1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk

150 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 776,81 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (0)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (15)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (23)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (23)
  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (0)
  • 6. Đóng góp mới của luận văn (26)
  • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn (0)
  • 8. Kết cấu luận văn (27)
  • CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐỊA PHƯƠNG – LÝ LUẬN THỰC TIỄN (28)
    • 1.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở một số quốc gia và địa phương (0)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK (57)
    • 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và những vấn đề đặt ra (0)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK (108)
    • 3.3. Kiến nghị (121)
  • KẾT LUẬN (123)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (127)
  • PHỤ LỤC (131)

Nội dung

1 ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ THỊ T Ư Ơ I QUẢN LÝ NHÀ N Ư ỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG[.]

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Trong thời gian qua, vấn đề ATTP đã thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học cũng như báo cáo em nhận thấy có một số đề tài, bài viết điển hình có nội dung gần nhất với đề tài khóa luận này như:

- Trong nghiên cứu của tác giả Chu Thế Vinh về đề tài: “Thực trạng

ATTP ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013”, tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng

ATTP tại thành phố Đà Lạt Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng điều kiện ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ phần nào giúp cho ngành Y tế và các ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm ATTP trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu bảo đảm 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn ATTP theo quy định của Bộ Y tế Đồng thời, đưa ra khuyến nghị đối với các nhà làm chính sách cần phải có lộ trình thích hợp cho việc xây dựng và thực thi chính sách về ATTP, nhằm đảm bảo công tác phòng ngừa NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần nâng cao tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Nghiên cứu này đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu trước là xác định được mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của người chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu này cũng tìm thấy rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng đặc biệt về tính chuyên nghiệp của người chế biến thực phẩm làm việc tại cơ sở kinh doanh DVAU tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo ATTP; ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện xét nghiệm vi sinh với 03 chỉ tiêu/mẫu đối với một số mẫu dụng cụ thớt dùng riêng cho thực phẩm chín, tay người phục vụ, thức ăn chín để xác định tỷ lệ ô nhiễm thực phẩm đã qua chế biến Tuy nhiên, do điều kiện về nguồn lực và thời gian có hạn, nên nghiên cứu chỉ được tiến hành tại 369 cơ sở kinh doanh DVAU tại thành phố Đà Lạt Do đó, kết quả của nghiên cứu không suy rộng ra địa phương khác, nghiên cứu này có thể là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo[17].

- Nguyễn Thị Giang, Bùi Thị Thu Hương - Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại (2009), đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp trong

QLNN đối với vấn đề ATTP tại các chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy” Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát vấn đề ATTP tại một số chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy như chợ Đồng Xa, chợ Nhà Xanh, chợ Nghĩa Tân Từ đó chỉ ra được thực trạng tình hình vi phạm ATTP, vấn đề QLNN về ATTP tại các chợ này Trên cơ sở quan điểm định hướng của Nhà nước về vấn đề ATTP, đề tài đã đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý ATTP ở các chợ Đề tài này thiên về đưa ra các giải pháp trong QLNN về ATTP tại các chợ [27].

- Trần Thị Thúy - Khoa Kinh tế - Đại học Thương mại (2009) luận văn tốt nghiệp: “Tăng cường QLNN về ATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu nội dung chủ yếu của QLNN là công tác ban hành, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, sự phối hợp liên ngành đối với vấn đề ATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội [28].

- Trần Cầm Giang, Bùi Thị Thanh Huyền, Lê Thị Tri - Lớp 06QT2D,Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh,nghiên cứu khoa học 2010 “Một số giải pháp tăng cường và kiểm soát ATTP ở thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về

ATTP để làm luận cứ cho việc nghiên cứu Tìm hiểu tình trạng vi phạm ATTP, công tác kiểm soát, quản lý, tuân thủ của các cơ quan chức năng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát đối với vấn đề ATTP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề tài này cũng có nhiều nét tương đồng với đề tài của học viên, nghiên cứu thực trạng ATTP để đưa ra giải pháp cho công tác QLNN về ATTP [29]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa” (2012) của Bác sĩ-Thạc sỹ Lê Tấn Phùng đã tiến hành khảo sát thực trạng vệ sinh ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh giá năng lực quản lý vệ sinh ATTP trên toàn tỉnh Bằng việc kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm cho nghiên cứu định lượng để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp cần thiết đảm bảo vệ sinh ATTP; Sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm để khảo sát các đối tượng về kiến thức, thái độ và thực hành trong lĩnh vực vệ sinh ATTP Đồng thời tiến hành xét nghiệm hóa, lý và vi sinh các mẫu thực phẩm phổ biến (thịt, cá, rau, quả). Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình vẫn có một số hạn chế nhất định Các cơ sở nhà hàng ăn uống, thức ăn đường phố chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh do Bộ Y tế quy định. Tình trạng ô nhiễm thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất Các tác giả nhận định tốt về năng lực quản lý vệ sinh ATTP tại địa phương, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết ban hành các văn bản quản lý nhằm tránh sự lạc hậu so với luật vệ sinh ATTP, tránh chồng chéo, và tăng cường sự phối hợp Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị đã được đưa ra nhằm bảo đảm vệ sinh ATTP tại tỉnh Khánh Hòa [30].

Bài viết “An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối” (2011) của tác giả Phạm Thiên Hương dựa trên một nghiên cứu thuộc dự án hợp tác VECO-IPSARD đã đưa ra một số các tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam hiện nay, phân tích các văn bản chính sách liên quan, và tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại một số chợ đầu mối lớn chuyên cung cấp thực phẩm ở Hà Nội, quá trình vận chuyển, phân phối, bảo quản và ý thức cộng động về vấn đề vệ sinh ATTP

[7] Từ đó tác giả đã đưa ra kết luận: vệ sinh ATTP trong cả nước nói chung và tại các chợ đầu mối Hà Nội nói riêng đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc cố tình sử dụng những hoá chất cấm dùng trong bảo quản rau quả, thực phẩm, trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, hoặc do sử dụng chất bảo quản tùy tiện của người buôn bán đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng Các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại một số bếp ăn, nhà hàng…đã làm bùng lên sự lo âu không ngớt của người dân Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng như: từ góc độ người tiêu dùng, từ phía nhà cung cấp thực phẩm, từ phía quản lý nhà nước.

Với luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh An Giang năm 2009”, tác giả Từ Quốc Tuấn đã tiến hành khảo sát trên 721 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 725 người tiêu dùng [23] Kết quả cho thấy: đối với người kinh doanh thực phẩm, tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinhATTP là 67,3%, thái độ đúng là 62,3%, thực hành đúng là 31,3% Giữa kiến thức và thực hành của người kinh doanh thực phẩm có các mối liên quan với việc tham dự các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP, nơi sinh sống.

Người kinh doanh có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP, sống ở thành thị sẽ có kiến thức, thực hành tốt hơn Riêng thái độ của người kinh doanh chỉ có mối liên quan đến nơi sính sống Đối với người tiêu dùng: tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh ATTP là 31,4%, thái độ đúng là 65,9%, thực hành đúng là 37,4%. Kiến thức của người tiêu dùng có mối liên quan đến tuổi, nơi sinh sống, học vấn Người tiêu dùng tuổi 18-40 tuổi, học vấn cao sẽ có kiến thức tốt hơn. Thái độ và thực hành của người tiêu dùng có mối liên quan đến nghề nghiệp, học vấn, thu nhập và tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP Người tiêu dùng có nghề nghiệp là công nhân viên chức, buôn bán; học vấn cao; thu nhập ổn định và có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP sẽ có thái độ tốt hơn.

Trong nghiên cứu “Kiến thức, thực hành về vệ sinh ATTP của người nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” (2006), tác giả Cao Thị Hoa và cộng sự đã tiến hành khảo sát 132 người/132 hộ gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

[3] Kết quả cho thấy: mức độ thực hành vệ sinh ATTP của người nội trợ chưa đi đôi với phần kiến thức đã đạt; mức độ kiến thức tốt đạt 76,5%, trong khi đó thực hành đạt yêu cầu chỉ có 65,1% Những vấn đề thiếu sót và không chú ý, trong việc thực hành lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm của người nội trợ là: 26,5% không thường xuyên mua thực 8 phẩm tại nơi có địa chỉ tin cậy; 25% không thường xuyên rửa tay trước khi chế biến thực phẩm; 29,5% không thường xuyên che đậy thực phẩm sau khi nấu chín; 12,2% không thường xuyên sử dụng 2 thớt riêng biệt để chế biến thực phẩm.

Từ đó nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các chiến lựơc truyền thông nhắm nâng cao kiến thức và thực hành đúng vệ sinh ATTP cho cộng đồng nói chung và những người nội trợ nói riêng.

Trên đây là một số đề tài có nét tương đồng nhất định với đề tài này nên học viên cũng đã tiếp thu thêm nhiều điểm mới trong đề tài đó Ngoài ra còn một số đề tài khác liên quan nhưng đề tài cũng có những nét khác biệt nhất định nên học viên tiếp tục nghiên cứu vấn đề này Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về QLNN đối với vấn đề ATTP Có chăng, những kết quả nghiên cứu còn tản mạn, chưa thành hệ thống Vì vậy, đề tài “quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk” là đề tài, không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu.

Đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về QLNN đối với vấn đề ATTP trên địa bàn thành phố.

- Đánh giá một cách tổng quát thực trạng với những kết quả và hạn chế về QLNN đối với vấn đề ATTP trên địa bàn thành phố hiện nay.

- Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cườngQLNN đối với vấn đề ATTP trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

QLNN về ATTP có một ý nghĩa hết sức quan trọng Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề ATTP đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên địa bàn thành phố Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện những mặt hạn chế trong công tác quản lý về ATTP.

- Đối với đề tài: việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.

- Đối với đối tượng được chọn để nghiên cứu: hoạt động QLNN đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tốt sẽ giúp phần cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, giúp các cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn.

- Đối với vấn đề quản lý: nghiên cứu về ATTP trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mang lại một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra được giải pháp tăng cường QLNN nhằm thay đổi được hành vi con người, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Mục lục, Danh mục, Phụ lục, Bảng biểu, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm như sau:

Chương 1 Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

Chương 3 Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN ỚC Ề AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈ ĐĂK ĂK

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [20].

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng [20].

Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và WHO thì:

“ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng” Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép” [36].

QLNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của con người.

QLNN tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu nhất định QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.

1.2 Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở địa phương

QLNN về ATTP là việc nhà nước thực hiện quyền lực công dân để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về ATTP.

QLNN về ATTP là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội QLNN về ATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện ATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về ATTP QLNN về ATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học

Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cấp huyện là UBND cấp huyện.

1.2.2 Vai trò, nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.2.2.1 Vai trò của quản lý nhà nước

Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của Trước những diễn biến đó thì vai trò của quản lý nhà nước là đặc biệt quan trọng trong đó Nhà nước là chủ thể trực tiếp và toàn diện của quản lý về ATTP Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến ATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ vấn đề ATTP.

Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến ATTP, nhà nước sẽ đóng vai trò trực tiếp quản lý vấn đề ATTP trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm.

Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, kiểm tra các cấp để quản lý vấn đề ATTP Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP.

Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho nhân dân để nâng cao ý thức và hiểu biết vấn đề này Chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm về ATTP, đẩy mạnh công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả Như vậy, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng.

Mặt khác, QLNN về ATTP là sự tác động của các cơ quan QLNN về ATTP nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý ATTP có vai trò quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển như hiện nay thì vai trò của quản lý ngày càng trở lên quan trọng Vai trò quản lý nhà nước về ATTP trước hết phải là vai trò định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Mục lục, Danh mục, Phụ lục, Bảng biểu, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm như sau:

Chương 1 Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

Chương 3 Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở ĐỊA PHƯƠNG – LÝ LUẬN THỰC TIỄN

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK

Kiến nghị

Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tránh chồng chéo giữa các bộ, ngành quản lý về ATTP trình Chính phủ.

Hoàn thiện hệ thống thanh chuyên ngành trong bộ máy quản lý về ATTP từ cấp Trung ương đến cấp huyện để nâng cao chức năng quản lý về ATTP.

3.3.2 Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Lắk

Tăng cường nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động về ATTP, đầu tư trang cơ sở vật chất về ATTP Đặc biệt tăng cường người có chuyên môn trong lĩnh vực ATTP, cán bộ có năng lực quản lý tốt.

Chỉ đạo quyết liệt hơn công tuyên truyền, phổ biến về ATTP trên toàn tỉnh.

Cần chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý ATTP, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong từng sự việc cụ thể đưa ra Thẳng thắn chỉ rõ những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý ATTP của các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền.

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, đảm bảo ATTP cho các hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố cần phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị và xã hội trong công tác quản lý của nhà nước về ATTP một cách quyết liệt, đồng bộ từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tuyên truyền, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm Cho nên cần có giải pháp căn cơ từ những quy định pháp luật đến sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng sản phẩm. Một số giải pháp cần quan tâm như sau:

Một là, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng thống nhất, đầy đủ có sự phối hợp chặt chẽ các ngành và đi đôi với biện pháp xử lý phù hợp.

Hai là, nâng cao năng lực QLNN trong lĩnh vực này, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc giám sát hoạt động sản xuất và tuyên truyền những kiến thức về ATTP.

Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyên, tập huấn từ kiến thức pháp luật về ATTP, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng phương pháp sản xuất theo quy trình, kỷ năng lựa chọn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để vi phạm nhằm lập lại kỷ cương trong công tác đảm bảo ATTP.

Năm là, tăng cường nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động về ATTP,đầu tư trang cơ sở vật chất về ATTP Đặc biệt tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực ATTP, cán bộ có năng lực quản lý tốt.

Ngày đăng: 11/04/2023, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w