1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K23B tcnh nguyenquangvinh

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị vốn kinh doanh tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tác giả Nguyễn Quang Vinh
Người hướng dẫn PGS, TS Vũ Thị Hiền
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH (13)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH (13)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh (13)
      • 1.1.2. Đặc trưng vốn kinh doanh (13)
      • 1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh (14)
      • 1.1.4. Nguồn hình thành Vốn kinh doanh (16)
    • 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH (19)
      • 1.2.1. Khái niệm về quản trị vốn kinh doanh (19)
      • 1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn kinh doanh (20)
      • 1.2.3. Nội dung quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp (21)
      • 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp (28)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (43)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (43)
      • 2.1.1. Thông tin về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) (43)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn (46)
      • 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Tập đoàn (48)
      • 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (49)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2018 (50)
      • 2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (50)
      • 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động (55)
      • 2.2.3. Thực trạng quản trị vốn cố định (71)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY… (76)
      • 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động (76)
      • 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định (81)
      • 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị tổng vốn kinh doanh (83)
      • 2.3.4. So sánh một số chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và doanh nghiệp trong ngành (83)
    • 2.4. Nhận xét chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (85)
      • 2.4.1. Những kết quả đã đạt được (86)
      • 2.4.2. Những tồn tại trong quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (87)
      • 2.4.3. Những nguyên nhân gây ra các hạn chế trong việc quản trị vốn kinh doanh (89)
    • 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRUNG DÀI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (91)
      • 3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (91)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển trung dài hạn của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (92)
    • 3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN KINH (93)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp tái cơ cấu vốn kinh doanh (93)
      • 3.2.2. Giải pháp tăng cường quản trị các khoản phải thu (99)
      • 3.2.3. Giải pháp về quản trị của doanh nghiệp (101)
    • 3.3. Một số kiến nghị (106)
      • 3.3.1. Đối với Chính phủ (106)
      • 3.3.2. Kiến nghị liên bộ Công thương – Tài chính về việc điều hành giá xăng dầu (107)
  • KẾT LUẬN (42)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là phạm trù luôn gắn liền với chủ thể Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phát luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động nền tảng của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp 3 yếu tố đầu vào: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Để có được ba yếu tố này, khi mới thành lập, doanh nghiệp phải ứng một lượng vốn tiền tệ ban đầu để hình thành nên các yếu tố này, lượng vốn tiền tệ đó chính là vốn kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc giảm bớt lượng vốn kinh doanh ban đầu của mình, tùy thuộc và tình hình hoạt động cũng như chính sách định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Như vậy có thể khẳng định, vốn là điều kiện cần, là nhân tố tiền đề và tiên quyết mà doanh nghiệp cần phải có để bắt đầu sản xuất kinh doanh.

Về mặt khái niệm, vốn kinh doanh có thể được hiểu như sau:

“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

1.1.2 Đặc trưng vốn kinh doanh Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận biết được các đặc trưng của vốn kinh doanh Khi nghiên cứu về vốn kinh doanh, có thể nhìn nhận ở trên nhiều góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản vốn kinh doanh mang những đặc trưng dưới đây:

Một là, Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản nhất định Hay nói cách khác vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp, không thể có vốn mà không có tài sản hoặc ngược lại không thể có tài sản mà không có vốn.

Hai là, Vốn phải vận động sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến tiền thành vốn thì tiền đó phải vận động sinh lời Trong quá trình vận động đó đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là biểu hiện giá trị bằng tiền Đồng thời phải quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn Đó cũng là nguyên lý đầu tư và bảo tồn vốn.

Ba là, Vốn có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau.Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà cả các tài sản vô hình như bằng sáng chế, lợi thế thương mại…

Thứ tư, Vốn có giá trị về mặt thời gian Tức là đồng vốn tại các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau do sự thay đổi của các yếu tố như: lạm phát, lãi suất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ hội đầu tư, biến động giá cả, biến động chính trị…

Thứ năm, Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt Những người cần vốn đến thị trường huy động vốn phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn nhất định cho người sở hữu nguồn vốn để được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong từng loại vốn kinh doanh, ngoài những đặc điểm chung này còn có các đặc điểm riêng khác Nhận thức đầy đủ những đặc trưng của vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh Những đặc trưng trên là kim chỉ nam cho mọi vận động của vốn nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh

1.1.3.1 Căn cứ vào nội dung vật chất

-Vốn thực (Vốn phi tài chính): Là toàn bộ tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu Phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn Nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Vốn tài chính: Biểu hiện dưới dạng tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác Phần vốn này phản ánh phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư.

1.1.3.2 Căn cứ vào hình thái biểu hiện

-Vốn hữu hình: Bao gồm tiền, các giấy tờ có giá và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

- Vốn vô hình: Gồm giá trị những tài sản vô hình như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại

1.1.3.3 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển

-Vốn ngắn hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm.

-Vốn trung hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ 1 đến 3 năm.

-Vốn dài hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển trên 3 năm.

1.1.3.4 Căn cứ vào tính chất luân chuyển

Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

* Vốn cố định: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các đơn vị phải mua sắm, xây dựng tài sản cố định nên cần phải có một lượng vốn ứng trước để mua sắm xây dựng tài sản cố định hữu hình hoặc những tài sản cố định không có hình thái vật chất.

Vậy vốn cố định là lượng giá trị ứng trước để xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn cố định:

-Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH

1.2.1 Khái niệm về quản trị vốn kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh,trong đó quản lý và sử dụng vốn là một phần rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Do đó, ta có thể thấy được mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay chính là tăng cường quản trị vốn Nói đến hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra Ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào Hiệu quả kinh tế cao cũng phản ánh sự cố gắng nỗ lực trong quản lý ở các khâu khác nhau của công việc Như vậy, tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời với chi phí thấp nhất Quản trị vốn kinh doanh hiệu quả là biện pháp quan trọng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn kinh doanh

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả của tổng thể hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và tài chính Việc tổ chức đảm bảo kịp thời, đầy đủ vốn và tăng cường quản trị vốn kinh doanh là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh Quản trị vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sửdụng các nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:

-Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh, không ít những doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.Với vai trò đó, việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh trở thành đòi hỏi rất cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp.

-Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục đích tối đa hóa gía trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong đó, vấn đề tổ chức và quản trị vốn kinh doanh có tính chất quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường quản trị vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.

- Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp:

Trong thời kì bao cấp, mọi nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được huy động từ hai nguồn cơ bản, cấp phát của ngân sách nhà nước và vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi của ngân hàng Vốn hầu như được tài trợ toàn bộ, vai trò của tài chính doanh nghiệp trở nên mờ nhạt Do đó triệt tiêu tính linh hoạt của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mặc dù nhiều doanh nghiệp thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp còn sử dụng vốn kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn.

-Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội:

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

1.2.3 Nội dung quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.1 Quản trị vốn lưu động. a Quản trị vốn bằng tiền

Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một công việc thụ động Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.

Quản lý sử dụng các khoản thu chi tiền mặt:

Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng Các biện pháp quản lý cụ thể là:

Thứ nhất, mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.

Thứ hai, phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt, nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ; phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toàn kho quỹ.Thứ ba, doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho từng trường hợp thu chi Thông thường các khoản thu chi không lớn thì có thể sử dụng tiền mặt, còn các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. b Quản trị khoản phải thu

* Khái niệm và đặc điểm của khoản phải thu:

Khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung cấp, từ đó hình thành các khoản tạm ứng Bên cạnh đó còn các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên và các khoản phải thu khác Quyết định quản trị khoản phải thu gắn với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh nghiệp bao gồm các khoản:

Khoản phải thu từ khách hàng: là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Khoản ứng trước cho người bán: là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ người bán, người cung cấp do doanh nghiệp trả tiền trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao.

Khoản phải thu nội bộ: là các khoản phải thu phát sinh giữa các đơn vị, doanh nghiệp hạch toán kinh tế đọc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các đơn bị trực thuộc với nhau.

Khoản tạm ứng cho công, nhân viên: là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp được giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác…

* Xây dựng chính sách tín dụng:

-Điều khoản và điều kiện bán hàng:

Nếu hàng hóa có giá trị lớn hoặc khả năng thanh toán của người mua không được chắc chắn, người bán sẽ áp dụng một số công cụ khác Công cụ áp dụng phổ biến nhất là sử dụng hối phiếu, hối phiếu là một lệnh trả một khoản tiền nhất định vào một thời gian xác định trong tương lai cho một người cụ thể Nếu sử dụng hối phiếu thanh toán ngay khách hàng phải thanh toán ngày khi thấy hối phiếu trước khi nhận hàng Nếu chấp nhận hối phiếu, khách hàng xác nhận bằng cách viết vào mặt sau của hối phiếu. Hối phiếu được xác nhận này gọi là chấp phiếu thương mại,

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

2.1.1 Thông tin về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp Ngày 17/04/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 224/QĐ-TTg thành lập Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Tổng Công ty) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Xăng dầu và Công ty Dầu lửa Trung ương Tổng Công ty chính thức chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh, từ đơn vị chỉ có nhiệm vụ thuần túy là tiếp nhận, bảo quản và cấp phát xăng dầu theo lệnh sang doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nhu cầu xăng dầu của toàn xã hội, chỉ đạo, điều tiết và ổn định giá cả thị trường xăng dầu Thực hiện Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và cơ cấu lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam để hình thành Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu và theo Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ ngày 20/11/2011 của Đại hội đồng cổ đông thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, kể từ ngày 01/12/2011 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Tập đoàn là doanh nghiệp đa sở hữu, có quy mô toàn quốc, đang chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần xăng dầu cả nước Tập đoàn luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong bình ổn, phát triển thị trường xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng Qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Petrolimex đã phát triển trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh và năng động, được đánh giá là thương hiệu lớn và uy tín hàng đầu tại thị trường xăng dầu Việt Nam, trong đó kinh doanh xăng dầu làm trục chính; bên cạnh đó đầu tư phát triển một số ngành nghề kinh doanh có hiệu quả để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh như: Gas, dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất, nhiên liệu bay; Kinh doanh vận tải xăng dầu viễn dương, ven biển, đường sông và đường bộ; Sản xuất cơ khí, Thiết bị vật tư xăng dầu; Thiết kế, Xây lắp các công trình xăng dầu, dầu khí; Tin học và Tự động hóa các công trình xăng dầu; Kinh doanh Bảo hiểm, Ngân hàng, Xuất nhập khẩu tổng hợp, Trên mỗi lĩnh vực này, Tập đoàn đều sớm định hướng cho các đơn vị thành viên phát triển thành các doanh nghiệp trong top đầu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Công ty Mẹ với gần 70 công ty con và công ty liên doanh, liên kết, có nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, hoạt động trên khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc và tại một số nước trong khu vực.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện có hệ thống phân phối gần 5.200 điểm bán trên khắp cả nước, trong đó có khoảng 2.500 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của Petrolimex; sử dụng trên 26.000 lao động, đảm nhận cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho - cảng hiện đại Petrolimex luôn là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ trên toàn quốc đến tận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những nơi ít có lợi thế thương mại, việc vận chuyển xăng dầu lên các địa bàn này là vô cùng khó khăn, vất vả, với chi phí rất cao; hay trong những thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, thị trường dầu mỏ có sự biến động mạnh và phức tạp, nhiều doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng thì Petrolimex vẫn thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân và an ninh năng lượng quốc gia, góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay Tập đoàn đã có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với tầm nhìn đầu tư dài hạn, có trọng điểm Công tác đầu tư đã bám sát định hướng phát triển của Nhà nước, quy hoạch tổng thể quốc gia và sự nghiên cứu,đánh giá tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh; do vậy hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo được tính thống nhất và xuyên suốt, nâng cao tính chủ động và khả năng cạnh tranh ngày một cao hơn cho Tập đoàn Với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, Petrolimex tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và coi công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết, là lợi thế cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Petrolimex hiện là doanh nghiệp đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái trong Ngành xăng dầu.

Trong 10 năm qua tổng giá trị đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới phương tiện, trang thiết bị công nghệ của toàn Tập đoàn đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Tập đoàn đã đầu tư mới và mở rộng hơn 1 triệu m 3 bể chứa xăng dầu, xây mới gần 1.000 cửa hàng xăng dầu, thay thế hơn 150 km đường ống xăng dầu, đầu tư thay thế mới các phương tiện vận tải xăng dầu đường thủy với tổng trọng tải gần 500.000 tấn.

Tập đoàn là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, đầu tư ứng dụng tự động hóa trong quản lý hoạt động kinh doanh và vận hành các công trình xăng dầu Đến nay đã có 37 công trình cảng dầu, bến xuất - nhập, trạm bơm xăng dầu được tự động hóa khâu xuất nhập xăng dầu, hơn 160 bể chứa xăng dầu tại các kho và cửa hàng bán lẻ xăng dầu được lắp đặt thiết bị đo mức tự động.

Các Tổng kho tại Nhà bè, Quảng Ninh, Cần Thơ, Vân Phong, đều là các kho dầu hiện đại, môi trường làm việc xanh sạch đẹp cho người lao động; an toàn môi trường và cháy nổ trong sản xuất kinh doanh vào quá trình giảm hao hụt, khoa học trong quản lý, được Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam trao tặng Cúp vàng về môi trường; nhiều đơn vị thành viên được nhận giải thưởng về môi trường.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã đầu tư ứng dụng thành công các chương trình phần mềm quản trị kinh doanh, kế toán, nhân sự; tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích và điều hành kinh doanh, làm thay đổi phương thức quản trị truyền thống Hai hệ thống phần mềm quản lý lớn của Tập đoàn phải kể đến là Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP-SAP và Phần mềm quản lý cửa hàng Egas Tháng 10/2011,Tập đoàn chính thức vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP-

SAP thay thế phần mềm PBM, đây là hệ thống lớn nhất và đầu tiên được triển khai cho một đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, theo mô hình quản trị hiện đại của các tập đoàn xăng dầu lớn trên thế giới, làm nền tảng cho công tác quản lý, điều hành kinh doanh thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong toàn Tập đoàn.

Những kết quả đạt được nêu trên trong hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiếp tục giữ vững vai trò, vị thế chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đem lại những giá trị hiệu quả cạnh tranh mạnh mẽ trước các đối thủ, yếu tố góp phần cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

Trải qua nhiều năm hoạt động, Tập đoàn đã được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý như Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì và ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì và ba cùng nhiều Huân chương Lao động hạng nhất, nhì và ba.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn.

Cơ cấu của Tập đoàn bao gồm:

* 01 Văn phòng Tập đoàn: Trong đó gồm: Văn phòng Đại diện tại TP.Hồ Chí Minh; Văn phòng Đại diện tại Campuchia;

* 47 Công ty con (TNHH MTV) do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ và 22 chi nhánh trực thuộc các công ty Trong đó gồm: 45 Công ty TNHH MTV trong nước; 01 Công ty TNHH MTV tại Singapore, 01 Công ty TNHH MTV tại Lào;

* 8 Công ty con (CTCP) do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ và/ hoặc nắm giữ quyền kiểm soát.

* 14 Công ty liên doanh, liên kết do Tập đoàn sở hữu trên 20% vốn điều lệ. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ BAN KIỂM ĐÔNG SOÁT

VĂN PHÒNG TẬP 55 CÔNG TY CON 14 CÔNG TY LIÊN ĐOÀN DOANH, LIÊN KẾT

VĂN 47 CÔNG TY 8 CÔNG TY DO TẬP

VĂN PHÒNG DO TẬP ĐOÀN SỞ HỮU

PHÒNG TRÊN 50% VỐN ĐẠI DIỆN ĐOÀN SỞ ĐẠI DIỆN HOẶC NẮM QUYỀN

HỒ CHÍ MINH A VỐN KIỂM SOÁT

CÔNG TY TNHH MTV PETROLIME SINGAPORE X

CÔNG TY TNHH MTV PETROLIME

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Nguồn: Bản cáo bạch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của Tập đoàn

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2018

2.2.1 Quy mô và cơ cấu nguồn hình thành vốn kinh doanh tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:

Qua bảng 2.1 dưới cho thấy biến động tổng nguồn vốn của Tập đoàn tăng từ năm

2015 đến năm 2017 từ 50.844 tỷ đồng lên 61.769 tỷ đồng và giảm trong năm 2018 xuống còn 56.171 tỷ đồng tương ứng giảm 5.948 tỷ đồng.

Năm 2016, tổng nguồn vốn tăng từ 50.844 tỷ đồng lên thành 54.244 tỷ đồng tương ứng tăng 3.399 tỷ đồng (tăng 7%) do vốn chủ sở hữu tăng lên 6.568 tỷ đồng nguyên nhân chủ yếu do Tập đoàn phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Tập đoàn JX của Nhật Bản làm tăng vốn điều lệ từ 10.700 tỷ lên thành 12.938 tỷ đồng, bên cạnh đó việc phát hành thêm cổ phiếu với giá 39.000 đồng làm tăng khoản thặng dư vốn cổ phần lên 3.003 tỷ đồng Nợ phải trả của Tập đoàn cũng giảm 3.169 tỷ so với năm 2015 chủ yếu do giảm khoản phải trả người bán ngắn hạn.

Năm 2017, tổng nguồn vốn tăng từ 54.244 tỷ đồng lên thành 61.769 tỷ đồng tương ứng tăng 7.524 tỷ đồng ( tăng 14% ) Nguyên nhân là do tăng khoản nợ phải trả 7.341 tỷ đồng tại khoản mục nợ ngắn hạn ( riêng khoản mục này tăng 7.815 tỷ đồng so với năm 2016).

Năm 2018, tổng nguồn vốn giảm từ 61.769 tỷ đồng xuống 56.171 tỷ đồng tương ứng giảm 5.597 tỷ đồng ( giảm 9%) Trong năm 2018, nguồn vốn của Tập đoàn giảm do giảm nợ phải trả 5.198 tỷ đồng do giảm phải trả người bán ngắn hạn 2.781 tỷ đồng, giảm số dư quỹ BOG 1.109 tỷ đồng và giảm nợ dài hạn 1.056 tỷ đồng ( chủ yếu do giảm nợ vay dài hạn tại các công ty con của Tập đoàn).

* Tình hình vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2015- 2018:

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh giá trị

I Vốn chủ sở hữu 22.984.283 23.383.985 23.200.605 16.631.787 -399.702 183.380 6.568.818 (trđ)

Trong đó :Vốn góp 12.938.781 12.938.781 12.938.781 10.700.000 0 0 2.238.781 của chủ sở hữu(trđ)

Thặng dư vốn cổ 2.246.998 2.246.998 3.003.630 164 0 -756.633 3.003.466 phần(trđ)

Lợi nhuận sau thuế 4.290.621 4.578.570 5.162.212 2.822.826 -287.949 -583.643 2.339.387 chưa phân phối(trđ)

Trong nguồn vốn góp của chủ sở hữu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ rất lớn (76%), các cổ đông khác chiếm 24% cổ phần Theo thống kê đến thời điểm 31/12 năm 2018, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước như sau:

Error! Reference source not found.

Số cổ phiếu VND Error! Reference source not found.

Vốn cổ phần 1.293.878.081 12.938.780.810.000 1.293.878.081 12.938.780.810.000 được duyệt

Vốn cổ phần 1.158.813.235 11.588.132.350.000 1.158.813.235 11.588.132.350.000 đang lưu hành

(Nguồn: Báo cáo tài chính TĐXDVN năm 2018) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm

2018, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã bảo toàn và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu nói chung và phần vốn góp của Nhà nước nói riêng ( cả 4 năm Tập đoàn đều vượt lợi nhuận kế hoạch được Bộ Công thương và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt) Đến thời điểm cuối năm 2018, nguốn vốn chủ sở hữu vẫn còn 2.247 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần do phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Tập đoàn JX của Nhật Bản và 4.290 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tỷ lệ chia cổ tức trong 4 năm rất cao với tổng số tiền trả cổ tức trong 4 năm đạt 11.957 tỷ đồng với tỷ lệ trả cổ tức trung bình đạt 26% Trong năm 2018, tỷ lệ cổ tức đạt 26% ( nghị quyết ĐHCĐ- TĐXDVN), số tiền cổ tức trả cho cổ đông nhà nước là chủ sở hữu lên đến 2.552 tỷ đồng.

Năm Tỷ lệ trả cổ tức Số lượng cổ phiếu lưu Số tiền chi trả cổ tức hành (trđ)

( Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu chia cổ tức của TĐXDVN) Bên cạnh những yếu tố tích cực, việc sử dụng nguồn vốn trong hoạt động đầu tư vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn còn một số hạn chế đó là việc một số khoản đầu tư vốn ra ngoài lĩnh vực Xăng dầu còn tiềm ẩn rủi ro và chưa có hiệu quả về mặt kinh tế Cụ thể như sau:

+Khoản đầu tư vốn vào ngân hàng Thương mại cổ phần Petrolimex chưa đạt hiệu quả về mặt kinh tế với số vốn đầu tư là 1.078 tỷ đồng nhưng trong 4 năm liên tiếp từ 2015-2018 Tập đoàn đều không nhận được cổ tức ( Nguồn : BCTC công ty Mẹ -

+Khoản đầu tư vốn vào ngân hàng Xuất nhập khẩu EXIMBANK trị giá 49,9 tỷ đồng phải trích lập dự phòng 15,2 tỷ đồng ( Nguồn : BCTC công ty Mẹ - TDDXDVN

Bảng 2.1 Quy mô vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

So sánh giá trị So sánh tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

1 Nợ Phải trả 33.186.900 38.385.076 31.043.829 34.212.841 -5.198.176 7.341.246 -3.169.011 86% 124% 91% (trđ) a Nợ ngắn 31.575.525 35.757.792 27.941.980 31.090.324 -4.182.267 7.815.812 -3.148.344 88% 128% 90% hạn(trđ) b Nợ dài 1.611.375 2.627.284 3.101.849 3.122.517 -1.015.909 -474.565 -20.667 61% 85% 99% hạn(trđ)

2 Vốn chủ sở 22.984.283 23.383.985 23.200.605 16.631.787 -399.702 183.380 6.568.818 98% 101% 139% hữu(trđ)

Tổng cộng 56.171.183 61.769.061 54.244.434 50.844.628 -5.597.878 7.524.627 3.399.807 91% 114% 107% nguồn vốn (trđ)

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động

2.2.2.1 Quy mô cơ cấu vốn lưu động

Thông qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy cơ cấu vốn lưu động của Tập đoàn biến động mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018 Nhưng tỷ trọng các khoản tiền, tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.

Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền và tương đương tiền cho biết trong 100 đồng vốn lưu động có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền.

Tỷ trọng này càng cao thì khả năng thanh toán ngay tức thời của công ty lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên tỷ trọng này quá cao thì công ty sẽ bị mất đi cơ hội đầu tư cho các lĩnh vực khác Tỷ trọng tiền và tương đương tiền của Tập đoàn có xu hướng ổn định trong năm 2015-2017 và giảm trong năm 2018. Năm 2015-2017, tỷ trọng này xấp xỉ 35% nghĩa là trong 100 đồng vốn lưu động của Tập đoàn thì 35 đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền Đến năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 30% do Tập đoàn chuyển các khoản tiền và tương đương tiền thành đầu tư tài chính ngắn hạn Do đặc thù của ngành kinh doanh xăng dầu là tỷ trọng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, hình thức thu tiền mặt là chủ yếu nên tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn luôn ở mức cao.

Tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn: Tỷ trọng này cho biết trong 100 đồng vốn lưu động có bao nhiêu đồng vốn đầu tư tài chính ngắn hạn Tỷ trọng này tăng mạnh trong năm 2018 do Tập đoàn tận dụng nguồn tiền mặt dồi dào để gửi ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận tài chính và ổn định cơ cấu vốn.

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cho biết trong 100 đồng vốn lưu động thì có bao nhiêu đồng là các khoản phải thu ngắn hạn.

Tỷ trọng này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại.

Tỷ trong này của Tập đoàn trong 4 năm không có biến động lớn do đặc thù thu tiền ngay của các khoản bán lẻ như đã nêu ở trên và Tập đoàn quản lý các khoản phải thu tương đối tốt Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2018 của Tập đoàn là do sự cạnh tranh gay gắt của các thương nhân đầu mối, họ luôn có chính sách công nợ cho khách hành rất cao Vì thế Tập đoàn cũng phải có định hướng định mức công nợ cho các khách hàng để giữ chân khách hàng truyền thống.

Tỷ trọng hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho cho biết trong 100 đồng vốn lưu động thì có bao nhiều đồng hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho của Tập đoàn trong giai đoạn 2017-2018 ở mức xấp xỉ 30% Giá trị hàng tồn kho của Tập đoàn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá dầu trên thế giới và cơ chế điều hành vĩ mô của nhà nước nói chung và chính sách điều hành của Tập đoàn nói riêng trong từng thời kỳ.

Bảng 2.2 Quy mô cơ cấu vốn lưu động của Tập đàn Xăng dầu Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh giá trị So sánh tỷ lệ (%)

I Tiền và các khoản tương 10.220.836 14.223.422 11.353.600 11.288.673 -4.002.586 2.869.821 64.927 72% 125% 101% đương tiền

II Đầu tư tài chính ngắn 4.714.407 2.505.008 2.653.614 1.979.340 2.209.400 -148.606 674.274 188% 94% 134% hạn

III Các khoản phải thu ngắn 7.458.601 7.462.114 6.918.360 7.060.158 -3.513 543.755 -141.798 100% 108% 98% hạn

V Tài sản 1.889.338 3.468.276 3.823.505 2.385.746 -1.578.938 -355.229 1.437.759 54% 91% 160% ngắn hạn khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

V Tài sản ngắn hạn khác

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn lưu động của của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

2.2.2.2 Thực trạng quản trị các khoản tiền và tương đương tiền

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY…

2.3.1.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.10 Hệ số khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm So sánh

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,12 1,16 1,08 0,94 -0,04 0,08 0,14

Khả năng thanh toán nhanh 0,77 0,82 0,80 0,68 -0,05 0,02 0,12

Khả năng thanh toán tức thời 0,36 0,40 0,38 0,31 -0,04 0,02 0,08

( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)

Trong giai đoạn 2015-2018, khả năng thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn tăng từ 2015-2017 và giảm xuống rất nhỏ trong năm 2018 Nhìn chung chỉ số thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn ở mức xấp xỉ 1 và có xu hướng tăng lên cho thấy tổng tài sản ngắn hạn của công ty đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính Một biểu hiện tốt trong chính sách tài trợ của công ty, đảm bảo khả năng an toàn trong thanh toán của Tập đoàn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn thấp nhất vào năm 2015 ở mức 0,68 và giữ ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2016-2018 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn ở mức ổn định quanh mức 0,8 cho thấy Tập đoàn có thể thanh toán các khoản nợ bằng cách chuyển đổi nhanh chóng các tài sản ngắn hạn thành tiền.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Hệ số này của tập đoàn nằm ở mức độ xấp xỉ 0,4 cho thấy lượng tiền và tương đương tiền của Tập đoàn có thể ngay lập tức thanh toán 40% các khoản nợ ngắn hạn.

2.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm So sánh

Vòng quay các khoản phải Vòng 55,26 46,90 43,98 47,08 8,35 2,93 -3,10 thu

Thời gian thu tiền trung bình Ngày 6,61 7,78 8,30 7,75 -1,18 -0,52 0,55 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 15,37 13,16 13,41 15,08 2,22 -0,25 -1,68

Thời gian luân chuyển Ngày 23,74 27,74 27,23 24,20 -4,00 0,52 3,03 kho

Vòng quay các khoản phải trả Vòng 4,90 4,20 3,37 3,48 0,71 0,83 -0,11 Thời gian trả nợ trung bình Ngày 74,44 87,00 108,36 105,02 -12,56 -21,36 3,35

( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)

Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm từ 47 vòng năm 2015 giảm còn 44 vòng năm 2016 và tăng dần lên 55,26 vòng trong năm 2018 cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Tập đoàn được cải thiện, doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều bởi khách hàng.

Thời gian thu tiền trung bình: Là thời gian thu hồi các khoản phải thu khách hàng tính từ thời điểm bán hàng hóa dịch vụ cho đến khi thu được tiền mất bao nhiêu ngày Hệ số có xu hướng giảm qua các năm tăng từ 7,75 ngày năm 2015 xuống 6,61 ngày năm 2018 cho thấy Tập đoàn đang bị khách hàng chiếm dụng vốn với thời gian ngắn hơn Một trong những nguyên nhân làm cho ngày thu tiền bình quân của tập đoàn thấp là do tỷ trọng bán lẻ trong tổng sản lượng lớn, làm số ngày phải thu thấp hơn so với các phương thức bán khác.

Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Tập đoàn biến động tăng giảm không đều trong các năm Điều này là do ảnh hưởng của thị trường trong mỗi năm và chính sách kinh doanh của Tập đoàn.

Thời gian luân chuyển kho : Thời gian luân chuyển kho cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa đến khi dùng hết số hàng hoá đó mất bao nhiêu ngày Tương ứng với biến động vòng quay hàng tồn kho, thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều trong các năm.

Vòng quay các khoản phải trả : Vòng quay các khoản phải trả của công ty cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 3,48 vòng năm 2015 lên 4,90 vòng năm 2018 cho thấy thời gian Thời gian trả nợ trung bình của Tập đoàn cũng giảm dần tương ứng từ 105 ngày năm 2015 xuống 74,4 ngày năm 2018 Với tình hình tài chính lành mạnh và nguồn vốn dồi dào, Tập đoàn luôn hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp đúng hạn ( do chủ yếu thanh toán các hợp đồng qua L/C) Trung bình kỳ hạn nợ với nhà cung cấp của Tập đoàn thường là 30 ngày, tuy nhiên do trong nợ phải trả, các khoản vay và nợ tài chính chiếm tỷ trọng khoảng 40% nên kéo dài bình quân thời gian trả nợ trung bình của tập đoàn lên.

2.3.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 63,92 vòng tăng 31,69 vòng so với năm

2017 Tương tự số vòng quay năm 2017 và 2016 cũng tăng so với năm trước đo là 9,58 và 216,21 vòng ( năm 2015 vòng quay vốn lưu động của Tập đoàn bị âm do vốn lưu động âm) Theo đó kỳ luân chuyển vốn lưu động của Tập đoàn cũng giảm từ 16,11 ngày năm 2016 xuống 5,71 ngày năm 2018 Điều này có nghĩa năm 2016, vốn lưu động của Tập đoàn luân chuyển một vòng hết 16,11 ngày đến năm 2018, luân chuyển một vòng chỉ hết 5,71 ngày cho thấy công tác quản lý vốn lưu động được cải thiện, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động từ năm 2016 -2018 của Tập đoàn biến động ở mức 2%- 3% Điều này có ý nghĩa năm 2016 và 2018 bình quân để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì công ty phải sử dụng 0,02 đồng vốn lưu động, còn năm

2017 thì phải dùng 0,03 đồng vốn lưu động Tỷ lệ này là rất nhỏ do giá trị vốn lưu động của Tập đoàn so với doanh thu là rất thấp.

Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty tăng dần là do vốn lưu động của Tập đoàn giảm dần trong giai đoạn 2016-2018 và doanh thu lại tăng dần Nguyên nhân doanh thu tăng là do giá bán xăng dầu phụ thuộc vào giá cơ sở của nhà nước và có sự biến động theo giá dầu thế giới Trong giai đoạn 2016-2018 cả sản lượng bán và giá bán bình quân của Tập đoàn đều tăng dẫn đến doanh thu thuần tăng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ giai đoạn 2015-2018 của Tập đoàn biến động tăng giảm không đều do lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn cũng biến động không đều Do lợi nhuận kinh doanh Xăng dầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan nên lợi nhuận của Tập đoàn có biến động không theo xu hướng tăng giảm đều.

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá quả trị vốn lưu động

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh

Doanh thu triệu đồng 191.932.078 153.697.057 123.096.517 146.920.488 38.235.021 30.600.540 -23.823.971 thuần

Vốn lưu động triệu đồng 3.002.551 4.768.579 5.434.158 -759.057 -1.766.028 -665.579 6.193.215 Vốn lưu động triệu đồng 3.885.565 5.101.368 2.337.550 -2.018.079 -1.215.804 2.763.818 4.355.629 bình quân

Lợi nhuận sau triệu đồng 4.048.084 3.911.663 5.147.434 3.413.632 136.422 -1.235.771 1.733.802 thuế

( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên từ 946% năm

2015 tới 1.263% năm 2018 có nghĩa là 100 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra 1.263 đồng doanh thu thuần Nguyên nhân tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là do doanh thu thuần của Tập đoàn có xu hướng tăng dần và tài sản cố định có xu hướng giảm nhẹ qua các năm Vốn cố định của Tập đoàn giảm nhẹ chủ yếu do tài sản cố định hữu hình giảm do nguyên giá đầu tư mới tài sản cố định thấp hơn khấu hao tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2018 là 591% tăng 98% so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ là 27% Điều này nghĩa là nếu như năm 2018, cứ 100 đồng TSCĐ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (tính theo nguyên giá) sẽ tạo ra được 493 đồng doanh thu thuần, thì đến năm 2018, cứ 100 đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 591 đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng chủ yếu là do tăng doanh thu thuần xong khi nguyên giá TSCĐ có mức tăng thấp hơn.

Hàm lượng VCĐ của công ty năm 2018 là 8% tức là để tạo ra được một đồng doanh thu thuần cần 0,08 đồng VCĐ giảm 0,02 đồng so với năm 2017 do giá trị vốn cố định của Tập đoàn rất nhỏ khi so sánh với doanh thu thuần.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định năm 2018 giảm 1,3% so với năm

2017 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định có xu hướng biến động chủ yếu do biến động lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn.

Nhận xét chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Trải qua suốt chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam (Petrolimex) luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Sau khi cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, Petrolimex tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong phát triển mạng lưới với hơn 2.500 cửa hàng xăng dầu trực thuộc sở hữu và gần 3.000 đại lý trải dài khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp Có thể nói, với lộ trình tái cấu trúc của Petrolimex thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, đến ngày hôm nay, Petrolimex đã trở thành Tập đoàn lớn mạnh, bền vững về tài chính, hình thành hệ thống kinh doanh hoạt động hiệu quả theo các nhóm ngành nghề đặc thù, phụ trợ cho lĩnh vực xăng dầu và hệ thống các công ty con, công ty liên kết ở trong và ngoài nước Để đóng góp vào những thành tựu chung đã đạt được, việc quản trị vốn kinh doanh đã đang và sẽ là một trong những vấn đề quan trọng được lãnh đạo Tập đoàn, Nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm.

2.4.1 Những kết quả đã đạt được

Thứ nhất, đã bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn góp của chủ sở hữu bao gồm 76% là vốn nhà nước Trong giai đoạn từ 2015-2018 Tập đoàn đã liên tục vượt kế hoạch được Bộ Công Thương và Đại hội đồng cổ đông giao phó Tỷ lệ trả cổ tức rất cao, bình quân 26% trong 4 năm, trong đó chủ yếu nộp về ngân sách nhà nước (chiếm trung bình hơn 80%). Tập đoàn đã chi ra gần 12.000 tỷ đồng tiền mặt để chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Thứ hai, Tập đoàn đã xây dựng một hệ thống các quy định quy chế thống nhất trên toàn ngành để quản lý, phân cấp điều hành đối với tất cả các công ty đầu tư 100% vốn và các công ty con mà Tập đoàn nắm quyền kiểm soát như quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý công nợ…

Thứ ba, Tập đoàn quản trị tiền bán hàng của khối các công ty Xăng dầu theo quy tắc tập trung, nghĩa là cuối ngày tất cả các công ty Xăng dầu sẽ nộp toàn bộ tiền hàng về công ty Mẹ thông qua hệ thống các ngân hàng Đối với nhu cầu vốn của các công ty như nộp tiền thuế, đầu tư xây dựng cửa hàng….sẽ được Công ty Mẹ phê duyệt và đảm bảo nguồn cho các công ty Ưu điểm của hình thức quản lý vốn tập trung này là hạn chế một cách tối đa các rủi ro về thất thoát tiền hàng tại các cửa hàng Xăng dầu Do hệ thống các cửa hàng là rất lớn lên đến 2.500 cửa hàng, trình độ của các công nhân xăng dầu chưa đồng đều dẫn đến nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho cả hệ thống.

Thứ tư, Thời gian trả nợ trung bình của Tập đoàn giảm dần cho thấy tình hình thanh toán các khoản nợ của Tập đoàn là tương đối tốt Với nguồn tài chính lành mạnh và nguồn vốn dồi dào, Tập đoàn luôn hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp đúng hạn ( do chủ yếu thanh toán các hợp đồng qua L/C) Trung bình kỳ hạn nợ với nhà cung cấp của Tập đoàn thường là 30 ngày, tuy nhiên do trong nợ phải trả, các khoản vay và nợ tài chính chiếm tỷ trọng khoảng 40% nên kéo dài bình quân thời gian trả nợ trung bình của tập đoàn lên Đồng thời cũng có thể thấy tỷ trọng nợ dài hạn của Tập đoàn đang giảm xuống ( giảm 1500 tỷ đồng từ năm 2015 đến năm 2018).

Thứ năm, vòng quay vốn lưu động của Tập đoàn tăng dần qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ khả năng luân chuyển hàng hoá, luân chuyển vốn được cải thiện.

Thứ sáu, Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015-2018 cho thấy hiểu quả sử dụng vốn cố định tăng dần, mỗi đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định thu về doanh thu lớn hơn qua các năm.

Thứ bảy, Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn của công ty tăng dần qua các năm ( loại trừ yếu tố đột biến năm 2016) cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh tạo được lợi nhuận lớn hơn qua các năm Trong bối cảnh cạnh tranh về Xăng dầu hết sức khốc liệt giữa các đầu mối như hiện nay và diễn biến phức tạp của giá dầu trên thế giới, việc bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận và một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Tập đoàn.

2.4.2 Những tồn tại trong quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Song song với những kết quả đã đã được, việc quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cấn phải khắc phục như sau:

+Thứ nhất giá trị các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn của Tập đoàn vẫn còn ởmức cao có tăng có sự tăng lên đáng kể qua giai đoạn 2015-2018 Điều này cho thấy một phần không nhỏ vốn của Tập đoàn đang bị khách hàng chiếm dụng Việc bị chiếm dụng khoản vốn lớn sẽ làm thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và phải bù đắp bằng khoản vay nợ ngân hàng sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí tài chính đối với Tập đoàn.

+Thứ hai, các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi qua các năm không được cải thiện đáng kể Việc phải trích lập các khoản phải thu khó đòi là do không thu hồi được tiền hàng do khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn Qua theo dõi số liệu 4 năm cho thấy các khoản nợ quá hạn này không giảm sút do công tác thu hồi nợ chưa có nhiều kết quả Việc khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn sẽ làm tạo ra các rủi ro về mất vốn, gây thiệt hai và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

+Thứ ba, việc quản trị hàng tồn kho của Tập đoàn vẫn còn một số hạn chế nhất định làm cho số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong là rất lớn làm giảm lợi nhuận tương ứng.

+Thứ tư, chưa chú trọng và có sự tính toán đến sự hiệu quả giữa vay nợ ngân hàng và gửi tiền ngắn hạn và ngân hàng khi có nguồn vốn rảnh rỗi.

+Thứ năm, nguồn hình thành vốn kinh doanh của Petrolimex phần lớn là vốn Nhà nước, nên sức ép tạo ra sự hiệu quả trong kinh doanh chưa thực sự lớn.

+Thứ sáu, Petrolimex mặc dù đầu tư ngoài ngành là có hiệu quả nhưng sự đầu tư còn chưa hợp lý, vẫn có những khoản đầu tư không hề liên quan đến xăng dầu hay các sản phẩm phụ trợ lọc hóa dầu Và chính sự đầu tư này thường vào các lĩnh vực không hiệu quả gây nguy cơ mất vốn của Petrolimex Cụ thể Tập đoàn đã góp vốn 1.078 tỷ đồng vào ngân hàng TMCP Petrolimex (40% vốn điều lệ) và 50 tỷ đồng vào ngân hàng xuất nhập khẩu eximbank nhưng 4 năm liên tiếp từ năm 2015-2018 đều không nhận được cổ tức.

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRUNG DÀI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Trở thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Việt Nam, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính, thực hiện đa sở hữu, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính có liên quan và phụ trợ cho kinh doanh xăng dầu.

Thực hiện sứ mệnh kinh doanh có hiệu quả, gia tăng lợi ích cho các cổ đông, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước; đảm bảo an ninh năng lượng và là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Giữ vững và duy trì được vị thế là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường Việt Nam trong kinh doanh xăng dầu ở khâu hạ nguồn, đầu tư phát triển các lĩnh vực khí hóa lỏng (LPG, LNG, CNG), lọc hóa dầu, vận tải xăng dầu, xây lắp xăng dầu, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác, trở thành một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về quy mô doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí và có lợi nhuận cao trên cơ sở đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và vận hành hệ thống, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng lực nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng (phát triển theo chiều sâu) tổ chức hợp lý thị trường, và tổ chức quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và điều hành, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tổ chức hợp lý thị trường, quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định; đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động.

Thực hiện tốt vai trò doanh nghiệp chủ đạo trong cân đối cung cầu, đảm bảo cung ứng xăng dầu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mang lại hiệu quả cao cho kinh doanh.

Lựa chọn các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả, tập trung khai thác tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ có lợi thế so sánh về thương mại.

3.1.2 Định hướng phát triển trung dài hạn của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam a) Petrolimex phải trở thành một tập đoàn năng lượng hàng đầu việt nam với các sản phẩm hướng tới là sản phẩm năng lượng sạch, chất lượng cao hơn, thân thiện với môi trường hơn

Hiện tại, Petrolimex đang là doanh nghiệp xăng dầu tiên phong và duy nhất trên thị trường cung cấp các nguồn nhiên liệu sạch, giảm ô nhiễm môi trường như sản phẩm dầu Diesel tiêu chuẩn Euro 5, xăng Ron 95 tiêu chuẩn Euro Đây đều là những nhiên liệu có mức tiêu chuẩn cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam Trong giai đoạn trước mắt, Tập đoàn cũng đang hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để triển khai dự án cung cấp nhiên liệu LNG (Khí thiên nhiên hóa lỏng) cho nhà máy điện của EVN. LNG với đặc tính hạn chế cháy nổ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và các nước Châu Âu, Bắc Mỹ Đó sẽ là một trong những dự án năng lượng mới mang tính chiến lược với sự phát triển trong tương lai của Tập đoàn Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đang nghiên cứu để trong tương lai gần sẽ cung cấp các sản phẩm xăng, dầu cao cấp hơn nữa ra thị trường, đạt tiêu chuẩn Euro mức 5, mức 6 và xa hơn nữa là nghiên cứu hợp tác và cho ra đời các sản phẩm năng lượng tái tạo. b) Petrolimex hướng tới trở thành một tập đoàn năng lượng vươn tầm ra quốc tế Để đạt được mục tiêu này, cần phải thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác, đầu tư và hội nhập quốc tế Với sự đa dạng trong cơ cấu cổ đông gồm rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, cùng sự tham gia và đóng góp kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm của đối tác chiến lược JXTG, Tập đoàn đang ngày càng tự hoàn thiện và nâng cao tính chuẩn mực quốc tế trong mô hình quản trị doanh nghiệp, minh bạch hơn, áp dụng khoa học công nghiệp, tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành Trên cơ sở đó, Tập đoàn sẽ tăng cường mở rộng hợp tác, đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, các phương thức kinh doanh, đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ gia tăng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, kể cả đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn, hạ nguồn, hóa dầu ở trong nước và nước ngoài, hướng tới việc sở hữu một nhà máy lọc dầu để đảm bảo nguồn cung hàng cho Tập đoàn một cách chủ động. c) Petrolimex hướng tới một tập đoàn năng lượng phát triển hiệu quả, bền vững

Tập đoàn phải tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh, giữ vững vị trí dẫn dắt chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm năng lượng, xăng dầu tại thị trường trong nước, và tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ. Bên cạnh đó, đầu tư nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp Luôn đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh năng lượng ở mức cao nhất, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý Hướng tới một doanh nghiệp phát triển, tăng trưởng tốt nhưng đảm bảo hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Và điểm đặc biệt quan trọng để giữ cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn mới này là Tập đoàn phải duy trì và gìn giữ được văn hóa doanh nghiệp đã tồn tại cùng truyền thống lịch sử 63 năm của Petrolimex, kết hợp hài hòa với việc đổi mới sáng tạo tư duy, văn hóa để hội nhập trong thời đại 4.0.

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN KINH

3.2.1 Nhóm giải pháp tái cơ cấu vốn kinh doanh

3.2.1.1 Tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu các chủ thể khác

Kể từ khi thực hiện cổ phần hóa để hoạt động theo mô hình công ty cổ phần cho đến thời điểm hiện tại cơ cấu cổ đông của Petrolimex đã có sự thay đổi khi cổ đông nhà nước đã giảm từ mức 99% xuống còn 76%.Với tỷ lệ vốn Nhà nước ở mức cao như thế nên dù đã được cổ phần hóa, có nghĩa là phải chịu sự chỉ đạo của đại hội đồng cổ đông nhưng Petrolimex đương nhiên vẫn phải chịu sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản.

Ngoài ra khi tỷ lệ vốn Nhà nước vẫn ở mức chi phối quá lớn, Petrolimex rất khó khăn tìm kiếm được các nhà đầu tư chiến lược như mong muốn.

3.2.1.2 Cơ cấu lại các khoản vay, các khoản tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn

Tái cơ cấu vốn kinh doanh luôn được tập đoàn coi là giải pháp quan trọng, có hiệu quả nhanh trong ngắn hạn và cần phải được định kỳ xem xét, điều chỉnh Trước hết cần xây dựng phương án tổng thể về cân đối vốn và bảo đảm nguồn vốn cho kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025 Trên cơ sở nhu cầu vốn xác định được sẽ lựa chọn các phương án thu xếp thích hợp, trong đó tập trung khai thông nguồn vốn từ các kênh huy động khác nhau.

Do cần phải nhanh chóng hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, đối với các lĩnh vực kinh doanh có quy mô nhỏ, không có tiềm năng phát triển tập trung nguồn lực tài chính cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi phát huy hiệu quả trong trung hạn.

Quản lý tốt dòng tiền, tiến độ, hiệu quả các dự án đầu tư, quản lý tài chính ngắn hạn tại các công ty thành viên sẽ góp phần tăng đáng kể vòng quay và hiệu quả của đồng vốn.

Hiện nay các khoản tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn của Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn ngắn và lãi suất thấp.Trong khi đó nợ phải trả của Petrolimex lại cũng chủ yếu là từ vay nợ ngân hàng với lãi suất thường cao hơn nhiều so với lãi suất Petrolimex gửi ngắn hạn Chính vì thế

Petrolimex cần phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa việc vay nợ ngân hàng và gửi tiền ngân hàng Cụ thể:

-Lập kế hoạch dòng tiền vào và ra thông qua dự kiến sản lượng tiêu thụ và kế hoạch nhập khẩu Từ đó lên kế hoạch vay nợ ngân hàng để bổ sung vốn lưu động và gửi tiền ngân hàng như thế nào cho hợp lý Thông qua dự báo dòng tiền ra, vào mà Petrolimex có thể tính toán được trong khoảng thời gian tới Tập đoàn cần vay ngân hàng cũng như gửi ngân hàng bao nhiêu, thời gian như thế nào để đạt hiểu quả nhất, tránh trường hợp vay và gửi không tính toán để mất tiền vì chênh lệch lãi suất quá nhiều.

-Xây dựng một cơ cấu hợp lý giữa nợ phải trả và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn để làm tham chiếu, tính toán nhanh.

-Đám phán với các ngân hàng để được hưởng các ưu tiên về lãi suất cũng như các điều khoản có lợi trong hợp đồng Ví dụ như: Đàm phán để ngân hàng cho trả nợ trước hạn, lãi suất cho vay giảm khi có khoản gửi đầu tư lớn vào chính ngân hàng cho vay

3.2.1.3 Sắp xếp phân bổ lại các khoản đầu tư a Tập trung vốn vào trục chính kinh doanh xăng dầu Ðể hoàn thành tái cấu trúc vốn kinh doanh, dưới góc độ quản trị doanh nghiệp có quy mô lớn, thực tiễn đang đòi hỏi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cần tiến hành cấu trúc lại trên các lĩnh vực cốt yếu của doanh nghiệp Trước hết là tái cấu trúc chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường mục tiêu, bảo đảm duy trì lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và truyền thống của tập đoàn là kinh doanh xăng, dầu Mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước để kinh doanh có hiệu quả: tăng sản lượng, tăng doanh số với tốc độ cao và kinh doanh có lãi trên cơ sở tiết giảm chi phí (nhất là chi phí lưu thông), từ đó tăng lợi nhuận Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng, dầu thứ cấp (các cửa hàng được phát triển bởi các công ty con đa sở hữu) sẽ được thực hiện gắn với khai thác giá trị gia tăng tại các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Petrolimex Với các lĩnh vực kinh doanh phụ trợ cho kinh doanh xăng, dầu, cần phát triển có chọn lọc, tập trung vào các lĩnh vực, thị trường mà tập đoàn đang có lợi thế và đạt hiệu quả cao, phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ tối thiểu 15% trong giai đoạn hiện nay. b Sắp xếp phân bổ lại vốn đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Thứ nhất, thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả, không liên quan đến lĩnh vực xăng dầu:

Việc đầu tư ngoài ngành của Petrolimex vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nóng, thị trường tài chính – chứng khoán bùng nổ, giá các tài sản được đẩy lên đã làm cho giá trị đầu tư cũng tăng cao Petrolimex đã sử dụng một lượng lớn vốn kinh doanh để tài trợ cho các hoạt động đầu tư này – vốn không thuộc phạm vi kinh doanh chính của mình.

Bên cạnh đó, một dòng tiền đầu tư khác cũng được Petrolimex đổ vào thị trường bất động sản cũng như các hoạt động đầu tư ngoài ngành khác Việc đầu tư này đã khiến cho nguồn lực của doanh nghiệp bị dàn trải, trong khi năng lực quản trị doanh nghiệp không theo kịp, khả năng giám sát của Chính phủ vốn đã bất cập lại càng hạn chế hơn.

Nhìn ở góc độ tổng thể, một nguồn lực rất lớn vốn kinh doanh của Petrolimex bị dồn vào 2 lĩnh vực này khiến cho mức độ đa dạng hóa rủi ro của sự đầu tư bị hạn chế.

Nếu kinh tế vẫn tăng trưởng, thị trường chứng khoán và bất động sản vẫn tăng trưởng thì mọi thứ dường như vẫn tốt vì các rủi ro chưa bộc lộ Tuy nhiên, khi các yếu kém nội tại bắt đầu phơi bày, nền kinh tế suy giảm, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm thì rủi ro hệ thống bắt đầu nảy sinh Giá bất động sản và các tài sản tài chính sụt giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí đóng băng Chính vì thế Petrolimex cần thoái vốn đầu tư ra khỏi 2 lĩnh vực này.

* Thoái vốn đầu tư tại ngân hàng PG Bank

Lĩnh vực tài chính bảo hiểm là lĩnh vực Petrolimex đầu tư không hiệu quả mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự kinh doanh không hiệu quả của Ngân hàng TMCP Xăng dầuPetrolimex (PG Bank), trong khi sự đầu tư vào lĩnh vực tài chính bảo hiểm chủ yếu là đầu tư vào ngân hàng này Do đó tái cấu trúc vốn kinh doanh Petrolimex trong thời gian tới thì ưu tiên hàng đầu và cấp bách là phải thoái vốn đầu tư tại PG Bank.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng thực sự không phải là vấn đề đơn giản Bởi 2 lý do sau:

Những khoản đầu tư này thực sự không hấp dẫn các nhà đầu tư khác, bởi sự hoạt động kém hiệu quả của bản thân ngân hàng

Trong giai đoạn này trước sức ép tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thì rất nhiều các khoản đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng sẽ được tập đoàn, tổng công ty bán ra Điều đó sẽ khiến cho cơ hội thoái vốn khỏi PG Bank của Petrolimex cũng gặp khó khăn.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:15

w