MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực. Trên phạm vi quốc gia nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định và có khả năng tham gia vào quá trình lao động Nhân lực quốc gia phụ thuộc vào việc quy định của Nhà nước về độ tuổi lao động và khả năng tham gia lao động của từng cá nhân cụ thể (Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải, 2008)
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động (Trần Xuân Cầu, 2008)
Vậy nhân lực có thể hiểu là toàn bộ khả năng của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất, là lực lượng người lao động với kỹ năng nhất định để làm công việc nào đó mà xã hội hay thị trường có nhu cầu Do vậy, nhân lực là một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức.
1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định (Trần Xuân Cầu, 2008)
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể các tiềm năng của người lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó (Phạm Minh Hạc, 2001)
Nguồn nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động (Trần Kim Dung, 2005)
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. Theo cách hiểu này thì nguồn nhân lực cũng là yếu tố nội tại trong con người nhưng được đặt trong mối quan hệ với chủ thể khác là tổ chức hay cơ cấu kinh tế - xã hội. (Nguyễn Vân Điềm, 2007)
Nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng (Nguyễn Vân Điềm, 2007)
Như vậy, có rất nhiều khái niệm về nguồn nhân lực nhưng ta có thể xem khái niệm nguồn nhân lực trên hai góc độ:
-Nguồn nhân lực xã hội: nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
-Nguồn nhân lực doanh nghiệp: là lực lượng lao động của doanh nghiệp, chính là số người có tên trong danh sách của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương.
1.1.3 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả cao và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động (Nguyễn Ngọc Quân,2009)
Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng (Trần Xuân Cầu, 2008)
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên (Trần Kim Dung, 2005)
Vậy, xét theo nghĩa hẹp: quản trị nguồn nhân lực là cơ quan quản trị làm những việc cụ thể như: tuyển dụng, đào tạo, giao việc, giải quyết tiền lương, đánh giá chất lượng nhân viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của đơn vị đề ra. (Nguyễn Vân Điềm, 2007)
Theo nghĩa rộng: quản trị nguồn nhân lực là việc khai thác, quản trị nhân lực, lấy giá trị con người làm trọng tâm Vận dụng hoạt động quản trị, khai thác sử dụng nhằm giải quyết những mối quan hệ giữa người - công việc, giữa người - người trong công việc, giữa người - doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả nhất (Nguyễn Vân Điềm, 2007)
Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng, phát triển đội ngũ lao động nhằm thực hiện được các mục tiêu của tổ chức.
1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực
1.1.4.1 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
- Vai trò hành chính: cung cấp các thủ tục hành chính như lương, hợp đồng, bảo hiểm, phúc lợi…
➢ Lập kế hoạch chiến lược của tổ chức
➢ Giúp nhân sự quản lý khủng hoảng
➢ Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của nhân sự
Tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty
➢ Xây dựng, triển khai chương trình và chính sách nguồn nhân lực
➢ Tuyển dụng, đào tạo và các hoạt động khác
➢ Tất cả các nhà quản trị phải là nhà quản trị về nguồn nhân lực
➢ Nhân sự được xem là tài sản
➢ Quản trị nguồn nhân lực là quá trình liên kết hợp nhất chiến lược nguồn nhân lực và mục tiêu của tổ chức
1.1.4.2 Ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, quản lý nguồn nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng bởi những lý do sau: