1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 tcnh nguyễn đăng khiên

159 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 5,34 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (10)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng nghiên cứu (13)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 7. Giới hạn của đề tài (13)
  • 8. Cấu trúc của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HI ỆU QUẢ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHI ỆP BÁN L Ẻ (15)
    • 1.1. Vốn lưu động trong các doanh nghi ệp bán l ẻ (15)
      • 1.1.1. Các khái ni ệm có liên quan (15)
      • 1.1.2. Đặc điểm và phân lo ại vốn lưu động (19)
      • 1.1.3. Sự cần thiết và vai trò c ủa quản lý vốn lưu động (20)
    • 1.2. Quản lý v ốn lưu động trong doanh nghiệp (22)
      • 1.2.1. Các chính sách qu ản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp (22)
      • 1.2.2. Hoạt động quản lý vốn tiền mặt (25)
      • 1.2.3. Hoạt động quản lý vốn hàng t ồn kho (29)
      • 1.2.4. Hoạt động quản lý vốn các kho ản phải thu (33)
      • 1.2.5. Hoạt động quản lý vốn các kho ản phải trả (36)
    • 1.3. Hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại doanh nghiệp (38)
      • 1.3.1. Phương pháp phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động (38)
      • 1.3.2. Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ tại doanh nghiệp bán l ẻ (39)
    • 1.4. Các y ếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại doanh nghiệp bán l ẻ (40)
      • 1.4.1. Các y ếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động (40)
      • 1.4.2. Các y ếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động (41)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC (43)
    • 2.1. Tổng quan về thị trường bán l ẻ Việt Nam và các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - (43)
      • 2.1.1. Tình hình phát tri ển thị trường bán l ẻ của Việt Nam trong giai đoạn 2014 - (43)
      • 2.1.2. Giới thiệu khái quát v ề quy tắc phân ngành c ủa HOSE (45)
      • 2.1.3. Khái quát v ề các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 (47)
      • 2.2.1. Nhóm doanh nghi ệp bán l ẻ sản phẩm xe hơi, phụ tùng và ph ụ kiện (48)
      • 2.2.2. Nhóm DN bán l ẻ sản phẩm trạm xăng dầu có c ửa hàng ti ện ích (49)
      • 2.2.3. Nhóm doanh nghi ệp bán l ẻ sản phẩm cửa hàng t ổng hợp (50)
      • 2.2.4. Nhóm doanh nghi ệp bán l ẻ sản phẩm vật liệu xây d ựng (50)
      • 2.2.5. Nhóm DN bán l ẻ sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và ph ần mềm (51)
    • 2.3. Tình hình quản lý v ốn lưu động của các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên (51)
      • 2.3.1. Kết cấu vốn lưu động và v ốn lưu động ròng c ủa các doanh nghiệp bán l ẻ giai đoạn 2014 - 2018 (51)
      • 2.3.2. Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018 (58)
      • 2.3.3. Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động của các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018 (69)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018 (82)
      • 2.4.1. Các thành công trong ho ạt động quản lý vốn lưu động (82)
      • 2.4.2. Các h ạn chế trong hoạt động quản lý VLĐ và nguyên nhân (85)
  • CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HI ỆU QUẢ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHI ỆP BÁN L Ẻ NIÊM Y ẾT TRÊN S Ở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 (87)
    • 3.1. Triển vọng và thách th ức trong lĩnh vực kinh doanh bán l ẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 (87)
      • 3.1.1. Triển vọng ngành kinh doanh bán l ẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 - (87)
      • 3.1.2. Xu hướng phát tri ển dịch vụ bán l ẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 - (91)
      • 3.1.3. Những thách th ức trong lĩnh vực kinh doanh bán l ẻ tại thị trường Việ t Nam (93)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hi ệu quả quản lý v ốn lưu động đối vớ i các (96)
      • 3.2.1. Nhóm các giải pháp chung (96)
      • 3.2.2. Nhóm các giải pháp riêng, đặc thù cho t ừng nhóm doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE (101)
  • KẾT LUẬN (107)
  • PHỤ LỤC (111)

Nội dung

Lý do ch ọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn t ự chủ trong việc sử dụng vốn Việc sử dụng vốn một cách hiệu quả để đạt được lợi ích cao nhất sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Trong đó, sử dụng vốn lưu động là một vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp được các nhà kinh t ế học và các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại doanh nghiệp quan tâm, nghiên c ứu. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động và vốn lưu thông để đảm bảo quá trình sản xuất và tái s ản xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn thường xuyên luân chuy ển trong quá trình kinh doanh Một doanh nghiệp kinh doanh có lãi v ẫn có th ể gặp khó khăn tài chính nếu không qu ản lý m ột cách hiệu quả dòng chu chuy ển tiền từ hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp có lãi vẫn có th ể mất khả năng thanh toán nếu phần lớn nguồn lực bị tồn đọng dưới dạng hàng tồn kho hoặc không thu được tiền đúng hạn từ các khoản bán chịu Điều đó tuỳ thuộc vào chính sách tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp Chính sách vốn lưu động được phản ảnh thông qua các ch ỉ tiêu như: tỷ số thanh toán hiện hành, vòng quay ti ền mặt, vòng quay hàng t ồn kho và kỳ thu tiền bình quân. Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, hầu hết việc quản lý v ốn lưu động chưa có sự quan tâm đúng mức đến những đặc thù ho ạt động riêng của từng ngành.Nhận định trên góp ph ần lý gi ải cho thực trạng một số lượng lớn các công ty c ổ phần lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay thua lỗ nhiều vì hàng tồn kho lớn Một bằng chứng khác thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp còn đầu tư dàn trải,không t ập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận rất nhiều do thua lỗ đầu tư ngoài ngành Thực trạng quản lý v ốn lưu động của các doanh nghiệp tại Việt Nam có th ể nói đã góp ph ần khiến cho hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nói chung trong th ời gian qua không đạt được kết quả như mong muốn của các nhà qu ản lý và sau cùng khó có th ể làm tối đa giá trị doanh nghiệp như kỳ vọng của các cổ đông. Để đáp ứng được đò i hỏi từ thực tiễn đã nêu, tác giả đã chọn đề tài “ Hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh (HOSE): Thực trạng và gi ải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Quản lý v ốn lưu động là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Quản lý v ốn lưu động được đánh giá hiệu quả hay không thông qua các ch ỉ tiêu tài chính quan trọng, phản ánh được sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp cũng như đạt được mục tiêu nâng cao giá tr ị tài sản cho các cổ đông.

Nghiên cứu của Ross và cộng sự (2009) đưa ra các vấn đề như: mức tối ưu của khoản mục tiền mặt, hàng tồn kho; chính sách tín dụng thương mại hợp lý c ủa các doanh nghiệp và cách th ức tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp Berk và các cộng sự (2012) thì đưa ra kết luận mức tối ưu của kết cấu vốn lưu động phụ thuộc vào các doanh nghi ệp, ngành nghề hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Deloof

(2003) về cách thức quản lý v ốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Bỉ đã nhận ra rằng công tác qu ản lý v ốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) được sử dụng như là một chỉ tiêu toàn di ện để quản lý v ốn lưu động nói riêng và điều hành doanh nghiệp nói chung.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước, giáo trình “Quản trị tài chính ngắn hạn” của Nguyễn Tấn Bình (2007) đã đề cập đến các vấn đề liên quan của vốn lưu động trong doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động quản lý ti ền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho cũng như khoản phải trả trong các doanh nghiệp Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” của Nguyễn Thu Thuỷ (2011) đã làm n ổi bật được các khái ni ệm về vốn lưu động, chính sách vốn lưu động và quản trị vốn lưu động Ngoài ra, một số nghiên cứu của các học giả đăng tại một số tạp chí tài chính bàn về vốn lưu động,quản trị vốn lưu động và ảnh hưởng của quản lý v ốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có th ể kể đến như: Bài viết “Tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghi ệp niêm yết trên sàn ch ứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” của hai tác giả Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Văn Hiến đã nêu được sự tác động khác biệt của một số thành phần trong kết cấu vốn lưu động đến các ngành ngh ề khác nhau như: Chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền mặt không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên HOSE, kỳ thu tiền bình quân ACP ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành thuỷ sản, kỳ thanh toán khoản phải trả của các doanh nghiệp dược phẩm càng dài thì càng ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu từ đó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, kỳ luân chuyển hàng tồn kho của các doanh nghiệp thuỷ sản phản ánh công tác qu ản lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp này chưa quan tâm nhiều đến chất lượng hàng tồn kho từ đó làm sụt giảm uy tín của doanh nghiệp đối với thị trường nước ngoài.

Các nghiên c ứu ở trên đã nghiên c ứu các vấn đề về quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp chung chung trên thị trường Việt Nam hoặc một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thuộc một số ngành nghề tiêu biểu như: thép, thuỷ sản, dược phẩm và thực phẩm, Tuy nhiên, trong ngành bán l ẻ của Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô và ch ất lượng như hiện nay, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả công tác qu ản lý c ũng như giải pháp nhằm nâng cao còn h ạn chế Do đó, luận văn lựa chọn hướng nghiên cứu đánh giá về thực trạng hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành ph ố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu hữu ích và khuyến nghị phù h ợp với đặc thù ngành bán l ẻ cũng như xu hướng bán lẻ đang phát triển trên thế giới nói chung và Vi ệt Nam nói riêng.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2019 - 2023.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Tìm hiểu nguyên lý c ơ bản về vốn lưu động và công tác qu ản lý v ốn lưu động đối với doanh nghiệp;

- Phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp thông qua các ch ỉ tiêu tài chính;

- Đánh giá hiệu quả quản lý v ốn lưu động trong doanh nghiệp.

Từ đó, đề tài đề xuất được các giải pháp nâng cao hi ệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2019 - 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân tích: Dựa trên dữ liệu và thông tin thu th ập từ nhiều nguồn khác nhau, tác gi ả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê kinh tế để hệ thống hóa các v ấn đề liên quan Tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu trong chương 1 và chương 2.

-Phương pháp so sánh, tổng hợp: Tác giả thực hiện phương pháp so sánh đối chiếu các dữ liệu và tổng hợp nhằm đánh giá về thực trạng quản lý v ốn lưu động và hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trong chương 2.

Giới hạn của đề tài

-Giới hạn về nội dung: Đề tài này ch ỉ nghiên cứu vấn đề hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động kinh doanh và phân lo ại theo nguyên tắc của HOSE (15 doanh nghiệp tính đến hết năm 2018).

- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên c ứu tại các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam và được niêm yết trên HOSE.

-Giới hạn về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2018.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình vẽ, đồ thị, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục điều tra, phân tích,

… Nội dung chính của luận văn được cấu trúc theo các chương dưới đây:

Chương 1 Cơ sở lý lu ận về vốn lưu động và hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ.

Chương 2 Thực trạng về quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn

Chương 3 Các giải pháp nâng cao hi ệu quả quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ ChíMinh giai đoạn 2019 - 2023.

CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HI ỆU QUẢ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHI ỆP BÁN L Ẻ

Vốn lưu động trong các doanh nghi ệp bán l ẻ

1.1.1 Các k hái ni ệm có liên quan

* Vốn lưu động (từ sau đây viết tắt là VLĐ)

Khái niệm về vốn lưu động theo quan điểm của Ross và các c ộng sự (2009) như sau: “Vốn lưu động nói tới các tài s ản trong ngắn hạn của doanh nghiệp như: hàng t ồn kho, các kho ản nợ ngắn hạn như tiền phải trả nhà cung c ấp” 1 Khái niệm nêu trên tuy không miêu tả rõ công th ức xác định vốn lưu động (working capital) nhưng đã hàm ý r ằng vốn lưu động bao gồm các tài s ản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn cho các tài sản đó.

Berk và cộng sự (2012) cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra khái niệm về vốn lưu động và đưa ra thêm khái niệm về vốn lưu động thuần/vốn lưu động ròng (net working capital) Theo đó, hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ liên quan tới các khoản mục tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu cũng như các khoản mục nợ ngắn hạn như khoản phải trả nhà cung cấp.

Theo hướng tiếp cận dựa vào bảng cân đối kế toán, chuyên gia quản lý tài chính và phân tích kinh tế người Mỹ, James Sagner (2010) đã đưa ra định nghĩa: Vốn lưu động là sự chênh lệch giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế toán là tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn 2

Tương tự đối với khái niệm vốn lưu động như trên, nhà nghiên cứu kinh tế người Ấn Độ, Jain (2004) đã đề cập đến trong nghiên cứu của mình cách nhìn nhận về vốn lưu động Ông cho r ằng các nhà phân tích tài chính thường tập trung vào khái ni ệm gross working capital - vốn lưu động gộp; trong khi các kế toán viên sẽ quan tâm đến net working capital - vốn lưu động thuần (chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp)3.

1The term working capital refers to a firm’s short-term assets, such as inventory, and its shortterm liabilities, such as money owed to suppliers.

2Working capital is the arithmetic difference between two balance-sheet-aggregate accounts: current assets and current liabilities.

3There are two major concepts of working capital - net working capital and gross working capital.

Theo một số các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về vốn lưu động như nghiên cứu của Lưu Thị Hương (2002) cho rằng vốn lưu động là số vốn bằng tiền ứng trước cho các tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, thường xuyên và liên tục.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Kiệm (2008), trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì ngoài tài sản cố định còn cần phải có các tài s ản lưu động (bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài s ản lưu động trong lưu thông) Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên t ục đòi h ỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2011), vốn lưu động (working capital) hay vốn lưu động gộp (gross working capital) là toàn b ộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, vốn lưu động là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2011), có mối quan hệ tương quan giữa tài sản ngắn hạn và các ngu ồn vốn tài trợ ngắn hạn để thúc đẩy chu trình luân chuyển hàng hóa nh ằm tìm kiếm và tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Mối quan hệ này được phản ánh qua vốn lưu động thuần (net working capital).

Tác giả thống nhất các quan điểm về vốn lưu động nêu trên và đưa ra khái niệm về vốn lưu động như sau:

- Vốn lưu động (working capital) bao gồm các tài s ản trong ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt và các kho ản tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả cho các nhà cung cấp.

- Nguyễn Thu Thủy (2011), vốn lưu động thuần hay vốn lưu động ròng (net working capital) là giá tr ị được tính bằng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:

Vốn lưu động ròng = Tài s ản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng ( từ sau đây viết tắt là VLĐR) là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện cách thức mà doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp có th ể dương hoặc âm:

+Nếu VLĐR > 0, nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và còn thừa ra một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn; lúc này doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, tài sản được tài trợ một cách ổn định.

+ Nếu VLĐR < 0, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của mình để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này là r ất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Kết cấu vốn lưu động

Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Văn Sang (2011, tr.37) thì kết cấu vốn lưu động được định nghĩa là tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

Kết cấu vốn lưu động phản ánh tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó giúp doanh nghiệp xác định được trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm được biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

* Quản lý vốn lưu động

Từ các khái niệm liên quan đến vốn lưu động, có thể cho rằng “Quản lý vốn lưu động là vi ệc xây dựng các chính sách vốn lưu động và thực hiện các chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp” (Nguyễn Thu Thủy,

Quản lý v ốn lưu động trong doanh nghiệp

1.2.1 Các chính sách quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp

Về lý thuy ết, chính sách vốn lưu động ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp Theo Horne và Wachowicz (2008) thì một mức đầu tư tài sản lưu động mở rộng sẽ giúp doanh nghi ệp duy trì khả năng thanh toán tốt và đảm bảo đạt được mức lợi nhuận dự kiến tốt hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận đạt được thường không cao do doanh nghi ệp phải đầu tư nhiều vốn, và ngược lại một chính sách đầu tư tài sản lưu động thắt chặt có th ể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao đi cùng là rủi ro thanh khoản và sự bất định lớn về mức lợi nhuận dự kiến.

Theo nghiên cứu của Tô Th ị Thanh Trúc và Nguy ễn Đình Thiên (Tạp chí khoa học trường Đại học Mở Tp HCM, số 3(42)2015, tr.102) thì doanh nghiệp có th ể theo đuổi các chính sách vốn lưu động khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi cũng như đối mặt với rủi ro khác nhau, các nhà qu ản lý c ần xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận với rủi ro dự kiến trước khi quyết định một mức vốn lưu động tối ưu, là mức vốn lưu động tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, không ph ải là mức vốn lưu động tối thiểu Chính sách vốn lưu động thường được đánh giá thông qua mức độ đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Horne và Wachowicz (2008), doanh nghiệp có 3 ch ính sách quản lý VLĐ có thể theo đuổi là: Chính sách cấp tiến (aggressive), chính sách thận trọng (conservative) và chính sách dung hoà.

* Chính sách quản lý VLĐ thận trọng: Một chính sách vốn lưu động cẩn trọng

(conservative) duy trì một lượng lớn hàng tồn kho, mở rộng tín dụng cho khách hàng cùng v ới nợ ngắn hạn thấp, kết quả là số ngày tồn kho bình quân và kỳ thu tiền bình quân và do đó chu kỳ luân chuyển tiền (Cash Conversion Cycle) của các doanh nghiệp đó dài hơn.

Theo quan điểm truyền thống, một chính sách vốn lưu động như vậy thường dẫn đến suất sinh lợi thấp và rủi ro thanh khoản cũng như biến động lợi nhuận thấp.

* Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến: Một chính sách mạo hiểm (aggressive) duy trì lượng hàng tồn kho thấp, chính sách tín dụng thu hẹp và nợ ngắn hạn cao, kết quả là số ngày tồn kho và kỳ thu tiền bình quân và do đó chu kỳ luân chuyển tiền ngắn.

Doanh nghiệp theo đuổi chính sách này có th ể đạt được mức sinh lợi cao nhưng cũng đối mặt với nguy cơ thiếu hụt hàng, mất khách hàng và không đạt được mức lợi nhuận dự kiến.

* Chính sách quản lý VLĐ dung hoà :

- Chính sách quản lý VLĐ dung hoà được thực hiện dựa trên nguyên t ắc phù hợp (Matching Principle) Nguyên tắc này được hiểu như sau: Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSDH và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSNH ở mức cân bằng nhất Mục đích của nguyên tắc này là cân b ằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ Việc doanh nghiệp tăng tạm thời TSLĐ phải được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động để doanh nghiệp có th ể thanh toán được khi TSLĐ giảm Sở dĩ có điều này vì TSLĐ có khả năng quay vòng nhanh, nên được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động để tiết kiệm chi phí lãi Tăng TSLĐ thường xuyên hay TSDH mà c ần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền thì nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán Theo đuổi chính sách dung hoà, doanh nghiệp sẽ đạt được mức sinh lời trung bình và rủi ro ở mức trung bình.

- Nguyên tắc phù h ợp có th ể áp dụng cho vấn đề thảo luận trước đó về chính sách quản lý TSLĐ và nợ ngắn hạn Chính sách quản lý vốn lưu động cấp tiến có t ỷ trọng TSLĐ thấp và tỷ trọng nợ ngắn hạn cao Chính sách quản lý v ốn lưu động thận trọng có t ỷ trọng TSLĐ cao và tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp Doanh nghiệp có th ể áp dụng nguyên tắc phù hợp để cân bằng hai chính sách quản lý v ốn trên như sau: + Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý TSLĐ cấp tiến tức là duy trì tỷ trọng TSLĐ thấp thì công ty cần cân bằng rủi ro bằng cách duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cũng thấp của chính sách quản lý nợ ngắn hạn thận trọng.

+ Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý TSLĐ thận trọng (duy trì tỷ trọng TSLĐ cao) thì nó nên được cân bằng bằng việc áp dụng chính sách quản lý n ợ ngắn hạn cấp tiến (duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao).

+ Nếu doanh nghiệp có t ỷ trọng TSLĐ ở mức trung bình thì cũng nên duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức trung bình.

Mục tiêu bao trùm c ủa mọi hoạt động trong doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý v ốn lưu động là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Việc áp dụng nguyên tắc phù h ợp cũng nhằm mục đích đó, có tính đến rủi ro và thu nhập yêu cầu Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách cấp tiến, các cổ đông nên xem như chứa đựng nhiều rủi ro, với các yếu tố khác không đổi, sẽ có t ỷ lệ P/E thấp hơn so với những chính sách thận trọng Trong trường hợp này, công ty c ần thực hiện một số chính sách tương thích (tài sản cấp tiến, nợ thận trọng), do chính sách này cho phép tối đa hoá giá trị thị trường của doanh nghiệp.

1.2.2 Hoạt động quản lý vốn tiền mặt

Theo Eugene F Brigham, Joel F Houston (2009, Quản trị tài chính, tr.847) thì tiền mặt bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các kho ản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có th ể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn nhất. Để duy trì hoạt động thường xuyên và dự phò ng cho những biến động bất thường cũng như tận dụng nhanh chóng các cơ hội đầu tư, doanh nghiệp phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ cũng như tại ngân hàng Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹ không có kh ả năng sinh lợi còn tiền gửi ngân hàng có mức sinh lợi thấp Chính vì vậy, mục đích của quản lý tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ mà vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, dự phòng những biến động có thể xảy ra và tận dụng tốt các cơ hội đầu tư Do đó, có thể hiểu quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2007).

Mô hình quản lý tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt tồn quỹ và chứng khoán ngắn hạn theo thời gian Mỗi mô hình được lập trên các giả thiết nhất định, được ứng dụng để phân bổ và cân đối giữa lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn do công ty nắm giữ tù y theo tình hình hoạt động Các mô hình sẽ giúp xác định khối lượng và thời gian chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn Những mô hình thường được dù ng để quản lý tiền mặt là: mô hình Baumol và Miller - Orr.

* Mô hình Baumol Đây là mô hình ra đời sớm nhất do William Baumol (1952) phát triển từ mô hình lượng đặt hàng tối ưu (EOQ) nhằm giúp nhà quản lý t ối thiểu hóa các chi phí liên quan tới việc chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán trong một thời gian xác định Mô hình Baumol giả định rằng:

- Doanh nghiệp định kỳ nhận được một lượng tiền mặt nhất định, nhưng đồng thời cũng phải liên tục chi tiền ra, theo một tỷ lệ ổn định.

- Nhu cầu tiền mặt trong một giai đoạn cụ thể (tháng, quý, năm) của công ty có th ể dự báo trước một cách chính xác.

- Khi số dư tiền mặt ban đầu giảm xuống bằng không, hay ở mức an toàn tối thiểu, thì số dư tiền mặt lập tức sẽ được tăng lên do việc bán chứng khoán nhầm đạt được số dư tiền mặt ban đầu.

Hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại doanh nghiệp

1.3.1 Phương pháp phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động

* Phương pháp so sánh Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, th ời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính,…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh các chỉ tiêu tài chính giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu h ướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, nhất là về những chỉ tiêu liên quan đến vốn lưu động như tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả,

… Đánh giá sự tăng trưởng hay sụt giảm trong hoạt động kinh doanh để có bi ện pháp khắc phục trong thời gian tới.

-So sánh các chỉ tiêu tài chính giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.

-So sánh các chỉ tiêu tài chính theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

-So sánh các ch ỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong năm kế hoạch và năm báo cáo, nh ận xét sự thay đổi, đánh giá để đưa ra các biện pháp phù h ợp.

Phương pháp tỷ lệ giúp cho vi ệc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có h ệ thống các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn Phương pháp này dựa trên ý ngh ĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình hiệu quả quản lý v ốn lưu động trong doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các ch ỉ tiêu và tỷ lệ tài chính doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích hiệu quả quản lý v ốn lưu động, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm ch ỉ tiêu đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích hiệu quả quản lý VLĐ Bao gồm các nhóm ch ỉ tiêu sau:

+Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu vốn lưu động ròng ;

+Nhóm ch ỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán;

+Nhóm ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp; +Chỉ tiêu chu kỳ chuyển hóa ti ền mặt (CCC).

1.3.2 Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ tại doanh nghiệp bán l ẻ

Bảng 1.1 sau đây tóm tắt nội dung, phương pháp tính cũng như ý ngh ĩa của từng tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp Các nội dung chi tiết xem tại Phụ lục số 1.

Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý v ốn lưu động

Chỉ tiêu đá nh giá nhu cầu vốn lưu động rò ng

Chỉ tiêu đá nh giá khả năng thanh toán

Hệ số thanh toá n ngắn hạn

Hệ số thanh toá n nhanh (quick ratio)

Hệ số thanh toá n tức thời (Cash

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu đá nh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Số vò ng quay vốn lưu động rò ng

Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khô ng và tài sản dài h ạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn khôn g. Đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, lớn hơn 1 thì mới đảm bảo yêu cầu về VLĐR dương

Thước đo về khả năng trả nợ ngay, khô ng dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hó a tồn kho.

Thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp (như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay) với các khoản nợ hiện hành Đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các kho ản mà doanh nghiệp đã vay.

Phản ánh vốn lưu động ròng trong kỳ quay được bao nhiêu lần (vò ng) để tạo ra doanh thu

Thời gian luân chuyển vốn lưu Mục 3, Phụ Số ngày cần thiết của một vòng động lục 1 quay vốn lưu động

Số vò ng quay hà ng tồn kho Mục 4, Phụ Số lần mà hàng hó a tồn kho bình lục 1 quân luân chuyển trong kỳ

Số ngày một vò ng quay HTK Mục 4, Phụ Bao nhiêu ngày một vòng quay HTK lục 1

Số vò ng quay khoản phải thu Mục 4, Phụ Phản ánh tốc độ chuyển đổi các lục 1 khoản phải thu thành tiền mặt

Số ngày một vò ng quay khoản Mục 4, Phụ Số ngày cần thiết để thu hồi được phải Thu lục 1 khoản phải thu

Số vò ng quay khoản phải trả Mục 4, Phụ Phản ánh tốc độ thanh toán các lục 1 khoản phải trả 3.8

Số ngày một vò ng quay khoản phải trả

Chu kỳ chuyển hóa ti ền mặt

Mục 4, Phụ Số ngày cần thiết để thu hồi được lục 1 khoản phải trả

Mục 5, Phụ Thời gian để doanh nghiệp chuyển lục 1 hóa nguyên vật liệu, khoản phải thu và khoản phải trả thành tiền mặtNguồn: Nguyễn Thu Thủy, 2011

Các y ếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý v ốn lưu động tại doanh nghiệp bán l ẻ

1.4.1 Các y ếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động

Các yếu tố khách quan chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý v ốn lưu động bao gồm yếu tố kinh tế vĩ mô và các r ủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro, bất khả kháng khác.

- Thứ nhất, yếu tố về cơ chế quản lý và các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh, thuế,… sẽ gây ảnh hưởng không nh ỏ tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tất yếu vốn của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao Ngược lại, môi trường kinh doanh không thu ận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh t ế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-Thứ hai, yếu tố về lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có l ạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút , làm cho vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền nội tệ.

- Thứ ba, yếu tố về rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn có nguy cơ gặp rủi ro thị trường khi thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, thị trường không ổn định về lãi suất, tỷ giá, giá ch ứng khoán và giá hàng hóa trên th ị trường; rủi ro hoạt động do quy trình nội bộ không đầy đủ, hoặc sai sót, s ự cố hệ thống hoặc các yếu tố bên ngoài, …Ngoài ra, doanh nghiệp còn g ặp phải những rủi ro, bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn, bão lũ, cũng có thể gây ra tình trạng mất vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.

- Cuối cùng , các yếu tố vĩ mô khác: tính ổn định chính trị, đặc điểm dân số, khí hậu, mùa v ụ… tất cả đều có tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý v ốn lưu động và các chính sách khác c ủa doanh nghiệp Và tùy vào t ừng ngành nghề, mức độ tác động sẽ khác nhau Chẳng hạn, quý IV hàng n ăm nhu cầu tiêu thụ xe ô tô c ủa người dân tăng cao để phục vụ đi lại dịp tết cổ truyền sẽ khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng tăng cường hàng tồn kho.

1.4.2 Các y ếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động Đây là những yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu quả quản lý v ốn nói chung và vốn lưu động nói riêng trong doanh nghi ệp.

- Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý ho ạt động của doanh nghiệp càng phức tạp Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả Khi quản lý s ản xuất được quản lý quy c ủ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và thu lợi nhuận cao Công c ụ chủ yếu để theo dõi qu ản lý ho ạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống kế toán tài chính Công tác k ế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn, kịp thời.

- Trình độ tổ chức quản lý c ủa lãnh đạo: Vai trò c ủa người lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Sự điều hành quản lý ph ải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.

-Sự chính xác trong việc xác định nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp rất quan trọng Nếu công vi ệc này thiếu tính chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cho SXKD Cả hai chiều hướng đó đều ảnh hưởng không t ốt đến quá trình hoạt động SXKD, cũng như hiệu quả quản lý VLĐ của doanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây tình trạng gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến năng suất lao động Nếu thừa vốn có th ể gây tình trạng ứ đọng vốn, hạn chế vòng quay c ủa vốn, do đó việc quản lý v ốn không có hi ệu quả.

- Sự hợp lý c ủa cơ cấu đầu tư: Đây là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả quản lý v ốn nói chung và VLĐ nói riêng Cơ cấu vốn được xác định không hợp lý s ẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng trong sự phát triển giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Việc tiết kiệm và phù h ợp trong việc sử dụng vốn, nhất là VLĐ trong quá trình mua sắm, dự trữ, tránh lãng phí cũng rất quan trọng Việc mua sắm các loại vật tư không phù hợp, không đúng tiêu chuẩn, mua thừa,… cũng có tác động không t ốt đến hiệu quả quản lý v ốn lưu động.

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC

Tổng quan về thị trường bán l ẻ Việt Nam và các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 -

lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn

2.1.1 Tình hìnhphát tri ển thị trường bán l ẻ của Việt Nam trong giai đoạn

* Tổng quan về phát tri ển thị trường: Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát tri ển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có m ức tăng trưởng nhanh Giai đoạn từ 2014 đến

2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu d ịch vụ xã hội tăng so với năm trước từ 10,5 - 10,9% Trong khi đó, năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hó a và doanh thu dịch vụ tiêu dù ng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, đây là mức tăng đột phá và cao nh ất trong 05 năm trở lại đây.

Thị trường bán lẻ ở các thành ph ố, các đô thị phát triển với các hình thức tổ chức văn minh hiện đại; thị trường bán lẻ ở vùng nông thôn c ũng được quan tâm phát triển, mở rộng với đa dạng các loại hình, thương mại điện tử bán lẻ đã bước đầu phát triển mạnh mẽ.

Môi trường kinh doanh trên thị trường bán lẻ ngày càng thu ận lợi và cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán có nhi ều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công tác qu ản lý th ị trường, truy xuất nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh về cơ bản được bảo đảm, chất lượng hàng hóa được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao c ủa người dân và doanh nghi ệp.

* Về phát tri ển cơ sở hạ tầng bán l ẻ

Hệ thống hạ tầng thương mại có s ự biến chuyển phù h ợp với phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, mở cửa, từng bước tạo kênh phân ph ối thông su ốt theo hướng văn minh hiện đại, bắt đầu áp dụng các tiêu chu ẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy ch ữa cháy, vệ sinh môi trường, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân Mạng lưới chợ phát triển theo quy hoạch, hạn chế được tình trạng tự phát tại các địa phương, từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng Các hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại có s ự tăng trưởng nhanh chóng (n ếu năm 2010, cả nước có kho ảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2017 có 8.539 chợ, 957 siêu thị và 189 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hi ện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ởcác thành ph ố lớn).

* Nhận diện thị trường bán l ẻ Việt Nam trong bối cảnh tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu r ộng:

Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhi ều tiềm năng phát triển do quy mô dân s ố lớn (hơn 93,7 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philipin là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90% ).

Thời gian gần đây, có thể thấy thị trường bán lẻ đã có s ự phát triển mạnh mẽ do nền kinh tế được phục hồi và đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng cao Số lượng doanh nghiệp tăng cao, ngành sản xuất phục hồi, kiều hối tăng, lãi suất cho vay giảm… là những nhân tố chính gó p phần làm tăng thu nhập khả dụng của người dân Kết quả của nó là một làn só ng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục "đổ" vào ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua Có th ể nhận thấy trên thị trường đã nổi lên một số nhà phân ph ối bán lẻ chủ yếu bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới Các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart,Auchan, Family Mart,… đã liên t ục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam Điều này cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ ViệtNam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần cũng ngày càng gay g ắt. Đồng thời, việc kết thúc đàm phán và ký các hi ệp định như Đối tác tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thương mại với EU (EVFTA), hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối cũng là nguyên nhân khi ến các doanh nghiệp nước ngoài lớn đẩy mạnh đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghi ệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, chỉ có m ột số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Sài Gòn Co.op, Vingroup ,… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam có 8 phân khúc ch ủ yếu với sự góp m ặt của các nhà bán l ẻ lớn gồm: Đại siêu thị/Trung tâm phân ph ối, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phức hợp, siêu thị, siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi/cửa hàng chuyên dụng, siêu thị điện máy, bán l ẻ trực tuyến và bán hàng qua truy ền hình. Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân ph ối nước ngoài đã gây s ức ép rất lớn và là m ối lo ngại cho các nhà bán l ẻ nội địa Nhiều hàng hóa s ản xuất trong nước bị suy giảm thị phần, đặc biệt đối với phân khúc khách hàng cao cấp thiếu vắng thương hiệu Việt Nam Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã liên t ục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn t ăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thông qua vi ệc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Vi ệt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, hàng Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng tại các kênh phân ph ối bán lẻ truyền thống và hiện đại Theo báo cáo của các Sở Công Thương các địa phương, tỷ lệ hàng Việt tại các siêu th ị vẫn được duy trì ở mức cao (trên 80%): Co.opmart (90-93%), Satra (90-95%), Vinmart (96%), Vissan (95%), Hapro (95%)…); Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ siêu thị nước ngoài chiếm từ 65% đến 95%, cụ thể: Lotte, Big C (90%), AEON - Citimart (82-85%), Auchan (65%), TTTM Emart (96%), TTTM Saigon Centre (68%)…; Tỷ lệ hàng Việt tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.

2.1.2 Giới thiệu khái quát về quy tắc phân ngành c ủa HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh thực hiện phân ngành các doanh nghiệp niêm yết dựa theo nguyên tắc phân ngành h ệ thống kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VSIC 2007) Hàng năm, dựa trên yêu c ầu thực tiễn về quản lý nhà n ước lẫn nhu cầu quan tâm, theo dõi c ủa các nhà đầu tư thì HOSE đều có s ự điều chỉnh hệ thống phân ngành c ủa mình nhằm phù h ợp hơn nữa Hiện nay, HOSE phân các doanh nghiệp niêm yết thành 12 mã ngành kinh t ế.

Bảng 2.1: Danh sách các công ty bán l ẻ niêm yết trên HOSE

STT Mã CK Tên công ty

Nhóm s ản phẩm xe hơi, phụ tùng và ph ụ kiện

1 CTF Công ty c ổ phần City Auto

2 HAX Công ty CP d ịch vụ ô tô Hàng Xanh

3 SVC Công ty CP d ịch vụ tổng hợp Sài Gòn

Nhóm s ản phẩm trạm xăng dầu có c ửa hàng tiện ích

1 CMV Công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau

2 COM Công ty c ổ phần vật tư xăng dầu

3 CCI Công ty c ổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại Củ Chi

4 SFC Công ty c ổ phần nhiên liệu Sài Gòn

Nhóm s ản phẩm cửa hàng t ổng hợp

1 AST Công ty CP dịch vụ hàng không Taseco

2 BTT Công ty CP thương mại dịch vụ Bến Thành

3 PNC Công ty c ổ phần văn hoá Phương Nam

Nhóm s ản phẩm vật liệu xây d ựng

1 AMD Công ty c ổ phần đầu tư và khoáng sản FLC

2 NAV Công ty c ổ phần Nam Việt 80.000.000.000

Nhóm s ản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm

Công ty c ổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 680.000.000.000 Công ty c ổ phần đầu tư thế giới di động 4.431.714.530.000 Nguồn: BCTC của doanh nghiệp đăng tại Finance.vietstock.vn Theo báo cáo phân tích ngành bán l ẻ của công ty Vietstock, t ính đến thời điểm hết năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam có t ổng cộng 39 doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bao gồm: 15 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, 8 doanh nghiệp niêm yết trên HNX và 16 doanh nghi ệp niêm yết trên

UPCOM, chi tiết phân loại doanh nghiệp bán lẻ trên HOSE xem tại Bảng 2.1 ở trên.

2.1.3 Khái quát v ề các doanh nghi ệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018

Tác giả tham khảo các thông tin của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE từ các BCTC đã kiểm toán và được niêm yết công khai trên trang www.cafef.vn, từ đó, tổng hợp thành Bảng 2.2 mô tả tóm tắt như ở dưới đây (chi tiết xem tại phụ lục số 2):

Bảng 2.2: Tóm t ắt thông tin các doanh nghiệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE

Tên công ty Tên viết Địa chỉ Năm niêm tắt yết

Nhóm s ản phẩm xe hơi, phụ tùng và ph ụ kiện

Công ty c ổ phần City City Ford Số 218, Quốc lộ 13, phường 30/5/2017

Auto Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 2

Công ty c ổ phần dịch vụ ô tô Hàng Xanh

Công ty c ổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn

Số 333, Điện Biên Phủ, phường

15, quận Bình Thạnh, Tp HCM

Số 66B-68, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

II Nhóm s ản phẩm trạm xăng dầu có c ửa hàng ti ện ích

Công ty CP thương nghiệp Cà Mau

Công ty c ổ phần vật tư xăng dầu

Số 70-72, Đề Thám, Phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau Tầng 7, 8, 9 Toà nhà Comeco, số 549, Điện Biên Phủ, Phường

3, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Công ty c ổ phần đầu CIDICO Ấp Bàu Tre 2, xã Tân An H ội, tư phát triển công huyện Củ Chi, Thành phố Hồ nghiệp thương mại Chí Minh

Công ty c ổ phần SFC Số 146E, Nguyễn Đình Chính, nhiên liệu Sài Gòn Phường 8, quận Phú Nhu ận,

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm s ản phẩm cửa hàng t ổng hợp

Công ty c ổ phần dịch Taseco Tầng 1, Toà nhà N02-T1, khu vụ hàng không Airs đoàn ngoại giao, phố Đỗ Nhuận,

Taseco phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ

Công ty c ổ phần thương mại dịch vụ

Công ty cổ phần văn hóa Phương Nam

Số 2-4, đường Lưu Văn Lang, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Số 940, Đường 3 Tháng 2, Phường 15, Quận 11, Thành phố

Nhóm s ản phẩm vật liệu xây d ựng

Công ty c ổ phần đầu AMD Tầng 9, Toà nhà Suced, s ố 108, 16/6/2015 tư và khoáng sản FLC Group Nguyễn Hoàng, phường Mỹ

AMD Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà

Nội Công ty c ổ phần Nam NAVIFICO Số 18F, Tăng Nhơn Phú, 22/12/2006

Việt phường Phước Long B, Quận 9,

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm s ản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm

Công ty c ổ phần FPT FPT Corp Tòa nhà FPT, ph ố Duy Tân, 13/12/2006 quận Cầu Giấy, Hà Nội Công ty c ổ phần bán FPT Retail Số 261-263, Khánh Hội, Phường 26/4/2018 lẻ kỹ thuật số FPT 5, Quận 4, Thành phố Hồ Chí

Minh Công ty c ổ phần đầu MWI Corp Số 222, Yersin, phường Phú 14/7/2014 tư thế giới di động Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Nguồn: BCTC của các doanh nghiệp đăng tải trên trang www.Cafef.vn

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018

Tình hình quản lý v ốn lưu động của các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên

2.3.1 Kết cấu vốn lưu động và v ốn lưu động ròng c ủa các doanh nghiệp bán l ẻ giai đoạn 2014 - 2018

Tác giả tự tổng hợp và tính toán thực trạng kết cấu vốn lưu động từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE, xem chi tiết phụ lục 4.

* Nhóm doanh nghi ệp bán lẻ sản phẩm xe hơi, phụ tùng và ph ụ kiện

(i) Về kết cấu vốn lưu động

Tiền và các kho ản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng nhỏ trên TSNH: Công ty City Ford và công ty HAXACO có t ỷ trọng tiền và các kho ản tương đương tiền có xu hướng tăng dần với tỷ trọng trung bình lần lượt là 3,0% và 6,8% Trong khi,công ty SAVICO có t ỷ trọng tiền và các kho ản tương đương tiền có xu hướng giảm dần với tỷ trọng trung bình là 15,3%.

Khoản phải thu: Các công ty bán l ẻ ô tô có xu hướng gia tăng trong giai đoạn trên do sự phát triển của thị trường ô tô Vi ệt Nam Trong đó, công ty City Ford có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, trung bình ở mức 55,7%; công ty HAXACO và công ty SAVICO có kho ản phải thu chiếm tỷ trọng trung bình lần lượt là 33,6% và 32%.

Khoản mục hàng t ồn kho: Các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng gia tăng về giá trị, tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho trong TSNH có xu hướng giảm dần hoặc giữ ổn định: Công ty City Ford trung bình ở mức 39,8%, công ty HAXACO trung bình ở mức 57% và công ty SAVICO ở mức 46%.

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng giảm dần so với nợ ngắn hạn: Tốc độ giảm của công ty City Ford và HAXACO nhi ều nhất, tương ứng lần lượt từ mức 10,84% (2014) về 5,31% (2018) và 35,25% (2014) về 16,26%

(2018) Công ty SAVICO có t ỷ trọng khoản phải trả giảm từ mức 9,8% (2014) về 8,16% (2018).

(ii) Về giá trị vốn lưu động ròng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 HAX

Hình 2.1 Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ xe hơi, phụ tùng ph ụ kiện Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng c ủa công ty City Ford và công ty HAXACO có giá trị dương, trong khi, vốn lưu động ròng c ủa công ty SAVICO thay đổi theo xu hướng giảm và mang giá trị âm Điều này phản ánh tình hình thanh khoản trong ngắn hạn của công ty SAVICO là vấn đề đáng báo động và cần phải nhanh chóng quan tâm, cải thiện.

* Nhóm doanh nghi ệp bán lẻ sản phẩm trạm xăng dầu có cửa hàng ti ện ích

(i) Về kết cấu vốn lưu động

Tiền và các kho ản tương đương tiền: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSNH và có xu hướng giữ ổn định hoặc tăng trưởng Công ty SFC có t ỷ trọng tiền/TSNH cao nhất, có xu hướng giữ ổn định với mức trung bình 89,8%, công ty CAMEX có t ỷ trọng tiền/TSNH thấp nhất, có xu hướng tăng trưởng với mức trung bình 11,72%, các công ty CIDICO và công ty COMECO có xu hướng giữ tỷ trọng tiền/TSNH ổn định và tăng trưởng với mức trung bình lần lượt là 44,8% và 32,3%

Khoản phải thu: Chiếm tỷ trọng vừa phải trong TSNH và có xu hướng dao động giảm hoặc tăng nhẹ Các công ty CAMEX, CIDICO và SFC có t ỷ trọng KPT/TSNH tăng nhẹ với mức trung bình lần lượt là 24%, 6,7% và 3,7% Công ty COMECO có t ỷ trọng KPT/TSNH dao động giảm với mức trung bình 12,3%.

Khoản mục hàng t ồn kho: có xu hướng chiếm tỷ trọng trong TSNH giảm dần, với công ty CAMEX có t ỷ trọng HTK/TSNH lớn nhất với trung bình ở mức 62,7%, tiếp theo lần lượt là các công ty COMECO (46%), công ty SFC (6,3%), công ty CIDICO (3,1%).

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻ trạm xăng dầu có c ửa hàng tiện ích có t ỷ trọng đối với nợ ngắn hạn trung bình vào khoảng 16,75%: Công ty CAMEX có t ỷ trọng khoản phải trả/NNH lớn nhất với mức trung bình 37,62%, công ty COMECO có t ỷ trọng khoản phải trả/NNH nhỏ nhất với mức trung bình 6,51%, các công ty CIDICO và SFC có t ỷ trọng khoản phải trả/NNH trung bình lần lượt là 7,68% và 15,20%.

(ii) Về giá trị vốn lưu động ròng

Hình 2.2 ở dưới đây cho thấy: Vốn lưu động ròng c ủa các doanh nghiệp bán lẻ nhóm s ản phẩm trạm xăng dầu có c ửa hàng tiện ích có giá tr ị rất lớn và xu hướng giữ ổn định hoặc tăng trưởng rất nhanh Điều đó cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn cũng như tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này rất tốt.Các công ty C IDICO và COMECO có giá tr ị vốn lưu động ròng l ớn hơn rất nhiều so với các công ty CAMEX và SFC Công ty CCI có v ốn lưu động ròng lớn nhất với 263,544 tỷ đồng (2018) Công ty CAMEX có v ốn lưu động ròng nh ỏ nhất với giá trị là 65,892 tỷ đồng (2018).

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Hình 2.2 Vốn lưu động ròng c ủa các doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm trạm xăng dầu có c ửa hàng tiện ích Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC của doanh nghiệp

* Nhóm doanh nghi ệp bán lẻ sản phẩm cửa hàng t ổng hợp

(i) Về kết cấu vốn lưu động

Tiền và các kho ản tương đương tiền: chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSNH Các công ty Taseco Airs và BEN THANH TSC có t ỷ trọng tiền và các kho ản tương đương tiền trên TSNH là l ớn nhất, trung bình lần lượt là 36,9% và 50,8% Công ty PNC có t ỷ trọng tiền/TSNH trung bình ở mức 8,8%.

Khoản phải thu: có xu hướng chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH Tỷ trọng trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ trên lần lượt ở mức là: Công ty Taseco Airs (42,4%), công ty PNC (16,1%) và công ty BEN THANH TSC (9,1%).

Hàng t ồn kho: chiếm tỷ trọng gần như lớn nhất trong TSNH Tỷ trọng trung bình lần lượt ở mức là: Công ty PNC (71,4%), công ty BEN THANH TSC (30,4%) và công ty Taseco Airs (15,7%).

Đánh giá hoạt động quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghi ệp bán l ẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018

2.4.1 Các thành công trong ho ạt động quản lý vốn lưu động

Một là, thông qua phiếu khảo sát thông tin k ết hợp với nghiên cứu các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE, có th ể nhận định rằng thành công bước đầu trong hoạt động quản lý v ốn lưu động của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2018 là cơ bản đã xây dựng được chính sách quản lý v ốn lưu động cho doanh nghiệp của mình Các mục tiêu quan trọng được xây dựng trong chính sách quản lý v ốn lưu động là: Tối ưu hóa lượng tiền mặt trong doanh nghiệp, tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng, t ối ưu hóa dự trữ hàng tồn kho và đàm phán thời gian hợp lý tr ả nợ nhà cung cấp không th ực sự quan trọng.

Hai là, việc áp dụng tiến bộ khoa học, công ngh ệ để nâng cao trình độ quản lý trong quản lý v ốn lưu động nói riêng và qu ản lý tài chính nói chung tuy còn nhi ều hạn chế nhưng đã có nhi ều chuyển biến tích cực hơn.

Theo nhận định của tác giả, một số doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE tích cực đầu tư áp dụng công ngh ệ thông tin trong ho ạt động sản xuất kinh doanh để theo kịp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay Các phần mềm quản lý được sử dụng như Sonet, Bravo, BFO, FATS, SAP-ERP,…đã giúp cho doan h nghiệp dễ dàng hơn trong công tác quản lý tiền mặt, quản lý hàng t ồn kho, quản lý kho ản phải thu cũng như khoản phải trả.

Ngoài ra, phương pháp quản lý v ốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE còn cho th ấy những ưu điểm sau:

-Đối với hoạt động quản lý ti ền mặt: Các doanh nghiệp đều lập ngân sách ti ền mặt cho việc thu/chi hàng tuần, hàng tháng và c ố gắng kiểm soát hiệu quả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Chính sách quản lý ti ền mặt chủ đạo của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE là ch ỉ giữ một lượng tiền mặt vừa đủ ở trong quỹ cho hoạt động hàng ngày, còn l ại tiền được gửi không kỳ hạn trong các tài kho ản ngân hàng, và ph ần lớn tiền của một số công ty được chuyển thành khoản mục tương đương tiền.

- Đối với hoạt động quản lý hàng tồn kho: Lượng dự trữ hàng tồn kho được các doanh nghiệp tính toán đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên hàng hóa được tiêu thụ nhanh, không có hàng t ồn kho nhiều Hàng tồn kho được các doanh nghiệp sắp xếp một cách hợp lý, qu ản lý ch ặt chẽ theo số lô hàng, theo th ời hạn sử dụng (đối với doanh nghiệp bán lẻ cửa hàng tổng hợp có kinh doanh d ịch vụ F&B). Ngoài ra, các công ty c ũng thường xuyên tiến hành kiểm kê hàng t ồn kho định kỳ theo tháng hoặc theo quý để tránh hỏng và thất thoát có th ể xảy ra Trong kiểm soát chi phí HTK, các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng và khoán định mức nguyên vật liệu sử dụng và đăng ký ch ỉ tiêu giảm hao hụt, giảm sản phẩm không phù h ợp mỗi năm.

-Đối với hoạt động quản lý khoản phải thu: Các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết đều có s ự cân nhắc áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng để tăng doanh thu.Khi đưa ra hạn mức và thời gian trả nợ cho từng khách hàng, các công ty đều xây dựng các tiêu chu ẩn về cấp tín dụng, trong đó, hai tiêu chí quan trọng nhất là khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng Lãnh đạo các doanh nghiệp bán lẻ cũng chú trọng tới việc quản lý ch ặt chẽ các khoản phải thu, hàng tháng đều thực hiện đối chiếu công n ợ, phân loại nợ theo kỳ hạn và có k ế hoạch thu hồi công nợ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có n ợ khó đòi Tr ường hợp nợ xấu xảy ra, các doanh nghiệp đều có nh ững biện pháp khác nhau để giải quyết nợ xấu như giảm giá, thu hồi hàng đã bán, chuy ển nợ sang bên thứ ba hoặc thậm chí khiếu nại lên Tòa án để giải quyết theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với hoạt động quản lý kho ản phải trả: Dựa vào hệ thống phần mềm quản lý , các doanh nghiệp bán lẻ có th ể theo dõi chi ti ết các khoản phải trả của công ty, từ đó có kế hoạch trả nợ cho khách hàng, nhà cung cấp đúng hạn Qua đánh giá thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết đều là các công ty l ớn, có lượng tiền mặt dồi dào và có uy tín trên th ị trường, do đó không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay chậm thanh toán Thời gian trả nợ trung bình APP của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trong giai đoạn trên có xu hướng dao động từ 33 ngày đến 55 ngày.

Ba là, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 được đánh giá đạt kết quả tốt so với trung bình ngành nói riêng và c ủa cả nền kinh tế nói chung:

- Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018 đều có VLĐR dương và có xu hướng tăng trưởng VLĐR, nâng cao được khả năng thanh khoản tốt đối với các khoản nợ ngắn hạn và thể hiện được sự ổn định của các tài sản dài hạn của công ty Năm 2018, có 3 doanh nghiệp có v ốn lưu động ròng h ơn 1.000 tỷ, đó là: MWI Group với VLĐR là 5.442 tỷ đồng, FPT Corp với VLĐR là 3.954 tỷ đồng và AMD Group với VLĐR là 1.386 tỷ đồng Điều này cho thấy đối với các doanh nghiệp bán lẻ, các tài s ản ngắn hạn đủ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và tài s ản dài hạn được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn, có ngh ĩa là theo đuổi chính sách quản lý VLĐ thận trọng.

- Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE còn được khẳng định thông qua các h ệ số thanh toán Hầu như tất cả các hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp đều lớn hơn 1 hoặc dao động gần mức 1, cá biệt có nh ững doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn hạn rất cao (12) Như vậy, các chủ nợ, nhà cung cấp hoàn toàn có th ể yên tâm v ề tính thanh khoản, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trong ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn trung bình các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014 -

2018 dao động từ 2,04 đến 2,53 lần và hệ số thanh toán tức thời trung bình dao động trong khoảng 0,54 - 0,92 lần.

Bốn là , chu kỳ chuyển hóa ti ền mặt (CCC) của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014-2018 trung bình nhỏ hơn CCC của doanh nghiệp Việt Nam và có xu hướng ngày càng rút ng ắn Trong đó, đặc biệt có nh ững doanh nghiệp bán lẻ niêm yết có CCC r ất nhỏ thậm chí mang giá trị âm, chứng tỏ rằng doanh nghiệp thực sự thành công trong qu ản lý nâng cao hiệu quả các yếu tố của vốn lưu động (thời gian quay vòng HTK, th ời gian thu hồi các khoản nợ và thời gian trả nợ các nhà cung c ấp).

2.4.2 Các hạn chế trong hoạt động quản lý VLĐ và nguy ên nhân

Thứ nhất, trong giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù h ầu hết các doanh nghiệp đều đã xây d ựng chính sách quản lý vốn lưu động, tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ chưa thực hiện tách rời chức năng quản lý v ốn lưu động thuộc hoạt động tài chính với chức năng kế toán, dẫn đến nhận thức và chính sách quản lý v ốn lưu động vẫn bị giới hạn bởi các con số trên bảng cân đối kế toán, có th ể gây ra tắc nghẽn dòng chu chuyển tiền tệ.

Nguyên nhân là do các doanh nghi ệp Việt Nam thường có thói quen s ử dụng phòng k ế toán thực hiện đồng thời cả hai chức năng kế toán và tài chính.

Bên cạnh đó, việc không tách b ạch giữa công tác k ế toán và tài chính còn d ẫn tới thiếu cơ chế, biện pháp kiểm tra, kiểm soát cũng như yếu kém trong khâu d ự báo, lập kế hoạch quản lý v ốn lưu động đồng bộ với chiến lược, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả là hiệu quả quản lý v ốn bị giảm sút, đặc biệt là trong khâu tối ưu hóa dòng ti ền cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, đối với hoạt động khoản phải trả: các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh các sản phẩm hàng hóa có giá c ả dễ biến động như xăng dầu, hoặc hàng hóa , dịch vụ có r ủi ro liên quan đến tỷ giá như ô tô, thiết bị điện tử, tuy nhiên, các doanh nghiệp này đều không hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng v ệ rủi ro cho những bất trắc nêu trên đối với khoản phải trả Nguyên nhân được cho là sự am hiểu về công tác qu ản lý r ủi ro, phòng v ệ của doanh nghiệp Việt Nam còn th ấp, bên cạnh sự yếu kém của nền kinh tế, thị trường phái sinh cũng là một trở ngại rất lớn.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HI ỆU QUẢ QUẢN LÝ V ỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHI ỆP BÁN L Ẻ NIÊM Y ẾT TRÊN S Ở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Triển vọng và thách th ức trong lĩnh vực kinh doanh bán l ẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

3.1.1 Triển vọng ngành kinh doanh bán l ẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

* Triển vọng chung ngành bán l ẻ trong giai đoạn 2019 - 2023

Giai đoạn 2019 - 2023, ngành bán l ẻ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh cả về chất lượng lẫn quy mô ; mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.

Thứ nhất, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam nhận được nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ tích cực:

- Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 được dự đoán giữ vững mức tăng trưởng bình quân trên 6,5%/năm Lạm phát tiếp tục được giữ ổn định với mức bình quân 3,5% đến 3,8% với hỗ trợ tích cực từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ thực hiện chính sách lãi suất ổn định.

- Triển vọng tiêu dùng cá nhân v ẫn tiếp tục mạnh mẽ nhờ các hộ gia định cải thiện thu nhập và tình hình lạm phát ổn định Việt Nam được dự báo số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng và đạt khoảng 33 triệu người vào năm 2020.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn do quy mô và cơ cấu dân số (dân số Việt Nam đạt khoảng 93,7 triệu người với tỷ lệ hơn 60% dân số có độ tuổi từ 18 - 60), trong khi mật độ bán lẻ trên đầu người của Việt Nam còn t ương đối thấp so với trong khu vực, tỷ trọng bán lẻ hiện đại còn thấp.

-Thị trường nông thôn chưa phát triển trong khi hiện nay 2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, nếu tình trạng căng thẳng thương mại giữa Cộng hòa nhân dânTrung Hoa và Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài, Vi ệt Nam có th ể có l ợi thế khi hoạt động thương mại và sản xuất dịch chuyển từ CHNDTH sang các nước láng giềng trong khu vực, giúp GDP tăng thêm 2,0 điểm phần trăm.

Thứ hai, chuỗi giá trị ngành bán l ẻ Việt Nam tiếp tục được mở rộng và phát triển với hệ thống phân phối phủ rộng đến khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc Chính phủ Việt Nam tích cực tham gia các FTA thế hệ mới giúp cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có th ể vừa đẩy mạnh nguồn hàng cung ứng vừa góp ph ần mở rộng và phát tri ển hoàn thiện hơn chuỗi giá trị bán lẻ ngành Việt Nam.

Cũng theo báo cáo nghiên cứu triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam của công ty chứng khoán VCBS (2019), trong thời gian tới mô hình siêu thị mini với các thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Satra Food hay Vinmart + đều sở hữu những điểm đặc trưng với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp chợ truyền thống nên có nhi ều triển vọng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt.

Thứ ba, ngành bán l ẻ Việt Nam còn dư địa phát triển rất lớn Theo nhận định của ông Lê Xuân Đình, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán l ẻ Việt Nam được tổ chức ngày 20/3/2019 tại Hà Nội thì “Thị trường bán l ẻ

Việt Nam đến nay đã h ội tụ nhiều nhà phân ph ối lớn trong và ngoài nước, song sự phát tri ển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn r ất nhiều cho nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán l ẻ có thương hiệu, có s ự khác bi ệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát tri ển nhanh như hiện nay ở trên thế giới” Theo Bộ

Công thương, tỷ lệ bao phủ hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Việt Nam có t ỷ lệ bao phủ 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Thái Lan là 34%, Malaysia là 80% và Singapore là 90% ) Đây là cơ hội cho các nhà bán l ẻ nắm bắt hành vi khách hàng và xác định thị trường mục tiêu.

Thứ tư, ngành bán l ẻ Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách của

Nhà nước và xu thế phát triển lĩnh vực bán lẻ của khu vực và trên toàn thế giới Các chính sách ưu đãi của Chính phủ như: cho phép thành lập công ty bán l ẻ 100% vốn nước ngoài, các chính sách ưu đãi, định hướng phát triển về đô thị hóa,… đã tác động tích cực đến thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cách mạng công nghi ệp 4.0 được Chính phủ phát động đã lan toả vào lĩnh vực thương mại bán lẻ và lĩnh vực tiêu dùng xã h ội ở các nước Ở Việt Nam giai đoạn 2019

- 2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán l ẻ ở thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây d ựng Dự thảo Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đặt ra về phát triển thương mại bán lẻ là tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu d ịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 10,7%/năm, giai đoạn 2021

- 2025 đạt khoảng 9%/năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa c ủa khu vực kinh tế trong nước đến năm 2020 chiếm khoảng 95% và đến năm 2025 chiếm 88%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2020 chiếm khoảng 5% và đến năm 2025 chiếm 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa c ủa cả nước Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2020 đạt khoảng 30% và đến năm 2025 đạt khoảng 38%.

Ngoài ra, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, hàng hóa Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng tại các kênh phân ph ối bán lẻ truyền thống và hiện đại tạo lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Một số giải pháp nâng cao hi ệu quả quản lý v ốn lưu động đối vớ i các

Dựa vào việc phân tích thực trạng hiệu quả quản lý v ốn lưu động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE giai doạn 2014 - 2018, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý v ốn lưu động hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý VLĐ nói riêng và hi ệu quả hoạt động kinh doanh nói chung Các gi ải pháp này không ch ỉ áp dụng được tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE, mà có th ể còn h ữu ích đối với các doanh nghiệp bán lẻ khác tại Việt Nam.

3.2.1 Nhóm các giải pháp chung

* Nâng cao nh ận thức và s ự quan tâm c ủa Lãnh đạo doanh nghiệp đối với quản lý dòng ti ền nói chung và hi ệu quả quản lý vốn lưu động nói riêng:

Việc giải phóng ti ền mặt và quản lý v ốn lưu động đang trở thành yếu tố ưu tiên, cần thiết cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ Tuy nhiên, nhận thức của một số lãnh đạo doanh nghiệp bán lẻ về vốn lưu động còn b ị giới hạn vào các kho ản mục trên bảng cân đối kế toán và khiến dòng ti ền bị tắc nghẽn Theo kinh nghiệm của PwC Việt Nam, để vững bước trong tương lai, việc quản lý v ốn lưu động cần được nhìn nhận như chiến lược ưu tiên của các doanh nghiệp Do vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức và đẩy mạnh sự quan tâm của Lãnh đạo các doanh nghiệp để gắn những chiến lược kinh doanh với việc đặt ưu tiên quản lý v ốn lưu động lên hàng đầu thông qua m ột số biện pháp như sau:

- Xây dựng các chương trình quản lý v ốn lưu động phù h ợp với đặc điểm và tình hình kinh doanh từng năm và giao cho một bộ phận độc lập với chức năng kế toán của công ty để chuyên trách theo dõi, qu ản lý.

- Các chương trình quản lý v ốn lưu động và bộ phận theo dõi qu ản lý ph ải tăng cường chức năng giám sát, c ảnh báo thông tin thường xuyên đến lãnh đạo doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo kịp thời điều chỉnh chính sách quản lý vốn lưu động và dòng chu chuy ển tiền theo tình hình kinh doanh, thị trường bán lẻ cũng như tình hình chung của nền kinh tế cả nước.

* Xây d ựng và phát tri ển các mô hình d ự báo ti ền mặt để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu:

Theo tính toán của tác giả tại chương 2, có những doanh nghiệp bán lẻ tồn trữ lượng tiền mặt rất lớn như FPT Corp, MWI Group và SAVICO, song lại có nh ững doanh nghiệp dự trữ một lượng quá ít tiền mặt như NAVIFICO, AMD Group, City Ford có th ể dẫn đến không đáp ứng được khả năng thanh toán trong ngắn hạn Do đó, việc dự báo nhu cầu vốn lưu động nói chung và nhu c ầu tiền mặt nói riêng là vô cùng quan tr ọng, bởi nó s ẽ giúp cho doanh nghi ệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, duy trì được khả năng thanh toán, tận dụng kịp thời các cơ hội cũng như giảm thiểu được chi phí cơ hội do tồn trữ tiền mặt quá lớn.

Mô hình hiệu quả trong việc dự báo và xác định nhu cầu tiền mặt mà các doanh nghiệp bán lẻ có th ể sử dụng đó là mô hình Miller- Orr (đã được trình bày ở chương 1) Ứng dụng mô hình Miller- Orr trong doanh nghiệp có th ể được triển khai theo các bước sau đây:

-Bước 1: Xác định số dư ngân quỹ tối thiểu (Mmin) Để xác định được Mmin, trước hết, nhà quản lý c ần phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù v ề chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Nguồn nhập ngân quỹ bao gồm thành phần chính là các khoản thu được từ hoạt động sản - xuất, kinh doanh, ngoài ra còn có ngu ồn tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, thanh lý, nh ượng bán tài s ản cố định, Do đó, việc dự báo chính xác được dòng ti ền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là quan trọng, then chốt nhất đối với mỗi công ty Điểm khởi đầu của việc dự báo dòng ti ền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là công tác d ự báo tiêu th ụ sản phẩm Đối với nguồn xuất ngân quỹ, các thành ph ần chính thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả nợ vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các kho ản phải trả khác Trong đó, tương tự như các nguồn nhập quỹ, các khoản chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm phần lớn và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Nhằm dự báo được các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phân loại các chi phí và xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn cho từng loại nhằm làm cơ sở lập dự toán chi phí hoạt động và kiểm soát chi phí Một cách khác, nhà qu ản lý có th ể xác định số dư ngân quỹ tối thiểu dựa vào số dư tài khoản tiền và các kho ản tương đương tiền cuối kỳ của các kỳ kinh doanh gần đây nhất ∗ ) /

- Bước 2: Xác định khoảng dao động ngân quỹ d d = 3 * (

Trong đó, giả định công ty ch ỉ gửi tiền tiết kiệm có k ỳ hạn tại ngân hàng và không n ắm giữ chứng khoán thanh khoản thì i có thể được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 12 tháng Các doanh nghi ệp có th ể xác định Cb có th ể tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị mất đi khi công ty rút tiền trước hạn, Vd dựa trên số liệu dòng ti ền ròng theo ngày do phòng k ế toán cung cấp.

-Bước 3: Xác định tồn quỹ tối ưu và tối đa

Sau khi xác định được mức tồn quỹ tối ưu và khoảng dao động, chỉ khi nào số dư ngân quỹ vượt quá khung giới hạn Mmin - Mmax thì doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh mức tồn quỹ của mình Một số biện pháp điều chỉnh ngân quỹ có th ể thực hiện như thay đổi chính sách thanh toán, đầu tư chứng khoán thanh khoản, gửi tiết kiệm, cho vay,… hoặc ngược lại bán chứng khoán thanh khoản, rút ti ết kiệm, thu hồi các khoản ủy thác đầu tư hoặc đi vay. Để ứng dụng được Mô hình Miller - Orr đòi h ỏi khả năng dự báo gần đúng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cũng như thị trường tài chính phát triển để các nhà quản lý th ực hiện mọi quyết định xử lý ngân qu ỹ khi cần thiết Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán và qu ản lý công n ợ như hiện nay thì mô hình này có thể vận dụng được.

* Tập trung thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp với các giải pháp công nghệ thông minh phù h ợp với mô hình kinh doanh hiện đại

Theo nghiên cứu của VCCorp tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp Công ngh ệ Việt Nam 2019, hơn 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ những khách hàng c ũ, từ đó dữ liệu về khách hàng tr ở nên rất quan trọng đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, các công ty đều không có ho ặc không bi ết cách nắm giữ hay sử dụng thông tin v ề nhóm khách hàng để thiết kế sản phẩm và xây d ựng mô hình bán hàng hiệu quả Trong chuyển đổi số, dữ liệu là nền tảng để áp dụng các công ngh ệ mới như Big Data, AI, Data Analytics, nhằm tối ưu hóa doanh thu nói chung, cũng như nâng cao hiệu quả vốn lưu động nói riêng. Để thực hiện chuyển dịch số thành công, tác gi ả đề xuất các giải pháp, quy trình đối với các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE như sau:

- Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng (Big Data), bao g ồm các thông tin quan tr ọng như: Độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, ngh ề nghiệp, thu nhập, hành vi và s ở thích tiêu dùng,

-Thuê đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số chuyên nghiệp để tư vấn và xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp Trong đó: tập trung nâng cao vào các nghi ệp vụ quản lý hàng t ồn kho, quản lý ti ền mặt, quản lý chính sách tín dụng đối với khách hàng,

- Chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang lĩnh vực thương mại điện tử kết hợp với truyền thống (bán hàng đa kênh Omni-Channel) cùng v ới việc tăng cường áp dụng công ngh ệ (AI), tự động hóa (robot) trong quản lý, kinh doanh

- Xây dựng ngân sách dành cho an toàn h ệ thống thông tin c ủa doanh nghiệp bao gồm: Thông tin khách hàng, thông tin tài chính và thông tin chi ến lược - kế hoạch kinh doanh.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w