1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài xây dựng giáo án tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực

55 2,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 6,09 MB

Nội dung

Vì vậy, qua việc thực hiện đề tài này,chúng em mong muốn xây dựng được một giáo án sử dụng phương pháp dạy học tíchcực một cách hợp lý, giúp học sinh chủ động hơn trong tiết học và hình

Trang 1

Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế

và thi công Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầuvào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh)

Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về qui trình tiến hành bài dạy cho mộthoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện,thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy Đặc biệtphải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từnghoạt động cụ thể Kết quả hay sản phẩm của giai đoạn này chính là giáo án

Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những cách để cải cáchphương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính chủ động của học sinh trong giờ học,phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học tậpcủa học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo Vì vậy, qua việc thực hiện đề tài này,chúng em mong muốn xây dựng được một giáo án sử dụng phương pháp dạy học tíchcực một cách hợp lý, giúp học sinh chủ động hơn trong tiết học và hình thành niềmsay mê khoa học ở các em

Trang 2

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: học sinh biết được sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học, nắmđược đặc tính, vai trò của máy tính khi ứng dụng các thành tựu Tin học, có hiểu biết về quátrình Tin học toàn diện, từ đó ý thức được tầm quan trọng của môn học, có thái độ học tậpnghiêm túc

- Trọng tâm: đặc tính, vai trò của máy tính

II Phương pháp dạy học:

Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giảiquyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên

III Chuẩn bị:

- Giáo viên: tư liệu về lịch sử ra đời của máy tính, một số hình ảnh về các thế hệ máytính

- Học sinh: xem trước bài học

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp

Hoạt động 2: vào bài mới

- Câu hỏi: Trong cuộc sống hôm nay của

chúng ta có rất nhiều thứ mà các thế hệ trước

không có Đó là những vật dụng, những phương

tiện làm cho cuộc sống con người ngày càng

tiện nghi hơn Em hãy cho một vài ví dụ về

những thứ đó?

- Dự kiến trả lời của học sinh: xe máy, điện

thoại, máy giặt, máy vi tính,…

- Nhận xét của giáo viên: cuộc sống hiện nay

không thể thiếu máy vi tính, chúng rất có ích

trong nhiều công việc, nhưng máy vi tính là gì

mà lại làm được nhiều việc như vậy, và máy vi

tính xuất hiện từ khi nào, bài học hôm nay sẽ

cho chúng ta biết những điều đó

Hoạt động 3:

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh

chiếc máy tính đầu tiên (Hình 1) và hình ảnh

chiếc máy tính thế hệ mới (Hình 2), cho học

sinh đưa ra nhận xét

- Học sinh: máy tính hiện nay đẹp hơn, gọn

nhẹ hơn, tính toán nhanh hơn

- Nếu học sinh không nói được ý “tính toán

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ

BẢN CỦA TIN HỌC

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA

HỌC

1 Sự hình thành và phát triển của Tin học:

- Máy vi tính – máy tính điện tử xuấthiện trên thế giới chưa lâu Chiếc máy tínhđiện tử đầu tiên được chế tạo vào năm 1943 –

1945 tại Mỹ với kích thước khổng lồ (30 tấn,

1393 m2), thực hiện được 5000 phép cộngtrong 1 giây (Hình 1) Máy tính xuất hiệnnhằm phục vụ nhu cầu của con người về khaithác thông tin

văn minh thông tin, ra đời sau năm 1920 và là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp.

- Ngành khoa học máy tính được xây dựng để đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin.

- Khi nghiên cứu đưa ra một ứng dụngnào đó của Tin học, người ta sử dụng công cụ

là máy vi tính Khi đưa ứng dụng đó vào sử

Trang 3

nhanh hơn” thì giáo viên bổ sung thêm hoặc

nhắc học sinh về khả năng tính toán của máy

tính thế hệ hiện nay

- Câu hỏi: Máy tính xuất hiện chưa lâu,

nhưng lại phát triển, thay đổi rất nhanh, tại sao

nó lại có tốc độ phát triển nhanh như vậy?

- Học sinh: do khoa học phát triển, …

- Giáo viên gợi ý: nhu cầu khai thác thông tin

của con người ngày càng lớn nên đòi hỏi máy

tính cũng phải hiện đại hơn

Hoạt động 4:

- Giáo viên nói sơ lược về cấu trúc máy tính

- Đặc tính của máy tính

Hoạt động 5:

- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về sự cần thiết

của học vấn tin học: khi đi xin việc cần phải có

trình độ tin học, làm việc ở đâu cũng cần biết sử

dụng máy tính,…

- Tác hại của máy tính: gây hại cho sức khỏe,

nếu sử dụng không đúng mục đích (không phục

vụ việc học) sẽ làm phân tán tư tưởng, ảnh

hưởng đến việc học

dụng, người ta cũng thông qua máy vi tính.Như vậy, việc nghiên cứu và triển khai các ứngdụng của Tin học không tách rời việc sử dụngmáy tính

- Đặc thù của ngành Tin học là các nghiên cứu và việc triển khai các ứng dụng không tách rời việc sử dụng máy tính.

- Để Tin học ngày càng phục vụ nhiềuhơn cho cuộc sống, người ta tìm cách cải tiếnmáy tính sao cho nó luôn phát triển theo cáckhoa học khác và ngày càng hoàn thiện hơn

máy tính cũng là một nội dung của Tin học.

2 Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử:

- Lúc mới xuất hiện, máy tính là mộtcông cụ trợ giúp con người trong những côngviệc tính toán thuần túy

- Thế giới hiện đại chứa đựng lượngthông tin khổng lồ, con người muốn khai tháchiệu quả lượng thông tin này thì cần phải cảitiến hệ thống máy tính Do vậy mà máy tính cóthể phục vụ con người lưu trữ thông tin cũngnhư tìm kiếm, xử lí thông tin một cách có hiệuquả Sự góp mặt của máy tính trong đời sốngcon người là vô cùng rộng rãi, nó giúp ích chocon người trong nhiều lĩnh vực cuộc sống

- Máy tính là công cụ giúp khai thác thông tin tiện lợi và nhanh chóng, có thể hỗ trợ hoặc thay thế con người trong nhiều việc.

ngừng được nâng cao.

a Phần biết:

trò của nó.

tin học, mặt hữu ích cũng như tác hại.

b Phần hiểu:

cấu trúc, hoạt động của máy tính.

c Phần kỹ năng:

Trang 4

Hoạt động 6:

Cho hai nhóm học sinh lên bảng và liệt kê

những ứng dụng của máy tính trong cuộc sống,

những ưu điểm của máy tính, nhóm nào liệt kê

được nhiều hơn là thắng

Biết làm một số công việc thông thường trên máy tính.

4 Thuật ngữ tin học:

Hiện nay có nhiều định nghĩa về tin họcnhưng về thực chất thì các định nghĩa nàykhông khác nhau nhiều

Hình 1:Máy tính đầu tiên

Hình 2: Một máy vi tính đơn giản

Trang 5

Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thôngtin, mã hóa thông tin và dữ liệu

- Kỹ năng: hình dung rõ hơn về hoạt động của máy tính

- Trọng tâm: đơn vị đo thông tin, mã ASCII, biểu diễn dữ liệu trong máy tính

II Phương pháp:

Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề

III Chuẩn bị:

- Giáo viên: đĩa mềm, đĩa CD, một số bức ảnh

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới:

- Tạo tình huống có vấn đề: trong bài học

trước có nói rằng máy tính giúp ích cho con

người rất nhiều trong việc khai thác, xử lí

thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin như

hiện nay, vậy thông tin là gì?

- Học sinh thảo luận, đưa ra câu trả lời

- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh

rồi giới thiệu bài mới

Hoạt động 3:

- Giáo viên cho ví dụ để học sinh có thể

phân biệt được thông tin và dữ liệu: “Một học

sinh mới chuyển vào lớp, tên và ngày sinh của

em đó là thông tin về em đó đối với các học

sinh trong lớp, nhưng khi phòng giáo vụ nhập

tên, ngày sinh của học sinh đó vào máy tính thì

nó trở thành dữ liệu”

- Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ về

thông tin và dữ liệu, giáo viên nhận xét ví dụ

học sinh đưa ra

Hoạt động 4:

- Đặt vấn đề: thông tin có thể đo được hay

không? Nếu được thì đo bằng gì? Nếu không

thì tại sao?

- Giáo viên đưa ví dụ: trong bảng danh sách

học sinh, người ta kí hiệu giới tính nam là 1,

giới tính nữ là 0, như vậy ta có bit 1 ghi nhận

“nam”, bit 0 ghi nhận “nữ”

Hoạt động 5:

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

1 Khái niệm thông tin và dữ liệu:

Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máytính, máy tính có thể nhận biết thông tin đó để

xử lí thông tin cho các mục đích khác nhau

hiểu biết có thể có được về một sự vật, sự việc, hiện tượng.

đã được đưa vào máy tính

2 Đơn vị đo thông tin:

Người ta đo lượng thông tin bằng đơn vịbit, đơn vị này cho ta biết trạng thái của một

sự kiện nếu sự kiện đó chỉ xảy ra một tronghai trạng thái với khả năng xuất hiện nhưnhau

- Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là

bit.

Trang 6

- Giáo viên đưa ra các ví du minh họa cho

các dạng thông tin

- Đặt câu hỏi: có còn dạng thông tin nào

khác?

Hoạt động 6:

- Xét việc mã hóa thông tin dạng văn bản

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm

thông tin dạng văn bản, nhận xét về một văn

bản (cách viết, hệ thống ký hiệu) Sau đó giáo

viên đưa ra nhận xét cuối cùng

- Giáo viên đặt câu hỏi: tìm mã ASCII thập

phân của ký tự F? Ký tự M? Gợi ý: ký tự A có

mã thập phân là 65

Hoạt động 7:

- Giáo viên đặt câu hỏi: ngày tháng năm sinh

là dữ liệu kiểu gì? (nếu học sinh không trả lời

được thì giáo viên đưa ra đáp án là kiểu date –

time)

- Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân biệt

giữa hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không

phụ thuộc vị trí

- Giáo viên và học sinh cùng làm một ví dụ

chuyển đổi số từ cơ số bất kỳ sang cơ số 10

4 Mã hóa thông tin trong máy tính:

Muốn máy tính xử lí được thông tin thì cầnphải tìm cách biến đổi thông tin thành “ngônngữ” của máy tính, tức là biến thành một dãybit, việc biến đổi đó là mã hóa thông tin

tính xử lí được.

Người ta đánh số các ký tự từ 0 – 255, đây

là mã ASCII thập phân của ký tự, và ta gọi

256 ký tự đó là bảng mã ASCII Các số đóđược gọi là số hiệu của ký tự, nếu chuyển sốhiệu đó thành số nhị phân thì ta có mã ASCIInhị phân Sau khi được đánh số ta nói các ký

tự thường dùng đã được mã hóa

Code for Information Interchange) dùng để

mã hóa các ký tự, gồm 256 ký tự được đánh

số từ 0 đến 255.

5 Biểu diễn dữ liệu trong máy tính:

Khi nhập tên học sinh vào máy tính cùngvới điểm thi các môn của học sinh đó ta sẽđược dữ liệu về các học sinh có tên trong danhsách Tên học sinh là dữ liệu kiểu xâu ký tự(dãy), điểm thi là dữ liệu kiểu số

Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được

mã hóa.

Máy tính dùng 1 byte để ghi nhận độ dài xâu và mỗi byte tiếp theo để ghi 1 ký tự (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Hệ đếm khác: có thể chọn một số bất

kỳ lớn hơn 1 để làm cơ số, và số lượng các ký

tự được sử dụng của mỗi hệ đếm bằng cơ sốcủa nó, các ký tự này có giá trị từ 0 đến b – 1,với b > 1 là cơ số

N = (d n d n-1 d n-2 … d 1 d 0 d -1 d -2 … d -m ) b

(số N trong hệ đếm cơ số b)

Ta có:

N = d n b n + d n-1 b n-1 + … + d 0 b 0 + d -1 b

Trang 7

Giáo viên đặt câu hỏi: số nguyên là số như

thế nào, số tự nhiên có phải là số nguyên

Các hệ đếm thường dùng trong tin học:

Cách biểu diễn số nguyên:

- Số nguyên có thể có dấu hoặc không códấu

- Việc dùng bao nhiêu byte bộ nhớ để ghinhận giá trị của một số là tùy thuộc vào phạm

vi giá trị tuyệt đối của số đó

Dùng bit cao nhất làm bit thể hiện dấu (1: dấu âm, 0: dấu dương).

Cách biểu diễn số thực:

- Dùng dấu “.” thay cho dấu “,” dùng để

ngăn cách phần nguyên và phần phân.

- Dấu phẩy động: số thực được biểu diễn

Trang 8

Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

- Giáo viên: giáo cụ trực quan là một máy tính, hình ảnh có liên quan, các loại đĩa

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới

- Tình huống gợi vấn đề: máy tính trợ giúp cho

con người trong nhiều việc, tại sao máy tính có

thể làm như thế, cấu trúc, cách thức hoạt động

của nó như thế nào?

- Câu hỏi: một chiếc máy vi tính tự nó có là

một hệ thống tin học chưa? Nếu chưa thì thiếu

thành phần gì?

- Dự kiến trả lời của học sinh: một chiếc máy

vi tính là một hệ thống tin học Giáo viên sẽ bổ

sung hoặc gợi ý cho học sinh khác bổ sung: nó

chỉ là hệ thống tin học khi nó được điều khiển bởi

chúng ta và trong nó đã được cài đặt các phần

mềm Nếu học sinh trả lời là chưa thì giáo viên

cũng dẫn dắt học sinh trả lời đúng những thành

phần còn thiếu

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi

- Một hệ thống tin học gồm cácthành phần: phần cứng, phần mềm, vàmột thành phần không thể thiếu là sựđiểu khiển, quản lí của con người

- Phần cứng (Hardware): nhữngthiết bị của máy tính, ta có thể thấy tậnmắt như: ổ đĩa cứng, ổ CD,…

- Phần mềm: các chương trình chỉdẫn máy tính làm những việc ta muốnmáy tính làm Chương trình gồm nhiềuchỉ dẫn, mỗi chỉ dẫn hướng dẫn máy tínhlàm một thao tác, mỗi chỉ dẫn đó gọi làmột lệnh

thành phần sau:

Trang 9

Hoạt động 3:

Giáo viên cho học sinh đưa ra nhận xét về

việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận của máy

tính (bộ phận nào chỉ nhận thông tin, bộ phận nào

chỉ truyền thông tin, bộ phận nào có thể làm cả

hai chức năng đó?)

Hoạt động 4:

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của

CPU hoặc có thể trực tiếp tháo máy ra cho học

sinh xem

Hoạt động 5:

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh ROM,

RAM hay xem trực tiếp trên máy

Hình vẽ SGK trang 15.

- Các loại máy tính khác nhau đều

có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhaugồm các bộ phận chính sau:CPU (bộ xử lítrung tâm), bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,thiết bị vào, ra

 Bộ xử lí trung tâm: điều khiểnhoạt động của máy tính, gồm có bộ điềukhiển và bộ số học/logic

 Bộ nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩaCD

 Bộ nhớ trong: ROM, RAM

 Thiết bị vào: bàn phím, chuột

 Thiết bị ra: màn hình

- Máy tính hoạt động dựa trênnguyên lý J Von Neumann, tức là hoạtđộng của máy tính được điều khiển bằngchương trình lưu trữ trong bộ nhớ, ở đó

có các ô nhớ với địa chỉ phân biệt, việctruy nhập vào bộ nhớ được thực hiệnthông qua địa chỉ ô nhớ

3. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit):

- CPU là nơi điều khiển mọi hoạtđộng của máy tính

- Bộ điều khiển không trực tiếpthực hiện chương trình, nó chỉ điều khiểncác bộ phận khác làm việc đó

- Khi đang xử lí dữ liệu, CPU dùngmột vùng nhớ là register để lưu tạm thờicác dữ liệu, các lệnh Vùng nhớ này cótốc độ truy nhập nhanh

số học / logic, thực hiện các phép toán số học, logic.

- Register: thanh ghi – vùng nhớ lưu trữ tạm thời của CPU.

chính (Main Memory):

- Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớtrong

- Trong ROM có chứa các chương

Trang 10

Hoạt động 6:

Giáo viên cho học sinh xem đĩa cứng trên

máy hoặc hình ảnh của nó Cho học sinh xem đĩa

A và đĩa CD

trình hệ thống, ta chỉ được đọc chứ khôngthay đổi nội dung trong đó được, điềunày đảm bảo cho sự hoạt động bìnhthường của hệ thống Khi khởi động máy,các chương trình trong ROM tiến hànhkiểm tra máy (kiểm tra tình trạng của cácthiết bị, báo lỗi nếu có trục trặc xảy ra),giao tiếp với các chương trình do ngườidùng đưa vào, thực hiện xong thì máyvào trạng thái bắt đầu làm việc Vì chứacác chương trình hệ thống nên khi tắtmáy, các chương trình trong ROM sẽkhông bị xóa đi

- RAM cũng là bộ nhớ trong nhưng

có thể ghi thông tin, xóa thông tin, và cácthông tin đó sẽ bị xóa đi lúc tắt máy, nóchỉ tồn tại trong lúc máy tính hoạt động.RAM gồm có các ô nhớ được đánh sốthứ tự (còn gọi là địa chỉ ô nhớ) Máytính sẽ truy nhập nội dung thông tin ghitrong các ô nhớ thông qua địa chỉ của ô

đó Có thể truy nhập bất cứ ô nào màkhông cần phải theo thứ tự, nên nó đượcgọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên Mỗi

ô nhớ có dung lượng 1 byte, một thanhRAM có dung lượng 128MB, 256MB,…

- Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ đọc được chứ không sửa đổi được.

- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc.

5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory):

- Đĩa được chia thành những hìnhquạt bằng nhau gọi là các sector, trên mỗisector thông tin được ghi trên các rãnh (làcác đường tròn đồng tâm) gọi là track

- Đĩa cứng có dung lượng lớn, tốc

độ đọc nhanh

- Đĩa A (đĩa mềm) có dung lượngnhỏ hơn đĩa CD (1.44 MB so với 700MB)

- Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong cầnphải trao đổi thông tin với nhau, việc đóđược thực hiện bởi hệ điều hành - mộtchương trình hệ thống Hệ điều hànhcũng điều khiển việc tổ chức thông tin ở

Trang 11

Hoạt động 7:

- Giáo viên đặt câu hỏi: khi tắt máy, các

thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài có bị mất đi

không? Nếu không thì chúng sẽ mất đi khi nào?

- Giáo viên đặt câu hỏi: thiết bị nào khác có

chức năng như là bộ nhớ ngoài? (USB)

- Nếu học sinh không trả lời được thì giáo

viên gợi ý: thiết bị nào khác đĩa A, đĩa CD mà có

chức năng lưu trữ dữ liệu Máy nghe nhạc MP3

bỏ túi có chức năng ghi nhớ dữ liệu từ máy tính

không?

Hoạt động 8:

- Giáo viên thực hiện một số thao tác bàn

phím để học sinh thấy được chức năng của các

phím

- Giáo viên làm ví dụ: sử dụng phím tắt và

sử dụng chuột cho cùng một thao tác, cho học

sinh nhận xét cách nào nhanh hơn hay tiện lợi

hơn

- Cho học sinh xem ảnh máy in, máy scan,

modem,…

Hoạt động 9:

- Giáo viên cho học sinh nhận xét: màn hình

máy tính có giống một cái TV không? Khác ở

thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD,…

đổi thông tin giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài, việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài.

6. Thiết bị vào (Input devic e):

- Bàn phím: gồm có nhóm phím ký

tự và nhóm phím chức năng Các chứcnăng của nhóm phím chức năng được quyđịnh bởi phần mềm có sử dụng phím đóhoặc chức năng mặc định

- Đưa hình ảnh vào văn bản vớinhiều mục đích: lưu trữ, đưa vào một vănbản, một trang web, chỉnh sửa,…

7. Thiết bị ra (Output device):

Màn hình máy tính có cấu tạo vật lítương tự màn hình TV Khi ta nhìn thấymột hình ảnh trên màn hình thì lúc đótrên màn hình sẽ có các điểm có màu sắc,

Trang 12

Hoạt động 10:

Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi

trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học

độ sáng, vị trí khác nhau tập hợp lại thànhhình ảnh chúng ta đang thấy Như vậynếu càng nhiều điểm hợp lai cho một chitiết nhỏ thì hình ảnh càng rõ nét Cácđiểm đó chính là các điểm ảnh, mật độcác điểm ảnh trên màn hình là độ phângiải của màn hình

- Màn hình cho hình ảnh đẹp hơnnếu chế độ màu của màn hình cho nhiềumàu (16 bit, 32 bit,…)

- Dùng modem để kết nối một máytính với đường dây điện thoại, dùng đểtruy cập Internet, gọi điện thoại (Internetphone)

tin vào và lấy thông tin ra từ máy tính

8 Hoạt động của máy tính:

- Ở mỗi thời điểm máy tính chỉthực hiện một lệnh, nhưng vì nó thực hiệnrất nhanh nên trong 1 giây nó có thể thựchiện rất nhiều lệnh

- Một lệnh muốn máy tính thựchiện được thì phải có địa chỉ của lệnhtrong bộ nhớ, mã của thao tác cần thựchiện và địa chỉ các ô nhớ có liên quan.Như vậy, khi ta ra lệnh cho máy tính thựchiện một lệnh nào đó thì nó sẽ đi tìm địachỉ của lệnh đó trong bộ nhớ, đến ô nhớchứa lệnh đó, xem mã thao tác, thực hiện,trong quá trình thực hiện nếu có liên quanđến ô nhớ nào khác thì nó sẽ truy nhậpđến ô nhớ đó

nhau bằng các dây dẫn gọi là các tuyến (bus), số đường dẫn dữ liệu trong tuyến tương đương với độ dài từ máy.

Trang 13

Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm thuật toán, bài toán

- Kỹ năng: phân biệt được thuật toán và bài toán, xây dựng được thuật toán bằng sơ đồ khối, bằng ngôn ngữ tự nhiên

- Trọng tâm: thuật toán

II Phương pháp:

Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề dưới

sự hướng dẫn của giáo viên

III Chuẩn bị:

- Giáo viên: sơ đồ khối

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới.

- Giáo viên đưa ra 2 thí dụ, một là bài toán

theo quan niệm toán học, một là bài toán theo

quan niệm tin học, từ đó dẫn dắt học sinh đến

khái niệm bài toán trong tin học

- Cho các thí dụ khác SGK và yêu cầu học

sinh tìm Input, Output của các thí dụ đó

Hoạt động 3:

- Với ví dụ 1 đầu bài thì giải quyết như thế

nào? Ví dụ 2? Học sinh thảo luận theo nhóm

và lên bảng ghi ra cách giải quyết 2 bài toán

đó

- Đưa ra khái niệm thuật toán

- Giáo viên nêu các quy tắc khi diễn tả

thuật toán bằng sơ đồ khối

- Cho học sinh xem sơ đồ khối một thí dụ

giáo viên đã chuẩn bị sẵn

- Chuyển thuật toán của 2 ví dụ đầu sang

sơ đồ khối

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN

1 Khái niệm bài toán:

- Ví dụ 1: tìm nghiệm của phương trìnhbậc hai ax2 + bx + c = 0

- Ví dụ 2: xếp loại học sinh dựa trênbảng điểm

- Bài toán là việc ta muốn máy tính

thực hiện.

Hai thành phần cơ bản của bài toán:

- Input: các thông tin đã có (giả thiết –

thông tin vào).

- Output: các thông tin cần tìm từ Input

(kết luận – thông tin ra).

2 Khái niệm thuật toán:

Khái niệm: SGK trang 25.

Muốn máy tính làm được công việc tayêu cầu, ta cần hướng dẫn cho máy các thaotác cần làm để thực hiện công việc đó Cónghĩa là khi đặt ra cho máy tính một bài toánthì phải hướng dẫn cho máy thực hiện lầnlượt các thao tác đế đến được kết quả cuốicùng

Các cách diễn tả thuật toán:

- Liệt kê dãy các thao tác cần tiến

Trang 14

Hoạt động 4:

Giáo viên đưa ra một ví dụ khác, học sinh

sẽ phân tích Input, Output, đưa ra thuật giải

Giáo viên sẽ đưa ra sơ đồ khối của thuật toán

đó nhưng đã bị cắt rời từng thành phần, yêu

cầu học sinh sắp xếp lại

thao tác.

Khi được diễn tả theo một trong các cáchtrên, máy tính vẫn chưa thực hiện được côngviệc ta cần, vì đó chưa phải là ngôn ngữ củamáy tính Muốn máy tính làm được ta cầnphải chuyển thuật toán đó sang một ngôn ngữ

mà máy có thể hiểu và làm theo được Thuậttoán sau khi được “chuyển ngữ” như vậy gọi

là chương trình, và ngôn ngữ đó là ngôn ngữlập trình

Chương trình là thuật toán đã được diễn

tả bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được bài toán đó Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ lập trình.

3 Ví dụ về thuật toán:

Các ví dụ trong SGK

Hình vẽ sơ đồ khối.

Hình 3

Trang 15

Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: học sinh thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt chomáy tính những việc con người muốn máy tính thực hiện, hiểu được cơ bản thế nào là ngônngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao, các chương trình dịch

- Trọng tâm: ngôn ngữ bậc cao

- Học sinh: học bài cũ, xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới.

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:

Vẽ sơ đồ khối của thuật toán giải phươngtrình bậc nhất tổng quát ax + b = 0

- Đặt vấn đề: với sơ đồ khối như vậylàm sao cho máy tính có thể thực hiện được?

Có cách viết nào mà cả người viết và máycùng hiểu không? Và không những hiểu màmáy tính còn giải được phương trình đó?

- Ở bài học trước đã có nêu khái niệm

về ngôn ngữ lập trình, trong bài này sẽ đi sâuhơn về nội dung này

Bài 5:NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

1 Ngôn ngữ máy:

- Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữcủa nó, tất cả những gì ta muốn máy thựchiện đều phải chuyển thành ngôn ngữ mà nó

có thể hiểu, đó là ngôn ngữ máy Các lệnhviết bằng ngôn ngữ máy là các dãy các ký tự

0 hay 1, hoặc biến thể của nó theo cơ số 16

Ta có thể viết chương trình bằng các loạingôn ngữ khác, sau đó chuyển qua ngôn ngữmáy, việc đó được thực hiện thông qua mộtchương trình dịch

Trang 16

- Câu hỏi tiếp theo: ngôn ngữ khác là ngôn

ngữ như thế nào, có phải là ngôn ngữ như ta

đang nói không, hay là một loại ngôn ngữ đặc

biệt?

- Ngôn ngữ khác là ngôn ngữ lập trình có

cách viết khác

Hoạt động 4:

- Câu hỏi: chương trình viết bằng ngôn ngữ

máy có phụ thuộc vào máy không? Tại sao?

- Câu trả lời đúng là có, vì mỗi loại máy

tính đều có ngôn ngữ riêng của nó Nếu học

sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý là:

mỗi loại máy đều có ngôn ngữ riêng, vậy

chương trình viết cho máy này thì đem sang

máy khác nó có hiểu và làm được không?

Hoạt động 5:

Giáo viên cho học sinh xem code của một số

ngôn ngữ lập trình, có thể cho chạy thử một

vài đoạn chương trình đơn giản

bằng chương trình dịch.

khả năng của máy tính.

kềnh, khó hiệu chỉnh, khó cải tiến, câu lệnh khó nhớ, khó hiểu.

2 Hợp ngữ:

- Hợp ngữ là ngôn ngữ khắc phục đượccác nhược điểm của ngôn ngữ máy, nó dễviết và ít phụ thuộc vào máy, nhưng vẫn khaithác được đặc điểm riêng của từng máy

- Hợp ngữ gần với ngôn ngữ máy,nhưng nó sử dụng các từ (viết tắt tên thao tácbằng tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cầnthực hiện

- Để một chương trình viết bằng hợpngữ thực hiện được trên máy tính, nó cầnphải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng mộtchương trình mà ta gọi là chương trình hợpdịch

thao tác (thường là tiếng Anh) để thể hiện các lệnh.

- Chương trình hợp dịch là chương trình giúp chuyển từ hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.

3 Ngôn ngữ bậc cao:

- Hợp ngữ khắc phục được các nhượcđiểm của ngôn ngữ máy, nhưng vẫn còn gâykhó khăn với phần đông những người sửdụng Nó thích hợp cho các nhà lập trìnhchuyên nghiệp, còn người dùng khác tìmcách phát triển một loại ngôn ngữ khác làngôn ngữ lập trình bậc cao, gần với ngôn ngữ

tự nhiên hơn nên dễ sử dụng hơn

- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậccao nói chung không phụ thuộc vào máy,cùng một chương trình có thể thực hiện ởnhiều loại máy khác nhau Chương trình trởnên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễnâng cấp hơn

ngôn ngữ tự nhiên.

cao không phụ thuộc vào máy, nó ngắn gọn,

dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp hơn.

cần có một chương trình để dịch nó sang ngôn ngữ máy.

PASCAL, Visual Basic, C++, Visual C,…

Trang 17

Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

- Giáo viên: chuẩn bị một máy vi tính có hỗ trợ lập trình Pascal

- Học sinh: xem lại kiến thức về bài toán, thuật toán, ngôn ngữ lập trình

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động dạy học

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới.

- Đặt vấn đề: những việc cần làm để giải

một bài toán hình học

- Trả lời của học sinh: xác định giả thiết,

kết luận, vẽ hình, chứng minh, tính toán

- Vậy giải một bài toán trên máy tính thì

cần phải làm những gì?

Hoạt động 3:

- Câu hỏi: nhắc lại những thành phần cơ

bản của bài toán

- Đây là kiến thức cũ nên yêu cầu học

sinh nhắc lại chính xác

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Bài 6:GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Học cách sử dụng máy tính là học cáchđiều khiển máy tính làm việc theo ý muốn củamình, tức là biết giao cho máy tính làm nhữngviệc ta muốn nó làm Như vậy nếu người sửdụng càng có hiểu biết rộng thì càng khai thácđược nhiều những tính năng của máy tính, vìkhi có hiểu biết rộng thì người ta sẽ biết giaocho máy làm những việc lớn hơn, thay thếđược con người nhiều hơn

Muốn máy tính giải được một bài toán nào

đó thì ta cần phải làm những việc sau:

- Xác định bài toán

- Lựa chọn và xây dựng thuật toán

- Viết chương trình

- Hiệu chỉnh

- Viết tài liệu

Làm theo những bước trên tức là ta đã biếtcách giao cho máy tính những việc cần làm đểgiải một bài toán

1 Xác định bài toán:

Một bài toán có hai thành phần đặc trưng

là Input và Output Xác định bài toán là xácđịnh hai thành phần này Đây là bước cần có

sự phân tích kỹ càng để có thể lựa chọn cấutrúc dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ phù hợp

Xác định bài toán là xác định và phân tích hai thành phần Input và Output.

Trang 18

Hoạt động 4:

Sau khi xây dựng thuật toán cho ví dụ

và diễn tả bằng sơ đồ khối, giáo viên cho

học sinh xem thuật toán đó được thực hiện

như thế nào trên máy tính, bằng ngôn ngữ

lập trình Pascal

Hoạt động 5:

Giáo viên cho học sinh xem việc báo lỗi

của Pascal và trực tiếp sửa lỗi rồi cho chạy

lại chương trình

2 Lựa chọn và xây dựng thuật toán:

- Lí do phải lựa chọn thuật toán: mộtbài toán thông thường có thể có nhiều cáchgiải, mỗi cách có ưu điểm riêng của nó Bàitoán trong tin học cũng có thể có nhiều cáchgiải, mỗi cách đó tạo nên một thuật toán Taphải lựa chọn trong số đó để có được thuậttoán tối ưu

- Thuật toán tối ưu là thuật toán tốt.Khi máy tính thực hiện một chương trình thì

nó cần đến các tài nguyên như giờ CPU, sốlượng ô nhớ,… Chương trình dùng nhiều tàinguyên chứng tỏ thuật toán có độ phức tạpcao Thuật toán tốt còn phải là thuật toán màkhi thực hiện cần ít thời gian

- Việc xây dựng và lựa chọn thuậttoán để giải một bài toán cụ thể cần phải căn

cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi

và lượng tài nguyên thực tế cho phép

bài toán đã cho.

- Thuật toán tốt nếu chương trình tương ứng dùng ít tài nguyên.

Xét ví dụ

3 Viết chương trình:

Sau khi lựa chọn thuật toán và xây dựngthuật toán ta sẽ chuyển thuật toán đó sangngôn ngữ lập trình thích hợp Như vậy, viếtchương trình là sự tổng hợp giữa việc lựa chọncấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễnđạt đúng thuật toán

Khi viết chương trình cần lựa chọn ngôn ngữ thích hợp và phải tuân theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

4 Hiệu chỉnh:

Khi đã có chương trình ta cần phải thửnghiệm độ tin cậy, độ chính xác của chươngtrình với một số bộ Input tiêu biểu gọi là Test

Ở bước này nếu phát hiện sai sót thì ta phảisửa chương trình rồi thử lại Ta có thể viết lạichương trình bằng ngôn ngữ khác trong bướchiệu chỉnh, cũng như có thể thay đổi thuậttoán Trong bước hiệu chỉnh ta có thể có được

sự trợ giúp của chương trình dịch trong pháthiện và sửa chữa sai sót, tuy nhiên sự trợ giúpnày là tùy theo ngôn ngữ lập trình và chương

Trang 19

trình dịch mà ta đang dùng.

với một số bộ Input, nếu có sai sót thì sửa và thử lại.

thuật toán trong bước hiệu chỉnh.

lỗi, nhưng chương trình có thể còn lỗi khác chưa phát hiện được.

5 Viết tài liệu:

Mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng sẽ giúp ích cho người dùng và cho việc nâng cấp, hoàn thiện chương trình.

Trang 20

- Giáo viên: một máy tính có cài thêm một số phần mềm ứng dụng.

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động dạy học

Hoạt động 1:

Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới

Giáo viên giới thiệu một số hệ điều hành

Hoạt động 3:

- Cho học sinh thảo luận theo nhóm với câu

hỏi “ Người ta hay dùng máy tính để làm việc

gì”, sau đó từng nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình

- Câu hỏi: nhờ đâu mà máy tính có thể làm

những việc đó?

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Sau khi giải một bài toán trên máy tínhtheo các bước như ở bài 6 thì ta thu được mộtchương trình; cách tổ chức dữ liệu; tài liệu vềchương trình Chương trình đó có thể thựchiện được với nhiều bộ Input, tức là có thểdùng để giải bài toán với nhiều bộ dữ liệukhác nhau Khi đó ta nói chương trình nhưthế là một phần mềm máy tính

Bài 7:PHẦN MỀM MÁY TÍNH

2. Phần mềm hệ thống:

Có những chương trình luôn phải có sẵntrong máy vì mọi chương trình khác đều cầnđến nó, trong mọi thời điểm của cả quá trìnhhoạt động của máy Như thế, nó trở thànhmôi trường làm việc cho các phần mềm khác

và được gọi là phần mềm hệ thống

- Phần mềm hệ thống là môi trường làm việc cho các phần mềm khác.

quan trọng nhất.

3. Phần mềm ứng dụng:

- Những phần mềm giúp chúng ta giảiquyết những công việc hàng ngày, nhữnghoạt động nghiệp vụ, được gọi là phần mềmứng dụng

- Do nhiều người có nhu cầu chung về

Trang 21

- Trả lời của học sinh: do có chương trình

cho phép làm việc đó

Hoạt động 4:

Sau khi giới thiệu một số phần mềm, giáo

viên cho học sinh sắp xếp các phần mềm cho

đúng với loại của nó, yêu cầu học sinh cho

thêm ví dụ về các phần mềm và tự phân loại

phần mềm đó

giải quyết cùng một công việc nên có nhữngphần mềm đáp ứng nhu cầu đó Đó là nhữngphần mềm đã được viết hoàn chỉnh, ngườidùng chỉ cần cài đặt lên máy tính của mình

- Phần mềm tiện ích: trợ giúp, nâng cao hiệu quả công việc.

Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối vì

có phần mềm vừa là ứng dụng vừa là phầnmềm hệ thống

Trang 22

Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC

- Giáo viên: tư liệu về các ứng dụng của Tin học

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: vào bài mới:

- Tạo tình huống có vấn đề: như các em

thấy ngày nay tin học được sử dụng rất nhiều

trong cuộc sống của chúng ta, hãy kể những

ứng dụng tin học mà em biết?

- Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

- Dự kiến trả lời: gõ văn bản, chat, gửi

mail…

- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học

sinh rồi giới thiệu bài mới

- Giáo viên giới thiệu về tự động hoá và

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN

số liệu phức tạp và khối lượng rất lớn cáctính toán Nếu không có máy tính ta khôngthể thực hiện được các tính toán đó trongphạm vi thời gian cho phép

2 Giải các bài toán quản lí:

Các hoạt động quản lí rất đa dạng nhưngđều có một đặc điểm chung là phải xử lí mộtkhối lượng thông tin rất lưu trữ lớn Bằngcách sử dụng các phần mềm chuyên dụngnhư bảng tính điện tử (EXCEL,QUATTRO…), các hệ quản trị cơ sở dữ liệu(FOXPRO, ACCES…) máy tính sẽ trợ giúpđắc lực cho chúng ta

Một quy trình ứng dụng Tin học để quản lí thường gồm các bước:

và sắp xếp chúng một cách hợp lí để tiện dùng.

để cập nhật (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ, …)

dữ liệu.

khác nhau: tìm kếm, thống kê,…

Trang 23

điều khiển, truyền thông vì đây là khái niệm

mới đối với học sinh

- Yêu cần học sinh mạnh dạn đưa ra vấn đề

còn thắc mắc để cả lớp cùng thảo luận

- Giáo viên nhận xét và giải thích

Hoạt động 5:

- Giáo viên đặt vấn đề: Tin học được ứng

dụng rất nhiều trong công tác giáo dục như

các phần mềm quản lí, các phần mềm dạy

học, Thế em biết gì về phần mềm dạy học?

Có những tiện ích gì? Em có thích đươc dạy

và học bằng các phần mềm dạy học không?

- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

- Giáo viên nhận xét và giải thích vấn đề

Hoạt động 6:

- Đặt vấn đề: các em thấy các phương tiện

giải trí mà Tin học cung cấp cho chúng có đủ

đáp ứng nhu cầu giải trí của chúng ta chưa?

Hãy kể những phần mềm trò chơi mà em

thích? Vì sao?

- Học sinh thảo luận và trả lời

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh những

3 Tự động hoá và điều khiển:

Con người có được những qui trình công

nghệ tự động hoá, linh hoạt, chuẩn xác, rẻ, hiệu quả và đa dạng nhờ sự trợ giúp của máy tính.

Ví dụ: con người không thể phóng được các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính mạnh

4 Truyền thông:

- Cùng với sự phát triển của kĩ thuậttruyền thông, Tin học cũng góp phần khôngnhỏ trong việc đổi mới bộ mặt của lĩnh vựckhoa học – công nghệ này, nhất là các dịch

5 Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:

Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, Tin học đã giúp cho việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư, công nghiệp in ấn, ngày càng thuận tiện và phổ biến.

6 Trí tuệ nhân tạo:

Đây là lĩnh vực đầy triển vọng của Tin

học Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là

thiết kế các máy tính có thể đảm đương một

số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ con người, hoặc những hoạt động đặc thù của con người.

Các thành tựu đạt được: robot, máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh

7 Giáo dục:

Với việc áp dụng các thành tựu của Tinhọc, ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗtrợ cho việc giảng dạy và học tập, như cácphần mềm dạy học, làm cho việc dạy và họcsinh động hơn, gây hứng thú cho người học,giúp người học có thể tự học

Việc học còn có thể thông qua Internet với

Trang 25

Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: vai trò to lớn của Tin học đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội Nhậnthức được cân thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyênchung

- Trọng tâm: vai trò của Tin học

- Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2:

- Đặt vấn đề: bây giờ giả sử không có Tin

học, thì các hoạt động trong nhiều lĩnh vực

của xã hội có bị ảnh hưởng không? Mức độ

ảnh hưởng như thế nào?

- Cho học sinh chia nhóm thảo luận, cử đại

diện nhóm trả lời

- Giáo viên nhận xét, cho học sinh thấy

được vai trò của Tin học, dẫn dắt học sinh

vào bài mới

Hoạt động 3:

- Đặt vấn đề: Tin học ngày càng được sử

dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực

của đời sống xã hội Em thấy việc ứng dụng

Tin học sẽ mang lại cho con người những lợi

ích gì? Cho một ví dụ cụ thể

- Dự kiến học sinh trả lời: các phần mềm

quản lí, robot thay thế con người làm việc ở

nơi nguy hiểm

- Giáo viên nhận xét, ý kiến của học sinh,

giải thích vấn đề theo hướng gợi mở cho học

sinh

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

1. Ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội:

dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của

xã hội và đem lại các hiệu quả to lớn.

trong phạm vi rộng các thành tựu của Tin học với việc có một nền Tin học phát triển.

nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới.

2 Xã hội Tin học hóa:

- Các hoạt động chính của xã hội như:

sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại Tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính

có các hệ thống thông tin lớn.

tiện kĩ thuật với hàm lượng Tin học cao ngày càng hiện đại, năng suất lao động sẽ tăng vọt Robot sẽ thay thế con người làm việc trong các môi trường nguy hiểm như trong lòng đất, dưới nước sâu, trên cao

sinh hoạt và giải trí như: máy giặt, máy điều

Trang 26

Hoạt động 4:

Đặt vấn đề: Thông tin là nguồn tài sản

chung của mọi người, vậy chúng ta cần phải

bảo vệ tài sản chung đó như thế nào?

Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

Giáo viên: nhận xét

Hoạt động 10:

Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu

hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã

được học

hòa, các thiết bị âm thanh hoạt động theo các chương trình điều khiển làm cho con người có được nhiều tiện nghi sống thoải mái hơn.

3 Văn hóa và pháp luật trong xã hội Tin học hóa:

- Con người phải có ý thức bảo vệthông tin vì đó là tài sản chung của mọingười Những hoạt động vô ý thức do thiếuhiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến việchoạt động bình thường của hệ thống đều làphạm tội Ví dụ: truy nhập bất hợp pháp cácnguồn thông tin, phá hoại thông tin trênmạng của các cơ quan, vi phạm quyền sởhữu thông tin, tung vào mạng các virus

- Tin học phát triển với nhịp độ vũ bão,mọi người cần phải có phong cách sống, làmviệc khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thứcvững vàng và khả năng thực hành tốt, phảihọc tập thường xuyên để nâng cao sự hiểubiết và tri thức

Để bảo vệ lợi ích chung, xã hội phải có những quy định, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lý các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau.

Trang 27

Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH

Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

I Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: nắm được khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò và chức năng phần mềmtrong hệ thống

- Kỹ năng: chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể

- Trọng tâm: khái niệm hệ điều hành, phân loại hệ điều hành

II Phương pháp dạy học:

Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giảiquyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên

III Chuẩn bị:

- Giáo viên: tư liệu về các hệ điều hành

- Học sinh: ôn lai kiến thức chương I và xem trước bài học

IV Tiến trình dạy học:

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động 1:

Ổn định lớp

Hoạt động 2: vào bài mới

- Đặt vấn đề: ngày nay chiếc máy tính đã

trở nên khá gần gũi và cần thiết cho chúng ta,

vậy máy tính hoạt động như thế nào? Để sử

dụng được thì máy tính cần trang bị gì?

- Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

- Dự kiến trả lời: cần nguồn điện, cần màn

hình, cần chuột…

- Giáo viên: máy tính chỉ có thể được sử

dụng, khai thác có hiệu quả khi có hệ điều

hành

Hoạt động 3:

- Câu hỏi: Hãy kể những hệ điều hành mà

em biết? Hệ điều hành được sử dụng phổ biến

nhất hiện nay?

- Học sinh trả lời

- Giáo viên: nội dung kiến thức chúng ta

nghiên cứu chỉ liên quan chủ yếu tới việc khai

thác, sử dụng một hệ điều hành đang phổ biến

nhất trong môi trường cụ thể của ta hiện nay

Đó là hệ điều hành WINDOWS của hãng

Microsoft Office Bản thân hệ điều hành

WINDOWS cũng có nhiều phiên

bản:WINDOWS 95, WINDOWS 98, WIN

DOWS XP,…

Hoạt động 4:

- Giáo viên liên hệ thực tế: Trong lớp mình

nhà em nào có máy tính? Em cho biết máy

Nội dung bài giảng

(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)

Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH

Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU

HÀNH

1. Khái niệm về

hệ điều hành:

- Chúng ta sử dụng các chương trìnhứng dụng để thực hiện các công việc, giảiquyết các bài toán… Tuy nhiên các chươngtrình ứng dụng thường được viết để chạytrên một hệ điều hành cụ thể nào đó Chẳnghạn như: bộ chương trình Microsoft Officecủa công ti Microsoft chạy trong môi trườngcủa hệ điều hành Windows

- Cần phải cài đặt trên máy tính một hệđiều hành để chạy các phần mềm ứng dụngtrên hệ điều hành đó

- Hệ điều hành là tập hợp có tổ chức

các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo quan hệ giữa người sử dụng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

- Có nhiều hệ điều hành như: MSDOS, WINDOWS, LINUX,…Mổi hệ điềuhành còn có nhiều phiên bản ngày càngđược nâng cấp, cải tiến

Ngày đăng: 06/05/2014, 06:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:Máy tính đầu tiên - Đề tài xây dựng giáo án tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực
Hình 1 Máy tính đầu tiên (Trang 4)
Hình 2: Một máy vi tính đơn giản - Đề tài xây dựng giáo án tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực
Hình 2 Một máy vi tính đơn giản (Trang 4)
Hình vẽ sơ đồ khối. - Đề tài xây dựng giáo án tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực
Hình v ẽ sơ đồ khối (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w