MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BÔNG SEN 5 1 1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần bao[.]
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần bao bì Bông
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen ( tên giao dịch quốc tế: Bong Sen packaging joint stock company ) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 10 năm 2003, tính đến nay đã hoạt động được hơn 13 năm.
- Địa chỉ trụ sở chính
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen có trụ sở tại thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.33843866
- Giới thiệu chung về công ty
Theo giấy phép kinh doanh số 0500441933 cấp ngày 08 tháng 08 năm
2003, công ty Cổ phần bao bì Bông Sen có hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất các loại bao bì carton, in ấn các sản phẩm như tem nhãn, sách báo, tạp chí, Ngoài ra, công ty còn cung cấp cho khách hàng tất cả các vật tư ngành in cũng như dịch vụ in đa dạng và phong phú.
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Công ty có con dấu riêng, tự chủ về kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của mình trước pháp luật.
-Quá trình phát triển: Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2003.
Thời gian đầu khi mới thành lập, công ty hoạt động với số vốn ít ỏi, quy mô sản xuất chưa lớn, trang thiết bị máy móc còn hạn chế, dây chuyền sản xuất còn yếu kém Năm 2003, công ty mới chỉ hoạt động với vai trò như một xưởng in nhỏ. Giai đoạn từ năm 2003 – 2006, công ty mới chỉ cung ứng sản phẩm với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung nghiên cứu và phát triển ứng dụng Kỹ thuật bao bì. Năm 2007, để mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngành in bao bì, công ty đã bỏ trung tâm nghiên cứu và phát triển ứng dụng Kỹ thuật bao bì để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh Từ giai đoạn này, công ty đã đầu tư nhập khẩu các thiết bị, máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao bì.
Năm 2008, hệ thống dây chuyền sản xuất được từng bước hiện đại hoá, đi vào khép kín Cũng trong năm này, công ty đã đầu tư mua 2 máy in màu 72x102 của cộng hoà liên bang Đức và máy công tắc film của Nhật.
Với sự hội nhập kinh tế thế giới, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển được đều phải có chiến lược phát triển phù hợp với xu thế thay đổi và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường Nhận thức rõ điều này, từ năm 2011, công ty tiếp tục mạnh dạn đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị phù hợp với hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.
Năm 2011: Đổi mới các thiết bị máy tính văn phòng để phục vụ cho việc thiết kế bao bì sản phẩm
Năm 2012: Mua máy bể hộp Trung Quốc khô to, máy bể, máy bôi.
Năm 2013: Mua máy cán láng OPP, máy dán hộp Trung Quốc khố to.
Với những đầu tư thích hợp vào máy móc, thiết bị, công nghệ cũng như thay đổi đáng kể trong quy trình sản xuất, công ty đã càng ngày càng cho ra đời các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, việc chủ động trong ký kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng, thời gian và giá thành sản phẩm, công ty đã thu hút được rất nhiều khách hàng Hiện nay công ty đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen có hoạt động chủ yếu là
- Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
- In ấn các sản phẩm như tem nhãn, sách báo, tạp chí
- Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến in
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen được thành lập trước hết với mục tiêu phục vụ nhu cầu của khách hàng Công ty sản xuất và cung cấp các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu dù là khắt khe nhất, từ đó đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống khách hàng.
Công ty cũng được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì các loại và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa,tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi ích cổ đông và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Điều kiện địa lý, kinh tế, nhân văn
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen có trụ sở giao dịch tại thôn Du Nghệ, thị
Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Diện tích: 147,01 km2 Đây là nơi có địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, độ ấm cao và lượng mưa hàng năm tương đối lớn Do doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng ấn phẩm giấy, bìa nên sẽ gặp khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm trong điều kiện khí hậu ẩm và mưa Tuy nhiên nhìn chung với đặc thù kinh doanh thương mại, công ty không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, sông ngòi
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen thuộc trung tâm kinh tế của thị trấn Quốc Oai, nơi tập trung rất nhiều các công ty, doanh nghiệp nên rất thuận lợi cho việc giao dịch, hợp tác với khách hàng.
1.2.2 Điều kiện về lao động, dân số
- Thành phần dân tộc: dân tộc Kinh
- Mật độ dân số 1111 người/km2
- Số lao động trong độ tuổi: 6.952 người, chiếm 56,92% dân số
- Lao động qua đào tạo chiếm 28% chủ yếu qua đào tạo nghề ngắn ngày. Đây là vùng có rất nhiều nhân lực trong tuổi lao động, kể cả đội ngũ lao động phổ thông và đội ngũ lao động trí thức, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
Dân cư tại đây cũng tập trung khá đông đúc, là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hoá, sản phẩm của mình.
Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thông, nguồn nhân lực Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh tế toàn diện.
Về giao thông: Những năm gần đây, hệ thống giao thông Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá – Liệp Tuyến – Phú Cát có chiều dài5km với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng.
Công ty nằm tại thị trấn Quốc Oai, là trung tâm giao thương, kinh tế của huyện Quốc Oai, nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp cũng như các đại lý, dịch vụ, kênh phân phối nhỏ lẻ Đây là nguồn tiêu thụ lớn và chủ yếu của công ty.
Bên cạnh đó, Quốc Oai cũng là một huyện phía Tây thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất cả nước Từ trung tâm thành phố Hà Nội đến Quốc Oai khoảng 20km, vì vậy mạng lưới giao thông khá thuận lợi và các nguồn thông tin được truyền tải nhanh chóng Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, lưu thông các sản phẩm, hàng hoá cũng như là điều kiện thuận lợi để quản bá các mặt hàng của công ty đến với người tiêu dùng trên cả nước
Hiện nay, với tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng tại Hà Nội, việc bảo vệ môi trường trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Các mặt hàng do công ty Cổ phần bao bìBông Sen cung ứng phù hợp với việc hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sản xuất và trang thiết bị của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen hiện nay được thực hiện theo quy trình như sau:
Công nghệ in của công ty cổ phần bao bì Bông Sen gồm các khâu:
- Chế bản: Là quá trình in từ phim lên bản kẽm qua hai công đoạn cơ bản là bình bản và phơi bản Đây là khâu vô cùng quan trọng, quyết định màu sắc và chất lượng sản phẩm in theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Bình bản: là thao tác thủ công, các mẫu maket được sắp xếp lại cho đúng kính thước và vị trí theo thiết kế
+ Phơi bản: là quá trình in mẫu sản phẩm từ phim sang bản kẽm, được thực hiện trên máy phơi.
- Làm khuôn: Tổ khuôn nhận phim từ tổ chế bản để tiến hành tạo khuôn phục vụ cho việc dập Khuôn làm bằng thép nhỏ, có độ bén nhất định bố trí trên mặt phẳng của ván ép hoặc gỗ Các thanh thép được bố trí theo kích thước và hình dáng của mẫu maket Việc tạo khuôn được thực hiện bằng tay nên đây là công đoạn hết sức công phu và tỷ mỉ với yêu cầu độ chính xác khắt khe.
- In: Đây là khâu quan trọng nhất của toàn bộ quá trình in sản phẩm Tổ in nhận bản kẽm từ tổ chế bản và đưa vào máy in Tấm kẽm được tạo ra ở khâu phơi bản được cuộn vào những lô tròn trên máy in Cùng mực in, các lô sẽ lăn trên bề mặt giấy in và tạo thành sản phẩm theo đúng thiết kế Máy in vận hành với công suốt khoảng 7500 tờ/giờ.
- Láng: Bản giấy sau khi in sẽ được láng một lớp nilon lên bề mặt nhằm tăng độ bền đẹp cho sản phầm Quá trình được thực hiện trên máy láng với công suốt khoảng 2500 tờ/giờ
- Bồi: Ghép hai mặt của bản in với nhau, được thực hiện trên máy bồi với công suốt từ 2000-6000 tờ/giờ tuỳ độ dày yêu cầu của sản phẩm.
- Dập: Là quá trình cắt hay tách rời phần diện tích tạo nên sản phẩm Máy dập làm việc nhờ các dao cắt là khuôn được chế tạo từ khâu trước đó.
- Dán: Là quá trình hoàn thiện sản phẩm bao bì.
- Lưu kho: Sản phẩm hoàn thành sẽ được lưu kho, sau đó được chuyển đến khách hàng theo đúng điều khoản trong hợp đồng.
1.3.2 Trang thiết bị của công ty
Bảng số lượng các trang thiết bị, máy móc của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Bảng 1.1 STT Tên máy móc thiết bị Số lượng
7 Máy cán lăn, chia khố 3
Ngoài số lượng máy móc thiết bị thống kê trên còn một số thiết bị máy móc khác phục vụ cho nhu cầu của quá trình sản xuất, quản lý như: Thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, thiết bị điện, máy vi tính v.v. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ sản xuất, công ty đã trang bị một số lượng máy móc thiết bị không nhiều nhưng chủng loại phù hợp với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, cơ giới hoá, tự động hoá cao,đảm bảo cho công ty chủ động trong quá trình sản xuất.
Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý chuyên môn với trách nhiệm được bố trí thành các cấp, các khâu khác nhau và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để cùng tham gia quản lý công ty Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng.
Nhiệm vụ các phòng ban là tổ chức các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất Đồng thời các phòng ban tìm ra các biện pháp tối ưu đề xuất với giám đốc nhằm giải quyết các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao cho Công ty, đồng thời đề ra biện pháp tối ưu đề xuất với giám đốc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao bì Bông Sen được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, Hội đồng Quản trị thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.
Giám đốc Công ty: đại diện pháp nhân của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc
Phòng kinh doanh P Tổ chức -
P Kiểm soát chất lượng Phòng kế toán Điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp phụ trách công tác: tổ chức cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức lập các phương án kinh tế điều hoà vốn kinh doanh, phụ trách công tác mua bán vật tư, thiết bị, tài chính và tiêu thụ sản phẩm – trực tiếp chỉ đạo là phòng, là chủ tịch hội đồng thi đua, hội đồng kỹ thuật, xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm trình tập thể lãnh đạo Công ty, chỉ đạo việc xây dựng, sửa đổi và theo dõi kết quả thực hiện mức kinh tế kỹ thuật, chỉ đạo công ty kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
Phó GĐ: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tháng, quý, cả về số lượng, chất lượng, tiêu thụ Chỉ đạo công tác xây dựng mức lao động Điều hoà lao động ở các phân xưởng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
+ Chủ trì công tác phân tích thông tin, số liệu kế toán, hoạt động sản xuất kinh doanh; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu của quản trị về kinh tế, tài chính của Công ty.
+ Lập kế hoạch doanh thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐQT phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
+ Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chi tiêu kế hoạch tài chính.
+ Kiểm tra định kì về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn Công ty nhằm thực hiện đúng chính sách của Nhà nước quy định.
+ Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc.
+ Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính kế toán.
+ Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán, và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác kế toán của các đơn vị khác trong Công ty. + Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
+ Lập hồ sơ vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn vốn khác phục vụ hoạt động SXKD của Công ty
+ Tham gia xét duyệt tài sản cố định thanh lý hàng năm, xác định vốn được giảm, vốn còn lại phải nộp ngân sách, trả nợ vốn vay trung, dài hạn, xác định số vốn được chuyển sang quỹ phát triển sản xuất.
+ Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm theo đúng tiến độ.
+ Tham gia cùng các phòng nghiệp vụ 10 ngày ( đầu tháng sau ), phân tích, đánh giá kết quả SXKD để hạch toán lỗ, lãii giúp cho Giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
+ Lập báo cáo hệ thống định kì và các báo cáo thống kê khác theo yêu cầu.
Phòng tổ chức lao động – tiền lương (LĐTL)
+ Công tác đánh giá cán bộ
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc đánh giá cán bộ hàng năm
- + Thực hiện việc nâng bậc lương cho cán bộ nhân viên các đơn vị, phòng ban trong Công ty
- + Chủ trì xây dựng quy chế quản lý, các quy định, quy chế nâng bậc lương áp dựng trong Công ty.
+ Tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện và chấp hành Nội quy lao động, tập hợp hồ sơ các vụ vi phạm nội quy lao động để xử lí theo quy định.
+ Tham mưu các giải pháp duy trì và giữ gìn sự ổn định, đoàn kết nội bộ doanh nghiệp.
+ Căn cứ chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân hàng năm.
+ Lập kế hoạch bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, y tế hàng năm Được Giám đốc uỷ nhiệm liên hệ công tác với các cơ quan BHXH giải quyết các chế độ chính sách và quyền lợi cho người lao động hàng năm như: ốm đau, nghỉ việc, chế độ hưu trí
+ Theo dõi việc thực hiện định mức lao động, bổ sung những mức năng suất tiêu hao lao động mới phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của Công ty.
+ Quản lý và bổ sung hồ sơ cán bộ công nhân viên hàng năm.
Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
1.5.1 Kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020
Trong giai đoạn 2016 – 2020, công ty cổ phần bao bì Bông Sen hướng tới các mục tiêu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu làm việc Vì thế, công ty sẽ thực hiện:
- Đa dạng hoá các mặt hàng, sản phẩm kinh doanh.
- Mở rộng địa bàn hoạt động và quảng bá sản phẩm, xây dựng thêm một số văn phòng chi nhánh tại các vùng lân cận.
- Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm trong cả nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Các mục tiêu cụ thể năm 2017
Các mục tiêu cụ thể năm 2017 như sau:
-Tổng doanh thu năm 2017 đạt 175.743.957.250 đồng, tăng 20% so với năm 2016.
-Thu nhập bình quân 3.359.000 triệu đồng/người-tháng, tăng khoảng 20% so với năm 2016.
- Lợi nhuận sau thuế đạt 2.561.185.752 đồng, tương ứng tăng 20% so với năm 2016.
1.5.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh Để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới, công ty Cổ phần bao bì Bông Sen định hướng phát triển sản xuất kinh doanh như sau:
-Đầu tư công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Đa dạng hoá các sản phẩm, hàng hoá kinh doanh về chủng loại, mẫu mã. -Xây dựng các mối quan hệ đối tác, bạn hàng để tạo tập khách hàng thân thiết, không ngừng quảng bá hình ảnh của công ty với các khách hàng.
-Có những thay đổi tích cực trong cơ chế điều hành, quản lý, thực hành tiết kiệm, thường xuyên có chế độ khen thưởng kịp thời.
Tuy hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt nhưng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen đã luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Chính vì thế, kể từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo công ăn, việc làm cho người lao động và hoàn thành các nghĩa vụ về ngân sách nhà nước.
Trong thời gian hoạt động, Công ty đã nắm bắt được các điều kiện thuận lợi và có những bước phát triển nhất định Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cụ thể:
+ Công ty được đặt tại vị trí thuận lợi, dễ dàng cho việc giao thương, buôn bán, từ đó giúp công ty có được nhiều mối quan hệ giao dịch với đối tác, bạn hàng nhất trong việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng của Công ty.
+ Đội ngũ cán bộ, công nhân viên dồi dào, có trình độ, kỹ thuật cao, kinh nhiệm quản lý tốt, lực lượng lao động trẻ, có nhiệt huyết trong công việc.
+ Thêm nữa, sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Công ty cũng góp phần thúc đẩy tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty.
+ Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng công ty vẫn còn phải tiếp tục khắc phục về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống kho bãi và bảo quản hàng hoá.
+ Mặt khác, nền kinh tế biến động liên tục với sự bất ổn của giá cả thị trường cũng như lạm phát sẽ khiến hoạt động kinh doanh của công ty trở lên khó khăn hơn.
+ Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp kịp thời, hiệu quả để có thể khắc phục khó khăn, phát huy những điều kiện thuận lợi, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Những nét cung nhất về công ty Cổ phần bao bì Bông Sen sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được của Công ty, tác giả sẽ tiếp tục phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 trong chương 2.
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BÔNG SEN NĂM 2016
Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của nền kinh tế và thị trường; phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh; phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động trên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra,đánh giá tính hiệu quả của chúng thông qua việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Trải qua quá trình hoạt động 13 năm, từ năm 2003 đến nay, đặc biệt trong 2 năm 20015 – 2016, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bao bì Bông Sen đã đạt được nhiều kết quả khả quan Công ty đã từng bước tự hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính, hoàn chỉnh bộ máy quản lý và chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Kết quả kinh doanh thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận cũng như mức thu nhập, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên Sự gia tăng này một mặt là nhờ áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ năng kinh doanh mới vào hoạt động kinh doanh của Công ty, mặt khác không thể không kể tới sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên trong Công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen được thể hiện qua các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2016 của công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2015 Năm 2016 So sánh
2 Tổng tài sản cuối năm đồng 38.058.395.992 59.314.610.691 57.219.436.947 19.161.040.955 150,35 -2.095.173.744 96,47 a TSNH cuối năm đồng 26.991.753.083 47.382.121.375 46.371.719.387 19.379.966.304 171,80 -1.010.401.988 97,87 b TSDH cuối năm đồng 11.066.642.909 11.932.489.316 10.847.717.560 -218.925.349 98,02 -1.084.771.756 90,91
NSLĐ bình quân theo giá trị sản lượng SX đ/người/tháng 62.623.245 83.557.561 75.866.681 13.243.436 121,15 -7.690.880 90,80
6 Tiền lương bình quân đ/người/tháng 5.439.473 6.112.441 5.840.134 400.661 107,37 -272.307 95,55
7 Tổng lợi nhuận trước thuế đồng 1.894.830.082 2.739.995.270 2.490.904.791 596.074.709 131,46 -249.090.479 90,91
9 Lợi nhuận sau thuế đồng 1.471.192.246 2.134.321.460 1.940.292.236 469.099.990 131,89 -194.029.224 90,91
Bảng số liệu tổng hợp cho thấy trong năm 2016 công ty chưa hoàn thành, kế hoạch đặt ra nhưng có chậm sự tăng trưởng so với năm 2015 Cụ thể:
Tổng doanh thu năm 2016 là 76.473.614.532 đồng, tăng 13.349.383.416 đồng tương ứng tăng 21,15 % so với năm 2015 Sở dĩ có sự tăng doanh thu là do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm bao bì, in ấn ngày càng tăng và công ty đã có sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên có chú trọng nhiều trong nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh về thị trường những năm gần đây, từ đó công ty có thể tăng cả về chất và lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán hàng Tuy nhiên so với kế hoạch doanh thu vẫn gi ảm 9%
Việc tăng nhu cầu về các mặt hàng do công ty sản xuất đã khiến công ty có nhu cầu sản xuất nhiều hơn để cung ứng hàng hóa cho thị trường, vì vậy công ty chú trọng nhiều vào xây dựng hệ thống nhà kho và xưởng nên việc sản xuất bị ảnh hưởng dẫn đến không hoàn thành kế hoạch đặt ra
Tổng tài sản năm 2016 của Công ty cũng tăng lên đáng kể Năm 2016 tổng tài sản là 57.219.436.947 đồng tăng 19.161.040.955đồng tương ứng tăng 50,35 % so với năm 2015 Trong đó tài sản dài hạn giảm 218.925.349 đồng, tương ứng giảm 1,8 %; tài sản ngắn hạn tăng 19.379.966.304 đồng , tương ứng tăng 71,8 % so với năm 2015 Vốn kinh doanh tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng.
Tổng quỹ lương năm 2016 đạt 5.886.855.073 đồng , tăng 403.866.359 đồng tương ứng tăng 7,37 % so với kế hoạch đặt ra và giảm -347.834.770 đồng so với năm 2015 Tiền lương bình quân năm 2016 là 5.840.134 đồng /người-tháng, tăng 400.661 đồng so với năm 2015 tương ứng với 7,37 %, giảm -272.307 đồng tương đương 4,55 % so với kế hoạch năm 2016 Có thể nhận thấy sự chưa tương xứng của việc tăng quỹ lương và tăng doanh thu Điều này có lợi cho Công ty nhưng người lao động lại bị thiệt hại.
Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 tăng 31,46% so với năm
2015, nhưng so với năm kế hoạch thì tổng lợi nhuận trước thuế giảm 90,91%
Như vậy, từ các số liệu chung về hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng ổn định.Những kết quả đạt được là căn cứ để đặt mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty trong những giai đoạn tiếp theo Chính vì thế nhằm đảm bảo cho các bước phát triển một cách có hiệu quả, an toàn và chất lượng, lãnh đạo công ty đã đề ra xu thế phát triển của mình trong các năm tới bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối tại các khu vực lân cận và trên cả nước và tiếp tục phát triển vốn kinh doanh của mình.
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất
2.2.1.1 Phân tích tình hình sản xuất theo các mặt hàng
Hiện nay, công ty Cổ phần bao bì Bông Sen sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó mặt hàng chủ yếu là các loại bao bì sản phẩm và tem nhãn Hàng năm, dựa vào lượng hàng tồn kho năm trước và lượng đơn đặt hàng của khách hàng mà công ty sẽ có kế hoạch sản xuất cụ thể Tình hình sản xuất theo mặt hàng của Công ty trong năm 2015 và năm 2016 được thể hiện trong bảng sau:
Qua bảng số liệu ta có
Hình 2.1.Tình hình sản xuất theo mặt hàng của công ty Cổ phần bao bì
Trong số các sản phẩm, bao bì bánh kẹo là sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn nhất, theo các mức 23.651.479 m2 (năm 2015) và 43.080.654 m2 (năm
2016) trong tổng sản phẩm, tiếp đến là bao bì mì ăn liền, chiếm 15.378.662 m2 (năm 2015) và 28.725.319 m2 (năm 2016) và bao bì trà, cà phê, chiếm 7.186.175 m2 (năm 2015) và 14.355.335 m2 (năm 2016) Với số lượng sản xuất cao trong tổng sản phẩm được sản xuất ra, có thể thấy công ty chú trọng sản xuất kinh doanh mặt hàng bao bì các sản phẩm Tổng quan, lượng hàng sản xuất bao bì năm
2016 đều tăng so với năm 2015 Cụ thể, mặt hàng bao bì bánh kẹo tăng nhiều nhất, mức tăng 19.429.175 m2 tăng 82,15 5% Tiếp đến là bao bì mì ăn liền, với mức tăng 13.346.657m2 mức tăng tương đương 86,79% Trong khi đó, lượng sản phẩm bao bì trà, cà phê tăng ít so với năm 2015 Như vậy, trong năm 2016, công ty đã chú trọng nhiều hơn vào sản xuất bao bì bánh kẹo và mì ăn liền, giảm sản xuất các loại bao bì trà, cà phê.
Tình hình sản xuất theo mặt hàng của công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
STT Tên mặt hàng Năm 2015
2016 So sánh 2016/2015 So sánh TH/KH2016 sản lượng
2 Bao bì mì ăn liền 15.378.662 30.401.350 28.725.319 13.346.657 186,79 -1.676.031 94,49
3 Bao bì trà, cà phê 7.186.175 15.192.414 14.355.335 7.169.161 199,76 -837.078 94,49
Tem nhãn trà, cà phê 4.711.705 9.115.448 8.613.201 3.901.496 182,80 -502.247 94,49
Ngoài ra, công ty cũng sản xuất kinh doanh các mặt hàng tem nhãn, tuy nhiên so với mặt hàng bao bì thì không nhiều Trong đó sản phẩm tem nhãn sách báo cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các sản phẩm tem nhãn, chiếm tới 5.330.322 đồng (năm 2015) và 10.048.735 m2 (năm 2016) Tiếp theo là các mặt hàng tem nhãn trà, cà phê, tem nhãn bánh kẹo, tem nhãn khác Qua bảng số liệu cũng có thể thấy các sản phẩm tem nhãn tăng trong năm 2016 so với năm 2015.
Ngoài những mặt hàng trên, Công ty còn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng khác như: một số ấn phẩm in, sách báo, tranh ảnh, lịch…theo yêu cầu Tuy nhiên, lượng mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.2 Phân tích tình hình sản xuất theo thời gian
Do Công ty sản xuất những loại sản phẩm khác nhau, trong đó có những loại sản xuất nhiều và ổn định trong suốt quá trình sản xuất, có những loại sản xuất ít theo nhu cầu của khách hàng Vì vậy trong phần phân tích này chỉ đi sâu phân tích tình hình sản xuất mặt hàng chính của Công ty đó là sản xuất bao bì bánh kẹo.
Tình hình sản xuất theo thời gian sản phẩm bao bì bánh kẹo của Công ty
Cổ phần bao bì Bông Sen ĐVT : M2 Bảng 2.3
Tháng KH TH So sánh 2016/2015
Tháng 10 là tháng có sản lượng tăng hẳn so với kế hoạch Mức tăng so với các tháng giao động ở mức 249.603 - 706.638 m2 Mức tăng thấp nhất là thời điểm tháng tháng 4 chỉ tăng 80.331 m2 Do tính chất thời vụ của sản phẩm lượng tiêu thụ của các sản phẩm tiêu dùng cũng thay đổi Vào thời điểm tháng 8 trở đi lượng hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ sẽ cao hơn vì phục vụ cho dịp lễ tết Đỉnh điểm sẽ là tháng
10 khi này lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tăng do nhu cầu và chuẩn bị hàng cho đợt hàng tết bắt đầu được thực hiện. Để đánh giá tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất, sử dụng một trong hai cách đó là hệ số nhịp nhàng và biểu đồ nhịp nhàng.
Hệ số nhịp nhàng được xác định:
Trong đó: n 0: Số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra. m j : Tỉ lệ % đạt kế hoạch sản xuất đối với những tháng mà Công ty không hoàn thành kế hoạch n : Số tháng trong kỳ phân tích (n tháng)
Thay số vào ta được: Hnn = 100 100 X X 12 12 = 1
Với kết quả tính toán chứng tỏ quá trình sản xuất của Công ty là nhịp nhàng.
2.2.1.3 Phân tích chất lượng sản phẩm
Chủng loại sản phẩm bao gồm thùng carton 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp gồm mặt vàng và mặt nâu Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và được đầu tư hoàn toàn mới.
Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như : nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định đó Khi kiểm tra, công nhân thí nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy Các kết quả thu được của từng chỉ tiêu được so sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy định Nếu phát hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa chữa máy.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát hiên các sai sót kịp thời xử lý.
Hình2.2.Bao bì carton sóng 3 lớp, 5lớp
Trong tương lai thì doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nữa quy mô Công ty, tìm kiếm các khách hàng ở khu vực lân cận, mở rộng thêm chi nhánh các tỉnh ngoài.
Trong số các sản phẩm, bao bì bánh kẹo là chất lượng sản phẩm có sự thay đổi đáng kể Tất cả các sản phẩm bao bì đã được nâng lớp nguyên vật liệu bảo quản cũng như chất lượng lên chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào chất lượng của sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Có được điều này là do Công ty đã công tác nghiên cứu thị trưởng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Bảng phân tích tỉ lệ các sản phẩm sai hỏng ĐVT: % Bảng 2.4
STT Tên mặt hàng Năm 2015 Năm 2016
2 Bao bì mì ăn liền 0,1 0,1 0
3 Bao bì trà, cà phê 0,2 0,21 0,01
6 Tem nhãn trà, cà phê 0,15 0,13 -0,02
Trong số các sản phẩm Tem nhãn khác là sản phẩm được sản xuất với tỷ lệ sai hỏng lớn nhất, theo các mức 0,23% (năm 2015) và 0,2% (năm 2016), tiếp đến là Bao bì bánh kẹo , Bao bì trà, cà phê số lần sai hỏng 0,21% (năm 2015) và 0,2% (năm 2016) và Tem nhãn sách, báo , Bao bì mì ăn liền, chiếm ít hơn hẳn so với các sản phẩm còn lại 0,1 – 0,12% (năm 2015) và 0,12% (năm 2016) Ngoài ra sản phẩm Tem nhãn bánh kẹo cũng có tỷ kệ sai hỏng nhiều mức sai hỏng đạt ở mức 0,2 – 0,22 % vào năm 2015 và năm 2016 Với số lượng sản xuất cao và tỷ trọng sai hỏng nhỏ trong tổng sản phẩm được sản xuất ra, có thể thấy công ty chú trọng chất lượng sản xuất kinh doanh các mặt hàng Tổng quan, tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất bao bì năm 2016 đều tăng so với năm 2015 nhưng tỉ lệ này nhỏ phản ánh chất lượng sản phẩm của Công ty đảm bảo Ngoài những mặt hàng trên, Công ty còn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng khác như: một số ấn phẩm in, sách báo, tranh ảnh, lịch…theo yêu cầu Tuy nhiên, lượng mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty Nhìn chung các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quy định nên nhìn chung đều đạt chất lượng tốt.
2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng
Kế hoạch Thực hiện So sánh
2 Bao bì mì ăn liền 16.264.674.554 19,34 14.831.939.755 19,4 -1.432.734.799 91,19
3 Bao bì trà, cà phê 15.608.705.260 18,56 13.876.273.534 18,15 -1.732.431.726 88,90
6 Tem nhãn trà, cà phê 6.256.937.884 7,44 3.593.304.992 4,7 -2.663.632.892 57,43
Theo số liệu thống kê, ta có thể nhận thấy:
Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng trong năm 2016 của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen hầu hết đều giảm so với kế hoạch đặt ra Một số loại mặt hàng như bao bì khác, tem nhãn trà, cà phê, tem nhãn sách báo, tem nhãn khác và sản phẩm khác giảm đi so với kế hoạch Trong đó, doanh thu tiêu thụ từ mặt hàng bao bì khác giảm 681.963.416 đồng , tương ứng giảm 7,29 % so với kế hoạch; doanh thu từ sản phẩm tem nhãn trà, cà phê giảm 2.663.632.892 đồng tương ứng giảm 42,57%; doanh thu từ sản phẩm tem nhãn sách báo giảm 662.850.091 đồng tương ứng giảm 19,95%; doanh thu từ sản phẩm tem nhãn khác giảm 857.041.467 đồng tương ứng giảm 49,3% và doanh thu từ các sản phẩm khác giảm 506.885.364 đồng , tương ứng giảm 35,32% so với kế hoạch.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
2.3.1 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ Để đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ, ta đánh giá một cách khái quát trình độ sử dụng TSCĐ và mức độ biến động của nó qua 2 chỉ tiêu tổng hợp là: Hệ số hiệu suất TSCĐ (Hhs) và hệ số huy động TSCĐ (Hhđ). a/ Hệ số hiệu suất TSCĐ
Hệ số này cho biết trong một kỳ, một đơn vị giá trị TSCĐ (vốn cố định) đã tham gia vào sản xuất làm ra bao nhiêu sản phẩm hay bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanh thu).
Trong đó: Hhs : Hệ số hiệu suất TSCĐ
Vbq: Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ, đ Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ phân tích được xác định theo công thức:
Vck: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ, đ Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện hơn ta xét hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp thông qua hệ số huy động TSCĐ. b/ Hệ số huy động TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ (tính bằng giá trị hoặc hiện vật), doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn cố định là bao nhiêu (Hệ số huy động tài sản cố định là một chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất TSCĐ).
Hhd = (2-3) Dựa trên công thức, ta có bảng tổng hợp số liệu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty như sau:
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016
Nguyên giá TSCĐ bình quân VNĐ 14.321.990.909
Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,679 5,213 0,534 111,4
Năm 2016, do doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất nên giá trị tài sản cố định bình quân được tăng lên, từ 14.321.990.909 đồng năm 2015 lên 14.671.990.909 đồng năm 2016 Tuy nhiên, doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2016 tăng mạnh hơn Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2016 so với năm
Ngược lại, hệ số huy động TSCĐ so với năm 2015 Từ hệ số huy động TSCĐ có thể thấy để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 2016 công ty tiết kiệm được 0,022 đồng TSCĐ tương ứng với 11,2%.
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy trong năm 2016, công ty cổ phần bao bì BôngSen đã sử dụng TSCĐ tốt hơn năm 2015 Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như tiết kiệm chi phí để sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả lớn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty.
2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ
Kết cấu tài sản cố định của công ty Cổ phần bao bì Bông Sen được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng phân tích kết cấu TSCĐ hữu hình năm 2016
Nguyên giá TSCĐ đầu năm
Nguyên giá TSCĐ cuối năm
Kết cấu So sánh CN/ĐN
Nhà cửa, vật kiến trúc 5.184.560.709 36,2 5.184.560.709 34,5 0 100,0 2
Trong bảng số liệu trên tài sản máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị TSCĐ chiếm 43,5% Đầu năm, tài sản máy móc thiết bị có nguyên giá là 5.829.050.300 đồng đến cuối năm tăng lên là 6.529.050.300 đồng, tương ứng tăng 12% Cho thấy trong năm Công ty đã đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị phục vụ việc sản xuất, nhằm tăng sản lượng sản xuất, tăng doanh thu…
Tài sản nhà cửa, vật liệu kiến trúc của Công ty chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng giá trị TSCĐ Đầu năm, tỷ trọng tài sản nhà cửa, vật kiến trúc chiếm
36,2%, đến cuối năm giảm còn 34,5% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của TSCĐ
Cùng với các loại tài sản cố định chủ yếu trên, công ty cũng đầu tư thêm nhiều thiết bị tài sản phục vụ cho công tác quản lý hành chính, công tác an toàn bảo
Như vậy, nhìn chung, kết cấu TSCĐ của công ty Cổ phần bao bì Bông Sen khá phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó nhà cửa, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao cả ở đầu năm và cuối năm, thiết bị động lực chiếm tỷ trọng nhỏ Do trong năm 2016, Công ty thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị Tỷ trọng nhà củă vật kiến trúc và phương tiện vận tải cuối năm giảm đi so với đầu năm trong tổng giá trị TSCĐ Có thể nói đây là sự đầu tư đúng đắn để mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ
Tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị vệ sinh được thể hiện qua bảng
Bảng số liệu 2.9 cho thấy trong năm 2016, công ty cổ phần bao bì Bông Sen đã quan tâm đến việc bổ sung thêm TSCĐ đặc biệt là nhà cửa, vật liệu kiến trúc, máy móc thiết bị và sản xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Trong bảng số liệu, tổng TSCĐ trong năm 2016 của công ty tăng 700.000.000 đồng, trong đó máy móc thiết bị tăng 700.000.000 đồng so với đầu năm Còn các loại tài sản như là nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị động lực, dụng cụ quản lý đều không thay đổi so với đầu năm. Để nhận biết rõ hơn sự tăng giảm của TSCĐ ta xem xét hai chỉ tiêu sau:
Hệ số đổi mới TSCĐ:
Vt: Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ.
Vck: Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ.
Hệ số sa thải TSCĐ:
Vg: Nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ.
Vdk: Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ.
Như vậy, hệ thống TSCĐ của Công ty còn khá phù hợp với sản xuất, trong năm Công ty không sa thải.
2.3.4 Phân tích hao mòn TSCĐ
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh thìTSCĐsẽ bị giảm dần giá trị sử dụng do bào mòn của tự nhiên, do sự tiên tiến của kỹ thuật Sự giảm dần giá trị đó gọi là hao mòn TSCĐ Việc phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ là cần thiết để đánh giá khả năng đáp ứng của TSCĐ so với nhu cầu sản xuất kinh doanh, từ đó có các biện pháp tái sản xuất TSCĐ.
Tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị được đánh giá thông qua hệ số hao mòn của máy móc thiết bị:
Bảng phân tích hao mòn TSCĐ
TSCĐ hữu hình 10.753.665.696 10.269.665.696 -484.000.000 95,50 Nguyên giá 14.321.990.909 15.021.990.909 700.000.000 104,89 Giá trị hao mòn luỹ kế 3.568.325.213 4.752.325.213 1.184.000.000 133,18
Ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ cuối kỳ của công ty cổ phần bao bì Bông Sen cao hơn hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty ở mức trung bình, tức là máy móc thiết bị hiện tại vẫn đang còn sử dụng được, tuy nhiên cũng đã hao mòn đáng kể Vì vậy,tình trạng máy móc thiết bị của công ty cần được theo dõi thường xuyên và trong giai đoạn tới công ty cần phải quan tâm đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới để phục vụ dây chuyền sản xuất, đáp ứng được sản xuất khi nhu cầu tăng cao.
Tỷ lệ hao mòn TSCĐ năm 2016 là 31,64% cao hơn năm 2015 ( 24,92%). Điều này do trong năm doanh nghiệp đầu tư mua sắm nhiều máy móc ( nguyên giá tăng từ 14.321.990.909 đồng đến 15.021.990.909 đồng ) nên giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng theo từ 3.568.325.213 đồng lên đến 4.752.325.213 đồng Đây là sự đầu tư sáng suốt của doanh nghiệp trong chiến lược đã đề ra.
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
Phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm hàng hóa là một trong những tiêu chí phản ảnh về mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức của doanh nghiệp Vì vậy việc phân tích giá thành sản phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích giá thành sản phẩm công ty có thể ra những nguyên nhân, nhân tố làm biến động và ảnh hưởng đến giá thành, từ đó tìm ra các biện pháp để giảm giá thành.
2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí
Việc phân tích giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí giúp công ty biết được kết cấu giá thành của các loại chi phí: giá vốn hàng bán; chi phí vận chuyển, bảo quản,… trong khâu mua và dự trữ; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Trong các loại chi phí này thì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất gần như quyết định toàn bộ giá thành của sản phẩm.
Giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen trong năm 2016 được thể hiện trong bảng sau
Bảng phân tích giá theo khoản mục chi phí
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh
1 Nguyên vật liệu trực tiếp
5 Chi phí quản lý kinh doanh chung
Tổng chi phí thực hiện năm 2016 là 74.102.041.144 đồng Chi phí tăng 9.930.145.352 đồng so với năm 2015 Chi phí/1000đ doanh thu tăng 11,32 đồng tương đương 1,2% Nguyên nhân do chi phí nguyên vật liệu tăng 3,93 đ/1000đ doanh thu so với năm 2015 tương đương 0,5% Chi phí quản lý kinh doanh chung là tăng 18,8 % tương đương 10,91 đ/1000đ doanh thu so với năm 2015 Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 12,6% tương đương 2,01 đ/1000đ doanh thu so với năm 2015
Như vậy hầu hết các khoản mục chi phí/1000đ doanh thu năm 2016 đều tăng hơn so với kế hoạch Điều này làm giảm lợi nhuận của Công ty nên những năm sau Công ty cần tìm cách tiết giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành
Phân tích kết cấu giá thành
Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Tổng chi phí (đ) kết cấu (%) Tổng chi phí (đ)
Nguyên vật liệu trực tiếp 54.125.198.722 84,34 62.071.532.182 83,76
Chi phí quản lý kinh doanh chung 3.888.786.391 6,06 5.272.321.987 7,11
Kết cấu giá thành là tỷ lệ phần trăm của từng loại chi phí chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí giá thành của doanh nghiệp Kết cấu giá thành là một con số tương đối, do đó không cho biết mức độ cụ thể (số tuyệt đối) của từng loại chi phí nên sự biến động của tỷ trọng các loại chi phí không biểu thị trình độ tiết kiệm chi phí để hạ giá thành, kết cấu giá thành cho biết mức độ hợp lý hay không hợp lý của tỷ trọng các
Qua bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất 83,76% chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với kết cấu 7,11% trong tổng giá thành năm 2016 Chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ với kết cấu 6,02% Kết cấu giá thành không có sự biến động mạnh so với năm 2015 phản ánh đặc thù của công ty sản xuất nên nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao.
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần bao bì Bông Sen
Dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ta có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên việc kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về mặt tài chính.Từ việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta có thể biết được kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đạt được và đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Như vậy, mục đích quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là giúp người lãnh đạo đánh giá những rủi ro, lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu để phát triển doanh nghiệp
2.6.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
2.6.1.1 Đánh giá thông qua bảng cân đối kế toán
Nhìn chung, tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm tăng lên cả về giá trị và tỉ lệ % tương đối Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng cao hơn hẳn 71,8%, tài sản dài hạn giảm 2% Từ đó có thể kết luận rằng tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn.
Về tài sản ngắn hạn: Tiền mặt vào cuối năm tăng đột biến so với đầu năm, tăng 19.379.966.304 đồng, cụ thể tiền và các khoản tương tiền giảm 1.377.535.439 đồng, tài sản ngắn hạn khác giảm 562.809.405 đồng so với đầu năm, tuy nhiên các khoản phải thu tăng mạnh, cuối năm 2016 các khoản phải thu là 31.707.008.601đồng,tăng 22.208.930.365 đồng so với đầu năm Lượng hàng tồn kho tăng cho thấy Công ty chưa có biện pháp cung ứng phù hợp.
Về tài sản dài hạn: Cuối năm 2016, tài sản dài hạn giảm đáng kể so với đầu năm là 218.925.349 đồng Trong cơ cấu tài sản dài hạn có thể thấy các khoản tài sản cố định giảm, tài sản dài hạn khác tăng, cụ thể năm 2016 các khoản tài sản cố định giảm mạnh (484.000.000 đồng) so với đầu năm còn tài sản dài hạn khác tăng 265.074.651đồng b Nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn của công ty tính đến cuối năm
2016 đã tăng đáng kể Nguồn vốn cuối năm 2016 tăng 19.161.040.955 đồng, tương ứng 50,3% Các khoản nợ phải trả tăng 18.691.940.965 đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng 18.589.612.270 đồng, tương ứng tăng 68% nợ dài hạn tăng 102.328.695 đồng,tương ứng tăng 2% Như vậy nợ ngắn hạn tăng rất mạnh.
Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen năm 2016 ĐVT: đồng Bảng 2.18
STT Chỉ tiêu ĐN CN So sánh
I Tiền và các khoản tương đương tiền 5.197.976.007 3.820.440.568 -1.377.535.439 73,5
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0
1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 0 0
III Các khoản phải thu ngắn hạn 9.498.078.236 31.707.008.601 22.208.930.365 333,8
1 Phải thu của khách hàng 9.285.498.504 31.125.628.401 21.840.129.897 335,2
2 Trả trước cho người bán 197.647.239 500.372.500 302.725.261 253,2
3 Các khoản phải thu khác 14.932.493 81.007.700 66.075.207 542,5
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0 0
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 0
V Tài sản ngắn hạn khác 2.904.595.825 2.341.786.420 -562.809.405 80,6
1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1.649.611.120 1.056.014.427 -593.596.693 64,0
2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 0
3 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0
4 Tài sản ngắn hạn khác 1.254.984.705 1.285.771.993 30.787.288 102,5
2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -3.568.325.213 -4.752.325.213 -1.184.000.000 133,2
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0
II Bất động sản đầu tư 0 0
2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0
1 Đầu tư tài chính dài hạn 0 0
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0
IV Tài sản dài hạn khác 312.977.213 578.051.864 265.074.651 184,7
2 Tài sản dài hạn khác 312.977.213 578.051.864 265.074.651 184,7
3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0
2 Phải trả cho người bán 20.844.917.326 38.296.849.039 17.451.931.713 183,7
3 Người mua trả tiền trước 141.948.402 0 -141.948.402 0,0
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 349.190.561 321.066.118 -28.124.443 91,9
5 Phải trả người lao động 167.499.994 96.133.641 -71.366.353 57,4
7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 0 0
8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0
9 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0
10 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0 0
1 Vay và nợ dài hạn 5.242.123.422 5.344.452.117 102.328.695 102,0
2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0
3 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 0 0
4 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0 0
5 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 0 0
6 Dự phòng phải trả dài hạn 0 0
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.000.000.000 4.000.000.000 0 100,0
2 Thặng dư vốn cổ phần 0 0
3 Vốn khác của chủ sở hữu 0 0
5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0
6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0 0
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.471.192.246 1.940.292.236 469.099.990 131,9TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400 ) 38.058.395.992 57.219.436.947 19.161.040.955 150,3
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 469.099.990 đồng, tương ứng tăng 8,6% Trong năm 2016, công ty đã kinh doanh khá hiệu quả bởi nguồn vốn chủ sở hữu tăng toàn bộ là do tăng vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đã giúp tăng tính thanh khoản trong thanh toán của doanh nghiệp tăng đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn và các khoản đến hạn trả trong năm
2.6.1.2 Đánh giá thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: VNĐ Bảng 2.19
STT Chỉ tiêu Mã Năm 2015 Năm 2016 So sánh
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 67.016.545.375 76.483.013.797 9.466.468.422 114,1
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 83.548.254 29.716.089 -53.832.165 35,6
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 =
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 16.227.812 139.717.739 123.489.927 861,0
8 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.140.101.694 1.215.407.006 75.305.312 106,6
9 Chi phí quản lý kinh doanh 24 3.888.786.391 5.962.433.865 2.073.647.474 153,3
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(30 = 20 +
14 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 1.894.830.082 2.490.904.791 596.074.709 131,5
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 423.637.836 550.612.555 126.974.719 130,0
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 =
Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, ta nhận thấy trong năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 9.466.468.422 đồng so với năm 2015 Có sự gia tăng này là do sản lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán tăng. Doanh thu tăng làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng theo (tăng 587.167.312 đồng) so với năm 2015 Với mức lợi nhuận này, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và có sự tiến bộ qua từng thời kỳ Đó cũng chính là sự cố gắng nỗ lực của Công ty trong việc huy động và sử dụng vốn hợp lý.
Lợi nhuận sau thuế trong năm 2016 tăng 469.099.990 đồng tương ứng 31,9% so với năm 2015.
Như vậy có thể thấy trong năm 2016, tuy các khoản mục chi phí đều tăng lên nhưng công ty vẫn có doanh thu cao nên vẫn thu được lợi nhuận Tuy nhiên chi phí tăng là điều cần lưu ý và tìm cách khắc phục vì công ty phải giảm thiểu các khoản chi phí này để có thể thu được lợi nhuận cao hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
2.6.2 Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện kiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đối với quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp
Theo quan điểm luân chuyển vốn, nguồn hình thành nên tài sản của công ty trước hết là vốn của bản thân chủ sở hữu, gồm vốn góp ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiếp theo là nguồn vốn vay nợ hợp pháp, cuối cùng là nguồn vốn hình thành từ các khoản nợ vay bất hợp pháp. Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty ta xét tính ổn định của nguồn tài trợ
Theo quan điểm tính ổn định của nguồn tài trợ thì:
- Nguồn vốn thường xuyên là nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty một cách thường xuyên, ổn định và lâu dài Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời là nguồn tài trợ để doanh nghiệp sử dụng tạm thời trong một thời gian ngắn Nguồn vốn tạm thời bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng.
Vốn hoạt động thuần Nguồn vốn thường xuyên - TSDH = TSNH - Nguồn vốn tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn TTTX = Nguồn tài trợ thường xuyên
Tài sảndài hạn so với TSDH
Từ bảng cân đối kế toán ta tính được các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: VNĐ Bảng 2.20
TT Chỉ tiêu Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 Chênh lệch cuối năm-đầu năm
8 11.284.744.353 571.428.685 a Vốn chủ sở hữu 5.471.192.246 5.940.292.236 469.099.990 b Nợ dài hạn 5.242.123.422 5.344.452.117 102.328.695
6 Tỉ lệ nguồn vốn thường xuyên/TSDH 96,81 104,03 7,22
7 Tỉ lệ nguồn vốn tạm thời/TSNH 101,31 99,06 -2,25
8 Tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu/thường xuyên 51,07 52,64 1,57
10 Tỉ suất tự tài trợ 14,38 10,38 -3,99
Từ bảng số liệu cho thấy vốn hoạt động thuần tại thời điểm đầu năm < 0 và cuối năm > 0, nguồn vốn thường xuyên < tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn < nguồn vốn tạm thời vào thời điểm đầu năm Cuối năm 2016, nguồn vốn thường xuyên tăng so với đầu năm
Tỷ lệ nguồn vốn thường xuyên/TSDH cuối năm 2016 tăng hơn so với đầu năm
Tỷ lệ nguồn vốn tạm thời so với TSNH cho biết mức độ tài trợ TSNH bằng nợ dài hạn ở thời điểm cuối năm là 99,06% giảm so với đầu năm là 2,25% Do tỷ lệ này nhỏ hơn 100% nên thấy được tình hình tài chính của Công ty khá ổn định.
Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu/thường xuyên cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là 1,57% vì vậy Công ty đảm bảo tính ổn định và hoạt động ngày càng tốt hơn
Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty, còn sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất nợ = Nợ phải trả (Anv) x 100% (2-16) Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% (2-17)
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG NĂM 2016 CỦA CÔNG
Cơ sở lý luận lựa chọn chuyên đề
3.1.1 Sự cần thiết của chuyên đề
Lương bổng là một động lực kích thích con người làm việc hăng say nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn Tất cả tùy thuộc vào trình độ và năng lực của cấp quản trị Nó luôn là một vấn đề nhức nhối của hầu hết các Công ty ở Việt Nam, là đề tài tạo ra những làn sóng tranh cãi trong các cuộc họp Quốc hội Việt Nam.
Nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đổi mới cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp Theo khoản 2 điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể: Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thoả thuận ( không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Tiền lương là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Mặt khác, tiền lương là yếu tố đầu vào của chi phí sản xuất Do vậy, việc quản lý sử dụng và trả lương phải chặt chẽ, phải gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi ích của người lao động Bất kỳ sự hoạt động nào của con người cũng đều bắt nguồn từ những nhu cầu, thoả mãn các nhu cầu chính là đảm bảo lợi ích của con người Vì nhu cầu đó mà con người làm việc để phục vụ tốt các lợi ích tối thiểu về vật chất, tinh thần, ăn ở đi lại của chính bản thân người lao động cũng như cho gia đình họ Vì vậy, việc trả lương phải làm sao đảm bảo cho người lao động phục vụ tốt các nhu cầu tối thiểu đó của mình nhưng mức lương đó phải xứng đáng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra Vì thế, việc trả lương của Công ty phải hợp lý, người làm ít hưởng ít, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm tốt được khuyến khích, người làm không tốt sẽ phải có hình thức kỷ luật, có như thế mới tạo được động lực thúc đẩy trong công việc, mới tăng năng suất lao động cũng như động viên các cá nhân, tập thể trong sản xuất để hoàn thành xuất sắc trong lao động.
Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen hiện nay đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng và CNV làm việc hành chính tại các bộ phận khác Trả lương sản phẩn căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra, trả lương khoán áp dụng cho các cấp quản lý của công ty Ngoài ra mức lương thử việc chiếm 85% lương tối thiểu Tuy nhiên, quy chế trả lương hiện tại của công ty vẫn còn nhiều thiếu sót, cứng nhắc, chưa đáp ứng được hết những yêu cầu đối với tiền lương Mặt khác, do tình hình thị trường luôn biến động do đó quy chế trả lương cũng cần đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.
Nhận thấy rằng sự cần thiết hoàn thiện quy chế tiền lương của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen, qua thực tập ở công ty em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần Bao bì Bông Sen”
3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu chuyên đề a Mục đích
Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy tác dụng của tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động ngày một tăng cao năng suất động trong sản xuất của Công ty Rà soát để tìm ra những bất hợp lý trong quy chế trả lương của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen năm 2016 để nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp, các ý kiến để hoàn thiện quy chế trả lương năm 2017 của Công ty trên cơ sở các quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của Công ty. b Đối tượng
Nghiên cứu quy chế trả lương hiện hành năm 2016 của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen và những điều khoản có quan hệ đến phương pháp phân phối tiền lương, tiền thưởng, tới quỹ lương thực hiện cho người lao động trong bộ phận Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy chế tiền lương này. c Nhiệm vụ Để giải quyết chuyên đề này nhiệm vụ mà tác giả cần làm là:
-Nghiên cứu quy chế trả lương hiện nay của Công ty.
-Nghiên cứu các chế độ chính sách và tiền lương.
-Vận dụng các kiến thức lý luận, thực tiễn và các chế độ chính sách để chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của quy chế trả lương của Công ty và đưa ra những ý kiến, giải pháp hoàn thiện quy chế. d Phương pháp Để nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp khảo sát, trích dẫn, phân tích, so sánh, thống kê…để đưa ra các đánh giá về quy chế trả lương của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen.
3.2 Cơ sở lý luận về tiền lương.
3.2.1 Khái niệm và nguyên tắc a Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền sản phẩm xã hội dùng để bù đắp cho giá trị sức lao động cần thiết đã hao phí mà chủ doanh nghiệp trả lương cho người lao động phù hợp với chất lượng và số lượng của mỗi người.
Sức lao động là một loại hàng hóa, giá trị sức lao động chính là công sức của người lao động kết tinh trong trong hang hóa Sự đánh giá chính xác giá trị của sức lao động sẽ đưa ra được số tiền lương hợp lý mà người sử dụng lao động có thể trả.Tiền lương là khoản thu nhập chính với người lao động do vậy nó phải mang đầy đủ giá trị giúp họ có thể tái sản xuất lại sức lao động đã mất trong quá trình lao động trong cuộc sống để có thể làm động lực thúc đẩy người lao động trong công việc Không những thế tiền lương còn là chi phí đầu vào và bắt buộc của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao. b Bản chất của tiền lương:
- Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người sử dụng lao động.
- Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp nhu cầu tối thiểu của người lao động, ở một thời điểm kinh tế xã hội nhất định. Khoản tiền đó phải được thỏa thuận giữ người lao động và doanh nghiệp, có tính đến mức lương tối thiểu nhà nước đã ban hành.
Mức lương tối thiểu là khoản thiền lương trả cho người lao động ở mức giản đơn nhất, đủ để tái sản xuất sức lao động cho họ và một phần cho gia đình họ. c Nguyên tắc
Phân phối tiền lương, tiền thưởng là nội dung quan trọng nhất trong Quy chế trả lương Do đó để đảm bảo công bằng và trả lương gắn với giá trị hao phí sức lao động, kết quả thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động thì công tác trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau Đây là nguyên tắc quan trọng, và là thể hiện của nguyên tắc phân phối theo lao động giúp đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng trong trả lương cho người lao động Tuy nhiên chúng ta không nên hiểu nguyên tắc này theo nghĩa bình quân chủ nghĩa Những lao động không phân biệt về giới tính, tuổi tác hay trình độ… nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì sẽ được trả lương ngang nhau, chứ không phải phân phối theo đầu người
Nguyên tắc 2: Bảo đảm năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động Trong sản xuất kinh doanh tăng tiền lương chính là tăng chi phí sản xuất, tăng năng suất là yếu tố làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, mặt khác năng suất lao động không ngừng tăng là một quy luật và tiền lương của người lao động cũng không ngừng tăng, do đó để đảm bảo cho sự tồn tại và ngày càng phát triển của doanh nghiệp thì phần thu nhập tăng thêm phải lớn hơn phần chi phí tăng thêm.
Phân tích thực trạng quy chế trả lương tại Công ty
Việc trả lương, trả công cho người lao động là việc được quan tâm hàng đầu tại Công ty Hàng năm cùng với việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh thì việc xây dựng các quy chế, quy định về trả công, trả lương cho người lao động được lãnh đạo Công ty đưa ra họp bàn và đều được thông qua trong Đại hội công nhân viên chức Công ty Công tác tiền lương từ khâu lập chứng từ ban đầu, chia lương hàng ngày đến việc lập sổ lương được thực hiện trực tiếp tại các đơn vị sản xuất Căn cứ vào các chế độ chính sách tiền lương của Nhà nước Công ty cổ phần bao bì Bông sen cho ban hành quy chế quản lý và phân phối tiền lương trong nội bộ công ty Để đảm bảo cho việc hoàn thiện quy chế trả lương được đúng trọng tâm, tác giả sẽ trình bày một số nội dung chính trong văn bản “Quy chế quản lý tiền lương đối với người lao động trong Công ty cổ phần bao bì Bông Sen”.
3.3.1 Quy chế trả lương hiện hành của Công ty cổ phần bao bì Bông Sen
1 Tạo động lực tích cực làm việc của người lao động từ chính sách tiền lương, nhằm kích thích sản xuất tăng trưởng, gắn chính sách tiền lương với hiệu quả kinh doanh, hiệu quả công tác, khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
2 Phản ánh các cấp độ về tiền lương và thu nhập giữa các vị trí, chức danh công việc khác nhau.
3 Phân phối tiền lương bảo đảm dân chủ, công bằng, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho đơn vị.
4 Không dùng quỹ tiền lương để sử dụng vào mục đích khác; không sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho viên chức quản lý đơn vị.
5 Bảo đảm mức tiền lương và thu nhập của người lao động ở mức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, trên địa bàn, thu hút được nhân lực có tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật.
3.3.1.2 Nguyên tắc chung về quản lý lao động, tiền lương
1 Quản lý tiền lương phải bảo đảm lợi ích phù hợp của Chủ sở hữu, đơn vị và người lao động, xây dựng mối quan hệ về lao động tích cực, hài hòa (trong đó có chính sách về tiền lương) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển đơn vị bền vững.
2 Gắn chính sách tiền lương với chính sách tinh giản lao động, từng bước thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động, không tạo ra gánh nặng về giải quyết lao động cho các giai đoạn sau Khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động hợp lý, trả lương cao, tạo động lực tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị để thực hiện mục tiêu “doanh nghiệp năng suất cao”.
3 Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được trả tiền lương theo công việc đó, chức vụ đó) Trả lương theo vị trí, chức danh công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của vị trí, chức danh công việc đó Đãi ngộ thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ cao và mang lại hiệu quả tích cực cho đơn vị.
4 Tiền lương trả cho tập thể hay cá nhân người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với vốn, tài sản của chủ sở hữu, của đơn vị và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động vào kết quả kinh doanh chung của đơn vị.
5 Mức tiền lương bình quân của người lao động phụ thuộc vào đơn giá tiền thực hiện trong năm so với năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
3.3.1.3 Nguồn hình thành quỹ lương
Quỹ tiền lương của Công ty hình thành từ các nguồn: Tiền lương sản xuất sản phẩm, tiền lương kinh doanh dịch vụ, XDCB tự làm, quỹ tiền lương từ năm trước chuyển sang.
3.3.1.4 Quỹ tiền lương của Công ty được phân bố và sử dụng như sau:
1 Tiền lương chi trả trực tiếp đối với người lao động theo lương sản phẩm, lương thời gian, theo định biên lao động, theo khối lượng công việc khoán, tối đa bằng 80% quỹ tiền lương kế hoạch.
2 Tiền lương khuyến khích cá nhân, tập thể người lao động có (Năng suất, chất lượng cao; có thành tích xuất sắc trong công tác; bảo đảm tốt các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động; hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công, các đề án, dự án; bảo đảm an toàn về vốn và tài sản, giữ tốt, dùng bền; người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, tay nghề giỏi hoặc thu hút một số lao động thuộc những nghề đặc thù mà đơn vị cần; không quá 8% quỹ tiền lương kế hoạch.
3 Quỹ dự phòng không quá 7% quỹ tiền lương kế hoạch.
4 Số còn lại dùng để trả lương trả thưởng.
3.3.1.5 Phân phối tiền lương. a Lương gián tiếp
* Đối tượng áp dụng
Ban Giám đốc, các Phòng chức năng, các Ban điều hành của xí nghiệp.
* Lương tối thiểu và các mức tiền lương:
- Tiền lương tối thiểu được Công ty áp dụng là 1.210.000 đồng ( do Nhà nước quy định áp dụng từ ngày 01/05/2016 )
- Căn cứ vào chức vụ đảm trách để xác định hệ số phụ cấp trong phân phối tiền lương ( Hpc); theo phụ lục bảng 3-1.
- Căn cứ vào đánh giá từng vị trí công việc, công ty xây dựng hệ số các chức danh công việc ( Hcd) theo phụ lục bảng 3-2.
Bảng hệ số phụ cấp
Chức vụ Hệ số phụ cấp
Trưởng ca, phó quản đốc 0,2
Bảng hệ số lương chức danh
TT Nhóm chức danh Hệ số lương(HSCDi)
Bảng A Chức danh lãnh đạo- Quản lý Mức 1 Mức 2
4 Phó phòng, Phó quản đốc 4,5
Bảng B Chuyên môn- Nghiệp vụ Hệ số
Bảng C Nhân viên phụ trợ- Phục vụ Mức 1 Mức 2
2 Bảo vệ tuần tra canh gác 1,8 1,95
Bảng D Công nhân trực tiếp sản xuất Mức 1 Mức 2 Mức 3
In Láng Bồi Dập Dán b Lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Công thức tính như sau:
Trong đó: ĐGsp: Đơn giá lương sản phẩm.
Qi: Sản lượng đạt được của mỗi công nhân
3.2.1.6 Các khoản tiền lương theo chế độ và tiền lương khen thưởng từ quỹ lương
- Các khoản tiền lương theo chế độ
+ Tiền lương các ngày Lễ, Tết, nghỉ việc riêng có lương, học tập (có quyết định của Giám đốc công ty đồng ý cho đi học hưởng lương, hay tự túc), hội họp, phép hàng năm theo qui định hiện hành của Nhà nước và của Công ty
+ Tiền lương chi trả những ngày nghỉ ốm đau, thai sản có đầy đủ hồ sơ được chi trả theo chế độ BHXH
+ Mức lương tối thiểu, số ngày, tháng làm việc theo qui định của Nhà nước
- Tiền lương khen thưởng từ quỹ lương
+ Tất cả CBCNV có tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty, có đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao đều được xét khen thưởng.
+ CBCNV vi phạm kỷ luật tuỳ theo mức độ có thể bị hạ loại khen thưởng hoặc không được xét khen thưởng.
+ Thưởng các danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân hàng năm.
Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
3.4.1 Hoàn thiện phương pháp trả lương cho bộ phận gián tiếp của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Việc trả lương cho bộ phận gián tiếp của Công ty còn mang tính chất bình quân, chưa trả theo đúng chất lượng của người lao động nên tác giả đề xuất phương án hoàn thiện phương pháp trả lương cho bộ phận gián tiếp bằng cách bổ sung thêm hệ số đánh giá chất lượng công việc của CBCNV theo hệ số Ki.Công thức tính lương chức danh của Công ty chưa được tính đến mức độ phức tạp và tính trách nhiệm trong công việc Hệ số đánh giá mức độ tham gia lao động chưa được quan tâm tới Do vậy ta có thể sửa lại công thức tính lương chức danh cho lao động gián tiếp của Công ty theo công thức sau:
- Lcd: Tiền lương chức danh của người lao động
- ∑ QL p : Tổng quỹ lương của phòng ban được tính bằng tổng quỹ lương chức danh của phòng đó.
- Hcd: Hệ số lương chức danh của người lao động.
- Ctt: Ngày công thực tế của người lao động
- Ki: Hệ số mức độ hoàn thành công việc. Đối với các phòng ban hay những đơn vị làm công tác quản lý nhận lương theo thời gian thì chỉ tiêu hoàn thành công việc và đảm bảo ngày công là quan trọng nhất Do vây, có thể xác định được mức điểm cao nhất với mỗi tiêu thức theo thang điểm 100 Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty có thể đưa ra các tiêu chí khác nhau, thang điểm đưa ra tùy thuộc vào tầm quan trọng của mỗi tiêu chí Có 5 tiêu chí sau:
- Mức độ hoàn thành công việc.
- Tinh thần trợ giúp hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác.
- Mức độ chấp hành nội quy, quy định.
Bảng điểm mức độ tham gia lao động của lao động gián tiếp
TT Tiêu chí Mức độ Điểm đánh giá
Mức độ hoàn thành công việc
Hoàn thành xuất sắc công việc và có sáng kiến đóng góp 30
Hoàn thành tốt công việc 25 Không hoàn thành công việc nhưng không ảnh hưởng tới các bộ phận khác 15 Không hoàn thành công việc, ảnh hưởng tới công việc của các bộ phận khác 5
2 Đảm bảo ngày công Đủ 24 ngày công 30
Số ngày công từ 20 đến 24 ngày 25
Số ngày công dưới 20 ngày 15
Tinh thần trợ giúp, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác
Mức độ chấp hành nội quy, quy định
Nghiêm chỉnh, không vi phạm 10
Sau khi tiến hành đánh giá điểm cho từng lao động ta sẽ căn cứ vào bảng dưới đây để xác định hệ số Ki:
Bảng xác định hệ số hoàn thành K i
Cụ thể, áp dụng tính lương tháng 12 năm 2016 của phòng kinh doanh.
Dựa vào bảng 3-9 Cán bộ tính lương cùng với trưởng phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành xác định hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động
Hệ số hoàn thành công việc phòng kinh doanhn tháng 12 năm 2016
Khối lượng công việc hoàn thành Đảm bảo ngày công
Tinh thần trợ giúp, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác
Mức độ chấp hành nội quy, quy định
Ví dụ: Tính lương cho Ông Khúc Thế Anh theo phương pháp hoàn thiện Ông có tổng điểm đánh giá là 95 điểm quy ra hệ số hoàn thành là 1,05; áp dụng công thức 3-29 tiền lương chức danh của ông được tính lại là:
Tiền lương phụ cấp = 0,4*1.210.000 = 484.000 (đồng)
Tiền trích bảo hiểm ,5%*((6*1.210.000*22)/24) = 698.775 (đồng)
Từ đó tính ra tổng điểm thực lĩnh của ông Khúc Thế Anh trong tháng 12/2016 là 6.900.314 +605.000 +484.000 - 698.775 = 8.688.089 (đồng)
Như vậy, theo phương pháp trả lương mới tổng tiền lương của ông Khúc Thế Anh tháng 12 năm 2016 tăng 1.642.820 đồng so với mức lương được tính theo phương pháp trả lương cũ Mức lương tăng lên là do trong tháng ông hoàn thành xuất sắc công việc, số ngày công trong tháng của ông là 22 ngày, tinh thần trợ giúp, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác rất nhiệt tình, ông có thâm niên công tác là 8 năm
Ta thấy phương pháp trả lương mới đã trả đúng với sức lao động mà người lao động bỏ ra, không lãng phí tiền lương, không gây bất hòa, tinh thần không thoải mái giữa các nhân viên trong Công ty, tạo động lực, khuyến khích người lao động
Bằng cách tính tương tự tính tiền lương chức danh cho phòng kinh doanh của Công ty như bảng 3-11
Bảng lương chức danh tháng 12/2016 của phòng kinh doanh theo phương pháp hoàn thiện
K i Điểm hệ số Tiền lương chức danh
(H cd ) (C tt ) quy đổi mới
Tiền lương thực lĩnh của phòng kinh doanh được tính theo phương pháp mới như bảng 3-12:
Bảng lương tháng 12/2016 của phòng kinh doanh được tính theo phương pháp hoàn thiện
Ngày công thực hiện Lương thời gian
Tổng Lương Tiền nộp Lương
PC (H cd ) HT lương phụ cấp BHXH, thực lĩnh
H ( pc ) (K i ) Thực tế Công phép Công
Lương Lươn g thời gian (L pc ) BHYT,BHTN(10,5
(N tt ) ( C p ) ca 3 phép ca 3 (L tg )
Cách tính lương này đã khắc phục được tình trạng việc chấm công và xác định hệ số hoàn thành chỉ mang tính hình thức, tính đúng tính đủ mức lương cho người lao động, tránh lãng phí, tránh tình trạng bất đồng, tinh thần không thoải mái trong tập thể nhân viên, nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn.
Bảng so sánh tiền lương trả cho phòng kinh doanh theo phương pháp hoàn thiện và phương pháp Công ty đang áp dụng
Tiền lương Tiền lương Chênh lệch
(H cd ) mới cũ lương cũ lương mới
Sau khi xây dựng được cách trả lương mới tác giả đưa ra bảng so sánh tiền lương trước và sau khi hoàn thiện, nhận thấy tiền lương mới của hầu hết nhân viên trong phòng đều thay đổi một mức nhất định tùy vào hệ số hoàn thành công việc của từng người Áp dụng hình thức lương có hệ số hoàn thành công việc đã phần nào hạn chế được tính bình quân trong việc trả lương cho CBCNV, và phân chia chính xác hơn quỹ lương Công ty chi trả cho phòng kế toán tháng 12 năm 2016
Nhận thấy tiền lương tính cho các đơn vị đã tính đúng hơn, tính đủ hơn, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và kết quả hoàn thành công việc của mọi người Tiền lương hợp lý sẽ kích thích được ý thức làm việc, nhờ đó mà tinh thần phấn đấu của nhân viên ngày càng tăng lên Tạo động lực, cải thiện bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động Việc chia lương cho bộ phận này theo phương pháp mới xây dựng sẽ góp phần khuyến khích được cán bộ công nhân viên phát huy năng lực của mình Bộ phận chỉ đạo tích cực quản lý công nhân trực tiếp tăng sản lượng thì thu nhập của bản thân mình mới cao Nếu quản lý sản xuất kém lương bản thân cán bộ sẽ thấp.
3.4.2 Hoàn thiện phương pháp trả lương cho bộ phận trực tiếp của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen
Việc trả lương cho bộ phận trực tiếp của Công ty theo sản phẩm hoàn thành có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty, chưa gắn với chất lượng số lượng sản phẩm nên tác giả đề xuất phương án hoàn thiện phương pháp trả lương cho bộ phận trực tiếp bằng cách bổ sung thêm hệ số đánh giá chất lượng của người lao động theo hệ số Ki Công thức tính lương của Công ty chưa được tính đến chất lượng sản phẩm và khối lượng sản phẩm cần hoàn thành Hệ số đánh giá mức độ tham gia lao động chưa được quan tâm tới Do vậy ta có thể sửa lại công thức tính lương chức danh cho lao động trực tiếp của Công ty theo công thức sau:
- Lcd: Tiền lương chức danh của người lao động
- ∑ QL t : Tổng quỹ lương của tổ trong Công ty tính bằng tổng quỹ lương chức danh của phòng đó (phương pháp tính lương Công ty đang áp dụng)
- Hcd: Hệ số lương chức danh của người lao động.
- Ctt: ngày công thực tế của người lao động.
- Ki: Hệ số mức độ hoàn thành công việc. Đối với các đợn vị trực tiếp làm ra sản phẩm của Công ty thì chỉ tiêu chất lượng công việc, và hoàn thành chỉ tiêu khối lượng là quan trọng nhất Vì vậy, có thể xác định được mức điểm cao nhất với các tiêu chí thang điểm là 100 Có thể đưa ra 4 tiêu chí như sau:
- Chất lượng sản phẩm.
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
- Tinh thần trợ giúp, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác.
- Mức độ chấp hành nộp quy, quy định
Từ đó đưa ra được bảng điểm đánh giá mức độ tham gia của lao động trực tiếp theo bảng 3-13:
Bảng điểm đánh giá mức độ tham gia của lao động trực tiếp
TT Tiêu chí Mức độ Điểm đánh giá
1 Đảm bảo chất lượng sản phẩm
2 Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Vượt mức trên 105% 40 Đạt mức từ 100% đến
105% 30 Đạt mức từ 90% đến 99% 20 Đạt mức dưới 90% 10
Tinh thần trợ giúp, hợp tác với đồng nghiệp, Rất nhiệt tình 10 phối hợp với các bộ phận khác Bình thường 5
Không giúp đỡ ai cả 0
Mức độ chấp hành Nghiêm chỉnh, không vi phạm 10 nội quy, quy định Vi phạm 1 đến 3 lần 5
Sau khi tiến hành đánh giá điểm cho từng lao động ta sẽ căn cứ vào bảng dưới đây để xác định hệ số Ki:
Bảng xác định hệ số hoàn thành Ki
Cụ thể, áp dụng tính lương tháng 12 năm 2016 của Tổ dán.
Dựa vào bảng 3-15 Cán bộ tính lương cùng với tổ trưởng, quản đốc sẽ tiến hành xác định hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động Mức sản phẩm quy định 100% của tổ may đầu bao là 155.462 chiếc
TT Họ và tên Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tinh thần trợ giúp, hợp tác đối với đồng nghiệp, phối hợp với các bộ phận khác
Mức độ chấp hành nội quy, quy định
Ví dụ: Tính lương cho bà Vi Thị Thu Hương theo phương pháp hoàn thiện, trong tháng bà có tổng điểm đánh giá là 50 điểm quy ra hệ số hoàn thành là 0,8; áp dụng công thức 3- tiền lương chức danh của bà được tính lại là:
Tiền lương sản lượng = 30,3*129.277 =3.917.277 (đồng)
Tiền trích bảo hiểm ,5%*((2,36*1.210.000*20)/24) = 249.865 (đồng)
Từ đó tính ra tổng tiền thực lĩnh của bà Vi Thị Thu Hương trong tháng 12/2016 là 820.970 +475.933 +3.917.277 - 249.865 = 4.964.315 (đồng)
Như vậy, theo phương pháp trả lương mới tổng tiền lương bà Vi Thị ThuHương tháng 12 năm 2016 giảm 165.421 đồng so với mức lương được tính theo phương pháp trả lương cũ Mức lương giảm đi là do trong tháng bà chỉ đạt 129.277 sản phẩm nhỏ hơn số sản lượng yêu cầu, chất lượng sản phẩm chỉ đạt ở mức trung bình Tổng điểm của bà là 50 điểm quy ra hệ số hoàn thành là 0,8
Ngày công thực tế Sản lượng
K i Điểm hệ số quy đổi
(H cd ) (C tt ) sản xuất (H cd *C tt *K i ) mới
Tiền lương thực lĩnh của phòng tổ dán được tính theo phương pháp hoàn thiện như bảng 3-18
Bảng lương của Tổ dán tính theo phương pháp hoàn thiện
Ngày công thực hiện Lương thời gian
Tổng Lương Lương Tiền nộp Lương
PC HT (H cd ) lượng lương sản phẩm phụ cấp BHXH, thực lĩnh
( H pc ) (K i ) ( Q i ) Thực tế Công phép Công ca 3
Lương L thời gian đg= 30,3 đ (L pc ) BHYT,BH
TN(10,5%) (L TL ) (N tt ) ( C p ) ( C K3 ) phép ca
Tổ chức thực hiện
Công tác tổ chức thực hiện cũng là khâu rất quan trọng đảm bảo quy chế trả lương phát huy tác dụng của nó là tạo động lực cho người lao động trong công việc.Hầu như người lao động trong công ty không được phổ biến quy chế trả lương, người lao động không biết mình được trả lương bao nhiêu, theo cách thức như thế nào và dựa trên cơ sở nào mà chỉ đến khi họ nhận được tiền lương tháng thì mới biết mình nhận được bao nhiêu Các cán bộ công tác tiền lương cần phải thu thập ý kiến của người lao động, thông qua đó có thể biết được những ưu nhược điểm và những mặt còn hạn chế của quy chế trả lương hiện tại và từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục Qua đó, cán bộ công tác trả lương có thể thể biết được những mong muốn nguyện vọng của người lao động về sự công bằng trong cách tính trả lương, tạo cho người lao động tâm lý thoải mái, họ cảm thấy được tôn trọng, dân chủ, được nhận lương đúng với năng lực và công sức mình bỏ ra từ đó tạo tâm lý gắn bó với công ty hơn Vì vậy cần phổ biến quy chế tiền lương tới tất cả người lao động trong công ty.
Mức thưởng cuối mỗi năm hoặc cuối mỗi kỳ do giám đốc, lãnh đạo quyết định, người lao động không có căn cứ để biết vì sao được thưởng tương ứng với mức độ hoàn thành công việc như thế nào
Do đó cần dựa vào các chỉ tiêu thưởng rõ ràng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động, bảng chấm công, sáng kiến trong lao động… mà tính mức thưởng cho người lao động, như vậy người lao động biết mức lao động như thế nào thì được nhận thưởng tương ứng, do vậy sẽ khuyến khích, thúc đẩy người lao động tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ thuật, phấn đấu làm việc đạt năng suất cao hơn, mang lại hiệu quả hơn cho Công ty Việc xác định các cá nhân được thưởng, mức thưởng cho từng người có thể kết hợp giữa tập thể cùng bầu và sự đánh giá theo dõi của cấp trên, như vậy đã giảm được tính chủ quan của cấp trên trong việc xét thưởng và tạo cho người lao động tâm lý thoái mái.
Qua việc phân tích thực tiễn về công tác phân phối trả lương, trả thưởng của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen tác giả thấy được những mặt mạnh và những mặt yếu của Công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu đó để kích thích mạnh mẽ người lao động phát triển sản xuất, nâng cao trình độ nghề nghiệp, đảm bảo tính công bằng trong phân phối trả lương, trả thưởng cho người lao động nhận được tiền lương “tiền công” phù hợp đúng với sức lao động mà họ bỏ ra, tạo bầu không khí cạnh tranh lành mạnh trong công việc Nhưng nếu lạm dụng khuyến khích bằng tiền lương tiền thưởng quá mức gây ra chênh lệch về thu nhập giữa người lao động trong Công ty sẽ gây phản tác dụng, gián tiếp dẫn đến mất đoàn kết làm căng thẳng bầu không khí tập thể, làm giảm năng suất lao động Hoàn thiện quy chế trả lương là một việc cần thiết Tuy nhiên, song song với việc hoàn chỉnh công tác này thì việc tuyển dụng lao động, bổ nhiệm cán bộ, sắp xếp lao động một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng, phối hợp tất cả các yếu tố trên một cách hài hòa sẽ sử dụng lao động hiệu quả hơn Xác định rõ lương, thưởng là các khoản chính trong thu nhập có ảnh hưởng lớn tới đời sống người lao động, là chất kết dính quan trọng gắn bó người lao động với sự phát triển của Công ty, giúp cho Công ty ngày càng phát triển bền vững.
Ưu điểm của phương pháp hoàn thiện:
- Tiền lương của CBCNV đã được phân phối hợp lý hơn.Việc lương tăng khiến cho người lao động cảm thấy họ luôn được Công ty quan tâm, tạo mọi điều kiện để tăng thu nhập giúp họ yên tâm công tác và công hiến cho Công ty.
- Hơn nữa theo cách tính lương mới đã gắn với kết quả làm việc của mỗi nhân viên.
- Việc thực hiện chấm công, theo dõi thời gian làm việc cũng như đánh giá chất lượng công việc sẽ được tiến hành chặt chẽ hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của từng người do quỹ lương đã được quy về các phòng ban và các phòng có nhiệm vụ phân phối lương cho nhân viên.
- Khuyến khích người lao động làm việc hăng say nhiệt tình, phát huy ý kiến để nâng cao doanh số và góp phân làm tăng doanh thu chung của Công ty.
- Vẫn đảm bảo tính hợp lý về phân phối tiền lương tại một đơn vị lao động.
- Kích thích cán bộ công nhân viên ngoài hăng say làm công việc được giao còn sáng kiến ra những phương án mới nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa trong công việc Đây cũng là biện pháp hữu ích để tăng kết quả kinh doanh của Công ty.
- Với những giải pháp và kiến nghị đã đưa ra tác giả hy vọng góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả trong công việc trả lương, trả thưởng sao cho xứng với tiềm năng của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen.
- Khuyến khích CBCNV không chỉ chú trọng vào số lượng công việc mà còn cả chất lượng công việc.
- Phương pháp lương mới sẽ khuyến khích nhân viên quan tâm, gắn bó hơn với các hoạt động tập thể, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó nội bộ Công ty.
- Việc khuyến khích lao động làm việc với mức lương cao hơn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ qua đó sẽ làm tăng năng suất lao động trong toàn Công ty Đây là biện pháp hữu ích để tăng kết quả kinh doanh của Công ty.
- Kích thích cán bộ công nhân viên ngoài hăng say làm công việc được giao, còn sáng kiến ra những phương pháp mới nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa trong Công ty Đây cũng là biện pháp hữu ích để tăng kết quả kinh doanh của Công ty.
Những kiến nghị thực hiện đề tài hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ phần bao bì Bông Sen.
- Công ty cần soạn thảo và ban hành các quy chế về cách thức, các tiêu chí tính lương, tính thưởng cho người lao động và ban hành, phổ biến quy chế đến toàn bộ CBCNV và người lao động trong Công ty.
- Khối lượng công việc được giao cho CBCNV phải công bằng, hợp lý, mức công việc phân theo hệ số trách nhiệm Nghiên cứu và lập bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc và lượng hóa sao cho chính xác, dễ hiểu.
- Cần áp dụng tính lương theo phương pháp công hệ số, phương pháp này nói lên ý nghĩa thực tiễn trong công việc, đánh giá đúng sức lao động bỏ ra của từng cá nhân trong tổ sản xuất, chia lương đúng và tránh tình trạng chia lương bình quân.