Thực trạng và hệ quả từ cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng MỤC LỤC 1. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3 1.1. Quan niệm về cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 3 1.2. Biểu hiện, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 3 1.2.1. Trong hoạt động huy động vốn 3 1.2.2. Trong hoạt động cấp tín dụng 3 1.2.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác 3 2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 3 2.1. Nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 3 2.1.1. Nhóm nguyên nhân khách quan 3 2.1.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan về phía các NHTM 3 2.2. Hậu quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng 3 2.2.1. Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội 3 2.2.2. Hậu quả đối với các khách hàng của NHTM 3 2.2.3. Hậu quả đối với các NHTM 3 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CHỐNG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3 3.1. Giải pháp nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 3 3.1.1. Hệ thống giải pháp thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 3 3.1.2. Hệ thống giải pháp đối với các NHTM nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 3 3.2. Kiến nghị 3 KẾT LUẬN 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 MỞ ĐẦU Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Cạnh tranh bình đẳng luôn là một nhân tố khách quan trong mọi hoạt động kinh doanh, kể cả trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thật sự sôi động. Chỉ trong vòng chục năm trở lại đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã ra đời và đi vào hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó dẫn đến cạnh tranh là điều tất yếu. Trên lý thuyết, khi có nhiều NHTM hoạt động trên một phân đoạn thị trường thì cạnh tranh sẽ giúp cho thị trường ngày càng phát triển, làm lợi cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong lĩnh vực này đang xuất hiện những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Các ngân hàng thương mại đang tự làm suy yếu lẫn nhau và đang dần làm mất niềm tin từ phía khách hàng. Một khi làm mất niềm tin này thì cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn, không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Do vậy, chúng em lựa chọn đề tài “Thực trạng và hệ quả từ cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng”, để nêu ra một số biểu hiện, nguyên nhân và những hệ lụy của vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các quy định, chế tài xử phạt mà cơ quan chức năng đang áp dụng để xử lý vấn đề này và đề xuất một số giải pháp. Về nội dung, đề tài có 3 phần chính: - Chương 1: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam - Chương 2: Nguyên nhân và hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong quá trình phân tích và tìm hiểu, chúng em rất mong nhận được những lời góp ý từ cô giáo và các bạn trong lớp. Chúng em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng
MỤC LỤC Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Cạnh tranh bình đẳng luôn là một nhân tố khách quan trong mọi hoạt động kinh doanh, kể cả trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thật sự sôi động. Chỉ trong vòng chục năm trở lại đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã ra đời và đi vào hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó dẫn đến cạnh tranh là điều tất yếu. Trên lý thuyết, khi có nhiều NHTM hoạt động trên một phân đoạn thị trường thì cạnh tranh sẽ giúp cho thị trường ngày càng phát triển, làm lợi cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong lĩnh vực này đang xuất hiện những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Các ngân hàng thương mại đang tự làm suy yếu lẫn nhau và đang dần làm mất niềm tin từ phía khách hàng. Một khi làm mất niềm tin này thì cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn, không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Do vậy, chúng em lựa chọn đề tài “Thực trạng và hệ quả từ cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng”, để nêu ra một số biểu hiện, nguyên nhân và những hệ lụy của vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các quy định, chế tài xử phạt mà cơ quan chức năng đang áp dụng để xử lý vấn đề này và đề xuất một số giải pháp. Về nội dung, đề tài có 3 phần chính: - Chương 1: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam - Chương 2: Nguyên nhân và hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong quá trình phân tích và tìm hiểu, chúng em rất mong nhận được những lời góp ý từ cô giáo và các bạn trong lớp. Chúng em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng - Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh. Về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp. Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng cạnh tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động ngân hàng trái với những chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức tín dụng, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. 1.2. Biểu hiện, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 1.2.1. Trong hoạt động huy động vốn Lãi suất là giá cả của vốn vay, là công cụ để dẫn dắt nguồn vốn đến đúng nơi có nhu cầu vốn và hoạt động thực sự hiệu quả, từ đó sẽ phát huy hiệu quả nguồn vốn đang khan hiếm trong các nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng tốc như Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, lãi suất huy động vốn của các NHTM Việt Nam diễn biến phức tạp, thậm chí vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sau đây, ta sẽ điểm lại diễn biến lãi suất huy động vốn từ 2010 tới nay: Những biến động nửa đầu năm 2010 đã đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm… Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở lên đã gây chấn động thị trường. Phản ứng cạnh 2 tranh ghi nhận ở sự kiện này là SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm. Những lãi suất gây sốc này nhanh chóng bị chấm dứt, lãnh đạo Techcombank bị Ngân hàng Nhà nước khiển trách. Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và ngay sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm hoặc mặc cả lãi suất với khách hàng. Ví dụ, khi một khách hàng tới ngân hàng gửi tiền, ngân hàng sẽ vẫn có thể trả cho khách hàng phần lãi suất cao hơn mức trần cho phép. Đồng thời, phần chênh lệch này được ngân hàng chi trả bằng tiền mặt. Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng gài bẫy lẫn nhau”. Đơn cử là nghi án giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) - chi nhánh Tây Ninh tố giác giám đốc Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh vượt trần lãi suất, làm cho dư luận không khỏi băn khoăn về đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực này. Từ những diễn biến phức tạp trong lãi suất huy động, để kiểm soát cuộc chạy đua lãi suất trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp xử lý, trong đó có “trần lãi suất” huy động. Tới 08/06/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 19/2012/TT-NHNN quy định: “Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm”. Nhưng trong thực tế, những thông tư quy định trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước đã không được các NHTM tuân thủ nghiêm túc, biểu hiện là các NHTM vẫn tìm cách lách trần lãi suất bằng cách thưởng hết sức tinh vi. Bản tin tài chính trưa ngày 28/12/2011 đưa tin về việc một ngân hàng tìm cách lách luật đưa lãi suất huy động vượt trần quy định, lên 19%/năm. Việc lách luật được thực hiện bằng cách mời chào khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 19%/năm. Ngân hàng này sẽ bán cho khách hàng một lượng trái phiếu doanh nghiệp, sau một thời gian cam kết, ngân hàng này sẽ mua lại trái phiếu đấy với mức lãi suất là 19%/năm, điều kiện để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này là số tiền “mua trái phiếu” phải từ 1 tỉ đồng trở lên. Nhân viên tín dụng của ngân hàng trên đưa ra lý do cho việc này là do ngân hàng nhà nước đặt trần lãi suất huy động 14%, nên buộc phải lách luật để có mức phí huy động hấp dẫn hơn. Mặc dù trên giấy tờ ghi lãi suất là 13%/năm, nhưng ngân hàng này vẫn cam kết khoản tiền mà khách hàng được hưởng từ 17- 3 19%/năm. Nguy cơ mất tiền của người gửi tiền sẽ tăng lên vì khi người gửi tiền tiết kiệm trở thành người mua trái phiếu, đồng nghĩa rằng người gửi tiền tiết tiết kiệm trở thành chủ nợ của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp này hoạt động thua lỗ, nhiều khả năng người mua trái phiếu sẽ không thu hồi được vốn của mình. Thậm chí, các NHTM còn dùng một số kỹ thuật tinh vi khác để lách trần lãi suất như dùng lãi suất kép. Theo điều tra của phóng viên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/3/2012, khi điện thoại đến ABBank trong vai trò người gửi tiền, phóng viên thực hiện đã được tổng đài ngân hàng này cho hay khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngày hay tuần đều hưởng lãi 5%. Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn sẽ có lợi hơn dài hạn. Cụ thể, với kỳ hạn một ngày, khách hàng được hưởng lãi suất là 5%. Nhưng ngày thứ hai, khách hàng lại được tính như ngày đầu cũng là 5%. Với lãi kép này, tính đến cuối tháng lãi suất của người gửi sẽ được nhận vượt quá trần 13% theo quy định. Ngoài công cụ chính là lãi suất, các ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Hiện nay, hầu hết ngân hàng lớn nhỏ đều có các chính sách khuyến mãi theo hướng khách gửi nhiều tiền được ưu đãi lớn, người ít vốn cũng được tặng món quà nhỏ. Thậm chí, có ngân hàng còn treo giải cho khách là 3 chiếc xe Mercedes trị giá hàng tỷ đồng hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng Đặc biệt, một số nhà băng còn đánh vào tâm lý khách hàng là cứ gửi tiền sẽ nhận ngay thẻ cào trúng thưởng 100% với trị giá giải thưởng lên đến tiền triệu. Một số chuyên gia cho rằng, cho dù đây là hình thức khuyến mại đã được Bộ Công thương cấp phép nhưng cũng có dấu hiệu của một cuộc đua cạnh tranh không lành mạnh nhằm hút vốn của nhau. Tóm lại, trong một thời gian dài vừa qua, một số không nhỏ các ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng của mình. Tuy vậy, không ít các chính sách ưu đãi đó lại chính là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và trái các quy định của Nhà nước trong hoạt động huy động vốn. 1.2.2. Trong hoạt động cấp tín dụng - Cho vay vượt khung lãi suất quy định: Thông tin từ phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2012 cho thấy, Chính phủ đang xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay để giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn phục vụ sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng với doanh nghiệp hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ dao động quanh mức 10% - 13%/năm, đối với lĩnh vực kinh doanh khác ở mức 12% - 15%/năm. Tuy vậy có một số ngân hàng 4 vẫn có những khoản cho vay doanh nghiệp với lãi suất lên tới 16% -17,5%/năm như ACB, VpBank,…. Giám đốc một Công ty dệt may ở Hưng Yên phàn nàn “Hợp đồng đã ký với khách hàng thì không thể lùi. Bây giờ vay lãi suất phải là 18%, trong khi trước đây chỉ 12-13,5%. Như vậy, doanh nghiệp đã mất đi khoảng 5-6 tỷ đồng lợi nhuận”. - Cho vay không đảm bảo các điều kiện tín dụng: Điều kiện tín dụng là những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng phải thỏa mãn khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng như hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo, tư cách pháp lý của người đi vay,…. Tuy nhiên, hiện nay, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để tồn tại vào thời buổi kinh tế khó khăn, các ngân hàng thường đặt ra những chỉ tiêu cho vay cụ thể nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Để đạt được những chỉ tiêu này, nhiều ngân hàng đã bất chấp rủi ro tín dụng để cho vay mà không đảm bảo các điều kiện tín dụng. Những hành vi thuộc hoạt động này có thể là tiến hành quá trình thẩm định cho vay sơ sài dẫn đến ngân hàng vẫn quyết định giải ngân mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đủ điều kiện cho phép trả nợ đúng hạn, lâu dài dẫn đến tình trạng nợ xấu, tài sản đảm bảo đang trong quá trình tranh chấp, Hơn nữa, hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam như là một cộng cụ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước và kể cả Chính phủ. Các hoạt động cho vay không được xét duyệt trên các tiêu chí khách quan, do vậy rất nhiều dự án kém hiệu quả cũng như doanh nghiệp ốm yếu vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó thì việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ nên gây tham ô, lãng phí lớn nguồn vốn vay. Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ. Chẳng hạn Vinashin, Vinalines, EVN… được chỉ định cho vay với số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng bất chấp hiệu quả của doanh nghiệp này, trở thành những khoản nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, còn rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác cũng rơi vào khó khăn và nhiều khả năng không trả được nợ. Điển hình như các công ty sắt thép, xi măng trong hai năm qua đã lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng và phải cầu viện nguồn cứu trợ từ phía Chính phủ. Không chỉ có khu vực nhà nước rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, để tình trạng nợ xấu tăng mạnh mà ngay cả các ngân hàng tư nhân cũng không thoát khỏi. Nhiều ngân hàng tư nhân do thiếu các biện pháp quản trị rủi ro, cho những khách hàng không đảm bảo điều kiện vay vốn. Hơn nữa, tình trạng tiêu cực trong xét duyệt tín dụng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, ngay cả đối với những ngân hàng được xem là “tử tế” và có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt cũng không thoát khỏi tình trạng nhóm lợi ích chi 5 phối. Những cổ đông lớn, lãnh đạo của ngân hàng sử dụng ngân hàng như là một công cụ để huy động vốn từ người dân rồi cấp tín dụng cho doanh nghiệp của mình, người thân… Điều này là rất rủi ro vì việc cho vay này đã bỏ qua những đánh giá rủi ro khách hàng. - Cho vay vượt tỷ lệ tối đa của Ngân hàng nhà nước: Theo khoản 2 điều 5 của thông tư TT15/2009/TT- NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng như sau: Ngân hàng thương mại: 30%, Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: 30%, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 20%. Tuy nhiên, trong cuộc chiến cạnh tranh gay gắt vẫn tồn tại những thực trạng tiêu cực khi một số ngân hàng thương mại cho vay vượt quá hạn mức tín dụng này bất chấp những rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Ngày 18/7/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4315/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của NHNN tới các tổ chức tín dụng nước ngoài về việc cấp tín dụng cho một khách hàng vượt 15% vốn tự có theo hình thức Rollover (hợp đồng tín dụng được ký trước ngày 01/01/2011). Tuy nhiên, danh tính tổ chức tín dụng vi phạm không được NHNN nêu tên cụ thể. 1.2.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác Ngoài một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tín dụng và huy động vốn kể trên, sự ganh đua không lành mạnh giữa các ngân hàng còn có thể có một số biểu hiện như sau: - Sử dụng các tên gọi, logo, chỉ dẫn địa lý dễ gây nhầm lẫn với các tổ chức tín dụng nước ngoài, khiến cho khách hàng tưởng nhầm dịch vụ đó do tổ chức tín dụng uy tín hoặc nổi tiếng cung cấp; cung cấp thông tin sai sự thật về các chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ… khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng. - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: • Quảng cáo sai sự thật: Trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể được thể hiện như tổ chức tín dụng quảng cáo sai sự thật về khả năng tài chính, số lượng chi nhánh, mạng lưới phục vụ, chất lượng và số lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên… • Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể là hành vi so sánh dịch vụ mình cung cấp với dịch vụ của các tổ chức tín dụng khác theo hướng làm giảm uy tín của các tổ chức tín dụng khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng để nhằm mục đích làm giảm lượng khách hàng của các tổ chức tín dụng này. 6 • Ngoài ra, bắt chước sản phẩm quảng cáo của một tổ chức tín dụng khác cũng thuộc nhóm hành vi này. Việc bắt chước như vậy sẽ làm cho khách hàng nhầm lẫn về dịch vụ mình cung cấp là dịch vụ mà khách hàng đã biết và tín nhiệm trước đó do tổ chức tín dụng khác cung cấp. - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Hoạt động khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại bình thường của các tổ chức tín dụng. Thực tế thời gian qua cho thấy, trong cuộc chiến lãi suất, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi (bắt thăm trúng thưởng) hoặc tặng quà nhằm thu hút người gửi tiền. Mặc dù vậy, vẫn có những hoạt động khuyến mãi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật cấm theo điều 46 Luật cạnh tranh: • Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng (ví dụ: tổ chức khuyến mãi không được phép, không công khai, không có sự hiện diện của đại diện Sở thương mại, tổ chức khuyến mãi mà những người trúng thưởng toàn là người nhà của nhân viên ngân hàng). • Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa để lừa dối khách hàng (ví dụ: khuyến mãi phát hành thẻ thanh toán miễn phí nhưng không giải thích rõ cho khách hàng khiến khách hàng tưởng lầm thẻ tín dụng). • Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại (ví dụ: các chi nhánh đưa ra các mức thưởng khác nhau). • Cung ứng dịch vụ trong chương trình khuyến mãi với giá rẻ hơn giá thành với thời gian vượt quá 45 ngày. Đây có thể là hiện tượng bán phá giá dịch vụ, nếu kéo dài trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng có ít khả năng tài chính hơn. - Gièm pha các ngân hàng khác: Trong hoạt động ngân hàng, hành vi gièm pha các tổ chức tín dụng khác có thể được thể hiện như: nói xấu tổ chức tín dụng khác, tung tin không chính xác về tình hình tổ chức hoặc hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác nhằm gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức này. Để minh họa cho trường hợp này có thể kể đến vụ ngân hàng ACB bị tung tin là Tổng giám đốc bỏ trốn vào mấy năm trước khiến khách hàng gửi tiền đồng loạt kéo đến ngân hàng đòi rút tiền. - Ngoài ra, còn có một số hành vi khác như: xâm phạm bí mật kinh doanh của các tổ chức tín dụng; ép buộc khách hàng… 7 2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 2.1. Nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 2.1.1. Nhóm nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, bản chất và đặc điểm kinh tế vốn có của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Những yêu cầu về đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử - cách thức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với mặt bằng kinh tế - xã hội. Khi trình độ phát triển chung của xã hội tăng lên thì những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng giảm đi và ngược lại. Trình độ phát triển còn ở mức rất thấp nên những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là tất yếu. Tình trạng này do sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: (i) Vốn tự có thấp so với tổng tài sản Có theo quy định về Tỷ lệ an toàn tối thiểu. Thông thường thì với các loại hình doanh nghiệp khác vốn tự có luôn phải đáp ứng ở mức từ 60 - 70% so tổng vốn kinh doanh, nhưng với loại hình kinh doanh ngân hàng thì vốn tự có thường chỉ chiếm khoảng 8% so tổng tài sản được quy đổi theo rủi ro (Quy định về tỷ lệ an toàn tối thiểu). Nhiều ý kiến cho rằng điều này là không bình đẳng và luôn khiến các NHTM kinh doanh mạo hiểm. Chính sự mạo hiểm này tạo điều kiện cho những quyết định cạnh tranh ngược với thông lệ về đạo đức kinh doanh. (ii) Kinh doanh của các NHTM có phạm vi rộng và liên quan đến hầu hết các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Việc đảm bảo lợi ích nhóm trong một số trường hợp có thể xâm phạm các quy định về pháp lý và chuẩn mực kinh doanh. Nếu như hệ thống ngân hàng hoạt động mạo hiểm, vì mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp pháp luật thì cái giá phải trả thường rất lớn. Các nghiên cứu cho thấy rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính những năm qua có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu vẫn thuộc về hệ thống ngân hàng và khi khủng hoảng bùng phát thì hậu quả nặng nề nhất vẫn thuộc về hệ thống ngân hàng. (iii) Mỗi một sự biến động của các chính sách tiền tệ đều tác động mạnh đến tính chất rủi ro của hệ thống ngân hàng. Và để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thì hệ thống ngân hàng luôn cần đến sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. Nếu như hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ và kém hoàn thiện sẽ luôn khiến các NHTM phải đối mặt với nguy cơ rủi ro to lớn. Môi trường kinh doanh nhiều rủi 8 ro cũng được xem là “mảnh đất” thuận lợi cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Thứ hai, hành lang pháp luật chưa đồng bộ và hoàn thiện, tính pháp lý chưa cao, chưa kiên quyết trong thực thi pháp luật Việt Nam đã có một số cơ sở pháp lý nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng như Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Tuy nhiên, để những cơ sở pháp lý này có hiệu lực trong thực tế thì đòi hỏi cụ thể hóa bằng nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật, ví dụ: “Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh…”. Vậy như thế nào là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” trong hoạt động ngân hàng? Phạm trù “đạo đức kinh doanh” nếu không được giải thích và lượng hoá phù hợp trên phương diện pháp luật sẽ không thể áp dụng trong thực tế. Trong bản thân hệ thống ngân hàng thì các văn bản pháp luật cũng chưa đồng bộ và hoàn thiện, một số loại giao dịch trong kinh doanh, nhất là các loại giao dịch tài chính mới, còn thiếu chế tài xử lý hiệu quả. Một số văn bản pháp luật rất hay thay đổi và tính khả thi rất kém do quá trình xây dựng văn bản pháp lý chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và do vậy, không phù hợp với thực tiễn và không thể triển khai trong thực tiễn. Hơn nữa, bản thân các NHTM luôn tìm cách “lách luật” nên nhìn chung, tính khả thi của một số quy định pháp luật trong việc chế định các hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa cao, tình trạng“nhờn luật” là khá phổ biến tại Việt Nam những năm qua. Điều này luôn khiến môi trường kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn rủi ro quá cao. - Thứ ba, hệ thống giám sát tài chính còn yếu, hoạt động thụ động, năng lực cảnh báo kém Tại Việt Nam những năm qua, ta nhận thấy một thực tế là công tác thanh tra, giám sát còn khá bất cập, có xu hướng chạy theo vấn đề riêng lẻ và nhìn chung vẫn đi sau thực tiễn, kiểm tra các vấn đề bất cập nảy sinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, hầu như chưa đưa ra được nhiều các cảnh báo để giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ rủi ro và giúp toàn hệ thông tránh được những hậu quả xấu, nhất là các hậu quả đến từ bên ngoài gắn liền với các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu. - Thứ tư, thị trường tài chính chưa phát triển, các nhu cầu về dịch vụ tài chính trong nền kinh tế tập trung chủ yếu vào hệ thống ngân hàng 9 Tại Việt Nam hiện nay, do thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên hầu hết các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế chủ yếu vẫn do hệ thống NHTM cung cấp. Trong điều kiện năng lực tài chính của hầu hết các NHTM còn khá yếu thì để đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng tăng cao luôn tạo ra các áp lực rất lớn đối với tất cả các NHTM. Sự giới hạn về phạm vi, sản phẩm trong cạnh tranh sẽ làm cho tính chất cạnh tranh trên thị trường truyền thống càng khốc liệt và tạo môi trường cho những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế là những năm qua, do nhu cầu vốn tín dụng tăng cao nên để đáp ứng các nhu cầu này trong điều kiện khả năng da dạng hóa nguồn vốn ở hầu hết các NHTM rất kém, đã dẫn tới các cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động, gây nhiều bất ổn đối với môi trường tín dụng, đồng thời cũng làm bất ổn môi trường kinh tế vĩ mô, khiến Chính phủ rất khó khăn trong việc ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát. - Thứ năm, tác động của hội nhập tài chính - ngân hàng quốc tế Hội nhập tài chính quốc tế, về nguyên tắc, sẽ giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động ngày càng hoàn thiện và hiệu quả trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm kinh doanh cũng như tiếp cận kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý kinh doanh ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, mục tiêu trong kinh doanh ngân hàng là lợi nhuận, mục tiêu này luôn được các NHTM quốc tế hướng tới khi thâm nhập các thị trường tài chính quốc tế và vì lợi nhuận, một số ngân hàng sẽ bất chấp tất cả, kể cả xuyên thủng hàng rào pháp luật. Chính vì thế, nếu như các quốc gia với nền tảng pháp lý còn bất cập mà đã vội vã mở cửa hội nhập thì cái giá phải trả thường là lớn. Hơn nữa, sự hội nhập tài chính khu vực và toàn cầu sẽ khiến các quốc gia phải đối mặt với các tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, các cuộc khủng hoảng tài chính luôn khiến cho môi trường kinh doanh của hệ thống ngân hàng bất ổn và để tự phòng vệ và chiến thắng trong cạnh tranh, các NHTM luôn có xu hướng tìm cách “lách luật”, điều này không chỉ diễn ra tại các nước đang phát triển, mà là vấn đề chung toàn cầu nếu như các chế tài pháp luật không đủ mạnh. 2.1.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan về phía các NHTM - Thứ nhất, các NHTM Việt Nam khó khăn trong việc triển khai các loại hình dịch vụ mới Hiện tại hầu hết các NHTM Việt Nam đang có khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ mới do các loại hình dịch vụ này luôn đòi hỏi nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đòi hỏi chi phí lớn, năng lực quản lý cao nhưng vốn chủ sở hữu của hầu hết các NHTM Việt Nam thì đều quá nhỏ. 10 [...]... VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, xuất phát từ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh và hệ thống kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam thời gian qua, nhóm chúng em đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm chống các hành vi cạnh tranh không. .. vi cạnh tranh không lành mạnh và định hướng phát triển đạo đức kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam 3.1.2 Hệ thống giải pháp đối với các NHTM nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng - Nâng cao năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của ngân hàng được kết hợp hiệu quả từ sức mạnh thị trường, hiệu quả trong hoạt động và sự lành. .. không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam như sau: 3.1 Giải pháp nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 3.1.1 Hệ thống giải pháp thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng 16 - Ban hành và áp dụng các quy định pháp lý nhằm xử lý nghiêm các hành vi trên cơ sở đánh giá tác động thực tế... khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Do hoạt động ngân hàng mang tính chất đặc thù, nhiều hành vi cạnh tranh không lành. .. phạm trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Mục tiêu căn bản của giải pháp này là nhằm đảm bảo trách nhiệm rõ ràng, cụ thể và tập trung đối với việc chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng thời gian tới ở Việt Nam - Xây dựng, áp dụng bộ tiêu chí nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quy trình chuẩn đánh giá tác động thực tế của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. .. nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp kém Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ là -0,47 Trong khi ở Trung Quốc là -0,35; Thái Lan là -0,07, Indonesia là -0,07, Malaysia là 1,08 và của Singapore là 1,95 2.2 Hậu quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng 2.2.1 Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội Như đã đề cập và phân tích thì tình trạng cạnh tranh. .. hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.” Tuy vậy, có thể thấy rằng cả 2 Luật trên đều chưa quy định cụ thể, chi tiết các hành vi không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng như chế tài xử lý các hành vi đó Tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà nước đã trình dự thảo ban hành Nghị định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng với... đánh giá tác động thực tế hoặc nguy cơ tác động thực tế từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Hiện tại, Liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh hiện nay Điều 39 của Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 14/12/2004 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây... hơn nữa để để sớm phát hiện các rủi ro hệ thống, có nguy cơ mất ổn định hệ thống nhằm triệt tiêu từ xa các nguyên nhân đằng sau các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 21 KẾT LUẬN Qua những phân tích như trên, ta có thể thấy được những hệ quả khôn lường mà cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho nền kinh tế - xã hội, cho khách hàng của ngân hàng và cho chính các ngân hàng thương mại Do thị trường chứng khoán... xấu hơn và khả năng hấp thụ các khoản nợ xấu của ChínhHình 2.1 không rõ ràng.một sốchuyên gia nước phủ là Tỉ lệ nợ xấu của Các ngân hàng năm ngoài nhận định nợ xấu của các ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động yếu kém của hệ thống ngân hàng nói chung và tác động xấu từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nói