1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

36 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 219,5 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Trang 1

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Long Biên 5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 6

1.1.3 Thực trạng bộ máy quản lý đất đai của quận Long Biên 10

1.2 Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên 11

1.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện 11

1.2.2 Hiện trạng công tác lập quản lý, kế hoạch sử dụng đất 13

1.2.3 Thực trạng quản lý tài chính về đất đai; Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa

vụ của người sử dụng đất; Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 15

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 16

CHƯƠNG II:20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 20

2.1 Quản lý nhà nước về đất đai 20

2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 20

2.1.2 Vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai 20

2.1.3 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai 21

2.2 Nội dung quản lý sử dụng và khai thác sử dụng đất đô thị 21

2.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 21

2.2.2 Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ

sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 21

2.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 22

2.2.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất 22

2.2.5 Quản lý tài chính về đất đai 22

2.2.6 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 22

Trang 2

2.2.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất 22

2.3 Công cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai 23

2.3.1 Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai 23

2.3.2 Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai 23

2.4 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai của một số địa phương 23

CHƯƠNG III: 25

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

3.1 Giải pháp tầm vĩ mô 25

3.1.1 Chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai 25

3.1.2 Cơ chế trong quản lý đất Đô thị 26

3.2 Giải pháp tầm vi mô 27

3.2.1 Phân cấp trong quản lý đất Đô thị 27

3.2.2 Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai 28

3.2.3 Đào tạo cán bộ trong quản lý đất đai 29

3.3 Một số giải pháp cụ thể đối với quận Long Biên 30

3.3.1 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của quận.

30

3.3.2 Hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai 31

3.3.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai, xây dựng chế độ làm việc khoa học hợp lý.

32

3.3.4 Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng 32

Tài liệu tham khảo 36

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đô thị hoá với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- văn hoá- xãhội của các quốc gia, các đô thị đóng vai trò như những hạt nhân quan trọng, các hoạtđộng kinh tế văn hoá chủ yếu của quốc gia đã và sẽ diễn ra chủ yếu ở các đô thị Nghiêncứu các vấn đề quản lý kinh tế - xã hội ở đô thị nước ta là hết sức cần thiết cho trước mắtcũng như lâu dài Hiện tại, đô thị Việt Nam tuy còn nhỏ bé so với đô thị các nước trênthế giới Trong tương lai, đô thị Việt Nam sẽ phát triển nhanh vì đó là xu thế chung củathế giới và với hoàn cảnh thuận lợi hiện nay là sự hợp tác của các nước trong khu vực vàtrên thế giới…

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ởtất cả các vùng trên cả nước thì nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày một tăng lên, mà diệntích đất đô thị lại có hạn cho nên việc sử dụng làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả là mộtbài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược của Nhà nước,đòi hỏi Nhà nước phải tập trung thống nhất quản lý

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhucầu sử dụng đất (nhất là đất đô thị) của người dân, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xãhội và Nhà nước nhằm phục vụ cho việc phát triển đất nước là rất lớn Cho nên có nhiềuvấn đề đã nẩy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như việc sử dụng khôngtheo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích đã vàđang diễn ra hết sức phức tạp Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai cònthiếu đồng bộ và hạn chế đã ảnh hưởng việc quản lý Ở một số nơi tình trạng buông lỏngquản lý, không quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất.Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tác quản lý đấtđai Vì vậy việc quản lý quy hoạch xây dựng, sử dụng đất xây dựng, bảo vệ môi trường

Trang 4

sinh thái và từng bước nâng cao nếp sống về giữ gìn trật tự an toàn đô thị là yêu cầu cấpthiết Trong đó công tác quy hoạch và phân bố sử dụng quỹ đất hữu hạn cho các nhucầu khác nhau hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng trên địa bàn của Thànhphố;

Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghịđịnh 132/2004/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ Với lợi thế về vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xãhội Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của quận phát triển mạnh Mô hìnhsản xuất nông nghiệp đơn thuần đã dần được chuyển dịch theo hướng nông nghiệp kếthợp khai thác dịch vụ sinh thái

Vì là quận mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh

mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho cácngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung Điều này đòi hỏi UBND quận LongBiên phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệuquả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý

Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Long Biêngiúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cấu đất đai củatừng loại đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhànước về đai đai

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, là một sinh viên cao học chuyên ngành

quản lý đô thị, em lựa chọn đề tài tiểu luận: "Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội" Đề tài không

nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý sử dụng đất đai mà chỉ nghiên cứu, kiểm tra bày nộidung quản lý đất đô thị từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cườngcông tác quản lý đất đai ở đô thị

Trang 5

CHƯƠNG I:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Long Biên

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội với vị trí nhưsau:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm

- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai

- Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm

Quận nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, đồng thời tập trungnhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt,đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc Nhữngyếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêucầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đôthị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế Đây là điều kiện thuậnlợi cho sự liên kết giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, pháttriển sản xuất kinh doanh

b Địa hình

Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống vớiđịa hình lòng máng cao ven theo đê hai sông Địa hình quận tương đối bằng phẳng, thấpdần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng củadòng chảy của sông Hồng

c Khí hậu, thủy văn

Trang 6

- Khí hậu: nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặctrưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa vàmùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4năm sau Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt

độ chung của toàn thành phố Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 - 240C Biên độnhiệt độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng

6 - 70C Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ daođộng trong khoảng 78 - 87% Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800 mm

- Thuỷ văn: quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng vàsông Đuống Lưu lượng trung bình nhiều năm là 2710 m3/s, mực nước mùa lũ thườngcao từ 9 - 12m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5m)

d Tài nguyên, khoáng sản

Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng Tuy nhiên, với hệ thống sôngHồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứngnhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong những năm quận đang pháttriển xây dựng Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởngđến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông

1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Trang 7

b Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng ký thuật

Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước,đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự pháttriển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ Bên cạnh việc đầu tư xây dựng

hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập trung đầu tư xâydựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đôthị và mở rộng các dự án rau an toàn Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thôngquan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5 Đây là ba tuyến đường huyếtmạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - LạngSơn Hệ thống giao thông của quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó đườngnhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với

66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lướiquốc gia Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đườngống dẫn truyền tải với trên 50% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm

Về giáo dục: Quận có 6 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáodục thường xuyên; 15 trường phổ thông cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu giáo.Trong những năm qua, quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học,bậc học Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đã đáp ứngđược nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận

Về y tế: Quận có 1 trung tâm y tế, 1 bệnh viện, 14 trạm y tế Cơ sở vật chất ở bệnhviện, trung tâm y tế và các trạm y tế phường nhìn chung là đạt tiêu chuẩn quy định.Thể dục thể thao: Trên địa bàn quận đã có sân vận động, 20 sân tennis, 8 bãi bóng

và sân tập thể thao Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quận được phát triển rộngrãi, thu hút mọi đối tượng tham gia

Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí: Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá,hiện tại đã có di tích trở thành trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng Với 50nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vuichơi giải trí trên địa bàn quận

Trang 8

Đất quốc phòng an ninh chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ cấu sử dụng đất củaquận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội v v

c Hiện trạng phát triển kinh tế

Quận Long Biên tính đến nay có khoảng trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương,thành phố đóng trên địa bàn quận, hơn 700 doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã Số hộlàm nông nghiệp hiện nay chỉ còn 17,45% Quận có 3 khu đô thị cũ là: Ngọc Lâm, ĐứcGiang và Sài Đồng; ngoài ra còn có các khu đô thị mới: Việt Hưng, Thượng Thanh,Thạch Cầu

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Toàn quận có 3 khu công nghiệp làSài Đồng A, Hanel và Hà Nội - Đài Tư, gần 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệpphân bố trên khắp các phường của quận

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăngnhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp Trên địabàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phongphú Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếuvào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sảnphẩm sản xuất từ kim loại

- Ngành thương mại, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế của quận Long Biên Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch

vụ là 11.342 người Trong đó làm việc trong các công ty là 4.521 người, làm việc trongcác hợp tác xã là 135 người và 6.686 người làm việc trong các hộ cá thể

- Ngành nông nghiệp của quận trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh vềcông nghiệp và đô thị của Thành phố cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xãhội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngàycàng lớn Tuy nhiên, quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ,Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồngcây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có

Trang 9

diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu TầmDâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên) Về quy mô,

số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diệntích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng củaquận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng

Mô hình sản xuất rau an toàn tại các phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi đượcchỉ đạo triển khai có hiệu quả; tổ chức chuyển đổi 23 ha từ sản xuất ngô sang rau antoàn

d Hiện trạng sử dụng đất của quận Long Biên

Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việcđiều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai; thành lậpcác phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai,

Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách

ra từ 10 xã và 3 thị trấn của huyện Gia Lâm để thành lập 14 đơn vị hành chính cấpphường bao gồm: Việt Hưng, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Long Biên, Bồ Đề, Giang Biên,Phúc Lợi, Phúc Đồng, Sài Đồng, Thạch Bàn, Cự Khối, Ngọc Lâm, Gia Thuỵ, ThượngThanh

Do quận được tách ra từ một huyện ngoại thành và mới đi vào hoạt động nên côngtác tổ chức quận còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy mà công tác quản lý và sử dụng đất củaquận cũng có nhiều vấn đề vướng mắc, trở ngại đang cần được khắc phục Tuy nhiên,năm 2004 là năm quận đi vào hoạt động cũng là năm Luật đất đai 2003 có hiệu lực, dovậy mà những quy định mới về quản lý, sử dụng đất đai được quận Long Biên áp dụngngay từ năm đầu hoạt động nên tránh được nhiều phức tạp trong việc thực hiện nhữngquy định của pháp luật Những năm vừa qua, công tác quản lý, sử dụng đất đạt được một

số kết quả như sau:

Về quy hoạch sử dụng đất: năm 2005, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quyhoạch sử dụng đất và hệ thống giao thông quận Long Biên giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ1/2000 Đồng thời quận đã tiến hành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu vực: Khu

Trang 10

Tây sân bay Gia Lâm, khu Tái định cư phường Giang Biên, khu đô thị mới ThượngThanh, các ô quy hoạch khu vực hai bên quốc lộ 5 kéo dài…

Công tác xác định địa giới hành chính: Quận đã xác định cụ thể mốc địa giới hànhchính trên thực địa và xây dựng bản đồ địa giới hành chính cho 14 phường; bổ sung,tăng dày hệ thống mốc địa giới hành chính tạo điều kiện cho các phường quản lý chặtchẽ ranh giới, diện tích

Công tác giao đất, thu hồi đất được quận hết sức quan tâm, trú trọng Trong nhữngnăm qua, Quận Long Biên đã tiến hành giao đất tái định cư cho các hộ thuộc dự án cầuThanh Trì tại khu tái định cư Thạch Bàn Quận thu hồi đất trong các trường hợp sử dụngđất không đúng mục đích, lấn chiếm, đất thuộc khu xây dựng các dự án…

Hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và giải quyết các trường hợptranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Tuynhiên, những năm gần đây số đơn thư, vụ việc liên quan đến đất đai có xu hướng tănglên

Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê được tiến hành 5năm một lần theo đúng quy định của Luật đất đai 2003 Về chất lượng số liệu, chấtlượng hồ sơ và thời gian thực hiện luôn đạt yêu cầu

Nhìn chung, các yêu cầu của sự đô thị hoá đối với quận mới trên các lĩnh vực liênquan đến việc quản lý, sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…đều được đảm bảo thực hiện theo quy định Việc sử dụng đất kém hiệu quả, vi phạmLuật đất đai trên địa bàn quận ngày càng được hạn chế và đẩy lùi

1.1.3 Thực trạng bộ máy quản lý đất đai của quận Long Biên

- Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên hình thành trên cơ sở Quyếtđịnh số 663/2005/QĐ-UBND ngày 30/3/2005 của UBND quận Long Biên về việc banhành quy chế tổ chức, hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường;

Nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên là thực hiện chứcnăng tham mưu cho UBND quận về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản - môi trường, quản lý đất và nhà ở trên địa bànquận

Trang 11

- Văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận đượcthành lập theo Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 16/5/2005 của UBND quận LongBiên về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Long Biên Văn phòng là cơquan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký sử dụng đất, chỉnh lýbiến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môitrường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bộ máy quản lý đất đai của quận gồm:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường quận

- Văn phòng đăng ký đất và nhà (thuộc phòng TN&MT quận)

- Cán bộ địa chính của 14 phường

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân quận còn giao cho Văn phòng đăng ký đất và nhà kýhợp đồng với một số kỹ sư ngành quản lý đất đai để thực hiện việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất tại các phường và Văn phòng đăng ký đất và nhà 100% các cán bộ,chuyên viên, lao động hợp đồng đều có trình độ đại học trở lên

Cán bộ địa chính các phường là những cán bộ có kinh nghiệm và thuộc biên chếcông chức Nhà nước Tháng 8/2008, UBND quận Long Biên tổ chức thi tuyển biên chếcông chức phường đối với chức danh cán bộ Địa chính - Xây dựng, kết quả đã tuyểnthêm 8 công chức địa chính bổ sung cho các phường Những phường có dân số trên 10vạn dân như Ngọc Lâm, Thượng Thanh, Bồ Đề, Thạch Bàn, Đức Giang hiện đã có 2cán bộ thuộc biên chế công chức Nhà nước

Cơ bản trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các cán bộ địa chính đã qua đào tạo, chủyếu là đã tốt nghiệp đại học Trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai, cán bộđịa chính phường thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đếnquản lý Nhà nước về đất đai

1.2 Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

1.2.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

- Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhànước về đất đai đã được Quận uỷ, HĐND, UBND quận đặc biệt quan tâm và đã được

Trang 12

thể hiện rõ ở các tài liệu quan trọng như văn kiện Đảng bộ quận Long Biên, Nghị quyếtcủa HĐND và các Quyết định của UBND quận Hệ thống văn bản này đã tạo ra hànhlang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tácquản lý sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn quận Long Biên.

- Trên cơ sở nội dung quy định chung của Luật đất đai, các Nghị định, Thông tưhướng dẫn thi hành; các Chương trình, Nghị quyết và các văn bản pháp quy của UBNDthành phố Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên đã tham mưu banhành các văn bản nhằm thể chế hoá, đưa pháp Luật đất đai vào cuộc sống

- Đánh dấu sự hình thành bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở, tài nguyênmôi trường, UBND quận Long Biên đã ban hành Quyết định số 663/QĐ-UB ngày30/3/2005 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môitrường và Quyết định số 667/QĐ-UB ngày về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất vànhà quận Long Biên;

- Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng năm,UBND quận đều có văn bản về giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể tới từng phường Năm

2008, UBND quận Long Biên ban hành Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 14/02/2008

về việc giao chỉ tiêu kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên

- Để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, ngày 06/6/2008, UBND quậnLong Biên ban hành văn bản số 520/UBND-TNMT về việc báo cáo việc thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý sử dụng đất đối với các dự án đã có quyếtđịnh thu hồi đất từ 01/01/2006 đến 01/04/2008

- Thông qua số liệu rà soát, tổng hợp UBND quận có được cái nhìn tổng thể về tìnhhình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Phát hiện những diện tích đất đang sử dụng kémhiệu quả từ đó có kế hoạch khai khác sử dụng nhằm mang lại lợi ích cao hơn

- Đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất phục vụ việc xây dựng các dự ánphát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận, ngày 15/7/2008, UBND quận Long Biên banhành văn bản số 198/TNMT-UBND về việc tổng hợp diện tích bồi thường bằng đất ở

Trang 13

hoặc nhà ở theo Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của UBND thànhphố Hà Nội và Kế hoạch số 442/TNMT-KH của sở TN&MT thành phố Hà Nội.

Nhận xét chung:

Mặc dù là quận mới thành lập, bước đầu còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, độingũ cán bộ còn thiếu nhưng UBND quận Long Biên đã thực hiện tốt công tác ban hànhvăn bản quy phạm Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu vềchỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương Cấp quận và phường đã tổ chức thực hiệnvăn bản ban hành đúng yêu cầu về nội dung, thời gian và chất lượng Cơ bản không cóhiện tượng văn bản đã ban hành nhưng không thực hiện

Tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này đôi khi còn chậm, thời gian yêu cầuthường gấp trong khi công tác ban hành lại chiếm nhiều thời gian dẫn tới kết quả thựchiện đôi khi chưa được như yêu cầu

1.2.2 Hiện trạng công tác lập quản lý, kế hoạch sử dụng đất

- Từ năm 2000, huyện Gia Lâm đã xây dựng quy hoạch toàn huyện giai đoạn

2000-2010 Quận Long Biên sau khi thành lập năm 2004 đã kế thừa nội dung phương án quyhoạch trên Phải đến năm 2005, kể từ khi Thành phố Hà Nội ký Quyết định phê duyệtQuy hoạch sử dụng đất và giao thông tỷ lệ 1/2000 quận Long Biên giai đoạn 2005-2010,công tác quy hoạch sử dụng đất đai mới thực sự đạt được những kết quả và thành công

- Các dự án, công trình được xây dựng theo quy hoạch tạo nên một diện mạo củamột đô thị hiện đại, sạch đẹp mang tầm quốc gia như dự án xây dựng khu đô thị mới SàiĐồng, khu đô thị mới Thạch Bàn, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù; quy hoạchđường quốc lộ 5 kéo dài Quy hoạch tuyến đường vành đai 3 qua địa bàn quận LongBiên từ cầu Thanh Trì qua các phường Cự Khối, Thạch Bàn

- Đặc biệt dự án xây dựng khu đô thị mới Việt Hưng hiện đơn vị đầu tư đã hoànthành xong phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đã đưa 40 khối nhà vào khai thác đồngthời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng các công trình còn lại đảm bảo hoànthành và bàn giao cho thành phố trong những năm tới Hiện tại, dựa trên quỹ đất dànhcho việc xây dựng nhà ở xã hội, Sở xây dựng thành phố Hà Nội đang tiến hành các bước

Trang 14

để xây dựng hệ thống công trình nhà ở xã hội Đây là tiền đề quan trọng thực hiện táiđịnh cư các dự án giải phóng mặt bằng sau này.

- Song song với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, một số quy hoạch chi tiết mớiđược xây đựng và đang được triển khai thực hiện như quy hoạch khu đô thị mới ThượngThanh, khu đô thị mới Cự Khối, quy hoạch công trình 2 bên đường 5 kéo dài, khu Táiđịnh cư đường Ngô Gia Tự, khu đấu giá quyền sử dụng đất phường Giang Biên… cáckhu công viên, cây xanh cũng đang được nghiên cứu để triển khai trong những năm tiếptheo Các dự án trên đang được triển khai thực hiện với tốc độ tương đối nhanh đảm bảoyêu cầu về chất lượng và tiến độ

- Nhiều dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sảnxuất hàng hoá, khai thác dịch vụ - sinh thái ở các phường Giang Biên, Thượng Thanh,Phúc Lợi, Ngọc Thuỵ đã được triển khai một cách toàn diện và sâu rộng nhằm thu hútlao động nông nghiệp, đồng thời tạo giá trị sản lượng và hiệu quả kinh tế cao trong sảnxuất nông nghiệp

- Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND quận Long Biên triểnkhai tới từng phường vào quý IV hàng năm Dựa trên kế hoạch sử dụng đất từngphường, quận xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quận trong kỳ kế hoạch năm sau Kếhoạch sử dụng đất của quận Long Biên dựa trên định hướng quy hoạch sử dụng đất đãđược phê duyệt Nội dung kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để UBND quận ra quyết địnhgiao đất, thu hồi đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, thực hiện công tác đấu giá, cho thuêquyền sử dụng đất

Trang 15

bàn toàn quận một cách hợp lý theo không gian quy hoạch đồng thời kết nối hài hoà vớicác trục không gian quy hoạch liền kề; đồng thời đảm bảo việc quản lý tốt hơn nguồn tàinguyên đất đai.

- Tuy nhiên do là quận mới nên định hình một phương án quy hoạch sử dụng đấthoàn hảo là bất khả thi Ngoài phần lớn nội dung phù hợp, bản quy hoạch sử dụng đất và

hệ thống giao thông quận Long Biên giai đoạn 2005-2010 còn có một số điểm chưađược hợp lý, nhiều chỉ tiêu đưa ra chưa sát với tình hình thực tế, tính khả thi không cao

- Kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương còn đơn giản, bị thay đổi nhiều trongquá trình thực hiện Thực tế hiện nay một số cơ quan, tổ chức sử dụng đất quá nhiều,gây lãng phí đất đai cần thiết phải rà soát điều chỉnh định hướng sử dụng đất của ngànhmình nhằm khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất

1.2.3 Thực trạng quản lý tài chính về đất đai; Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

- UBND quận đã chỉ đạo Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước quận Long Biên lànhững cơ quan trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai Ngoài ra phòng Tàichính - Kế hoạch quận và bộ phận kế toán của phòng ban liên quan cũng thực hiện hoạtđộng quản lý tài chính về đất đai đảm bảo chính xác, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí

- Công tác quản lý và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:Việc sử dụng đất phải được thực hiện trên nguyên tắc đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợihợp pháp của người dân, đồng thời xử lý triệt để các sai phạm trong việc sử dụng đất

- Các quyền của người sử dụng đất như được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… luôn được tôn trọng và đượcpháp luật bảo vệ

- Mọi nghĩa vụ của người sử dụng đất đều được chính quyền giám sát và quản lý tốtnhư nghĩa vụ nộp thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phíđịa chính…

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Văn phòng đăng ký Đất và Nhàquận Long Biên là cơ quan trực tiếp thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công về đất đai,

Trang 16

Hiện nay Văn phòng với 6 cán bộ biên chế và 8 cán bộ hợp đồng đang thực hiện tốt vaitrò cung cấp các dịch vụ công tới người tham gia các giao dịch về đất đai,

Nội dung hoạt động dịch vụ công Văn phòng đã tiếp nhận:

+ Hồ sơ chuyển dịch đất đai

+ Hồ sơ xác minh nguồn gốc đất phục vụ cấp phép xây dựng

+ Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp Quyền sử dụng đất và quyền sở hữunhà

+ Hồ sơ xin cấp trích lục bản đồ phục vụ xây dựng các công trình, dự án côngcộng

+ Hồ sơ luân chuyển thực hiện nghĩa vụ tài chính

Hệ thống Văn phòng công chứng tư được thành lập cung cấp các dịch vụ liên quannhư: chứng thực, công chứng các văn bản về chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê nhàđất, khai nhận tài sản là đất đai …

Ngoài ra các hoạt động như tư vấn về các nội dung về thông tin đất đai, xây dựngphương án sử dụng đất, dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ … được các công ty tư nhânthực hiện đã góp phần giảm gánh nặng cho các cơ quan Nhà nước đồng thời cung cấpdịch vụ tốt hơn đối với người dân

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý

vi phạm pháp luật về đất đai: đây là công tác đặc biệt quan trong được Đảng uỷ, UBNDquận Long Biên coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của quận

Trang 17

- Kết quả thống kê cho thấy, hiện nay trên địa bàn quận Long Biên có 331 tổ chức,

cá nhân thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp đang quản lý sử dụng

528 địa điểm nhà đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

- Qua kiểm tra phát hiện có 36 tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai như để đấthoang hoá, sử dụng đất sai mục đích, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mụcđích sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định:

- Theo đó, UBND quận Long Biên đề nghị UBND thành phố ra Quyết định thu hồiđất của 10 tổ chức

- UBND quận ra thông báo yêu cầu khắc phục hậu quả do sử dụng đất vi phạmpháp luật 25 tổ chức và 1 trường hợp đề nghị UBND thành phố ra thông báo yêu cầukhắc phục hậu quả

- Ngoài ra, thực hiện công tác thanh tra định kỳ, quận Long Biên đã phát hiện nhiềutrường hợp sử dụng đất vi phạm Luật đất đai và đều xử lý kịp thời, dứt điểm, đúng quyđịnh pháp luật

- Kiểm tra việc chấp hành pháp Luật đất đai trong công tác xây dựng cơ bản, quản

lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường, hoạt động kinh doanh… của các tổ chức, đơn vị, cánhân trên địa bàn quận Long Biên là việc làm thường xuyên, định kỳ của quận LongBiên

- Thực hiện Quyết định số 158/QĐ-UB ngày 15/12/2007 của UBND quận LongBiên về việc thực hiện kiểm tra, rà soát, xử lý việc sử dụng đất và việc quản lý đất đaiđối với các cơ sở Giáo dục đào tạo, Y tế, Văn hoá, Thể dục, Thể thao, Khoa học, Côngnghệ, Môi trường, Xã hội, Dân số, Gia đình, Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em trên địa bànquận Long Biên;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND quận, phối hợp vớicác ban ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng đất cũng như việc chấp hành pháp luật vềđất đai của các đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn quận

- Kết quả đã rà soát, lập biểu thống kê quản lý toàn bộ quỹ đất hiện trạng của các tổchức đang sử dụng đất vào mục đích cung ứng dịch vụ công cộng thuộc hình thức cônglập Xác định diện tích, ranh giới cụ thể, rõ ràng; tình trạng cấp GCN quyền sử dụng đất

Trang 18

từ đó làm cơ sở để lập hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, chothuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện các giao dịch về chuyển quyền sửdụng đất, cân đối quỹ đất cho mục đích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ côngcộng,

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát, thống kê đã xử lý dứt điểm tình trạng tranhchấp, lấn, chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích, diện tích được giao; và là căn

cứ để xét cấp GCN quyền sử dụng đất đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ công cônghiện có trên địa bàn quận Long Biên

- Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng bộ quận LongBiên, UBND quận chỉ đạo các phòng ban, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý các

dự án quận Long Biên và 14 phường thuộc quận rà soát toàn bộ hiện trạng quỹ đất đang

sử dụng đồng thời đối chiếu nội dung quy hoạch sử dụng đất và hệ thống giao thông đãđược công bố trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, an ninh,quốc phòng…Mục tiêu thống kê toàn bộ quỹ đất đã giao cho các tổ chức cá nhân sửdụng nhưng hiện đang để hoang hoá, chưa sử dụng hoặc các diện tích sử dụng kém hiệuquả Căn cứ kết quả rà soát UBND quận lập kế hoạch điều tiết nhu cầu sử dụng, thu hồiđất, chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc lên phương án đấu giá quyền sử dụng đất

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trongviệc quản lý và sử dụng đất đai: là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theođúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đất đem lại sự côngbằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin củanhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội

- Quận Long Biên rất quan tâm tới công tác giải quyết tranh chấp đất đai và cácđơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận Phòng Tài nguyên và Môi trường quận phốihợp với các cơ quan, đoàn thể ở các phường để giải thích, tuyên truyền pháp luật chongười dân, nâng cao ý thực pháp luật đối với người sử dụng đất Nhiều vụ tranh chấp đấtđai phức tạp đã được giải quyết hợp lý, hợp tình, đúng theo trình tự pháp luật

Ngày đăng: 05/05/2014, 22:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w