Nội dung sau đây sẽ giới thiệu khái quát về GAP và VietGAP (khái niệm, sự hình thành, lợi ích mang lại, quy trình thực hành); sơ lược thực trạng áp dụng VietGAP và tiêu thụ thanh long (về sản lượng, diện tích, tình hình xuất khẩu, khó khăn) ở Bình Thuận và Tiền Giang – là hai tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long áp dụng VietGAP lớn nhất nước; các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và các giải pháp để cải thiện và phát triển việc áp dụng VietGAP cho cây thanh long nói riêng và rau quả an toàn nói chung. Các thông tin được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập từ sách, báo, đề tài từ internet.
1 TRƯNG ĐI HC CN THƠ VIN NGHIÊN CU PHT TRIN ĐBSCL TIU LUẬN NG DỤNG VIETGAP TRÊN CÂY THANH LONG Ở VIT NAM TỪ 2005 ĐẾN NAY GIẢNG VIÊN NHÓM 3 PGS.TS. Vũ Anh Pháp Dương Bé Thạnh Hồ Vũ Linh Đan Trần Thị Thơm Nguyễn Thị Như Nguyễn Thị Ngọc Mai CN THƠ – 2013 i DANH SÁCH HÌNH Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long 2011 9 Hình 2. Giá thanh long VietGAP xuất khẩu sang các nước 9 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam từ năm 1999-2007 5 Bảng 2. Phần trăm mức tăng theo sản lượng và giá trị thanh long VietGAP xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 10 ii MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH i DANH SÁCH BẢNG i MỤC LỤC ii 1. GIỚI THIU 1 2. NỘI DUNG 2 2.1. Tổng quan về GAP và VietGAP 2 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về GAP 2 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về VietGAP 3 2.1.3 Lợi ích từ việc áp dụng VietGAP 3 2.1.4. Quy trình thực hành VietGAP 4 2.2. Thực trạng áp dụng VietGAP và tiêu thụ thanh long 5 2.2.1. Tình hình sản xuất và áp dụng VietGAP 5 2.2.2 Tình hình xuất khẩu thanh long VietGAP 8 2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng VietGAP 10 2.3. Chính sách hỗ trợ VietGap 12 2.4. Giải pháp cải thiện và phát triển việc áp dụng VietGAP 13 3. KẾT LUẬN 15 TÀI LIU THAM KHẢO 17 1 1. GIỚI THIU Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông sản đang ngày càng được đặt ra. Sản xuất nông nghiệp theo VietGAP đang được coi là một trong những giải pháp hiệu quả (Nguyễn Văn Doăng, 2013). Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bỗng: “Trong tình hình cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt như hiện nay chúng ta phải đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo hướng an toàn VietGAP. Đồng thời các cấp, các ngành phải quan tâm giúp đỡ, tham mưu xây dựng những mô hình thí điểm theo hướng VietGAP để sau đó chúng ta nhân rộng ra. Cần có chiến lược để phát triển bền vững để trái cây của Việt Nam có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khu vực cũng như thế giới” (Đình Tú, 2011). Việc thành lập các tổ sản xuất nông sản theo chuẩn VietGAP không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho người nông dân mà còn tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp bà con hiểu được rằng: trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành trồng trọt của tỉnh (Minh Sơn, 2013). Theo số liệu thống kê, hiện nay trái thanh long Việt Nam hiện đã có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á, trái thanh long Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn thị trường Trung Quốc. Và ở thị trường EU, cũng đã chiếm gần 40% thị phần. Loại trái này cũng đang chinh phục những thị trường khó tính khác như Nhật, Mỹ (Vũ Trọng, 2012). Đây là loại trái cây duy nhất ở Việt Nam có được vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có sức cạnh tranh cao, được trồng chủ yếu ở Bình Thuận và một ít ở Long An, Tiền Giang (Quang Ngọc, 2012). Tuy nhiên, việc xuất khẩu thanh long sang các thị trường có giá trị cao như châu Âu và Bắc Mỹ gặp khó khăn do sản phẩm trái thanh long chưa đáp ứng được các qui định về an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và môi trường. Ngày 29/9/2005, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Úc (AusAID) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm phối hợp nguồn lực hỗ trợ phát triển ngành sản xuất trái cây thanh long Việt Nam. Bước đầu, Dự án GAP được triển khai tại Bình Thuận và Tiền Giang. Doanh nghiệp tham gia vào dự án phát triển thanh long Việt Nam GAP sẽ có một số 2 đăng ký, như giấy thông hành xuất khẩu vào thị trường châu Âu sắp tới (Hương Cát, 2005). Dự án này cũng là bước đầu thử nghiệm nhằm áp dụng Tiêu chuẩn GAP vào ngành sản xuất trái thanh long ở Việt Nam nói riêng, và các loài trái cây nhiệt đới khác nói chung, như xoài, bưởi, vải Dự án sẽ hỗ trợ một số nhóm nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cải thiện phương thức sản xuất để được chứng nhận đạt yêu cầu GAP (Hương Cát, 2005). Theo Tiến sĩ Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật canh tác (Viện Cây ăn quả miền Nam), việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng, nhất là làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Bởi ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bà con còn được huấn luyện ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình sản xuất (Vũ Trọng, 2012). Nội dung sau đây sẽ giới thiệu khái quát về GAP và VietGAP (khái niệm, sự hình thành, lợi ích mang lại, quy trình thực hành); sơ lược thực trạng áp dụng VietGAP và tiêu thụ thanh long (về sản lượng, diện tích, tình hình xuất khẩu, khó khăn) ở Bình Thuận và Tiền Giang – là hai tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long áp dụng VietGAP lớn nhất nước; các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và các giải pháp để cải thiện và phát triển việc áp dụng VietGAP cho cây thanh long nói riêng và rau quả an toàn nói chung. Các thông tin được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập từ sách, báo, đề tài từ internet. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về GAP và VietGAP 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về GAP GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, là tập hợp các tiêu chí, quy định những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Qua đó, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, an toàn cho môi trường và có những căn cứ có thể truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ra. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu. 3 Theo quy định trong việc công nhận sản phẩm GAP, mỗi năm một lần, những hộ dân đăng ký sản xuất sẽ được tổ chức chứng nhận GAP đến kiểm tra để cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP. Muốn có giấy chứng nhận là một quá trình khó khăn mà tất cả những người tham gia vào sản xuất từ người làm đất, người sản xuất bón phân, phun thuốc, chăm sóc, làm cỏ, cho đến thu hoạch lúa… đều phải qua các lớp tập huấn và được lưu tên trong nhật ký sản xuất lúa để kiểm tra. Các loại bao phân, vỏ, chai thuốc… đã sử dụng cũng phải được giữ lại để đối chiếu để truy nguyên nguồn gốc về sau. Tóm lại, để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP, người nông dân phải thực hiện đúng rất nhiều yếu tố và các loại quy định kỹ thuật. 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về VietGAP VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động. Chi nhánh Hội Làm vườn Việt Nam được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 – 2007, sau đó đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng. Đến hôm nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới. 2.1.3 Lợi ích từ việc áp dụng VietGAP Chứng nhận sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng nhận giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam. 4 Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính, được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử. 2.1.3.1. Về mặt đối ngoại Tạo niềm tin cho khách hàng. Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường. Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính. Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu. Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng. 2.1.3.2. Về mặt đối nội Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu làm đất cho đến khi thu hoạch. Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm “Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sửa chữa”. 2.1.4. Quy trình thực hành VietGAP Quy trình thực hành VietGAP được ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN- KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm có 12 nội dung (với 65 chỉ tiêu đánh giá): 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2. Giống và gốc ghép 3. Quản lý đất và giá thể 4. Phân bón và chất phụ gia 5 5. Nước tưới 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 8. Quản lý và xử lý chất thải 9. Người lao động 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 11. Kiểm tra nội bộ 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.2. Thực trạng áp dụng VietGAP và tiêu thụ thanh long 2.2.1. Tình hình sản xuất và áp dụng VietGAP Đến năm 2010, cả nước ước tính có gần 20 nghìn ha trồng thanh long với sản lượng khoảng 400 nghìn tấn, trong đó Tiền Giang có khoảng 1.885 ha, Long An khoảng 1.700 ha và Bình Thuận có khoảng 15.650 ha. Ngoài ra, thanh long còn đang được trồng ở nhiều nơi khác như Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Nguyên và miền Bắc. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về trái thanh long cả về sản lượng, diện tích, năng suất. Diện tích thanh long Bình Thuận hiện nay trên 15.650 ha, sản lượng bình quân hàng năm hơn 350.000 tấn (Nguyễn Thơ và ctg, 2008). Bảng 1. Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam từ năm 1999 – 2007 Đơn vị tính: ha Năm Tây Ninh Long An Tiền Giang Bình Thuận Tổng 1999 159 1.050 1.240 2.772 5.221 2003 105 1.454 1.937 5.074 8.570 2007 110 1.288 1.666 9.773 12.837 Hệ số tăng (lần) (2007/1999) 0,69 1,23 1,34 3,53 2,46 Tỉ lệ/tổng số 2007 0,86 10,03 12,98 76,13 100 (Nguồn: Nguyễn Thơ và ctg, 2008) 6 2.2.1.1. Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở Bình Thuận Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, qua 3 năm (2009 - 2011), tỉnh đã triển khai Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Toàn tỉnh có hơn 360 tổ/nhóm với diện tích hơn 7.000 ha đăng ký tham gia sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến 30/11/2011 toàn tỉnh có 5.101 ha thanh long được xem xét, đánh giá cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015: 100% diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phải đạt theo tiêu chuẩn VietGAP (Thông tấn xã Việt Nam, 2011). Đến đầu tháng 5/2013, Trung tâm trên đã xem xét, đánh giá tái cấp giấy chứng nhận cho 36 tổ, nhóm với diện tích được cấp là 576,4 ha/740 hộ. Trong đó, cấp giấy chứng nhận mới 117,7 ha/141 hộ và tái cấp giấy chứng nhận 458,7 ha. Nâng tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện khoảng 6.561 ha, đạt 93,73% kế hoạch (7.000 ha) và 14,71% so chỉ tiêu cấp chứng nhận mới. Một trong các địa phương có diện tích thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP lớn là Hàm Thuận Nam với gần 3.600 ha và Hàm Thuận Bắc xấp xỉ 2.800 ha (Kiều Hằng, 2013). Thanh Long là loại cây trồng lợi thế, nhiều triển vọng nên ngày càng khẳng định thương hiệu Thanh long Bình Thuận trên thị trường trong nước và thế giới. Khoảng 80% tổng sản lượng thanh long được tiêu thụ tại thị trường trong nước, còn lại xuất khẩu trực tiếp hoặc bán cho doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh, vì số lượng thanh long đạt chuẩn xuất khẩu rất thấp. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là do thời tiết thất thường, cây thanh long đang phải đối mặt với nhiều loại sâu, bệnh phá hoại (Nông Nghiệp GAP, 2012). Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, các tổ, nhóm liên kết canh tác thanh long VietGAP được Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận hướng dẫn xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động theo sự điều hành của nhóm trưởng, nhóm phó, kiểm soát viên nội bộ do nông dân tự bầu và thực hiện đầy đủ, đúng cam kết các quy trình kỹ thuật trồng thanh long VietGAP. Bên cạnh đó, có sự tham gia giám sát của chính quyền và các tổ chức đoàn, hội tại địa phương. Kết quả, các tổ, nhóm liên kết sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã chuyển biến rõ nét trong nhận thức và tập quán sản xuất, kinh doanh khắc phục tình trạng sử dụng phân bón, hóa chất tùy tiện trên quả thanh long, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, (Thông tấn xã Việt Nam, 2011). Năm 2012, Bình Thuận có khoảng 18 nghìn ha cây thanh long, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 15 nghìn ha. Đặc biệt, người dân sử dụng biện pháp chong điện 7 hàng đêm trên diện tích khoảng 10 nghìn ha thanh long trái vụ nên năng suất trung bình hàng năm đạt khoảng 30 tấn/ha. Chính vụ năm nay giá thanh long tại Bình Thuận được thu mua từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg, nhưng sản lượng thu hoạch thanh long rất thấp. Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thanh long chính vụ năm nay chỉ đạt khoảng năm đến sáu tấn/ha, khoảng một phần ba so với mọi năm. Ngay cả Tổ hợp tác thanh long VietGAP Thuận Tiến có 39,6 ha thanh long với 48 hộ xã viên tham gia, sản lượng cũng chỉ đạt hơn 200 tấn. Hàng năm, chính vụ sản lượng đạt khoảng 600 tấn. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân do thời tiết, sâu bệnh thì người dân đang bị ảnh hưởng rất lớn từ việc điện lực cắt giảm đến 50% lượng điện thắp cho cây thanh long nên sản lượng cũng giảm theo 50%. Ðồng thời, các loại phí như giá điện, phân bón đều tăng nên đã đẩy chi phí lên gần gấp hai lần so trước đây. Bên cạnh đó, dù giá thanh long có cao hơn các năm trước nhưng vẫn không thể cho hiệu quả như những năm trước đó (Viết Đoàn và Tuấn Vũ, 2012). Điều này cho thấy sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn nhiều khó khăn, do chi phí đầu tư cao. Vì thế để thanh long VietGAP phát triển thì cần đảm bảo về cả số lượng và giá cả cho nông dân. Để bảo đảm nguồn gốc xuất xứ trái thanh long và giữ vững thương hiệu của mình thì không chỉ nhà vườn tham gia thực hiện mà còn có nhiều doanh nghiệp cũng tham gia. Đã có 24/180 doanh nghiệp thu mua sơ chế thanh long được tư vấn, hướng dẫn và triển khai xây dựng nhà xưởng, thực hiện các quy trình sơ chế, xử lý, đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, các doanh nghiệp này đã liên kết với địa phương và các tổ, nhóm sản xuất kiểm tra chặt chẽ quy trình sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hạn chế được tình trạng tư thương, doanh nghiệp… gom hàng rãi rác từ các nhà vườn không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu thanh long Bình Thuận (Thông tấn xã Việt Nam, 2011). 2.2.1.2. Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang Theo Vũ Trọng (2012), thanh long được xác định là 1 trong 7 chủng loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang, đồng thời đang tiếp tục được đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường. Tiền Giang hiện có hơn 2.500 ha thanh long, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Gạo, cho năng suất trên 40 tấn/ha/năm. Sau một thời gian khó khăn trong việc triển khai các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay, trên vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo cũng đã tổ chức [...]... chú ý, cây thanh long đã được Dự án GAP hỗ trợ phát triển ở hai tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang từ năm 2005 (trước khi ra đời VietGAP) Đến năm 2011, trong khoảng 15.000 ha rau, quả, chè, lúa sản xuất theo VietGAP hoặc hướng VietGAP của Việt Nam thì đã có trên 5.000 ha thanh long của Bình Thuận đạt chứng nhận; tổ hợp tác thanh long ở Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cũng được công nhận đạt tiêu chuẩn 15 VietGAP. .. mức giá là 396 USD/tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, 2012) Hình 2 Giá thanh long VietGAP xuất khẩu sang các nước (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, 2012) Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 30 quốc gia trên thế giới Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất của thanh long Việt Nam Năm 2011, Việt Nam xuất sang thị trường... cho biết thanh long hiện đang nằm trong nhóm trái cây xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tăng đều ở những năm gần đây Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu thanh long khoảng 218.500 tấn, với kim ngạch đạt 107 triệu USD, tăng hơn 81% về sản lượng và 90% giá trị so với năm 2010; 6 tháng đầu năm 2012 thanh long cũng đã mang về 76,8 triệu USD (Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 2012) Theo Sở Nông... tăng nhanh về quy mô sản xuất và tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu trong những năm gần đây, thanh long Việt Nam đang có tiềm năng lớn trong phát triển Cùng với việc áp dụng VietGAP trong sản xuất, loại trái cây này hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các loại trái cây khác trên thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên, việc sản xuất VietGAP trên cây thanh long nói riêng và các mặt hành nông sản nói chung...được mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP và được xét công nhận trong tháng 12/2011 Tổ hợp tác sản xuất thanh long Chợ Gạo đã tham gia mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, dưới sự hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, thu hút được 21 hộ nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 19,74 ha, sản lượng hàng năm 582,7 tấn; đã được Trung tâm... http://www.thucphamantoanviet.vn/ Nông Nghiệp GAP, 2012 HTX thanh long hữu cơ Phú Hội: Ứng dụng BLACK CASTINGS - VERMAPLEX vào mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP Truy cập ngày 15/09/2013 Tại website: http://nongnghiepgap.com/ Quang Ngọc, 2012 GAP trên thanh long: Bước đột phá đầu tiên của trái cây VN Báo Nông nghiệp Việt Nam http://nongnghiep.vn/ Truy cập ngày 15/09/2013 Tại website: Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Đồng... khẩu thanh long sang thị trường Mỹ (Vũ Trọng, 2012) Từ những tiềm năng sản xuất, thị trường, Tiền Giang đã có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng thanh long trong tỉnh sẽ phát triển lên khoảng 5.000 ha (Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 2012) 2.2.2 Tình hình xuất khẩu thanh long VietGAP TS Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. .. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam Đáng lưu ý là thanh long Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada và châu Âu luôn đạt mức giá cao hơn các thị trường khác 8 Hình 1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long năm 2011 (Nguồn: Trung... ích của việc áp dụng và chứng nhận VietGAP Truy cập ngày 18/09/2013 Tại website: http://www.vietcert.org/vietgaps/1189-chung-nhan -vietgap. html Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, 2013 Lợi ích của chứng nhận VietGAP & GlobalGAP Truy cập ngày 18/09/2013 Tại website: http://www.vietcert.org/vietgaps/1096 -vietgap. html Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, 2013 VietGAP: Lịch... và giá trị thanh long VietGAP xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 Đơn vị tính: % Trung Quốc Hàn Quốc Canada Nhật Bản Thái Lan Sản lượng 107 136 105 14 13 Giá trị 176,5 114 99 36 30 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 2012) Nhu cầu tăng cao ở thị trường Trung Quốc đã đẩy kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng mạnh trong nửa đầu năm 2012 Ngoài ra, yếu tố giá thanh long xuất khẩu cao hơn năm trước . xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở Bình Thuận Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, qua 3 năm (2009 - 2011), tỉnh đã triển khai Chương trình sản xuất thanh long. đến nay, trên vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo cũng đã tổ chức 8 được mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP và được xét công nhận trong tháng 12/2011. Tổ hợp tác sản xuất thanh long. Hình 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long 2011 9 Hình 2. Giá thanh long VietGAP xuất khẩu sang các nước 9 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam từ năm