Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư. Khoảng cách thu nhập này đã tạo nên sự phân hóa xã hội hết sức sâu sắc giữa các nhóm xã hội dẫn tới sự khác nhau về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có sự tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe giữa các giai cấp xã hội, giữa đàn ông và phụ nữ, giữa người trẻ và người già, người giàu và người nghèo, giữa người sống ở thành thị và người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… vẫn còn tồn tại. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống cơ sở y tế; thực trạng dịch vụ y tế ở ĐBSCL trong những năm qua; những tồn tại và thách thức trong hệ thống y tế; giải pháp để phát triển dịch vụ y tế .
1 TRƯNG ĐI HC CN THƠ VIN NGHIÊN CU PHT TRIN ĐBSCL Chuyên đề PHÂN TÍCH THỰC TRNG HOT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ Y TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2012 GIẢNG VIÊN NHÓM 3 Lê Cảnh Dũng Dương Bé Thạnh Hồ Vũ Linh Đan Trần Thị Thơm Nguyễn Thị Như Nguyễn Thị Ngọc Mai CN THƠ –2013 i DANH SCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1. Số bệnh viện và giường bệnh từ Huyện, Tỉnh đến Bộ ngành, Trung ương ở Việt Nam năm 2010 2 Bảng 2. Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế từ năm 2009 đến 2012 3 Bảng 3. Một số chỉ tiêu về mạng lưới y tế cơ sở đạt được trong năm 2010 9 DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 1. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012 3 Hình 2. Số giường bệnh phục vụ/1000 dân ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012 4 Hình 3. Tỷ lệ giường bệnh phục vụ ở từng cơ sở 5 Hình 4. Số cán bộ trên 1000 dân ở các tỉnh ĐBSCL 6 Hình 5. Số cán bộ ngành Y, Bác, Dược sĩ trên 10000 dân ở các tỉnh ĐBSCL 7 ii MỤC LỤC DANH SCH BẢNG i DANH SÁCH HÌNH i MỤC LỤC ii CHƯƠNG 1 GIỚI THIU 1 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2 2.1. Thực trạng hệ thống cơ sở y tế 2 2.1.1. Các cơ sở khám chữa bệnh 2 2.1.2. Giường bệnh 4 2.1.3. Nguồn nhân lực y tế 5 2.1.4. Trang thiết bị kỹ thuật và quản lý 7 2.1.5. Mạng lưới y tế cơ sở 8 2.1.6. Thuốc và vắc xin 9 2.2. Những thành tựu đạt được và thuận lợi trong phát triển hệ thống y tế 10 2.2.1 Những thành tựu đạt được 10 2.2.2 Những thuận lợi 11 2.3. Những tồn tại và thách thức trong hệ thống y tế 11 CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 14 CHƯƠNG 4 CC GIẢI PHP PHT TRIN DỊCH VỤ Y TẾ 16 4.1. Về tài chính và đầu tư 16 4.2. Đảm bảo nguồn nhân lực y tế 16 4.3. Phát triển khoa học, công nghệ 17 4.4. Đảm bảo cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế 17 4.5. Tăng cường hợp tác quốc tế 18 4.6. Tăng cường năng lực quản lý y tế 18 4.7. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ 18 TÀI LIU THAM KHẢO 19 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIU Việt Nam là một nước đang phát triển nên nguồn lực đầu tư và cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày một gia tăng, trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, mô hình bệnh tật thay đổi theo hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm, chấn thương, tai nạn. Thực tế như vậy càng đòi hỏi các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh phải nâng cao chất lượng về chuyên môn và dịch vụ. Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, trong đó tập trung đầu tư nguồn lực tài chính, phát triển nhân lực y tế, chuẩn hóa các hướng dẫn chuyên môn như hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc, xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, tiêu chí nông thôn mới, chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thiết lập hệ thống kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học cấp quốc gia, thành lập trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm và các văn bản hướng dẫn. Việc áp dụng các phương pháp và mô hình chất lượng trong bệnh viện đang được nhiều bệnh viện quan tâm. Đã có một số bệnh viện đi tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp và mô hình quản lý chất lượng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, thời gian vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ cả về kỹ thuật và tài chính của nhiều tổ chức, đối tác y tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Từ năm 2006-2007 Tổ chức Y tế Thế giới đã hỗ trợ đào tạo về quản lý chất lượng cho Việt Nam và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư. Khoảng cách thu nhập này đã tạo nên sự phân hóa xã hội hết sức sâu sắc giữa các nhóm xã hội dẫn tới sự khác nhau về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội trong đó có sự tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe giữa các giai cấp xã hội, giữa đàn ông và phụ nữ, giữa người trẻ và người già, người giàu và người nghèo, giữa người sống ở thành thị và người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… vẫn còn tồn tại. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống cơ sở y tế; thực trạng dịch vụ y tế ở ĐBSCL trong những năm qua; những tồn tại và thách thức trong hệ thống y tế; giải pháp để phát triển dịch vụ y tế . 2 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2.1. Thực trạng hệ thống cơ sở y tế Theo báo cáo của Bộ Y tế (2013) thì cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống y tế hiện nay từng bước được hoàn thiện và dần ổn định ở cả Trung ương và địa phương. Sau một thời gian mạng lưới y tế huyện bị phân chia thành 3 đơn vị, nay tổ chức tuyến cơ sở đã được điều chỉnh và dần ổn định. Trung tâm y tế được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện thực hiện hai chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh và quản lý các trạm y tế xã/ phường; nơi có điều kiện tách riêng bệnh viện và trung tâm y tế chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng và quản lý các trạm y tế xã/phường. Việc triển khai thực hiện nghị định số 43/2005/NĐ – CP về cơ chế tự chủ dù còn một số hạn chế cần khắc phục nhưng đã tạo điều kiện để phát triển và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế công lập. 2.1.1. Các cơ sở khám chữa bệnh Theo số liệu thống kê đến năm 2010, toàn quốc có 13.598 cơ sở với 252.747 giường bệnh. Có 1.071 bệnh viện từ Huyện, Tỉnh đến Bộ ngành, Trung ương, cụ thể: tuyến Trung ương có 44 bệnh viện với 20.610 giường bệnh; tuyến Tỉnh có 376 bệnh viện với 105.803 giường; tuyến Huyện có 615 bệnh viện với 55.190 giường bệnh; các cơ sở thuộc Bộ, ngành khác có 36 bệnh viện và bệnh viện phục hồi chức năng (không kể Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) với 9.415 giường bệnh. Bảng 1. Số bệnh viện và giường bệnh từ Huyện, Tỉnh đến Bộ ngành, Trung ương ở Việt Nam năm 2010 Số bệnh viện Số giường bệnh Trung ương 44 20.610 Bộ, ngành 36 9.415 Tỉnh 376 105.803 Huyện 615 55.190 TỔNG 1.071 141.347 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011) Từ năm 2009 đến năm 2012, tổng số cơ sở khám chữa bệnh (trực thuộc Sở Y tế) ở ĐBSCL chỉ tăng thêm 06 cơ sở. Số liệu được trình bày cụ thể ở Bảng 2. Năm 2009 có 3 155 bệnh viện, năm 2010 giảm 01 và số lượng này là 157 không đổi trong 02 năm 2011 và 2012. Phòng khám khu vực giảm nhanh về số lượng từ 113 (năm 2009) xuống còn 92 (năm 2010), số lượng đã tăng dần qua các năm sau đó (102 phòng năm 2012). Trong khi đó, số lượng bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng hầu như không biến động qua các năm. Trong cơ cấu cơ sở khám chữa bệnh, số trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên xét về số lượng, từ năm 2009 đến năm 2012, số lượng chỉ tăng 14 trạm, bình quân tăng 4,67 trạm/năm. Nhìn chung, số lượng cơ sở có tăng lên (ngoại trừ phòng khám khu vực) nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu y tế, đặt biệt là vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Bảng 2. Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế từ năm 2009 đến 2012 2009 2010 2011 2012 Bệnh viện 155 154 157 157 Phòng Khám Khu vực 113 92 94 102 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng 2 2 2 3 Trạm Y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp 1.559 1.562 1.570 1.573 TỔNG 1.829 1.810 1.823 1.835 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) Năm 2012, tổng số cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh ĐBSCL là 1.837 cơ sở. Trong đó, Long An là tỉnh có số lượng nhiều nhất với 211 cơ sở (chiếm 11,5%). Các tỉnh có số lượng cơ sở khám chữa bệnh cao Tiền Giang (193 cơ sở), Bến Tre (185 cơ sở), Đồng Tháp (169 cơ sở), An Giang (182 cơ sở), Kiên Giang (158 cơ sở). Số liệu cụ thể được trình bày ở Hình 1. Số liệu cho thấy số lượng cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh chênh lệch khá lớn (138 cơ sở). Ở một số tỉnh, việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân gặp nhiều khó khăn do hạn chế về số cơ sở khám chữa bệnh hiện có. Hình 1. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) 4 2.1.2. Giường bệnh Năm 2012, thống kê dân số của ĐBSCL là 17390,5 nghìn người. Với 30.785 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh trên 1000 dân là 1,77 (tức là với mỗi 1000 dân thì chỉ có thể cung ứng 1,77 giường bệnh phục vụ). Có thể thấy, với nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế cũng như diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh thời gian qua, số lượng giường bệnh như trên là rất hạn chế và không đủ để đáp ứng. Số liệu cụ thể cho từng địa phương ở khu vực ĐBSCL được trình bày ở Hình 2. Theo đó, các tỉnh có tỷ lệ giường bệnh trên 1000 dân cao như Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang (khoảng 03 giường bệnh/1000 dân). Các tỉnh còn lại nhìn chung đạt tỷ lệ trên 02 giường bệnh/1000 dân, ngoài trừ Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Mật độ dân số cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh phục vụ như hiện nay. Hình 2. Số giường bệnh phục vụ/1000 dân ở các tỉnh ĐBSCL năm 2012 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) Hình 3 thể hiện tỷ lệ giường bệnh phục vụ ở từng cơ sở của các tỉnh ĐBSCL. Theo đó, bệnh viện là nơi chiếm tỷ lệ cao nhất (74,93%), cung ứng ¾ số giường bệnh phục vụ, đối với các bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thì tỷ lệ này chỉ là 0,56%. Còn lại, 20,54% giường bệnh phục vụ thuộc các trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, và 3,97% giường thuộc các phòng khám khu vực. Có thể thấy, hầu hết các ca bệnh điều trị nội trú đều ở bệnh viện, trong khi đó ở bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng lại quá ít dẫn đến tình trạng quá tải thường xuyên diễn ra. 5 Hình 3. Tỷ lệ giường bệnh phục vụ ở từng cơ sở (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) 2.1.3. Nguồn nhân lực y tế 2.1.3.1. Mạng lưới đào tạo cán bộ y tế Mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế đã được mở rộng. Hiện nay, 60/63 tỉnh thành có cơ sở đào tạo từ bậc Trung học y tế trở lên, cụ thể: 17 cơ sở đạo tạo tiến sĩ ngành Y dược (10 trường, 07 Viện), 14 trường Đại học Y Dược (chiếm 8% số trường đại học trong cả nước), 33 trường Cao đẳng y tế (chiếm 14% các trường cao đẳng trong cả nước). Bậc đào tạo trung cấp y tế có 42 trường. Nhìn chung, chất lượng nhân lực y tế đã tăng lên. Nhiều cán bộ y tế đã được đào tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học như Bác sỹ nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ khoa học kỹ thuật được tăng cường, thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại… Ngành y tế phối hợp với với ngành giáo dục và đào tạo đã cải tiến chương trình đào tạo, mở thêm nhiều mã ngành mới, ở cả trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp; tăng cường đào tạo sau đại học. Tuy nhiên vấn đề nguồn nhân lực y tế cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế sau: Có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế, thiếu nhân lực y tế ở một số chuyên ngành (như y tế dự phòng, giải phẫu bệnh, tâm thần, lao…) và vùng nông thôn, vùng khó khăn. Nhân lực y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố lớn, các bệnh viện tuyến trên là báo 6 động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cần thiết ở nông thôn và cơ sở. Nhu cầu nhân lực y tế hiện nay chưa đáp ứng đủ về số lượng cũng như về chất lượng. Việc phân bổ nhân lực không đồng đều giữa các tỉnh. Những vùng kinh tế kém phát triển hơn, những vùng nông thôn thường thiếu cán bộ y tế hơn các vùng khác, chất lượng nhân lực ở các tỉnh này cũng không bằng các tỉnh kinh tế phát triển hơn, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở đây cao hơn. Tình trạng thiếu nhân lực làm việc ở các chuyên ngành y học dự phòng, cận lâm sàng, nhi, lao, phong, tâm thần là hiện hữu và có nguy cơ gia tăng, nếu không có chính sách thích hợp trong đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ. 2.1.3.2. Số lượng cán bộ y tế Theo thống kê y tế năm 2010, tổng số cán bộ y tế ở khu vực ĐBSCL là 344.876 người, trong đó bác sỹ (kể cả Ths, TS.) là 62.555 người, dược sỹ (kể cả Ths, TS) là 7.876 người, số còn lại là y sỹ, dược sỹ trung cấp, y tá, dược tá, lương y, xét nghiệm viên, kỹ thuật viên y, kỹ thuật viên dược. Các thành phố lớn, những nơi có điều kiện y tế được quan tâm đầu tư sẽ thu hút được lực lượng lớn cán bộ phục vụ. Thành phố Cần Thơ là ví dụ điển hình, nếu xét về số giường bệnh trên 1000 dân thì đây là địa phương có tỷ lệ thấp nhất, nhưng nếu xét về số lượng cán bộ trên 1000 dân thì đây là nơi có tỷ lệ cao nhất và khá cách biệt với các địa phương còn lại. Cụ thể, tỷ lệ này ở Cần Thơ là 5,0 (tức là 05 cán bộ phục vụ cho 1000 dân), Bến Tre là 4,4, Vĩnh Long là 4,3, khá chênh lệch so với các địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau chỉ với tỷ lệ là 2,3. Số liệu từng tỉnh được trình bày cụ thể ở Hình 4. Hình 4. Số cán bộ trên 1000 dân ở các tỉnh ĐBSCL (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) 7 Sự chênh lệch cũng như xếp hạng các địa phương về tỷ lệ Y, Bác, Dược sĩ trên 10.000 dân cũng tương tự với tỷ lệ cán bộ trên 1000 dân. Về Y, Bác sĩ/10000 dân, 02 tỉnh có tỷ lệ cao nhất là Bến Tre và Cần Thơ với số liệu lần lượt là 31,8 và 31,4, thấp nhất là Sóc Trăng (19,8 Y, Bác sĩ/10000 dân) và Cà Mau (19,6 Y, Bác sĩ /10000 dân). Còn về tỷ lệ Dược sĩ/10000 dân, Cần Thơ cũng là địa phương có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 18,4, Tiền Giang và Sóc Trăng là 02 tỉnh có tỷ lệ thấp (xem Hình 5). Hình 5. Số cán bộ ngành Y, Bác, Dược sĩ trên 10000 dân ở các tỉnh ĐBSCL (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân khá thấp. Việc phân bổ nhân viên y tế không đồng đều giữa các vùng miền; Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số nhân viên y tế thấp nhất, với hơn 50.000 cán bộ y tế /17,5 triệu dân (đạt tỷ lệ 23,1%). Vì vậy trong những năm tới cần ưu tiên tăng cường bổ sung nhân viên y tế cho vùng đồng bằng Sông Cửu long. 2.1.4. Trang thiết bị kỹ thuật và quản lý Trong những năm qua, hệ thống bệnh viện đã được củng cố, nâng cấp và đầu tư phát triển tương đối đồng đều từ tuyến huyện, tuyến tỉnh đến Trung ương cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật. Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế đến năm 2010 được xây dựng với sự tham gia và đóng góp của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan, bao gồm các mục tiêu chủ yếu, những giải pháp tổng thể thuộc lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, khai thác sử dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật thiết bị y tế. Tại các bệnh viện, trang thiết bị thường do chính quyền trung ương mà đại diện là Bộ y tế cung cấp theo các chương trình mục tiêu. Khi máy móc thiết bị hư hỏng thì bệnh [...]... các y u tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế, 2013 Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2013 Bộ Y tế, 2012 Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2012, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Sở Y tế tỉnh An Giang, 2013 Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2012 tỉnh An Giang Sở Y tế tỉnh An Giang Truy cập ng y 14/11/2013... địa Chất lượng của các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước chưa ổn định độ chính xác bền vững và tin c y còn thấp 2.1.5 Mạng lưới y tế cơ sở Trong những năm qua, ngành y tế đã tập trung củng cố hệ thống y tế xã, phường và y tế thôn bản Đến 2010, 98,4% số xã có Trạm y tế hoạt động, 87,44% số thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động, có 67,8% số xã có bác sĩ, 96,2% số xã có y sĩ sản nhi hoặc... chính y tế: Mặc dù tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong thời gian gần đ y đã tăng lên, nhưng vẫn thấp so với nhu cầu Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được các y u cầu đầu tư phát triển ngành y tế Tỷ lệ chi tiền túi hộ gia đình vẫn cao Chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho y tế rất thấp, mới chiếm tỷ lệ 17,6% tổng chi y tế năm 2008 Cơ chế phân bổ Ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế chưa tạo động. .. x y mới, mua sắm trang thiết bị y tế Đ y mạnh triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ y tế dưới sự giám sát của nhà nước Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp y tế có trách nhiệm đảm bảo cân đối, bố trí kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở y. .. về y tế chiếm tỷ lệ 73,8% (xem Bảng 3) 8 Bảng 3 Một số chỉ tiêu về mạng lưới y tế cơ sở đạt được trong năm 2010 Đạt (%) Tiêu chí Xã có hoạt động của Trạm y tế 98,4 Nhân viên y tế thôn bản hoạt động 87,44 Số xã có bác sĩ 67,8 Số xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã 73,8 Số xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh 96,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011) Thực hiện chủ trương 100% trạm y tế xã có bác sĩ, trong những năm. .. tình nguyện Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa y tế: duy trì tốt các mô hình xã hội hóa ở địa phương, các cơ sở y tế công lập tiếp tục được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực, đảm bảo tốt vai trò chủ đạo trong hệ thống y tế và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở y tế ngoài công lập, các cơ sở y tế ngoài công lập ng y càng phát triển và từng bước phát triển quy mô,... bệnh, nguồn nhân lực y tế, thông tin y tế, thuốc, vắn xin, cinh phẩm, trang thiết bị y tế, tài chính y tế và chính sách chế độ đối với cán bộ y tế 15 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ 4.1 Về tài chính và đầu tư Đa dạng hoá nguồn lực để thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế bao gồm: Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung; nguồn vốn chi thường xuyên sự nghiệp y tế; nguồn vốn ODA;... Trung tâm y tế chuyên sâu, y tế vùng, y tế tỉnh và huyện, kêu gọi các nhà đầu tư, hảo tâm, các tổ chức quốc tế và cá nhân 4.6 Tăng cường năng lực quản lý y tế Từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật y tế, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn và danh mục tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các lĩnh vực chuyên ngành y tế Cải thiện năng lực và chất lượng chiến lược, quy hoạch,... http://soyte.angiang.gov.vn Sở Y tế Cần Thơ, 2013 Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2012 Sở Y tế Cần Thơ Truy cập ng y 14/11/2013 Tại Website: http://soytecantho.vn/ Tổng cục thống kê, 2013 Thông tin thống kê Giáo dục, Y tế, Văn hóa và đời sống Tổng cục thống kê Truy cập ng y 14/11/2013 Tại Website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 Tổng cục thống kê, 2011 Thông tin thống kê Giáo dục, Y tế, ... cơ sở y tế trực thuộc Bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận và hưởng các dịch vụ y tế cơ bản thiết y u với chất lượng cao hơn 4.2 Đảm bảo nguồn nhân lực y tế Phát triển nguồn nhân lực y tế với chất lượng ng y càng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, đào tạo cán bộ chuyên khoa Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, thực hành của các trường y dược, nâng . thiết bị, nâng cao năng lực, đảm b o tốt vai trò chủ đ o trong hệ thống y tế và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở y tế ngoài công lập, các cơ sở y tế ngoài công lập ng y càng phát triển. lượng cao hơn. 4.2. Đảm b o nguồn nhân lực y tế Phát triển nguồn nhân lực y tế với chất lượng ng y càng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, đ o t o cán bộ chuyên khoa. Đầu. đ o t o và mở rộng quy mô đ o t o nhân lực y tế. Nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa cho nhân dân và hỗ trợ giảm tải các bệnh viện của Trung ương. Xây