, những vấn đề cần phải giải quyết
Ví dụ:
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học viên tại các trung tâm
GDTX?
- Vì sao học viên thường xuyên đi học muộn?
- Vì sao học viên khó tiếp thu bài giảng ở một số phần học trong chương trình?
Trang 13- Vì sao kết quả học tập của học viên không cao?
- Tại sao nội dung của một số phần trong chương trình không thực sự phù hợp vớihọc viên vùng địa lý mà ta đang đảm nhận vv…
Đứng trước những hiện tượng, tình huống, vấn đề đó, giáo viên có trách nhiệm và
ý thức là người phải luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách tháo gỡ khó khăn, cải thiện, làm tốthoặc tốt hơn nữa các hiện trạng đó Việc suy nghĩ và đưa ra cách làm/biện pháp mới thaythế cho các cách làm/biện pháp cũ chính là việc thiết kế các can thiệp, các tác động sưphạm nhằm cải thiện hiện trạng Việc tiếp theo là tiến hành thử nghiệm cách làm mới đóxem có hiệu quả không và hiệu quả ở mức độ nào Kết quả của thử nghiệm trả lời câu hỏi:Cách làm mới có tốt không? nên hay không nên sử dụng cách làm mới thay thế cho cáchlàm cũ?
Việc suy nghĩ cải thiện chất lượng dạy học và giáo dục không phải là công việc chỉđược thực hiện trong một thời gian xác định nào đó và
không phải chỉ nhằm để báo cáo thành tích phục vụ cho
việc thi đua khen thưởng Nó được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên,
làm cho chất lượng dạy học và giáo dục được nâng cao
mỗi ngày Đó là một quy trình khép kín và liên tục Kết
thúc một nghiên cứu này là sự bắt đầu cho một nghiên cứu
mới Quy trình đó bắt đầu từ việc suy nghĩ về thực trạng
đang diễn ra, thử nghiệm cách làm mới thay thế cho cách
làm cũ và kiểm chứng xem kết quả thế nào, việc suy nghĩ
để tiếp tục cải thiện thực trạng lại được tiếp tục
2 Tại sao giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trung tâm giáo dục thường xuyên cần phải thực hiện NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình?
1 Điều 23 trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thườngxuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của BộGiáo dục và Đào tạo quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên trung tâm giáo dục thườngxuyên có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và
Điều 23 này
2 Thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo" mỗi giáo viên luôn phải sáng tạo trong công tác dạy học và giáo dục học
Trang 14viên Những sáng tạo đó phải đảm bảo tính ứng dụng trong thực tiễn và được kiểm chứngmột cách khoa học, được đồng nghiệp công nhận NCKHSPƯD là công cụ tin cậy giúpgiáo viên, CBQLGD tự tin khi thực hiện cuộc vận động.
3 Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định mỗi giáo viên khi tham gia thi giáoviên dạy giỏi các cấp đều phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc NCKHSPƯD đã được ápdụng hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh Vì vậy, giáoviên và CBQLGD phải biết, hiểu và thực hiện được công việc NCKHSPƯD, dần thay thếcho sáng kiến kình nghiệm vốn mang nhiều tính chủ quan và thiếu tính ứng dụng
Nhằm từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học viên vàcông tác QLGD, hàng năm, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên GDTX được tổ chứcviết và phổ biến đề tài (sáng kiến kinh nghiệm) để báo cáo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệmtrong phạm vi trung tâm, trên địa bàn huyện, tỉnh/thành phố Để các nghiên cứu có tínhứng dụng thực tế cao, Bộ GD&ĐT triển khai đến CBQLGD và GV GDTX Phương phápNCKHSPUD Đây là công việc đòi hỏi có mộṭ nhận thức mới về công việc của CBQLGD
và giáo viên trong bối cảnh giáo dục hiện nay NCKHSPƯD là quy trình nghiên cứu, triểnkhai, tác động sư phạm nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục họcviên, tăng cường năng lực đội ngũ nhà giáo NCKHSPƯD cũng là cơ hội để giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật áp dụng vào công tác quản
lý và giảng dạy của mình NCKHSPƯD sẽ dần trở thành công việc thường xuyên, hàngngày của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Họ thường xuyên đưa ra cách thức xử
lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng caotính hiệu quả của công tác dạy học, giáo dục người học ở các trung tâm GDTX phù hợpvới yêu cầu đổi mới của giáo dục và sự vận động của xã hội
Quy trình và kết quả của các nghiên cứu đều được lượng hóa cụ thể và được kiểmchứng bằng những công cụ tin cậy, khoa học Kết qủa nghiên cứu đảm bảo tính ứng dụngthực tiễn Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX có thể trao đổi,chia sẻ các kết quả của NCKHSPƯD trên phạm vi trường, quận, huyện, tỉnh, quốc gia vàquốc tế
Hoạt động 2 Tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của nghiên cứu khoa học giáo dục (hoặc sáng kiến kinh nghiệm) vẫn thường thực hiện với NCKHSPƯD
Mục tiêu:
Trang 15Học viên hiểu và phân tích được những điểm giống và khác nhau của nghiên cứu khoahọc giáo dục (hoặc sáng kiến kinh nghiệm) vẫn thường thực hiện với NCKHSPƯD
Các bước tiến hành:
Bước 1 (15 phút) Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 2 để hiểu
rõ về những điểm giống và khác nhau giữa nghiên cứu khoa học (sáng kiến kinh nghiệm)vẫn thường thực hiện từ trước tới nay ở các trung tâm GDTX và NCKHSPƯD Có thể lấy
ví dụ minh họa
Bước 2 (15 phút) Học viên trao đổi, thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận
ra giấy A4
Bước 3 (30 phút)
- Các nhóm chia sẻ thông tin
- Giảng viên bổ sung, kết luận
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2 2
Những điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học truyền thống và NCKHSPƯD
Trước đây, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX thườngviết sáng kiến kinh nghiệm hoặc tiến hành thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên
cơ sở lý thuyết về nghiên cứu khoa học đã được học tại các trường sư phạm Phương phápnghiên cứu khoa học này về cơ bản đã giúp cho giáo viên có được cơ sở lý luận trong quátrình thực hiện các công việc ở trung tâm GDTX Các lý thuyết của phương pháp nghiêncứu khoa học mà giáo viên đã từng thực hiện trước đây đòi hỏi người nghiên cứu đầu tưrất nhiều về mặt thời gian, trình độ lý luận, mang tính nghiên cứu chuyên nghiệp, cho nêntính ứng dụng không cao Trong khi đó, do những đòi hỏi cấp bách của công tác dạy học
và giáo dục người học trong tình hình mới, giáo viên phải luôn đối mặt với các tìnhhuống phát sinh từ phía người học, đảm nhận những nhiệm vụ mới do đặc tính vận động
và phát triển của nghề nghiệp Do vậy, yêu cầu tất yếu đối với giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục ở các trung tâm GDTX là phải được trang bị công cụ phù hợp hơn, tiện lợi hơn,mang tính thực nghiệm và đảm bảo tính ứng dụng.NCKHSPƯD giải quyết tốt yêu cầunày
Trang 16Chúng ta có thể xem xét những điểm khác nhau cơ bản của phương pháp nghiêncứu khoa học trước đây đã từng thực hiện với NCKHSPƯD trong bảng sau:3
Mục đích Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay
đổi hiện trạng, mang lại hiệu quảcao
Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay đổihiện trạng, mang lại hiệu quả cao
Căn cứ Xuất phát từ thực tiễn, được lí
giải bằng lí lẽ mang tính chủ quan
Kết quả Mang tính định tính chủ quan Mang tính định tính, định lượng
khách quan
Trang 17Bài 2
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
Sau khi được tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
Quan tâm, suy ngẫm, nhìn lại các vấn đề dạy học/giáo dục ở trung tâm GDTX/lớp học mà mình phụ trách, xác định được nguyên nhân và tìm giải pháp thay thế
để cải thiện tình hình
Biết cách xác định tên đề tài nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Biết cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Có ý thức thực hiện các NCKHSPƯD để cải thiện chất lượng giáo dục và dạy học
ở trung tâm GDTX
Phương tiện/ đồ dùng/ tài liệu
- Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
Bước 1 (15 phút) Cá nhân nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi:
1 Việc dạy học/giáo dục ở lớp, trung tâm GDTX bạn hoặc bộ môn của bạn hiệnnay đã tốt chưa? Nếu chưa tốt thì vì sao?
2 Bạn có giải pháp nào thay thế giải pháp cũ để cải thiện tình hình?
Trang 183 Thế nào là vấn đề nghiên cứu? Thế nào là giả thuyết nghiên cứu?
Bước 2 (20 phút) Giảng viên trình chiếu Powerpoint và giảng giải cho học viên
hiểu rõ 3 vấn đề mà học viên vừa nghiên cứu
Bước 3 (15 phút) Mời một số học viên lên trình bày lại 3 vấn đề trên và giải thích
sơ đồ về giả thuyết nghiên cứu
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1
1 Hiện trạng dạy học/giáo dục đưa đến cho bạn suy nghĩ về việc sẽ cải thiện hiện trạng ấy
Trong thực tế, công tác dạy học và giáo dục của giáo viên cũng như công tác quản
lý của cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX luôn đứng trước những tình huốngcần phải thay đổi làm cho tốt hơn Có những thực trạng tiêu cực đang diễn ra hàng ngàyhàng giờ khiến cho ta phải suy nghĩ phải thay đổi nó Có những thực trạng dù đã được cảithiện nhưng kết quả chưa cao cũng thôi thúc ta cải tiến để cho tốt hơn nữa Công việc chỉ
có thể tiến triển khi chúng ta luôn tìm cách cải thiện chúng Là giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục ở các trung tâm GDTX , một trong những yêu cầu đặt ra là luôn phải nhìn lạiquá trình làm việc của mình để từ đó tìm cách cải tiến làm cho công việc ngày càng tốthơn
Với giáo viên, các vấn đề thường xảy ra có thể là:
- Học viên không hấp dẫn với nội dung bài giảng này? Tại sao?
- Tại sao học viên thường không đạt kết quả cao khi học tập nội dung này?
- Tại sao giáo viên không hứng thú khi dạy học viên nội dung này?
- Làm thế nào để thu hút các đối tượng người học không có điều kiện học ở cáctrường chính quy vào học trong các trung tâm GDTX?
- Liệu phương pháp dạy học này có giúp học viên khắc sâu kiến thức, thành thạo
kỹ năng làm việc không? …
Những suy ngẫm này được coi là bước đầu tiên khi thực hiện một NCKHSPƯD
2 Giải pháp thay thế và việc thực hiện giải pháp thay thế
Trang 19Từ các câu hỏi suy ngẫm trên, giáo viên tập trung vào việc suy nghĩ để tìm ra cáchlàm mới thay thế cho cách làm cũ không hoặc chưa đạt hiệu quả như mong muốn chotừng vấn đề cụ thể Việc suy nghĩ và tìm giải pháp thay thế là bước tiếp theo khi thực hiệnmột NCKHSPƯD
Câu hỏi đặt ra là: tìm giải pháp thay thế ở đâu?
Câu trả lời là:
- Tìm hiểu xem thực trạng mà mình muốn cải thiện đã từng xảy ra ở đâu, các trungtâm GDTX khác có thực trạng này không? Họ đã xử lý chưa và xử lý như thế nào? Ta có thể học tập cách xử lý của họ không?
- Học tập giải pháp của nơi khác và vận dụng sao cho phù hợp với thực trạng ở trungtâm GDTX của mình
- Có thể nguồn tài liệu trong thư viện, trên mạng internet cũng đã viết về nhữngthực trạng tương tự và cách giải quyết nó Ta có thể đọc và tìm cách vận dụng phù hợpvới điều kiện của mình
- Không ai khác, giáo viên chính là người nghĩ ra cách thức cải tiến hiện trạng
Trong quá trình tìm kiếm giải pháp thay thế để cải thiện hiện trạng, giáo viên nêntìm hiểu sâu về tính phổ biến của tình hình này ở các địa bàn khác có cùng hoàn cảnh.Tìm hiểu xem vấn đề được giải quyết thế nào? Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp chogiáo viên hiểu kỹ về lý thuyết được kiểm chứng qua thực tiễn Từ đó việc triển khai giảipháp mới thay thế có cơ sở vững chắc
3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
3.1 Vấn đề nghiên cứu
Khi đã nghiên cứu kỹ giải pháp thay thế để cải thiện thực trạng, giáo viên cần đặt
ra câu hỏi: Liệu giải pháp thay thế này có làm thay đổi tốt lên hay kém đi thực trạng đangdiễn ra hay không? Đây là vấn đề nghiên cứu và việc xác định nghiên cứu là bước thứ bacủa một NCKHSPƯD Vấn đề nghiên cứu thường đặt ở dạng câu hỏi
Trong NCKHSPƯD, người ta khuyến cáo vấn đề nghiên cứu không nên đưa rađánh giá về giá trị và vấn đề đó, khi tiến hành thực nghiệm, có thể kiểm chứng bằng dữliệu
Trang 20Ví dụ:
- Vấn đề nghiên cứu đưa ra nhận định về giá trị:
i) Phương pháp nào là phương pháp tốt nhất để dạy học môn Tiếng Anh ở trung
tâm giáo dục thường xuyên?
Đây là vấn đề không thể nghiên cứu được vì từ tốt nhất là một nhận định về giá
trị Ở đây ta có thể dựa vào tiêu chí nào để đánh đánh giá đó là phương pháp “tốt nhất”.Trong thực tế, không thể kiểm chứng được phương pháp nào là phương pháp tốt nhất đểdạy tiếng Anh trong trung tâm giáo dục thường xuyên
ii) Có nên sử dụng mô hình để dạy kiến thức về cấu tạo phân tử (môn Hóa học 10) cho học
viên không?
Đây là vấn đề không thể nghiên cứu được vì từ “nên” biểu hiện sự chủ quan mangtính cá nhân khi đưa ra nhận định
- Vấn đề nghiên cứu không đưa ra nhận định về giá trị:
i) Dạy phụ đạo cho học viên kém có giúp họ học tốt hơn không?
Đây là vấn đề có thể nghiên cứu được vì việc kiểm chứng kết quả kiểm tra họcviên khi học phụ đạo so với kết quả kiểm tra học viên không học phụ đạo sẽ là câu trả lời
cụ thể
Các ví dụ tiếp dưới đây sẽ đưa ra các vấn đề nghiên cứu có và không có đánh giá
về giá trị.4
Ví dụ 1 Phương pháp dạy học môn lịch sử tốt nhất là gì?
Phân tích Vấn đề KHÔNG nghiên cứu được vì từ “tốt nhất” hàm chứa việc đánh giá
về mặt giá trị của người nghiên cứu
Ví dụ 2 Sử dụng Át lát trong dạy học Địa lí lớp 12 có cải thiện kết quả học tập
môn Địa lí của học viên trung tâm GDTX x…không?
Phân tích Vấn đề nghiên cứu được vì “cải thiện kết quả học tập” mang ý nghĩa
trung tính Kết quả được đo đạc công nhận khách quan mà không phụthuộc vào niềm tin hay sở thích của người nghiên cứu
Trang 21Người nghiên cứu nên tránh sử dụng các từ ngữ hàm chỉ việc đánh giá cá nhân khihình thành các vấn đề nghiên cứu Một số từ như vậy bao gồm “phải”, “tốt nhất”, “nên”,
“bắt buộc”, “duy nhất”, “tuyệt đối”…
Một khía cạnh quan trọng của vấn đề nghiên cứu nữa là khả năng kiểm chứng bằng
dữ liệu Người nghiên cứu cần suy nghĩ xem cần thu thập loại dữ liệu nào (dữ liệu về kiếnthức/ dữ liệu về kỹ năng/ dữ liệu về hành vi/ dữ liệu về thái độ…) và tính khả thi của việcthu thập những dữ liệu đó
Các dữ liệu có thể là bài kiểm tra thường xuyên trên lớp của học viên hoặc các bàikiểm tra đặc biệt do giáo viên thiết kế để phục vụ riêng cho mục đích nghiên cứu
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Khi xây dựng vấn đề nghiên cứu, giáo viên, người thực hiện nhiệm vụNCKHSPUD phải lập ra các giả thuyết tương ứng Giả thuyết nghiên cứu là một câu trảlời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được chứng minh bằng dữ liệu Có hai dạng giảthuyết được đề cập trong NCKHSPƯD:
Giả thuyết không có nghĩa Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không mang lại hiệu
quả (không xuất hiện sự khác biệt)
Giả thuyết có nghĩa Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả
(có sự khác biệt sau khi tiến hành NCKHSPƯD)
Giả thuyết có nghĩa được phân làm 2 loại: Giả thuyết có nghĩa có định hướng vàgiả thuyết có nghĩa không có định hướng
Giả thuyết có nghĩa có định hướng: chỉ ra sự thay đổi tăng lên hoặc giảm đi một
Trang 22Vấn đề nghiên cứu: Việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của họcviên có làm giảm tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện X tỉnh Y không?
Giả thuyết: Có, việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của học viên
sẽ làm giảm tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện X tỉnh Y
Giả thuyết có nghĩa không định hướng; chỉ ra sự thay đổi nhưng không xác định
việc tăng lên hay giảm xuống một cách cụ thể
Vấn đề nghiên cứu: Việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của họcviên có làm thay đổi tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện … tỉnh …không?
Giả thuyết: Có, việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của học sinh
sẽ làm thay đổi tỷ lệ học sinh đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện … tỉnh … (khôngchỉ ra rằng tăng lên hay giảm đi)
Đây là giả thuyết có nghĩa và không có định hướng.
Lưu ý: Đây là phần quan trọng, giáo viên cần phải ghi nhớ vì việc xác định giảthuyết có nghĩa và có định hướng hay không có định hướng trong một nghiên cứu sẽ liênquan đến việc phân tích dữ liệu ở phần sau
Tóm lại:
Từ thực trạng xuất hiện ý tưởng cải thiện, tiếp đó là việc tìm giải pháp mới để thaythế giải pháp cũ Khi suy nghĩ về giải pháp thay thế, câu hỏi đặt ra là giải pháp thay thế cólàm thay đổi thực trạng đang diễn ra hay không Câu hỏi đặt ra như vậy được gọi là vấn
đề nghiên cứu Mục đích hướng tới sau khi tiến hành thay thế giải pháp mới là câu trả lờicho vấn đề nghiên cứu Câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu được gọi là giả thuyết nghiêncứu
Đến đây, giáo viên - người nghiên cứu đã có thể xác định tên đề tài nghiên cứu mộtcách sơ bộ:
Ví dụ:
Trang 23Tên đề tài: Rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nâng cao kết quả học Địa
lí lớp 12 ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau
Tên đề tài nghiên cứu có thể thay đổi trong quá trình triển khai nghiên cứu
Để hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, giáo viên nghiên cứu
kỹ hơn ở sơ đồ sau đây:5
Trang 24- Nhóm giáo viên.
Lưu ý:
- Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng điều hành, 1 thư ký ghi chép kết quả làm việcchung, 1 người chịu trách nhiệm báo cáo, 1 người theo dõi giờ giấc, một người quản lýtrật tự
- Những nhóm học viên này ổn định cho đến hết khóa tập huấn và cùng thực hiệntất cả các nội dung còn lại
Bước 2 (40 phút) Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các nhóm thảo luận, thống
nhất và hoàn thành các công việc sau:
1 Đưa ra một hiện trạng đang cần thiết được cải thiện trong công tác dạy học, giáodục trong phạm vi mình phụ trách
2 Xác định các nguyên nhân gây nên hiện trạng đó,
3 Chọn một nguyên nhân để tác động nhằm cải thiện hiện trạng,
4 Đề xuất giải pháp mới thay thế các giải pháp đã, đang thực hiện,
5 Xác định vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6 Bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu
Thư ký ghi kết quả làm việc của nhóm lên giấy A0
Bước 3 (60 phút) Các nhóm trình bày kết quả làm việc Các học viên trong lớp có
nhiệm vụ trao đổi, đặt câu hỏi đề nghị giải đáp về 6 vấn đề mà mỗi nhóm đã trình bày
Bước 4 (60 phút) Giảng viên kết luận về kết quả làm việc của các nhóm, đưa ra các
điều chỉnh cần thiết về 6 vấn đề trên để mỗi nhóm có căn cứ hoàn thành các công việc tiếptheo
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 2
1 Giáo viên, người nghiên cứu suy nghĩ về một thực trạng đang diễn ra trong lớp,trong trung tâm GDTX mình đang dạy Các thực trạng này liên quan trực tiếp đến kết quảcông việc mình đảm nhiệm và nằm trong phạm vi và khả năng can thiệp của mình
Trang 25Ví dụ:
- Học viên không làm bài tập ở nhà;
- Học viên đi học không chuyên cần, đi học muộn;
- Học viên chưa tập trung học tập, nói chuyện riêng trong lớp;
- Học viên học yếu môn Hóa học hoặc một chương nào đó của môn học, vv…
2 Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng đó Có nguyên nhân chủ quan từphía trung tâm, giáo viên, nghiệp vụ sư phạm, cách thức giáo dục vv…; Có những nguyênnhân khách quan, từ các yếu tố không do trung tâm, giáo viên đem lại Giáo viên – ngườinghiên cứu lần lượt liệt kê các nguyên nhân Việc lần lượt liệt kê các nguyên nhân gây rathực trạng đó giúp cho giáo viên – người nghiên cứu hiểu rõ bản chất của thực trạng vàxác định được khả năng can thiệp của mình để cải thiện thực trạng
3 Xác định nguyên nhân để giáo viên can thiệp Nguyên nhân này phải là mộttrong những nguyên nhân cơ bản tạo nên thực trạng đó Đồng thời, nguyên nhân này phải
là nguyên nhân mà giáo viên – người nghiên cứu hoàn toàn có điều kiện và khả năng canthiệp được để cải thiện thực trạng
4 Đề xuất giải pháp thay thế cho giải pháp đã và đang thực hiện nhằm cải thiệnhiện trạng đó Lúc này giáo viên – người nghiên cứu phải rà soát các tài liệu liên quan đểtrả lời các câu hỏi:
- Hiện trạng này có xuất hiện ở những nơi khác không?
- Đã có nơi nào (ai) khắc phục được hiện trạng này chưa?
- Giải pháp của họ đưa ra là gì?
- Mình có thể áp dụng giải pháp đó được không?
Nếu chưa có ai đưa ra giải pháp cải thiện hiện trạng này, giáo viên – người nghiêncứu tự mình nghĩ ra giải pháp Giải pháp này cần phải đảm bảo tính khả thi khi thựcnghiệm
5 Xác định vấn đề nghiên cứu bằng câu hỏi cụ thể Nên khu trú một hoặc hai vấn
đề nghiên cứu để đơn giản nhất cho việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu sau này
Thông thường giáo viên - người nghiên cứu đưa ra giả thuyết có nghĩa và định
Trang 26hướng cho nghiên cứu của mình.
6 Bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu
Tên đề tài nghiên cứu cần có đủ các thành tố:
- Can thiệp được sử dụng là gì?
- Can thiệp đó nhằm đạt mục đích gì?
- Nội dung thực hiện can thiệp
- Địa điểm và đối tượng được thực hiện can thiệp
- Chọn nguyên nhân để thực hiện can thiệp:
Do giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp minh họa bằng tranh ảnh, mô hình
- Biện pháp tác động:
Sử dụng phầm mềm mô phỏng flash để gây hứng thú, giúp HV hiểu rõ hiện tượng
và bản chất các nội dung kiến thức trong chương 1
- Xác định vấn đề nghiên cứu và xác định giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
i) Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo
Trang 27nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học viên lớp 10 trung tâm GDTX huyện A không?
ii) Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạonguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học viên lớp 10 trung tâm GDTX huyện A không?
- Bước đầu xác định tên đề tài
Sử dụng phần mềm mô phỏng flash nhằm làm tăng hứng thú và kết quả học tậpcủa học viên khi học chương 1 “ cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học lớp 10 ở trung tâm GDTX huyện A
Trang 28Bài 3
LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
Tham gia tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
- Hiểu các dạng thiết kế nghiên cứu
- Biết cách lựa chọn thiết kế nghiên cứu phù hợp với đề tài NCKHSPƯD của mình,trong điều kiện cụ thể
- Có khả năng phổ biến, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện các thiết kế nghiên cứu
Phương tiện/ đồ dùng/ tài liệu.
Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
Bút, giấy A4/ giấy màu
Bước 1 (30 phút) Giảng viên trình chiếu powerpoint và giới thiệu, giải thích 5
thiết kế nghiên cứu Ưu điểm, hạn chế của mỗi thiết kế nghiên cứu
Bước 2 (20 phút) Học viên nghiên cứu thông tin nguồn và trao đổi trong nhóm để
hiểu rõ về 5 thiết kế
Bước 3 (20 phút) Trao đổi và giải đáp giữa giảng viên và học viên về 5 thiết kế.
Trang 29THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 6
- Có cần nhóm đối chứng trong thực nghiệm không?
- Có cần làm bài kiểm tra trước tác động không ?
- Quy mô mẫu như thế nào?
- Công cụ thống kê nào sẽ được dùng, dùng như thế nào và vào thời điểm nào?
2 Các dạng thiết kế phổ biến được sử dụng trong NCKHSPUD
a) Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất
Kiểm tra trước tác động Giải pháp hoặc tác động Kiểm tra sau tác động
Là dạng thiết kế được thực hiện với 01 (một) nhóm học viên tiến hành kiểm tratrước tác động (trước khi người nghiên cứu áp dụng các giải pháp/ can thiệp mới) Sau khithực nghiệm được tiến hành, người nghiên cứu sẽ thực hiện bài kiểm tra sau tác động chocùng nhóm học viên đó Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giữa bài kiểmtra sau tác động và bài kiểm tra trước tác động Khi có chênh lệch (biểu thị qua |O2 – O1|
> 0), người nghiên cứu sẽ kết luận can thiệp áp dụng có tạo ra kết quả
Thiết kế này rất phổ biến và dễ thực hiện, tuy vậy, một vấn đề xảy ra với thiết kế
áp dụng cho nhóm duy nhất này là ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu thu được (độ giá trị của dữ liệu sẽ được giới thiệu cụ thể ở phần tiếp theo của tài liệu này)
Ví dụ:
- Các yếu tố bên ngoài có thể tác động làm tăng giá trị trung bình của kết quả kiểmtra sau tác động;
Trang 30- Nhóm học viên tham gia khảo sát đã có sự trưởng thành tự nhiên về năng lựctrong khoảng thời gian tiến hành bài kiểm tra trước tác động và sau tác động;
- Người nghiên cứu có các trạng thái khác nhau khi đánh giá kết quả của 2 lầnkiểm tra trên cùng một nhóm đối tượng vv
b) Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với 2 nhóm tương đương
Trong thiết kế này, người nghiên cứu thực hiện với 2 nhóm học sinh Một nhóm sẽ
là nhóm thực nghiệm (N1) áp dụng các can thiệp/tác động thực nghiệm Một nhóm khác(N2) sẽ là nhóm đối chứng không được áp dụng các can thiệp/tác động thực nghiệm
Nhóm Kiểm tra trước tác động Giải pháp hoặc tác động Kiểm tra sau tác động
N1 và N2 là 2 nhóm học viên được khẳng định là tương đương về trình độ, nănglực và các điều kiện khác trước và trong quá trình thực nghiệm Trong NCKHSPƯD sốlượng mỗi nhóm thực nghiệm nên có từ 30 học viên trở lên Trong trường hợp này, giáoviên – người nghiên cứu có thể sử dụng 2 nhóm học viên từ chính lớp học của mình Tuynhiên cũng có thể sử dụng học viên ở 2 lớp khác nhau và đảm bảo yếu tố tương đươngnhư đã nói ở trên
Làm thế nào để khẳng định năng lực của 2 nhóm nghiên cứu này là tương đương?
Có nhiều cách và tất nhiên, cách đơn giản và hiệu quả nhất là nhận định trên cơ sởkinh nghiệm của chính giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh Trongtrường hợp giá trị trung bình của hai bài kiểm tra trước tác động của 2 nhóm có sự chênhlệch, giáo viên – người nghiên cứu cần kiểm định kết quả của bài kiểm tra trước tác độngcủa 2 nhóm để có căn cứ khẳng định 2 nhóm tương đương về năng lực liên quan đến hoạtđộng thực nghiệm Lúc này giáo viên – người nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng Ttest.(Phép kiểm chứng này sẽ được trình bày rõ trong phần phân tích, so sánh dữ liệu)
Khi giá trị p của phép kiểm chứng Ttest trong trường hợp này > 0,05 thì giáo viênkhẳng định 2 nhóm tương đương về mặt trình độ, năng lực
Nếu giá trị p < 0,05 (hoặc bằng) thì khẳng định 2 nhóm học viên này không tươngđương về mặt trình độ, năng lực Và như vậy, 2 nhóm này không đảm bảo yêu cầu tươngđương Thông thường, giáo viên – người nghiên cứu phải thực hiện các công việc khác đểđảm bảo sự tương đương cho 2 nhóm (trộn và phân nhóm lại chẳng hạn)
Hai nhóm sẽ được kiểm tra để chắc chắn năng lực liên quan đến hoạt động thực
Trang 31nghiệm tương đương như nhau Ví dụ, với hoạt động đo kết quả học Toán của học viên sửdụng phương pháp dạy học mới, người nghiên cứu có thể lựa chọn 2 nhóm học viên có
điểm số môn Toán trong học kỳ trước tương đương nhau
Mô hình thiết kế này cho phép hai nhóm tiến hành bài kiểm tra trước tác động vàsau tác động Kết quả được đo lường thông qua việc so sánh điểm số giữa hai bài kiểm trasau tác động Khi có chênh lệch (biểu thị bằng |O3 – O4| > 0), người nghiên cứu có thể
kết luận hoạt động thực nghiệm được áp dụng đã có kết quả.
Ở thiết kế này, do có nhóm đối chứng, các yếu tố ngoài phạm vi tác động có nguy
cơ làm thay đổi kết quả bài kiểm tra sau tác động ảnh hưởng tới cả nhóm thực nghiệm vànhóm đối chứng Do vậy, thiết kế này tốt hơn thiết kế trước và sau tác động đối với nhómduy nhất
c) Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên
Trong thiết kế này, cả 2 nhóm (N1 và N2) đều được chọn lựa ngẫu nhiên trên cơ sở
phải đảm bảo sự tương đương Có thể chia học viên trong một lớp thành 2 nhóm có
năng lực liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu tương đương nhau Trong trường hợp lớp íthọc viên, chúng ta lấy học viên của cả 2 lớp tham gia vào quá trình nghiên cứu, cả 2nhóm thực nghiệm (N1) và đối chứng đều bao gồm các học viên của cả 2 lớp được trộnđều và chia ngẫu nhiên làm đôi Năng lực học viên của cả 2 lớp được trộn và chia đều ở
có thể kết luận hoạt động thực nghiệm được áp dụng đã có kết quả.
Đây là một thiết kế tốt, hiệu quả, song khi triển khai có thể gặp khó khăn về cách
tổ chức thực nghiệm vì nó ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học Đồng thời,nếu như nhóm đối chứng và thực nghiệm cùng chung một lớp, có khả năng xẩy ra hiệntượng kết quả bị nhiễu bởi thái độ, hành vi của học viên trong các nhóm
d) Thiết kế kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên
Trong thiết kế này, cả 2 nhóm (N1 và N2) đều được chọn lựa ngẫu nhiên trên cơ sở
Trang 32tương đương Cả 2 nhóm đều không phải thực hiện bài kiểm tra trước tác động mà chỉthực hiện bài kiểm tra sau tác động mà thôi.
Người nghiên cứu sẽ lựa chọn thiết kế tốt nhất theo điều kiện thực tế của môitrường nghiên cứu Bất kể mô hình nào được lựa chọn, người nghiên cứu cần ý thức đượcnhững hạn chế của mỗi thiết kế và ảnh hưởng của nó tới nghiên cứu
*/ Ngoài 4 thiết kế trên, còn có thiết kế AB, thiết kế ABAB, thiết kế đa cơ sở AB.Thiết kế này thường được thực hiện trong những trường hợp cá biệt, với những mẫu thựcnghiệm nhỏ Giáo viên - người nghiên cứu thực hiện 2 giai đoạn theo dõi diễn biến củahọc viên:
- Giai đoạn 1 được gọi là giai đoạn A, giai đoạn cơ sở: Đây là giai đoạn hiện trạng,chưa thực hiện tác động hoặc can thiệp
- Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn B: Đây là giai đoạn thực hiện tác động, can thiệp
+ Thiết kế chỉ có một giai đoạn cơ sở A, một giai đoạn tác động B được gọi là thiết
kế AB
+ Có thể ngừng tác động sau giai đoạn B để thực hiện một giai đoạn không tácđộng A2 Sau một khoảng thời gian, thực hiện tiếp tục giai đoạn B2 ngay sau giai đoạnA2 Thiết kế này được mở rộng để từ đó có thể khẳng định chắc chắn hơn về ảnh hưởngcủa giai đoạn B Thiết kế này được gọi là thiết kế ABAB
+ Có thể trong giai đoạn cơ sở A, thời gian đối với mỗi học viên được nghiên cứu
là khác nhau Thiết kế này được gọi là thiết kế đa cơ sở AB
Thiết kế đa cơ sở AB có thể kiểm chứng được độ giá trị của dữ liệu bằng việc xem
Trang 33xét và hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn.
Trong điều kiện trường học và cách quản lý chuyên môn của Việt Nam hiện nay,giáo viên có thể thuận lợi khi thực hiện thiết kế 1: Kiểm tra trước tác động và sau tácđộng đối với nhóm duy nhất Tuy nhiên, do những nguy cơ tồn tại của thiết kế này nêngiáo viên cần lưu ý và tìm cách loại bỏ (giảm thiểu tối đa nguy cơ tồn tại ở thiết kế nàytrong quá trình thực nghiệm)
Đối với thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tươngđương Để thực hiện thiết kế này, giáo viên có thể sử dụng 2 lớp học viên khác nhau.Điểm khó trong thiết kế này là việc xác định các nhóm tương đương Các yếu tố tươngđương được xác định có thể là: nhận thức, năng lực, điều kiện học tập, cơ sở vật chất,giáo viên dạy vv…
Trang 34Trong thiết kế 2 và thiết kế 3, kết quả của bài kiểm tra trước tác động trả lời cho
câu hỏi: hai nhóm có tương đương về trình độ và nhận thức không? Thông thường, giáoviên – người nghiên cứu phải trả lời câu hỏi này bằng việc thực hiện phép kiểm chứngttest (cần đọc kỹ phép kiểm chứng ttest này trong phần phân tích và so sánh dữ liệu củatài liệu này)
Thiết kế 3 cần có thao tác trộn và chia các nhóm một cách ngẫu nhiên Điểm lưu ý
là các nhóm ngẫu nhiên này vẫn phải đảm bảo sự tương đương Trong thiết kế này, giáoviên – người nghiên cứu có thể sử dụng 2 hoặc nhiều lớp học khác nhau, sau đó trộn vàphân chia ngẫu nhiên để phân đều năng lực học viên về 2 nhóm Ở thiết kế này, số họcviên càng nhiều thì sự phân chia ngẫu nhiên càng thuận lợi cho việc đảm bảo yêu cầu về
sự tương đương
Thiết kế 4 cho phép giáo viên không cần tiến hành bài kiểm tra trước tác động cho
2 nhóm Lý thuyết này khuyến cáo đây là thiết kế tốt nhất và khuyên giáo viên – ngườinghiên cứu nên sử dụng Tuy nhiên, để thực hiện thiết kế này, giáo viên – người nghiêncứu phải đảm bảo các yếu tố về sự tương đương giữa các nhóm cũng như đảm bảo loại trừcác nguy cơ có thể tồn tại
Trong những trường hợp cần thiết phải theo dõi sự thay đổi của một số đối tượngtham gia thực nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên – người nghiên cứu
sử dụng thiết kế cơ sở AB và đa cơ sở AB là phù hợp nhất Thiết kế AB, đa cơ sở AB làthiết kế thuận tiện cho việc nghiên cứu trên những trường hợp cá biệt, mẫu nhỏ, và khôngnhất thiết phải thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau Tuy nhiên, đối với những trườnghợp sử dụng thiết kế này, giáo viên phải ghi chép chính xác diễn biến và mức độ thay đổicủa đối tượng được can thiệp và biểu diễn được sự biến đổi đó trên biểu đồ Khi muốnkiểm chứng độ tin cậy của kết quả thu thập được, giáo viên - người nghiên cứu có thể sửdụng thiết kế đa cơ sở AB nhiều lần trên cùng một đối tượng hoặc trên các đối tượng khácnhau ở cùng một thời điểm hoặc ở các thời điểm khác nhau
LƯU Ý
Đối với cách tổ chức và quản lý dạy học hiện nay ở các trung tâm GDTX., việctạo ra các nhóm thực nghiệm và đối chứng để thu thập dữ liệu trong quá trình thựcnghiệm là điều khó thực hiện Để khắc phục, trước hết giáo viên phải linh hoạt trong cáchoạt động phục vụ cho nghiên cứu, đồng thời phải tận dụng và thuyết phục sự hỗ trợ tạođiều kiện từ ban giám đốc, tổ chuyên môn, đồng nghiệp để có thể trộn học viên các lớp vàphân chia ngẫu nhiên Sau đó tiến hành thực nghiệm trong một khoảng thời gian khôngquá dài để không làm xáo trộn và ảnh hưởng quá lớn đến quá trình quản lý và chỉ đạo cáchoạt động của trung tâm GDTX
Hoạt động 2 Thực hành lựa chọn thiết kế cho đề tài nghiên cứu
Trang 35Mục tiêu:
Biết cách chọn thiết kế cho đề tài đã xác định
Bước 1 (30 phút) Học viên thảo luận nhóm và lựa chọn thiết kế phù hợp cho đề tài
đã chọn Thư ký ghi tiếp vào phần giấy A0 vừa trình bày
Bước 2 (20 phút)
Các nhóm chia sẻ kết quả
Giảng viên nhận xét, góp ý
Trang 36Bài 4
THU THẬP DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Mục tiêu:
Sau khi được tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
- Hiểu rõ các loại dữ liệu được sử dụng trong NCKHSPƯD
- Hiểu và biết cách thu thập dữ liệu
- Hiểu và biết cách thiết kế công cụ đo phù hợp với các loại dữ liệu
- Biết cách kiểm chứng dữ liệu thu thập được
Phương tiện/ đồ dùng/ tài liệu:
- Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
Bước 1 (20 phút) Giảng viên chiếu powerpoint và giải thích:
- Các loại dữ liệu cần thu thập trong NCKHSPƯD trong trường phổ thông nóichung và trung tâm giáo dục thường xuyên nói riêng
Trang 37- Công cụ để đo mỗi loại dữ liệu.
Bước 2 (20 phút) Học viên trao đổi thảo luận các vấn đề về dữ liệu và việc thu
thập dữ liệu
Bước 3 (30 phút) Các nhóm xác định dữ liệu cần thu thập cho đề tài của mình và
xây dựng công cụ để thu thập dữ liệu tương ứng
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 1
Có 3 dạng dữ liệu cần thu thập khi thực hiện NCKHSPƯD:
1 Về kiến thức: phản ánh các mức độ biết, hiểu, áp dụng, phân tích vv … của họcviên về nội dung bài học hoặc về một vấn đề xã hội
2 Về thái độ/ cảm xúc: phản ánh về cảm giác, sự quan tâm, sự ưa thích, ý kiếnvv… của học viên
3 Về hành vi: Phản ánh kỹ năng, sự tham gia, thói quen, khả năng của học viênkhi thực hiện một công việc nào đó
Để thu thập 3 loại dữ liệu trên, người ta khuyên giáo viên – người nghiên cứu sửdụng các phương pháp sau đây:
a) Để thu thập dữ liệu về kiến thức, giáo viên – người nghiên cứu tổ chức cho họcviên thực hiện các bài kiểm tra kiến thức thông thường trên lớp (kiểm tra 15 phút, kiểmtra 1 tiết, vv…)
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, giáo viên – người nghiên cứu có thểthiết kế những bài kiểm tra riêng sao cho phù hợp với yêu cầu cho việc thu thập thông tincủa mình Giáo viên – người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra để đạtđược mục đích và phù hợp với thời gian của việc thu thập (tự luận, trắc nghiệm kháchquan vv…)
b) Để thu thập dữ liệu về thái độ/ cảm xúc, giáo viên – người nghiên cứu phải thiết
kế các thang đo với các dạng phản hồi: đồng ý, tần xuất, tính tức thì, tính cập nhật, tínhthiết thực
Các dạng phản hồi:
Đồng ý Hỏi về mức độ đồng ý
Tần suất Hỏi về tần suất thực hiện nhiệm vụ
Trang 38Tính tức thì Hỏi về thời điểm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ
Tính cập nhật Hỏi về thời điểm thực hiện nhiệm vụ gần nhất
Tính thiết thực Hỏi về cách sử dụng nguồn lực (ví dụ: sử dụng thời gian rảnh
rỗi, sử dụng tiền thưởng…)Người nghiên cứu nên sử dụng thang đo thái độ có các mức khác nhau (Thang đoLikert) Có thể thiết kế 8 – 12 câu, mỗi câu hỏi Likert gồm một mệnh đề đánh giá và mộtthang đo gồm nhiều mức độ phản hồi
Ví dụ:
Để đo hứng thú đọc, người ta sử dụng thang đo sau:
Đồng ý Tôi thích đọc sách hơn là làm một số việc khác
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Tần suất Tôi đọc truyện
Hằng ngày 3 lần/tuần
1 lần/tuần Không bao giờ
Tính tức thì Khi nào bạn bắt đầu đọc cuốn sách mới?
Ngay hôm mới mua về Đợi đến khi tôi có thời gian
Tính cập nhật Thời điểm bạn đọc truyện gần đây nhất là khi nào?
Tuần vừa rồi… Cách đây hai tháng
Tính thiết thực Nếu được cho 200.000 đồng, bạn sẽ dành bao nhiêu tiền để
mua sách?
< 50.000 50 – 99.000 100 – 140.000 > 150.000
c) Để thu thập dữ liệu về hành vi, giáo viên – người nghiên cứu phải thiết kế và sửdụng thang xếp hạng hoặc bảng kiểm quan sát
Thang xếp hạng có cấu trúc tương tự
thang đo thái độ, nhưng mô tả chi
tiết hơn về các hành vi được quan
sát
Trang 39Đo hành vi/ kỹ năng
Collect data on student’s performance or behavior
Rating scales Observation Checklists
Thu thập dữ liệu về hành vi/kỹ năng của học viên
Thang xếp hạng Bảng kiểm quan sát
Tương tự thang đo thái độ nhưng tập
trung vào hành vi có thể quan sát được.
Liệt kê theo trình tự các hành vi/ kỹ năng cụ thể để HV trả lời Các câu hỏi có dạng câu lựa chọn Có/ Không hoặc Có mặt/ Vắng mặt
Bảng kiểm quan sát dạng đơn giản
nhất chỉ có hai loại phản hồi: có/
không, quan sát được/không quan sát
được, có mặt/vắng mặt, hoặc quan
trọng/ không quan trọng Tập hợp một
bộ các câu hỏi dưới dạng này được gọi
là một bảng kiểm Vì bảng kiểm gồm
nhiều kỹ năng nhỏ trong phạm vi kỹ
năng cần đo, cần có số lượng câu hỏi
phù hợp
11
Đo hành vi/ kỹ năng
Học vin đó xung phong lên bảng giải bài tập toán trong lớp.
Bảng kiểm quan sát 2
Tần suất mượn sách trong thư viện trung tâm GDTX của HV đó trong 1 tháng vừa qua thế nào?
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Thang xếp hạng 1
Ví dụ Công cụ đo
Trong trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên – người nghiên cứu thường thuthập một số dữ liệu cụ thể như sau:
Đối với dữ liệu kiến thức
Thông thường, giáo viên muốn thử nghiệm một phương pháp mới, một cách tổ chứcdạy học mới hoặc thay đổi một số nội dung dạy học để xem phương pháp, cách thức đó cólàm nâng cao chất lượng học tập của học viên không, cụ thể ở đây là điểm số của học viên
có tăng lên không? Trong những trường hợp này, người ta sử dụng các bài kiểm tra để thuthập điểm số của học viên về cùng một nội dung với những thời điểm và các can thiệp khácnhau
Trang 40Trước khi đưa vào một can thiệp mới, giáo viên – người nghiên cứu thu thập kết quảhọc tập của học viên bằng một bài kiểm tra (trong NCKHSPUD gọi là kết quả kiểm tratrước tác động) Sau đó, giáo viên - người nghiên cứu thực hiện việc can thiệp trong mộtthời gian nhất định, (can thiệp này thay thế can thiệp cũ đã từng dùng trước đây) Bài kiểmtra kết quả học tập của học viên sau khi thực hiện can thiệp mới (NCKHSPUD gọi là kếtquả kiểm tra sau tác động) được lấy để so sánh với kết quả kiểm tra trước tác động Lúc nàygiá trị |O2 – O1| > 0 hoặc ≤ 0 là câu trả lời cho kết quả nghiên cứu
Để giảm tối đa công việc khi thực hiện NCKHSPUD, giáo viên - người nghiên cứu
có thể sử dụng ngay kết quả các bài tập của học viên đã từng thực hiện ở trên lớp để thaythế cho bài kiểm tra trước tác động hoặc sau tác động Lúc này, đòi hỏi giáo viên phải cókinh nghiệm và phải bao quát được năng lực học tập của từng học viên, cũng như nănglực học tập chung của lớp Có nghĩa là giáo viên phải đảm bảo độ giá trị của các dữ liệuthu thập được (độ giá trị của dữ liệu sẽ được giới thiệu cụ thể ở phần tiếp theo của tài liệunày) Trong nhiều trường hợp đặc biệt, để kiểm chứng và thu thập kết quả, giáo viên -người nghiên cứu nên thiết kế các bài kiểm tra đặc biệt Các bài kiểm tra đặc biệt này,giúp giáo viên trả lời một cách chính xác kết quả thực nghiệm và góp phần loại trừ việcảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến kết quả của thực nghiệm
Đối với dữ liệu về hành vi, thái độ:
Nếu việc thu thập dữ liệu về kiến thức khá dễ dàng thì đa số giáo viên các trungtâm giáo dục thường xuyên hiện nay không có nhiều kỹ năng để thiết kế các thang để đohành vi, thái độ Lời khuyên trong tài liệu này là giáo viên - người nghiên cứu có thể sưutầm các công cụ đo hành vi, thái độ từ các nguồn tài liệu khác nhau và chỉnh sửa để phùhợp với nghiên cứu của mình Tuy nhiên, khi sưu tầm và sử dụng phải đảm bảo các quyđịnh về bản quyền
Hoạt động 2 Xác định độ giá trị và độ tin cậy của dữ liệu