Những khác biệt giữa mơ hình tập đồn kinh tế của Việt Nam và mơ hình Chaebol của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam (Trang 47 - 53)

4.1 Những khác biệt giữa mơ hình tập đồn kinh tế của Việt Nam và mơ hình Chaebol của Hàn Quốc Chaebol của Hàn Quốc

Những sự khác biệt cơ bản đã khiến mơ hình Tập đồn Nhà nước trở nên thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng khi lấy ý tưởng từ Chaebol.

Bản thân các Chaebol như Samsung, LG đã là những tập đoàn tư nhân hùng mạnh trước khi được hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng, được ban cơ chế độc quyền.

Khác với các Chaebol của Nam Hàn, tập đoàn Nhà nước của Việt Nam trực thuộc Nhà nước, khơng ra đời qua q trình tích tụ vốn mà từ những quyết định hành chính với ‘hy vọng’ sẽ thành cơng.

Các tập đồn lớn của Nhà nước lũng đoạn những lĩnh vực chính trong đó có dầu khí (PetroVN), điện (EVN), đóng tàu (Vinashin), xăng dầu (Petrolimex) và các tập đồn khác. Ngồi ra cịn có 96 tổng cơng ty Nhà nước với hàng ngàn các công ty con.

Những lãnh đạo được bổ nhiệm cho các doanh nghiệp này là công chức Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tuân theo chỉ đạo của Chính phủ về việc phát triển ngành, khác với Chaebol, chủ yếu được điều hành bởi thành viên trong gia đình.

Điều đảm bảo cho thành công giai đoạn đầu của mỗi Chaebol trong quá khứ, đó là sự vắng mặt của yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế. Điều này khơng cịn hợp lý với bối cảnh tân thời khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong khối WTO, doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong mơi trường cạnh tranh gay gắt, dù đó là tập đồn Nhà nước, tư doanh hay FDI và doanh nghiệp nào yếu kém sẽ phải chịu thất bại.

Tuy nhiên ngay cả sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Nhà nước lại được xem như là những mơ hình ‘q lớn để sụp đổ’ (too big to fail) giống như các Chaebol từ những năm 90 và vì vậy, Việt Nam đã phải trả những cái giá đắt để giữ các doanh nghiệp này không bị phá sản.

Mục tiêu hàng đầu của các Chaebol, đó là tập trung vào xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới, đưa trọng tâm nền kinh tế từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng, đồng thời thay thế nhập khẩu.

Bằng chứng là đến cuối thời điểm 1980, các Chaebol của Hàn Quốc đã nổi tiếng trên thị trường thế giới về lĩnh vực sản xuất, thương mại cũng như công nghiệp nặng. Đến những năm 90, chỉ riêng 5 Chaebol lớn nhất (Samsung, Hyundai, LG, Daewoo, SK) đã đóng góp đến 50% GDP Nam Hàn.

Trái với Chaebol, các tập đồn Nhà nước ln tỏ ra hết sức yếu kém trong việc học cách xuất khẩu để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không những thế, việc các doanh nghiệp Nhà nước nhập khẩu quá nhiều, trong đó chủ yếu là sắt và các vật liệu xây dựng khác còn đẩy cán cân thương mại sang hướng nhập siêu.

Các yếu tố trên kết hợp đưa đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện tại: Những doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh yếu kém nhưng lại lũng đoạn, chi phối nền kinh tế nội địa.

 Sai lầm của Chaebol

Bản thân chính phủ Nam Hàn cũng đã thừa nhận những bất cập trong mơ hình Chaebol của mình, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 mà mơ hình này gây ra.

Mối quan hệ gần gũi giữa các lãnh đạo Chaebol với chính phủ đã khiến hệ thống giám sát ngày càng trở nên lỏng lẻo, dẫn đến sự cho vay tràn lan, bao gồm cả khoản vay cho các dự án lợi nhuận kém.

Các Chaebol cũng liên tiếp bành trướng sang nhiều lĩnh vực thay vì tập trung vào những lĩnh vực chính, khiến nhân lực, vốn và cả sự quản lý bị dàn trải, dẫn đến thiệt hại lớn ở những ngành thiếu kinh nghiệm.

Tỷ lệ dư nợ của 30 Chaebol lớn nhất Nam Hàn lên đến 400% tổng giá trị vốn sở hữu trong những năm 90 đã biến các tập đoàn này thành gánh nặng của kinh tế Nam Hàn. Sự tập trung vốn vào các Chaebol cũng đã cho các tập đoàn này đủ quyền lực để gây sức ép với nhà cầm quyền, đặt tầm ảnh hưởng lên các chính sách kinh tế, xã hội nhằm phục vụ cho các nhóm lợi ích.

Đề tài Mơ hình tập đồn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam

Sau năm 1997, Nam Hàn đã phải tiến hành những cải cách triệt để đối với các Chaebol, trong đó để các Chaebol yếu kém phá sản, xác định tỷ lệ vay nợ trên vốn sở hữu, cấm sở hữu cơng ty tài chính phi ngân hàng, minh bạch hóa quản lý, tập trung vào ngành nghề chính, quy trách nhiệm cá nhân cho các lãnh đạo Chaebol trong việc lãnh đạo tập đồn, khống chế đầu tư vào cơng ty thành viên và trừng phạt các hình thức hối lộ.

 Lặp lại vết xe đổ

Việt Nam vẫn phạm phải hầu hết những sai lầm lớn của Chaebol mặc dù đã có một thời gian dài chứng kiến những bất cập của mơ hình này trước khi đưa ra mơ hình Tập đồn Nhà nước từ năm 2005.

Các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam vẫn được hỗ trợ vô tội vạ, dù hầu hết đều kinh doanh kém hiệu quả.

Báo cáo lãnh sự quán Anh tại Hà Nội hồi tháng Sáu năm nay cho thấy khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008.

Trong năm 2011, 80% lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tập trung vào vỏn vẹn bốn tập đồn kinh doanh các lĩnh vực dầu khí, viễn thơng, khống sản và cao su, chỉ một số ít trong số 1300 doanh nghiệp cịn lại thực sự có lời.

Trong khi đó, hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua không những giảm đi, mà cịn có xu hướng tăng lên.

Báo cáo của Sứ quán Anh tại Hà Nội cho thấy Chính phủ Việt Nam dồn 68% vốn, 55% tài sản cố định, 45% tín dụng ngân hàng vào các doanh nghiệp Nhà nước cũng như ban cơ chế độc quyền trong hoạt động, chỉ báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng.

Rõ ràng có sự đầu tư không dựa theo hiệu quả kinh doanh khi thống kê của IMF trong năm 2012 cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 26% cho GDP trong khoảng thời gian 2006-2010, so với 43% đóng góp từ doanh nghiệp tư doanh.

Việc Chính phủ cho phép các tập đồn Nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, kèm theo việc bơm tín dụng rẻ tràn lan vào các Doanh nghiệp nhà nước khiến các doanh nghiệp này bành trướng, mở rộng sang cách ngành vốn thiếu kinh nghiệm.

Điều này khơng những làm thất thốt vốn, phát sinh những khoản nợ, nợ xấu khổng lồ mà cịn ảnh hưởng đến độ tín nhiệm chung của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời gây e ngại cho giới đầu tư nước ngồi.

Trong lúc đó, sự ưu ái mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra các nhóm lợi ích đủ mạnh để chống lại cải cách, bản báo cáo của Sứ quán Anh nhận xét.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cũng có chung một ý kiến khi nhận xét về cải cách trong Bản báo cáo kinh tế Vĩ mô 2012: “Việc thực hiện sẽ rất khó khăn gian khổ vì hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị – xã hội”.

4.2 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mơ hình Chaebol Hàn Quốc

Để vực dậy nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, những năm 1960 và 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để biến một số cơng ty lớn do gia đình quản lý thành các tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn này phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, tiêu biểu là Samsung, Hyundai, Daewoo.

Nhờ những lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi của chính phủ, các chaebol này đã phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, áp đặt sự thống trị lên nền kinh tế, thậm chí có thể kiểm sốt được cả khu vực tài chính.

Trong đó, nhóm 30 tập đồn lớn nhất đã chiếm vị thế áp đảo với phần còn lại, chiếm gần một nửa giá trị tài sản và doanh thu của toàn bộ các Chaebol và đặc biệt là sự tập trung sức mạnh vào nhóm 5 cơng ty lớn nhất, vốn chiếm gần 30% giá trị tài sản và hơn 32,29% về doanh thu trong nhóm các chaebol này.

Sự phát triển mạnh mẽ của các chaebol đã góp phần khơng nhỏ đưa nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh, trở thành một trong những nước cơng nghiệp mới của châu Á. Nhờ đó mơ hình của các chaebol cũng trở thành hình mẫu cho một số quốc gia khác noi theo.

Nhưng sự thống trị của các Chaebol hùng mạnh đã phải trả giá bằng sự sụp đổ của các công ty vừa và nhỏ khác, chỉ có các doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ với

Đề tài Mơ hình tập đồn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam

các cheabol này, thông qua việc cung cấp các linh kiện sản xuất với giá thấp, mới có thể tồn tại. Ngồi ra, một phần lớn thu nhập từ đó rơi vào tay một nhóm nhỏ sở hữu các Cheabol này, gây bất bình trong xã hội.

“Chaebol đã gây áp lực lên các đối thủ nhỏ hơn, tích tụ sự giàu có khổng lồ vào tay các gia đình sở hữu chúng trong khi những người dân bình thường thì tụt hậu phía sau”, tờ Wall Street Journal nhận xét.

Những mối quan hệ phức tạp giữa Chaebol với chính phủ đã góp phần đưa đến tình trạng tham nhũng, thậm chí là vi phạm các luật lệ quốc gia, góp phần khơng nhỏ khiến nền kinh tế Hàn Quốc sụp đổ dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998, Hàn Quốc phải nhờ đến gói cứu trợ trị giá khoảng 58 tỉ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Sau cuộc khủng hoảng đó, Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc nền kinh tế triệt để. Tổng thống Kim Dae Jung lúc đó đã đề ra 5 luật lệ mà các tập đoàn phải thực thi: tập trung vào các ngành nghề cốt lõi; cải thiện cấu trúc tài chính; xóa bỏ việc bảo lãnh cho các khoản nợ chéo; nâng cao tính minh bạch quản trị; buộc lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

“60 năm qua, chiến lược phát triển kinh tế của Seoul là khuyến khích các doanh nghiệp lớn, xuất khẩu trở nên lớn hơn và xuất khẩu nhiều hơn. Tuy vậy, các cử tri và các nhà chính trị nhận ra rằng, dù chúng đã mang lại một số lợi ích cho đến hơm nay, nhưng chiến lược này đã gây nguy hại cho nền kinh tế đã phát triển. Chính phủ cần rút lui và để cho thị trường quyết định công ty nào sẽ thịnh vượng”, tờ Wall Street Journal nhận định.

KẾT LUẬN

Các TĐKT được hình thành cùng với cuộc cánh mạng cơng nghiệp cuối thế kỷ XVII và thực sự phát triển vào từ cuối thế kỷ XIX. Trải qua hơn một thế kỷ, các TĐKT trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ số lượng và có ảnh hưởng to lớn đến lền kinh tế thế giới và các quốc gia. Bước sang thế kỷ XXI , bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi: Tồn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự hợp tác và liên minh giữa các công ty đẫn đến sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các TĐKT. Các TĐKT đã thể hiện được sức mạnh và vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế các nước. Tuy nhiên đối với Việt nam thì đây cịn là vấn đề mới mẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của mơ hình đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhà nước đã có chủ trương thành lập một số TĐKT dựa trên các Tổng công ty nhà nước được được thành lập theo QĐ số 90/TTg và 91/TTg của Thủ tướng chính phủ. Q trình hình thành các TĐKT là một quá trình tự nhiên, phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, và mức độ tích tụ và tập trung vốn của cấc DN, nhưng việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta địi hỏi phải có phương thức riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội nứơc ta. Trong đó thì sự tác động của nhà nước ta đến quá trình này là rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành của các TĐKT. Sự ra đời của các TĐKT không chỉ tạo ra những mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân để hội nhập, mà con dần hình thành nên những trụ cột quan trọng làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH. Nghiên cứu từ những thành tựu và yếu điểm của các Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc sẽ là những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và phát triển các TĐKT tại Việt Nam.

Đề tài Mơ hình tập đồn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam

1- Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các TĐKD ở VN, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2- Vũ Huy Từ (2002), Mơ hình TĐKT trong CNH-HĐH, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội

3- PGS.TS Phan Đăng Tuất, “Lựa chọn mơ hình hoạt động cho Tập đồn kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Cơng nghiệp 8/2007

4- Vũ Phương Thảo “Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol của Hàn Quốc”, tạp chí nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, số 4 năm 2005

5- Tạp chí kinh tế và phát triển 6- Tài chính doanh nghiệp số 9/2005 7- www.country-data.com

8- www.vnpt.com.vn 9- www.samsung.kr

10- http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/10/747717/, bài “Tập đồn kinh tế tư nhân: đi tìm sự thừa nhận”

11-www.songda.com.vn/forum/getPage.do;jsessionid=7D1036A6383D4DABFC6BD18 009AF1537?postId=2677, bài “ Tập đồn kinh tế - Khơng có mơ hình duy nhất cho tất cả”

12-www.viet-studies.info, bài “Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh”, tác giả Nguyễn Trung

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế - So sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w