1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng tiêu chuẩn basel iii vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu

136 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Tác giả Nguyễn Đăng Khoa
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Thị Mận
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng (17)
    • 1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng (17)
    • 1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng (17)
    • 1.1.3. Chỉ tiêu xác định mức độ rủi ro tín dụng (17)
      • 1.1.3.1. Phân loại nợ xấu (Bad debt) (18)
      • 1.1.3.2. Phân loại nợ quá hạn (Non- performing loan) (18)
      • 1.1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn – CAR (18)
    • 1.1.4. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng (19)
      • 1.1.4.1. Mô hình định tính – Mô hình 6C (19)
      • 1.1.4.2. Các mô hình định lượng rủi ro tín dụng (19)
  • 1.2. Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (22)
    • 1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng (22)
    • 1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng (23)
      • 1.2.2.1. Lý thuyết về tính điểm tín dụng (23)
      • 1.2.2.2. Lý thuyết về quản trị rủi ro của Thomas - Mô hình định mức tín nhiệm thể nhân 8 1.2.2.3. Mô hình CAMELS trong quản trị rủi ro ngân hàng (24)
    • 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (26)
  • 1.3. Các tiêu chuẩn Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (27)
  • 1.4. Quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (33)
    • 1.4.1. Quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III tại các ngân hàng thương mại trên thế giới (33)
      • 1.4.1.1. Tại Anh (33)
      • 1.4.1.2. Tại Hoa Kỳ (34)
      • 1.4.1.3. Tại Singapore (36)
    • 1.4.2. Bài học cho Việt Nam trong việc ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (38)
    • 2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (38)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (38)
      • 2.1.2. Chiến lược phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh (38)
        • 2.1.2.1. Hoạt động chính (38)
        • 2.1.2.2. Thành tích đạt được (39)
        • 2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 (39)
    • 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (41)
      • 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 25 (41)
        • 2.2.1.1. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng (41)
        • 2.2.1.2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng (42)
        • 2.2.1.3. Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng (44)
        • 2.2.1.4. Chất lượng tín dụng (45)
        • 2.2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng (47)
        • 2.2.2.2. Đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng (51)
        • 2.2.2.3. Thành tựu (51)
        • 2.2.2.4. Hạn chế (54)
        • 2.2.2.5. Nguyên nhân của hạn chế (55)
    • 2.3. Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (59)
      • 2.3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (59)
        • 2.3.1.1. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về vốn tối thiểu (Trụ cột 1) (60)
        • 2.3.1.2. Mức độ đáp ứng các quy định về tỷ lệ đòn bẩy (65)
        • 2.3.1.3. Mức độ đáp ứng về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (Trụ cột 2) 50 (66)
        • 2.3.1.4. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin (Trụ cột 3) (70)
        • 2.3.1.5. Đánh giá chung mức độ đáp ứng tiêu chuẩn Basel III của ACB (72)
        • 2.3.1.6. Nguyên nhân phát sinh hạn chế trong quá trình ứng dụng Basel III (73)
      • 2.3.2. Khảo sát ý kiến trong vận dụng tiêu chuẩn Basel III vào hoạt động quản trị rủi (75)
        • 2.3.2.1. Mục tiêu khảo sát (75)
        • 2.3.2.2. Phạm vi khảo sát (75)
        • 2.3.2.3. Phương pháp thu thập (75)
        • 2.3.2.4. Đối tượng tham gia khảo sát (76)
        • 2.3.2.5. Kết quả khảo sát (76)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (80)
    • 3.1.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel III (80)
    • 3.1.2. Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel III (82)
    • 3.1.3. Các luận cứ đề xuất giải pháp (83)
    • 3.2. Các giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (84)
      • 3.2.1. Kiện toàn khung pháp lý và các chính sách ngân hàng (86)
      • 3.2.2. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (86)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (87)
      • 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (87)
      • 3.2.5. Xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng và cải tiến quy trình quản trị rủi (89)
      • 3.2.6. Điều chỉnh cách tính hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế (90)
      • 3.2.7. Tăng cường nhận thức và cam kết từ ban lãnh đạo (91)
    • 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (92)
      • 3.3.1. Kiện toàn khung pháp lý và chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng (92)
      • 3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (95)
        • 3.3.2.1. Về phương thức thanh tra (95)
        • 3.3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh tra ngân hàng 79 3.3.2.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thanh tra ngân hàng (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Lý luận về rủi ro tín dụng

Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo Ủy ban Basel, RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi.

Theo Hennie van Greuning –Sonja Brajovic Bratanovic, RRTD là đặc tính vốn có trong hoạt động ngân hàng, là nguy cơ người đi vay không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã ấn định trong hợp đồng.RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại,cho vay trên thị trường liên ngân hàng, swap, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, .

Đặc điểm của rủi ro tín dụng

RRTD mang tính gián tiếp: rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.

RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc điểm của ngành tài chính kinh doanh tiền tệ Do đó, khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

RRTD có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng củaNHTM: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt đựơc các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.

Chỉ tiêu xác định mức độ rủi ro tín dụng

RRTD quyết định chất lượng tín dụng, thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.

Dư nợ xấu Tổng dư nợ cho vay

Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ

Hệ số nợ quá hạn = × 100%

1.1.3.1 Phân loại nợ xấu (Bad debt)

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) định nghĩa,

“nợ xấu” về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ.

Nợ xấu là khoản nợ có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.

TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ; Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Thông thường về theo phương pháp xác định thời gian không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày.

1.1.3.2 Phân loại nợ quá hạn (Non- performing loan)

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

1.1.3.3 Tỷ lệ an toàn vốn – CAR

Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các NHTM Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của NHTM trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Vốn cấp I + Vốn cấp II Tài sản đã điều chỉnh rủi ro

CAR = × 100% Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro theo từng thời kỳ (bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn).

Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.

1.1.4.1 Mô hình định tính – Mô hình 6C

Liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” bao gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cashflow); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control). Ưu điểm của mô hình: đơn giản, dễ sử dụng.

Hạn chế của mô hình: phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu nhập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của nhân viên tín dụng do đó sẽ mất thời gian, tốn kém và lại mang tính chủ quan.

1.1.4.2 Các mô hình định lượng rủi ro tín dụng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Mô hình điểm số Z do Altman (1977) khởi tạo và được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm khách quan đối với khách hàng thông qua việc lượng hóa Mô hình dùng để đo xác xuất vỡ nợ và đánh giá rủi ro tài chính của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay - X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Công thức mô hình Z được trình bày tại tạp chí Journal of Banking & Finance (1977) như sau:

- X1: tỷ số “ vốn lưu động ròng/ tổng tài sản”, X2: tỷ số “ lợi nhuận tích luỹ / tổng tài sản”, X3: tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”, X4: tỷ số “ thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”, X5: tỷ số “ doanh số/ tổng tài sản”.

Kết quả của mô hình:

- Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

- Z > 3: khách hàng không có khả năng vỡ nợ; bất kỳ công ty nào có điểm số Z

< 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Ưu điểm của mô hình: kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản.

Nhược điểm: Mô hình chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không trả lãi được cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay; mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay như danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế….

 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều NHTM còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay với mục đích tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản….Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.

Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng Dễ sử dụng, nhanh chóng và phản ánh khá toàn diện dẫn đến kết quả chính xác hơn.

Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

 Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – (VAR)

Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mục các tài sản tài chính cho các nhà quản trị cao cấp Khi sử dụng thước đo giá trị rủi ro tới hạn, nhà quản trị tính cho một danh mục tài sản của một tổ chức tài chính theo cách như sau:

“Chúng ta có X% chắc chắn rằng chúng ta sẽ không mất nhiều hơn V đồng trong vòng N ngày tới”

Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản Đó là một hàm số gồm

2 biến: N biểu diễn trục thời gian nằm ngang, và X là mức độ tin tưởng Có nghĩa là nhà quản trị tin rằng mức độ thua lỗ trong vòng N ngày với mức chắc chắn X% không vượt quá một mức rủi ro xác định V.

Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử dụng N ngày và X Điều này có nghĩa là họ tập trung vào mức thua lỗ trong thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt quá 1% Vốn mà họ yêu cầu của ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này. Ưu điểm: giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng Var có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro cao hơn Những mô hình quản trị rủi ro hiện đại đều tập trung xây dựng để ước tính giá trị Var chính xác nhất.

Nhược điểm: Var không tính ra được những khoản lỗ khổng lồ mà xác suất xảy ra của nó là nhỏ; những mô hình rủi ro hiện tại để tính Var không được thiết kế để quản trị rủi ro liên quan đến cuộc khủng hoảng, mô hình ước rủi ro VAR đã thất bại trong việc phát hiện những rủi ro hệ thống; những mô hình này sử dụng dữ liệu lịch sử và chính xác nhất cho khoản thời gian ngắn như ngày do đó Var chỉ chính xác trong ngắn hạn – like days.

Nhận x ét : Mô hình (1), (2), (3) tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mô hình (4) là mô hình tiên tiến và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, với nội dung bao trùm tất cả các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và hệ số nợ.

Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Theo ISO 3100, quản trị rủi ro là việc xác định, đánh giá rủi ro và sử dụng phối hợp, tiết kiệm các nguồn lực để theo dõi, giảm thiểu, kiểm soát các tác động không mong muốn từ rủi ro Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, có rất nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác nhằm ngăn chặn tổn thất thiệt và không ngừng nâng cao sức mạnh, uy tín của ngân hàng trên thương trường.

Quản trị rủi ro tín dụng là phương pháp tiếp cận khoa học đối với các loại rủi ro tín dụng, là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

Theo Basel, mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa tỷ lệ hoàn trả nợ của các khoản rủi ro điều chỉnh bằng cách duy trì rủi ro tín dụng trong mức chấp nhận được NHTM phải quản trị rủi ro tín dụng vốn có trong danh mục đầu tư cũng như rủi ro tín dụng trong từng khoản tín dụng riêng lẻ, từng giao dịch, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là một thành phần quan trọng của cách thức tiếp cận toàn diện để quản trị rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu dài của bất kỳ ngân hàng.

Một số lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình hóa thống kê xác suất Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá quyền chọn và các công cụ tài chính khác Công thức định giá quyền chọn Black- Scholes (năm 1973), bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton (năm 1974)… là những khái niệm quen thuộc.

Mặc dù không hề kém quan trọng, đặc biệt trong thực tiễn kinh doanh tài chính, các ứng dụng dự báo rủi ro tài chính với các khoản vay thể nhân, tính điểm tín dụng và hành vi, dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại thời kỳ đó.

Lý thuyết về lĩnh vực này tương đối hạn chế với số lượng ít ỏi công trình đánh giá tổng quan như khảo sát các phương pháp định lượng trong quản lý tín dụng của Rosenberg và Gleit (năm 1994); các phương pháp phân loại thống kê tín dụng thể nhân của Hand và Henley (năm 1997); các công trình của Thomas (năm 1992) về mô hình quản lý rủi ro tài chính, các phương pháp phân loại tín dụng thể nhân, tổng quan về các phương pháp tính điểm tín dụng và hành vi….

1.2.2.1 Lý thuyết về tính điểm tín dụng

Lý thuyết về tính điểm tín dụng được Hand và Henley xây dựng và ghi nhận hai thành tựu quan trọng: nhu cầu phát triển các kỹ thuật dự báo rủi ro của khách hàng tương thích với biến động điều kiện kinh tế; và mục đích tính điểm chuyển từ việc xác định các khách hàng khả năng vỡ nợ cao sang tìm kiếm các khách hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt nhất Chất xúc tác quan trọng cho các phát triển này chính là sự bùng nổ về thông tin của giao dịch khách hàng.

Hai kỹ thuật đánh giá cơ bản hỗ trợ tổ chức tín dụng ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là tính điểm tín dụng và tính điểm hành vi.

Ngày nay, ứng dụng lý thuyết về tính điểm tín dụng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính Việc phân tích chỉ tiêu tài chính sẽ dựa chủ yếu trên số liệu khách hàng cung cấp như bảng lương/xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà, báo cáo tài chính của doanh nghiệp… để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính là dựa vào số liệu trong quá khứ về uy tín thanh toán trước đây (dựa trên dữ liệu của chính ngân hàng hoặc thông qua các Trung tâm thông tin tín dụng), kinh nghiệm trong ngành của công ty và chủ doanh nghiệp, thái độ hợp tác của khách hàng với ngân hàng… để đánh giá uy tín thanh toán của khách hàng.

1.2.2.2 Lý thuyết về quản trị rủi ro của Thomas - Mô hình định mức tín nhiệm thể nhân

Mô hình định mức tín nhiệm thể nhân ra đời cách đây hơn 50 năm Từ khi ra đời, các mô hình định mức tín nhiệm thể nhân được sử dụng ngày càng hiệu quả, giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng lượng hóa tương đối chính xác khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định cung cấp các dịch vụ như thẻ tín dụng, các khoản vay trả chậm trực tiếp và gián tiếp, vay thế chấp,… Ưu điểm nổi bật là giảm thiểu chi phí phân tích thông tin, giúp đưa ra các quyết định cho vay tín dụng nhanh và chính xác, đảm bảo việc thu hồi tín dụng, và từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, mức độ đánh giá chính xác trong phân tích tín dụng tăng lên một tỷ lệ nhỏ cũng có thể giúp các ngân hàng hay các tổ chức tài chính tránh được những khoản tổn thất lớn.

Ngày nay, các mô hình này được sử dụng rộng rãi đối với các cá nhân có nhu cầu thế chấp mua nhà, vay trả chậm dùng thẻ tín dụng và các khoản vay kinh doanh nhỏ.

1.2.2.3 Mô hình CAMELS trong quản trị rủi ro ngân hàng

Hệ thống phân tích CAMELS do NCUA (The National Credit Union Administration) công bố năm 1987, được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và mức độ nhạy cảm thị trường.

- Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn): Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Công thức tính tỉ lệ an toàn vốn:

Thông qua tỉ lệ an toàn vốn người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Asset Quality (Chất lượng tài sản có): chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng.

- Management (Quản lý): nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng.

- Earnings (Lợi nhuận): lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại.

- Liquidity (Thanh khoản): thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng:

- Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường): phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần Đồng thời, phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường cho thấy khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Nhận x ét : Mô hình của Hand & Henley và Thomas chủ yếu tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng, loại rủi ro phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất của các TCTD, đến mô hình CAMELS đã có cái nhìn rộng hơn về các loại rủi ro của TCTD và đưa ra phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản thông qua việc phân tích 06 yếu tố gồm: Mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và mức độ nhạy cảm thị trường Mô hình CAMELS được xem là cơ sở để phát triển lên một phương pháp quản trị rủi ro tân tiến nhất hiện nay đó là Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn và giám sát hoạt động ngân hàng (Hiệp ước Basel) Từ những phân tích trên ta sẽ đi nghiên

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% cứu nền tảng lý luận về ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro

Nguồn: Tài liệu Quản trị rủi ro của IFC

Các đơn vị tham gia quy trình và chức năng:

- Lớp phòng vệ thứ 1 (bộ phận kinh doanh kiêm phân tích rủi ro tín dụng tại cơ sở): phân tích và xây dựng định hướng tín dụng dựa trên điều kiện kinh tế, cung cấp đầy đủ các phân tích rủi ro tín dụng.

- Lớp phòng vệ thứ 2 (bộ phận Quản trị và kiểm toán tín dụng, bộ phận phân tích rủi ro hội sở, Trung tâm quản lý nợ, Bộ phận Xử lý nợ): đánh giá tuân thủ chính sách và quy trình phê chuẩn/ cấp tín dụng để đảm bảo mức độ tuân thủ cho việc quản trị tín dụng hiện tại; quản lý các khoản nợ quá hạn và đề xuất các hướng xử lý; lên phương án và biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Lớp phòng vệ thứ 3 (bộ phận kiểm toán nội bộ): tập trung vào việc rà soát độc lập toàn bộ quá trình quản trị RRTD, tính tuân thủ các quy định, chính sách quản lý

RRTD và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng quản trị RRTD

Các bước trong quy trình:

(1) Phân tích, xác định rủi ro tín dụng.

(2) Kiểm soát rủi ro tín dụng trong và sau cho vay.

(3) (4) Các khoản tín dụng được quản lý tập trung.

(5) Xử lý các khoản tín dụng đã phát sinh rủi ro (nợ quá hạn, nợ xấu…)

Các tiêu chuẩn Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Các quy định của Basel I và Basel II (phụ lục 3) vẫn còn những hạn chế khiến nó bị đánh giá là nguyên nhân gián tiếp gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

2008 Thực trạng này đã dẫn tới hàng loạt rà soát về chức năng của thị trường tài chính Những nghi ngại đầu tiên liên quan đến mức độ đủ vốn của hệ thống ngân hàng, sau đó là vai trò của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, rồi các yêu cầu về vốn trước yếu tố chu kỳ của nền kinh tế cũng như phương pháp kế toán đã được áp dụng Từ những hạn chế trên, hơn bao giờ hết, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn cầu nhằm giúp hệ thống ngân hàng phản ứng linh hoạt hơn trước những bất ổn của nền kinh tế, tránh nguy cơ tái diễn một cuộc đại khủng hoảng là yêu cầu khách quan đầy bức thiết.

Trước khi ban hành những ấn bản cuối cùng được gọi là Basel III, năm 2009 Ủy ban Basel đã phát hành các quy tắc bổ sung cho Basel II (thường được gọi là Basel 2,5) Các quy định của Basel 2,5 và sau này là Basel III đã làm thay đổi đáng kể các chuẩn mực về vốn, thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy so với các quy định trước đây Đến ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã được Ủy ban Giám sát ngân hàngBasel ban hành Basel III hiện là chuẩn mực toàn cầu mà ngân hàng trên thế giới đang hướng tới ứng dụng nhằm giúp hệ thống hoạt động an toàn hơn trong tương lai với lộ trình ứng dụng cụ thể từ năm 2013 đến 2019 (phụ lục 4).

Sơ đồ 1.2: Khung đo lường hiệp ước Basel III

Những nội dung Basel III kế thừa, phát triển từ quy định Basel II thông qua việc giữ lại các tiêu chuẩn theo khung đo lường Basel II với 3 trụ cột: Trụ cột 1 về tỷ lệ vốn tối thiểu; Trụ cột 2 về thanh tra, giám sát ngân hàng có đưa thêm các quy định về quản lý tài chính và rủi ro đối với toàn công ty, siết lại các yêu cầu nắm bắt các rủi ro từ hoạt động ngoại bảng và chứng khoán hóa, các quy định về quản trị ngân hàng…;Trụ cột 3 về kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin.

Những nội dung sửa đổi, cập nhật của Basel III (phụ lục 3):

 Thứ nhất, nâng cao chất lượng, nhất quán và minh bạch của các cơ sở vốn Theo đó, Basel III hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8% nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu cao hơn:

- Tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông tối thiểu (common equity) được nâng từ mức 2% lên 4,5%,

- Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu tăng từ 4% lên mức 6%,

- Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn cổ phần phổ thông là 2,5%.

Tùy thuộc vào thực tế, mỗi quốc gia có thể lựa chọn thiết lập một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế với mức từ 0-2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn cổ phần phổ thông Phần vốn này chỉ đòi hỏi trong trường hợp tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn tới nguy cơ rủi ro cao cho hoạt động hệ thống. Với những điều chỉnh này, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của vốn cấp 1 phải bao gồm cổ phần phổ thông và lợi nhuận giữ lại Các công cụ vốn lai (hybrid capital instruments) với những điều khoản cho phép mua lại vượt giới hạn 15% của vốn cấp

1 sẽ sẽ bị loại trừ khỏi thành phần vốn này Ngoài ra, vốn cấp 2 cũng được xem xét hài hòa hơn và vốn cấp 3, loại vốn chỉ sử dụng để trang trải cho các rủi ro thị trường theo quy định của Basel II cũng sẽ bị loại bỏ.

Như vậy, kết cấu của các loại vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọng vốn cổ phần phổ thông trong vốn cấp 1.

 Thứ hai, quy định thêm tỷ lệ đòn bẩy nhằm bổ sung cho các yêu cầu về vốn Mục đích của việc quy định tỷ lệ đòn bẩy:

- Nhằm hạn chế đòn bẩy trong lĩnh vực ngân hàng, giúp giảm thiểu nguy cơ của quá trình giảm nợ gây bất ổn có thể gây tổn hại hệ thống tài chính và nền kinh tế;

- Giới thiệu thêm biện pháp bảo vệ đối với mô hình rủi ro và sai số đo lường bằng cách xác định rủi ro một cách đơn giản, minh bạch, độc lập.

Tỷ lệ đòn bẩy được quy định tối thiểu là 3% cho giai đoạn chuyển đổi từ 1/1/2013 đến 1/1/2017 Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tổng vốn cấp 1 yêu cầu chia cho tổng tài sản (không tính tới các trọng số rủi ro) với quy định:

 Thứ ba, Basel III đưa ra quy định nhằm thiết lập các yêu cầu về thanh khoản toàn cầu Ủy ban Basel đã bổ sung thêm hai tiêu chuẩn tối thiểu cho tài trợ thanh khoản: Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio - LCR) và Tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio - NSFR)

- Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR): Tỷ lệ này nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi ngắn hạn về thanh khoản của ngân hàng bằng cách bảo đảm rằng ngân hàng đó có đủ nguồn lực chất lượng cao để tồn tại trong một kịch bản căng thẳng gay gắt kéo

Vốn cấp 1 yêu cầu (Tier 1 capital)/Tổng tài sản (Gross assets) > 3% dài trong vòng một tháng, LCR được tính theo công thức:

 Trong đó, vốn tài trợ cho tài sản có chất lượng thanh khoản cao (stock of high-quality liquid assets) bao gồm: Tài sản cấp 1 (Level 1 assets) là tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản tốt (do Chính phủ, NHTW, …) phát hành, khoản dự trữ tại NHTW, áp dụng tỷ lệ thanh toán ngay là 100%; Tài sản cấp

2 (Level 2 assets) là tài sản có trọng số rủi ro 20%, được tính 85% giá trị vào lượng vốn thanh khoản cao để tính LCR và tổng lượng tài sản cấp 2 sử dụng để tính toán tối đa bằng 2/3 lượng tài sản cấp 1.

Quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III tại các ngân hàng thương mại trên thế giới

Nhằm đáp ứng lộ trình ứng dụng Basel III, EBA (European Banking Authority – Cơ quan Giám sát ngân hàng Châu Âu) đã đề ra CRD 3 (Capital Requirements Directive 3 - quy định về an toàn vốn với mức vốn yêu cầu tối thiểu cao hơn cho các sản phẩm được chứng khoán hóa và tài sản có rủi ro thị trường, đồng thời nâng cao các yêu cầu công bố thông tin liên quan đến các tài sản có rủi ro chứng khoán hóa, hay còn gọi là Basel 2.5) và CRD IV (Capital Requirements Directive IV- quy định về an toàn vốn theo yêu cầu của Basel III ứng dụng tại khu vực Châu Âu).

Các quy định chuyển tiếp này đã giúp kéo gần hơn khoảng cách giữa thực tế an toàn vốn của các ngân hàng trong khu vực Châu Âu và các yêu cầu của Basel III,giúp các ngân hàng có phương hướng cụ thể nhằm chuẩn bị nguồn vốn và tái cơ cấu danh mục tài sản phù hợp với các quy định mới mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động

Tại Anh, Cơ quan giám sát ngân hàng Anh Quốc (Financial Services Authority FSA) cũng đã ban hành các quy định nhằm hoàn thiện hơn hoạt động của hệ thống ngân hàng nước này, chẳng hạn: quy định về tỷ lệ vốn đệm dự phòng (Capital planning buffers, 09.2010) trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng phương pháp kiểm định khả năng chịu áp lực (stress testing) theo các quy định của FSA và bám sát các tiêu chí của Basel III; các quy định về nâng cao năng lực vốn (Strengthening Capital Standards) cũng được ban hành vào tháng 12.2010.

Theo các quy định mới kể trên Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 (Common Equity Tier 1) ứng dụng đối với 8 ngân hàng lớn tại Anh là 7% Các quy định mới này đồng thời cũng làm giảm quy mô vốn tự có và tăng quy mô tài sản có rủi ro Đối với vốn tự có, quy mô giảm do gia tăng các khoản giảm trừ theo các yêu cầu khắt khe hơn về vốn của quy định mới Đối với tài sản có rủi ro, các quy định mới chặt chẽ hơn khiến tổng quy mô tài sản có rủi ro tín dụng gia tăng đáng kể.

Bảng 1.1: Tình hình ứng dụng Basel III tại Ngân hàng Standard Chartered

PLC – Anh ĐVT: Triệu USD

Vốn tự có tại thời điểm 31/12/2013 Theo CRD IV Theo Basel II

Vốn cổ phần thường cấp 1 trước giảm trừ 45,174 45,473

Vốn cổ phần thường cấp 1 35,961 37,923

Tài sản có rủi ro tại thời điểm 31/12/2013 Theo CRD IV Theo Basel II

Tổng tài sản có rủi ro 331,296 322,251

Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 Standard Chartered PLC

Ngày 30/6/2010, dự luật “Cải cách tài chính Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng” (Dodd-Frank Wall Street and Consumer Protection Act), còn gọi là đạo luật

Dodd - Frank, đã được Quốc hội thông qua Các quy định của đạo luật này đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại Hoa Kỳ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ tài chính… Đây cũng là những nội dung trọng yếu mà Basel III hướng tới. Tuy nhiên, với một số điểm khác biệt, nhất là việc loại bỏ vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập khỏi quy trình hoạt động của hệ thống tài chính sẽ khiến việc ứng dụng Basel III tại Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn Mặc dù vậy, với xu hướng phát triển thị trường tài chính toàn cầu, nhiều quan điểm cho rằng các nhà tạo lập luật của Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng điều chỉnh các quy định hiện hành để thuận tiện cho việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế, bởi đó là cách duy nhất để có được sân chơi bình đẳng khi các ngân hàng hoạt động đa quốc gia.

Cụ thể tại Citibank, quá trình ứng dụng các quy định của Basel III được thực hiện theo lộ trình song song theo đó ngân hàng sẽ vừa tiến hành tính toán các chi tiêu an toàn vốn theo hai mô hình: một của Basel II và một của Basel III Tuy nhiên vào ngày 21/02/2014, Citibank đã chính thức được phê chuẩn vượt qua thời kỳ ứng dụng song song để thực hiện các yêu cầu hoàn toàn theo Basel III Trong năm 2013 các chỉ tiêu an toàn vốn theo Basel III chênh lệch chủ yếu do việc ứng dụng các phương pháp xác định tài sản có rủi ro theo phương pháp nâng cao (Advances Approach) thay vì phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach) như trước đây.

Bảng 1.2: Tình hình ứng dụng Basel III tại Citibank – Mỹ ĐVT: Triệu USD

Tỷ lệ an toàn vốn tại

31/12/2013 Phương pháp nâng cao Phương pháp chuẩn hóa

Vốn cổ phần thường cấp 1 125,597

Tổng tài sản có rủi ro 1,186,000 1,177,000

Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 10.59% 10.67%

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 11.25% 11.33%

Tỷ lệ an toàn vốn 12.65% 12.75%

Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 Citibank

Cụ thể đối với United Overseas Bank (UOB), quá trình chuẩn bị cho Basel III được thể hiện qua các hoạt động nâng cao vốn bằng cách phát hành các công cụ vốn đáp ứng đủ điều kiện được tính là vốn tự có theo các yêu cầu của Basel III, cụ thể trong năm 2013 ngân hàng đã phát hành thành công 850 triệu SGD chứng khoán thỏa điều kiện được ghi nhận như là vốn cấp 1 Dưới tác động của các yêu cầu theo Basel III được chính thức ứng dụng từ đầu tháng 01/2013, các tỷ lệ an toàn vốn của UOB có xu hướng giảm nhẹ do sự gia tăng quy mô các khoản bị giảm trừ cũng như quy mô tài sản có rủi ro.

Bảng 1.3: Tình hình ứng dụng Basel III tại UOB – Singapore ĐVT: Triệu SGD

Tỷ lệ an toàn vốn 2013 2012

Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 13.20% -

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 13.20% 14.70%

Tỷ lệ an toàn vốn 16.60% 19.10%

Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 UOB

Bài học cho Việt Nam trong việc ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Trong số các nước thành viên của Ủy ban Basel, với việc tham gia xây dựng nội dung Hiệp ước Basel III, các nước đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết ứng dụng Basel III, mặc dù một số nước chỉ ứng dụng từng phần Ứng dụng các chuẩn mực tiên tiến của Basel III không chỉ dừng lại ở các nước phát triển hay các nước thuộc khối OECD mà đã trở thành xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này Ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là điều thiết yếu bởi các lợi ích mà nó mang lại.

Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc tiếp cận những thông lệ quốc tế,nhưng chặng đường vẫn còn xa Đặc biệt, từ giai đoạn 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính nổ ra trên thế giới khiến công cuộc cải cách tài chính trở thành cuộc cách mạng mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách hơn nữa, khắc phục những điểm yếu nội tại, tiến gần hơn những chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, so với một số nước ở khu vực Đông Á đã tiếp cận Basel III rất tích cực, thì ở Việt Nam, với

Basel I cũng có những tiêu chí chưa được đáp ứng đầy đủ Với hoàn cảnh hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có cách thức tiếp cận riêng với các chuẩn mực quốc tế Trên cơ sở thực tế ứng dụng Hiệp ước Basel III tại một số nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học thực tiễn trong quá trình ứng dụng Basel III.

Dưới góc độ một quốc gia, những yếu tố cần cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel III bao gồm:

- Các ưu tiên của quốc gia;

- Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý;

- Các chuẩn mực kế toán;

- Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia;

- Tính lành mạnh của quản trị doanh nghiệp;

- Sự có mặt và mức độ đáng tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín dụng;

- Các vấn đề về bình đẳng;

Dưới góc độ vi mô tại từng ngân hàng, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel III phụ thuộc các yếu tố:

- Hiện trạng hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Chi phí, lợi nhuận dự tính;

- Mức độ áp lực của NHTW;

- Sự chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel của các ngân hàng đối thủ;

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng: khái niệm, đặc điểm về rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng; cũng như khái niệm và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng Đồng thời, nghiên cứu bối cảnh ra đời, nội dung của các Hiệp ước Basel III và sự cần thiết phải ứng dụng Hiệp ước Basel III trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đồng thời, luận văn cũng trình bày quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá về quản lý rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Giới thiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Quá trình hình thành và phát triển của ACB có thể chia thành 04 giai đoạn (phụ lục 1).

- Ngân hàng có 346 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.

- 4 công ty liên kết, trực thuộc: Công ty cho thuê tài chính, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty quản lý quỹ, Công ty TNHH chứng khoán ACB.

- Số lượng nhân viên hiện tại: 8.791 nhân viên.

Sơ đồ tổ chức của ACB (phụ lục 1).

2.1.2 Chiến lược phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Thanh toán quốc tế;

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

ACB liên tục được bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và lãnh đạo ACB được bầu chọn là “Lãnh đạo Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” (Phụ lục 1).

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

ACB có sự sụt giảm thu nhập và lợi nhuận qua các năm Trong đó thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2013 giảm 55,6% so với năm 2012 chủ yếu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế biến động; năm 2013 ACB đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng giá trị tài sản 281,019,319 176,307,607 166,598,989 -5.51% 173,390,522 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 25,460,938 22,269,055 15,205,073 55.60% 3,384,086 Thu nhập lãi thuần 6,607,558 6,870,928 4,386,413 48.70% 1,054,976 Thuế và các khoản phải nộp 994,852 258,636 209,067 20.50% 68,235

Lợi nhuận trước thuế 4,202,693 1,042,676 1,035,560 9.30% 318,253 Lợi nhuận sau thuế 3,207,841 784,040 826,493 6.10% 250,018

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB Đồ thị 2.1:Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2011 –

2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Quá trình tăng vốn của ACB: Vốn điều lệ của ACB tăng trưởng nhanh, từ 948 tỷ đồng năm 2005 lên 9.377 tỷ đồng năm 2013, chủ yếu từ nguồn phát hành cổ phiếu

0,00% 2013 và trái phiếu chuyển đổi Vốn chủ sở hữu của ACB trong giai đoạn 2011 – 2013 được giữ ổn định ở mức 12.000 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Tỷ lệ nợ quá hạn 1.21% 7.77% 5.79%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn và dư nợ của ACB: có xu hướng giảm, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của ACB chỉ mới gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam và dư nợ chủ yếu tập trung tại TP.HCM (55,8%) và Miền Bắc (19,5%) Tổng tài sản của công ty tăng trưởng nhanh từ năm 2008 đến 2011, từ 105.306 tỷ đồng (năm

2008) lên 281.019 tỷ đồng Tuy nhiên sau sự cố năm 2012 tổng tài sản giảm so với thời điểm cuối năm 2011, tính đến 31/12/2013 tổng tài sản là 166.599 tỷ đồng. Đồ thị 2.2: Tỷ suất lợi nhuận trong giai đoạn 2011 –

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng trưởng từ năm

2009 đến 2011 và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2013.

Tỷ suất lợi nhuận của ACB đạt cao điểm vào năm 2011 vượt trội hơn so với các năm trước và sau đó.

Mặc dù ngành ngân hàng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011 với các quy định giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHNN, lãi suất trần… nhằm kiểm soát lạm phát và lãi suất không ngừng tăng cao gây khó khăn cho khách hàng; tuy nhiên dư nợ cho vay của ACB luôn có sự tăng trưởng cao và tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới 2% cho thấy ACB tăng trưởng có kiểm soát và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng trong giai đoạn này Tuy nhiên hiện tại do ảnh hưởng tình hình biến động chung của nền kinh tế nên tỷ lệ nợ quá hạn tại ACB tăng khá mạnh trong năm 2012 – 2013.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 ACB cũng đạt được sự tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ cho vay (năm 2011 tăng 1,65 lần) Sự cố ACB ảnh hưởng không làm ảnh hưởng lớn đến tình hình cho vay, dư nợ cho vay cuối năm 2012 hầu như không thay đổi so với năm 2011, dư nợ năm 2013 tăng 4% so với năm 2012.

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

2.2.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng Đồ thị 2.3: Dư nợ cho vay trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB Đồ thị 2.3 trên cho thấy sự tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng của ACB qua 5 năm gần nhất Từ năm 2009 đến năm 2011 số dư nợ cho vay tăng mạnh vào khoảng 65% (từ 62.358 tỷ đồng tăng lên 102.809 tỷ đồng), sự cố tháng 08 năm

2012 cũng ảnh hưởng hoạt động cho vay ở một mức độ nhất định, kết quả làm cho dư nợ cho vay khách hàng thay đổi không đáng kể so với cuối năm 2011 Khắc phục sự cố xảy ra năm 2013, ACB đã ổn định và có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay của mình.

Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp khó khăn, nhưng ACB đã thực thi nhiều biện pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, các quy định của NHNN trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ Tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm (nếu không tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của NHNN thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng ở năm 2012 và lên đến 106.361 tỷ đồng ở cuối năm 2013), trong đó cho vay trong lĩnh vực không khuyến khích là 6,85%.

2.2.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng

 Dư nợ theo khu vực

Dư nợ theo KV 2013 % tăng/giảm so 2011 Đồ thị 2.4: Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2011 -

2013 Đơn vị tính : tỷ đồng, %

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Bảng 2.3: Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2011 - 2013

 Đơn vị tính : tỷ đồng, %

Dư nợ cho vay theo địa lý Năm 2011 +/- so

Miền Trung 6,132,013 21.52% 7,451,336 34.39% 10,014,088 Miền Bắc 23,729,871 -15.36% 20,085,035 4.20% 20,927,702 Miền Đông 5,676,931 24.02% 7,040,324 42.66% 10,043,958

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB Đồ thị 2.4 cho thấy dư nợ tại khu vực TP.HCM chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lại âm và khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ thấp nhất là khu vực Miền Tây Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 thì khu vực Miền Đông là tăng trưởng dư nợ lớn nhất với mức tăng trưởng là 52,40% và kế đến là khu vực Miền Tây với mức tăng trưởng là 34.01% so với năm 2012 và đạt 96,2% kế hoạch tăng trưởng.

 Dư nợ tín dụng theo ngành nghề Đồ thị 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề năm 2011 - 2013. Đơn vị tính : %

Thương mại Sản xuất và gia Dịch vụ cáTư vấn, kinh công chế biến

Xây dựng doanh BĐS nhân và cộng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của

Số liệu cho thấy ACB cho vay trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân - cộng đồng chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, kế đến là thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Trong đó ACB đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong ngành sản xuất và gia công chế biến là cao nhất, ngành dịch vụ cá nhân và công đồng tăng nhẹ và ngành thương mại giảm mạnh trong 2 năm liên tiếp.

 Dư nợ tín dụng theo thời gian cho vay

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB ACB lựa chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung, dài hạn và dư nợ ngắn hạn cũng ít rủi ro hơn Dư nợ 3 năm gần nhất tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định, vẫn giữ tỷ trọng theo thứ tự ưu tiên.

2.2.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng

Bảng 2.5: Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng

Thu nhập lãi thuần 6,608 6,871 4,386 Thu nhập ngoài lãi 1,039 -1,036 1,263

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2009-2011 Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng Điều đó đã kéo theo tổng thu nhập thuần của ACB sụt giảm 24% (từ 7.647 tỷ đồng ở năm 2011 xuống còn 5.835 tỷ đồng ở năm 2012) nhưng so với năm 2010 thì thu nhập thuần vẫn tăng hơn 6% Sang năm 2013, thu nhập thuần của ACB sụt giảm 3% so với năm 2012 nhưng mức giảm có thể xem như không đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB không tăng trưởng Theo kế hoạch của ACB trong năm

2014 thì thu nhập của ACB dự kiến là sẽ tăng hơn 20% so với năm 2013.

Xét về cơ cấu thu nhập từ tín dụng của ACB, năm 2013 so với năm 2012 có thể thấy ACB đã cải thiện về cơ bản Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập thuần đạt trên 22% Đạt mức tỷ lệ này là do thu dịch vụ tín dụng tăng trưởng ổn định, thu từ kinh doanh chứng khoán tăng và lỗ từ dịch vụ ngoại hối và vàng giảm mạnh.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn so với năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB Trong năm

2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phòng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những năm trước làm biên độ lời bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngoài lãi tăng rất cao, chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu. Đồ thị 2.6 trên cho thấy rõ hơn dư nợ cho vay cũng như tỷ lệ nợ xấu giữa KHCN và KHDN, cụ thể:

KHCN có dư nợ thay đổi không đáng kể ở năm 2012 so với năm 2011, sang năm 2013 dư nợ tăng 6.933 tỷ đồng so với năm 2012, vượt kế hoạch 43% mà ACB đã đưa ra trong năm 2013 Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng từ 1,6% (năm 2011) lên 3,9% (năm 2012) và giảm nhẹ xuống còn 3,8% (năm 2013).

Dư nợ của KHDN đạt 62.190 tỷ đồng và chưa hoàn thành kế hoạch năm 2013 đưa ra, tuy vậy dư nợ đã tăng ròng 9.478 tỷ đồng so với năm 2012 Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng liên tục trong 3 năm liên tiếp. Đồ thị 2.6: Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hàng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của ACB

2.2.2 Thực trạng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

2.2.2.1 Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ACB đi từ Định hướng & chính sách tín dụng đến quy trình tín dụng hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay trong suốt quá trình cho vay cho toàn hệ thống.

 Định hướng và chính sách hoạt động tín dụng của ACB

ACB có Chính sách và định hướng hoạt động tín dụng linh hoạt qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay.

Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm tra, đánh giá chất lượng danh mục cho vay của ACB và được chia thành 2 nhóm như sau:

Nhóm tiêu chí xét duyệt Nhóm tiêu chí định hướng

2 Kỳ hạn và loại tiền

4 Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm

Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

2.3.1 Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Khi đưa ra lộ trình thực hiện của Basel III, Ủy ban Basel khuyến nghị các quốc gia linh động ứng dụng để xây dựng lộ trình phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế của mỗi nước Việt Nam chưa đưa ra công bố sẽ ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, với phương châm hành động đã xác định trong “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế” thì việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB là điều tất yếu.

Hiện tại hệ số an toàn vốn của ACB đang ở mức 14,66% (năm 2013), phù hợp yêu cầu vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel III (9%).

Ban quản trị của ACB luôn đặt mục tiêu phát triển trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam và vươn ra các nước trên thế giới nên việc ứng dụng hiệp ước Basel là điều tất yếu sẽ phải thực hiện để có thể hội nhập quốc tế.

Thách thức lớn nhất của ACB hiện nay là xây dựng thành công hệ thống tính rủi ro tín dụng theo chuẩn mực của Basel III Điều này đòi hỏi ACB phải đầu tư nhiều chất xám và tài chính, mà cách nhanh nhất là có thể mua lại hệ thống của đối tác chiến lược là Standard Charter Bank, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam Hiện ACB đã xây dựng thành công Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, là bước khởi đầu cho việc xây dựng hệ thống xác định rủi ro theo Basel III. Đồng thời, vấn đề nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải hiện nay Để có thể xây dựng và vận hành được hệ thống quản trị rủi ro phức tạp như Basel III đòi hỏi ACB phải có đội ngũ nhân viên giỏi, hiện ACB đang có chiến dịch thu hút nhân tài để từng bước chuẩn bị cho kế hoạch phát triển trong tương lai ACB luôn được xem là Ngân hàng có chế độ thu hút và đào tạo nhân viên tốt nhất trong các Ngân hàng cổ phần hiện nay, do đó việc đào tạo nhân viên cho kế hoạch ứng dụng Basel III là khả thi.

2.3.1.1 Mức độ đáp ứng các yêu cầu về vốn tối thiểu (Trụ cột 1)

 Đối với vốn tự có

Thời gian qua, cơ quan quản lý đã ban hành hàng loạt các quy định liên quan đến vốn pháp định cũng như yêu cầu về tỷ lệ an toàn của các TCTD, trong đó có yêu cầu về vốn tối thiểu Đáng chú ý phải kể tên đến hai văn bản: Nghị định 141/2006/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ về danh mục vốn pháp định của các TCTD tại Việt Nam, thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD do NHNN ban hành Tại thời điểm ban hành cũng như thời gian có hiệu lực của các nghị định, thị trường đã rộ lên nhiều luồng ý kiến, nhiều quan điểm trái chiều về tác động của các quy định này tới hoạt động của các TCTD Dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của các quy định pháp lý này trong việc mở rộng và nâng cao quy mô và năng lực vốn tự có của các ngân hàng, đồng thời việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định cũng ghi nhận quyết tâm, sự nỗ lực hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Với quá trình cải tổ và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Thời gian đầu, hệ thống NHTM Việt Nam còn manh mún với hai loại: NHTMCP đô thị với vốn pháp định là 50 tỷ đồng; NHTMCP nông thôn với vốn pháp định là 2 tỷ đồng Vốn pháp định của hệ thống đã trải qua ba lần điều chỉnh:

- Lần 1, từ 2 tỷ lên 5 tỷ đồng đối với NHTMCP nông thôn; từ 50 tỷ đồng lên

70 tỷ đồng đối với NHTMCP đô thị (Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 1998);

- Lần 2, điều chỉnh đồng loạt lên 1.000 tỷ đồng đối với NHTMCP đô thị; (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006);

- Lần 3: đến cuối năm 2011, các NHTMCP phải đáp ứng vốn pháp định đồng loạt là 3.000 tỷ đồng (Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011);

Nhìn lại các quy định đối với việc tăng vốn pháp định của các ngân hàng, các văn bản pháp lý tại Việt Nam chủ yếu nhấn mạnh đến việc gia tăng số lượng tuyệt đối trong nguồn vốn chủ sở hữu Theo đó, các NHTM buộc phải chấp hành việc tăng vốn theo lộ trình đã được hoạch định của NHNN với mục tiêu nâng cao quy mô vốn, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mức vốn tối thiểu này được đánh đồng cho hầu hết các ngân hàng, không phân biệt quy mô mạng lưới và năng lực quản trị, điều hành Riêng ACB cho tới thời điểm 31/12/2008 đã có mức vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, đến 2013 vốn điều lệ đã đạt là 9.377 tỷ đồng Rõ ràng, vốn điều lệ của ACB đã được đảm bảo áp dụng theo tiêu chuẩn Basel.

 Tỷ lệ an toàn vốn

Tuy nhiên ngay cả khi ACB và hệ thống ngân hàng Việt Nam đáp ứng được mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của NHNN thì vẫn có nhiều vấn đề cần quan tâm, nhất là khi năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế thì cùng với việc tăng vốn bằng mọi giá, áp lực từ phía cổ đông và nhà đầu tư sẽ khiến cho việc sử dụng vốn của nhiều ngân hàng càng trở nên mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro Chính vì thế, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng cần được nâng lên với những tiêu chí chặt chẽ và có chiều sâu hơn Quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong mối tương quan với mức độ rủi ro của tài sản là một trong các chỉ tiêu giúp thực hiện điều đó.

Theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng phải đáp tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro theo công thức: Trong đó, vốn tự có là tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định Tổng tài sản có rủi ro bao gồm tài sản có rủi ro nội bảng và tài sản có rủi ro ngoại bảng với mức độ rủi ro quy định cụ thể cho từng loại tài sản Đối chiếu với quy định an toàn vốn của Basel III, cách tính vốn cấp 1 và vốn cấp 2 của Việt Nam cơ bản thỏa mãn các tiêu chí như yêu cầu của hiệp ước Riêng quy định tính toán tổng tài sản có rủi ro của Basel III thì có rất nhiều khác biệt Basel III xem xét đầy đủ cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường trong khi quy định của Việt Nam chỉ đề cập tới rủi ro tín dụng Đồng thời, các khoản mục tài sản mà Basel III đề cập cũng phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với danh mục tài sản của thông tư 13/2010/TT-NHNN Trong khi quy định hiện hành của Việt Nam vẫn dành các ưu đãi cho các nước OECD thì chuẩn mực của Basel III lại đưa ra các yêu cầu khắt khe theo mức độ xếp hạng tín nhiệm của Quốc gia cũng như của từng loại tài sản Thêm vào đó, Basel III quy định chặt chẽ hơn đối với tỷ lệ cấu thành của từng loại vốn, bổ sung thêm tỷ lệ vốn dự phòng tài chính và dự phòng trước các hiệu ứng phản chu kỳ ACB đang ứng dụng các tiêu chí về chuẩn mực an toàn vốn theo quy định chung của Việt Nam với các chuẩn mực Basel III, tuy nhiên giữa 2 chuẩn mực cũng có sự khác biệt nhất định (phụ lục 3).

Theo đánh giá của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nếu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng là 7% thì xác suất xảy ra khủng hoảng là khoảng 4,1% Tỷ lệ CAR nếu tăng lên 1% thì xác suất xảy ra khủng hoảng của ngân hàng sẽ giảm đi từ 25 -30%, tùy thuộc vào điểm khởi đầu của chỉ số vốn Mặc dù vẫn còn một số khác biệt trong các quy định của Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng trong thời gian gần đây, sự gia tăng của quy mô vốn và tài sản đã góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ an toàn vốn của ACB Hiện nay, hệ số CAR của ACB đã đạt mức trên 8%, góp phần giảm thiểu xác suất khủng hoảng xảy ra tại ACB.

Như đã đề cập ở trên, điều đáng chú ý là cách tính hệ số CAR của Việt Nam nói chung và ACB nói riêng từ trước tới nay vẫn áp dụng theo các tiêu chuẩn cơ bản, khá sơ lược dựa trên các tiêu chí của hiệp ước Basel I, ngay cả những điều chỉnh mới nhất được áp dụng theo quy định của thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 thì việc tính hệ số an toàn vốn cũng chỉ khác biệt với cách tính trước đây ở trọng số rủi ro quy định tăng cao hơn đối với một số loại tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán, bất động sản Với các tính hệ số CAR như hiện nay, phần rủi ro được đánh giá chỉ đơn thuần là rủi ro tín dụng, còn rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động hoàn toàn chưa được lượng hóa Điều này khiến cho hệ số CAR hiện tại của Việt Nam có vẻ cao hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên, nếu tính toán lại theo hướng tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì hệ số này thay đổi khá nhiều.

Bảng 2.7: Hệ số CAR năm 2013 của ACB theo cách tính Việt Nam và quốc tế

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM và website TheBankerDatabase.com

Có thể thấy nếu chỉ đánh giá sơ bộ thì mức vốn tối thiểu theo công bố của các ACB cơ bản đã thỏa mãn được các tiêu chí như quy định của hiệp ước Basel, nhưng nếu xem xét lại theo các phương pháp tính của tiêu chuẩn Basel II, Basel III thì hiện vẫn còn chút hạn chế để luôn đảm bảo đạt được tỷ lệ như tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu.

Từ những phân tích bên trên ta thấy, năng lực tài chính của các ACB thời gian gần đây đã có những bước cải thiện đáng kể đã mở ra một bức tranh khá lạc quan khi tỷ lệ này không ngừng gia tăng qua các năm và hiện đã vượt xa so với mốc 8% theo tiêu chuẩn quy định của hiệp ước Basel III Tuy nhiên, chúng ta đang có một so sánh khập khiễng vì cách tính hệ số CAR hiện hành của Việt Nam thực hiện các chuẩn mực của Basel I, tức là chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng mà chưa đánh giá đến rủi ro thị trường cũng như rủi ro hoạt động Thêm vào đó, với sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán của Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế càng khiến cho các con số như đã công bố có một khoảng chênh lệch khá lớn so với chuẩn mực yêu cầu Để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn thì ACB cần phải tiếp tục phấn đấu nhằm gia tăng năng lực vốn, đồng thời kiểm soát tốt hơn các loại rủi ro trong quá trình hoạt động của mình.

 Quy định về trích lập dự phòng

ACB thực hiện trích lập dự phòng theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN điều chỉnh một số nội dung của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Theo các quy định này, các NHTM thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm (Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2- Nợ cần chú ý, Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4- Nợ nghi ngờ, Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn) với 2 cách phân loại: phân loại nợ của ngân hàng căn cứ trên thời gian quá hạn của các khoản nợ (điều 6 QĐ 493) và phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ (điều 7 QĐ 493).

Từ kết quả phân loại này, ACB thực hiện trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ với tỷ lệ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% Ngoài ra, các ngân hàng còn phải thực hiện trích lập dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 tới nhóm

Qua các quy định trên, ta thấy việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Việt Nam theo QĐ 493 còn nhiều hạn chế:

- Việc phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro theo điều 6 được xác định chủ yếu dựa trên các khoản nợ có vấn đề khi đã quá thời hạn, việc trích lập dự phòng trong trường hợp này chỉ giải quyết cho các thiệt hại đã nhận biết được, trong khi các thiệt hại tiềm tàng vẫn chưa có quy định về việc dự báo và phòng ngừa; chưa quan tâm tới tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel III

Hiện ACB đang ứng dụng một số quy định theo Hiệp ước Basel I theo Thông tư 13/2010/TT–NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN của NHNN Năm 2014, NHNN yêu cầu 10 ngân hàng thí điểm triển khai thực hiện theo phương pháp quản trị vốn và rủi ro Basel II: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB, dự kiến hoàn thành trong năm 2018. Như vậy, có thể thấy Hiệp ước Basel I có những thiếu sót và sẽ không phù hợp với định hướng phát triển của ACB trong tương lai ACB cũng đang ở giai đoạn từng bước tiếp cận ứng dụng một số tiêu chuẩn của Basel II, III trong quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro nói chung Do đó việc ứng dụng Basel II và Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng là điều cần thiết với ACB nói riêng cũng như các NHTM Việt Nam nói chung:

Thứ nhất, ACB có định hướng không chỉ mở rộng hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ở thị trường trong nước mà còn đa dạng hóa hoạt động, phát triển quy mô mạng lưới chi nhánh ra nước ngòai, do đó việc ứng dụng chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp ACB quản trị rủi ro tín dụng tốt, phát triển bền vững và an toàn hơn khi quy mô ngày càng mở rộng.

Thứ hai, ACB hiện được coi là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên so với quy mô nguồn vốn, trình độ quản lý, kiểm tra giám sát và thị phần của các Ngân hàng trên thế giới và trong khu vực Châu Á thì ACB vẫn chỉ là Ngân hàng nội địa quy mô nhỏ Do đó, để nâng tầm vị thế so với các Ngân hàng thế giới, tăng tính cạnh tranh thì ACB cần hòa nhập vào môi trường quốc tế và ứng dụng theo các chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, theo thỏa thuận của WTO, kể từ 1/4/2007, Việt Nam sẽ gần như mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính ngân hàng, do đó để có thể hội nhập và cạnh tranh tốt ngay trong thị trường nội địa đòi hỏi ACB cần phải có phương pháp quản trị mới, phù hợp với quá trình hội nhập, để không bị “hạ gục trên sân nhà”

Thứ tư, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều thiệt hại cho các Ngân hàng (trong đó có ACB) xuất phát từ rủi ro tín dụng từ việc khách hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ quá hạn Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là các Ngân hàng cần phải có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả”.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nội dung của Basel II và Basel III rất phức tạp do đó để có thể ứng dụng vào Việt Nam đòi hỏi NHNN phải có văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể và quan trọng là “ứng dụng có chọn lọc, phù hợp với quy mô của các Ngân hàng Việt Nam” Với những thuận lợi – khó khăn như đã phân tích ở Chương 2, việc ứng dụng hoàn toàn các chuẩn mực trong Basel III sẽ rất khó khăn do điều kiện kinh tế Việt Nam cũng như quy mô hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam chưa thể so sánh với các Nền kinh tế phát triển trên Thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản… Do đó giải pháp cho Việt Nam là sẽ ứng dụng phương pháp như đang ứng dụng Basel I hiện nay, chúng ta sẽ có lộ trình ứng dụng (Ban hành đề án phát triển Ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chẳng hạn) và từng bước đưa ra các quy định tiệm cận với các quy định trong Hiệp ước Basel III trên cơ sở có điều chỉnh cho phù hợp với quy mô hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Kinh nghiệm của các nước G10 cũng cho thấy, phải mất ít nhất 2 năm kể từ khi Hiệp ước Basel II có hiệu lực, các cường quốc như Úc, Nhật Bản… mới ứng dụng được các quy định của Basel II vào công tác quản trị rủi ro tín dụng; mặc dù hiệp ước Basel II ra đời từ năm 2001 nhưng đến tháng 11/2007 thì nước Mỹ mới chính thức chấp nhận ứng dụng Basel II, và tiếp đó là đến năm 2008 thì tất cả ngân hàng của khối EU mới tiến hành báo cáo về mức độ an toàn vốn (captial adequacy) theo chuẩn mực Basel mới Hơn nữa, chỉ có các Ngân hàng đa quốc gia, quy mô lớn(vốn chủ sở hữu trên 250 tỷ USD) mới có thể triển khai ứng dụng các phương pháp phức tạp (IRB nâng cao), còn hầu hết các Ngân hàng quy mô nhỏ (vốn chủ sở hữu khoảng 3 tỷ USD) thường chọn các phương pháp đơn giản: phương pháp chuẩn trong đánh giá rủi ro tín dụng Riêng khu vực Châu Á, đa số các ngân hàng đều sử dụng phương pháp chuẩn hoá để đánh giá rủi ro tín dụng.

Ngày 20/5/2010, NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, đây được xem là một văn bản quan trọng hướng tới các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm an toàn trong hoạt động Ngân hàng, đồng thời giúp cho các TCTD Việt Nam từng bước tiếp cận với các quy định của Basel III Đồng thời, phát huy tinh thần của Basel II là khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin do đó NHNN phải cho các NHTM tự chọn phương pháp đo lường rủi ro riêng, phù hợp với đặc điểm của từng NHTM.

Ngoài ra, do tính phức tạp của Hiệp ước Basel III, Việt Nam nên triển khai ứng dụng tại các Ngân hàng có quy mô lớn, có đủ điều kiện về vật chất và con người để vận hành Basel II trước; sau đó mới ứng dụng cho toàn hệ thống các Ngân hàng.

Với lợi thế đã xây dựng thành công và được NHNN thông qua Hệ thống đánh giá nội bộ, sau 2 năm vận hành thử nghiệm theo quy định của NHNN, ACB hoàn toàn có thể nâng cấp Hệ thống này theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản IRB nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng

Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel III

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban Basel về thực trạng ứng dụng Hiệp ước Basel III tại các nước, trong đó có các Quốc gia Châu Á, hầu hết các nước này đều cam kết sẽ ứng dụng Basel III chậm nhất là năm 2011 Do đó các NHTM Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị và ứng dụng Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế. Đề xuất lộ trình ứng dụng hiệp ước Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng tại ACB:

Giai đoạn 2010 – 2013 2013 – 2015 2015 – 2018 2018 – 2020 Rủi ro tín dụng Phương pháp chuẩn hóa

Phương pháp nội bộ cơ bản Phương pháp nội bộ cơ bản PP xếp hạng nội bộ cơ bản/PP nội bộ nâng caoTheo Basel III, Phương pháp chỉ số cơ bản và Phương pháp chuẩn hóa sẽ được ứng dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay phạm vi hoạt động, cả hai phương pháp đều yêu cầu ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro xác định được do đó, với quy mô và đặc điểm hiện tại của ACB thì lô trình trên là phù hợp Một khi ACB mở rộng hoạt động của mình thành Ngân hàng đa quốc gia và mức vốn điều lệ tương ứng với một Ngân hàng cỡ trung trên thế giới, ACB sẽ nâng cấp các Phương pháp đo lường rủi ro lên tương xứng với quy mô của ACB.

Trong giai đoạn 2010 – 2013, để có thể ứng dụng Phương pháp chuẩn hóa trong quản trị rủi ro tín dụng, ACB cần thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ (thay cho việc phân hạng do các tổ chức phân hạng độc lập cung cấp), làm cơ sở để xác định các hệ số rủi ro để tính toán Tài sản có rủi ro tín dụng theo như quy định của Basel III Đây cũng là giai đoạn để ACB vận hành ổn định và chuẩn bị nâng cấp

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm chuẩn bị cho phương pháp đo lường tiên tiến hơn.

Sang giai đoạn 2013 – 2015, ACB sẽ nâng cấp PP đo lường rủi ro tín dụng lên

PP dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản (F – IRB): thông qua Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để tính được xác suất vỡ nợ (PD - probability of default) và tổn thất ước tính (LGD - loss given default), từ đó tinh được tài sản có rủi ro tín dụng theo quy định của Basel III.

Do đó, đòi hỏi ACB cần xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm ước tính các chỉ tiêu PD, LGD, EAD, M… theo đúng quy định của Basel III; so sánh với dữ liệu quá khứ, đối chiếu với thực tế phát sinh và xử lý kịp thời những sai biệt;trong một số trường hợp cần thiết có thể thuê Công ty kiểm toán độc lập để kiểm tra quá trình xếp loại, ước tính các yếu tố đo lường rủi ro.

Các luận cứ đề xuất giải pháp

Thứ nhất, căn cứ vào nội dung của Hiệp ước Basel III trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Với 03 nội dung cơ bản:

- Trụ cột 1 quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

- Trụ cột 2 đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát hoạt động Ngân hàng Quá trình giám sát và quản trị này không những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.

- Trụ cột 3 yêu cầu các ngân hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường.

Thứ hai, căn cứ vào thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và thực trạng ứng dụng Basel III tại các nước trên thế giới Hệ thống ngân hàng Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tồn tại, hạn chế về khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính, quản trị, công nghệ và nhân lực cần phải khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế trong giai mới ở trình độ cao hơn.

Thứ ba, căn cứ vào kết quả cuộc khảo sát của bài nghiên cứu Cuộc khảo sát được tiến hành với 130 người tham gia khảo sát là các nhân viên tín dụng và cấp quản lý tại ngân hàng ACB trên địa bàn TP.HCM cho thấy hơn 99% người tham gia khảo sát đều đánh giá Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và trên 99% đều đồng ý với các giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm nâng cao khả năng ứng dụng Basel III trong quản trị rủi ro tại các NHTM.

Theo quy định của Hiệp ước Basel III, để có thể vận dụng được Basel III trong quản trị rủi ro của các NHTM đòi hỏi bản thân các Ngân hàng thương mại phải đáp ứng được các tiêu chuẩn được đưa ra, đồng thời cơ quan giám sát cũng phải thể hiện được vai trò quản lý giám sát của mình và tuân thủ theo các quy định về kiểm tra, giám sát của Basel III Do đó, bài nghiên cứu đưa ra 02 nhóm giải pháp nhằm góp phần trong việc ứng dụng Basel III tại ACB đó là: nhóm giải pháp cho ACB và nhóm giải pháp đề xuất đối với NHNN.

Các giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Như đã phân tích ở Chương II, ACB là ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn nhỏ hơn 1% và có tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất

Giải pháp ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ACB

Nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Cam kết từ ban lãnh đạo ACB Cải tiến hệ thống kiểm soát RRTD trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam Điều đó cho thấy Ban lãnh đạo

ACB đã có những chính sách đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động của

Sơ đồ 3.1: Giải pháp ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại

Kiện toàn khung pháp lý và các chính sách ngân hàng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tuy nhiên, ACB vẫn gặp phải những rủi ro do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay như tỷ lệ nợ xấu đang tăng cao do khách hàng của ACB gặp khó khăn hoạt động kinh doanh và lãi vay cao do đó, bài luận văn xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng QTRR của ACB trong giai đoạn hiện nay:

- Xây dựng chính sách tín dụng riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng

(khách hàng nhỏ, vừa và lớn) nhằm có những chính sách phù hợp về định hướng cho vay, tài sản bảo đảm, điều kiện cho vay… nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững Ví dụ như: đồng ý cho vay tín chấp hoặc tín chấp một phần đối với công ty có quy mô lớn và tài chính mạnh nhưng cương quyết phải yêu cầu tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

- Tổ chức các lớp đào tạo giảng viên nội bộ bài bản bởi các khóa huấn luyện chuyên nghiệp để có kỹ năng đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên nghiệp vụ tín dụng.

- Chú trọng vào công tác lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên để ngăn chặn làn sóng “chảy máu chất xám” hiện nay.

3.2.1 Kiện toàn khung pháp lý và các chính sách ngân hàng

Khung pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng cần được hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, tăng cường cạnh tranh, bảo đảm các nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dựng, triển khai và duy trì Khung pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB, đồng thời đáp ứng các yêu cầu ứng dụng các tiêu chuẩn Basel III. Đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, kĩ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công tác quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm cân bằng rủi ro – lợi nhuận.

Thông đạt, thực thi các chuẩn mực Basel III và nguyên tắc quản lý rủi ro trên toàn hệ thống, nâng cao tính minh bạch trong các quyết định rủi ro – lợi nhuận. Xây dựng chính sách và tiêu chuẩn Quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo các rủi ro được nhận diện, đo lường, giảm thiểu, kiểm soát trên toàn hệ thống.

3.2.2 Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đây được xem là giải pháp cấp bách nhất hiện nay để có thể ứng dụng Basel cần đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển, đáp ứng chuẩn mực quốc tế Hiện tại toàn bộ hoạt động của ACB đang vận hành trên chương trình TCBS được mua lại của Ngân hàng quốc tế từ năm 1997 (giá mua công bố là 1 triệu USD) do đó hệ thống này được coi là đã lỗi thời so với các công nghệ hiện đại hiện nay Trong vòng 14 năm qua, ACB đã nhiều lần nâng cấp, cập nhật phiên bản mới cho hệ thống công nghệ thông tin tuy nhiên vẫn dựa vào chương trình đã được mua cách đây gần 15 năm Để có thể hiện đại hóa tòan bộ hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tiêu chuẩn theo Basel III là một bài toán nan giải và rất tốn kém so với năng lực tài chính và quy mô hiện tại của ACB. Giải pháp tiết kiệm nhất cho ACB hiện nay là đàm phán với đối tác chiến lược của ACB kể từ tháng 7 năm 2005 đến nay là Ngân hàng Standard Chartered để “chuyển giao công nghệ” nhằm đổi mới hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại và tự động hóa, tích hợp dữ liệu theo hướng hiện đại, thống nhất và tập trung theo

Giải pháp nâng cao Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB

Nâng cao hạ tầng công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn Basel IIITạo lập cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất và đồng bộĐào tạo và nâng cao chuyên môn của cán bộ tác nghiệp chuẩn mực quốc tế

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Song song với việc đổi mới công nghệ là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện tại ACB có riêng một bộ phận chuyên phụ trách Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, phân loại nợ và nghiên cứu mô hình quản tị rủi ro tự động Tuy nhiên, bộ phận này hiện chỉ có 1 trưởng bộ phận và 4 nhân viên, trong đó có 01 thạc sĩ và 04 cử nhân; đồng thời bộ phận này còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau nên chưa thể đáp ứng được trọng trách là Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nội bộ.

ACB cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn, hợp tác với Ủy ban Basel và các Ngân hàng quốc tế tổ chức đào tạo trực tiếp, huấn luyện và vận hành thực tế tại trong nước và nước ngoài nhằm đảm bảo có sẵn đội ngũ đủ năng lực để vận hành chính xác và hiệu quả các chuẩn mực phức tạp và chi tiết tại Basel III.

Hơn nữa, hiện ACB bị đánh giá là có chế độ lương bổng và đãi ngộ với nhân viên kém so với các NHTM quy mô nhỏ hơn, do đó nguồn nhân lực của ACB không ổn định, thường xuyên có sự dịch chuyển; do đó đòi hỏi ACB phải có chính sách đãi ngộ tốt, tạo lập môi trường làm việc cạnh tranh bình đẳng, cơ hội cống hiến và thăng tiến cho nhân viên; có thể đưa ra các ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút nhân lực người Việt có kinh nghiệm từ nước ngoài về Việt Nam phụ trách một số những vị trí quan trọng.

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Sơ đồ 3.2 : Giải pháp nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Mục đích chính của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ là hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng Cụ thể, việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ có thể giúp ACB thực hiện được các mục tiêu sau:

- Xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng… nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Năm 2010 ghi nhận nhiều chuyển biến về mặt pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng với việc ban hành, sửa đổi hàng loạt văn bản luật: luật các TCTD, luật NHNN, thông tư về tỷ lệ an toàn hoạt động của các TCTD…Nhờ đó, hành lang pháp lý ngày càng minh bạch, hoàn chỉnh, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên các quy định hiện tại vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tạo ra khe hở khiến cho việc quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa được ban hành kịp thời Để có thể ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động ngân hàng Việt Nam, trước mắt cần thực hiện sửa đổi, hoàn thiện các quy định theo các chuẩn mực quốc tế.

Trước hết, cần ban hành quy định sửa đổi về các các chỉ tiêu an toàn hoạt động của TCTD Mức độ tương thích của các quy định an toàn hiện tại với các chuẩn mực an toàn của Basel III được đánh giá ở mức khá với các chỉ tiêu về an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay, bảo lãnh Tuy nhiên, với bối cảnh hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp như hiện nay, cách tính toán và quy định của từng chỉ tiêu an toàn cần được cân nhắc cẩn trọng hơn Chẳng hạn, cần lượng hóa các rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường vào cách tính trọng số rủi ro khi thực hiện quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu để có thể đánh giá toàn diện hơn về tình trạng vốn của ngân hàng Đồng thời, xem xét áp dụng các tỷ lệ vốn đệm dự phòng tài chính (capital conservation buffer) và vốn đệm phòng ngừa theo chu kỳ (countercyclical buffer) với tỷ lệ phù hợp.

Thứ hai, tiến hành điều chỉnh các quy định về trích lập, phân loại và quản lý nợ theo sát tình hình rủi ro thực tế của các khoản cho vay của ngân hàng Các quy định hiện tại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 mang nặng tính định lượng và tồn tại nhiều hạn chế Muốn hệ thống ngân hàng tiến tới thực hiện các chuẩn mực tiên tiến của Basel II, Basel III thì các yêu cầu về trích lập, phân loại nợ cần linh hoạt hơn Theo đó, các quy định mới phải thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng không chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động phân loại nợ mà còn hỗ trợ tốt cho các mảng hoạt động khác có liên quan Hơn nữa, các biện pháp chế tài, giám sát thực hiện quy định cũng cần quy định rõ ràng và có cơ chế giám sát thực hiện nghiêm túc nhằm chấm dứt tình trạng bỏ ngỏ, lơ là khi các ngân hàng vi phạm về thời gian, tiến độ thực hiện như đã tồn tại trong thời gian qua.

Thứ ba, phải hoàn thiện cơ chế hoạt động và cấu trúc tổ chức của hệ thống giám sát tài chính quốc gia Như đã đề cập ở chương 2, hiện nay Việt Nam đang thực hiện theo mô hình giám sát tài chính phân tán dựa trên cơ sở thể chế Mô hình này không chỉ bất tiện bởi sự chồng chéo, phức tạp trong quá trình vận hành mà còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết Khoản 3, điều 51 Luật NHNN 2010 yêu cầu NHNN thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ đối với hoạt động ngân hàng Để làm được điều này, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phải thực hiện giám sát tập trung thống nhất đối với toàn bộ hoạt động của TCTD gồm hội sở chính, các chi nhánh và các công ty con có hoạt động ngân hàng Và để quan sát được đầy đủ hoạt động của một tập đoàn tài chính, qua đó, giám sát an toàn tập đoàn, an toàn cả hệ thống tài chính quốc gia thì cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phải phối hợp với các cơ quan giám sát liên quan Trong xu hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo mô hình tập đoàn của các NHTM thời gian gần đây, việc triển khai quy định này sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi mô hình giám sát đang thực hiện theo cơ chế phân tán với các cơ quan giám sát chuyên ngành độc lập Do vậy, về dài hạn, cần nghiên cứu điều chỉnh mô hình giám sát tài chính tại Việt Nam theo hướng mô hình giám sát hợp nhất, theo đó việc thanh tra, giám sát toàn bộ thị trường được giao về cho một cơ quan chuyên trách Cơ quan này phải có đủ năng lực pháp lý cũng như điều kiện vật chất, kỹ thuật để thực hiện hiệu quả chức năng, vai trò của mình.

Thứ tư, cùng với việc ban hành các quy định mới về an toàn hoạt động TCTD, quy định về trích lập, phân loại và quản lý nợ, các quy định về chức năng, quyền hạn và cơ chế phối hợp, hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát thị trường…thì cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, đảm bảo việc thực hiện triệt để, nghiêm túc các quy định này.

Thứ năm, cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động M&A Hiện tại, thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định về sáp nhập, mua lại TCTD vẫn chưa làm rõ các vấn đề liên quan đến “tập trung kinh tế” mặc dù đây là nội dung được quy định trong Luật Cạnh tranh 2004 Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành tập trung kinh tế, và trường hợp tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hoàn toàn bị cấm Với xu hướng hình thành các tập đoàn ngân hàng đa năng như hiện nay, danh mục các sản phẩm ngân hàng cung cấp là rất đa dạng Do vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, để tránh trường hợp áp dụng sai có thể dẫn đến không thể tiến hành mua lại, sáp nhập thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh Vì đặc thù của ngành Ngân hàng trong cạnh tranh từng loại dịch vụ, do đó quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập nên quy định cụ thể, việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt sẽ cho kết quả chính xác hơn, giúp tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Mục tiêu đổi mới là phải tạo ra một tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập và hiệu lực Tổ chức mới này cần khắc phục được những hạn chế hiện hành trong công tác tổ chức, thực hiện thanh tra, giám sát thị trường không chỉ đối với chuyên ngành ngân hàng mà còn đối với cả hệ thống tài chính Việt Nam Theo đó, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cần có sự chuyển biến toàn diện từ tổ chức bộ máy, nội dung nghiệp vụ, cách thức phương pháp điều hành, giám sát cũng cần tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

3.3.2.1 Về phương thức thanh tra

Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ và thực hiện phối hợp các biện pháp này một cách linh hoạt Riêng về kỹ thuật vận hành, nên đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro Trong phạm vi hẹp, trước hết cần hoàn thiện và ban hành cuốn “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” Cuốn sổ tay này sẽ chỉ dẫn cách thức vận dụng tốt nhất các thông lệ quốc tế về kỹ năng thanh tra, giám sát TCTD vào thực tế Việt Nam tới các bộ phận tác nghiệp Đồng thời, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động giám sát từ xa thông qua việc nâng cấp hệ thống thông tin cũng như hoàn thiện kỹ năng phân tích dữ liệu của các bộ phận chuyên trách Phấn đấu đến năm 2013, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro sẽ ứng dụng đầy đủ cho tất cả các NHTM, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động của các TCTD.

3.3.2.2 Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh tra ngân hàng Để hoạt động thanh tra, giám sát thị trường đạt kết quả tốt không thể thiếu vai trò của các thanh tra viên Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của thị trường tài chính hiện nay đòi hỏi trình độ của các cán bộ thanh tra ngân hàng phải ngày càng nâng cao Có như vậy, thanh tra ngân hàng mới có thể nắm bắt, theo dõi, kiểm soát và đưa ra cảnh báo đúng đắn giúp hoạt động của TCTD ngày càng lành mạnh Do đó, NHNN cần tạo điều kiện để các thanh tra viên nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình thông qua các khóa đào tạo, các hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt lưu ý đến phương pháp đào tạo trong công việc, chẳng hạn thanh tra viên NHNN tham gia trong các đoàn thanh tra tại các TCTD ở nước ngoài để tiếp thu trực tiếp phương pháp thanh tra tiên tiến của họ.

3.3.2.3 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thanh tra ngân hàng

Mặc dù thời gian gần đây NHNN đã ký kết trên 20 văn bản hợp tác song phương về trao đổi thông tin giám sát với các cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới, tuy nhiên, mức độ hợp tác chia sẻ thông tin trên thực tế còn rất hạn chế Với xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hoạt động hệ thống tài chính, đồng thời tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn cũng như góp phần thực hiện tốt nguyên tắc giám sát hiệu quả của Basel.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Để thực hiện được đầy đủ các chuẩn mực của Basel II, tiến tới thực hiện một số tiêu chí cơ bản của Basel III đòi hỏi ACB cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính với hành lang pháp lý vững mạnh, cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, khoa học và xây dựng các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín, điều chỉnh cách tính hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel III và nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo ACB trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, để làm nền tảng cho sự phát triển của ACB.

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp ứng dụng các tiêu chuẩn Basel III trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, luận văn dựa trên tình trạng thực tế tại ACB và quản lý NHNN, đưa ra các kiến nghị đối với NHNN: cần kiện toàn hệ thống khung pháp lý và văn bản, chính sách quản lý hoạt động ngân hàng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của các cơ quan tranh tra, giám sát của NHNN Có như vậy, việc ứng dụng toàn diện hiệp ước Basel II trong giai đoạn 2012-2018 cũng như thực hiện các tiêu chí cơ bản của hiệp ước Basel III tại ACB mới được thực hiện khả thi. của Basel I, nhưng NHNN Việt Nam đã và đang nỗ lực để hướng hoạt động của hệ thống tiến tới các chuẩn mực của Basel II và Basel III với những cải biến rõ rệt trong các quy định pháp lý thời gian gần đây Bản thân các ngân hàng cũng chủ động hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro và nâng cao năng lực tài chính của mình. Đây là những tiền đề rất thuận lợi để chúng ta có thể vận dụng toàn bộ hiệp ước Basel II và là nền tảng vững chắc để các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng ứng dụng các chuẩn mực cao hơn của Basel III trong thời gian tới.

Qua toàn bộ nội dung đề tài, từ chương 1 cho đến chương 3, từ nghiên cứu quá trình phát triển của các hiệp ước Basel cho tới các đánh giá về mức độ đáp ứng và khả năng vận dụng các tiêu chí và chuẩn mực của Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả đã đề xuất xây dựng một lộ trình ứng dụng hiệp ước này trong thời gian tới với những kiến nghị cụ thể cho các đối tượng có liên quan.

Trong giới hạn nghiên cứu của mình, đề tài chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ đáp ứng và khả năng ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu tính tới thời điểm cuối quý I năm 2014 Vấn đề định lượng rủi ro cụ thể cũng như mô hình quản trị rủi ro tối ưu nhất cho từng ngân hàng vẫn chưa được đề cập Tác giả mong rằng đề tài này sẽ là tư liệu hữu ích để các nghiên cứu sâu hơn về hiệp ước Basel III được thực hiện trong tương lai.

1 Chu Thị Hương Giang, 2009 Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

2 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, 2008 Báo cáo phân tích ngành ngân hàng [pdf] Website: http://vneconomy.vcmedia.vn/Images/VanBan_ThongKe/ BCPT-1.pdf [01/09/2014].

3 Ernst & Young, 2006 Tài liệu tọa đàm “Dự án tự đánh giá các nguyên tắc cơ bản Basel tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Nha Trang.

4 Hạ Thị Thiều Dao, 2010 Giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ của Việt Nam Tạp chí Ngân hàng số 15/2010.

5 Hoàng Đình Thắng, 2011 Bàn về thanh tra giám sát toàn bộ Tạp chí Ngân hàng số 5/2011.

6 Khúc Quang Huy, 2008 Basel II- sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn NXB văn hóa thông tin.

Ngày đăng: 10/04/2023, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w