1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập kế hoạch nguyên vật liệu tại công ty vật liệu xây dựng bưu điện hà nội

19 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tra giám sát việc chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm Cũng như bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí

bỏ ra và thu về Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại

và phát triển doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu một cách hợp

lý Phải tổ chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho đến việc thi công công trình Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tra giám sát việc chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết để từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng đó, em quyết định lựa chọn đề tài:

“Lập kế hoạch nguyên vật liệu tại công ty vật liệu xây dựng Bưu Điện Hà Nội” được chia làm 2 phần, không kể lời mở đầu và kết luận:

PHẦN I Cơ sở lý luận về lập kế hoạch nguyên vật liệu

PHẦN II: Lập kế hoạch nguyên vật liệu

Trang 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN VẬT

LIỆU

1 Khái niệm, vai trò của nguyên vật liệu

1.1 Khái niệm

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm

=> Kế hoạch nguyên vật liệu là việc cụ thể hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định Đó là những chỉ tiêu, con số về nguyên vật liệu được dự kiến & ước tính trong việc thực hiện sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường của luật pháp và khả năng thực tế của doanh nghiệp

1.2 Vai trò

Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do

đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp

2 Cơ sở lập kế hoạch

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

- Nếu doanh ngiệp mới xâm nhập vào thị trường thì chi phí cho nguyên

Trang 3

- Nếu doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thì chi phí cho các kênh phân phối cao

- Nếu doanh nghiệp ở tình trạng bão hòa thì cần phải tìm ra nguồn nguyên vật liệu mới thay thế

=> Cần có các biện pháp thích hợp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong dài hạn

Kế hoạch phải có tính khoa học dựa vào :

 Định mức kinh tế - kỹ thuật

 Các quy luật

 Đảm bảo cân đối, toàn diện

 Đảm bảo tính dân chủ

 Đảm bảo tính tiên tiến hiện thực

 Phải gắn với hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

 Đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp

3 Phương pháp lập kế hoạch

- Tính toán, cụ thể hóa các mục tiêu trong dài hạn cung như trong ngắn hạn

- Xác định chỉ tiêu, tình hình thưc hiện, biện pháp

- Kiểm tra đánh giá các chiến lược về giá bằng cách so sánh giữ chi tiêu

kế hoạch đề ra với kết quả đạt được

- Vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan, tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để giảm thiểu các chi phí vô ích làm tăng lợi nhuận cho công ty

4 Nội dung của kế hoạch

4.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định

Trang 4

Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu, là cơ sở quản lý chặt chẽ việc sủ dụng nguyên vật liệu Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng

và sử dụng vật liệu tạo điều kiện cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp

4.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất trong doanh nghiệp:

* Lập kế hoạch mua NVL

- Xác định lượng nguyên vật liệu chính cần dùng:

Vcd = Σ [(Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]Si*Dvi)(Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]1+Kpi)(1-Kdi)]Kpi)(Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]1-Kdi)]Kdi)]

Trong đó:

Vcd: lượng vật liệu cần dùng

Si: số lượng sản phẩm loại i kỳ kế hoạch

Dvi: định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i Kdi: tỷ lệ phế liệu dùng lại loại sản phẩm i kỳ kế hoạch

Kpi: tỷ lệ phế phẩm cho phép loại sản phẩm i kỳ kế hoạch

- Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ

+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên

Vdx = Vn*tn

Trong đó:

Vdx: lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên lớn nhất

Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm

tn: thời gian dự trữ thường xuyên

+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm

Vdb = Vn*N.

Trong đó:

Vdb: lượng vật liệu dự trữ bảo hiểm

Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm

N: số ngày dự trữ bảo hiểm

Trang 5

Số ngày dự trữ bảo hiểm được tính bình quân, số ngày lỡ hẹn mua trong năm

+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa: trong thực tế có những loại nguyên vật liệu chỉ mua được theo mùa như mía cho doanh nghiệp đường, trái cây cho doanh nghiệp thực phẩm đồ hộp Hoặc có những loại nguyên vật liệu vận chuyển bằng đường thuỷ, mùa mưa bão không vận chuyển được thì cũng phải dự trữ theo mùa

Công thức xác định:

Vdm = Vn*tm.

Trong đó:

Vdm : Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa

Vn : Lượng nguyên vật liệu tiêu hao bình quân

Tm : Số ngày dự trữ theo mùa

Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm phụ thuộc vào ba yếu tố:

Lượng nguyên vật liệu cần dùng (Vcd)

Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ (Vd1)

Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ (Vd2)

Công thức xác định:

Vc = Vcd +Kpi)(1-Kdi)] Vd2 – Vd1

Với Vc là lượng nguyên vật liệu cần mua Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu

kỳ được tính theo công thức:

Vd1 = (Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]Vk+Kpi)(1-Kdi)]Vnk)-Kdi)]Vx.

Trong đó

Vk là lượng nguyên vật liệu tồn kho ở thời điểm kiểm kê

Vnk: lượng nhập kho từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáo

Trang 6

Vx: lượng xuất cho các đơn vị sản xuất từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáo

- Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu

4.3 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu:

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động nên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch mua sắm để tránh sự biến động đột ngột của nguyên vật liệu trong hiện tại và trong tương lai

4.3.1 Trong hiện tại: Phải xây dựng một kế hoạch chặt chẽ, cần tìm hiểu kỹ thị trường từ đó dưa ra việc xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là: cần mua những gì, cần mua ở đâu

4.3.2 trong tương lai: Dựa vào khả năng dựa vào kế hoạch trong tương lai doanh nghiệp phải xây dựng cho mính những kế hoạch chặt chẽ cụ thể để khi thi công các công trình sản xuất không xảy ra những trường hợp thiếu nguyên vật liệu làm công việc bị ngưng trệ dẫn tới giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp

4.4 Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu.

4.1 Tổ chức thu mua:

+Kiểm tra chất lượng ,số lượng nguyên vật liệu

+Tổ chức về bến bãi kho của nguyên vật liệu

+ Tổ chức sắp xếp nguyên vật liệu

4.2 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu:

Tiếp nhận chính xác số, lượng chất lượng, chủng loại nguyên vật lệu theo đúng quy định trong hợp đồng phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển

Chuyển nhanh nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận đến kho doanh nghiệp, tránh hư hỏng mất mát Mặt khác công tác tiếp nhận nguyên vật liệu phải quán triệt một số yêu cầu sau

+Mọi vật tư hàng hoá tiếp nhận phải đầy đủ giấy tờ hợp lệ

+Mọi vật liệu tiếp nhận phải đầy đủ thủ tục kiểm tra và kiểm nghiệm

Trang 7

+Xác định chính xác số lượng, chất lượng và chủng loại

+ Phải có biên bản xac nhận có hiện tượng thừa thiếu sai quy cách

Tổ chức tiếp nhận tốt tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại vật liệu, kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt của vật liệu, hạn chế sự nhầm lẫn thiếu trách nhiệm có thể xảy ra

4.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu:

Muốn bảo quản nguyên vật liệu được tốt thì cần phải có một hệ thống kho bãi hợp lý mỗi kho phải phù hợp với từng loại nguyên vật liệu vì vậy phải phân loại nguyên vật liệu và sắp xếp nguyên vật liệu theo từng kho có điều kiện tác động ngoại cảnh hợp lý

4.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu:

Cần phải tổ chức cấp phát nguyên vật liệu theo đúng các trương trình của từng khâu sản xuất, khâu thi công Khi cấp phát phải làm các thủ tục xuất kho theo đúng chuẩn mực, định mức và phải lập các biên bản các giấy tờ có liên quan của công ty vào từng nội dung cấp phat

4.7 Tổ chức thanh quyết toán:

Áp dụng đúng, đủ các chế đọ mà nhà nước đã quy định Tuỳ thuộc vào tình hình của từng doanh nghiệp nên chọn những phương pháp thanh quyêt toán phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và những phương pháp có lợi cho mình

Nếu gọi:

A : Lượng nguyên vật liệu đã nhận về trong tháng

Lsxsp : Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng Lbtp : Lượng nguuyên vật liệu bán thành phẩm kho

Lspd : Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang

Ltkp : Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng

Theo lý thuyết ta có :

Trang 8

A = Lsxsp +Kpi)(1-Kdi)] Lbtp +Kpi)(1-Kdi)]Lspd +Kpi)(1-Kdi)] Ltkpk

Trong thực tế , nếu A > tổng trên thì tức là có hao hụt Do vậy , khi thanh toán phải làm rõ lượng hao hụt, mất mát này Từ đó đánh giá dược tình hình

sử dụng nguyên vật liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bắt bồi thường chính đáng

4.8 Tổ chức thu hồi phế liệu phế phẩm:

Việc thu hồi phế liệu phế phẩm tuy không phải là công việc quan trọng nhưng cũng rất cần thiết Vì sau khi vật liệu được sử dụng thì vẫn còn tồn tại một số do bị đào thải hoặc đã qua sử dụng song khi doanh nghiệp biết tận dụng việc thu hồi cac phế liệu thì cũng rất là cần thiết vì những phée liệu

đó còn có thể sử dụng cho các khâu sản xuất khác , và có giá tri sử dụng không nhỏ

Trang 9

PHẦN II: LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN VẬT LIỆU

1 Giới thiệu chung về công ty

1.1 Những thông tin chung

1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Tiền thân của Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện Hà Nội là xưởng sản xuất cột bê tông thuộc Công ty công trình Bưu điện được thành lập theo quyết định số 834 ngày 13/5/1959

Ngày 21/10/1989, xưởng sản xuất cột bê tông đổi tên thành xí nghiệp

bê tông và xây lắp bưu điện Từ đây xí nghiệp đã chuyển sang một giai đoạn mới trong quá trình sản xuất kinh doanh

Thực hiện theo quyết định số 1609/QĐ-TCCP ngày 26/12/1995 của tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện Xí nghiệp bê tông và xây lắp Bưu điện

đã đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Bưu điện Trực thuộc tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (trước đây trực thuộc tổng cục Bưu điện)

Sự phát triển và trưởng thành của công ty vật liệu xây dựng Bưu điện trong những năm gần đây được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

1 Doanh thu thuần 71.486.783.212 84.634.222.957 87.850.714.250

2 Tổng chi phí 62.060.856.360 64.213.290.988 66.127.547.699

3 Nộp ngân sách 3.378.849.708 3.071.569.744 3.529.509.988

4 Tổng lợi nhuận 6.047.077.802 7.734.936.223 7.989.621.573

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

1 Sản xuất các sản phẩm chính là cột điện bê tông, tấm lợp nhà, gạch lát hoa, tấm đan Nhận các công trình trong và ngoài ngành bưu điện

Trang 10

2 Thi công bảo vệ mạng cáp quang của ngành bưu điện Ngoài ra còn phục vụ cho các công trình cấp thoát nước, phục vụ đường điện ngầm của ngành điện lực

3 Sản xuất ống nhựa với các sản phẩm như ống DSF (ống nhựa PVC

3 lớp có lõi xốp) Ống HI3P siêu bền

1.1.3 Tổ chức bộ máy

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ tổ chức

1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty

1.2.1 Đặc điểm về NVL

Công ty Vật liệu xây dựng Bưu Điện có 4 xí nghiệp thành viên nhưng chỉ có xí nghiệp nhựa chịu sự chỉ đạo sản xuất của Công ty, còn các xí nghiệp kia hạch toán đối lập Vì vậy Công ty chỉ quản lý và cung cấp nguyên vật liệu

Ban giám đốc Công ty

Phòng tổ

chức hành

chính

Phòng kinh doanh

Phòng KH thị trường

Phòng

kĩ thuật

Phòng cung ứng vật tư

Phòng

kế toán TC

Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện

Xí nghiệp

nhựa bưu

điện

Xí nghiệp

bê tông BĐII

Xí nghiệp

bê tông BĐIII

Xí nghiệp xây lắp I

Văn phòng đại diện tại MN

Trang 11

cho xí nghiệp nhựa: sản phẩm nhựa của Công ty gồm các loại ống nhựa phục

vụ ngành Bưu điện là chủ yếu và một số ngành khác như điện lực, cấp thoát nước

Nguyên vật liệu (xí nghiệp nhựa) được phân loại như sau:

- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm bao gồm: Bọt PVC – P1000, bọt PVC – P800, AC – AT, DBL, AD/PP hạt, bọt hoá chất STA, CaCl3

- Nguyên vật liệu phụ: góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm bao gồm: dung môi, hạt màu, mực in, nước rửa

- Nhiên liệu: xăng dầu

- Vật liệu, thiết bị máy móc: trục vít, dòng can nhiệt, rơle

- Phế liệu thu hồi: ống hỏng, bột quét kho sản xuất

1.2.2 Đặc điểm về kỹ thuật – công nghệ

Dưới đây là sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất ống nhựa dẫn cáp tại xí nghiệp nhựa thuộc công ty vật liệu xây dựng Bưu điện

Xem xét qui trình công nghệ thấy chu kì sản xuất ngắn, qui trình sản xuất hàng loạt lớn Không có bán thành phẩm, không có sản phẩm dở dang do

đó việc cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư có thể tính toán trước được

Trang 12

2 Nội dung kế hoạch

2.1 Công tác bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất.

* Về mặt kịp thời:

m b o nguyên v t li u cho s n xu t, không x y ra tình tr ng Đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ất, không để xảy ra tình trạng để xảy ra tình trạng ảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ạng thi u nguyên v t li u l m cho s n xu t b gián o n.ếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn ật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng àm cho sản xuất bị gián đoạn ảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, không để xảy ra tình trạng ất, không để xảy ra tình trạng ị gián đoạn đ ạng

Vật liệu chính

PVC 800.1000

Phụ gia ổn định, tự gia công Cần pha chế Sấy trộn

Điện trên máy

Lập chương trình

máy điều khiển

tốc độ, nhiệt độ

Địa hình chân không

Làm mát sản phẩm

In nhận sản phẩm

Cắt thành hình bán sản phẩm

Nong đầu, tạo khớp nối

Kiểm tra ngoại quang, trọng lượng, kích thước, cơ lý, phân loại sản phẩm

Nhập kho

Ngày đăng: 07/05/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w