Vấn đề giới nói chung và vấn đề giới trong gia đình ở Việt Nam vẫn cần nhiều sự quan tâm cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực nông thôn, nhận thức về giới còn kém và bất bình đẳng về giới còn tồn tại nhiều hơn do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và những định kiến giới, những hủ tục lạc hậu, những tàn dư phong kiến, thể hiện rất rõ đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề trong gia đình - tế bào của xã hội và trong suy nghĩ của nhiều người. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: "Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội". Có thể thấy, việc phối hợp, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về bình đẳng giới là thực sự cần thiết, tạo điều kiện để nam và nữ bình đẳng với nhau trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ mang lại lợi ích cho nữ giới mà còn cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
1 TRƯNG ĐI HC CN THƠ VIN NGHIÊN CU PHT TRIN ĐBSCL TIU LUẬN BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NỮ GIỚI Ở VIT NAM THỰC TRNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢNG VIÊN HC VIÊN TS. Nguyễn Quang Tuyến Hồ Vũ Linh Đan MSHV: M2413001 Phát triển nông thôn khóa 20 CN THƠ – 2013 i DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động 15 Bảng 2. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI) và xếp hạng, 1997-2011 17 Bảng 3. Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học 18 Bảng 4. Tỷ số tử vong mẹ, 1990 – 2010 22 Bảng 5. Tỷ lệ phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt, 2007 – 2011 22 Bảng 6. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2005 – 2009 23 Bảng 7. Tỷ số giới tính khi sinh, 2000 – 2011 26 Bảng 8. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và tình trạng hôn nhân, 2010 26 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội 12 Hình 2. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp 12 Hình 3. Tỷ lệ nữ Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp 12 Hình 4. Tỷ lệ cán bộ trong Ủy ban nhân dân các cấp 13 Hình 5. Ngành nghề mà nam chiếm ưu thế, 2009 16 Hình 6. Ngành nghề mà nữ chiếm ưu thế, 2009 16 Hình 7. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên, 1989 – 2009 18 Hình 8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên, 2009 18 Hình 9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được của dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và thành thị/nông thôn, 2009 19 ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG i DANH MỤC HÌNH i MỤC LỤC ii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. NỘI DUNG 3 2.1. Giới thiệu sơ lược 3 2.1.1. Giới và bình đẳng giới 3 2.1.2. Bất bình đẳng giới 4 2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng giới 5 2.1.4. Rào cản trong việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ 8 2.2. Thực trạng 9 2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 9 2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 11 2.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 13 2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo 14 2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 16 2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao 17 2.2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 19 2.2.8. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 22 2.3. Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới 26 3. KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên toàn thế giới, nữ giới đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động; số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu: Phụ nữ là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình, 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ (UNDP, 1996). Tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị bạo hành, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Mặc dù tình hình kinh tế xã hội của thế giới nói chung đã có nhiều bước tiến vượt bậc thế nhưng hiện tại có rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp, những cái hố ngăn cách về thân phận giữa nam giới và nữ giới vẫn chưa được sang bằng (Trần Thị Quế và ctg, 1999). Theo Liên hợp quốc tại Việt Nam (2000), bình đẳng giới là một mục tiêu trọng tâm và lâu dài mà hầu hết các nước đã và đang theo đuổi trong thời gian gần đây vì nó đóng vai trò hết sức quan trong trong phát triển kinh tế xã hội cũng như văn hóa hòa bình của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Đây là một lĩnh vực đa khía cạnh và đòi hỏi rất nhiều nổ lực từ Nhà nước đến cộng đồng và ý thức của từng cá nhân trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng về kỳ thị giới. Ở Việt Nam, nữ giới chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước (Ban Tổ chức chính phủ, 2000). Trong buổi tiếp các Trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11 (WLN) tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 09/2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng 2 với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Năm 2000, tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại (Lê Thi, 2000). Tháng 11/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Sự ra đời của Luật này thể hiện rõ sự cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất cả các cấp đều đóng vai trò quan trọng trong thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo về việc triển khai thực hiện Luật này (Ban Quản lý Dự án Ô Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, 2009). Sau khi Luật Bình đẳng giới được triển khai thi hành, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chính sách, mục tiêu bình đẳng giới và phát triển quyền con người. Kết quả của các nỗ lực này đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận Việt Nam như một “điểm sáng” về việc thực hiện bình đẳng giới, nâng cao quyền con người, xóa đói giảm nghèo (Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII, 2009). Theo Võ Văn Dũng (2013), chỉ số quyền năng giới (GEM) của Việt Nam đạt 0,554, đứng thứ 62/109 nước, thuộc nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới. Nói chung, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới. Việt Nam được xếp hạng thứ 42/128 quốc gia về thực hiện bình đẳng giới, tuy nhiên lại đứng thứ 103 về cơ hội học tập và thứ 91 về sức khỏe và an sinh. Vấn đề giới nói chung và vấn đề giới trong gia đình ở Việt Nam vẫn cần nhiều sự quan tâm cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực nông thôn, nhận thức về giới còn kém và bất bình đẳng về giới còn tồn tại nhiều hơn do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và những định kiến giới, những hủ tục lạc hậu, những tàn dư phong kiến, thể hiện rất rõ đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề trong gia đình - tế bào của xã hội và trong suy nghĩ của nhiều người. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ 3 chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội. Có thể thấy, việc phối hợp, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về bình đẳng giới là thực sự cần thiết, tạo điều kiện để nam và nữ bình đẳng với nhau trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ mang lại lợi ích cho nữ giới mà còn cho sự phát triển toàn diện của đất nước. 2. NỘI DUNG 2.1. Giới thiệu sơ lược 2.1.1. Giới và bình đẳng giới Vấn đề về giới và bình đẳng giới được đề cập rõ trong Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 (Số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006). Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Một số khái niệm: Giới: chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. 4 Phân biệt đối xử về giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Từ Điều 11 đến Điều 18 trong Chương II của Luật quy định chi tiết về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế) và trong gia đình. 2.1.2. Bất bình đẳng giới Điều 10 Chương I của Luật Bình đẳng giới quy định các hành vị bị nghiêm cấm: Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. Bạo lực trên cơ sở giới. Điều 40 Chương V của Luật này cũng quy định rõ các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thuộc các lĩnh vực được nêu từ Điều 11 – 18 trong Chương II. Bất bình đẳng giới mang nhiều dạng thức khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc kinh tế và sự tổ chức của một xã hội đặc thù cũng như văn hóa của bất kỳ nhóm đặc thù nào bên trong xã hội đó. Mặc dù chúng ta thường nói về bất bình đẳng giới nhưng thường là nữ giới bị kém thế hơn so với nam giới (Hồ Liễu 2013, tài liệu dịch từ Judith Lorber, 2005). Nữ giới thường nhận được tiền lương thấp hơn và thường bị ngăn chặn cơ may thăng tiến tới địa vị cao hơn so với nam giới. Có sự thiếu cân bằng trong số lượng công việc: khi hai người cùng làm việc như nhau cho để tạo thu nhập thì nữ giới lại 5 phải đảm nhận thêm công việc nội trợ và chăm con. Tuy vậy, những việc làm của nam giới vẫn được thừa nhận lớn hơn. Nữ giới được quan tâm giáo dục ít hơn nam giới thuộc cùng tầng lớp xã hội. Gần 2/3 người mù chữ trên thế giới là nữ. Ở nhiều nơi, nam giới được ưu tiên hơn trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tại nhiều nước đang phát triển, các vấn đề trong sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho những phụ nữ trẻ. Bệnh AIDS gây tử vong cho nữ giới cao hơn vì nguy cơ trong việc lây nhiễm HIV ở tình dục không an toàn đối với nữ cao hơn từ 2 – 4 lần so với nam. Sự khai thác và bạo hành tình dục đối với nữ cũng là một phần của bất bình đẳng giới. Trong chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa dân tộc, phụ nữ thường bị cưỡng hiếp như là cách để làm xấu hổ và hạ nhục của các đối thủ với nhau. Trong nhà, nữ giới dễ bị đánh đập, cưỡng hiếp và giết chết, nhất là khi họ cố rời bỏ mối quan hệ. Thân thể của nữ giới bị sử dụng như là công cụ tình dục và họ có thể bị cưỡng bức để sinh con mà họ không muốn hoặc phá thai, triệt sản ngược với ý chí của họ. Bé gái sơ sinh thường bị bỏ rơi nhiều hơn so với bé trai sơ sinh hoặc nếu xác định được giới tính, thai nhi là nữ có thể bị phá bỏ. Bản báo cáo của Liên hiệp Quốc trong năm 1980 ước tính rằng nữ giới làm 2/3 công việc của thế giới, nhận 10% thu nhập của thế giới và sở hữu 1% tài sản của thế giới. Nữ giới thiếu sự bảo vệ bởi các thiết chế xã hội và văn hóa, tông giáo, pháp luật, Hầu hết các Chính phủ đều do nam giới thống trị xã hội điều hành và chính sách phản ánh những quyền lợi của chính họ. Để nữ giới và nam giới bình đẳng thì cần thiết phải có những giải pháp xã hội chứ không phải cá nhân – chính trị nữ quyền. 2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng giới “Giải thích nguồn gốc bất bình đẳng giới: Một số vấn đề lịch sử và quan niệm” được Đinh Hồng Phúc (2013) trích dịch từ sách Lý thuyết nhân loại học của R.John McGee, Richard L.Warms, xuất bản năm 2010. Theo đó, nguồn gốc của bất bình đẳng giới được trình bày rõ trong quan điểm Macxit nữ quyền của Eleannor Leacock (1922 – 1987). Có thể giải thích nguồn gốc của điều này dựa trên Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, gạt bỏ các luận điểm máy móc cho rằng tình trạng phụ thuộc của nữ giới là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng lịch sử. 6 Về lịch sự: quan hệ giới chịu sự tác động của lịch sử đặc thù trong quá trình thực dân hóa + Trong gia đình, nữ giới dần trở nên lệ thuộc vào kinh tế nên uy thế của nam giới được mở rộng. Nhà nghiên cứu lịch sử pháp quyền Reid khi tổng hợp tư liệu về sự bình đẳng toàn xã hội của người phụ nữ Cherokee qua các bản báo cáo thuộc địa đã viết: Sự suy giảm hoạt động săn bắt và thừa nhận lối sống Mỹ trong thế kỷ 19, cùng với sự thay thế các hàng hóa sản xuất tại nhà máy bằng các hàng hóa sản xuất tại nhà đã giải phóng phụ nữ Cherokee khỏi lao động ngoài trời, họ đảm đương công việc trong nhà còn các ông chồng thì làm việc ngoài trời, nhưng nó cũng tước mất ở họ sự độc lập về kinh tế, khiến họ ngày càng giống với những chị em da trắng của mình hơn. + Khi trình bày về thị tộc Iroquois, mặc dù có xét đến các quyền ra quyết định của nữ giới nhưng Morgan nói rằng: những người đàn ông coi phụ nữ là những người “thấp kém, phụ thuộc và tôi tớ của đàn ông” và phụ nữ thực sự phải xem mình là như thế. + Sự thay đổi trong quan hệ giữa vai trò kinh tế và quyền ra quyết định của những người phụ nữ ở thị tộc Iroquois và thị tộc Huron được bàn một cách cụ thể hơn trong công trình khảo về tộc người Wyandot của Powell. Theo đó, chiến tranh là trách nhiệm của nam giới, họ thành lập “hội đồng quân sự”. Các điều khoản đàm phán quân sự không thể hiện cơ cấu hình thức quyền lực của nữ giới; hiểm họa xâm lăng tăng lên làm tăng trách nhiệm và quyền lực của hội đồng. Nữ giới không tham gia hội đồng này nên bị đánh giá thấp. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình dần mở nhạt trong bối cảnh lịch sử đặc thù của từng xã hội. Về quan điểm: dựa trên Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy + Quan điểm của Marx về sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng: giữa sản phẩm lao động và quyền lực có mối quan hệ mật thiết với nhau vì ngay từ đầu các mối quan hệ xã hội nảy sinh từ các quan hệ sản xuất, đóng góp nhiều vào sản xuất thì quyền lực càng lớn => Hình thành hệ thống cấp bậc xã hội. + Luận điểm sự lệ thuộc của nữ giới là một hiện thực phổ biến trong xã hội con người xuất phát từ luận điểm rằng xã hội cộng sản nguyên thủy về cơ bản được hình thành bởi chính những yếu tố ràng buộc và cưỡng bức, các yếu tố thiết định xã hội có 7 giai cấp. Ở đâu có sự đố kị được tạo ra giữa nam và nữ thì ở đó đố kị được giải thích là sự xung đột phổ biến giữa hai giới chứ không phải là bằng chứng cho thấy sự nảy sinh những khác biệt về địa vị giữa người đàn ông hay người đàn bà với nhau. Đối với Macxit thì bản chất con người không cố định và phổ biến mà được sáng tạo trong quá trình sản xuất => Bác bỏ luận điểm sự lệ thuộc của nữ giới là bản chất. + Theo Leacock, mặc dù giới tính và giới không tương đương nhau nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng khác biệt về sinh lý giữa đàn ông và đàn bà là cơ sở cho sự bất đình đẳng giới. Luận điểm của đông đảo các nhà Macxit cho rằng những khác biệt về sinh lý giữa hai giới – là hiện thân của những dấu hiệu về tình trạng lệ thuộc của nữ giới – chỉ được biểu hiện một cách yếu ớt trong nền văn hóa bình đẳng mà không thể hiện đầy đủ trong xã hội đô thị được tổ chức thành nhà nước dựa trên cơ sở giai cấp. + Sự mất quyền kiểm soát đối với quá trình sản xuất qua sự phân công lao động vượt khỏi sự phân công theo giới tính. Tình trạng phụ thuộc về kinh tế và xã hội của phụ nữ xuất hiện ở vài nơi trên thế giới đã hàng nghìn năm, nó cũng diễn ra ở những nơi khác trên thế giới vào lúc người châu Âu tiến hành khai khác và chinh phục thuộc địa và nó cũng phát triển ở những nơi còn lại trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. + Các trách nhiệm đối với việc tiếp thị và trao đổi của giới thay đổi tùy theo những hoàn cảnh khác nhau và lịch sử khác nhau đã thực hiện sự phân công lao động theo giới, vị trí trong cơ cấu ra quyết định của phụ nữ. Ngoài những lập luận khác nhau về tính ưu việt của nam giới thì còn những hạn chế tự nhiên của sự sinh nở và cho con bú. + Ở một số nơi trên thế giới, sự kiểm soát giới tính phụ nữ được đặc biệt coi trọng quyết định trong nội bộ giai cấp mặc dù nó đã phổ biến trong xã hội. Sự thật là công việc nội trợ có thể tách khỏi khu vực công và có thể phụ nữ phải gánh vác công việc đó mà không được trả công, nói cách khác là lao động nô lệ. Nữ giới chuyển dần sang vị trí người phục dịch trong gia đình nhà chồng hay trong các nhóm thân tộc của họ. Của hồi môn của cô dâu bắt đầu mang hình thức mua con cái do người phụ nữ ấy đẻ ra chứ không phải hình thức trao đổi quà tặng. Thay đổi về địa vị nữ giới không phải là hiện tượng thứ yếu như một số người hiểu nhầm, cũng không phải là các có trước so với hệ thống cấp bậc kinh tế như một số người quan niệm mà chúng là phần cốt lõi, không thể tách rời của những chuyển biến sâu sắc đang diễn ra cùng với sự phát triển trao đổi và phân công lao động. [...]... http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-hoc/thuyet-nuquyen/giai-thich-nguon-goc-bat-binh-dang-gioi-phan-1_130.html Ngày truy cập 29/09/2013 Hồ Liễu 2013 Sự đa dạng của những chủ nghĩa nữ quyền và những đóng góp vào sự bình đẳng giới Trích dịch từ Bất bình đẳng giới: những lý thuyết và chính trị nữ quyền biên tập lần 3 của Judith Lorber Ấn quán Đại học Oxford, 2005 Truy cập tại http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-hoc/thuyet-nuquyen/su-da-dang-cua-chu-nghia-nu-quyen_127.html... thuật, trừ trình độ cao đẳng 15 Vấn đề đặt ra là khi so sánh với nam giới, trở ngại lớn nhất đối với nữ giới trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và nắm bắt cơ hội đào tạo lại chính ở việc thực hiện vai trò giới truyền thống Nếu chăm lo việc nhà và chăm sóc con cái không ảnh hưởng đáng kể đến nam giới thì lại là vấn đề không nhỏ đối với nữ giới Những trở ngại đối với nữ giới trong việc tiếp cận... http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-hoc/thuyet-nuquyen/su-da-dang-cua-chu-nghia-nu-quyen_127.html Ngày truy cập 29/09/2013 Lê Thi 2000 Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI Tạp chí Cộng sản, 20 (10), tr 3841 Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 2000 Tóm tắt tình hình giới UNDP Hà Nội Nguyệt San 2011 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam Tổng hợp từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam 2010 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia... hình thực hiện bình đẳng giới và việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới Số: 1346/BCUBXH12 ngày 11/05/2009 Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2007 Bình đẳng giới ở Việt Nam NXB Hà Nội Võ Văn Dũng 2013 Bình đẳng giới – Đường xa vạn dặm Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam Truy cập tại http://genic.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/53994/language/viVN/Default.aspx?seo=Bi%CC%80nh-da%CC%89ng-gio%CC%81i-Duo%CC%80ng-xa-va%CC%A3n-da%CC%A3m)... định tại các khoản 1, 3 và 4 của Điều 11 Luật Bình đẳng giới, tất cả các cấp, các ngành phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất và từng bước giảm dần sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị 10 Sự gia tăng của tỷ lệ đại biểu nữ trong Hội đồng Nhân dân ở cấp xã, cũng như trong tỷ lệ nữ ở các cương vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã cho thấy... năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được (Khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới, 2006) Sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời vào năm 2006, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ... sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới, cùng với đó là các giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế Các giải pháp này đã được đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm được ban hành cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và đang dần phát huy hiệu quả Bên cạnh đó, qua thực trạng phân tích nêu ở trên, một số giải pháp cũng như tính cần... nhân lực ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành có đông lao động nữ Cần thiết thực hiện những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất làhỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn 2.2.5 Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khoa học và công nghệ là lĩnh vực mà sự tham gia của nữ giới gặp nhiều khó khăn và thách... gia đình của chính quyền cơ sở còn rất hạn chế Việc ngăn chặn và đầy lùi bạo lực gia đình cần được sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng 2.3 Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện,... thiện sự bình đẳng giới đối với từng lĩnh vực đã được lồng ghép đề cập Song song đó, ngoài việc thực hiện các giải pháp mang tầm vĩ mô và tổng quát nêu trên, có thể xem xét một vài quan điểm sau đây để đưa công tác thúc đẩy bình đẳng giới đi vào chiều sâu và cụ thể: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới . đẳng giới trong lĩnh vực lao động 13 2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gi o dục v o đ o t o 14 2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 16 2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh. nghiệp do phụ nữ làm chủ và điều hành chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 500 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên toàn quốc. Có 25% lãnh đ o nữ là quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp. lĩnh vực gi o dục v o đ o t o Gi o dục và đ o t o là những chính sách được ưu tiên đặc biệt ở Việt Nam. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực gi o dục, đặc