Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam 5 năm ( 2006-2010 )
Trang 1DÂN TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VIỆT NAM
Số: 161 /BC-UBND Tam Kỳ, ngày 25 tháng 11 năm
2010
BÁO CÁO Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam 5 năm ( 2006-2010 )
( Bản tóm tắt trình kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa VII )
Căn cứ Điều 99 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Thông tư 08/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 về quy định xây dựng báo cáo môi trường Quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường cấp tỉnh UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 các nội dung chính như sau:
I MỤC TIÊU
Cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của môi trường tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh
Đánh giá đúng hiện trạng môi trường, cung cấp thông tin, cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, kịp thời điều chỉnh
kế hoạch; bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh
II SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MÔI TRUỜNG
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 12,8%; qui mô nền kinh tế GDP tính theo giá so sánh, năm 2010 gấp hơn 1,8 lần so với năm 2005 và gấp gần 3 lần so với năm 2000; GDP theo giá thực tế tính theo bình quân đầu người năm 2010
dự kiến 17,6 triệu đồng, tương đương khoảng 950 USD, vượt chỉ tiêu đề ra (900 USD) Việc phát triển kinh tế của tỉnh sẽ có những tác động lớn đến môi trường, tạo áp lực lên các hệ sinh thái, các thành phần và yếu tố môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên Đánh giá mức độ tác động còn tùy thuộc vào phạm vi và mức độ phát triển theo vùng, khu vực, đặc thù từng ngành một số ngành có ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên và môi trường:
Trang 2- Phát triển năng lượng và tác động đến môi trường
Theo quy hoạch được duyệt, toàn tỉnh có 43 dự án thuỷ điện với tổng công suất 1.518,9MW, trong đó 33 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, 10 thuỷ điện bậc thang Tổng diện tích đất đã thu hồi giao, cho thuê để thực hiện các dự án thủy điện và các
công trình phụ trợ khác có liên quan là: 12.973,33 ha (trong đó đất lâm nghiệp có rừng
4.744,94 ha) Diện tích đất đã thu hồi để giao xây dựng đường, điện, khu tái định cư,
làng thanh niên lập nghiệp, khu liên hợp cửa khẩu là: 6.003,5 ha (trong đó đất lâm nghiệp có rừng 2.779,91 ha) Việc xây dựng thuỷ điện đã có tác động lớn đến môi
trường: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, các hệ sinh thái bị ảnh hưởng,
xả lũ ở thượng lưu…Công tác trồng rừng bù hoàn vẫn gặp nhiều trở ngại do khó tìm được diện tích đất trồng rừng thay thế
- Phát triển giao thông vận tải: Đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ đi
ngang qua các khu rừng sẽ cắt đường di chuyển của các các đối tượng tác động vào rừng trái phép
- Phát triển công nghiệp: Việc phát triển công nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích về
kinh tế, giải quyết việc làm; tuy nhiên, bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đối với quản lý môi trường: gia tăng lượng nước thải, rác thải, chất thải rắn, nhu cầu sử dụng nước trong khi đó đầu tư cho công tác quản lý các hạ tầng kỹ thuật để xử lý môi trường chưa tương xứng, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung mới chỉ có 20%, hệ thống quản lý môi trường tại các Khu, cụm công nghiệp chưa hoàn chỉnh
- Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng: Tốc độ phát triển đô thị tương đối cao, tuy nhiên
bên cạnh đó đã gia tăng lượng nước thải, rác thải từ các đô thị, đặc biệt là thành phố Tam
Kỳ , thành phố Hội An và Khu dô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc trong khi đó tại các đô thị này chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và các đáp ứng
về môi trường khác, đã gây nhiều áp lực đối với môi trường
- Phát triển du lịch: Những năm gần đây du lịch Quảng Nam có nhiều cơ hội phát
triển và đầu tư, lượng du khách đến Quảng Nam trong những năm qua liên tục tăng, cả du khách trong nước và nước ngoài, tốc độ tăng trưởng khoảng 16 - 20 % năm Năm 2006 ước tính có khoảng 357.000 lượt du khách đến Quảng Nam, năm 2007 có đến 411.000 lượt du khách Dự định đến hết năm 2010 Quảng Nam có thể tiếp đón 627.000 lượt người Bên cạnh đó, thời gian lưu trú trung bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày/du khách năm 2006 lên 2,17 ngày/du khách vào năm 2010 Việc gia tăng các loại hình du lịch, khách du lịch là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Quảng Nam
Trang 3Tuy nhiên, bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đối với quản lý môi trường tại địa phương như là: gia tăng lượng nước thải, rác thải, nhu cầu sử dụng nước…trong khi
đó đầu tư cho cho công tác bảo vệ môi trường chưa tương xứng thiếu hệ thống xử lý nước thải tại các khu đô thi, khu dân cư, chính sách quản lý chất thải từ hoạt động du lịch
III THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1 Nước mặt lục địa
- Nguyên nhân gây ô nhiễm:
Nguyên nhân khách quan: Biến đổi khí hậu; thiên tai và sự cố môi trường Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động công nghiệp; nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản; khai thác khoáng sản ở thượng lưu; hoạt động liên quan đến lâm nghiệp; du lịch thương mại dịch vụ, ý thức chấp hành các quy định của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân,…trong lĩnh vực vệ sinh môi trường còn thấp Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đi vào hoạt động (chiếm tỉ lệ 20% trên tổng số khu công nghiệp có trên địa bàn tỉnh có hệ thống
xử lý nước thải )
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa
Theo kết quả quan trắc môi trường liên tục của Sở Tài nguyên và Môi trường được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh (2005-2009); so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cho thấy chất lượng nước mặt lục địa tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã
bị ô nhiễm hữu cơ nhất là các khu vực nhạy cảm như: nơi tiếp nhận nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, vùng cửa sông, việc ô nhiễm này diễn biến không theo quy luật giữa các năm và phụ thuộc vào từng mùa trong năm Hàm lượng
SS tại các điểm Giao Thuỷ (sông Thu Bồn), Bến Giằng (sông Bến Giằng) luôn ở mức cao đó là hậu quả của việc khai thác khoáng sản (vàng gốc, vàng sa khoáng, cát sỏi lòng sông ), thi công xây dựng thuỷ điện, thi công các đường giao thông Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến chi phí các công trình xử lý nước cấp sinh hoạt tại hạ lưu
Chất lượng nước hồ Phú Ninh đảm bảo tốt cho quá trình cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua xử lý
Trang 42 Diễn biến chất lượng nước dưới đất
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm qua các năm tại các vị trí quan trắc cho thấy đã bị ô nhiễm về mặt vi sinh Coliform và Nitrat trong đó khu vực Hội
An cao hơn các nơi khác Việc ô nhiễm này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các hoạt động kinh tế Như vậy, chất lượng nước dưới đất tại các vị trí khu vực quan trắc muốn sử dụng tốt cho các hoạt động ăn uống thì phải xử lý bằng biện pháp đun sôi hoặc xử lý triệt để các vi sinh có trong nước
Về lâu dài cần đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư cho các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân đảm bảo chất lượng
3 Diễn biến chất lượng nước thải tại một số Khu công nghiệp điển hình
Theo kết quả quan trắc thường xuyên của Tổng cục môi trường tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và Khu công nghiệp Bắc Chu Lai cho thấy phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN 24:2009/BTNMT cho phép
Các khu, cụm công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường xung quanh Phần lớn các khu công nghiệp (KCN) phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy các trình xử lý nước thải cần đầu tư công nghệ đồng bộ, phù hợp với nguồn nước thải phải xử lý
4 Thực trạng môi trường nước biển
Chất lượng môi trường nước biển Quảng Nam bị ảnh hưởng bởi các hoạt động từ đất liền và ô nhiễm liên địa phương bởi dòng chảy biển Chỉ tiêu dầu mỡ khoáng trong nước biển ven bờ ở 1 số khu vực luôn vượt Quy chuẩn Việt Nam nguyên nhân là do tính liên địa phương bởi các hoạt động có phát sinh dầu mỡ khoáng (công nghiệp, cảng biển…)
IV THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Chất lượng môi trường không khí chưa bị ô nhiễm diện rộng Báo động lớn nhất trong chất lượng không khí ở Quảng Nam là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi tổng quan trắc vượt quá mức giới hạn cho phép nhiều lần, nhất là tại các điểm nút giao thông Tuy nhiên, sự ô nhiễm bụi thường mang tính cục bộ và còn tùy thuộc
Trang 5vào sự thay đổi thời tiết, bởi có thể làm sạch các phần tử bụi nhờ mưa hoặc hơi nước trong không khí
V THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
1 Môi trường đất
Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người đã làm đảo lộn thế cân bằng tự nhiên, làm cho thảm thực vật bị biến dạng, cơ cấu đất và hệ sinh vật đất bị thay đổi Cũng giống như các địa phương khác trên cả nước, số liệu về chất lượng môi trường đất còn thiếu của các năm về trước Qua kết quả quan trắc môi trường mùa khô năm 2010 cho thấy chất lượng môi trường đất tại các khu vực thu mẫu chưa bị ô nhiễm
2 Thực trạng khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản
Tính đến ngày 01/01/2010, trên địa bàn tỉnh có 113 giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp (nay là
Bộ Công Thương) và UBND tỉnh Quảng Nam cấp đang còn hiệu lực
Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị có phép: Qua các đợt kiểm tra,
thanh tra của các cơ quan nhà nước cho thấy nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường; chất lượng nước thải ra môi trường còn có chỉ tiêu độ đục cao hơn mức cho phép, xây dựng hệ thống xử lý nước thải không đúng quy định…
Tình trạng môi trường tại các khu vực trái phép và các tồn tại trong công tác quản lý
Tàn phá rừng, sử dụng hoá chất gây ô nhiễm môi trường; Đối tượng khai thác trái phép ngày càng tinh vi và luôn cảnh giác, theo dõi lực lượng thanh tra, kiểm tra, thêm vào đó thông tin liên lạc hiện nay khá thuận lợi nên các đối tượng khai thác trái phép thường liên lạc, cảnh giới cho nhau nên việc kiểm tra, truy quét gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả, nhiều đối tượng trang bị dụng cụ chống đối,
đe doạ và có hành vi trả thù cán bộ thi hành công vụ do đó nếu không có lực lượng công an, quân đội cùng phối hợp truy quét thì rất khó tiếp cận và lập hồ sơ xử lý
VI DIỄN BIẾN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH
Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đã suy giảm nghiêm trọng trong một số thập kỷ Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: Phát triển kinh
Trang 6tế (Khai thác khoảng sản, Thuỷ điện, Giao thông, Nông nghiệp); Buôn bán động vật hoang dã trong nước và cho xuất khẩu …
- Các khu bảo tồn đã thành lập trên địa bàn tỉnh: Khu bảo tồn thiên nhiên
sông Thanh, diện tích 79.681ha; Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, diện tích 235
km2, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An, diện tích 280 km2
- Các khu bảo tồn được đề xuất: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La A Vương; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nông Sơn
- Các khu bảo tồn mở rộng sang Quảng Nam: Vườn quốc gia Bạch Mã:
được mở rộng sang tỉnh Quảng Nam vào năm 2008 với diện tích 3.107 ha thuộc
xã A Ting, sông Kôn huyện Đông Giang; Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa: được mở rộng sang Quảng Nam với diện tích 2.753 ha nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
Trong thời gian tới, khi Luật Đa dạng sinh học được thực thi một cách đầy
đủ, các bất cập trong quản lý đa dạng sinh học sẽ được khắc phục triệt để, công tác quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sẽ đạt được những kết quả cụ thể
VII QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1 Công tác thu gom
Việc thu gom chất thải rắn thông thường hiện nay trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi nhiều đơn vị trong đó có đơn vị chuyên nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Quảng Nam và Công ty TNHH một thành viên Công trình Công cộng Hội An
Công tác thu gom loại chất thải công nghiệp nguy hại: hợp đồng với các đơn vị ngoài tỉnh, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Đối với rác thải y tế nguy hại việc thu gom vẫn chưa được giải quyết triệt
để Đến nay Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam đang hợp đồng vận chuyển cho 15 bệnh viện và Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh
2 Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 bãi rác đang họat động:
Trang 7STT Tên bãi rác
Diện tích (ha)
Thể tích hộc chứa (m 3 )
Lượng rác thực tế/khả năng tiếp nhận (m 3 /ngày)
Thời hạn hoạt động
1 Bãi rác Đại Hiệp 11,2 293.636 (2 hộc) 160 / 300 Đến năm2015
2 Bãi rác Hội An 3 179.428 (2 hộc) 126 / 200 Đến năm2015
3 Bãi rác Tam Đàn 4,3 246.120 (2 hộc) 180 / 300 Hết năm 2012
4 Bãi rác Tam Xuân II 20,15 196.237 (2 hộc) 400 Đến năm2025
5 Bãi rác Tam Nghĩa 5,2 110.748 (2 hộc) 70 / 200 Đến năm2015
UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
VIII TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Thiên tai và các sự cố môi trường đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Theo Cục Thống kê Quảng Nam, tổng GDP từ năm 2005-2009 của tỉnh đạt khoảng 70.732,873 tỷ đồng Song, thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 5 năm qua đã hơn 8.000 tỷ đồng (bằng 11,3% GDP của tỉnh), làm 331 người chết, mất tích và 1.389 người bị thương Bão, lũ, ngập lụt là loại thiên tai ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội do mức độ tàn phá khốc liệt của chúng Khi xảy ra loại hình thiên tai này thì mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ trên địa bàn hầu như phải tạm ngưng Bão lũ gây thiệt hại về người, kết cấu hạ tầng bị hư hỏng, đình trệ sản xuất Sự cố nước rĩ rác từ các bãi chôn lấp, tràn dầu và dăm, gỗ (năm 2007), đã có ảnh hưởng nhiều đến môi trường và các hoạt động kinh tế
IX BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG
Đã có nhiều nghiên cứu về các kịch bản khí hậu tại Quảng Nam, tuy nhiên các công việc triển khai để thích ứng với biến đổi khí hậu chỉ mới bắt đầu Quảng Nam là một trong hai tỉnh được triển khai thí điểm hợp phần Thích ứng
Trang 8với biến đổi khí hậu thuộc Chương trình thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên cơ sở thỏa thuận của hai Chính phủ (Việt Nam và Đan Mạch) Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 4100/QĐ-UBND ngày 31/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt kế hoạch hành động năm
2009 – 2010 và Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 26/5/2010 điều chỉnh bổ sung một số nội dung kế hoạch hành động năm 2009 – 2010 của hợp phần biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam
X TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Các tác động của ô nhiễm môi truờng đến sức khoẻ của con người: thể hiện
rõ rệt qua các bệnh tật liên quan đến đường hô hấp, đường ruột và điều kiện môi trường sống …
Tác động của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế xã hội: Chưa có điều tra,
thống kê chính về tình hình thiệt hại do ô nhiễm môi trường sự phát triển kinh tế xã hội Song đã có ảnh hưởng đến kinh tế người dân trong việc nuôi trồng thủy sản: từ năm 2005 đến năm 2009 thiệt hại đến 6,635 tỷ đồng, riêng năm 2010 thì thiệt hại hơn 9,6 tỷ đồng về nuôi trồng thủy sản, nguyên nhân bước đầu là do nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển kinh tế người dân
Các loại khí thải từ hoạt động công nghiệp cũng là mối lo ngại đối với sức khoẻ và hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng
XI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1 Những việc làm được
Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện, UBND các huyện, thành phố cũng đã ưu tiên, sắp xếp, bố trí cán bộ công chức có chuyên môn phụ trách công tác quản lý môi trường; đối với các thành phố, huyện phát triển công nghiệp đã bố trí từ 2-3 cán bộ làm công tác quản lý môi trường Riêng thành phố Hội An, đã có bố trí cán bộ chuyên môn phụ trách môi trường cấp xã Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Quảng Nam thuộc Sở tài nguyên và Môi trường; Phòng cảnh sát môi trường -Công an tỉnh đã được thành lập đã hỗ trợ nhiều cho công tác quản lý môi trường trên toàn tỉnh
Đầu tư tài chính, cơ chế chính sách từng bước hoàn thiện, sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường ngày càng nhiều Các tổ chức quốc tế
Trang 9trong thời gian qua đã triển khai nhiều dự án về bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao
2 Những tồn tại và thách thức
Bên cạnh những việc làm được, trong những năm qua còn những tồn tại sau: hệ thống thể chế, chính sách chưa đầy đủ, về nguồn lực tài chính đã được quan tâm bố trí nhưng chưa đảm bảo với nhu cầu, sử dụng hiệu quả chưa cao; đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, xử lý môi trường chưa nhiều, nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường vừa thiếu, vừa yếu; ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cộng đồng chưa tốt
Sự phối hợp với các đơn vị, ngành được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
Có nhiều dự án đã đi vào hoạt động một thời gian mới tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường gây khó khăn trong công tác thẩm định sau này
XII CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Cơ cấu tổ chức: Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng, tổ
chức, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường; kiện toàn công tác quản
lý, kiên quyết ngăn chặn, từ chối các hoạt động, các dự án đầu tư sản xuất gây ô nhiễm môi trường; xây dựng các công trình xử lý môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường,
- Các giải pháp bảo vệ môi trường:
+ Đề nghị nâng cao chất lượng, hoàn thiện giải pháp về mặt thể chế chính sách, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Giải pháp về mặt tài chính: đầu tư bố trí kinh phí đáp ứng được các hoạt động bảo vệ môi trường, mua sắm trang thiết bị quan trắc, xây dựng các công trình xử lý cho bảo vệ môi trường
+ Tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng, đủ số lượng đáp ứng được công tác quản lý, thực hiện tốt các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường
+ Các giải pháp về quy hoạch phát triển: tiến hành đánh giá môi trường chiến lược cho các quy hoạch phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật Thực hiện lập quy hoạch, tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bảo
vệ môi trường ( xử lý rác thải, chất thải rắn, nước thải,…) theo quy hoạch được duyệt
Trang 10+ Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật và các giải pháp cụ thể khác: ứng dụng các công nghệ mới trong bảo vệ môi trường, tranh thủ huy động các nguồn lực trong hợp tác quốc tế
+ Xây dựng cơ chế, quy chế bảo vệ môi trường theo nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
+ Xây dựng và ban hành các quy định để thực hiện xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường
XIII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chất lượng môi trường tỉnh Quảng Nam chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng một số vị trí, khu vực đã bị ô nhiễm cục bộ Với xu hướng phát triển kinh
tế như hiện nay, nếu việc quản lý và đầu tư cho bảo vệ môi trường không tương xứng sẽ là mối lo ngại và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai
Để công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng có hiệu quả, đề nghị các cấp, các ngành cần thực hiện các giải pháp sau:
* Đề nghị Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương
- Xem xét, rà soát những khó khăn, vướng mắc của các địa phương khi triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan để có những giải pháp thích hợp hoặc xem xét điều chỉnh, bổ sung các văn bản cho phù hợp với điều kiện thực tế
- Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng về xử lý môi trường cho tỉnh Quảng Nam; đặc biệt xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại
- Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về kỹ thuật, kinh phí cho các tổ chức, cá nhân xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại
- Lập quy hoạch xử lý chất thải nguy hại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo quy định tại Quyết định 328/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đầu tư xây dựng các công trình xử lý theo quy hoạch
- Ban hành hướng dẫn thành lập và xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết các sự cố môi trường liên vùng