1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại công ty

77 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Vũ Thị Ngọc Dung
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hằng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
  • 3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (14)
    • 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài (14)
    • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Tổng quan về môi trường lao động (15)
      • 1.1.1. Môi trường (15)
      • 1.1.2. Môi trường lao động (18)
      • 1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động [30] (19)
      • 1.1.4. Khái niệm về tiếng ồn (21)
      • 1.1.5. Ô nhiễm tiếng ồn (21)
      • 1.1.6. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn (23)
    • 1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động đến sức khỏe người lao động (27)
      • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (29)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (31)
    • 1.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất (34)
      • 1.3.1. Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn (34)
      • 1.3.2. Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền (36)
      • 1.3.3. Giảm tiếng ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân và tổ chức lao động khoa học (36)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đối tượng (38)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (38)
      • 2.2.2. Địa điểm (38)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (38)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (39)
      • 2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp (39)
      • 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (40)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (42)
    • 3.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang (42)
      • 3.1.1. Vị trí địa lý của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang 31 3.1.2. Tính chất và quy mô hoạt động của Nhà máy xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang (42)
      • 3.1.3. Qui trình công nghệ (46)
    • 3.2. Đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang (50)
      • 3.2.1. Kết quả đo độ ồn tại các khu vực trong Công ty cổ phần xi măng Tân Quang (50)
      • 3.2.3. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, Tỉnh Tuyên Quang (59)
    • 3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người lao động 49 1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người công nhân qua phiếu điều tra công nhân công ty Cổ phần xi măng Tân Quang (60)
      • 3.3.2. Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp trong 2 năm 2014-2015 (63)
    • 3.4. Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang (65)
      • 3.4.2. Giải pháp công nghệ (65)
    • 1. Kết luận (67)
    • 2. Đề nghị (68)

Nội dung

Tính cấp thiết

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nền công nghiệp cũng phát triển ngày càng nhanh, nhưng cùng với sự phát triển đó thì vấn đề gây ô nhiễm môi trường như bụi, hơi khí độc, đặc biệt cường độ tiếng ồn trong môi trường lao động cũng ngày một tăng và điều đó đã trở thành mối đe doạ tới sức khoẻ và sức nghe không chỉ của người công nhân mà còn cả của cộng đồng Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất, người lao động ngày càng tiếp xúc với nhiều nguồn ồn, mức ồn trong quá trình sản xuất. Tại các nhà máy người công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có nguy cơ bị giảm thính lực do tiếng ồn gọi là bệnh “điếc nghề nghiệp”[2] Tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động, đặc biệt quan trọng là tác hại đến thính giác Theo thống kê của Hiệp hội chống tiếng ồn thế giới, điếc nghề nghiệp đã luôn đứng hàng đầu trong số các bệnh nghề nghiệp và có xu hướng ngày càng gia tăng Vì vậy có nhiều nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phòng chống tiếng ồn và bệnh điếc nghề nghiệp Theo nhận định của hội chống tiếng ồn thế giới tại các nước công nghiệp phát triển trung bình có 1/4 đến 1/3 số người phải lao động trong môi trường có tiếng ồn Ở Việt Nam bệnh điếc nghề nghiệp là một trong 21 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục được bảo hiểm và là loại bệnh phổ biến đứng thứ hai sau bệnh phổi - silic Bệnh điếc nghề nghiệp được phát hiện trong nhiều ngành như: đường sắt, giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và xây dựng.[9]

Theo nghiên cứu mới đây tại 5 địa điểm của 5 ngành khác nhau, khám

1139 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn tỷ lệ giảm sức nghe là 35,55 ±1,42% và tỉ lệ điếc nghề nghiệp là 11,59 ±0,94 Tại công ty Dệt Nam Định, 10,1% công nhân được khám mắc bệnh điếc nghề nghiệp Tất cả đều ở lứa tuổi 33-53, có thâm niên nghề ít nhất là 12 năm [9].

Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang là doanh nghiệp hàng đầu tại Tuyên Quang về sản xuất xi măng Công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động thực hiện tốt qua các năm Tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất xi măng nên người lao động thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại phát sinh trong đó chủ yếu là tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép, tác động nhiều đến tình trạng sức khỏe, thính lực cuả người lao động tại công ty.

Từ thực trạng môi trưởng lao động như trên, đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động và sức nghe của công nhân tại Công ty, trên cơ sở đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng tiếng ồn Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang - tỉnh Tuyên Quang.

- Xác định nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong nhà máy.

- Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong nhà máy.

- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu tiếng ồn trong môi trường lao động nói chung và trong ngành xi măng nói riêng nhằm mục đích giảm thiểu bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân lao động trực tiếp.

- Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Dự báo mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động trong Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân ngành xi măng.

- Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất đến sức khỏe người lao động Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh, giảm thiểu bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cho công nhân

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng

- Tiếng ồn tại các phân xưởng của công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

- Công nhân làm việc tại công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnhTuyên Quang

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Sơ lược về Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

- Tính chất và quy mô hoạt động

- Hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực công ty

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang.

- Đánh giá cường độ tiếng ồn tại các vị trí công nhân làm việc của công nhân: Vị trí, số lượng mẫu ồn tại các phân xưởng của công ty.

- Xác định nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động

Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe công nhân làm việc tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang.

- Hiện trạng mức độ tác động của tiếng ồn và khả năng thính lực của công nhân qua điều tra phỏng vấn

- Đánh giá sức khỏe công nhân trên kết quả khám sức khỏe định kỳ và kết quả đo thính lực của công nhân công ty.

Nội dung 4: Đề xuất giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang thông qua báo cáo quan trắc môi hiện trạng môi trường Công ty cổ phần xi măng Tân Quang.

- Thu thập thông tin, cơ cấu tổ chức, qui trình công nghệ tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn những nội dung đề tài quan tâm dưới

2 dạng câu hỏi đóng và mở.

- Phỏng vấn công nhân trực tiếp làm việc tại 03 phân xưởng chính của nhà máy, tổng số 215 công nhân được phỏng vấn, bao gồm:

+ Phân xưởng thành phẩm: 58 công nhân

+ Phân xưởng clinker: 66 công nhân

+ Phân xưởng cơ điện: 81 công nhân

+ Văn phòng công ty: 10 công nhân

- Phương pháp lựa chọn: tại các phân xưởng lựa chọn công nhân lao động trực tiếp, khu văn phòng lựa chọn ngẫu nhiên.

- Phương pháp phỏng vấn: theo phiếu với bộ câu hỏi sẵn

2.4.2.2 Phương pháp xác định độ ồn

- Đo cường độ tiếng ồn bằng máy đo độ ồn có phân tích giải tần số hãng Cirrus Research PLC (Anh).

Hình 2.1 Máy đo cường độ tiếng ồn có phân tích giải tần

- Đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế Điều kiện đo: Trong khi mọi hoạt động công ty và môi trường xung quanh đang diễn ra bình thường.

- Số lượng mẫu: 84 mẫu, với tần suất lấy mẫu 3 lần/vị trí Thời gian từ tháng 10 /2015 - tháng 3/2016.

(Lấy mẫu tại 03 phân xưởng sản xuất chính của nhà máy, các phòng ban phụ trợ, khu văn phòng, khu vực ngoài nhà máy)

2.4.2.3 Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn:

Kế thừa các số liệu đo môi trường lao động và kết quả khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân Công ty xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang các năm 2013, 2014, 2015.

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Thống kê theo phương pháp hiện hành

- Số liệu được so sánh với các tiêu chuẩn và qui chuẩn:

+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 và TCVN 3985 - 1999, Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.

+ QCVN 26:2010/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Vẽ biểu đồ trình bày số liệu bằng Microsoft Word, Microsoft Excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sơ lược về Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang

3.1.1 Vị trí địa lý của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

Nhà máy xi măng Tân Quang tại Xóm 8 của xã Tràng Đà, Thành phố Tuyên Quang Nằm gần đường tỉnh lộ ĐT185 (đoạn Tuyên Quang đi Chiêm Hóa) và sông Lô Nhà máy cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 2km theo đường chim bay Khu vực dự án có các mặt tiếp giáp như sau:

- Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh lộ ĐT185.

- Phía Đông Nam giáp khu dân cư.

- Phía Tây Nam giáp sông Lô.

- Phía Tây Bắc giáp đồi keo của khu vực.

Hình 3.1 Nhà máy xi măng Tân Quang Đây là vị trí thuận lợi cho việc phát triển nhà máy với các điều kiện như gần hai nguồn nguyên liệu chính là đất sét và đá vôi, vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy trong tương lai Tuy nhiên với vị trí tương đối gần các khu vực dân cư thuộc thành phố Tuyên Quang nhà máy có thể gây tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân các khu vực xung quanh nhà máy.

3.1.2 Tính chất và quy mô hoạt động của Nhà máy xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang

Nhà máy xi măng Tân Quang được xây dựng theo chấp thuận tại Công văn số 879/CP-CN ngày 25/6/2004 của Chính phủ về cho phép đầu tư dự án xi măng Tuyên Quang Nằm trong Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 15/5/2005.

Nhà máy xi măng Tân Quang được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 38ha với công suất thiết kế 2500 tấn clinke/ngày Tổng vốn đầu tư dự án là 1.284.141.793.000 đồng (Một nghìn hai trăm tám mươi tư tỷ một trăm bốn mươi mốt triệu bảy trăm chín mươi ba ngàn đồng).

Công nghệ sản xuất được lựa chọn và áp dụng cho nhà máy xi măng Tân Quang - VVMI là công nghệ sản xuất theo phương pháp khô hiện đại, với hệ thống lò quay có tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng Cyclon, có buồng phân hủy, mức độ tự động hóa cao, các thiết bị hiện đại sẽ được áp dụng để đảm bảo sản xuất ổn định, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đạt hiệu quả kinh tế và ít gây ô nhiễm môi trường.

Lợi thế của Công ty là hệ thống dây chuyền công nghệ lò quay khép kín, các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hóa và tự động hóa hoàn toàn Từ phòng điều khiển trung tâm thông qua các máy tính điện tử, thiết bị vi xử lý, hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn chỉ báo thể hiện tình trạng của thiết bị và hệ thống camera quan sát, giúp người vận hành nhanh chóng phát hiện sự cố, kịp thời xử lý, điều khiển hoạt động toàn bộ hệ thống thiết bị nên quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, hiệu suất hoạt động của máy móc đạt công suất thiết kế Các công đoạn chính của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy gồm 19 công đoạn và được cấu trúc như sau:

Bảng 3.1 Các công đoạn sản xuất chính của nhà máy xi măng

Tân Quang tỉnh Tuyên Quang

Stt Số hiệu công đoạn Tên công đoạn

1 Công đoạn 111 Đập đá vôi

2 Công đoạn 221 Đập sét tiếp nhận than và phụ gia

3 Công đoạn 223 Kho tổng hợp

4 Công đoạn 234 Tồn trữ và đánh đống đá vôi

5 Công đoạn 241 Liệu thô và xử lý khí thải

6 Công đoạn 242 Định lượng nghiền liệu

7 Công đoạn 243 Silo bột liệu thô

8 Công đoạn 251 Hệ thống nung (tháp trao đổi nhiệt)

9 Công đoạn 255 Hệ thống nung lò

10 Công đoạn 256 Hệ thống nung (đầu ra lò)

11 Công đoạn 262 Chứa và vận chuyển Clinker

12 Công đoạn 271 Đập thạch cao và tiếp nhận phụ gia

13 Công đoạn 281 Nghiền xi măng

14 Công đoạn 282 Định lượng xi măng

15 Công đoạn 284 Silo xi măng

16 Công đoạn 285 Đóng bao và xuất xi măng

17 Công đoạn 601 Chuẩn bị than bột

18 Công đoạn 710 Cung cấp khí nén

19 Công đoạn 622 Trạm cấp dầu

Bên cạnh đó Công ty đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường để kiểm soát bụi và hạn chế nguyên nhiên liệu thất thoát theo khói ra ngoài giải pháp này Công ty có thể tiết kiệm chi phí lên tới vài chục tỷ đồng/năm.

Bảng 3.2 Hệ thống các máy móc, thiết bị chính trong dây truyền sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

1 Máy đập búa LPC 20.18 (máy đập đá vôi)

2 Máy đập sét xung kích CJФ 1100×1200

3 Máy nghiền con lăn kiểu đứng HRM 3400 D (máy nghiền nguyên liệu)

4 Hệ thống tháp trao đổi nhiệt

6 Hệ thống ghi và làm nguội Clinker

7 Máy nghiền đứng HRM 1900 M (máy nghiền than)

10 Hệ thống máy nghiền xi măng 4.2×13m

11 Máy đóng bao 8 vòi BHYW-8

12 Máy Xúc lật ZL 50C: 02 cái

Năm 2013, Công ty đã sản xuất, tiêu thụ 750.000 tấn xi măng, clinker, doanh thu đạt trên 659 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm, tăng 5% so với năm

2012, nộp ngân sách nhà nước trên 24 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng, tăng 19% so với năm 2012 Đặc biệt,Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả trong từng khâu sản xuất như sử dụng thích hợp các loại vỏ bao cho các khách hàng khác nhau, tiết kiệm được

4,7 tỷ đồng; giảm tiêu hao thạch cao xuống 70% so với định mức; giảm 10% tiêu hao nhiên liệu than (trên 17 tỷ đồng)… đây là những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.

- Đá vôi sau khi qua trạm đập đá vôi vào băng tải về kho tròn đồng nhất sơ bộ đá vôi.

- Sét sau khi qua trạm đập sét qua băng tải về kho dài đồng nhất sơ bộ đất sét.

- Quặng sắt, cao silic, than thô được nhập vào cũng được đồng nhất sơ bộ tại kho dài.

- Đá vôi, quặng sắt, đất sét , cao silic sau khi được đồng nhất sơ bộ được vận chuyển đến trạm định lượng liệu thô, sấy nghiền liên hiệp liệu thô, vận chuyển đến silo đồng nhất tinh, đưa vào tháp trao đổi nhiệt, tiếp đến được vận chuyển đến lò nung clinker, ghi làm nguội clinker, silo clinker Đến giai đoạn này có thể xuất clinker rời hoặc là vận chuyển về silo định lượng clinker, được vận chuyển đến trạm định lượng xi măng.

- Than thô sau khi được đồng nhất sơ bộ than, được đưa đi sấy nghiền lien hợp than thô và vận chuyển về két chứa than mịn, sau đó vận chuyển về lò nung clinker.

- Thạch cao sau khi được nhập đã được vận chuyển đến trạm đập thạch cao, vầ về silo thạch cao và vận chuyển đến trạm định lượng xi măng.

- Phụ gia sau khi được nhập được vận chuyển đến trạm đập phụ gia và vận chuyển về silo phụ gia tiếp đó được vận chuyển đến trạm định lượng xi măng,

- Clinker, thạch cao, phụ gia được vận chuyển đến trạm định lượng xi măng, sau đó được vận chuyển đến trạm nghiền xi măng, và vận chuyển về silo xi măng Từ đây có thể xuất xi măng rời hoặc đóng bao xi măng và xuất bao xi măng.

*Sấy nghiền liên hợp than thô

Silô định lượng clinker Silô thạch cao Silô phụ gia

*Trạm định lượng liệu thô

*Sấy nghiền liên hợp liệu thô

Xuất clinker rời Silô clinker

*Trạm định lượng xi măng

Xuất xi măng rời *Đóng bao xi măng *Xuất xi măng bao

Hình 3.2 Quy trình công nghệ Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

(ghi chú: * những nơi phát sinh tiếng ồn lớn)

*Đập đá vôi Nhập cao silíc *Đập đất sét *Nhập than thô Nhập quặng sắt

*ĐNSB đá vôi *ĐNSB đất sét Đồng nhất sơ bộ than ĐNSB quặng ĐNSB cao silíc

Nhập thạch cao Nhập phụ gia Nhập clinker rời

3.1.4 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang Để thấy rõ hơn về công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động và công tác bảo vệ môi trường thông qua báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhà máy xi măng Tuyên Quang đợt 1 năm 2015 Kết quả được thông qua như sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng môi trường không khí ngoài khu vực Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích Quy chuẩn so sánh

KK1 KK2 KK3 KK4 QCVN

5 SO 2 mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,35

6 NO mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,2

7 NO2 mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,2

- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- KK 1 : Vị trí cách hàng rào nhà máy 100m theo hướng Tây Nam.

- KK 2 : Vị trí cách hàng rào nhà máy 200m theo hướng Tây Nam.

- KK 3 : Vị trí cách hàng rào nhà máy 100m theo hướng Tây Bắc.

- KK 4 : Vị trí cách hàng rào nhà máy 100m theo hướng Tây Bắc.

Kết quả quan trắc định kỳ môi trường không khí của khu vực bên ngoài nhà máy ở bảng 3.3 cho thấy các chỉ tiêu SO2; NO, NO2, bụi lơ lửng , đặc biệt là độ ồn đều đạt qui chuẩn cho phép.

Bảng 3.4 Hiện trạng môi trường không khí ngoài khu vực Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích Quy chuẩn so sánh

KK5 KK6 KK7 KK8 QCVN

5 SO2 mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,35

6 NO mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,2

7 NO 2 mg/m 3 KPH KPH KPH KPH 0,2

(Số liệu kết quả quan trắc nhà máy xi măng Tân Quang năm 2015) Ghi chú:

- KK5: Vị trí băng tải chuyển đá về nhà máy cách nhà máy 100 m

- KK6: Vị trí băng tải chuyển đá về nhà máy cách nhà máy 150 m

- KK7: Vị trí mỏ sét của nhà máy

- KK8: Vị trí ngã ba gần cây xăng xã Tràng Đà

Đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1 Kết quả đo độ ồn tại các khu vực trong Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

Tiến hành đo tiếng ồn tại phân xưởng điện trong thời gian từ tháng 10/2015-3/2016 , kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng cơ điện của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016

Mứcâm oặcmức h tương âm đương

MứcâmdBởcácdải ốc-t avới tầnsốtrungbình nhân (Hz)khôngvượt

1 Văn phòng phân xưởng cơ điện 85 77 73 72 72 75 73 65 62

2 Xưởng gia công cơ khí – phân xưởngcơ điện

7 Khu vực máy đập búa

[Số liệu đo tại hiện trường]

Tiếng ồn tại khu vực này có đặc tính là tiếng ồn cơ khí Đây là loại tiếng ồn gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người.

Theo bảng 3.5 cho ta thấy tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn là 05/07 và bằng 71,42% Cường độ tiếng ồn tại khu vực khí nén cao nhất, vượt tiêu chuẩn cho phép 11dBA, tiếng ồn tại vị ví phòng trực vận hành trạm biến áp

110 thấp nhất, đạt tiêu chuẩn cho phép, đó là do phòng trực vận hành được xây dựng xa khu vực sản xuất, và được xây dựng bằng vật liệu chống ồn tốt. Qua bảng trên cũng cho thấy khu vực văn phòng các phân xưởng cường độ tiếng ồn đều đạt tiêu chuẩn cho phép, điều đó cho thấy ngay từ khi xây dựng nhà máy đã sử dụng vật liệu chống ồn cho các văn phòng trong khu vực nhà máy Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép chủ yếu tại các vị trí sau:

+) Phòng gia công mẫu: vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 2000 – 8000Hz.

+) Xưởng gia công cơ khí (phân xưởng cơ điện) vượt tiêu chuẩn ở ồn chung. +) Trạm khí nén vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ

+) Trạm bơm vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần từ tần số từ

+) Khu vực máy đập búa – trạm đạp đá vôi vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 250 – 8000 Hz

Bảng 3.6: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng thành phẩm Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016

Mứcâm oặcmức h âm tương đương khô

4 Máy cán sét, nhập than - Trạm đập sét

5 Vận hành thiết bị định lượng nghiền liệu 88 82 88 90 89 85 81 76 69

6 Vận hành cụm máy nghiền liệu 95 96 91 88 89 87 87 88 84

[Số liệu đo tại hiện trường]

Theo bảng 3.6 cho ta thấy tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn là 05/06 và bằng 83,33% Cường độ tiếng ồn tại khu vực xếp lô cao nhất, vượt tiêu chuẩn cho phép 15dBA, khu vực văn phòng phân xưởng tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng sát với ngưỡng tiêu chuẩn cho phép Điều này cho thấy văn phòng tuy được xây dựng bằng vật liệu chống ồn nhưng vẫn sát ngưỡng cho phép là do xung quanh văn phòng phân xưởng thành phẩm có rất nhiều máy móc gây tiếng ồn lớn như khu vực xếp lô, khu vực máy đóng bao (02 máy đóng bao), máy nghiền liệu, nên khu vực văn phòng chịu ảnh hưởng của tiếng ồn cộng hưởng của các máy trên, do đó tiếng ồn tại văn phòng cũng sát với ngưỡng cho phép.

Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tại các vị trí sau:

+) Sàn máy đóng bao 285.06 A&B vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số 500 Hz

+) Khu vực xếp lô vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ

+) Máy cán thép nhập than (trạm đập sét) vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 125 -8000Hz.

+) Vận hành thiết bị định lượng nghiền liệu vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 250 – 2000Hz.

+) Vận hành cụm máy nghiền liệu vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 250 – 8000 Hz

Bảng 3.7: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng Clinker của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016

Mứcâm hoặc mức âm tương đương không quá dBA

MứcâmdBởcácdải ốc-tavới tầnsố trung bìnhnhân (Hz) không vượt quá dB

Vận hành thiết bị cụm nghiền than

Vận hành thiết bị cấp liệu cho lò (phòng quạt Root)

Khu vực ghi làm nguội clinker, khu vực gầu xiên xử lý khí thải đuôi lò

Khu vực vận hành gầu ngang, thiết bị đỉnh si lô Clinker

Khu vực máy đập xỉ, thạch cao, hệ thống rút nhập Clinker

6 Vận hành băng tải rải liệu - Khu vực kho dài

7 Máy cán sét, nhập than

[Số liệu đo tại hiện trường]

Theo bảng 3.7 cho ta thấy tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn là 06/07 và bằng 85,71% Cường độ tiếng ồn tại khu vực vận hành thiết bị cụm nghiền than vượt tiêu chuẩn cho phép 17dBA, Khu vực vận hành gầu ngang, thiết bị đỉnh si lô Clinker có cường độ tiếng ồn thấp nhất, đạt tiêu chuẩn cho phép. Khu vực vận hành gầu ngang, thiết bị đỉnh si lô Clinker đạt tiêu chuẩn cho phép do khu vực này không có các thiết bị gây tiếng ồn lớn như các máy nghiền liệu, nghiền than

Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép tại các vị trí sau:

+) Vận hành băng tải rải liệu – (Kho dài) vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 500 – 8000Hz.

+) Vận hành thiết bị cụm nghiền than (Phòng quạt Root) vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 125 – 8000Hz.

+) Vận hành thiết bị cấp liệu cho lò (phòng quạt Root) vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 250 – 4000 Hz.

+) Khu vực ghi làm nguội Clinker, khu vực gầu xiên xử lý khí thải đuôi lò vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 250 – 8000 Hz

+) Khu vực máy đập xỉ, thạch cao, hệ thống rút nhập Clinker vượt tiêu chuẩn ở ồn chung và ồn giải tần ở tần số từ 125 – 8000 Hz

Bảng 3.8: Kết quả đo tiếng ồn tại Khu vực hành chính, phụ trợ ngoài Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015-2016

Mứcâm hoặc mức âmtương đương không

MứcâmdBởcácdải ốc-tavới tầnsố trung bìnhnhân

4 Kho vật tư tổng hợp 68 79 77 73 68 66 61 54 50

[ Số liệu đo tại hiện trường]

Theo bảng 3.8 cho ta thấy tất cả các khu phụ trợ và văn phòng đều đạt tiêu chuẩn cho phép, điều này cũng cho thấy các khu phụ trợ, khu vực hành chính đều được xây dựng xa khu vực sản xuất và được xây dựng bằng vật liệu chống ồn tốt.

Kết quả bảng 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép là 15 mẫu/28 mẫu đo được chiếm tỷ lệ 53,57% Cường độ tiếng ồn vượt từ 3 - 17 dBA so với tiêu chuẩn 85 dBA hiện hành của Bộ y tế 1.

Sự cơ giới hoá quy trình sản xuất luôn đi song song với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.Công ty cũng đã áp dụng một số phương pháp để giảm bớt cường độ tiếng ồn tuy nhiên tình trạng ô nhiễm bởi tiếng ồn trong sản xuất ngành sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay vẫn là một điều đáng quan tâm, do đó là đối tượng chịu tác động của tiếng ồn không chỉ là người lao động ở bộ phận sản xuất có phát sinh tiếng ồn mà nhiều bộ phận khác, thậm chí cả nhà máy đều phải chịu ảnh hưởng của tiếng ồn.

3.2.2 So sánh độ ồn tại các khu vực trong Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang qua các năm 2013 - 2016 Để thấy rõ hơn thực trạng độ ồn tại Nhà máy xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu đo độ ồn tại các vị trí này ở những năm về trước Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9:

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả đo môi trường lao động qua các năm

(2013 – 2015) tại các khu vực của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

Năm Phân xưởng Số mẫu Số mẫu không đạt Tỷ lệ không đạt (%)

Khu vực hành chính, phụ trợ 6 2 33,33

Khu vực hành chính, phụ trợ 6 2 33,33

Khu vực hành chính, phụ trợ 6 0 0

Khu vực hành chính, phụ trợ 8 0 0

[ Số liệu kế thừa kết quả đo môi trường lao động tại nhà máy xi măng Tân Quang năm 2013, 2014, 2015 của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tuyên Quang]

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Mẫu đo năm 2015

Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 53,07 đến 59,09% ( năm 2013 59,09%, năm 2014 59,09, năm 2015 53,84, mẫu đo năm 2015 53,57).

So sánh với kết quả của một số tác giả nhận thấy có sự tương đương với tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép về cường độ tiếng ồn tại nhà máy xi măng như théo Bác sĩ Hồ Xuân Vũ và cộng sự tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại công ty hữu hạn xi măng luks Việt Nam là 57,60% [20] Tuy nhiên tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn cao hơn so với tác giả Huỳnh Văn Hảo khi nghiên cứu ở nhà máy xi măng Long Thọ - Huế [11] Điều này phù hợp vì quy mô công nghệ nhà máy xi măng Tân Quang lớn hơn nhiều.

0 số mẫu Số mẫu không đạt TC

Hình 3.3 Biểu đồ mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại Nhà máy xi măng Tân Quang, tỉnh Tân Quang thể hiện qua các năm (2013 - 2015)

Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ các mẫu ô nhiễm môi trường qua các năm chênh nhau không đáng kể, tỷ lệ giao động từ 53 đến 59% Tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn năm 2015 giảm đáng kể so với năm 2014 chứng tỏ công ty việc áp dụng một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động của công ty đã có hiệu quả, cụ thể như: Trồng thêm cây xanh xung quanh nhà máy, xây dựng lại hệ thống cửa kính …

Theo bảng 3.9 cũng cho ta thấy tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại các phân xưởng lao động trực tiếp có tỷ lệ cao hơn nhiều so với khu vực văn phòng, khu phụ trợ và ngoài nhà máy, cụ thể kết quả đo của các năm từ 2013 – 2015 thì số mẫu không đạt ở các phân xưởng trực tiếp (Phân xưởng thành phẩm,

Bảng 3.10 Tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại các phân xưởng lao động trực tiếp và khu vực hành chính, phụ trợ tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh

Tân Quang qua các năm 2013 – 2015

Khu vực lao động trực tiếp (Phân xưởng thành phẩm, Cơ điện, Clinker)

Khu vực hành chính, phụ trợ

[Số liệu kế thừa kết quả đo môi trường lao động tại nhà máy xi măng Tân Quang năm 2013, 2014, 2015 của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tuyên Quang]

Theo bảng 3.10 cho ta thấy tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại các phân xưởng lao động trực tiếp có tỷ lệ cao hơn nhiều so với khu vực văn phòng, khu phụ trợ và ngoài nhà máy, cụ thể kết quả đo của các năm từ 2013 – 2015 thì số mẫu không đạt ở các phân xưởng trực tiếp (Phân xưởng thành phẩm, Cơ điện, Clinker …).

Năm 2015, tỷ lệ mẫu không đạt tại các khu phụ trợ có sự giảm tiếng ồn đáng kể, điều này lý giải khu vực làm việc hành chính, phụ trợ cách xa khu vực sản xuất và đều được kết cấu hệ thống nhà kính Mẫu đo khu vực ngoài nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động do nhà máy có hệ thống cây xanh cách ly tốt.

3.2.3 Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, Tỉnh Tuyên Quang

Từ kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ của Công ty qua các năm 2013, 2014, 2015 và kết quả thực nghiệm năm 2015, 2016 cho thấy tiếng ồn tại các khu vực trực tiếp sản xuất của công ty cổ phần xi măng Tân Quang cao hơn hẳn với khu vực văn phòng và khu vực xung quang công ty Tiến hành khảo sát thực địa chúng tôi thấy, có rất nhiều nguyên nhân tạo ra tiếng ồn lớn tại Công ty, kết quả được tổng hợp ở bảng 3.11:

Bảng 3.11 Nguồn ồn, đặc điểm của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc của công nhâ của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

TT Nguồn phát sinh tiếng ồn Đặc điểm tiếng ồn

Số công nhân có thời gian tiếp xúc

1 Tiếp nhận nhiên liệu và phụ gia (ồn khi đổ từ ô tô xuống) Không liên tục 6

2 Đập và vận chuyển đá vôi bằng hệ thống băng tải vào kho đồng nhất Liên tục 6

3 Tồn trữ và đồng nhất đá vôi Liên tục 16

4 Đập và vận chuyển đất sét bằng hệ thống băng tải vào kho đồng nhất Liên tục 6

5 Tồn trữ và đồng nhất đất sét Liên tục 6

6 Tồn trữ quặng sắt và than Liên tục 6

7 Đập và tồn trữ thạch cao, phụ gia Liên tục 6

8 Định lượng nghiền liệu Liên tục 9

9 Nghiền nguyên liệu và sấy Liên tục 9

10 Đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò Liên tục 6

11 Vận chuyển, chứa và rút Clinker Liên tục 12

12 Nghiền than và sấy Liên tục 12

13 Nghiền xi măng Liên tục 12

14 Chứa, đóng bao xi măng, xuất xi măng Liên tục 12

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người lao động 49 1 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người công nhân qua phiếu điều tra công nhân công ty Cổ phần xi măng Tân Quang

3.3.1 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người công nhân qua phiếu điều tra công nhân công ty Cổ phần xi măng Tân Quang

Như chúng ta đã biết ô nhiễm tiếng ồn, là hiện tượng âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người Đó cũng có thể là những âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người Tiếng ồn nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.

Các nghiên cứu gần đây khẳng định, ô nhiễm tiếng ồn dẫn đầu danh sách các dạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe, nguy hiểm cho người lớn lẫn trẻ con Một số công trình nghiên cứu quy mô lớn gần đây đã xếp ô nhiễm tiếng ồn đứng đầu trong danh sách ô nhiễm không khí có hại đối với sức khỏe con người. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe của con người, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn các công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất và có thời gian dài tiếp xức với tiếng ồn về tình trạng sức khỏe hiện tại Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.12 Tình hình giảm thính lực của công nhân Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang

Theo các khu vực trong nhà máy Thành phẩm Clinker Cơ điện Khu hành chính lượng Số Tỷ lệ

Công nhân thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn 189 87,9 52 89,66 64 96,97 73 90,12 0 0 Công nhân khi giao tiếp có phải hét to để nói chuyện được với người khác chỉ cách 1 sải tay

Công nhân gặp khó khăn khi giao tiếp trong môi trường có tiếng ồn

Công nhân phải mở ti vi to để nghe và thường xuyên yêu cầu người đối thoại nhắc lại câu nói

Công nhân được trang bị bảo hộ

Công nhân sử dụng bảo hộ lao động 215 100 58 100 66 100 81 100 10 100

Công nhân được tham gia tập huấn an toàn lao động 215 100 58 100 66 100 81 100 10 100

Công nhân được khám sức khỏe định kỳ 215 100 58 100 66 100 81 100 10 100

(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn)

Qua bảng 3.12 cho ta thấy các công nhân tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang hầu hết phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn (khoảng gần 90% công nhân), nhất là ở phân xưởng clinker là 97% và phân xưởng cơ điện là 90,12% công nhân phải tiếp túc thường xuyên Chính vì vậy sức nghe của công nhân có xu hướng giảm như:

- Khi nói chuyện phải hét to khi cách 1 sải tay là 68,92% số công nhân được hỏi trong đó tại các phân xưởng thành phẩm, clinker và cơ điện là trên 80% công nhân có hiện tượng này.

- Có đến 54,58% công nhân đã có hiện tượng khi xem tivi phải mở tiếng to và khi nói chuyện hay yêu cầu người khác nhắc lại câu hỏi là

- Đây là những yếu tố ảnh hưởng do nghề nghiệp, với nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung và nhà máy sản xuất xi măng luôn phải vận hành các máy móc với công suất lớn nên đã tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến thích giác của công nhân Đó là chưa kể đến các yếu tố khác như bụi, hóa chất… là những thực trạng chung của các nhà máy.

- Mặc dù công ty cũng rất quan tâm đến sức khỏe người lao động, 100% công nhân được tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động, 100% công nhân được phát bảo hộ lao động và 100% công nhân được khám sức khỏe định kỳ để tìm và phát hiện các bệnh nghề nghiệp, nhưng cũng cần phải có chế độ đặc biết đối với các công nhân nhất là những công nhân trực tiếp tại các phân xưởng như chế độ an dưỡng, phụ cấp độc hại… và rất cần thiết phải có việc luân chuyển công nhân ở các phân xưởng trực tiếp sản xuất ra khu hành chính để rút ngắn thời gian tiếp xúc, hạn chế tác động đến sức khỏe

3.3.2 Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp trong 2 năm 2014-2015

Bảng 3.13: Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp của công nhân của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang trong năm 2014

Tình trạng sau khi đo thính lực

Lao động gián tiếp (n = 10) Mắc bệnh

Giảm sức nghe và theo dõi bệnh điếc nghề nghiệp 1 2,86 0 0

Giảm sức nghe nhưng chưa phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp 8 22,86 0 0

(Nguồn: Số liệu khám bệnh nghề nghiệp của công ty cổ phần xi măng Tân

Kết quả tại bảng 3.13 cho thấy, với các lao động trực tiếp thì mức độ ảnh hưởng bởi tiếng ồn cao hơn hắn với các lao động không làm việc trực tiếp, cụ thể như: trong tổng số 35 công nhân tỉ lệ giảm sức nghe và thuộc diện theo dõi bệnh nghề nghiệp của công nhân lao động trực tiếp là 2,86%, và có dấu hiệu giảm sức nghe nhưng chưa đến mức bị điệc nghề nghiệp là 22,86% Tỷ lệ có dấu hiệu giảm sức nghe của công nhân lao động gián tiếp là 0%.

Kết quả số liệu đo của năm 2015 cũng tương tự:

Bảng 3.14: Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp của công nhân của nhà máy xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang trong năm 2015

Tình trạng sau khi đo thính lực

Lao động gián tiếp (n = 10) Mắc bệnh

Giảm sức nghe và theo dõi bệnh điếc nghề nghiệp

Giảm sức nghe nhưng chưa phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp

(Nguồn: Số liệu khám bệnh nghề nghiệp của công ty cổ phần xi măng Tân

Kết quả tại bảng 3.14 cho thấy, trong 22 người lao động của Công ty có tiếp xúc với môi trường lao động thì có 5 người bị giảm sức nghe và theo dõi bệnh điếc nghề nghiệp (10,42%), và có dấu hiệu giảm sức nghe là 43,75% Tỷ lệ có dấu hiệu giảm sức nghe của công nhân lao động gián tiếp là 0%.

So sánh với một số tác giả khác ta thấy tỷ lệ giảm thính lực 12,1 % của công nhân công ty thấp hơn với tỷ lệ của công nhân một số nhà máy khác: theo Nguyễn Thị Toán và Cs công nhân một số ngành nghề là 35,55%1,42, theo Vũ Thị Giang công nhân các ngành nghề khu công nghiệp là 32,9%

Qua bảng 3.13 và 3.14 cho thấy những công nhân lao động trực tiếp trong môi trường tiếng ồn cao có nguy cơ giảm sức nghe, và lâu dài có thể dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp Năm 2015 tỷ lệ công nhân bị bệnh điếc nghề nghiệp tăng nhanh, tăng gấp 3 lần so với năm 2014, điều này chứng tỏ công nhân sau 1 năm tiếp xúc thì tỷ lệ có thể bị bệnh điếc sẽ gia tăng và đồng thời công ty cũng sàng lọc qua khám sức khỏe định kỳ tốt hơn năm 2014, số công nhân được khám bệnh nghề nghiệp cũng tăng do đó tỷ lệ phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp tăng cao hơn nhiều so với năm 2014.

Có thể nói thời gian tiếp xúc lâu càng lâu với tiếng ồn thì khả năng giảm thính lực và mắc bệnh điếc nghề nghiệp cao hơn.

Tỷ lệ giảm thính lực và điếc nghề nghiệp ở Công ty xi măng Tân Quang thấp hơn nhiều so với một số ngành nghề của các nhà máy trong địa phương và các khu vực; thấp hơn so với một số nhà máy xi măng trên toàn quốc là do quy trình sản xuất phần lớn được tự động hóa, hơn nữa Công ty cũng đã có chính sách phòng chống bệnh nghề nghiệp ban đầu từ khi nhà máy bắt đầu vận hành sản xuất Điều này thấy rõ trong các báo cáo hằng năm về công tác y tế lao động của ngành.

Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức về ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe con người cho công nhân công ty.

- Nhắc nhở công nhân sử dụng nút tai chống ồn thường xuyên Nếu không chấp hành có thể có biện pháp xử lý.

- Hằng năm tổ chức kiểm tra môi trường lao động định kỳ 2 lần/năm để theo dõi cường độ tiếng ồn tại các vị trí lao động

- Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

-Trồng cây xanh xung quanh xưởng sản xuất, khu đất trống trong nội bộ xưởng, hai bên đường vận taỉ nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh.

- Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp và đặt trong cấu trúc như quạt gió, bơm nước có tiếng ồn thấp.

- Tại các khu vực phát sinh tiếng ồn và độ rung động đều có lắp các thiết bị chống rung, chống ồn Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với quạt gió, máy đập, máy nghiền

- Móng thiết bị có tải trọng tĩnh và tải trọng động tương đối lớn yêu cầu độ ổn định cao Hầu hết các móng thiết bị đều được đặt trên một hệ thống sàn bê tông cốt thép chịu lực 3.5m, vật liệu móng là bê tông cốt thép mác cao, đảm bảo chiều sâu móng và xung quanh có rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền Sử dụng đệm chống ồn được lắp đặt tại chân các thiết bị và quạt gió.

- Khu vực nhà xưởng nơi phát sinh tiếng ồn lớn và nhiệt độ cao có xây tường cách âm, cách nhiệt đảm bảo đúng theo quy trình, quy phạm.

- Bọc và che chắn các máy phát sinh tiếng ồn lớn vừa giảm được tiếng ồn đồng thời có thể giảm nồng độ bụi phát tán trong môi trường.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở các kết quả thu được từ những nghiên cứu đã trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

- Công ty cổ phần xi măng Tân Quang là đơn vị sản xuất xi măng, sử dụng công nghệ sản xuất theo phương pháp khô hiện đại với hệ thống lò quay có tháp trao đổi nhiệt, công suất của nhà máy 2.500 tấn clinker/ngày.

1.2 Thực trạng tiếng ồn tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang

- Tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại các phân xưởng sản xuất của công ty cổ phần xi măng Tân Quang vượt tiêu chuẩn cho phép là 53,57%.

- Cường độ tiếng ồn vượt từ 3 - 17 dBA so với tiêu chuẩn 85 dBA hiện hành của Bộ y tế.

- Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động: Khu vực khí nén, khu vực máy nghiền than, máy nghiền liệu, ít ồn nhất là khu vực tiếp nhận nhiên liệu và phụ gia ( chỉ ồn khi ô tô đổ nhiên liệu xuống).

1.3 Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe công nhân tại 03 phân xưởng chính của công ty và văn phòng công ty:

Tỷ lệ giảm thính lực ở người lao động là 43,75%, trong đó tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 10,42% Có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp và giảm sức nghe theo tuổi nghề.

1.4 Để giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang cần thực hiện đồng bộ 2 giải pháp sau:

- Giải pháp quản lý: Thường xuyên mở lớp tập huấn kiến thức, thực hiện ra quy chế về bảo hộ lao động, tổ chức kiểm tra môi tưởng lao động định kỳ, trồng cây xanh xung quanh xưởng sản xuất.

- Giải pháp công nghệ: Lựa chọn các thiết bị công nghệ có tiếng ồn thấp, lắp đặt các thiết bị chống rung chống ồn, xây dựng tường cách âm đảm bảo đúng quy trình quy phạm.

Đề nghị

Để giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân đề nghị công ty phải:

- Tổ chức cho người lao động học tập các kiến thức về vệ sinh lao động, đặc biệt là các nguyên nhân gây bệnh điếc nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống Đồng thời phổ biến các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, để người lao động được biết.

Bảo dưỡng máy móc định kỳ và dần dần thay thế những máy móc cũ kỹ.

- Tách riêng và cách ly các phân xưởng sản xuất, để tránh cộng hưởng tiếng ồn và hạn chế sự tiếp xúc của tiếng ồn không cần thiết của các phân xưởng có cường độ tiếng ồn lớn.

- Trang bị, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện chống ồn đối với người lao dộng, chế độ thưởng, phạt nghiêm minh.

- Kiểm tra môi trường lao động hàng năm, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp làm giảm các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hàng năm nhằm phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời những trường hợp mắc bệnh và phòng chống các bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp.

1 Bộ Y tế (2002) 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số Vệ sinh lao động, Nxb Y học, Hà Nội.

2 Bộ y tế (2004) Cẩm nang thực hành quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động cho cán bộ y tế cơ sở, nhà xuất bản lao động-xã hội, Hà Nội.

3 Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nxb Y học, Hà Nội.

4 Bộ Y tế (2006), Sức khỏe nghề nghiệp, Nxb Y học, Hà Nội.

5 Bộ giáo dục và đào tạo, khoa học và môi trường, NXB giáo dục.

6 Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Duy Bảo và ctv (2005), “Ô nhiễm môi trường sống do phương tiện giao thông và sức khỏe của dân cư”, Tạp chí y học Việt nam-chuyên đề sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, 315, tr.88-96.

7 Nguyễn Đăng Quốc Chấn “Mức độ Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn ở một số nhà máy tại TP Hồ Chí Minh” năm 2006-2007

8 Chiến lược khu vực về ATVSLĐ cho các nước Đông Nam Á –WHO – 2005

9 Nguyễn Ngọc Diễn và cs “ Ô nhiễm do tiếng ồn giảm thính lực, điếc nghề nghiệp trong công nhân cơ khí ô tô tại Huế , tạp chí y học dự phòng

10 Vũ Thị Giang (2005), “ Đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức nghe của công nhân trong các ngành nghề”, Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học Quốc tế y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất 1, nhà xuất bản y học Hà Nội.

11 Huỳnh Văn Hảo (2003), Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường và sức khỏe của người lao động tại Công ty SXKDVLXD Long thọ, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa, Đại học Huế.

12 Nguyễn Quang Khanh và cs (2003) “ Thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công nhân sửa chữa máy bay và thiết bị chuyên dụng thuộc tổng công ty hang không Việt Nam” Báo cáo khoa học toàn văn, hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ V, Nxb Y học, Hà Nội.

13 Hà Lan Phương(2008) “điều tra tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp trong công nhân tiếp xúc với tiếng ồn”

14 Đỗ Thái Sơn (2013) “Đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy lắp ráp ô tô ở Vĩnh Phúc”.

15 Nguyễn Thị Toán, “điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim”, báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế, Hà Nội, 2002, tr75-95.

16 Lê Trung, sức khỏe trong lao động, NXB Hà Nội.

17 Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang, kết quả quan trắc định kỳ đợt 1 năm 2015.

18 Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tuyên Quang, kết quả đo môi trường lao động tại Công ty CP xi măng Tân Quang năm 2013, 2014,2015.

19 Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Tuyên Quang, kết quả đo khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân Công ty CP xi măng Tân Quang năm 2013, 2014,2015.

20 Nguyễn Thị Hồng Tú, “Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến sức khỏe người lao động và giải pháp can thiệp, NXB Y học, 2003, Hà Nội tr.58-65.

21 Viện y học lao động và vệ sinh môi trường Thường quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường, 2002, Nxb Y học, Hà Nội.

22 Hồ Xuân Vũ và cs “ Nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động ở Công ty hữu hạn xi măng Luks Việt Nam –Hương Trà, Thừa Thiên Huế” năm 2009.

23 http://www.cdc.gov/niosh/topics/noise/

24 http://www.cdc.gov/niosh/topics/noise/

25 http://www.earaidnepal.org/downloadables/Medipubs/Noise induced hearing loss in Nepali wood workers 2012, unpublished study, Dan.pdf

26 http://www.ijoem.com/article.asp?issn19-

5278;year 08;volume;issue=2;spageS;epageV;aulast=Nandi

27 http://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2458-12-87

28 http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1672293013500079

29 http://text.123doc.org/document/2417945-giao-trinh-mon-kinh-te-tai- nguyen-va-moi-truong.htm

30 http://text.123doc.org/document/120225-buoc-dau-nghien-cuu-moi- truong-lao-dong-va-anh-huong-cua-no-toi-suc-khoe-nguoi-lao-dong- tai-cong-ty-cp-ptxd-xnk-song-hon.htm

Một số hình ảnh đo tiếng ồn tại nhà máy xi măng Tân Quang Đo tiếng ồn tại máy nghiền liệu Đo tiếng ồn tại máy đóng bao

BỘ CÂU HỎI CHO CÔNG NHÂN

HỌ VÀ TÊN ĐIỀU TRA VIÊN:

Phân xưởng/ vị trí lao động :

Cảm ơn anh/chị đồng ý tham gia vào điều tra này Mục tiêu của điều tra là nhằm đánh giá thực trạng tiếng ồn tại nhà máy chúng ta Thời gian của phát vấn vào khoảng 15- 20 phút Rất cảm ơn sự hợp tác và chia sẻ hiểu biết của anh/chị về chủ đề này.

Hướng dẫn cho công nhân:

Anh/chị hãy khoanh tròn vào các lựa chọn hoặc điền vào những phần bỏ trống Ví dụ, với câu hỏi:

STT Câu hỏi Trả lời Chuyển câu

C6 Trình độ học vấn của anh/chị?

3 Trung học phổ thôngCần lưu ý những câu hỏi có câu chuyển Hãy chuyển câu theo hướng dẫn tùy theo câu trả lời của người được phỏng vấn.

STT Câu hỏi Trả lời Chuyển câu/ghi chú

1 Giới tính của anh/chị 1 Nam

2 Anh/chị sinh năm bao nhiêu?

3 Trình độ học vấn của anh/chị?

4 Số năm anh/chị làm việc tại nhà máy là bao lâu?

5 Anh/ chị có thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại không?

Nếu không chuyển sang câu 7

6 Các yếu tố độc hại thường xuyên tiếp xúc là?

2 Bụi và chất động hại

4 Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần

7 Thời gian anh chị tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc là bao nhiêu?

8 Khi giao tiếp anh chị có 1 Có

2 Không phải hét to để nói chuyện được với người chỉ cách bạn một sải tay?

9 Bạn có gặp khó khăn khi 1 Có

Ngày đăng: 09/04/2023, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w