Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)

- Trước hết, công tác chẩn bị cho giải phóng mặt bằng phải được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng ở mọi khâu: điều tra, khảo sát cụ thể, chính xác, tỷ mỉ tới từng hộ dân thuộc diện giải toả, xây dựng các phương án, kế hoạch, quy trình giải phóng mặt bằng thật chi tiết, chặt chẽ đặc biệt là phương án áp giá bồi thường, hỗ trợ tránh có sự chênh lệch nhiều trong cùng một dự án hoặc giữa các dự án cùng triển khai; chuẩn bị tốt quỹ nhà đất cho tái định cư, kinh phí hỗ trợ và giải quyết việc làm.

- Công bố công khai các dự án, các chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố. Công bố công khai các kết quả điều tra, các phương án được phê duyệt tới từng hộ có đất bị thu hồi.

- Cần thống nhất nhận thức giữa chính quyền Thành phố và các quận phường; giữa các ngành từ thành phố tới các Quận phường; giữa các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương và thành phố nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong nhận thức, tuyên truyền và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giải phóng mặt bằng, làm cho dân nhất trí cao, chú trọng công tác tuyên truyền chung đồng thời lưu ý vận động riêng từng đối tượng.

- Thực hiện dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức, đoàn thể quần chúng của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng.

- Trong quá trình tổ chức triển khai giải phóng mặt bằng cần kiên quyết đồng bộ, thực hiện từng bước liên tục nhất quán dứt điểm đúng như phương án đã được thống nhất phê duyệt đảm bảo công bằng, công khai dân chủ.

- Cần phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận đặc biệt chú ý tới vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng: các chi bộ cần quán triệt cho đảng viên phải gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng cùng thực hiện, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên đồng loạt phối hợp tuyên truyền vận động hội viên chấp hành chính sách tuyên truyền của Nhà nước.

- Các lực lượng Công an, An ninh, nhất là Công an cơ sở phải bám sát quần chúng nhân dân kịp thời nắm bắt những tình huống mới phát sinh xử lý nhanh nhạy phân hoá đối tượng ngăn chặn phát sinh điểm nóng. Kiên quyết xử lý theo pháp luật và cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng đối với những đối tượng cố tình chống đối sau khi đã được tuyên truyền vận động, thuyết phục.

- Sau giải phóng mặt bằng cần phải bàn giao ngay cho các chủ dự án quản lý chặt chẽ thi công kịp thời, chống tái lấn chiếm.

Trên đây là một số giải pháp cụ thể cho công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Long Biên cũng như có thể áp dụng cho các quận khác trong thành phố. Để có các giải pháp đó đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm:

+ Cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất cụ thể và quyết tâm cao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền đối với công tác giải phóng mặt bằng.

+ Lựa chọn bố trí cán bộ có bản lĩnh trình độ năng lực, có trách nhiệm cao làm công tác giải phóng mặt bằng .

+ Cần kết hợp hài hoà giữa kiên trì tuyên truyền vận động thuyết phục quần chúng với kiên quyết trong xử lý các trường hợp cố tình chống đối. Linh hoạt, nhạy bén xử lý hợp lý những tình huống mới nảy sinh.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa chính, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý Địa chính - Nhà đất.

KẾT LUẬN

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, việc quản lý đất đai nhằm sử dụng vốn đất có hạn cho tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội là một yêu cầu khách quan của Chính phủ các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong pháp luật và trong chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước thể hiện ở quyết định của Chính phủ thành lập một hệ thống quản lý đất đai từ Trung ương đến cơ sở.

Hiện nay, công tác quản lý đất đai ở nước ta nói chung và trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội nói riêng cần phải tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Yêu cầu đó xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và từ thực trạng quản lý đất đai ở nước ta hiện nay. Công tác quản lý đất đai ở Hà Nội và ở quận Long Biên trong những năm qua đã thu được nhiều kết qủa to lớn, từng bước đưa công tác quản lý đất đai vào kỷ cương theo quy định của pháp luật. Những kết quả đạt được đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn của quận và của Thủ đô đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên còn nhiều bất cập: hiệu quả quản lý chưa cao, công tác giải phóng mặt bằng đang là vấn đề cần tập trung giải quyết, quy hoạch chi tiết về sử dụng đất còn chưa đưa ra, một số vấn đề về cơ chế, chính sách và trình độ đội ngũ cán bộ địa chính còn những hạn chế, cần bổ sung, giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để khắc phục các bất cập trên đảm bảo cho công tác quản lý đất đai đạt kết quả tốt đòi hỏi phải hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ địa chính, cần bổ sung thêm cán bộ biên chế cho phòng Địa chính quận, hoàn thiện các văn bản pháp luật, đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu và thực

hiện đúng luật đất đai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đối tượng sử dụng đất... Có như thế thì mục tiêu đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai mới đảm bảo được, bảo vệ được tài sản vô cúng quý giá của quốc gia và bảo đảm được công bằng trong xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Khoa học quản lý. PSG.TS Phạm Trọng Mạnh. Nhà xuất bản đại học xây dựng. Năm 1999

2. Quản lý đô thị. PSG.TS Phạm Trọng Mạnh Nhà xuất bản đại học xây dựng 3. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)