Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Bình đẳng đối với nữ giới ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực

chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được (Khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới, 2006).

Sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời vào năm 2006, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan đã xây dựng, ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới, cùng với đó là các giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Các giải pháp này đã được đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm được ban hành cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và đang dần phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, qua thực trạng phân tích nêu ở trên, một số giải pháp cũng như tính cần thiết của hành động nhằm cải thiện sự bình đẳng giới đối với từng lĩnh vực đã được lồng ghép đề cập.

Song song đó, ngoài việc thực hiện các giải pháp mang tầm vĩ mô và tổng quát nêu trên, có thể xem xét một vài quan điểm sau đây để đưa công tác thúc đẩy bình đẳng giới đi vào chiều sâu và cụ thể:

 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các Bộ, ngành, địa phương. Đổi mới công tác tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; hướng công tác tuyên truyền về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và tới các nhóm đối tượng trẻ, nam giới…

 Khuyến khích và tạo điều kiện cho nữ giới tham gia học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề. Có chính sách thoả đáng cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khi tham gia học tập tại các trường lớp, nhằm nâng cao chất lượng nhân lực nữ, tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách và sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các vùng, giữa nữ giới và nam giới.

27

Mở các lớp tập huấn giảng dạy về kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc.

 Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho nữ giới, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho nữ giới khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của nữ giới. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho nữ giới có cơ hội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.

 Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho nữ giới. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách. Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt:

 Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng.

 Có ý thức cầu tiến, độc lập. Sống có mục đích

 Có khả năng giao kết thân thiện. Một số nghiên cứu thừa nhận mối quan hệ giữa sự tham gia tích cực của nữ giới vào đời sống xã hội với sự giảm bớt mức độ tham nhũng.

 Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân …

28

Để có được những điều này, nữ giới nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ…Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Một phần của tài liệu Bình đẳng đối với nữ giới ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)