1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình tập đoàn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam

53 1,6K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Do đó để có thể nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế, cũng như phát huy các ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo thế và lực phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nướ

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5

1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT) 5

1.2 Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế 6

1.3 Chu kì phát triển 9

CHƯƠNG 2: TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHAEBOL HÀN QUỐC 13

2.1 Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc 13

2.2 Khuynh hướng đa dạng hóa của các Chaebol 17

2.3 Vai trò của Chaebol với nền kinh tế Hàn Quốc 21

2.4 Mối liên hệ với Chính phủ Hàn Quốc 26

2.5 Những yếu điểm trong mô hình 27

2.6 Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TĐKT Ở VIỆT NAM 34

3.1 Mô hình TĐKT ở VN 34

3.2 Thực trạng hoạt động của các Tập đoàn 40

CHƯƠNG 4: SO SÁNH GIỮA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI MÔ HÌNH CHAEBOL CỦA HÀN QUỐC 47

4.1 Những khác biệt giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam và mô hình Chaebol của Hàn Quốc 47

4.2 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình Chaebol Hàn Quốc 50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hoá đang diễn

ra mạnh mẽ làm thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh cùng với xu thế mở cửa hộinhập nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã có nhưng tác động to lớn đối với nền kinh tếnước ta Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với một nước

có đến trên 80 triệu dân và có thu nhập bình quân đầu người thấp như nước ta Xu thế mởcửa nền kinh tế đã và đang có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà gần nhất là việc gia nhập TổChức Thương Mại Thế Giới ( WTO) của Việt Nam Do đó để có thể nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế, cũng như phát huy các ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo thế

và lực phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước thì việc từng bướchình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sứccần thiết mà bước đầu là thành lập thí điểm các tập đoàn kinh tế từ các Tổng công ty nhànước

Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương tháng 01 năm 2004 đã xác định: “Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước; tíchcực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh có sự tham gia mạnh mẽ củacác thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài ”

Qua quá trình hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế trên thế giới đãcho thấy đây là một mô hình rất thích hợp và có hiệu quả trong nền kinh tế thị trườnghiện tại và tương lai, các tập đoàn kinh tế đã khẳng định được vai trò hết sức to lớn đốivới sự phát triển kinh tế của các quốc gia Đối với nước ta đang trong quá trình sắp sếp vàđổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước thì việc áp dụngthí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế, sau đó tiến tới hình thành các tập đoàn kinh tếmạnh trong các nghành, lĩnh vực mũi nhọn là cách làm thích hợp và là hướng đi đúng

Trang 3

Để có thể tìm hiểu về sự hình thành và việc áp dụng mô hình tập đoàn kinh tế ởViệt Nam cũng như mô hình tập đoàn kinh tế ở các nước, tiêu biểu là mô hình tập đoànkinh tế Chaebol Hàn Quốc, nhóm em xin được nghiên cứu đề tài với tên gọi:

“Mô hình Tập đoàn Kinh tế - So sánh trường hợp Hàn quốc và Việt Nam”

Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc từ lâu đã được đánh giá là một

mô hình tập đoàn kinh tế điển hình Nhờ có các Chaebol mà nền kinh tế Hàn Quốc mới

có thể trỗi dậy trong một thời gian ngắn Hai thập kỷ 60 và 70 chứng kiến sự phát triểnđỉnh cao nhất của mô hình này và đó cũng là thời kỳ mà Hàn Quốc cùng với Đài Loan lậpđược hai trong số thành tích kinh tế xuất sắc nhất Châu Á ,và có lẽ trong số đó có nhữngthành tích xuất săc vào bậc nhất thế giới Cho nên khi nghiên cứu về mô hình tập đoàn takhông nên bỏ sót mô hình này

Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện nay được coi là đối tác thương mại và đầu tư lớn thứ

4 ở Việt Nam Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện nay vẫn bị chi phối chủ yếu bởi hệ thốngcác Chaebol Cho nên nghiên cứu mô hình này là rất cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Việt Nam hiện nay các tập đoàn kinh tế mới được hình thành và phát triển nên vấpphải nhiều hạn chế Nghiên cứu về Chaebol- một trong những mô hình tập đoàn kinh tếtiêu biểu nhất Châu Á sẽ giúp chúng ta hiểu rõ, rút kinh nghiệm và đưa ra chính sáchcũng như biện pháp hiệu quả để phát triển mô hình tập đoàn phù hợp với xu thế nhưngvẫn đặc sắc Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ toàn diện đến nay đã được hơn 20 năm.Qua thời gian đó Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan trong nhất củaViệt Nam Nghiên cứu các tập đoàn mà ảnh hưởng của nó chi phối toàn bộ nền kinh tếHàn Quốc sẽ giúp ta có những đối sách phù hợp trong quá trình hợp tác kinh tế với nướcnày và góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế nói riêng và mối quan hệ toàndiện nói chung Việt Nam-Hàn Quốc

Trang 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam từ giai đoạn hình thành chođến nay

Bên cạnh đó, các Chaebol ở Hàn Quốc ra đời từ những năm 50 ở Hàn Quốc nênphạm vi nghiên cứu sẽ được bắt đầu từ khi các Chaebol được ra đời cho đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp thu thập số liệu, phân tích,tổng hợp …

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài gồm 4chương sau đây:

Chương 1: Lý luận chung về mô hình tập đoàn kinh tế

Chương 2: Tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc

Chương 3: Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 4: So sánh tập đoàn kinh tế Việt Nam và Chaebol Hàn Quốc

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT)

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá

và hợp tác hoá sản suất , do nhiều nhân tố khác của kinh tế xã hội, khoa học quản lý,khoa học công nghệ, đã từ lâu ở các nước phát triển nhiều Doanh nghiệp (DN) đã liên kếtlại với nhau dần hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh với phạm vi hoạt động rộng

Những tổ hợp kinh tế này có những tên gọi khác nhau như: Chaebol (ở HànQuốc), Keiretsu (ở Nhật Bản), Conglomerate (ở Phương Tây) được gọi là tập đoàn kinh

tế hay tập đoàn kinh doanh

Chaebol chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ.Các công ty thường có cổ phiếu tại mỗi công ty khác và thường do một gia đình điềuhành

Keiretsu mô tả một tổ hợp liên kết không chặt chẽ gồm các công ty được tổ chứcquanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của cả hai bên Đôi khi các công ty sở hữu vốntrong từng công ty khác

Conglomerate là một nghiệp đoàn bao gồm nhiều DN về bề ngoài không liên quanvới nhau Cơ cấu này giúp đa dạng hoá rủi ro kinh doanh, song sự thiếu tập trung có thểgây khó khăn trong việc quản lý công việc kinh doanh

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì tập đoàn kinh tế được địnhnghĩa là: "Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu chung bởimột số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn toàn độc lậpkhỏi chúng Sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những thực thểpháp lí khác không có Qui mô và phạm vi về khả năng và tình trạng của tập đoàn có thểđược chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát nhập."

Trang 6

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là mộtthành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty cómối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch

vụ kinh doanh khác Thành phần của nhóm công ty gồm có:

 Công ty mẹ, công ty con

 Tập đoàn kinh tế

 Các hình thức khác."

Như vậy: “ TĐKT là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy

mô lớn, nó vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tếnhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn , laođộng, công nghệ ) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hoá lợi nhuận.Trong đó có các TĐKT là tổ hợp các DN thành viên (công ty con) do một công ty mẹ lắmquyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lược phát triển và hoạt động tạinhiều ngành, lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.”

1.2 Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế

1.2.1 Về quyền kiểm soát

Thường được phân thành hai dạng chủ yếu là mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

và mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân

 Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước: TĐKTNN là của Nhà nước, do Nhà nướclàm chủ sở hữu

Chức năng:

- Chống nguy cơ độc quyền tư nhân đối với những sản phẩm kinh tế cần thiết cho

sự phát triển chung kinh tế cả nước

Trang 7

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả nước đối với các quốc gia kháctrên thị trường thế giới

- Đáp ứng những yêu cầu có liên quan mật thiết đến an ninh và quốc phòng

Chủ yếu tập trung vào các ngành cung cấp than, điện, hàng không, bưu chính viễnthông, một số sản phẩm trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác như cung cấp nước, giaothông vận tải thủy và bộ (ví dụ đường sắt)

 Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: TĐKT tư nhân do nhà đầu tư tư nhân làmchủ sở hữu, một số trường hợp có sự tham gia của nhà nước nhưng với tỷ lệ không chiphối

Ở các nước như Hoa Kỳ hay các nước Châu Âu, thông thường tập đoàn kinh tế tưnhân được hình thành thông qua quá trình sáp nhập hoặc mở rộng ra thành cấu trúc tậpđoàn

Các nước Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc do phát triển sau nên họ không đilại con đường dài như của Hoa Kỳ hay Châu Âu để hình thành mô hình tập đoàn kinh tế

Họ phải có sự dẫn dắt của nhà nước để những tập đoàn đó đi đúng quy luật thị trường,phát triển nhanh hơn Vai trò của nhà nước là xây dựng khung pháp luật, các thể chế,chính sách thúc đẩy tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển

Trang 8

Nhược điểm: Việc tự cung cấp đầu vào hay xử lý nguyên liệu không hiệu quảbằng tự thoả thuận hợp đồng từ các đối tác bên ngoài

 Cấu trúc ngang:

Tương đối phổ biến Bao gồm các doanh nghiệp thành viên trong cùng một lĩnh vực vàcùng cấp độ sản xuất, thương mại.Ví dụ: VoklWagen bao gồm các doanh nghiệp thànhviên chuyên sản xuất đa dạng từ xe giá rẻ cho tới các dòng xe cao cấp, xa xỉ

Nhược điểm: thống lĩnh thị trường bằng cách thâu tóm hoặc chèn ép các đối thủkhác

Có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi lao động

 TĐKT vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trunggiữa các doanh nghiệp

Ví dụ: Năm 1999, trị giá vốn cổ phiếu của tập đoàn General Electric (Mỹ) là 259

tỷ USD, tập đoàn Exxon là 172 tỷ USD, tập đoàn Cocacola là 142 tỷ USD

 Phạm vi hoạt động của TĐKT rất rộng, không chỉ ở phạm vi lãnh thổ một quốcgia mà còn ở nhiều nước hoặc phạm vi toàn cầu

Ví dụ: Tập đoàn dầu hoả Royal-Dutch Shell có vốn đầu tư ở 2000 công ty trên 130quốc gia Tập đoàn Petronas của Malaysia có 120 công ty ở 22 quốc gia

1.2.4 Về hoạt động kinh doanh

Trang 9

TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực để phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặthàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn đượcbảo toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động củatập đoàn.

Ví dụ: Tập đoàn Misubishi là một trong các TĐKT lớn của Nhật Bản, các hoạtđộng kinh doanh của nó trải rộng trên nhiều lĩnh vực như sắt thép, cơ khí đóng tàu, hoáchất và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải, trong đó ngành mũi nhọn

là công nghiệp nặng và phát triển tài nguyên

1.3 Chu kì phát triển

1.3.1 Giai đoạn hình thành

Khi một tổ chức mới sinh ra yếu tố đầu tiên là quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch

vụ của tổ chức có được thị trương chấp nhận hay không Những người cùng góp vốn haychủ doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian và tiền bạc để đàu tư cho kỹ thuật, phát triển sảnxuất và marketing Các yếu tố cơ cấu tổ chức đang ở dạng sơ khai, cấu trúc tổ chức rờirạc và cơ chế quản lý chưa chặt chẽ, sự quản lý giám sát mang tính cá nhân chưa hìnhthành lên các quy ước điều lệ Sự tồn tại của tổ chức chông cậy vào sự sáng tạo ra sảnphẩm dịch vụ

Giai đoạn này cơ cấu tổ chức theo kiểu hành dọc, trực tuyến, lãnh đạo tập chung

và chỉ có một cấp quản lý Nhu cầu trong công tác lãnh đạo là rất lớn Khi tổ chức lớnmạnh, số lượng công nhân tăng lên và nhu cầu quản lý tăng theo để giải quyết các vấn đềphát sinh ngày càng nhiều vì vậy trong giai đoạn này người chủ doanh nghiệp phải điềuchỉnh lại cấu trúc cũng như các quy tắc điều lệ Cho phù hợp với sự lớn mạnh của tổchức

1.3.2 Giai đoạn trở thành tập đoàn

Do quá trình tích tụ và tập chung vốn cao, quy mô tổ chức ngày càng lớn đòi hỏi

sự lãnh đạo ngày càng tăng và khuynh hướng tập chung hoá là phương thức chủ yếutrong giai đoạn này Sự cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệpphải đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng các nguồn lực sẵn có và sử dụng có hiệu quả vốn

Trang 10

đầu tư Khi mức độ đa dạng hoá ngày càng cao thì sự quản lý doanh nghiệp ngày càngphức tạp, các mối liên hệ kinh tế ngày càng tăng lên Vì vậy, cơ chế quản lý kiểu tậpquyền như giai đoạn đầu tỏ ra không phù hợp Sự khủng hoảng về lãnh đạo đã được giảiquyết và lúc này doanh nghiệp có một đội ngũ lãnh đạo đủ mạnh, đủ sức thực hiện uỷquyền, cùng với doanh nghiệp có được một chiến lược với những mục tiêu và phươnghướng rõ ràng Các phòng ban được thành lập, giao phó công việc phân chia lao độngchuyên môn hoá hơn, việc kiểm soát và mối quan hệ thường không theo một tiêu chuẩnnào mặc dù một số ít hệ thống theo tiêu chuẩn bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn này cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng linh hoạt và phù hợp với tìnhhình thực tế, kiểu lãnh đạo phi tập trung tỏ ra thích hợp, cấu trúc tổ chức kết hợp hàngdọc và ngang, xuất hiện hình thức quản lý trung gian.Khi tổ chức đã phân chia, tầm kiểmsoát mở rộng thì hệ thống quyền lực bị thu ngắn lại, lúc này vai tro quan trong của cấpquản lý trung gian được khẳng định

1.3.3 Giai đoạn củng cố và bành trướng

Cơ cấu tổ chức lúc này chủ yếu theo bộ phận, các công ty con được độc lập tổchức theo chức năng kết hợp với hàng ngang Khi tập đoàn phát triển ra nước ngoài thì ápdụng cấu trúc theo địa lý Vai trò của tập đoàn lúc này chủ yếu là công mẹ điều phối tàichính , định hướng chiến lược và ứng dụng công nghệ mới mà bản thân công ty conkhông thể đảm đương nổi Cùng với sự phân chia quyền lực thì sự hình thành các quy tắc,điều lệ, hệ thống kiểm soát đặc biệt được coi trọng trong giai đoạn này Nói chung, mộtthể chế được xác lập trong tổ chức, các mối quan hệ trở thành chính thức hơn , cácchuyên viên về nhân sự và các thành viên khác được bổ sung (Ban kiểm soát) Ngườilãnh đạo cao nhất lúc này chỉ tham gia vào chiến lược chung của tập đoàn, việc lập kếhoạch và sự điều hành tập đoàn dành cho các cấp lãnh đạo bậc trung Với những cơ chếquản lý mới, hệ thống kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả đã làm cho tập đoàn ngày càng pháttriển và lớn mạnh Cơ chế liên kết dữa lãnh đạo cấp cao và các bộ phận chuyên mônmang tính thống nhất và chính thức

Trang 11

1.3.4 Giai đoạn thích nghi

Sự khủng hoảng của giai đoạn trên được giải quyết đồng thời với sự phát triển củaquản lý đến giai đoạn tinh vi và phù hợp với sự đa dạng của thị trường tại các khu vựckhác nhau Cơ cấu tổ chức quản lý theo địa lý và theo kiểu ma trận ở giai đoạn trên cũngthường được áp dụng Hệ thống quản lý chính quy lúc này có thể được đơn giản hoá hơn

và được thay thế bởi đội ngũ quản lý năng động và chuyên nghiệp Để đạt tới sự hoạtđộng tốt và thích nghi với môi trường các bộ phận thường được hình thành thông quachức năng của nhóm trong công ty Quản lý theo nhóm tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong giaiđoạn thích nghi này Các công ty con có thể bị chia ra nhiều bộ phận để duy trì đường lốicủa công ty Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp theo bộ phận hay theo sản phẩm hướng đếnkhách hàng được sử dụng rộng rãi đem lại hiệu quả cao

Một nét chính trong giai đoạn này là mối tương quan hay cơ chế giữa các bộ phậnkhông được xác định trước một cách chặt chẽ, thay vào đó các bộ phận có thể hợp táctrao đổi thông tin, nhân sự hoặc có thể tuỳ ý phối hợp với tổ chức bên ngoài Chức năngđược phân nhiệm hợp lý theo địa lý hoặc nguồn tài chính sử dụng Một số công ty con sửdụng nhiều dịch vụ từ tập đoàn qua các cơ quan tham mưu trung ương vì vậy cần cónguồn thông tin nhanh hơn, tự do và dồi dào hơn Các nhà kinh tế học coi giai đoạn pháttriển cực thịnh của đoàn trong giai đoạn này là sự chuẩn bị cho một quá trình mới, nhucầu cho sự tái sinh Bởi vì, khi tổ chức đã đạt được sự chín muồi thì có thể sẽ bước vào sựsuy thoái tạm thời Nhu cầu cảu sự đổi mới trong giai đoạn này trở nen dài hơn 10 nămhay 20 năm Tổ chức có thể phát triển lệch ra sự kiểm soát, hoặc sẽ chuyển động chậmchạp và bắt buộc phải trải qua thời kỳ cấu trúc lại nhằm hợp lý hoá sáng tạo hơn Môhình đầu tư kiểu “kim tự tháp” và những khoản đầu tư chéo giữa những công ty con trongtập đoàn đã tạo ra rủi ro cao hơn trong hệ thống, tức là sự thất bại của công ty thành viên

có thể dễ dàng làm sụp đổ toàn bộ tập đoàn

1.3.5 Giai đoạn hội nhập trên phạm vi toàn cầu

Giai đoạn hội nhập của tập đoàn thể hiên thông qua việc liên minh, hợp nhất, sápnhập và mua lại doanh nghiệp Các yếu tố công nghệ kỹ thuật và môi trường trong quy

mô bối cảnh có tác động lớn đến giai đoan này của tập đoàn Sự phát triển nhanh chóng

Trang 12

của công nghệ thông tin làm xoá nhoà ranh rới địa lý giữa các quốc gia áp lực cạnh tranhtăng cao và sự biểu hiện rất tinh vi, khó thấy làm cho các công ty phải giảm chi phí nhằmduy trì thế cân bằng tương đối dẫn đến các vụ đại sáp nhập Làn sóng sáp nhập và mua lạichủ yếu diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ.Các vụ sáp nhập khổng lồ sẽ làm tăng sự mất cânbằng về quyền lực giữa khu vực nhà nước và tư nhân.Vì vậy, làn sóng sáp nhập và mualại doanh nghiệp có vẻ như là giải pháp tập trung tự vệ, phòng thủ, sau đó mới có khuynhhướng phát triển để thống trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia là sự đối mặt về quản lý.Các tập đoàn đã nỗ lực thiết kế và áp dụng những hệ thống thông tin toàn cầu nhằm củng

cố phát triển các ban tham mưu và thông tin giữa các tuyến được sử lý nhanh chóng.Bước kế tiếp là thiết lập cơ sở dữ liệu “đa truyền thông”, các thông tin trong hệ thống nàyđược tập trung định hình và sử lý với nhiều phương án Nguồn tư liệu quy ước kiểutruyền thống tốt cho nhà quản lý khi biết rõ phải làm gì, còn tư liệu kiểu “đa truyềnthông” giúp cho nhà quản lý tìm tòi và sử lý những điêu không chắc chắn

Đối với kiểu quản lý theo kiểu công nghệ thông tin trong hệ thống mạng có thểnhận thấy mọi người đều bình đẳng.Vì vậy quan niệm cơ cấu tổ chức như là bộ máy, mọihoạt động đều có dự kiến có trật tự trong hệ thống sẽ được thay đổi theo quan điểm quản

lý mạng là cơ cấu tổ chức gắn với nhân sự hơn và cấu trúc thiết kế gần với cấu trúc sinhhọc hơn

Tóm lại, mỗi tổ chức đều phát triển qua các giai đoạn trong chu kỳ phát triển củamình Mỗi giai đoạn gắn liền với những đặc tính của cơ cấu tổ chức như cấu trúc, cơ chếquản lý, hệ thống giám sát, chiến lược và đổi mới

Chu kỳ sống của tổ chức rất khó phân biệt về ranh giới, nó như là một khái niệm

để hiểu các vấn đề mà tổ chức phải đối mặt và các nhà quản lý đã giải quyết chúng nhưthế nào để tổ chức phát triển cao hơn

Trang 13

CHƯƠNG 2 TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHAEBOL HÀN QUỐC 2.1 Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc

2.1.1 Khái niệm

Chaebol (hay Jaebol) là tên của các tổ hợp công nghiệp có quy mô lớn thuộc sởhữu của gia đình hoặc nhóm gia đình ở Hàn Quốc Đây là một hình thức khối kinh tế tưnhân của Hàn Quốc

Các Chaebol của Hàn Quốc thường mang hình thức của một công ty mẹ, và cónhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ.Chaebol cũng thường thuộc sở hữu và đặt dưới quyền quản lý của một gia đình Do đóhầu hết các Chủ tịch hiện tại của các Chaebol đã thành công là cha hoặc ông nội của họ

2.2.2 Nguồn gốc

Sự hình thành các Chaebol bắt đầu từ sau thế chiến 2 Sau khi quân Nhật rút khỏinăm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của một số doanhnghiệp Nhật Bản, một vài trong số này đã phát triển thành các Chaebol Các Chaebolđược hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lượckinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như Samsung, Daewoo hay LG

Sau cuộc binh biến năm 1961, Tổng thống Park Chung Hee quyết định cải tạo tìnhtrạng nghèo nàn của đất nước bằng một công cuộc công nghiệp hóa thần tốc thông quaviệc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – các Chaebol Chính phủ đưa

ra kế hoạch phát triển công nghiệp, Chaebol thực hiện các kế hoạch này Để các Chaebolyên tâm thực thi nhiệm vụ, chính phủ chủ động cho các Chaebol vay với lãi suất rất thấpthông qua các ngân hàng nhà nước Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảolãnh nợ nước ngoài cho các Chaebol, để họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụngtrong nước, vừa “vô tư” đi vay nợ nước ngoài Tổng thống Park cũng giảm thuế đánh vàocác Chaebol, đặc biệt là các công ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ

Trang 14

tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc Chính nhờ những chính sách ưu đãi này, cácChaebol nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới

Cuối thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt nổitiếng về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng Các Chaebol được cho đãgiúp nền kinh tế xứ kim chi thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có thặng

dư mậu dịch lớn kể từ năm 1986 Bước sang thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn Quốc “lộtxác” từ một đất nước nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nước côngnghiệp mới lớn nhất thế giới, người dân được hưởng chất lượng cuộc sống tương đươngvới các nước công nghiệp phát triển, tất cả đều được tin là công lao của các “người hùng”Chaebol Chỉ tính riêng năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 Chaebol Daewoo,Hyundai, LG và SK đã lên đến 111,7 tỷ USD, tương đương 58% tổng giá trị xuất khẩucủa Hàn Quốc, chiếm 1/3 tổng giá trị tư bản của thị trường Đến năm 2008, Ngân hàngHàn Quốc cho biết nhóm 30 Chaebol lớn nhất đang kiểm soát gần 40% nền kinh tế đấtnước Riêng Samsung chiếm tới 1/5 xuất khẩu của nước này Ba Chaebol lớn nhất (năm2008) là Samsung (Ngôi sao), Hyundai (Hiện đại) và Daewoo (Vũ đài) được dân Hàn ưu

ái gọi là “tam trụ” – 3 rường cột – chống giữ nền kinh tế nước nhà

2.2.3 Đặc trưng của Chaebol

Mặc dù kinh doanh theo những phương thức khác nhau, nhưng các Chaebol vẫn

có các đặc trưng chủ yếu sau:

- Các Công ty thành viên của Chaebol hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc

đa ngành (chủ yếu là đa ngành)

- Mọi quyết định quan trọng của Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất,tức chủ tịch và mọi nhân viên bắt buộc phải tuân thủ Tuy nhiên các quan chức ở các cấplàm việc cũng góp phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng

Về cơ cấu nhân sự trong Chaebol

Phân cấp, phân tầng chặt chẽ, rõ rệt theo kiểu hình tháp Kiểu tổ chức này nhằmthúc đẩy, khuyến khích các thành viên trong Chaebol luôn phấn đấu đạt kết quả cao trong

Trang 15

vị trí của mình và phấn đấu đạt địa vị nhất định, song cũng có hạn chế của một thể chếquản lý truyền thống kiểu “kim tự tháp” Cơ cấu các Chaebol Hàn Quốc đều chịu sự chiphối của gia đình sáng lập và hậu duệ Mức độ chi phối tương đối chặt chẽ và chiếm vị tríquan trọng trong tập đoàn.

Về sở hữu

Các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu “huyết thống”, tức là thường do các cánhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo truyền thống cha truyền con nối Cácthành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắmquyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại) Theo "Uỷ banbuôn bán công bằng Hàn Quốc" thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớnnhất tăng từ 43,8% (năm 1995) lên 44,1% (năm 1996)

Cơ cấu sở hữu trong các Chaebol có thể chia làm 3 loại như sau:

Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Các chi nhánh Công ty chi nhánh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (Mô hình của Tập đoàn Han Jin)

Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Công ty cổ phần

Chi nhánh hay công ty chi nhánh

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu Công ty cổ phần (Mô hình của Tập đoàn Daewoo)

Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Trang 16

Công ty cổ phầnCác tổ chức trung gianChi nhánh hay công ty chi nhánh

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (Mô hình của Tập đoàn Samsung)

Nguồn: CLCSCN

Về cơ cấu quyền lực trong chính quyền cũng như trong kinh doanh

Các TNC hoàn toàn nhất quán với các giáo lý của Khổng Tử và các giá trị truyềnthống Hàn Quốc Vì vậy, mô hình này dường như chỉ thực hiện được trong một nềnchuyên chế độc tài Tất cả mọi người dân và xã hội đã chấp nhận nó như một tập quán vàtruyền thống kinh doanh

Về cơ chế điều hành

Trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau,các cơ quan này đều có chức năng giúp chủ tịch tập đoàn phối hợp hoạt động của cáccông ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai Bằngcác hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tậpđoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol

có vai trò chi phối các thành viên khác của hội đồng Nhìn chung, chủ tịch Chaebol mangtính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh HànQuốc

Ngày nay, với sự phát triển sâu rộng của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, cácChaebol thường vay nợ cao để mở rộng và phát triển kinh doanh Thông thường vay từ

100 đến 200% số vốn tự có của họ để kinh doanh và nợ ngân hàng được Chaebol coi lànguồn lực không thể thiểu Chính vì vậy nền tảng tài chính của họ không được vững chắc

và nhiều Chaebol đã đi đến phá sản Do vậy, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các Chaebolphải cơ cấu tổ chức quản lý lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế quốc tế đã thay đổi Do

đó, hầu hết các chaebol đã tìm cách tăng mức độ nhất thể hoá theo chiều dọc, tức là quátrình các Công ty lớn thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, mà những ngành này có

Trang 17

quan hệ với các ngành hiện đang kinh doanh của Công ty như những bước trung gian củasản xuất và lưu thông để duy trì sự kiểm soát và giảm rủi ro.

2.2 Khuynh hướng đa dạng hóa của các Chaebol

2.2.1 Tính tất yếu phải đa dạng hóa

Đa dạng hóa là xu thế chung của các tập đoàn trên thế giới Theo số liệu thống kêcho thấy vào những năm 70 hai phần ba trong số 500 công ty hoạt động ở nước Mỹ đãthực hiện đa dạng hóa ở mức độ cao Ban đầu các công ty thường mở rộng hoạt độngtheo vùng địa lý để tăng trưởng Khi gặp phải giới hạn của nhu cầu của thị trường vềkhông gian các công ty chuyển sang thực hiện đầu tư phát triển theo chiều sâu nhằm nângcao khả năng sinh lời và sức cạnh tranh thông qua cải tiến công nghệ, giảm chi phí sảnxuất và cuối cùng là các công ty mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đưa ra thịtrường Các tập đoàn kinh tế đa dạng hóa với mức độ tăng trưởng cao đã góp phần quantrọng trong việc phát triển kinh tế của một số nước và Hàn Quốc cũng không phải làngoại lệ Các Chaebol Hàn Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhanh chóng lớnmạnh và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc trong vài thập

kỷ qua

2.2.2 Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc

Sự phát triển theo khuynh hướng đa dạng hóa của Chaebol được bắt đầu từ nhữngnăm 50 khi các Chaebol thu nhận về tay mình các công ty thuộc sở hữu Nhà nước và mualại các công ty tư nhân hoạt động yếu kém Cho đến nay vì nhiều nguyên nhân khác nhaucác Chaebol vẫn tiếp tục đa dạng hóa và đa dạng hóa đã trở thành một trong những đặctrưng không thể thiếu khi nhắc đến các Chaebol Hàn Quốc Khuynh hướng này thể hiệnqua một số đặc trưng chủ yếu sau:

Một là: Các Chaebol đa dạng hóa với tốc độ nhanh

Tốc độ đa dạng hóa nhanh của các Chaebol thể hiện qua 2 tiêu chí: số lượng giatăng nhanh chóng số chi nhánh và công ty thành viên, số lĩnh vực mà các Chaebol thamgia hoạt động Thập kỷ 70 đánh dấu sự phát triển với tốc độ cao của các Chaebol Trong

số 191 công ty thuộc 10 Chaebol dẫn đầu (bảng xếp hạng năm 1984) thì có tới 60% được

Trang 18

hình thành trong thời kỳ này Số lượng các công ty của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc

đã tăng 30% trong thời kỳ 1993 – 1997 Nếu so với năm 1987 thì số lượng công ty thànhviên của 30 Chaebol hàng đầu đã tăng gần gấp rưỡi Ví dụ điển hình là Hyundai Đầunhững năm 70 Hyundai chỉ có 4 công ty mới được tách ra từ công ty đóng tàu thì cuốinhững năm 70 Huyndai đã tấn công vào các lĩnh vực khác như cơ khí, phụ tùng ôtô, xâydựng, lọc dầu và nâng số công ty thành viên của mình lên 20 công ty Trong mỗi lĩnh vựcHyundai lại có nhiều công ty con, như trong lĩnh vực xây dựng và đồ gỗ Hyundai có tới 6công ty con: Hyundai Cement Co Ltd; Dongsu Industrial Co Ltd; Hyundai WoodIndustry Co Ltd; Keumkay Development Industrial Co.Ltd; Keumkay Co.Ltd; KoreaChemical Co Ltd Về lĩnh vực nếu lúc đầu Huyndai hoạt động trong lĩnh vực đóng tàuthì đến năm 1993 Hyundai đã tham gia trên 30 lĩnh vực khác nhau Hiện nay Hyundai làChaebol có số thành viên nhiều thứ ba ở Hàn Quốc (chỉ sau Samsung và SK)

Hai là: Các Chaebol đa dạng hóa với mức độ cao

Theo số liệu thống cho thấy tốc độ đa dạng hóa trung bình của các công ty thuộc

20 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với tốc độ đa dạng hóa các công tykhông thuộc Chaebol Chaebol có quy mô lớn thì tốc độ đa dạng hóa càng cao Số lượngcông ty thành viên của 30 Chaebol lớn nhất ở Hàn Quốc trung bình là 27,5 công ty, đángchú ý nhất có Samsung (80), Hyundai (57), LG (49), SK (46) Về mức độ đa dạng hóatrung bình của 20 Chaebol hàng đầu là 15,5 (tính theo số ngành mà các công ty tham giakinh doanh), chỉ số này cao hơn nhiều so với mức trung bình các công ty của các nướctrên thế giới

Ba là: Sự đan xen giữa đa dạng hóa liên hệ và đa dạng hóa không liên hệ

Đa dạng hóa liên hệ là cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của các Chaebol khicác Chaebol lựa chọn tham gia những ngành công nghiệp nặng và hóa chất - là nhữngngành mang lại lợi ích lớn do được hưởng ưu đãi của Chính phủ Đa dạng hóa không liên

hệ được thực hiện chủ yếu thông qua đầu tư lẫn nhau giữa các Chaebol trong ngắn hạn

Nó cho phép các Chaebol trong thời gian ngắn có thể huy động được các nguồn lực theoyêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ vào nguồn lực của các Chaebol khác và

Trang 19

một Chaebol có thể đầu tư với quy mô lớn vào những ngành kỹ thuật mới nhờ chia sẻ rủi

ro với các Chaebol khác

2.2.3 Nguyên nhân đa dạng hóa

Một là: Chính sách kinh tế của Chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa

Các Chaebol được hưởng lợi chủ yếu từ chính sách công nghiệp hóa của Chínhphủ Park Chung Hee Chính sách này được chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1962 – 1972 Chính phủ đẩy mạnh cải cách và xây dựng thể chế nhằmđẩy mạnh công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

Giai đoạn 1973-1979 Chính phủ tập trung vào các ngành trọng điểm là côngnghiệp nặng và công nghiệp hóa chất Chính phủ dành ưu đãi cho các công ty tham giavào hai lĩnh vực này như: ưu đãi về thuế, tài chính và một số quyền lợi khác Cho nêntrong điều kiện đó sự lựa chọn hợp lý nhất cho các Chaebol là tham gia vào những ngành

có sự điều tiết của Chính phủ Bởi vì đầu tư vào những ngành này sự tồn tại của công ty

sẽ được đảm bảo, sẽ được vay vốn với lãi suất thấp ở ngân hàng và khi công ty không cókhả năng thanh toán thì Chính phủ sẽ can thiệp để cho công ty tiếp tục hoạt động Đếncuối những năm 70, 9 trong số 10 Chaebol lớn nhất đã đầu tư vào công nghiệp nặng.Samsung vốn nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp nhẹ như dệt và thực phẩm (tổngvốn đầu tư chiếm tới hơn 66% tổng giá trị tài sản) thì đến những năm 70 cũng đẩu tư vàocông nghiệp nặng Năm 1983 đầu tư vào ngành này của Samsung chiếm tới hơn 33%trong khi đầu tư vào công nghiệp nhẹ chỉ còn 17%

Thái độ coi trọng và ưu tiên dành cho các công ty của Chính phủ làm cho cácChaebol chú ý đến việc mở rộng quy mô hơn là gia tăng lợi nhuận Vì khi mở một công

ty mới thì các Chaebol lại được vay tiền từ các ngân hàng của Chính phủ, khi vay đượcvốn mà thành lập công ty khác thì lại được vay vốn tiếp Do đó các Chaebol liên tiếpthành lập các công ty mới để được vay nhiều vốn từ các ngân hàng của Chính phủ vànước ngoài

Bên cạnh đó, Chính phủ không cho phép các Chaebol thực hiện phá sản đối vớicác công ty thành viên hoạt động kinh doanh không hiệu quả do lo ngại những hậu quả vềchính trị và xã hội khi tình trạng thất nghiệp gia tăng Chính sách này cùng các biện pháp

Trang 20

hỗ trợ giúp các công ty tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động Bởi vậy mà quy mô và lĩnhvực hoạt động của Chaebol ngày một gia tăng.

Cuối cùng là Chính phủ giảm thiểu rủi ro cho các Chaebol bằng cách thủ tiêu cạnhtranh trong thị trường nội địa Các công ty thuộc Chaebol được vay vốn với lãi suất thấphơn nhiều so với các công ty không thuộc Chaebol Ví dụ: năm 1970 mức lãi suất cho cácChaebol chỉ có 7,2% trong khi mức lãi suất trên thị trường là 35,2% Chính phủ cũngthực hiện bảo vệ sản phẩm của Chaebol bằng cách kiểm soát hàng nhập khẩu Do vậyChaebol độc quyền, tích lũy được nguồn vốn lớn tạo điều kiện tham gia vào những ngànhkhông phải trọng điểm

Hai là: Tình trạng kém phát triển của yếu tố đầu vào và mức chi phí giao dịch thấp

Williamson đưa ra nhận định rằng mức độ phát triển của thị trường yếu tố đầu vào

và chi phí giao dịch có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực hiện và mức độ đa dạnghóa của sản phẩm của các công ty Nếu các yếu tố nguồn lực cần thiết cho hoạt động sảnxuất kinh doanh hoạt động thông suốt thông qua thị trường thì doanh nghiệp khi chuyểnđổi sang hoạt động kinh doanh sẽ phải gánh chịu chi phí giao dịch lớn và ngược lại ỞHàn Quốc trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường vốn và thị trường lao độngchưa hình thành Sự thiếu vắng của thị trường yếu tố đầu vào cùng với mức chi phí giaodịch thấp là nhân tố khuyến khích các Chaebol thực hiện đa dạng hóa

Ba là: Xuất phát từ việc các Chaebol mong muốn có sức mạnh để cải thiện quan

hệ với Chính phủ và tự bảo vệ mình

Nếu Chaebol không tuân thủ các kế hoạch của Chính phủ thì chính phủ sẽ cắtnguồn tài chính và khi đó sớm hay muộn Chaebol cũng phải đối mặt với rủi ro tài chínhcủa việc mất khả năng thanh toán Chính phủ can thiệp vào kinh doanh của Chaebol,Chaebol dễ bị tổn thương trước những thay đổi về thể chế chính trị Do đó đa dạng hóa lácách để Chaebol tăng khả năng tự chủ của mình Các lĩnh vực mà Chaebol thực hiện đadạng hóa có tài chính phi ngân hàng, xây dựng, thương mại Năm 1980, 10 Chaebol lớnnhất đã đầu tư vào lĩnh vực tài chính phi ngân hàng (như bảo hiểm) và 8 Chaebol đầu tưvào lĩnh vực thương mại Hiện nay 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc đã sở hữu 30 trong số

Trang 21

Bốn là: Đặc điểm của hệ thống quản lý

Quyền lực trong các Chaebol tập trung trong tay một số người nhưng lại khôngđược pháp luật bảo vệ Do vậy để mở rộng phạm vi quyền lực của mình đồng thời giảmthiểu rủi ro nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hộ thăng tiến trong hệ thống cấp bậc quản lý, cácnhà quản lý thường sử dụng đa dạng hóa như một giải pháp an toàn và hữu hiệu nhất

Năm là: Tính chất biến động của của môi trường kinh doanh

Trong điều kiện môi trường kinh tế có nhiều biến động phức tạp, đa dạng hóachính là giải pháp tối ưu của các Chaebol để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnhtranh

2.3 Vai trò của Chaebol với nền kinh tế Hàn Quốc

Một là: Đầu tàu kinh tế của Hàn Quốc

Vai trò này của các Chaebol bắt đầu từ những năm 60 (khi tổng thống Park ChungHee nắm quyền) xuyên suốt cho đến nay Để các Chaebol thực hiện vai trò của mình,chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch phát triển kinh tế - vốn đã bị tàn phá nặng nề sau chiếntranh, cùng với đó chính phủ cũng giao cho Chaebol những ưu đãi đặc biệt Trên thực tếChaebol đã rất thành công với mục tiêu này

Từ khi được hình thành cho đến trong suốt những năm 70 Chaebol đã thực sự trởthành trụ cột kinh tế của Hàn Quốc Chaebol đã sản xuất kinh doanh thương mại và dịch

vụ, thu hút chuyển giao công nghệ,… Các Chaebol trong thời kì này đã đóng góp rất lớncho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế với tỷ lệ hàng năm trung bình 20

- 30% GDP và tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 40%, đồng thời đã tạo ra nền công nghệhiện đại cho nền sản xuất Hàn Quốc Chỉ tính riêng năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩucủa 4 Chaebol hàng đầu là Daewoo, Hyundai, LG và SK đã lên đến 111,7 tỷ USD, chiếm58% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm 1/3 tổng giá trị tư bản của thị trường

Đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Hàn Quốc phải kể đến 3 tập đoàn - thườngđược mệnh danh là những “đại gia” của Hàn Quốc: Samsung (Ngôi sao), Hyundai (Hiệnđại) và Daewoo (Đại vũ) Họ là những đại gia xuyên suốt thế kỉ 20 và 21 Bên cạnh đó

Trang 22

cũng tồn tại những tập đoàn khác như: LG, Ssangyong,…cũng được coi là hệ xương sốngcủa nền kinh tế Hàn Quốc.

Samsung từ lâu rồi được xem là hiện tượng, là đặc trưng điển hình của sự năngđộng, sáng tạo trong nền kinh tế của xứ Hàn Daewoo là "vua" của nhiều kiểu ô-tô cácloại, còn Hyundai là "anh cả đỏ" của kỹ nghệ đóng tàu thủy và các thiết bị quan trọng củacông nghiệp quốc phòng

Chaebol cũng chính là nhân tố quan trọng nhất kéo Hàn Quốc ra khỏi cuộc khủnghoảng tài chính Ba tập đoàn đi đầu trong thời kỳ này là: Samsung Electronics, HuyndaiMotor và LG Electronics Trong khi các đối thủ cạnh tranh bị cản bước bởi những cơnkhủng hoảng thì dường như ba tập đoàn này bị ảnh hưởng không mấy đáng kể Bằngchứng gần đây nhất về chiến lược kinh doanh của các tập đoàn này là vào 19 tháng 9

2008, Hyundai thông báo mở thêm một nhà máy ô tô 600 triệu đô la mới ở Brasil Số vốncủa tập đoàn Hyundai Motor bao gồm cả công ty con Kia Motor, là 3,9 triệu USD vàonăm ngoái, đồng thời Hyundai cũng đang mong đợi một bước phát triến mới vào hai nămtiếp theo "Nhà máy ở Brasil là sự quyết tâm của chủ tịch tập đoàn Chung Mong Koo đểđạt mục tiêu tăng số vốn sản xuất lên tới 6 triệu USD vào năm 2010," người phát ngônJake Jang của Hyundai nói Năm 2010, Huyndai lần đầu tiên lọt vào top 5 thương hiệuđược khách mua xe cân nhắc nhiều nhất theo kết quả khảo sát của Kelley Blue Book cho

6 tháng cuối năm 2010

Sau thông báo của Hyundai hai ngày là công bố của Samsung về việc chào muahãng sản xuất thẻ nhớ SanDisk của Mỹ với giá là 5,85 tỉ USD Về phần mình, LG đãnhiều lần nhấn mạnh là đến năm 2010 sẽ đạt mục tiêu trở thành một trong ba nhà phânphối thị trường có ảnh hưởng nhất ở một số sản phẩm như ti vi, điện thoại di động vànhững trang thiết bị tại nhà như tủ lạnh và máy điều hòa không khí Những nhà quản lýcủa bộ ba tập đoàn này cho biết tất nhiên là họ biết được tình hình kinh tế đang có dấuhiệu đi xuống nhưng đó cũng chính là cơ hội cho họ phát triển nền sản xuất công nghiệpcủa mình

Trang 23

Hai là: Nâng cao vị thế của nền kinh tế Hàn Quốc trên thị trường thế giới

Đi đầu trên con đường chinh phục thị trường thế giới phải kể đến ChaebolSamsung Tập đoàn này có ba lĩnh vực kinh doanh quan trọng để tạo nên thê chân vạcvững chắc là: lĩnh vực điện tử ( Samsung Electronics), công nghiệp nặng (SamsungHeavy Industries) và kỹ thuật xây dựng (Samsung Engineering & Construction) Trong

đó Samsung Electronics, thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của tập đoànSamsung, và hiện nay được coi là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới.Theo bảng xếp hạng 500 thương hiệu mạnh nhất toàn cầu mới nhất của Fortune, năm

2007, trong số các công ty điện – điện tử, Samsung có mức doanh thu đứng thứ hai thếgiới với 106 tỉ USD nhưng lợi nhuận lại đạt mức cao nhất thế giới với gần 8 tỉ USD Thếnhưng, ít người biết rằng cho đến đầu những năm 90, Samsung chỉ là một công ty châu Áchưa có tên tuổi, sản phẩm vẫn nằm ở những chỗ khuất của các cửa hàng và ít được chú ýbởi thiết kế hầu như lặp lại và công nghệ thua xa các đối thủ sừng sỏ đến từ Nhật Bản Bằng những thay đổi hợp lý trong quản lý và tiếp thị, Samsung đã bứt phá ngoạn mục khidần vươn lên trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới kể từ năm 1997,thời điểm mà các nước trong khu vực như Philippines, Hong Kong, Indonesia,Malaysia, nói chung và Hàn Quốc nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủnghoảng tiền tệ, dẫn đến phải thu nhỏ quy mô

Trang 24

Đến năm 2005, theo báo cáo của Interbrand, Samsung đã trở thành thương hiệuhàng điện tử tiêu dùng hàng đầu và được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu, thay thế vị trí

mà trước đó do Sony nắm giữ nhiều năm liền Năm 2006, tạp chí Business Week xếpSamsung hạng 20 trong 100 thương hiệu hàng đầu thế giới và hạng nhì trong ngành côngnghiệp điện tử Trong danh sách 100 công ty sáng tạo nhất cũng do Business Week đưa

ra, Samsung xếp hạng 20 Năm 2007, điện thoại di động Samsung lại tiếp tục qua mặtcông ty điện thoại di động hàng đầu của Mỹ là Motorola để trở thành hãng sản xuất điệnthoại di động thứ nhì trên thế giới Cuối năm 2007, lần đầu tiên, doanh số năm củaSamsung vượt qua con số 100 tỉ USD Trước đó chỉ có hai công ty đồ dùng điện và điện

tử vượt qua được ngưỡng 100 tỉ USD, là Siemens của Đức và Hewlett - Packard của Mỹ.Thành tích này được coi là điều khó tin được với một công ty vừa mới thành lập năm

1969 (Siemens lập năm 1847, Hewlett-Packard năm 1939) Theo số liệu của InternationalData công bố ngày 27/1/2013, trong năm 2012, Samsung Elictroincs đã bán được 407triệu chiếc điện thoại di động, tăng 22,7% so với năm 2011 Samsung Elictroincs đã “quamặt” đối thủ cạnh tranh Nokia của Phần Lan để trở thành hãng tiêu thụ điện thoại di độnglớn nhất thế giới trong năm 2012

Samsung cũng trở thành một trong những công ty có giá trị thương hiệu tăngnhanh nhất thế giới Năm 2000, thương hiệu Samsung được Interbrand định giá là 5,2 tỉUSD, xếp hạng 43 trên thế giới Sau khi chi 508 triệu USD cho quảng cáo trong năm

2000, thương hiệu Samsung được nâng lên hạng 42, trị giá 6,3 tỉ USD trong năm 2001,Như vậy, đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị đã thu lợi được gấp đôi Năm 2006, thương hiệuSamsung có giá trị hơn 16 tỉ USD, xếp hạng 20 trên thế giới trong khi chi phí dành chomarketing là hơn 1 tỉ USD Năm 2012, Samsung xếp hạng thứ 9 trong những thương hiệuđáng giá trên thế giới với trị giá thướng hiệu 32,9 tỷ USD

Bảng 2.4 Giá trị thương hiệu Samsung (giai đoạn 2001-2012)

Trang 25

Nguồn:Business Week - InterBrandSamsung là xương sống chính của nền kinh tế Hàn Quốc bên cạnh các công ty nhưHyundai, Daewoo, SK Telecom, Kia… Theo nhật báo Wall Street Journal, tại Hàn Quốc,Samsung là tập đoàn kinh tế lớn nhất, đóng góp 15% kinh tế quốc gia và 20% xuất khẩucủa cả nước Tuy nhiên, từ lâu, Samsung đã vượt ra biên giới Hàn Quốc, trở thành tậpđoàn đa quốc gia và đã có mặt ở 61 nước

Ba là: Phát huy tốt những lợi thế của doanh nghiệp gia đình

Sự tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng mộtvai trò quan trọng trong việc "mài sắc" ưu thế cạnh tranh so với các công ty khác trên thếgiới Ông Kim Joo Hoon, cố vấn Bộ trưởng tài chính Kang Man Soo cho rằng mặc dù sốlượng hàng xuất khẩu tăng trong năm gần đây nhưng vẫn còn tồn tại các doanh nghiệpkinh doanh nhỏ bị ngưng trệ sản xuất "Những nhà xuất khẩu lớn lấy những sản phẩm cóchất lượng tốt từ những nhà cung cấp địa phương với chi phí thấp so với nguồn hàng lấy

từ Nhật hoặc Tây Âu" Ông Kim nói "điều này sẽ giúp đỡ những nhà xuất khẩu cạnhtranh được trong tương lai"

Có lẽ nhân tố quan trọng nhất cho phép các tập đoàn tiến hành mở rộng kinhdoanh một cách mạnh mẽ là hệ thống quản lý của họ Người phân tích của tập đoàn này

Trang 26

nói rằng những nhà xuất khẩu lớn ở Hàn Quốc cũng được điều hành bởi sự kiểm soát củanhững tập đoàn gia đình hay những đại diện của họ.

Như vậy một khi những tập đoàn gia đình này nắm và sử dụng quyền lực tuyệt đốitrong những quyết định đầu tư quan trọng thì những kế hoạch làm ăn lâu dài sẽ tiến hànhđược dễ dàng "Chúng tôi rất tự tin vào những đầu tư của mình sẽ tạo ra những bước pháttriển mới, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng khó khăn" Ông Jang củatập đoàn Hyundai nói

2.4 Mối liên hệ với Chính phủ Hàn Quốc

Những công ty được thành lập ở Hàn Quốc vào cuối những năm 40 đầu nhữngnăm 50, có mối liên hệ khá chặt chẽ với Chính phủ của tổng thống Ree Syung Man(nhiệm kì 1948-1960) Điều này giải thích vì sao các doanh nghiệp này lại nhận đượcnhững ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ

Sau khi quân đội giành được chính quyền vào năm 1961, tổng thống Park ChungHee đã tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng và bất công xã hội còn tồn tại từthời tổng thống Ree Một vài nhà tư bản công nghiệp đã bị bắt và bị buộc tội tham nhũng.Nhưng sau đó các lãnh đạo của chính quyền mới lại nhận ra rằng họ không thể thực hiệnmục tiêu cải cách kinh tế của mình nếu không có sự giúp đỡ của các Chaebol Một thỏathuận hợp tác giữa Chính phủ và Chaebol đã được ký kết nhằm thực hiện mục tiêu quantrọng trước mắt là cải cách nền kinh tế đất nước

Sự hợp tác giữa Chính phủ và Chaebol kéo theo nó là sự phát triển đáng kinh ngạccủa nền kinh tế bắt đầu từ đầu những năm 60 Khởi đầu là sản xuất những mặt hàng tiêudùng thiết yếu và công nghiệp nhẹ, tiếp đến là công nghiệp nặng, hóa chất, công nghiệpthay thế hàng nhập khẩu Các nhà chính trị và các nhà lập kế hoạch của Chính phủ rất tintưởng vào kế hoạch hợp tác với các Chaebol Mối quan hệ hợp tác này thể hiện ở Chỗchính phủ đưa ra các kế hoạch chi tiết để phát triển công nghiệp, các Chaebol thực hiệncác kế hoạch đó Park coi Chaebol là đầu tàu của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất đểxuất khẩu (điều này ngược với chính sách chỉ nhập khẩu của tổng thống Ree), quy định

về hạn ngạch cũng được thiết lập

Ngày đăng: 03/05/2014, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3- PGS.TS Phan Đăng Tuất, “Lựa chọn mô hình hoạt động cho Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn mô hình hoạt động cho Tập đoàn kinh tế ViệtNam
4- Vũ Phương Thảo “Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol của Hàn Quốc”, tạp chí nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, số 4 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol của Hàn Quốc
11-www.songda.com.vn/forum/getPage.do;jsessionid=7D1036A6383D4DABFC6BD18009AF1537?postId=2677, bài “ Tập đoàn kinh tế - Không có mô hình duy nhất cho tất cả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn kinh tế - Không có mô hình duy nhất chotất cả
12-www.viet-studies.info, bài “Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh”, tác giả Nguyễn Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh
1- Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các TĐKD ở VN, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
2- Vũ Huy Từ (2002), Mô hình TĐKT trong CNH-HĐH, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5- Tạp chí kinh tế và phát triển 6- Tài chính doanh nghiệp số 9/2005 7- www.country-data.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (Mô hình của Tập đoàn Han Jin) - Mô hình tập đoàn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu sở hữu trực tiếp (Mô hình của Tập đoàn Han Jin) (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w