1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

424 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 424
Dung lượng 10,34 MB

Nội dung

Đề tài Quá trình đô thị hoá ở Thăng Long-Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước

Trang 1

Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ UBND thµnh phè Hµ néi

VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”

m∙ sè kx.09.05

Trang 2

Bộ khoa học và công nghệ UBND thành phố Hà nội

chương trình nckh cấp nhà nước kx.09

-

Cơ quan thực hiện đề tài:

Trung tâm bảo vệ môi trường

và quy hoạch phát triển bền vững Centre for Environmental Protection and Sustainable

Development planning (CEPSD)

Nhóm nghiên cứu đề tài:

Ban Chủ nhiệm đề tài: 1 PGS TS Lê Hồng Kế, Chủ nhiệm

Trang 3

QHXDV Quy hoạch xây dựng Vùng HTĐT Hệ thống đô thị

STĐT …….Sinh thái đô thị

STTN Sinh thái tự nhiên

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNCHS Trung tâm định cư con người của Liên Hiệp Quốc UNFPA Quỹ các hoạt động dân số của Liên Hiệp Quốc UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc UNESCO Uỷ Ban Kinh tế Văn hóa của Liên Hiệp Quốc WB Ngân Hàng thế giới

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 4

Mục lục

1 Mở đầu: 1

1.1 Mục tiêu nghiên cứu: 1

1.2 Cách tiếp cận và Phương pháp tiếp cận 1

1.2.1 Cách tiếp cận 1

1.2.2 Phương pháp tiếp cận 1

1.3 Tổ chức thực hiện 2

1.4 Kết quả sản phẩm nghiên cứu của đề tài: 3

2 ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình ĐTH và phát triển đô thị 3

2.1 ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững đất nước 3

2.1.1 Đô thị hoá gắn liền với tăng trưởng kinh tế: 3

2.1.2 Đô thị hoá gắn liền với tiến trình văn minh đô thị và bản sắc văn hoá: 4

2.1.3 Đô thị hoá là một quá trình phát triển đô thị bền vững 4

2.2 Quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững vùng Hà Nội là một quy luật phát triển 5

2.3 Tầm quan trọng của quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững thành phố Hà nội 5

Chương I: cơ sở khoa học về đô thị hóa và những vấn đề cơ bản về phát triển thành phố thủ đô hà nội 7

1.1 Vài nét về quá trình đô thị hóa trên thế giới 7

1.1.1 Những khái niệm kinh điển về đô thị hoá của thời kỳ tiền văn minh nông nghiệp và văn minh nông nghiệp trên thế giới 7

1.1.2 Những khái niệm kinh điển về đô thị hóa của thời kỳ văn minh công nghiệp 7

1.1.3 Những khái niệm kinh điển về đô thị hoá của thời kỳ văn minh hậu công nghiệp 8

1.1.4 Thời kỳ hậu công nghiệp và thời kỳ công nghệ cao thế giới, 8

1.1.5 Chứng minh những khái niệm về đô thị hoá vào thực tiễn trong lịch sử đô thị hoá trên thế giới, khu vực châu á và ở nước ta, với quá trình đô thị hoá tại các vùng thành phố thủ đô 15

1.2 Quá trình đô thị hóa trên thế giới 31

1.3 Một số nét đặc thù của Quá trình đô thị hóa khu vực châu á 34

1.4 Những quy luật chung và quy luật đặc thù về quá trình đô thị hóa, phát triển và quản lý đô thị 36

1.5 Những động lực phát triển và những yếu tố kìm hãm quá trình đô thị hóa, phát triển và quản lý đô thị tại khu vực châu á 40

1.6 Quá trình đô thị hóa ở nước ta và những tác động của nó đến quá trình đô thị hóa Thủ đô Hà Nội 41 1.6.1 Sự hình thành các thành phố cho tới năm 1954 41

1.6.2 Đô thị hóa từ năm 1955 đến năm 1975 43

1.6.3 Đô thị hóa từ năm 1975 đến năm 1986 44

1.7 Quá trình đô thị hóa 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, những vấn đề đặt ra trong thực tiễn 46

1.7.1 Quá trình đô thị hoá thời phong kiến (trước năm1875) 46

1.7.2 Quá trình đô thị hoá thời Pháp thuộc (1875-1954) 48

1.7.3 Hà Nội thời kỳ 1955-1965 50

1.7.4 Hà Nội thời kỳ 1966 -1985 50

1.7.5 Hà Nội thời kỳ đổi mới 50

1.8 Tổng hợp đúc kết bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quá trình đô thị hóa và phát triển Vùng thành phố Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 53

1.8.1 Những bài học kinh nghiệm về đô thị hoá và phát triển đô thị của các nước trên thế giới 53

1.8.2 Những bài học kinh nghiệm 55

1.8.3 Những bài học kinh nghiệm của một số thủ đô có nhiều nét tương đồng với thủ đô Hà nội 56

1.8.4 Những bài học cụ thể về quá trình đô thị hóa vùng Thủ đô Hà Nội 57

1.9 Tóm tắt chương I 59

Trang 5

Chương II : quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị 1000 năm Thăng Long -

Hà Nội và những bài học kinh nghiệm 66

2.1 Lịch sử quá trình đô thị hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước: 66

2.1.1 Khái quát quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước gắn liền với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 66

2.1.2 Thời kỳ trước khi Thăng Long trở thành Kinh thành, năm 1009 68

2.1.3 Thời kỳ Thăng Long dưới thời các triều đại: Lý (1009-1225), Trần (1226-1400) và Hồ (1400-1407) 70

2.1.4 Thời kỳ Thăng Long dưới các Triều đại Lê (1428-1527), Mạc (1527-1592), Trịnh (1593-1787) và Tây Sơn (1788-1802) 71

2.1.5 Thời kỳ Thăng Long - Hà Nội, thời Nguyễn, thế kỷ thứ XIX 74

2.1.6 Thời kỳ Hà Nội thời Pháp thuộc (1875-1945-1954) 75

2.1.7 Thời kỳ Hà Nội trong thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám đến 1975 - giải phóng Miền Nam 77

2.1.9 Thời kỳ Hà Nội từ 1986 (thời kỳ đổi mới, mở cửa) đến nay 78

2.2 Tổng hợp quá trình đô thị hóa Thăng Long – Hà Nội và phát triển thành phố 79

2.2.1 Vào đầu thế kỷ XX, 79

2.2.2 Những dấu tích đô thị đầu tiên 79

2.2.3 Những nét đặc thù của nước ta 80

2.2.4 Đô thị được hình thành phần “đô” và phần “thị” 81

2.2.5 Hà Nội gắn liền với vùng châu thổ Bắc Bộ 82

2.2.6 Thời kỳ khí hậu nóng lên và băng tan 83

2.3 Quá trình phát triển văn hóa lịch sử vùng Đông Bắc sông Hồng và miền Hà Nội cổ 84

2.3.1 Giai đoạn Phùng Nguyên tức buổi đầu thời đại đồng thau (trong khoảng 4000-3500 cách ngày nay), 84

2.3.2 Giai đoạn Đồng Đậu hay giữa thời đại đồng thau, (trong khoảng 3500-3000) năm cách ngày nay 84

2.3.3 Giai đoạn Gò Mun tức thời đại đồng thau phát triển (khoảng đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên), 84

2.4.2 Khu cư trú, thủ công và thương nghiệp 89

2.4.3 Khu cư trú - nông nghiệp 90

2.4.4 Khu văn hóa - giáo dục và sinh hoạt công cộng khác 91

2.5 Atlas đô thị hóa Thăng Long – Hà Nội 93

2.5.1 Diễn biến đất đai Hành chính và Địa danh 93

2.5.2 Diễn biến dân số (Dân cư – Biến động tự nhên – Biến động cơ học) 97

2.5.3 Các thời kỳ xây dựng Thành phố Hà Nội 98

2.5.4 Cơ sở hạ tầng xã hội Hà Nội 100

2.5.5 Vài nét về các giai đoạn Quy hoạch mở rộng Thủ đô Hà Nội 102

2.5.6 Xây dựng và kiến trúc 105

2.5.7 Quản lý và bảo tồn đô thị 106

Chương III : Dự báo quá trình đô thị hoá định hướng Phát triển THủ ĐÔ Hà nội Và BảO Vệ MÔI TRƯờng thời kỳ 2010-2020 110

3.1 Các dự báo chiến lược quốc tế, khu vực, quốc gia, vùng có tác động đến quá trình Đô thị hóa và phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2010-2020 110

3.1.1 Vài nét về đô thị hóa, thế giới và khu vực: 110

3.1.2 Vài nét về quá trình Đô thị hóa nước ta và Hà Nội 112

3.1.3 Các dự báo chủ yếu về Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 117

3.1.4 Những dự báo về đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH 120

3.1.5 Những vấn đề đặt ra: 121

3.2 Dự báo chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội, quá trình đô thị hoá và phát triển thành phố Hà nội thời kỳ 2010-2020 122

Trang 6

3.2.1 Đề xuất các dự báo chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Hà Nội 2010-2020 123

3.2.2 Dự báo những nguồn lực phát triển quá trình đô thị hoá và quy hoạch phát triển thành phố Hà nội 2010-2020 123

3.2.3 Dự báo phát triển dân số, lao động, việc làm khu vực đô thị và các khu vực kinh tế đô thị 124

3.2.4 Dự báo các dòng dịch cư nông thôn-đô thị và các giải pháp hỗ trợ, kiểm soát và quản lý thích hợp 126

3.3 Dự báo xu thế phát triển không gian kinh tế, không gian đô thị hóa, các loại mô hình không gian chức năng đô thị chủ đạo, trong quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh CNH- HĐH Thành phố Hà Nội thời kỳ 2010 – 2020 126

3.3.1 Yếu tố tác động quá trình đô thị hóa và phát triển Thành phố Hà Nội 126

3.3.2 Dự báo xu thế phát triển, đô thị hóa thành phố Hà nội và vùng xung quanh tới năm 2020 và xa hơn 129

3.3.3 Dự báo xu thế phát triển không gian kinh tế: 131

3.3.4 Dự báo xu thế phát triển không gian đô thị hóa 133

3.3.5 Mô hình phát triển không gian chức năng 135

3.4 Dự báo các mô hình điểm dân cư đô thị đặc thù khác 137

3.4.1 Đánh giá sơ bộ hiện trạng phát triển của Thành phố Hà Nội và vùng ven đô 137

3.4.2 Dự báo nhu cầu phát triển vùng ven đô 143

3.4.3 Quan điểm mở rộng và phát triển thành phố 147

3.4.4 Đề xuất mô hình dân cư vùng ven đô 151

3.5 Dự báo phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong quá trình đô thị hoá vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng lân cận và Thành phố Hà Nội 157

3.5.1 Quan điểm chung về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 157

3.5.2 Dự báo phát triển mạng lưới giao thông trong vùng: 157

3.5.3 Dự báo phát triển cấp nước trong vùng 162

3.5.4 Dự báo về tiêu thoát nước mặt trong vùng 163

3.5.5 Dự báo về xử lý nước thải và ô nhiễm môi trường, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp vùng 164

3.5.6 Dự báo về phát triển mạng lưới cấp điện trong vùng 165

3.6 Dự báo Những tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình đô thị hoá Hà Nội 166

3.6.1 Một số vấn đề quy hoạch phát triển đô thị chưa phù hợp với yêu cầu BVMT 166

3.6.2 Những tác động tiêu cực đối với môi trường nước 167

3.6.3 Những tác động tiêu cực đối với môi trường không khí và tiếng ồn Hà Nội 169

3.6.4 Những tác động tiêu cực đối với quản lý chất thải rắn 169

3.6.5 Những tác động tiêu cực đối với môi trường đất 170

3.6.6 Những tác động tiêu cực đối với cây xanh Hà Nội 172

3.7 Kiến nghị các giải pháp quy hoạch và kỹ thuật BVMT để phát triển bền vững trong quá trình đô thị hoá Hà Nội đến năm 2020 173

3.7.1 Kiến nghị về giải pháp quy hoạch để BVMT trong quá trình đô thị hoá từ nay đến năm 2020 173 3.7.2 Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật BVMT trong quá trình đô thị hoá Hà Nội đến năm 2020 173 6 Chương IV : chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đth – cnh- hđh và phát triển bền vững thủ đô hà Nội 184

4.1 Nhóm các chính sách tổng thể nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa, CNH-HĐN và phát triển bền vững 184

4.1.1 Nhóm chính sách quản lý, phát triển quá trình đô thị hóa, đẩy nhanh CNH-HĐH Hà Nội trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 184

4.1.2 Chính sách phát triển đô thị 187

4.1.3 Chính sách phát triển văn hóa - xã hội 189

4.1.4 Chính sách phát triển y tế, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ 190

4.1.5 Chính sách sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường Hà Nội 192

4.1.6 Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chính sách phát triển Thủ đô 193

4.2 Nhóm chính sách và cơ chế huy động nguồn lực trong nước 195

4.2.1 Chính sách, cơ chế huy động nguồn lực từ đất đai 195

4.2.2 Chính sách, cơ chế phát triển nguồn nhân lực 197

Trang 7

4.2.3 Chính sách, cơ chế huy động vốn trong nước 197 9

4.3 Nhóm chính sách đặc thù thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA) 200

4.3.1 Đổi mới cơ chế, chính sách xúc tiến, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài 200

4.3.2 Thí điểm cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực 201

4.3.3 Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài 202

4.4 Nhóm các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa, CNH-HĐH và phát triển bền vững 205

4.4.1 Đối tượng đào tạo 205

4.4.2 Phương thức đào tạo 205

4.4.3 Nội dung đào tạo 206

4.4.4 Tổ chức triển khai 208

4.5 Khung chương trình đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng để nhận biết, thực hiện, tham gia quản lý, phát triển Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, phát triển bền vững 209

4.5.1 Đối tượng đào tạo 209

4.5.2 Phương thức đào tạo 209

4.5.3 Nội dung đào tạo, tập huấn, tuyên truyền 210

4.5.4 Tổ chức triển khai 210

4.5.5 Một số giải pháp tăng cường xã hội hóa đào tạo kiến thức quản lý đô thị 210

4.6 Nghiên cứu đề xuất " qui chế hợp tác toàn diện giữa thành phố Hà Néi và các tỉnh , thành phố trong vùng" trên cơ sở các bên cùng có lợi, cùng phát triển bền vững 211

4.6.1 Các yêu cầu bức xúc của liên kết, hợp tác giữa các địa phương 211

4.6.2 Mục đích của liên kết , hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong Vùng Thủ đô 213

4.6.3 Những nguyên tắc cơ bản của kiên kết, hợp tác về phát triển và quản lý VTĐ 213

4.6.4 Các lĩnh vực liên kết hợp tác cần được ưu tiên 214

4.6.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của các tỉnh, thành phố VTĐ trong việc thực hiện liên kết và hợp tác 215 4.6.6 Bộ máy cơ quan điều phối sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong VTĐ 216

Một số bài học kinh nghiệm–kết luận và kiến nghị 218

1 Một số đặc điểm của quá trình đô thị hoá 218

2 Một số kinh nghiệm của các nước phát triển và trong khu vực 218

2.1 Kinh nghiệm về đô thị hoá từ các nước phát triển 218

2.2 Kinh nghiệm về đô thị hoá trong khu vực 219

2.3 Những bài học lớn trong quá trình đô thị hoá, phát triển Vùng và thủ đô Hà Nội 219

3 Kết luận 223

3 Kiến nghị 223 7 Tài liệu tham khảo 232

Trang 8

1 Mở đầu:

1.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Theo nội dung đề tài được phê duyệt, đề tài có 3 mục tiêu nghiên cứu:

ư Đánh giá quá trình đô thị hoá ở Thăng Long – Hà Nội, tổng kết các bài học

ư Dựa trên cơ sở vừa là lý luận ( về quá trình đô thị hoá nói chung), vừa là

thực tiễn (về lịch sử của quá trình đô thị hoá Thăng Long – Hà Nội) để tìm ra những bài học mang tính quy luật (trên thế giới, trong nước) và những kinh nghiệm mang tính đặc thù (của quá trình đô thị hoá Hà Nội)

ư Đề xuất hệ thống quan điểm và hệ thống tiêu chí về đô thị hoá và phát triển

đô thị bền vững làm thước đo để kiểm chứng, điều chỉnh kịp thời về mô hình đô thị

hoá và phát triển thành phố Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại, bản sắc và phát

triển bền vững

ư Xây dựng mô hình đô thị hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2010-2020 và xa hơn

ư Chọn đội ngũ chuyên gia giỏi trong nước và quốc tế, có kiến thức và có

kinh nghiệm, hiểu biết Hà Nội và Việt Nam cùng tham gia nghiên cứu

ư Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, các Sở Ban ngành

thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng cùng tổ chức nghiên cứu, tổ chức các hội

thảo

1.2.2 Phương pháp tiếp cận

ư Tổ chức điều tra, đánh giá tình hình hiện trạng đô thị hoá theo một hệ

thống tiêu chí quy định của thế giới và kết quả nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả

đề tài Trên cơ sở này, rút ra những kết luận thành công và chưa thành công của quá trình đô thị hoá và phát triển thành phố Hà Nội qua từng giai đoạn phát triển của lịch

Trang 9

thị từ các nước trong khu vực và trên thế giới cùng nghiên cứu hoặc phản biện các kết quả nghiên cứu từng vấn đề, từng nội dung chương mục cụ thể và các sản phẩm của đề tài

ư Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các Bộ ngành Trung ương và các Sở

Ban ngành của thành phố Hà Nội, nhất là các các cơ quan sẽ tiếp nhận kết quả

nghiên cứu của đề tài, các Quận, Phường nội thành và các huyện, xã ngọại thành Hà Nội

ư Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các tỉnh lân cận trong việc phát triển

kinh tế, quá trình đô thị hoá, phát triển không gian, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, và cùng phối hợp điều hành trên tinh thần hợp tác cùng nghiên cứu, thự hiện và cùng có lợi

ư Tổ chức các hội thảo quốc gia, Vùng ĐB sông Hồng và thành phố Hà Nội

nhằm khai thác trí tuệ của cộng đồng các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, đại diện các khối dân cư, đoàn thể quần chúng

ư Áp dụng phương pháp dự báo phát triển trong giai đoạn ngắn và dài hạn

trên mọi lĩnh vực có liên quan, vừa định lượng vừa định tính

ư Các Trường đại học chuyên ngành như: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ;

ư Đã liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố

Hà nội như Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và

Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường để hợp tác nghiên cứu

ư Các nhà khoa học đầu ngành về đô thị hoá, về quy hoạch, phát triển đô thị,

về môi trường đô thị, về thể chế và chính sách quản lý đô thị

ư Tổ chức các cuộc khảo sát 9 tỉnh xung quanh Hà Nội để cùng bàn bạc, trực tiếp tham gia ý kiến nghiên cứu

ư Tổ chức tham qua một số thành phố quan trọng ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Tây, Vân Nam để học tập kinh nghiệm và trao đổi các nội dung nghiên cứu cần thiết,

ư Đặc biệt, đề tài đã mời 3 chuyên gia đầu ngành liên quan tham gia viết bài và trình bày tại hội thảo một số kinh nghiệm của nước phát triển ( GS Fujii, Toyo

Trang 10

University, Tokyo, Nhật bản ) các nước đang phát triển ( TS Rajiit Perera, Asian Insitute for Technology Thái Lan và TS Nathanien von Eiseidl, Philippine Urban Association )

Nhờ vậy, đề tài đã rút được nhiệu bài học quý để khai thác trong quá trình nghiên cứu, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu cũng như

sự thành công của đề tài

1.4 Kết quả sản phẩm nghiên cứu của đề tài:

Theo đề cương được duyệt, đề tài đã thực hiện đầy đủ các sản phẩm nghiên

cứu thuộc 6 vấn đề lớn với 194 chuyên đề nhánh sau đây:

ư Vấn đề 1: Tổng quan về ĐTH và phát triển đô thị, gồm 44 chuyên đề nghiên

cứu nhánh

ư Vấn đề 2: Cơ sở khoa học về Đô thị hoá và phát triển, quản lý đô thị thủ đô

Hà Nội theo hướng bền vững, gồm 32 chuyên đề nghiên cứu nhánh

ư Vấn đề 3: Lịch sử quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị 1000 năm Thăng

Long – Hà Nội, gồm 30 chuyên đề nghiên cứu nhánh

ư Vấn đề 4: Dự báo qúa trình ĐTH và định hướng chiến lược phát triển thành

phố Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH 2010-2020, gồm 41 chuyên đề nghiên cứu

nhánh

ư Vấn đề 5: Dự báo những diễn biến về môi trường trong quá trình ĐTH thành

phố Hà Nội và Vùng xung quanh, gồm 17 chuyên đề nghiên cứu nhánh

ư Vấn đề 6: Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình

ĐTH-CNH-HĐH và phát triển bền vững, gồm 30 chuyên đề nghiên cứu nhánh

2 ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình ĐTH và phát triển đô thị

2.1 ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế x∙ hội và phát triển bền vững đất nước

2.1.1 Đô thị hoá gắn liền với tăng trưởng kinh tế:

Đó là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiên tiến, hiện đại theo xu thế Công Nghiệp – Thương Mại – Dịch vụ và Nông nghiệp Đây là đặc thù của một nền kinh tế hiện đại và phát triển Xu thế phát triển này thường gắn liền với quá trình đô thị hoá hơn bất cứ quá trình phát triển nào Trong quá trình phát triển thế giới nói chung, đô thị hoá và phát triển đô thị nói riêng trên thế giới cũng như trong khu vực đã chứng minh điều này Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm vẫn ổn định ở mức trung bình từ 7.50 đến 8.00% đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội cũng như đô thị hoá, phát triển đô thị và kinh tế xã hội

Trang 11

theo hướng bền vững Đó cũng là một quy luật tất yếu của xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng

2.1.2 Đô thị hoá gắn liền với tiến trình văn minh đô thị và bản sắc văn hoá:

Đô thị hoá gắn liền với nếp sống đô thị hiện đại, gắn liền với bản sắc văn hoá dân tộc và Hà Nội Như là một nét rất đặc thù của thành phố thủ đô 1000 năm –Thăng Long, một bản sắc văn hoá đậm nét Hà thành nói riêng cũng như dân tộc Việt Nam nói chung Trải qua một quá trình đô thị hoá gần nghìn năm, nhất là từ thế kỹ thứ 19, 20 trở lại đây, bản sắc văn hoá Hà Nội đã chứng tỏ ngày càng phát triển hiện

đại, hoà nhập mà bản sắc văn hoá của Hà Nội không những không bị mất đi mà ngày càng tô đậm nét hơn, có sức hấp dẫn hơn Đó là hàng loạt các kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hoá, các cảnh quan xưa vẫn được bảo tồn bên cạnh các công trình kiến trúc hiện đại, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp liên tục được xây dựng bên cạnh các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội Đó là các nếp văn hoá ứng

xử, nếp sống trong sinh hoạt, cách giao tiếp trong xã hội và gia đình ngày càng hiện

đại nhưng vẫn lưu giữ một bản sắc văn hoá Hà Nội cổ kính xa xưa Có thể nói, đó là nếp sống văn hoá bền vững của con người và đô thị Hà Nội

2.1.3 Đô thị hoá là một quá trình phát triển đô thị bền vững

Đô thị hoá gắn liền với bảo vệ môi trường: Hà Nội vốn nổi tiếng là một thành phố rất yên ả, sâu lắng, có chiều sâu mang một bản sắc rất riêng bên cạnh một môi trường còn khá tốt, ít bị ô nhiễm bởi tác động của quá trình đô thị hoá Từ môi trường tự nhiên như hồ nước, các dòng sông nhỏ, địa hình tự nhiên uốn lượn , Hà Nội vốn có những nét riêng của một đô thị mang tính bền vững truyền thống

Là 3 yếu tố của Phát triển Bền vững: Phát triển Văn hoá xã hội bền vững, Phát triển Kinh tế bền vững và Phát triển Môi trường bền vững Trên cơ sở này, Phát triển đô thị bền vững còn được bổ sung thêm một số khái niệm khác như đảm bảo các không gian chức năng đô thị hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa các không gian vật lý kiến trúc hài hoà, bản sắc đồng thời

đem lại mô hình sinh thái đô thị hoạt

động hiệu quả và cân bằng cao nhất

Nguồn: Hội thảo Phát triển đô thị bền vững – HAU - 2007

Trang 12

2.2 Quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế x∙ hội và phát triển bền vững vùng Hà Nội là một quy luật phát triển

Lịch sử phát triển đô thị gắn liền với quá trình đô thị hoá, mà trong đó, ĐTH không thể tách rời với quá trình phát triển kinh tế xã hội Đó là một quá trình mang tính quy luật trong lịch sử phát triển xã hội nói chung và quá trình đô thị hoá nói riêng Quá trình đó cũng phản ảnh đầy đủ tất cả những thành công cũng như không thành công trong quá trình phát triển của nó Kinh tế xã hội phát triển, quá trình

ĐTH cũng phát triển, hệ thống đô thị cũng phát triển Không những thế, quá trình đó còn phản ảnh đầy đủ trình độ phát triển của chúng: tiên tiến hay lạc hậu, hiện đại hay thủ công, quy mô lớn, trung bình hay nhỏ; thu nhập cao, trung bình hay thấp, GDP liên tục tăng trưởng hay liên tục giảm,

Và tất nhiên, theo quy luật của PTBV hay PTĐTBV thì những quy luật trên, những yếu tố trên, đều mang tính quốc gia, Vùng lĩnh thổ hay một đô thị Vì thế, Vùng Hà Nội nói chung hay thủ đô Hà Nội nói riêng, chắc chắn cũng phản ảnh đầy

đủ quy luật đó Tức là, quá trình đô thị hoá và phát triển Vùng thủ đô Hà Nội và thành phố Hà Nội sẽ và phải được xem như là một quy luật Có như thế, trong mọi chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án liên quan đến phát triển mới có thể đem lại hiệu quả tích cực

2.3 Tầm quan trọng của quá trình ĐTH với phát triển đô thị, phát triển kinh tế x∙ hội và phát triển bền vững thành phố Hà nội

Ngày nay trên thế giới, các nước phát triển cũng như đang hay kém phát triển, mọi sự phát triển đều dựa trên nền tảng của phát triển kinh tế xã hội Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tại mọi quốc gia đều được xem như là một điểm xuất phát quan trọng để quyết định các chiến lược, định hướng phát triển khác của quốc gia

Có nhiều chiến lược, định hướng khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu và phương hướng phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lĩnh thổ Quốc gia này, với tài nguyên phong phú về dầu mỏ, chiến lược phát triển chủ yếu là thu nhập GPD từ dầu mỏ Quốc gia khác, với tài nguyên phong phú về biển như hải đảo, bờ biển đẹp, vũng vịnh hấp dẫn, sinh vật biển phong phú , chiến lược phát triển chủ yếu là du lịch v.v Những chiến lược ấy không thể tách rời quá trình đô thị hoá và phát triển

đô thị của mỗi quốc gia Do đó, có thể nói, ĐTH, phát triển đô thị là địa bàn phản

ảnh một cách sôi động nhất, đầy đủ nhất tốc độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lĩnh thổ Đặc biệt, đối với Vùng thủ đô càng có ý nghĩa đặc biệt Như vậy, các tiêu chí PTBV nói chung và PTĐTBV nói riêng đã được phản ảnh một cách sinh động nhất cho một quốc gia, một vùng lĩnh thổ, một thủ đô

Và tất nhiên, đất nước Việt Nam sẽ PTBV,Vùng thủ đô Hà Nội sẽ PTBV và thành phố Hà Nội, tất nhiên sẽ PTĐTBV

Trang 13

Với những lý do trên đầy, đề tài NCKH cấp nhà nước “ Quá trình đô thị hoá

Thăng Long – Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng, quy hoạch phát triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước “, mã số KX.09.05 thuộc

Chương trình Khoa học Xã hội cấp Nhà nước mang tên “ Nghiên cứu phát huy điều

kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giá trị lịch sử – Văn hoá 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện thủ đô” mang mã số KX.09 có một ý nghĩa đặc

biệt quan trọng Sau đây là Báo cáo Tổng hợp các Chương về kết quả nghiên cứu của

đề tài

Trang 14

Chương I

Cơ sở khoa học về đô thị hóa và những vấn đề cơ bản về phát triển

thành phố thủ đô hà nội

1.1 Vài nét về quá trình đô thị hóa trên thế giới

1.1.1 Những khái niệm kinh điển về đô thị hoá của thời kỳ tiền văn minh nông nghiệp và văn minh nông nghiệp trên thế giới

Đô thị trong giai đoạn này chủ yếu mang các chức năng quân sự - chính trị- tôn giáo Những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội là Nhà vua- Thầy tu và Người lính Tôn giáo đề cao vai trò của Thần linh, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần Nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan niệm về một thế giới Dương – Tạm thời và một thế giới Âm - Vĩnh cửu Do đời sống phải hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, các yếu tố thời tiết, khí hậu nên vai trò của Ông Trời được tôn vinh Điều đó tác động tới đặc trưng hình thái các công trình kiến trúc thời Cổ đại, với kiểu hình tháp ( Kim tự tháp ) hoặc giật cấp vươn lên (Đền Zigurat, Vườn treo Babylon ) Các cuộc dịch cư trong đô thị diễn ra chủ yếu

do chiến tranh, bệnh dịch và chiến tranh tôn giáo thời trung cổ Theo Mác, lịch sử cổ

đại là lịch sử của những thành phố được xây dựng trên cơ sở quyền sở hữu ruộng đất

và nghề nông Chính vì vậy trong giai đọan này lực hút của đô thị vẫn còn yếu 1.1.2 Những khái niệm kinh điển về đô thị hóa của thời kỳ văn minh công nghiệp

Chỉ đến cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ thế kỷ XVIII thì quá trình

đô thị hoá, bắt đầu từ Anh, và sau đó được diễn ra trên phạm vi toàn thế giới mới bắt

đầu mang những sắc thái mới Sự phát triển kinh tế cũng như những phát minh khoa học kỹ thuật là yếu tố thúc đẩy quá trình Đô thị hoá được biểu hiện bởi sự hình thành các khu công nghiệp, hệ thống đường xá và sự tập trung dân cư ở các khu vực trung tâm Quá trình đô thị hóa ở châu Âu diễn ra sớm hơn ở châu á, và nó cũng đặt ra những vấn đề đầu tiên cả về lý thuyết cũng như thực tiễn về mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản - công nghiệp hóa và đô thị hóa Tác giả Cerdra ( Tây Ban Nha) trong cuốn Lý luận chung về Đô thị hóa xuất bản năm 1867 đã có nhận định rằng Đô thị

hóa như một hiện tượng nhiều tầm và đa diện

Các lý luận về xây dựng Đô thị được ra đời đã thể hiện sự quan tâm của các nhà Đô thị học trước những vấn đề căng thẳng của xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa Có thể nhận thấy những lý luận đô thị đầu tiên đã thể hiện mối quan hệ với các vấn đề xã hội Đó là lý luận về đô thị không tưởng của Robert Owen với ý tưởng

Trang 15

cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội trong tổ chức cuộc sống đô thị, Uyliam Moris với ý muốn xây dựng một mô hình đô thị mới trong đó quan tâm đặc biệt tới cuộc sống của trẻ em và người lao động Cũng tương tự như vậy, mô hình thành phố công nghiệp của Tony Garnier đã khẳng định quan điểm tách biệt các khu công nghiệp khỏi khu dân cư, thể hiện quan điểm tiến bộ về sự quan tâm tới chất lượng môi trường không gian ở của người lao động ở một khía cạnh khác, lý luận thành phố vườn của Hebernege Howard đã tạo ra một cách nhìn mới về môi trường sống đô thị trong đó cần phải có sự cân bằng của yếu tố nông thôn, vốn đang bị mất dần trong quá trình đô thị hóa Với lý luận về thành phố tuyến, Soria Mata cũng đề cập tới sự cần thiết phải quan tâm tới mối quan hệ của thành phố với sự phát triển của giao thông hiện đại Với những lý luận trên có thể nhận thấy những lý thuyết đầu tiên về quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị đã xuất hiện ở châu Âu, và nó bao hàm tất cả các vấn đề liên quan tới kinh tế, xã hội và hạ tầng kỹ thuật của đô thị

1.1.3 Những khái niệm kinh điển về đô thị hoá của thời kỳ văn minh hậu công nghiệp

Thời kỳ này thế giới đã nhìn nhận Đô thị hóa mang những nét đặc trưng riêng biệt Đó là sự tăng nhân khẩu đô thị, sự thay đổi lối sống ( Louis Wirth- 1838), vai trò kinh tế ( Childe – 1950), lý thuyết Ba thành phần Dân cư của J Fourastier 1963 Trong giai đọan này, các lý luận về đô thị hóa đã có những bước mới mẻ trong tư duy, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chỉ tập trung trong biểu hiện hẹp của quá trình đô

thị hóa : Các nghiên cứu mới nhìn thấy hiện tượng mà chưa chú trọng vào nguyên

nhân Họ mới chỉ nhận thấy rằng sự dịch chuyển dân cư lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chủ yếu là từ lý do địa lý với các hệ quả là sự hình thành và

mở rộng đô thị Việc chỉ lấy số dân sống trong đô thị của một quốc gia làm chỉ số

đánh giá mức độ đô thị hóa là không hoàn toàn chính xác

1.1.4 Thời kỳ hậu công nghiệp và thời kỳ công nghệ cao thế giới,

a Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học nước ngoài

Cho đến nay, khái niệm về đô thị hóa không còn quá xa lạ đối với một thế giới ngày càng tiếp cận với nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong hệ thống đô thị của hầu hết các quốc gia trên thế giới Theo xu thế đó, nhiều khái niệm về đô thị hóa đã xuất hiện Và hiện nay, nhiều khái niệm cho rằng, do sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại nhiều điểm dân cư đô thị đã hình thành Trải qua một quá trình phát triển, những điểm dân cư đó phát triển với quy mô ngày càng lớn và được trang bị bởi những tiện nghi hiện đại và kỹ thuật tiên tiến để trở thành các điểm dân cư đô thị Những đô thị đó tập trung lại trên một một vùng lĩnh thổ với những mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế xã hội, về không gian lĩnh thổ, về cơ sở hạ tầng, về môi trường sinh thái, trên một mật độ đô thị tập trung nào

đó Lúc đó quá trình đô thị hóa xuất hiện

Trang 16

Do đó, có thể nói “ Quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển của một hệ

thống đô thị với nhiều quy mô khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau trên cùng một không gian lĩnh thổ nhất định và trong một thời gian nhất định “ Gần

đây, giáo sư Ummreddy Venkateswarlu đã định nghĩa về đô thị hóa như sau: “ Đô

thị hóa là một hệ quả tự nhiên về sự thay đổi kinh tế xảy ra vì sự phát triển của đất nước Với việc tăng thu nhập đầu người, làm tăng nhanh hàng hóa và thực phẩm, và tất nhiên, nhu cầu về các hoạt động phi nông nghiệp cũng tăng lên Nhu cầu tăng lao động khu vực hoạt động phi nông nghiệp này kích thích quá trình đô thị hóa Các chùm đô thị (Agglomerations), đã trở thành khu vực kinh tế gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng Trong quá trình phát triển đó, các khu vực đô thị phụ thuộc vào quy mô và hình thái của chúng, sự đổi mới các vùng sâu, vùng xa thông qua các mối liên kết vùng và đô thị - nông thôn Quá trình này và sự liên kết đó đã mở rộng các loại hình phát triển đô thị như phát triển các cực (Pole ) với những khoảng cách nhất định, các loại hình hành lang đô thị (Corridors), và các khu vực đô thị - nông thôn liên hoàn (Urban and Rural ontinuu )” (Dr Ummareddy

Venkateswarlu, 1998 )

Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công cuộc phát

triển của mỗi quốc gia “ Mối quan hệ tích cực đầy ý nghĩa giữa đô thị hóa và phát

triển kinh tế được hình thành Mối quan hệ này được thể hiện bỡi các yếu tố như công nghiệp hóa, thương mại hóa, tăng năng suất, tạo nhiều việc làm và cải thiện sự tiếp cận đối với những yếu tố khác nhau về sản xuất, thị trường và những cơ sở hạ tầng và các tiện nghi khác Như vậy, đô thị hóa dẫn đến tăng thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và cũng phù hợp với dân số ngày càng tăng lên Tuy nhiên, đô thị hóa cũng đưa lại một số hiệu quả tiêu cực về phát triển đô thị

và môi trường của nó nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ ” Đấy

là những tác động mang tính lý thuyết nhưng đã được chứng minh qua thực tiễn trên

phạm vi toàn cầu Những tác động đó “đối với các nước đang phát triển, quá trình

đô thị hóa càng có liên quan chặt chẽ đến quá trình công nghiệp hóa và trình độ phát triển kinh tế “ Mặt khác, nếu không đựơc quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì “ quá trình đô thị hóa cũng sẽ làm tăng các khu nghèo đô thị, làm mất cân bằng không gian đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ bị quá tải dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống đô thị ” ( Prof Tewari, 1997 )

Theo PIVÔVAROV - 1972., Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội nhiều

mặt gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội toàn thế giới và những kết quả của

nó Biểu hiện ở sự mở rộng lãnh thổ thành phố, sự tập trung dân cư, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội

Trang 17

Đô thị hóa là quá trình tập trung, đẩy mạnh và da dạng hoá những chức năng phi nông nghiệp, sự mở rộng lối sống thành thị, các hình thức cư trú tiến bộ, sự phát triển giao dịch, nền văn hoá thành thị

Đô thị hóa đi đôi với việc tăng dân số đô thị, tăng cường mức độ tập trung dân cư vào các thành phố lớn, sự mở rộng không ngừng của lãnh thổ thành phố

Tóm lại, tập hợp các quan điểm về đô thị hoá giai đoạn này có thể định nghĩa

đô thị hoá:

Đô thị hoá là quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế- xã hội- văn hoá - không gian- môi trường, là sự phát triển tất yếu của lịch sử thế giới, gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ và các quan hệ xã hội Biểu hiện ở sự tập trung dân cư, thay đổi nghề nghiệp, cơ cấu lao động, tổ chức lại không gian và môi trường sống, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, đời sống và văn hoá, quản lý… với những biến đổi toàn diện trên cả khu vực đô thị và nông thôn

Đô thị hoá mang tính quy luật chung, từ những biến đổi theo chiều rộng với

sự dịch cư nông thôn- đô thị tới chiều sâu với những dòng dịch cư đô thị- đô thị Đô thị hoá có tính đặc thù của mỗi quốc gia và ngày càng chịu ảnh hưởng của các biến

đổi quốc tế

Bên cạnh các khái niệm về ĐTH, còn có một số khái niệm “ngược lại” quá trình ĐTH, như:

ư Hiện tượng: “Phi đô thị hoá” (The Counterurbanisation) : Là hiện tượng

giảm dân số tại các đô thị Chủ yếu là tại các đô thị lớn ở các nước phát triển

ư Hiện tượng “Đảo cực đô thị hoá” (polaration reversal) Hiện tượng giảm

sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn mà thay vào đó là sự tập trung dân cư vào các thành phố nhỏ và trung bình

ư Đô thị hoá khác biệt” ( Differential Urbanization ): Hiện tượng trong đô thị

không chỉ đơn thuần một dòng dịch cư từ nông thôn vào đô thị mà còn có nhiều dòng khác Đặc biệt là các dòng dịch cư giữa vùng trung tâm đô thị và ngoại ô của các đô thị lớn Có thể có các dòng dịch cư từ trung tâm tới ngoại ô, từ vùng ven vào trung

tâm, từ nông thôn tới vùng ngoại ô…

Sau năm 1960, tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và các nước Tây

Âu Tại các nước phát triển, hiện tượng đô thị hóa với dịch cư cơ học theo chiều ngang từ nông thôn ra thành thị về cơ bản đã kết thúc Thay vào đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp (dịch cư theo chiều đứng) Các nước thuộc thế giới thứ ba có tỷ lệ đô thị hóa tăng hơn so với trước đây Đô thị hóa không chỉ là quá trình tăng dân số đô thị, tập trung dân vào các đô thị lớn mà nó còn là quá trình tập trung

đẩy mạnh và đa dạng hóa các chức năng phi nông nghiệp và lối sống thành thị Đó là

Trang 18

một quá trình kinh tế xã hội nhiều mặt gắn liền với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp toàn cầu và bao trùm lên các chế độ xã hội khác nhau

Mặc dù nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển kinh tế nhưng các nhà

nghiên cứu đã khẳng định rằng, công nghiệp hóa không phải là nguyên nhân duy

nhất của quá trình đô thị hóa Theo Reisman, bên cạnh yếu tố công nghiệp hóa và tăng trưởng dân số đô thị, còn có các nguyên nhân khác, đó là quyền lực xã hội và chủ nghĩa dân tộc

Quá trình đô thị hóa ở châu Âu thời kỳ hậu công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở các nước Anh, Pháp, Đức, ý,,, là những nước đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế

và khoa học kỹ thuật Các thành phố đã không ngừng được mở rộng và phát triển Hiện tượng dịch cư cơ học đã kết thúc và được thay thế bằng dịch cư nghề nghiệp ( dịch cư tại chỗ ) Giai đoạn này đã hình thành những khái niệm đô thị hoá mới Đó là:

ư “ Đảo chiều đô thị hoá “ ( Polarisation reversal )

ư “ Đô thị hoá khác biệt “ ( Differential urbanisation )

Truyền thống xây dựng đô thị ở Pháp, Nga, Đức đã chứng tỏ việc xây dựng đô thị vừa được xem như một khoa học, đồng thời như một nghệ thuật, trong đó các vấn

đề về kinh tế, văn hóa, xã hội đã trở thành những yếu tố quan trọng tác động tới sự hình thành môi trường và không gian đô thị Khái niệm Đô thị học ( Urbanisme ) đã hình thành vào khoảng giữa hai cuộc thế chiến, trong đó bao gồm ba phạm trù chủ yếu: Đô thị học lý thuyết, Đô thị học thực hành và Đô thị học pháp qui ( Urbanisme theorique, Urbanisme operationel, urbanisme reglementaire )

Khái niệm này có khác so với ở Anh, Mỹ, nơi chỉ có khái niệm qui hoạch đô thị và thiết kế đô thị ( Urban planning & Urban design ) Các lý thuyết và đô thị hóa tại Mỹ cho thấy sự ưu tiên phát triển tập trung vào kinh tế, yếu tố làm thay đổi rõ nét

bộ mặt đô thị liên quan tới cấu trúc và hình thái của nó

Tóm lại, các nghiên cứu và phân tích đã chỉ ra rằng, đô thị hóa là một quá trình biến đổi và phát triển kinh tế xã hội cả về mặt định tính và định lượng Về mặt

định lượng được thể hiện ở sự mở rộng lãnh thổ đô thị, tăng dân cư đô thị, tăng số lượng các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp Về mặt định tính đã thể hiện ở sự tập trung dân cư đô thị ở các khu vực trung tâm, tăng chất lượng dân cư đô thị, sự thay đổi lối sống, thay đổi các hình thức giao tiếp xã hội, văn hóa đô thị, và sự chuyển dịch dân cư Đô thị hóa còn tạo điều kiện để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt những hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội

Trang 19

b Những khái niệm về đô thị hóa của các nhà khoa học Việt Nam

ở nước ta, quá trình đô thị hóa, tuy còn non trẻ nhưng cũng nằm trong quy luật chung của thế giới Và cũng đã có một số nhà nghiên cứu về đô thị hóa đã đưa ra những khái niệm tương tự Theo PGS Trần Hùng (1995), đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị nó thông qua các yếu tố:

- Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân

- Sự tăng số lượng đô thị đồng thời với sự mở rộng không gian đô thị

- Sự chuyển hóa của lao động từ đơn giản sang phức tạp, từ công cụ thô sơ sang tinh vi, cũng là từ sectơ I ( lao động nông, lâm, ngư ) sang sectơ II ( công nghiệp, thủ công nghiêp ) và sang sectơ III ( quản lý, nghiên cứu, dịch vụ) ”

- Sự chuyển hóa từ lối sống dàn trải ( mật độ thấp ) sang tập trung ( mật độ

cao ), từ điều kiện kỹ thuật hạ tầng giản đơn sang điều kiện hạ tầng kỹ thuật phức tạp ”

Như vậy, có thể nhận thấy quá trình đô thị hóa là quá trình phân bố lại cơ cấu lao động theo hướng ngày càng tăng lao động trong khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ Và hầu hết lực lượng lao động này đều từ khu vực đô thị Do đó, lao

động phi nông nghiệp trong khu vực đô thị ngày càng tăng Nhịp độ tăng trưởng kinh

tế và thu nhập GDP từ khu vực đô thị cũng không ngừng tăng lên và đóng góp trong tổng GDP của quốc gia ngày càng lớn Như vậy, bản chất của đô thị hóa đã làm cho lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng lên trong một vùng lĩnh thổ với những đặc

điểm địa lý, kinh tế, xã hội, sinh thái nhất định Quá trình đó đòi hỏi sự xuất hiện

và phát triển một hệ thống đô thị, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại cùng với các hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ Cùng với thời gian và sự phát triển nói chung, quy mô phát triển của chúng ngày càng tập trung hơn, quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, các mối quan hệ có độ phức tạp cao hơn trên một phạm vi không gian lĩnh thổ nhất định Và như vậy, một không gian đô thị hóa đã hình hành và phát triển Vì thế, quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa, xu hướng đô thị hóa cũng như

sự biến đổi về cơ cấu kinh tế-xã hội đều có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau trong các giai đoạn lịch sử

Với ý nghĩa trên, khái niệm về đô thị hóa, theo PGS TS Lê-Hồng-Kế (1997),

có thể được hiểu như sau:

ư “ Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp

phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với tỷ trọng ngày càng cao của dân số sống, sinh hoạt và làm việc trong khu vực đô thị “

Trang 20

ư “ Đô thị hóa làm xuất hiện hàng loạt những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội,

gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường.”

ư “ Đô thị hóa là việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại đô thị mà trong đó,

quy mô đô thị ngày càng lớn, kiến trúc và cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại, tính chất đô thị ngày càng đa dạng hơn theo xu thế phát triển của xã hội

ư “ Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong thái độ ứng xữ của con người

trong quá trình chuyển hóa từ lối sống, nếp sống nông thôn sang lối sống, nếp sống

bộ về phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ của loài người Đô thị hóa là phạm trù rộng không phải chỉ ở khía cạnh phát triển đô thị

Tuy nhiên quá trình dịch cư nông thôn- đô thị và dịch cư nghề nghiệp từ

lao động nông nghiệp- phi nông nghiệp là biểu hiện nổi bật, là nhân tố chính trong

các nhân tố của quá trình đô thị hóa và trong nhiều trường hợp được coi là đại diện của vấn đề đô thị hóa Đó cũng là nhân tố tạo nên nhiều hệ quả có tính cơ bản tạo nên những biến đổi không gian và xã hội nhất, đặc biệt ở giai đoạn đầu đô thị hóa

Chính vì sự phức tạp của quá trình đô thị hóa nên để có một định nghĩa ngắn gọn miêu tả bản chất của quá trình đô thị hóa là rất khó khăn Mỗi một nhà nghiên cứu thường đưa ra các định nghĩa khác nhau Diễn tả tổng hợp hoặc từng khía cạnh của quá trình đô thị hóa

Định nghĩa của PGS TS Trương Quang Thao: “Đô thị hoá là hiện tượng xã

hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới

đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân

bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên”

Trang 21

Trên mỗi một khía cạnh tác giả có nêu ra các định nghĩa riêng:

Trên khía cạnh cấu trúc lao động xã hội:

Đô thị hoá là quá trình chuyển đổi liên tục của cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học - công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ lớn, từ chân tay sang trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ ngày càng nhanh và rộng khắp

Về mặt dịch cư:

Đô thị hóa là quá trình dịch cư liên tục bao gồm dịch cư nghề nghiệp và dịch cư địa lý với các hình thái chủ yếu, lúc đầu là dịch cư nông thôn - đô thị, sau đó là

dịch cư đô thị - đô thị tạo nên bức tranh sinh động của di động x∙ hội

Về khía cạnh quan hệ đô thị hoá và lối sống:

Đô thị hóa là quá trình biến đổi liên tục của đời sống vật chất và đời sống tinh thần theo hướng tăng cường tiêu thụ các giá trị vật chất và giá trị văn hoá do chính người lao động làm ra với tư cách là một cá thể và là một thành viên của xã hội tổng thể và bằng sức lao động sáng tạo của mình

Trên khía cạnh đô thị hóa và gia đình:

Đô thị hoá là quá trình tác động lên gia đình và hộ ở làm cho quy mô của nó

thu gọn lại từ những gia đình lớn đến những gia đình nhỏ, gia đình nhiều thế hệ đến

gia đình hạt nhân Các chức năng gia đình tuy vẫn luôn thể hiện vai trò của một

nhóm x∙ hội thu gọn, một thiết chế xã hội cơ bản, song nội dung và vị trí các chức

năng đều trải qua biến động

Về khía cạnh đô thị hoá và môi trường đô thị:

Đô thị hóa là quá trình khu biệt hóa xảy ra đồng thời với quá trình tích hợp hoá các nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu giao tiếp được phản ánh vào trong cấu trúc không gian đô thị Nói cách khác cấu trúc quy hoạch tổ chức không gian đô thị phải tương hợp với cấu trúc các nhu cầu xã hội

Trên bình diện hệ thống các đô thị:

Đô thị hóa là quá trình hình thành từng bước mối liên kết giữa các đô thị với nhau, từ đơn lẻ đến các tập hợp đa dạng, từ những đô thị độc lập đến các cụm đô thị, chùm đô thị, chuỗi đô thị, hành lang đô thị và lưới đô thị, từ những địa bàn lãnh thổ hẹp đến những địa bàn ngày càng rộng lớn, trong đó thành phố cực lớn giữ vai trò tạo vùng trong thế năng động của toàn xã hội

Về đô thị hoá và hệ sinh thái đô thị:

Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trường xây dựng mang lại cho cộng đồng con người những tiến bộ nhiều mặt song nó cũng làm cho môi

Trang 22

sinh bị tổn thương và ô nhiễm nặng nề, đòi hỏi phải luôn luôn tìm tòi ở cả hai bình diện kỹ thuật và pháp lý nhằm tạo thế cân bằng động trong hệ sinh thái điểm dân cư, tức là lập các mối quan hệ sinh động giữa ba yếu tố tạo nên môi trường sống của con người là môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên tái sinh cả ở ba cấp độ không gian vĩ mô, trung mô và vi mô

PGS Đàm Trung Phường - Đô thị Việt Nam, tập I - Nhà xuất bản Xây dựng

1995 đã đưa ra định nghĩa: “Đô thị hóa là một quá trình diễn thế kinh tế - xã hội -

văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra

sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự.”

Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác thiên nhiên sẵn có như nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật cũng có thể nói là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp (hiểu rộng) phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là đô thị

1.1.5 Chứng minh những khái niệm về đô thị hoá vào thực tiễn trong lịch sử đô thị hoá trên thế giới, khu vực châu á và ở nước ta, với quá trình đô thị hoá tại các vùng thành phố thủ đô

a Các giai đoạn phát triển của quá trình đô thị hóa trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu

Châu âu, Châu Mỹ, Châu úc và một số nước Đông á là những vùng có mức

độ đô thị hoá cao Trung Mỹ, Tây á và một số nước Châu âu là vùng có tỉ lệ dân số sống tại đô thị trung bình Châu á và Châu Phi vẫn là 2 châu lục có mức độ đô thị

hóa thấp nhất, từ 25%-50% và đan xen một số nước có tỉ lệ rất thấp, dưới 25%

* Tại khu vực Mỹ La Tinh

Tại đây được nổi bật bởi tốc độ đô thị hoá rất cao và bắt đầu từ khá sớm đạt mức độ 76,8% (2003) Giai đoạn từ năm 1930 đến 1970 là thời kỳ đô thị hoá mạnh

Trang 23

mẽ nhất của khu vực Tuy nhiên vào giữa những những năm 1975 và 2000, quá trình

đô thị hóa ở khu vực này bắt đầu đi xuống

* Tại Mêxico

Quá trình đô thị hoá nơi đây diễn ra khá phức tạp, với từng giai đoạn phát

triển của đất nước Thời kỳ Thuộc địa, từ năm 1521 đến năm 1821: đô thị hoá mang tính cưỡng bức do chịu tác động của chế độ thực dân Thời kỳ đầu Dân chủ, 1821 -

1940 là giai đoạn tăng trưởng chậm của cả nước, đô thị hoá chủ yếu góp phần do

dòng dịch cư từ vùng chiến tranh vào các trung tâm Giai đoạn 1940-1970 : đô thị

hoá đã đi vào quy luật, nền kinh tế và công nghiệp phát triển là nhân tố chính Dân

số tại các thành phố lớn tăng đột biến đặc biệt tại thủ đô Mexicocity Bắt đầu nảy

sinh những vấn đề đô thị Giai đoạn 1970 đến nay đô thị hoá do dịch cư nội địa dần

kết thúc, bắt đầu hình thành dòng nhập cư quốc tế vào thủ đô Mexico và một số thành phố khác Thực tiễn đô thị hóa tại Mexico đã minh chứng cho tính thay đổi của quy luật đô thị hóa

* Tại Argentina và đại thành phố Buenos Aires

Đây là một quốc gia phát triển với 37 triệu dân và có tỷ lệ đô thị hoá rất cao,

khoảng 88% dân số sống tại các thành phố Quá trình đô thị hoá thực sự bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX và có tốc độ tăng trưởng nhanh Những chính sách khuyến khích

nhập cư có nguồn gốc đa dạng của chính phủ ( những người Tây Ban Nha, Italia,

Đông Âu, Tây Âu, Trung Cận Đông và thổ dân ) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy quá trình đô thị hoá tại đây Vùng thủ đô Buenos Aires là một thành phố toàn cầu, một vùng đô thị lớn thứ ba ở Mỹ Latinh với 12,6 triệu dân Sự bùng nổ không kiểm soát nổi của quá trình đô thị hoá đã dẫn tới những vấn đề lớn của đô thị

* Tại Australia và thủ đô mới Canberra

Tại đây đã chứng tỏ quá trình đô thị hóa diến ra tuy muộn nhưng lại phát triển rất nhanh tại Châu úc Australia có một dải đô thị lớn bám dọc theo bờ biển phía

Đông Nam, là nơi kết tụ kinh tế - dân cư của cả nước Đến giai đoạn cuối của quá

trình đô thị hoá, khi nền kinh tế của cả nước trong giai đoạn tiến bộ, sự phát triển của các thành phố vào sâu trong nội địa Australia là xu hướng tất yếu Canberra với vị trí

là một thủ đô mới được xây dựng đã trở thành một thành phố hành chính, văn hoá và thương mại Có thể coi Canberra là một “thành phố tiêu thụ” Quá trình dịch cư từ các thành phố khác tới Canberra vào những năm 80 không góp phần vào quá trình đô thị hoá của cả nước nhưng nó đánh dấu một xu hướng phát triển mới tại Australia Hiện tượng đô thị hoá phân tán (counter-urbanization) bắt đầu hình thành tại Australia và được tạo ra nhờ nhân tố xã hội và văn hoá

Trang 24

* Tại Anh

Đây là thành phố đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ

XVIII Với mức độ đô thị hóa đạt 51% vào năm 1891 và dần hoàn tất vào những năm

1950 với tỷ lệ gần 80% Giai đoạn kết thúc của quá trình đô thị hóa tại Anh ở thế kỷ

XX là sự bắt đầu của một xu hướng mới, phát triển đô thị phi tập trung Tâm lý di cư

ra vùng ven sinh sống là xu hướng chủ yếu của cư dân London Một số dòng dịch cư tĩnh dưỡng và nghỉ hưu ra các thành phố Hampshire, Buckinghamshire và Bershire Trong khi đó dân nhập cư vào London có tới 67% là dân của các nước có thu nhập cao, tỉ lệ dân nhập cư lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp

* Tại Pháp

Nơi đây, quá trình đô thị hoá bắt đầu từ rất sớm và có tốc độ phát triển nhanh Pháp là một nước có tỷ lệ nhập cư cao và kéo dài suốt gần một thế kỷ Do tác động của sự nhập cư ồ ạt từ nước ngoài, quá trình đô thị hoá của Pháp trong giai đoạn này mang tính chất tự do, không theo quy luật dẫn tới hàng loại các vấn đề phức tạp về

đô thị Năm 1950, nước Pháp bước vào một giai đoạn đô thị hoá mạnh mẽ, tỷ lệ dân

số đô thị tăng nhanh, từ 54,3 % năm 1950 lên 71,1% vào năm 1970 với hơn 36 triệu dân sống tại các đô thị Sang đầu thế kỷ XX, thủ đô Paris của Pháp đã trở thành một thủ đô cực lớn (metropolis) và phát triển hàng đầu Châu Âu

b Các giai đoạn phát triển và quá trình đô thị hóa ở Châu á và châu Mỹ la tinh.

* Quá trình đô thị hoá ở châu á

Một là chứng bệnh “ đầu to”, được thể hiện ở sự phát triển kinh tế chỉ tập trung ở một số thành phố lớn Hai là yếu tố dịch cư từ nông thôn ra thành thị càng có tác dụng làm tăng cường sự phát triển tập trung của Đô thị Ba là tỷ lệ dân lao động phi nông nghiệp vẫn còn thấp Ngoài ra, việc đòi hỏi bức bách cũng như sự quá tải trong việc cần phải phục hồi các thành phố bị tàn phá sau chiến tranh là nguyên nhân khiến cho việc khôi phục các thành phố đã bị lệ thuộc vào các thiết kế cũ mà lẽ ra phải được qui hoạch theo thiết kế mới

Tại Nhật Bản và Tokyo, vào giai đoạn đầu những năm 70 trở về trước, là quá trình mở rộng nhanh chóng các khu đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới Từ sau

Trang 25

năm 1960 có sự gia tăng đột biến về quy mô và số lượng các thành phố Mức độ đô thị hoá đạt 20% vào năm 1920, tăng lên 41% năm 1960 và 52% năm 1970 Từ giữa những năm 70, đô thị hoá diễn ra theo chiều sâu Đặc biệt, từ những năm 80 trở lại

đây đô thị hoá mang tính chất chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin Giá đất tại thủ đô Tokyo và không gian đô thị lộn xộn là hệ quả của sự tương phản giữa phát triển kinh tế và quản lý xây dựng đô thị Môi trường cũng trở thành vấn đề thách thức với thành phố

Tại Hàn Quốc và Seoul, một đất nước có tốc độ đô thị hóa nhanh chưa từng thấy trên thế giới, quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trong 40 năm vào cuối thế kỷ

XX sau giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, với 80% lao động trong ngành nông nghiệp vào năm 1960 giảm xuống chỉ còn 11% vào năm2000

Seoul đã trở thành hạt nhân thu hút dòng dịch cư từ các vùng nông thôn lên thành phố vào những năm 70 Đến nay, cực hút đảo về các thành phố lân cận thủ đô như Yongdong, Yongdongp’o -Yoido và Ch’amsil do tác động bởi những hệ quả của quá trình đô thị hoá tại thủ đô Seoul Điều đáng lưu ý là, Hàn Quốc chỉ mất 40 năm

để hoàn thành giai đoạn phát triển đô thị

Tại Trung quốc và Bắc Kinh, một trong những quốc gia có nền văn minh lâu

đời nhất thế giới nhưng quá trình đô thị hoá lại bắt đầu rất muộn và chậm Quá trình đô thị hoá của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1949 với 11,78% dân số tại đô

thị Giai đoạn 1949- 1957: là thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm

Giai đoạn 1958- 1965 là thời kỳ mà quá trình đô thị hoá có biến động do những

chính sách về công nghiệp hóa tác động Giai đoạn 1966-1976 là thời kỳ “Cách

mạng văn hoá” với nhiều chính sách sai lầm, kinh tế kém phát triển, trình độ công

nghiệp hóa, đô thị hóa đều tụt hậu Đến năm 1978, Trung Quốc đã bước sang thời kỳ

cải cách kinh tế, mở cửa thị trường quốc tế Tạo điều kiện để quá trình đô thị hóa phát triển với quy mô lớn

Tại ấn Độ và thành phố NewDelhi, quá trình đô thị hóa đang phát triển với tốc độ trung bình Dân cư lao động là nhân tố chính tác động tới quá trình đô thị hoá của cả nước, được thể hiện bởi sự phát triển không gian thành phố, đặc biệt là thủ đô Delhi và các vùng ven sông Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa với sự tăng trưởng dân

số và sự không đáp ứng nổi của hệ thống hạ tầng là nguyên nhân tạo ra những khu nhà ổ chuột ở thành phố Delhi.

Tại Inđonexia và thành phố Jakarta Tại đây các nghiên cứu cho thấy, kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng 20 năm (1970-1990) của Indonesia (tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 17% lên 32%) là 2 hình ảnh trái ngược, đó là sức mạnh kinh tế và sự thiệt hại về môi trường Thực tiễn đã chỉ ra rằng, tại vùng thủ đô Jakarta, nền kinh tế tập trung đã làm tăng mức độ thị hoá với dân số chiếm 6,1% so

Trang 26

với cả nước vào năm 1961, và 11% vào năm 2000 Môi trường đô thị xuống cấp, nhà

ổ chuột tồn tại ở nhiều nơi tương phản với hình ảnh hiện đại của trung tâm thành phố

Xu hướng đô thị hoá trong giai đoạn này là quá trình chuyển cư từ trung tâm

Jakarta sang vùng đô thị xung quanh – Botadek, bắt đầu hình thành hiện tượng “đảo

cực đô thị hoá”.

Tại Thái Lan và Băngkốc, có thể nhận thấy đây là thành phố lớn nhất khu vực

Đông Nam á Băngkốc điển hình với căn bệnh đầu to của các nước đang phát triển

Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh mạnh, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, Băngkốc đã bộc lộ những đặc điểm riêng của mình Trước hết, đó là sự phát triển thiếu tương đồng giữa việc tập trung dân cư và việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông Việc phát triển thiếu quy hoạch là một nguyên nhân dẫn đến sự phát triển manh mún và hỗn loạn Hai là, vấn đề văn hoá đô thị ngày càng trở nên phức tạp, tệ nạn xã hội gia tăng do tác động một phần của quá trình đô thị hoá

Từ thực tiễn đó cho thấy sự vận động của quá trình đô thị hoá rất phức tạp, đa dạng và có sự khác biệt theo bối cảnh ở từng khu vực kinh tế, văn hoá, địa lý Qua các giai đoạn đô thị hoá, vai trò của lý luận đối với thực tiễn có khác nhau

* Các nước đang phát triển tại châu Mỹ La Tinh, gặp rất nhiều khó khăn do

chưa kiểm soát được quá trình đô thị hoá Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, các vấn đề tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá thể hiện rõ nét

c Khái niệm lý thuyết và thực tiễn đô thị hóa tại Hà nội và vùng xung quanh*

Giai đoạn Pháp thuộc: Giai đoạn này gắn liền với một số thời điểm quan trọng: Tháng10/1888, Pháp chiếm đóng Hà Nội Từ năm1888-1945, Pháp tiến hành hai chương trình khai thác thuộc địa tại Đông Dương Từ năm 1944-1945, Hà Nội chịu sự chiếm đóng của phát xít Nhật Ngày 19/08/1945, Hà Nội giành được độc lập Năm 1946, Pháp quay lại xâm chiếm Hà Nội Từ năm 1946-1954 tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp Ngày10/10/1954, chính quyền Việt Nam tiếp quản Hà Nội

Những biến chuyển về mặt dân cư: Xuất hiện nhiều thành phần dân cư mới với những khác biệt về đời sống Giai đoạn trước năm 1945 tác nhân đô thị hóa là yếu tố kinh tế và chính trị Thành phố đã thu hút một bộ phận dân cư các vùng xung quanh Từ sau năm 1945, tác nhân đô thị hóa là cuộc chiến tranh Đông Dương

Những biến chuyển về mặt văn hóa xã hội: Hình thành nhiều nếp sống khác nhau, từ người nông dân cũ, dân lao động, dân từ các vùng lân cận; nếp sống tiểu tư sản thành thị: nếp sống trưởng giả của tầng lớp tư sản Tệ nạn xã hội như thuốc phiện, tệ hát cô đầu, mại dâm, băng nhóm du đãng Nhà cầm quyền áp dụng chính

Trang 27

sách ngu dân, đào tạo hạn chế đối với người bản xứ Phục vụ y tế và các cơ sở hạ tầng xã hội khác chủ yếu phục vụ cho người Pháp, những người thuộc tầng lớp trên

Một số biến chuyển trong định hướng về quy hoạch Từ năm 1888 đến 1920

trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Đông Dương, người Pháp xây dựng Hà Nội thành thủ đô của Liên Bang Đông Dương, với hệ thống đường phố rộng

rãi được quy hoạch theo mạng ô cờ Từ năm 1920-1945, chương trình khai thác

thuộc địa lần thứ hai với các hoạt động xây dựng mang tính tổng thể Vai trò của Ernest Hesbrard, người đầu tiên thiết kế quy hoạch hoàn thiện và mở rộng Hà Nội (năm 1923) Đặc điểm nổi bật là đã áp dụng những nguyên tắc, phương pháp hiện

đại trong việc lập quy hoạch Hà Nội được lập quy hoạch không gian, phân vùng chức năng đô thị, có định hướng phát triển mở rộng trong từng giai đoạn

Những biến đổi về không gian đô thị: Nhà máy sản xuất công nghiệp xuất hiện tuy chưa nhiều Giao thông vận tải được cải thiện với các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường sắt và một số công trình giao thông (cầu Long Biên) được xây dựng Tiến hành xây dựng hệ thống cống ngầm, nhà máy điện Yên Phụ (1930), nhà máy n-

ước Yên Phụ (1904 - 1906), các biệt thự sang trọng cho người Pháp, tương phản với các khu ổ chuột của người dân lao động bản xứ Các công trình công cộng chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc phương Tây Cuối năm 1946, thực hiện chính sách

“Vườn không nhà trống”, một số lượng lớn các công trình, nhà ở của Hà Nội đã bị phá hủy Từ năm 1946-1954, người Pháp tập trung cho các mục tiêu quân sự

* Khái niệm lý thuyết và thực tiễn quá trình đô thị hóa Hà Nội giai đoạn từ năm

1954 đến năm 1986

Giai đoạn này gắn liền với một số thời điểm quan trọng: Từ năm1954-1965,

Hà Nội bắt tay xây dựng thủ đô XHCN Từ năm 1965-1968, bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất Từ năm 1971-1972 giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai Nam1973 ký kết hiệp định Giơnevơ, Mỹ và

đồng minh rút quân Chiến tranh chấm dứt tại miền Bắc Ngày 30/04/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất Và từ năm 1975-1986, Hà Nội phát triển, là thủ đô của Việt Nam thống nhất và tiến lên CNXH

Những biến đổi về địa giới và dân cư đã không dựa trên nhu cầu, thực tiễn

phát triển kinh tế - xã hội Xu hướng “nông thôn hóa thành thị” Từ năm 1955-1975,

tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 2,8% Từ năm 1975-1986 tốc độ tăng dân

số còn ở mức khoảng 1,7% Ngay từ những năm 60, Nhà nước đã xây dựng các kế hoạch di chuyển dân tới các vùng kinh tế mới Tại Hà Nội, cũng như tại các thành phố lớn khác đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tăng dân số Từ năm 1955-

1975, chiến tranh leo thang của Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam đã tác động tới phát triển đô thị và đã để lại nhiều hậu quả nặng nề Từ năm 1975 - 1986 Chính phủ đã

Trang 28

phát động các kế hoạch di dân từ khu vực đô thị, trong đó có Hà Nội, đến các vùng kinh tế mới

Một số biến chuyển trong định hướng về quy hoạch Từ năm 1954-1965 lập phương án quy hoạch cải tạo Hà Nội quy mô 1 triệu dân, diện tích khoảng 20.000 ha

có xu hướng phát triển về phía Bắc sông Hồng Do ảnh hưởng của cuộc chiến nên thành phố đã chuyển sang phương án phân tán, chú trọng tới yếu tố an ninh quốc phòng Từ năm 1965-1975 đã thực hiện một số bước của dự án chuyển thủ đô từ Hà Nội lên Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Từ năm 1975-1986 xây dựng chùm đô thị Hà Nội với hạt nhân chính là Hà Nội Do ảnh hưởng của chiến tranh Biên giới nên đã có điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch Hà Nội đến năm 2000, định hướng phát triển chủ yếu của thành phố Hà Nội về phía Nam

Tình hình xây dựng nhà ở đã có những biến chuyển đáng kể Những năm 1956-1960, Hà Nội đã xây dựng nhiều khu ở một tầng với cấu trúc đơn giản như khu

An Dương, Phúc Xá, Mai Hương, Đại La Từ năm 1961-1965, đã xây dựng

Những năm 70, nhiều khu ở mới khác đã được xây dựng, hình thành những khu ở mới ngày càng hoàn thiện như các khu Trung Tự, Giảng Võ, Thanh Xuân Bắc, Thành Công, Khương Thượng Số liệu năm 1985 cho thấy diện tích nhà ở của khu vực nội thành Hà Nội mới được khoảng 4,2 triệu mét vuông, trong đó hơn 60% là thuộc sở hữu của Nhà nước và tập thể

Sự phát triển của các khu công nghiệp bao quanh Hà Nội Phía Tây thành phố

có khu công nghiệp Thượng Đình Phía Nam có khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Thanh Trì - Minh Khai, khu Văn Điển Phía Tây Bắc có khu công nghiệp Chèm Phía Đông Bắc, bên kia sông Hồng có nhà máy xe lửa Gia Lâm, các nhà máy ở khu Yên Viên,

Đông Anh Ngoài ra trong nội thành còn có một số nhà máy khác như nhà máy dệt kim Đông Xuân, nhà máy Dược phẩm, nhà máy in Tiến bộ, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo Sau khi chiến tranh kết thúc, công nghiệp tập trung chủ yếu vào việc phục hồi các xí nghiệp bị hư hại Đồng thời, nhiều nhà máy mới cũng đã được xây dựng bằng nguồn viện trợ từ nước ngoài Vào cuối giai đoạn này, Hà Nội có trên 200

xí nghiệp công nghiệp với diện tích hơn 250000 m2

Một số đặc điểm khác: Các công trình công cộng thời kỳ xây dựng XHCN uợc xây dựng hầu hết đều không có dấu ấn kiến trúc đặc sắc Các khu dân cư nông nghiệp trong thành phố vẫn tồn tại đan xen Nhiều công trình giao thông quan trọng

đ-đã được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại hoặc xây mới như ga Hà Nội, sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương Hệ thống cấp điện đáp ứng được 60-70% nhu cầu Hệ thống cấp nước đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu Hệ thống thoát nư-

ớc không được cải thiện nhiều

Trang 29

Những biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa Thời kỳ tập trung bao cấp, nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong mua bán phân phối các sản phẩm, vật dụng , Lúc đó doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo Các hoạt động tư nhân bị hạn chế Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Quan niệm về con người, về đặc thù nghề nghiệp thời xã hội chủ nghĩa chủ yếu đề cao những công việc cho các cơ quan nhà nước Hoạt động thương mại, dịch vụ, trí thức đã có thời không được đề cao, nhất là trong chiến tranh Với quy chế quản lý chặt chẽ về mọi mặt nên các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội, các loại hình tội phạm đều ở mức thấp Trong các đô thị đã hình thành nếp sinh hoạt cộng đồng mới theo tập thể, Đoàn, Hội, Hợp tác xã, tổ dân phố thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần dân cư

* Khái niệm lý thuyết và thực tiễn đô thị hóa tại Hà Nội giai đoạn từ 1986 tới nay

Vào đầu những năm 90, địa giới Hà Nội thu hẹp với 4 quận nội thành và 5

1996 trở về sau, một số quận nội thành mới lần lượt được thành lập (5 quận)

Các dạng dịch cư diễn ra hết sức đa dạng Từ năm 1986, dân số Hà Nội tăng trung bình 55.000 người/năm, số người nhập cư chiếm 35-39% số lượng tăng toàn thành phố 70-80% số lượng tăng khu vực nội thành Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dịch cư về Hà Nội là vì mục đích kinh tế (chiếm khoảng 63%) Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: kết hôn, đoàn tụ gia đình, chuyển công tác, học tập (chiếm khoảng 35%) Người nhập cư chủ yếu xuất phát từ đồng bằng Sông Hồng, miền núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ

Quá trình phát triển kinh tế Hà Nội Theo số liệu năm 2004, Hà Nội đóng góp 8% GDP và 15% thu ngân sách cả nước, GDP bình quân mỗi năm tăng 10-11% (cả nước ở mức 7-8%) Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn ở mức 1% Thu nhập bình quân của người dân là 16 triệu/năm, cao hơn trên 2 lần so cả nước Tỷ lệ thất nghiệp là 7,08% (năm 2002)

Đặc điểm đô thị hóa vùng ven Người dân vùng ven đô đã có những thói quen của dân đô thị Nếp sinh hoạt gia đình đã có nhiều thay đổi Tuổi kết hôn dần tăng Nếp sinh hoạt cộng đồng vẫn được giữ lại nhưng đang dần bị mai một ở những nơi

có mức đô thị hóa cao Các công trình văn hóa, tín ngưỡng của người dân bị thu hẹp Các lễ hội truyền thống ven đô vẫn thu hút được người dân tham gia Chất lượng giáo dục tại các trường đã có những biến chuyển rõ nét Vấn đề việc làm cho người dân vùng ven trong khi đất nông nghiệp bị thu hồi

* Các lý luận về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam

Khác với các nước châu Âu, lý luận về đô thị hóa cũng như những phân tích khoa học về quá trình đô thị hóa ở chúng ta đã đi sau rất nhiều so với thực tiễn đô thị hóa Các khái niệm về đô thị và đô thị hóa dưới con mắt của các nhà khoa học trong

Trang 30

nước chủ yếu được thể hiện trên 2 khía cạnh Một là các lý luận liên quan trực tiếp tới quá trình đô thị hoá ở Việt Nam và bản chất của nó Hai là các phân tích về nội dung của quá trình đô thị hóa trong từng giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội và đặc trưng của nó Lý luận về thực chất của quá trình đô thị hóa, một số ý kiến cho rằng, quá trình di dân từ nông thôn vào thành thị với sự tập trung dân cư trong một không gian nhỏ hẹp là quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chính sang một xã hội thành thị với sản xuất công nghiệp dịch vụ là chính Và chính vì vậy đô thị hoá đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế Về nội dung của quá trình đô thị hóa, có ý kiến cho rằng, đô thị hóa là một quá trình biến đổi nội dung kinh tế, văn hoá, xã hội trong một không gian nhất định gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật Quá trình đó diễn ra trong sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, chuyển đổi lối sống và mở rộng không gian thành hệ thống

đô thị, song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự

Tóm lại, có những thay đổi và phát triển toàn diện về mọi mặt đời sống kinh

tế xã hội trong quá trình đô thị hóa của Hà Nội: Dân số Hà Nội tăng mạnh, lượng người nhập cư vào Hà Nội tăng cao trong đó vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ lớn Tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao, thu nhập bình quân ngày càng được cải thiện Quá trình đô thị hóa tác động đến vùng ven một cách mạnh mẽ, nhiều quận mới được

thành lập Hà Nội ngày càng củng cố vai trò là trung tâm chính trị lớn nhất của cả

nước Các tính chất tạo thị khác như kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hoá cũng có tác động đến quá trình đô thị hoá Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá của

Hà Nội cũng đang nảy sinh nhiều yếu tố bất cập: Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị phát triển không tương ứng, môi trường đô thị bị ô nhiễm, nhà ở không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, trong sinh hoạt văn hóa - xã hội của người dân xuất hiện nhiều mặt trái của cuộc sống, tệ nạn xã hội tăng

1.1.6 Xây dựng hệ thống quan điểm và hệ thống tiêu chí trên cơ sở khai thác quy luật chung và quy luật đặc thù về quá trình đô thị hóa thủ đô Hà nội và vùng xung quanh

a Quy luật đô thị hóa ở các nước tư bản

ư Nền kinh tế thị trường và đô thị hóa là nền tảng của lịch sử phát triển đô thị

trên thế giới Quy luật của nền kinh tế thị trường bao gồm: Quy luật cung – cầu và

Quy luật cạnh tranh Sự phát triển và tăng trưởng của một đô thị phụ thuộc vào lượng

hàng hóa và dịch vụ do nó cung cấp, phụ thuộc vào tổng thu nhập của một đô thị cũng như mức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nội địa của đô thị Khả năng phát triển của một đô thị phụ thuộc vào tính cạnh tranh của nó trên nhiều khía cạnh và nhiều cấp

độ: cạnh tranh giữa các ngành, giữa các địa điểm, giữa các thành phố trong một quốc gia, giữa các thành phố thế giới, giữa các quốc gia với nhau để thu hút đầu tư

Trang 31

ư Trong khung cảnh đó, CNH đã và đang là nhân tố quan trọng nhất tạo nên

ĐTH theo quy luật chung như: sự gia tăng dân số đô thị với tốc độ rất cao, sự chuyển

đổi rõ rệt cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp Đặc biệt có sự phân công lao động xã hội Về cấu trúc không gian có sự biến đổi: Tập trung ở giai đoạn

đầu như một trung tâm tài chính thương mại dịch vụ (Chicago), và phân tán ở giai

đoạn sau (Los Angeless)

ư Toàn cầu hóa chỉ sự tái cấu trúc trật tự kinh tế thế giới và tổ chức lại các hệ thống sản xuất và phân phối trên trường quốc tế, tạo thành một trật tự đô thị thế giới

có các quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó khăng khít lẫn nhau Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến những thay đổi kinh tế cực kỳ cơ bản như: sự phi CNH ở các nước phát triển; tốc độ CNH ở các quốc gia công nghiệp trẻ (new industrial countries) đặc biệt là các ngành công nghiệp tinh xảo, kỹ thuật cao; tốc độ CNH ở nhóm các nước thế giới thứ ba, các nước đang phát triển, sử dụng nhiều nhân công tay nghề thấp

ư Các thành phố trong hệ thống đô thị thế giới có thế được sắp xếp theo tầng

bậc dựa vào sức mạnh kinh tế của nó – bao gồm: kinh tế quốc gia, kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế được đan kết với nhau thành một hệ thống đô thị toàn cầu Mối quan

hệ giữa các thành phố trong hệ thống đô thị tòan cầu cực kỳ đa dạng và phức tạp thông qua các ‘dòng chảy’ hàng hóa, tài chính, lao động trực tiếp giữa chúng Vị trí của thành phố đó trong trật tự của hệ thống đô thị tiàn cầu phụ thuộc vào mức độ thu hút đầu tư nước ngoài của một thành phố, mức độ phát triển và ĐTH của mỗi thành phố Nó cho phép chúng ta so sánh các thành phố với nhau và hiểu được hình thái phát triển của chúng

b Quy luật đô thị hóa ở các nước Thế giới thứ ba, các nước đang phát triển ở

châu á

Quá trình ĐTH ở các nước thế giới thứ ba và ở khu vực Châu á khá đa dạng

do những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính sách cũng như điều kiện thực thể rất đa dạng Tuy nhiên, quy luật ĐTH của nhóm các nước này cũng có những đặc điểm chung như sau: sự gia tăng dân số đô thị chóng mặt; sự dịch cư nông thôn - thành thị,

sự tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế, chỉ ở một vài thành phố lớn (bệnh đầu to) Sự phát triển thiếu đồng đều giữa các vùng trong một thành phố tạo nên các vấn

đề xã hội: nghèo đói, mất an ninh, tệ nạn mại dâm…

c Hệ thống quan điểm và tiêu chí khai thác các quy luật chung

* Đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế

Đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận trong thời gian tới phải

theo hướng tạo điều kiện cho những vận động của nền kinh tế thị trường lành mạnh, nhằm khai thác tối đa các tiềm lực cho phát triển kinh tế - xã hội và không gian Các

Trang 32

tiêu chí là: Tỷ lệ đóng góp GDP toàn quốc của Hà Nội, giá trị sản xuất hàng hóa theo

từng thành phần kinh tế, từng ngành kinh tế Tổng mức doanh thu tiêu dùng hàng

hóa theo các thành phần kinh tế: khu vực nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Hà Nội và tỷ lệ gia tăng số lượng các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh

tế Hà Nội

* Đẩy mạnh Công nghiệp hoá và phát triển nền kinh tế tri thức

Quá trình đô thị hoá Hà Nội phải phản ánh và hỗ trợ nền kinh tế Hà Nội và các vùng lân cận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách chọn lọc, hạn chế các ngành công nghiệp nặng, gây ô nhiễm, giá trị gia tăng thấp; từng bước chuyển dần sang nền kinh tế thông tin và tri thức để thúc đẩy kinh tế nhanh chóng, vừa khai thác những tiềm năng tối đa của Hà Nội lại vừa hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình phát triển Vì vậy quan điểm là phải chọn lọc các ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội như: công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch; công nghiệp tinh xảo, công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp du lịch Các tiêu chí bao gồm: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm trong GDP Hà Nội, tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao trong GDP Hà Nội, tổng doanh thu từ du lịch của Hà Nội hàng năm, tỷ trọng

đóng góp của ngành du lịch trong GDP Hà Nội, số lượt khách du lịch đến Hà Nội/năm Những ngành công nghiệp này phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của Hà Nội, phù hợp với điều kiện đất chật người đông, đồng thời tạo điều kiện cho

Hà Nội tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ trên toàn thế giới ở một khía cạnh khác, nó còn làm giảm tối đa khả năng môi trường bị ô nhiễm

* Quy luật đô thị hóa của Hà Nội chịu ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ hóa toàn cầu

Trong giai đoạn văn minh công nghệ cao, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế thông tin, tăng cường khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ cao nhằm rút ngắn khoảng cách trong phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân Cần tích cực phổ biến các công nghệ hiện đại, đẩy nhanh các chương trình điện tử hóa trong công tác quản lý từ nhà nước tới các doanh nghiệp, nhà nước cũng như tư nhân Đồng thời tránh nguy cơ là nơi tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng, các dây chuyền sản xuất đã lạc hậu, hạn chế tối đa việc nhập các dây chuyền công nghệ cũ trong sản xuất Từ đó có thể đưa ra các tiêu chí về số lượng máy tính/dân, số lượng máy điện thoại, điện thoại di động, nối mạng Internet, tỷ lệ đăng ký Website, tỷ lệ phần trăm cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế sử dụng và điều hành công việc bằng công nghệ hiện đại, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, tỷ trọng đóng góp của các hoạt động khai thác du lịch, trong đó cần phải nhận

Trang 33

thức rằng, quy luật đô thị hoá của Hà Nội đang và sẽ chịu ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ toàn cầu Vì vậy cần phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh

tế thông tin, tăng cường khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ cao nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và quốc tế

* Nâng cao khả năng bứt phá về mặt kinh tế văn hóa xã hội

Xuất phát từ tính chất cạnh tranh là một trong những quy luật chung của đô thị hóa trên toàn thế giới, đô thị hoá Hà Nội phải khẳng định vị thế của Hà Nội trong khu vực và trên thị trường quốc tế Hà Nội là thủ đô, luôn luôn là tấm gương mẫu mực đi đầu trong các lĩnh vực phát triển kinh tế văn hóa xã hội Vì vậy Hà Nội phải

có những bước đột phá cũng như phát huy ảnh hưởng so với các khu vực bao quanh Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư cho các thành phần kinh tế tư nhân cả trong và ngoài nước Những giải pháp cần lưu ý là: Nâng cao hạ tầng giao thông quốc tế như sân bay, cảng biển, cải thiện hệ thống ngân hàng, tài chính tín dụng, tập

chuẩn bị quỹ văn phòng cho thuê, khách sạn và nhà ở cao cấp, cải thiện điều kiện sống và môi trường đô thị, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước Đồng thời phải có những giải pháp chuẩn bị cho những tác động kinh tế từ bên ngoài khi gia nhập khối toàn cầu

Để làm được điều đó cần phải đưa ra các tiêu chí về tỷ lệ đóng góp GDP toàn quốc của Hà Nội, giá trị sản xuất hàng hoá, tổng mức doanh thu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như tỷ lệ gia tăng số lượng các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội

* Nâng cao chất lượng sống đô thị

Một khía cạnh khá quan trọng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội là việc cần phải nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị Điều này có một ý nghĩa hết sức quan trọng khi mà chủ nghĩa thực dụng cũng như sự thiếu quan tâm tới chất lượng cuộc sống đô thị của các chủ đầu tư đã làm cho đô thị bị khai thác cạn kiệt tài nguyên, đời sống của cư dân đô thị trở nên bị dồn ép và quá tải, các công trình xây dựng lấn át thiên nhiên và cảnh quan Để tránh tình trạng trên cần tránh tiến hành

đô thị hoá mà không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như cơ

sở hạ tầng đô thị

Các tiêu chí đề ra cần phải liên quan tới việc đảm bảo sự an toàn cho người dân đô thị, đảm bảo về không gian sống, đảm bảo cho người dân tránh khỏi những thiên tai hạn hán do thiên nhiên gây ra Điều đó được thể hiện ở chỗ:

Một là, sự an toàn hàng ngày phải được quan tâm khi người dân phải đối mặt với những vấn đề về tai nạn giao thông, trật tự an ninh ở các địa phương nơi mình cư

Trang 34

trú, an ninh trong không gian sinh hoạt cộng đồng, với những đe dọa về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm an toàn thực phẩm, ô nhiễm văn hóa phẩm đồi trụy…

Hai là, sự an toàn trong hiểm họa bao gồm những thách thức từ thiên tai: hạn hán, bão lụt, sự ngập úng tại các khu vực trũng… hỏa hoạn, động đất đang rình rập con người

Ba là, sự an toàn về mặt tinh thần, thể chất và phúc lợi xã hội Chúng ta đang

được thế giới đánh giá cao về sự tiến bộ

* Cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực quản lý

Giống như các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa của Hà Nội diễn ra trong bối cảnh có sự bất cập giữa một bên là nhu cầu và động thái đô thị hóa phát triển mạnh mẽ và một bên là nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực quy hoạch và quản lý phát triển đô thị chưa tương xứng Chính vì vậy không nên kìm hãm sự phát triển của tốc độ đô thị hóa mà cần nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý, cải tiến hệ thống chính sách quản lý trong quá trình đô thị hóa

Hệ thống hạ tầng của Hà Nội mặc dù đã có nhiều thay đổi và chỉnh trang nhưng chưa đáp ứng các nhu cầu của hoạt động đô thị, đặc biệt hệ thống giao thông

đã không đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển Vì vậy

để đảm bảo việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị cần phải đặt ra các tiêu chí liên quan tới tỷ lệ vốn đầu tư vào cải thiện điều kiện hạ tầng, tương quan tỷ lệ giữa tổng chiều dài các tuyến đường trên số lượng dân cư (ngàn dân), tỷ lệ phần trăm giữa các loại phương tiện giao thông, trong đó cần đặc biệt lưu ý tới việc hạn chế lượng xe

ô tô , xe tải Các công ty taxi đã sử dụng nhiều diện tích lòng đường làm bãi đỗ xe, nhiều tuyến phố sử dụng diện tích lòng đường làm bãi đỗ xe máy, các tòa nhà cao tầng mọc lên trong lòng Hà Nội càng tạo nên sự căng thẳng về sự không đáp ứng nổi cho các bãi đỗ xe Vì vậy bên cạnh việc phát triển hạ tầng cần đẩy mạnh việc nâng cao năng lực quản lý đối với các cán bộ, nhân viên điều hành trong không gian

* Lịch sử

Lịch sử Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu đời gần 1000 năm Trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài liên miên để giành độc lập dân với nhiều thời kỳ có

Trang 35

đặc thù khác nhau: Thời kỳ phong kiến (trước 1875), thời kỳ Pháp thuộc (1875 - 1945), thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ 1945 đến 1975), thời kỳ thống nhất

đất nước (1975 - 1986), thời kỳ sau Đổi mới đến nay Đặc điểm về hệ thống hành chính, quản lý nhà nước nói chung và quản lý đô thị nói riêng có sự tồn tại đồng thời hai bộ máy ở cả trung ương và địa phương

* Đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu

Hà Nội có vị trí, địa thế rất đẹp và thuận lợi, nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú, có khoảng cách tới biển vừa phải Địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi đại, bãi bồi

cao và các bậc thềm địa hình Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, độ

ẩm và lượng mưa lớn Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông và một hệ thống ao hồ dày đặc

* Đặc trưng của một nền văn hóa Việt

Đó là nền văn hóa dung hòa, hòa trộn kết hợp, linh hoạt, dễ thay đổi Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kiến trúc và cấu trúc không gian đô thị Tuy nhiên với tâm lý “trọng nông khinh thương” khá phổ biến trong xã hội trước đây

và những ảnh hưởng của cấu trúc làng xã, không thoát khỏi sự níu kéo của nông thôn với đô thị nên cũng tác động tới đặc trưng hình thái đô thị

e Các quy luật đặc thù của Hà Nội:

* Đặc thù về sự dịch cư

Quy luật đô thị hóa của Hà Nội hiện nay vừa mang các đặc điểm chung của quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa – với các dòng dịch cư cơ học nông thôn – thành thị, vừa mang các đặc điểm của đô thị hóa giai đoạn hậu công nghiệp với các hiện tượng dịch cư theo chiều sâu - tức là dịch chuyển nghề nghiệp: công nhân - tri thức - dịch vụ

Bên cạnh xu hướng đô thị hóa chủ đạo là tập trung dân cư (hướng tâm) , quy luật đô thị hóa của Hà Nội còn có những xu hướng phụ, đó là hiện tượng đô thị hóa li tâm ra các vùng ven, và các địa phương lân cận

Quy luật ĐTH của Hà Nội phản ánh mối quan hệ hữu cơ đan xen giữa đô thị

và nông thôn trên cả hai khía cạnh không gian và hoạt động đô thị, thể hiện ở sự tồn tại và vai trò của các làng xóm trong lòng và ở rìa đô thị Làng xã ĐTH là nơi chứa

đựng những vấn đề phức tạp nhất: đền bù để thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề chuyển

đổi nghề nghiệp, lối sống, vấn đề nâng cấp cơ sở hạ tầng

* Đặc thù về kinh tế:

Quy luật đô thị hóa của Hà Nội thể hiện một quá trình đô thị hóa trên nền tảng của nền kinh tế đặc thù của Việt Nam, đó là nền kinh tế có nguồn gốc từ một

Trang 36

nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, có sự biến đổi cấu trúc kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

* Đặc thù về tính chất đô thị:

Đô thị hóa của Hà Nội chịu ảnh hưởng quyết định bởi vai trò và vị thế của Hà Nội trong toàn quốc Hà Nội là thành phố Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội của cả nước

* Đặc thù về cấu trúc không gian:

Quy luật đô thị hóa của Hà Nội trên khía cạnh không gian chịu ảnh hưởng của cấu trúc đô thị mang tính lịch sử hơn là cấu trúc mang tính chức năng Điều này thể hiện ở cấu trúc Hà Nội gồm các khu vực đô thị có hình thái và đặc điểm rất khác nhau phản ánh các giai đoạn phát triển khác nhau trong lịch sử chứ không phải là các khu vực có chức năng rõ ràng; đồng thời thể hiện một cấu trúc hình thái không gian

đô thị hữu cơ, phi tầng bậc trên cả khía cạnh giao thông lẫn sử dụng đất

* Đặc thù bởi các yếu tố thiên nhiên:

Các yếu tố tự nhiên đặc trưng ở đây chính là sông Hồng và hệ thống hồ ao dày đặc trên toàn bộ lãnh thổ thành phố

* Đặc thù bởi yếu tố con người:

Đô thị hóa của Hà Nội luôn phản ánh sự tập trung tinh hoa trí tuệ và văn hóa của cả nước, những diễn biến tích cực và tiêu cực của các vấn đề văn hoá xã hội của các đô thị lớn cùng tồn tại trong quá trình phát triển

f Đề xuất hệ thống quan điểm và tiêu chí về đô thị hóa cho Hà nội

* Quan điểm 1: Tiếp nhận và khai thác nguồn lao động

Hà Nội sẽ không hạn chế và kìm hãm sự dịch cư cơ học vào đô thị Ngược lại,

để tiếp nhận và khai thác tối – ưu nguồn nhân lực cho sự phát triển, Hà Nội cần phải

có chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng lao động ở cả khu vực sản xuất công nghiệp và cả khu vực dịch vụ – tri thức

Ba tiêu chí: Tiêu chí đánh giá tốc độ đô thị hóa (%), đánh giá cơ cấu lao

động, tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực

* Quan điểm 2: phát triển vùng

Đô thị hóa của Hà Nội phải được nhìn nhận trên quan điểm phát triển vùng, tức là mọi định hướng chiến lược, quy hoạch, chính sách và biện pháp cho Hà Nội cần phải được xây dựng trên qui mô và trong mối quan hệ vùng với các địa phương lân cận

Năm tiêu chí: Tiêu chí về điều kiện giao thông liên vùng, phân bố dân cư

vùng, phân bố nguồn lực đầu tư trên qui mô vùng, phân bố và liên kết các hoạt động

Trang 37

kinh tế trong hệ thống vùng, các cơ chế, chính sách, và giải pháp phối kết hợp giữa các địa phương trong vùng

* Quan điểm 3 Liên kết đô thị - làng xã - nông thôn

Làng xã đô thị hoá và các điểm dân cư nông thôn đan xen kề cận thành phố là một phần không thể tách rời trong chiến lược và định hướng phát triển, mở rộng của

đô thị Cần đặt làng xã đô thị hoá trong mối quan hệ tổng thể của đô thị Có các chính sách và giải pháp phù hợp để đảm bảo tính gắn kết, tính bền vững cả về khía cạnh xã hội, văn hoá và tổ chức không gian trong quá trình phát triển

Bảy tiêu chí: Tiêu chí đô thị hóa các làng xã - chuyển đổi nghề nghiệp,

chuyển đổi chức năng sử dụng đất và các chính sách đền bù đất đai; Tiêu chí chất

l-ượng hạ tầng kỹ thuật, môi trường của làng xã đô thị hóa; Tiêu chí chất ll-ượng hạ tầng xã hội ; Sự liên kết làng xã đô thị hoá với đô thị: Hạ tầng, quản lý, xã hội; Tính

ổn định, bền vững của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của dân cư; Những giá trị văn hoá truyền thống được bảo vệ

* Quan điểm 4: Phát huy vị thế và chức năng của Hà Nội

Phát huy vị thế của Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, là trung tâm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế, thương mại dịch vụ, là trung tâm khoa học, văn hoá xã hội để thúc đẩy quá trình đô thị hoá Chú ý tới sức hút của các nhân tố phi công nghiệp (các nhân tố chính trị , thương mại, dịch vụ ) để có các chính sách đầu tư , quản lý phù hợp

Bốn tiêu chí: Tiêu chí vai trò về kinh tế với quá trình đô thị hoá, Tiêu chí vai

trò về chính trị, Tiêu chí vai trò về trung tâm văn hoá, giáo dục: Tiêu chí vai trò của trung tâm thương mại và dịch vụ, du lịch

* Quan điểm 5 Tổ chức và liên kết không gian

Đô thị hoá thủ đô Hà Nội trên khía cạnh tổ chức không gian phải chú trọng các yếu tố lịch sử Sự chồng ghép các giai đoạn phát triển tạo nên những đặc trưng riêng biệt trong việc tổ chức không gian ở Phải tạo được sự kết nối hài hoà giữa khu vực cũ và mới, giữa giai đoạn trước và sau của quá trình quy hoạch xây dựng

Bốn tiêu chí: Tỷ lệ các công trình được bảo tồn, tôn tạo với số lượng các di

tích; Mức độ bảo tồn các giá trị lịch sử trên phạm vi khu vực và công trình; Mức độ kết hợp hài hoà giữa các khu vực cũ và mới phát triển về mặt không gian; Sự kết hợp hài hoà giữa phần mới và cũ về mặt xã hội

* Quan điểm 6: Khai thác quỹ di sản thiên nhiên

Đô thị hóa phải gắn liền với bảo vệ và khai thác theo hướng bền vững quỹ di sản sinh thái: sông hồ, cây xanh, mặt nước để tạo ra một thành phố sinh thái, hài hòa với thiên nhiên

Trang 38

Năm tiêu chí: Tỷ lệ các ao hồ được đưa vào khai thác có hiệu quả cho việc

bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị; Mức độ khai thác cảnh quan sông Hồng trong hệ thống cảnh quan đặc trưng của đô thị; Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng/người; Số lượng công viên; Đa dạng các loại hình, quy mô công viên tương ứng với bán kính phục vụ trên địa bàn thành phố

* Quan điểm 7: Khai thác yếu tố văn hóa trong đô thị hóa

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho Hà Nội với vai trò là trung tâm văn hoá hội tụ các đặc điểm văn hoá của cả nước, nhấn mạnh tính chất văn hoá đô thị vùng đồng bằng sông Hồng Phát huy sức mạnh của văn hoá và nguồn lực phi vật thể

để hạn chế tối đa các tiêu cực xã hội xảy ra trong quá trình đô thị hoá

Năm tiêu chí: Số lượng các cơ quan trung ương có các nhà khoa học tham gia

các hoạt động phát triển thành phố; Các chỉ tiêu phát triển thành phố trên khía cạnh văn hoá, xã hội; Tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội mại dâm, ma tuý và các tội phạm khác so với cả nước; Số lượng các trung tâm văn hoá, điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật; Số lượng các hoạt động văn hoá mang tính đặc trưng của văn hoá Hà Nội (lễ hội, biểu diễn, ẩm thực, tuần lễ du lịch…)

1.2 Quá trình đô thị hóa trên thế giới

Quá trình đô thị hoá thời kỳ cổ đại

Phần lớn các đô thị cổ đại đều hình thành và phát triển tại vùng đồng bằng

lưu vực các dòng sông lớn, nơi khí hậu ấm áp, có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp và giao thông đường thuỷ Đó là lưu vực sông Nil ở Đông- Bắc Phi, giữa lưu vực sông Tigre và Euphrat ở Tây á, lưu vực sông Hằng ở ấn Độ, lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử ở Trung Quốc Đô thị cổ đại

ra đời nhanh chóng trở thành trung tâm chính chi phối mọi hoạt động xã hội và là địa bàn phát triển của văn minh nhân loại

Quá trình đô thị hoá thời kỳ Phong kiến

Thời kỳ chiếm hữu nô lệ chấm dứt, thế giới bước sang một trật tự kinh tế xã hội mới: chế độ Phong kiến Khác với thời kỳ trước - một nước lớn thống trị nhiều dân tộc, thời kỳ Phong kiến đã xuất hiện những quốc gia Phong kiến độc lập ở các khu vực khác nhau Nhìn chung, sự hình thành và phát triển hình thái xã hội Phong kiến là một quá trình đa dạng, phức tạp, diễn ra không đồng đều ở các quốc gia trên thế giới kể cả điểm khởi đầu lẫn kết thúc ở châu Âu, chế độ Phong kiến hình thành

từ thế kỷ thứ V, kéo dài đến hết thế kỷ XV, trong khi nhiều nước thuộc Châu á, Châu Phi, chế độ Phong kiến tồn tại lâu hơn, thậm chí kéo dài đến những năm đầu thế kỷ XX

Quá trình đô thị hoá thời kỳ tư bản chủ nghĩa cận đại

Trang 39

Cuối thế kỷ XVI quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa manh nha xuất hiện và ngày càng phát triển trên thế giới Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

và quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng tăng đạt đến cao trào và dẫn đến cách mạng Đến giữa thế kỷ XVII, cách mạng giai cấp tư sản đã phá huỷ thượng tầng kiến trúc phong kiến, xây dựng chế độ mới, chế độ tư bản chủ nghĩa Quá trình đô thị hoá trên thế giới diễn ra rõ nét nhất

Cuối thế kỷ XVIII, thế giới tư bản Tây Âu có 15 thành phố trên 100.000 người, năm 1800 số thành phố có quy mô như vậy tăng lên tới 19 và đến năm 1902

đã có tổng số 149 thành phố lớn Vào năm 1880, dân số đô thị chiếm khoảng 2,4% dân số thế giới, đến năm 1850 đã có 4,3% dân số thế giới sống trong các thành phố,

trong vòng hơn 50 năm con số này tăng gần gấp 2 lần (Đặng Thái Hoàng - 2000)

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tập trung công nghiệp ở các thành phố thu hút đông đảo lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị, làm mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn càng thêm sâu sắc Đô thị tư bản chủ nghĩa có cấu trúc phức tạp hơn so với thời kỳ trước Cơ cấu thành phố bao gồm các khu chức năng: Khu dân dụng, công nghiệp, kho bãi đầu mối giao thông Trừ khu trung tâm, các khu còn lại

bố trí hỗn loạn, không có quy định về văn minh xây dựng đô thị, không chú trọng về

điều kiện sống cho con người mà chỉ chú trọng yếu tố lợi nhuận

Quá trình đô thị hoá thời kỳ hiện đại:

Năm 1928 Hiệp hội kiến trúc sư quốc tế (CIAM) thành lập nhằm đúc rút kinh nghiệm của kiến trúc hiện đại, giới thiệu những ý tưởng mới, phổ biến rộng rãi tư tưởng của kiến trúc hiện đại vào đời sống xã hội Đây cũng chính là thời điểm kiến trúc và quy hoạch thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới: thời kỳ hiện đại CIAM đã tổ chức nhiều kỳ đại hội với nhiều đề tài khác nhau, đặc biệt đã soạn thảo

Hiến chương Athen đề cập đến vấn đề đô thị và vùng đô thị, phê phán tình trạng của

các đô thị và đề ra các giải pháp khắc phục

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với sự tổn thất nặng nề về nhiều mặt trong đó có đô thị: các thành phố của Liên Xô cũ, Ba Lan bị Phát xít Đức phá hoại nhiều và nghiêm trọng nhất Sau năm 1945, tình hình xây dựng thời hậu chiến của các nước rất khác nhau, có nước phục hồi nhanh, tiến hành xây dựng sớm, có nước phải hơn 20 năm sau mới vực dậy được Các nước chiến tranh không đụng chạm đến như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Âu vẫn tiến hành xây dựng theo tiến độ bình thường Nước Anh và Pháp là 2 nước đi đầu trong xây dựng đô thị với các dự án cải tạo thủ

đô, xây dựng các vùng đô thị, các thành phố vệ tinh

Năm 1900 dân số đô thị đã chiếm 9,2% dân số thế giới Đến năm 1950 mặc

dù thế giới trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc, một số thành phố lớn bị phá huỷ

Trang 40

nhưng cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cư dân đô thị vẫn không ngừng tăng lên và chiếm tới 29,3% dân số thế giới Quá trình đô thị hoá diễn ra không chỉ ở

Bảng 1.1: Dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa trên thế giới thời kỳ 1950 – 2025

Năm Tổng dân số thế giới

( 1.000 người)

Tổng dân số đô thị thế giới ( 1.000 người)

Nguồn: Quỹ các hoạt động dân số thế giới của Liên hợp quốc (UNFPA)

các nước công nghiệp mà còn cả ở các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc đang xây dựng cuộc sống mới Đến giữa những năm 1970, cư dân đô thị đã lên đến 36,6% dân số thế giới Cuối thế kỷ XX quá trình đô thị hoá mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới do tác động của các yếu tố kinh tế và chính sách xã hội của từng quốc gia Tỷ lệ dân số đô thị thời kỳ này được ước tính hơn 40% dân số thế giới

Sự biến động dân số của những thành phố lớn (dân số hơn 1 triệu người) ở các vùng khác nhau cũng hết sức khác nhau Vào năm 1900, dân cư sinh sống ở các thành phố lớn tại các nước châu Âu là 14%, châu á là 2%, châu Mỹ ( Bắc Mỹ ) 13%, châu Phi là 1%, châu úc 17% 50 năm sau các chỉ số này đã tăng lên: châu Âu là 21%, châu á là 8%, châu Mỹ (Bắc Mỹ) 23%, châu Phi là 5%, châu úc 38% Có thể thấy quá trình đô thị hoá ở châu Âu và Mỹ (chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ) diễn ra nhanh hơn các châu lục còn lại ở châu Phi quá trình đô thị hoá diễn ra chậm vì phần lớn các quốc gia ở châu lục này mới giành được độc lập dân tộc và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới

Bảng 1.2: Tỷ lệ % dân số đô thị của các khu vực trên thế giới

Nguồn: World urbanization prospects (The 1992 Revision), United Nations

Đô thị hóa đem lại những kết quả to lớn nhưng cũng làm cho môi trường đô thị bị tổn thương Ngày nay, nghịch lý đó càng trở nên nghiêm trọng Các hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển đô thị diễn ra dồn dập trong những năm cuối của

Ngày đăng: 07/05/2014, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lịch sử thế giới, Bùi Đức Tịnh biên dịch, NXB Văn hóa, Hà Nội, 12 / 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới
Nhà XB: NXB Văn hóa
2. Các n−ớc và một số l∙nh thổ trên thế giới tr−ớc ng−ỡng cửa thế kỷ 21, Đoàn Mạnh Giao-Trần Đình Nghiêm,Văn phòng Chính Phủ-NXB Chính trị Quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các n−ớc và một số l∙nh thổ trên thế giới tr−ớc ng−ỡng cửa thế kỷ 21
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
3. Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Ngô Huy Quỳnh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Néi, n¨m 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kiến trúc Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
4. Định hướng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Việt Nam đến năm 2020, NXB X©y dùng, n¨m 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định h−ớng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Việt Nam đến năm 2020
Nhà XB: NXB X©y dùng
5. Tài liệu Hội nghị công bố và triển khai Định h−ớng Quy hoạch Tổng thể Phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, NXB Xây dựng, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị công bố và triển khai Định h−ớng Quy hoạch Tổng thể Phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020
Nhà XB: NXB Xây dựng
11. Chiến l−ợc Phát triển kinh tế x∙ hội quốc gia, thời kỳ 2000-2010, NXB Sự Thật, Hà Nội, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến l−ợc Phát triển kinh tế x∙ hội quốc gia, thời kỳ 2000-2010
Nhà XB: NXB Sự Thật
12. Xác định vai trò động lực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của nó đến phân bố dân c−, Viện Chiến l−ợc phát triển, Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định vai trò động lực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của nó đến phân bố dân c−
13. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai liên quan đến đất đô thị và đất khu dân c− nông thôn, Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Hà Nội, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và định h−ớng sử dụng đất đai liên quan đến đất đô thị và đất khu dân c− nông thôn
14. Quy hoạch Ngành và các chương trình quốc gia ở Việt Nam đến và sau năm 2000, NXB Thống Kê, Hà Nội, 12/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch Ngành và các ch−ơng trình quốc gia ở Việt Nam đến và sau năm 2000
Nhà XB: NXB Thống Kê
15. Chương trình phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2000 và 2010, Tạp chí Xây dùng, n¨m 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ch−ơng trình phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2000 và 2010
16. Báo cáo nghiên cứu Chiến l−ợc khu vực đô thị Dự án VIE.94.006 và TA- 2149-VIE, UNDP và ADB, Hà Nội, 11/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu Chiến l−ợc khu vực đô thị
17. Tài liệu Kinh tế x∙ hội chọn lọc từ kết quả điều tra quy mô lớn 1998-2000, Tổng Cục Thống Kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Kinh tế x∙ hội chọn lọc từ kết quả điều tra quy mô lớn
Nhà XB: NXB Thống kê
1.Visages De La France, Contribution au dÐbat national sur IamÐnagement du territore, DATAR, Reclus La Documentation Francase, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Visages De La France, Contribution au dÐbat national sur IamÐnagement du territore
2. Spatial Developmeny and Spatial Planning in Germany, Federal Office fá Building and Regional Planning, Bonn, March 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spatial Developmeny and Spatial Planning in Germany
6. Pacific Asia in the 21 st Century , Yeu-man Yeung, The Chinese University Press, HongKong, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pacific Asia in the 21"st" Century
9. Growth Triangles in Asia - A new approach to Regional Economic Cooperation, Myothan, Min Tang and Hiroshi Kakazu, Oford Univesity Press, Asian Development Bank, Hong Kong 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth Triangles in Asia - A new approach to Regional Economic Cooperation
14. Urban Management Programme - UMP Asia News, Vol. III No.2/2000; vol. IV No.1 Summer 2001; Vol. VI No.6 Spring 2002, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urban Management Programme
15. Urban Links, Urban Events, Urban Voices,Urban Governance Compaign No 36, February 2002, TUGI, UNDP, Kuala Lumpur, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urban Links, Urban Events, Urban Voices,Urban Governance Compaign
16. Toward a Human World-Class Metropolis, A Physical Development Framework Plan for Metropolitan Manila, 1996-2016, Metropolitan Manila Development Authority, November 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toward a Human World-Class Metropolis, A Physical Development Framework Plan for Metropolitan Manila, 1996-2016
17. Hanoi Declariation-Partnership for Urban Poverty Alleviation and Environmental Protection, Regional Workshop on cities, Poverty and Environment; Hanoi, Vietnam , 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hanoi Declariation-Partnership for Urban Poverty Alleviation and Environmental Protection, Regional Workshop on cities, Poverty and Environment

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Các thập kỷ đô thị hóa ở Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 1.2 Các thập kỷ đô thị hóa ở Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (Trang 44)
Hình 1.3: Mức độ đô thị hóa tại một số nước châu á - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 1.3 Mức độ đô thị hóa tại một số nước châu á (Trang 48)
Hình 1.4.  10 Vùng Đô thị hoá toàn quốc – Thời kỳ 2000-2020 - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 1.4. 10 Vùng Đô thị hoá toàn quốc – Thời kỳ 2000-2020 (Trang 49)
Bảng 1.6: Dân số đô thị từng vùng từ năm 1989 đến năm 1999 - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 1.6 Dân số đô thị từng vùng từ năm 1989 đến năm 1999 (Trang 53)
Bảng 3.5: Tỷ lệ dân c− đô thị của Việt Nam so với khu vực Châu á (%) - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 3.5 Tỷ lệ dân c− đô thị của Việt Nam so với khu vực Châu á (%) (Trang 122)
Bảng 3.4: Tỷ lệ dân c− đô thị của Việt Nam so với các khu vực trên thế giới (%) - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 3.4 Tỷ lệ dân c− đô thị của Việt Nam so với các khu vực trên thế giới (%) (Trang 122)
Bảng 3.6. Tỷ lệ dân c− đô thị của vn so với khu vực Đông Nam á (%) - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 3.6. Tỷ lệ dân c− đô thị của vn so với khu vực Đông Nam á (%) (Trang 123)
Hình 3.1. Vị trí Ba Vùng kinh tế trọng điểm quốc gia - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.1. Vị trí Ba Vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (Trang 125)
Hình 3.2: Việt Nam trong mối quan hệ với các n−ớc trong khu vực Đông Nam á - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.2 Việt Nam trong mối quan hệ với các n−ớc trong khu vực Đông Nam á (Trang 134)
Hình 3.3: Đô thị hóa khu vực Châu Âu - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.3 Đô thị hóa khu vực Châu Âu (Trang 135)
Hình 3.4. Vùng thủ đô Hà nội trong khu vực Đông Nam á và Nam Trung quốc - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.4. Vùng thủ đô Hà nội trong khu vực Đông Nam á và Nam Trung quốc (Trang 141)
Hình 3.6: Các quận nội thành thành phố Hà nội năm 2007 - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.6 Các quận nội thành thành phố Hà nội năm 2007 (Trang 147)
Hình 3.7 b:Phát triển về phía Nam - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.7 b:Phát triển về phía Nam (Trang 157)
Hình 3.7c: Phát triển về phía Tây - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.7c Phát triển về phía Tây (Trang 158)
Hình 3.8:Mô hình làng xóm đô thị hóa thành các phường đô thị - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.8 Mô hình làng xóm đô thị hóa thành các phường đô thị (Trang 160)
Hình 3.9: Mô hình làng đô thị hóa lân cận khu đô thị mới - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.9 Mô hình làng đô thị hóa lân cận khu đô thị mới (Trang 161)
Hình 3.10: Hình thái phát triển làng ven đô hỗn hợp - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.10 Hình thái phát triển làng ven đô hỗn hợp (Trang 162)
Hình 3.11. Mô hình làng đô thị hóa lân cận khu đô thị mới - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.11. Mô hình làng đô thị hóa lân cận khu đô thị mới (Trang 163)
Hình 3.12 : Hệ thống giao thông vùng Hà Nội và phụ cận- - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.12 Hệ thống giao thông vùng Hà Nội và phụ cận- (Trang 165)
Hình 3.5: Quá trình Quy hoạch phát triển thủ đô qua các thời kỳ 1925 – 2003 - Quá trình đô thị hoá ở thăng long hà nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị hà nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3.5 Quá trình Quy hoạch phát triển thủ đô qua các thời kỳ 1925 – 2003 (Trang 368)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w