Mục tiêu và ý nghĩa của báo cáo - Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 – 2015 nhằm thu thập thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường tỉnh Đắk Nông nhữ
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH SÁCH TỔ BIÊN TẬP BÁO CÁO vi
MỞ ĐẦU 7
1 Sự cần thiết của báo cáo 7
2 Mục tiêu và ý nghĩa của báo cáo 7
3 Căn cứ pháp lý 8
4 Phạm vi của báo cáo 8
5 Cơ quan thực hiện báo cáo 8
6 Đối tượng phục vụ của báo cáo 9
7 Tóm tắt báo cáo 9
Chương I TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 11
1.2 Đặc trưng khí hậu 13
1.3 Hiện trạng sử dụng đất 22
Chương II SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 23
2.1 Tăng trưởng kinh tế 23
2.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư 25
2.3 Phát triển công nghiệp 27
2.4 Phát triển xây dựng 32
2.5 Phát triển năng lượng 34
2.6 Phát triển giao thông vận tải 35
2.7 Phát triển nông nghiệp 39
2.8 Phát triển du lịch 44
2.9 Vấn đề hội nhập quốc tế 46
Chương III THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 49
3.1 Nước mặt lục địa 49
3.2 Nước dưới đất 53
3.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước 54
Chương IV THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 56
4.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 56
4.2 Diễn biến ô nhiễm 57
4.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí 59
Chương V THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 61
5.1 Nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất 61
5.2 Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất 62
5.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất 65
Chương VI THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 67
6.1 Các nguyên nhân gây suy thoái 67
6.2 Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 68
6.3 Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 72
Chương VII QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 74
7.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị, nông thôn, công nghiệp và y tế 74
7.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị, nông thôn, công nghiệp và y tế 80
Trang 27.3 Dự báo nguồn phát sinh chất thải rắn 86
Chương VIII TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 87
8.1 Tai biến thiên nhiên 87
8.2 Sự cố môi trường 97
Chương IX BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG 101
9.1 Vấn đề phát thải khí nhà kính 101
9.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Đăk Nông 101
Chương X TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 111
10.1 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 111
10.2 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội 115
Chương XI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 120
11.1 Những việc đã làm được 120
11.2 Những tồn tại và thách thức 126
Chương XII CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 132
12.1 Các chính sách tổng thể 132
12.2 Các giải pháp đối với các vấn đề ưu tiên 133
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 139
I KẾT LUẬN 139
II KIẾN NGHỊ 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTDƯL Bê tông dự ứng lực
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
LPSCTR Lượng phát sinh chất thải rắn
QH3LR Quy hoạch 3 loại rừng
QTMT Quan trắc môi trường
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Độ lệch tiêu chuẩn (S,mm) và biến suất (Sr, %) lượng mưa năm và các tháng
tiêu biểu của 3 trạm thuộc tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2010 – 2014 14
Bảng 1.2: Diễn biến tổng lượng mưa năm qua các năm của 3 trạm thuộc tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2010 - 2014 15
Bảng 1.3: Các đặc trưng thống kê của nhiệt độ trung bình trạm Cầu 14 17
Bảng 1.4: Các đặc trưng thống kê của nhiệt độ trung bình trạm Đăk Mil 17
Bảng 1.5: Các đặc trưng thống kê của nhiệt độ trung bình trạm Đăk Nông 18
Bảng 1.6: Diễn biến diện tích đất phân theo loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2010-2014 22
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện và dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 24
Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo huyện/thị xã thuộc tỉnh 25
Bảng 2.3: Các bến bãi giao thông trên địa bàn tỉnh 36
Bảng 2.4: Dự báo Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 40
Bảng 2.5: Dự báo Diện tích, sản lượng cây trồng tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 40
Bảng 2.6: Dự báo Quy mô đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 41
Bảng 2.7: Dự báo Chỉ tiêu lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 41
Bảng 2.8: Dự báo Cơ cấu thu nhập của cư dân nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 43
Bảng 5.1: Diễn biến diện tích đất phân theo loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2010-2014 61
Bảng 5.2: So sánh chất lượng đất tại một số vị trí qua các năm 64
Bảng 6.1: Số liệu hiện trạng rừng, độ che phủ 68
Bảng 6.2: Hiện trạng tài nguyên rừng thay đổi hàng năm từ năm 2010 – 2014 69
Bảng 6.3: Cấu trúc hệ thống học của Hệ thực vật Đăk Nông 69
Bảng 6.4: Thành phần các loài Động vật rừng ghi nhận ở Đắk Nông 70
Bảng 6.5: Các loài thú quý hiếm đánh giá theo sách đỏ, nghị định 71
Bảng 7.1: Tổng lượng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh 74
Bảng 7.2: Thành phần các chất trong chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh 78
Bảng 7.3: Chất thải rắn phát sinh của KCN Tâm Thắng 79
Bảng 7.4: Danh mục các đơn vị thu gom trên địa bàn tỉnh 81
Bảng 7.5: Tổng hợp tình hình thiết bị thu gom, vận chuyển rác của các huyện trên địa bàn tỉnh 83
Bảng 7.6: Tổng lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại giai đoạn 2011 - 2014 85 Bảng 7.7: Tổng lượng phát sinh chất thải nguy hại y tế giai đoạn 2011 - 2014 85
Bảng 8.1: Các điểm sạt lở đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 91
Bảng 10.1: Tổng hợp số ca nhiễm bệnh về tiêu chảy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2014 112
Bảng 10.2: Kết quả công tác khám chữa bệnh toàn tỉnh từ năm 2011-2015 113
Bảng 10.3: Số liệu bệnh lao phổi trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2014 113
Bảng 10.4: Số liệu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên địa bàn tỉnh 113
Bảng 10.5: Tổng diện tích rừng giảm qua các năm từ 2010-2014 114
Bảng 11.1: Bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về môi trường các cấp 120
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 11
Hình 1.2: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Cầu 14 15
Hình 1.3: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Đăk Mil 16
Hình 1.4: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Đăk Nông 16
Hình 1.5: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm cầu 14 17
Hình 1.6: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm Đăk Mil 18
Hình 1.7: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm Đắk Nông 19
Hình 2.1: Biểu đồ dân số trung bình phân theo huyện/thị xã thuộc tỉnh 26
Hình 3.1: Diễn biến nồng độ BOD5 tại các điểm quan trắc qua các năm 51
Hình 3.2: Diễn biến nồng độ COD tại các điểm quan trắc qua các năm 52
Hình 3.3: Diễn biến nồng độ NO3- tại các điểm quan trắc qua các năm 52
Hình 3.4: Diễn biến nồng độ Nitrit tại các điểm quan trắc qua các năm 54
Hình 4.1 Đồ thị biễu diễn nồng độ bụi giai đoạn 2011-1015 57
Hình 4.2 Đồ thị biễu diễn độ ồn giai đoạn 2011-2015 58
Hình 5.1: Hàm lượng tổng N trong đất năm 2015 63
Hình 5.2: Hàm lượng tổng K2O trong đất năm 2015 63
Trang 6DANH SÁCH TỔ BIÊN TẬP BÁO CÁO
môn Chức vụ/Đơn vị công tác
1 Phạm Ngọc Vũ
Cử nhân Sinh học Giám đốc Trung tâm Quan
trắc tài nguyên và môi
trường
3 Nguyễn Sỹ Huân
Cử nhân khoa học môi trường
Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
4 Vũ Thị Thanh Thủy
Kỹ sư môi trường Phụ trách phòng Quan trắc,
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
9 Nguyễn Xuân Dũng Cử nhân khoa học môi trường Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
10 Trịnh Thị Thanh Kỹ sư Quản lý tài
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
14 Lê Văn Chung
Cử nhân Công nghệ hóa môi trường
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Cùng với sự các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ về các chuyên đề về chuyên ngành
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Báo cáo tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường
Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo tác động xấu tới môi trường Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch đem lại lợi tích thiết thực cho xã hội những đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường, hủy hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
Là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ
hệ sinh thái đầu nguồn, môi trường tỉnh Đăk Nông chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc lớn… Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây tỉnh Đăk Nông đã có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Báo cáo này là tư liệu hữu ích để hỗ trợ các đơn vị chức năng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường
Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015 được thực hiện tại Công văn số 58/TCMT-QTMT ngày 20/01/2014 của Tổng cục môi trường về việc xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường cấp tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh
2 Mục tiêu và ý nghĩa của báo cáo
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 –
2015 nhằm thu thập thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường tỉnh Đắk Nông những năm qua, tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động của chúng tới hệ sinh thái, sức khỏe của người dân, môi trường sống và kinh tế xã hội
Trang 8- Cung cấp thông tin về những vấn đề môi trường cấp bách, các điểm nóng
về môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Các hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái
- Hiện trạng môi trường được cập nhật, phân tích tổng hợp những dữ liệu, thông điệp môi trường có liên quan và có ý nghĩa, nhằm mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự quan tâm của xã hội đối với các vấn đề môi trường, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương đưa ra các quyết định đúng đắn trong sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cơ sở để điều chỉnh các hành động, quy hoạch phát triển theo hướng thân thiện môi trường hơn
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn 2011 – 2015 và đề xuất các chính sách và giải pháp về công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới
3 Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;
Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh;
Công văn số 58/TCMT-QTMT ngày 20/01/2014 của Tổng cục môi trường
về việc xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường cấp tỉnh giai đoạn 2011- 2015; Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh Đăk Nông
về việc nghiệm thu dự án nghiên cứu thiết kế mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;
Quyết định số 501/QĐ-UBND 04/4/2014 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt danh mục các điểm quan trắc môi trường mở rộng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;
Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Đăk Nông
về việc phê duyệt đề cương và dự toán nhiệm vụ xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015;
4 Phạm vi của báo cáo
Diễn biến về hiện trạng môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất, diễn biến đa dạng sinh học, quản lý chất thải rắn, tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu và công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015
5 Cơ quan thực hiện báo cáo
Cơ quan quản lý: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
Cơ quan phối hợp thực hiện: các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Xây dựng; Công thương; Giao thông vận tải; Cục Thống kê; Chi cục Bảo vệ môi trường; Đài khí tượng thủy văn Đăk Nông
Trang 96 Đối tượng phục vụ của báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và các cơ quan, nhà nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan ban ngành của tỉnh và thành phần kinh tế, các tổ chức, người dân trong tỉnh và khu vực có nhu cầu sử dụng theo quy định
7 Tóm tắt báo cáo
Báo cáo Hiện trạng môi trường 05 năm tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 –
2015 gồm các phần: danh mục chữ viết tắt, danh mục hình, danh mục khung, danh mục bảng, lời nói đầu, trích yếu; Nội dung chính của báo cáo (gồm 12 chương); kết luận kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung tóm tắt báo cáo chính
Mở đầu
Chương I Tổng quan về điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Nông
Chương này mô tả môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông
Chương II Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
Chương này trình bày những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực nêu khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra
Chương III Thực trạng môi trường nước
Phần này chủ yếu đánh giá hiện trạng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất và nhận diện các nguồn gây ô nhiễm nước và đưa ra những dự báo về chất lượng môi trường nước
Chương IV Thực trạng môi không khí
Phần này chủ yếu đánh giá hiện trạng diễn biến chất lượng môi trường không khí và nhận diện các nguồn gây ô nhiễm không khí và đưa ra những dự báo về chất lượng môi trường không khí
Chương V Thực trạng môi trường đất
Trình bày khái quát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất, hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, đồng thời đưa ra những dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất
Chương VI Thực trạng đa dạng sinh học
Nội dung chính phần này trình bày hiện trạng đa dạng sinh học tại tỉnh Đắk Nông; Nhận định các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học Nhận định vai trò, chức năng của rừng và diễn biến suy thoái tài nguyên rừng Đánh giá về thực trạng quản lý sinh học tại địa phương
Chương VII Quản lý chất thải rắn
Trình bày các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp cũng như công tác thu gom và xử lý chất thải đô thị và công nghiệp; Đánh giá về tình hình chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Trang 10Chương VIII Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường
Khái quát về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường Thống kê và đánh giá hậu quả do các quá trình này để lại Đưa ra những nhận định và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống, giảm thiểu tác hại của tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường
Chương IX Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng
Phần này nêu những vấn đề phát thải khí nhà kính ở Đắk Nông cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Đắk Nông
Chương X Tác động của ô nhiễm môi trường
Đánh giá về những tác động của ô nhiễm đất, nước và không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với hệ sinh thái
Chương XI Thực trạng công tác quản lý môi trường
Nội dung chủ yếu giới thiệu về tổ chức và công tác quản lý môi trường trong giai đoạn 2011 – 2015 như: kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi trường; Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; những tồn tại cũng như thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường
Chương XII Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường
Phần này trình bày các chính sách tổng thể cũng như cac chính sách ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường Bên cạnh đó cũng đề ra các giải pháp thực hiện phục vụ cho công tác vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Kết luận và kiến nghị
Trang 11Chương I
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, được thành lập từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk cũ thành tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông Diện tích tự nhiên của tỉnh là 651.562 ha
Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực kinh tế có động lực của phía Nam; Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận; đồng thời nằm trong tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia, có cửa khẩu Bu Prăng và cửa khẩu Đăk Per là cửa ngõ giao thông, buôn bán với các nước láng giềng
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Trang 121.1.1 Vị trí địa lý
Đăk Nông có vị trí từ 11°45’ đến 12°50’ vĩ độ Bắc và từ 107°12’ đến 108°07’ kinh độ Đông, phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk; phía Đông
và Đông Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng; phía Nam giáp với tỉnh Bình Phước; phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, với 140 km đường biên giới Đăk Nông có vị trí chiến lược về an ninh – quốc phòng và kinh tế - xã hội, là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải Miền Trung
1.1.2 Địa hình
Địa hình của tỉnh Đăk Nông chia cắt nhiều, độ cao so với mặt nước biển trung bình từ 600 – 900m có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây, nửa địa hình phía bắc có xu hướng nghiêng lên Tây bắc, nửa địa hình phía nam có xu hướng nghiêng xuống Tây Nam cụ thể:
Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc địa bàn các huyện Cư Jút, Krông Nô Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm
Địa hình đồi núi bát úp phân bố chủ yếu ở Đăk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Mil, Đăk Song, Đắk Rlấp, Tuy Đức độ cao trung bình trên 800m, độ dốc trên 30%, thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc
1.1.4 Địa mạo
Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm
1978-1979, điều tra và phúc tra từ 1997-2000, điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung năm 2004-2005, áp dụng hệ thống phân loại đất năm 1984 kết hợp tham khảo hệ thống phân loại đất của FAO -UNESCO Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 8 nhóm, 19 đơn vị phân loại đất Một số nhóm đất chính:
a) Nhóm đất đỏ vàng (F):
Diện tích 535.013 ha, chiếm 82,14% diện tích tự nhiên, phân bố trên các cao nguyên bazan tập trung ở khu vực huyện Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong, Đắk Song, Đắk Mil, thị xã Gia Nghĩa, phía đông huyện Cư Jút và Krông Nô Nhóm đất đỏ vàng được phân ra 5 loại đất chính, trong đó đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk) 315.809 ha, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) 131.897 ha và 3 loại đất khác 87.307 ha
Đất đỏ vàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có độ phì khá, tầng dầy, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất xốp, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao và tăng dần theo chiều sâu phẫu diện Đất có phản ứng chua, hầu hết chỉ số pHKCl
dưới 5,5 Đây là nhóm đất chính để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng,
b) Nhóm đất đen (R) :
Diện tích 30.636 ha, chiếm 4,70% diện tích tự nhiên Phân bố ở những nơi
có địa hình bằng thoải, ít dốc, thường ở vị trí trung gian giữa vùng đồng bằng và
Trang 13hơi chua, hàm lượng mùn cao, đạm và lân dễ tiêu khá Hướng khai thác trồng cây công nghiệp hàng năm, đậu đỗ và hoa màu khác
c) Nhóm đất xám (X):
Diện tích 25.394 ha, chiếm 3,90% diện tích tự nhiên Phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau: Từ dạng bằng thấp ven hợp thuỷ, các bậc thềm bằng phẳng, các dạng đồi thoải đến địa hình đồi và sườn núi cho tới núi cao Đất xám tập trung ở huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa Đất có màu chủ đạo là xám, xám sáng, thành phần cơ giới nhẹ và có sự gia tăng sét theo chiều sâu phẫu diện Đất xám có phản ứng chua, rất chua (pHKCl 4-4,7), cation trao đổi (CEC) thấp, bão hoà bazơ thấp (BS < 50%) Hướng khai thác trồng cây hàng năm
Ngoài ra còn một số nhóm đất: Nhóm đất phù sa (P) diện tích 13.625 ha, đất thung lũng (D) 5.104 ha nằm rải rác các huyện, có khả năng trồng cây hàng năm Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) 18.568 ha, đất sói mòn trơ sỏi đá (E) 5.771 ha ở huyện Krông Nô, hướng sử dụng khoanh nuôi bảo vệ rừng và đất khác (chủ yếu đất sông, suối) nằm rải rác ở các huyện
Đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phần lớn có tầng dầy trên 70 cm (431.897 ha), chiếm 66,31%, từ 30-70 cm (131.165 ha), chiếm 20,14% Độ dốc
< 150 (269.009 ha), chiếm 41,30%, từ 15-200 (106.713 ha) chiếm 16,38%, trên
200 chiếm 39,71% và sông suối chiếm 2,61% diện tích tự nhiên
1.2 Đặc trưng khí hậu
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới
ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể Nhiệt độ trung bình năm nhiều năm 23,0-23,70C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 3 đến tháng 5 Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 Có những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân Tổng
số giờ nắng trong năm trung bình 2.000-2.300 giờ Tổng tích ôn cao rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm Lượng mưa trung bình năm từ 1.800-2.600 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8 và 9; mưa ít nhất vào tháng 1 và 2 Độ ẩm không khí trung bình 81 - 84% Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày
[Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông, 2014]
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4-5,4 m/s, hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu v.v
Trang 141.2.1 Khí tượng
Khí hậu tỉnh Đăk Nông mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm nhiệt độ trung bình hàng năm 22°C - 25°C, chia làm 2 mùa rõ rệt nhưng không đồng nhất:
1.2.1.1 Lượng mưa
Các huyện thuộc khu vực phía Bắc có tổng lượng mưa trung bình năm từ:
1700 – 2200 mm; thường bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, kết thúc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm Các huyện thuộc khu vực phía Nam có tổng lượng mưa trung bình năm: từ 1900 – 2600 mm; thường bắt đầu từ tháng 4 đến giữa tháng 10 Trong mùa mưa, lượng mưa tập trung từ 80 đến 90% tổng lượng mưa cả năm, các tháng 7, tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa cao nhất
* Biến đổi của lượng mưa:
Biến đổi lượng mưa phụ thuộc vào lượng mưa của từng địa điểm trong từng thời gian cụ thể Tuy nhiên, có sự trái ngược hoặc đối lập đáng kể khi sử dụng hai đặc trưng phổ biến của biến đổi mưa: độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr), đặc trưng thống kê khí hậu
Về độ lệch tiêu chuẩn lượng mưa càng nhiều, biến đổi càng cao và ngược lại, lượng mưa càng ít biến đổi càng thấp Trong khi đó, biến suất của lượng mưa cao khi lượng mưa tương đối ít và ngược lại, biến suất tương đối thấp khi lượng mưa tương đối nhiều
* Diễn biến lượng mưa theo thời gian:
Trên cùng một địa điểm, diễn biến của độ lệch hoàn toàn tuân theo diễn biến của lượng mưa, đúng hơn là theo mùa mưa Vào mùa khô, độ lệch tiêu chuẩn tương đối thấp và vào mùa mưa độ lệch tiêu chuẩn tương đối cao Ở bất
cứ nơi nào độ lệch tiêu chuẩn của lượng mưa năm cũng vượt xa các tháng
Trong khi đó, trên cùng một địa điểm, biến suất của lượng mưa tương đối cao vào mùa khô, cao nhất vào tháng khô nhất và tương đối thấp vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng cao điểm của mùa mưa Ở bất cứ địa điểm nào, biến suất của lượng mưa năm cũng thấp hơn của lượng mưa tháng
Bảng 1.1: Độ lệch tiêu chuẩn (S,mm) và biến suất (Sr, %) lượng mưa năm
và các tháng tiêu biểu của 3 trạm thuộc tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2010 – 2014 Trạm Tháng 1 Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10 Năm
Cầu 14 5,7 145,9 39,6 40,9 44,5 18,2 101,4 61,8 225,3 14,5
Đăk Mil 22,8 171,9 147,2 56,2 69,6 26,3 85,6 36,6 138,4 7,2
Đăk Nông 26,4 161,4 91,0 40,8 71,4 19,3 113,2 51,7 520,7 21,6
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông
Trên khu vực Đăk Nông, mùa mưa là từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô là
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và do đó, độ lệch tiêu chuẩn lượng mưa mùa mưa (lượng mưa tháng 7) của cả 3 trạm Cầu 14, Đăk Nông, Đăk Mil tương ứng
là 44,5; 69,6 và 71,4 cao hơn hẳn so với mùa khô, trong khi biến suất của lượng mưa thì ngược lại, mùa mưa tương ứng là 18,2; 26,3 và 19,3 thấp hơn hẳn so với khô
Trang 15Trong 3 trạm phân tích thì độ lệch tiêu chuẩn của lượng mưa mùa mưa, mùa khô và cả năm của trạm Đăk Nông là cao hơn hẳn so với Cầu 14 và Đăk Mil
+ Xét tổng lượng mưa trung bình thời đoạn:
Tại bảng 4 cho thấy tổng lượng mưa trung bình thời đoạn 2010 - 2014 cả 3 trạm đều đạt thấp hơn trung bình nhiều năm
Bảng 1.2: Diễn biến tổng lượng mưa năm qua các năm của 3 trạm thuộc
tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2010 - 2014 Đơn vị: mm
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông
Nhận xét: Theo quy luật phân bố mưa theo không gian và thời gian thì tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh Đăk Nông tăng dần từ Bắc xuống Nam Tuy nhiên trong những năm 2010 - 2014 diễn biến mưa trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có biến động mạnh không theo quy luật mà có tính cục bộ, theo đó có năm có nơi xảy ra hạn hán hoặc lũ lụt với quy mô nhỏ và vừa chính ngay trên một phân vùng khí hậu
BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM THỜI ĐOẠN 2010 - 2014
Hình 1.2: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Cầu 14
Trang 16BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM THỜI ĐOẠN 2010 - 2014
TRẠM ĐĂK MIL
y = 3,33x + 1904,9 1786,5
Hình 1.3: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Đăk Mil
BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM THỜI ĐOẠN 2010 - 2014
TRẠM ĐĂK NÔNG
Hình 1.4: Biểu đồ biến đổi lượng mưa năm thời đoạn 2010 - 2014 trạm Đăk Nông
1.2.1.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 22 - 25°C, nhiệt độ cao nhất 35 – 37°C, tháng nóng nhất là tháng 4 Nhiệt độ thấp nhất 9 - 11°C, tháng lạnh nhất vào cuối tháng tháng 12, đầu tháng 1 Có những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân
* Trạm Cầu 14
Vào tháng 1 (tháng đặc trưng cho khô) trên khu vực phía Bắc tỉnh tại trạm Cầu 14, có chuẩn sai của nhiệt độ trung bình là 1,3°C, tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa mưa) là 0,2°C và chung cho cả năm là 0,4°C và biến suất của nhiệt độ trung bình Sr(%) tương ứng cho các tháng 1; 7 và cả năm lần lượt là 6,2%; 0,9%
và 1,6%
Trang 17Bảng 1.3: Các đặc trưng thống kê của nhiệt độ trung bình trạm Cầu 14
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông
BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TRẠM CẦU 14
Hình 1.5: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm cầu 14
* Trạm Đăk Mil
Vào tháng 1 (tháng đặc trưng cho khô) trên khu vực giữa tỉnh tại trạm Đăk Mil, có chuẩn sai của nhiệt độ trung bình là 1,00C, tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa mưa) là 0,20C và chung cho cả năm là 0,40C và biến suất của nhiệt độ trung bình Sr(%) tương ứng cho các tháng 1; 7 và cả năm lần lượt là 5,4%; 0,8%
Trang 182014 18,2 21,3 23,9 24,4 24,8 23,9 23,2 23,6 23,2 22,7 22,2 19,9 22,6
Max 20,7 23,6 24,2 25,7 25,7 24,5 23,6 23,6 23,4 22,7 23,0 21,6 23,2 Min 18,2 21,3 20,9 23,3 24,3 23,4 23,1 23,3 22,7 22,2 20,8 18,6 22,0 TBNN 19,7 21,5 23,4 24,5 24,3 23,7 23,3 23,2 22,9 22,3 21,2 19,5 19,7
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông
BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TRẠM ĐĂK MIL
Hình 1.6: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm Đăk Mil
* Trạm Đăk Nông
Vào tháng 1 (tháng đặc trưng cho khô) trên khu vực phía Nam tỉnh tại trạm Đăk Nông, có chuẩn sai của nhiệt độ trung bình là 0,9°C, tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa mưa) là 0,2°C và chung cho cả năm là 0,4°C và biến suất của nhiệt độ trung bình Sr(%) tương ứng cho các tháng 1; 7 và cả năm lần lượt là 4,3%; 0,7% và 1,1%
Bảng 1.5: Các đặc trưng thống kê của nhiệt độ trung bình trạm Đăk Nông
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông
Trang 19BIỂU ĐỒ XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TRẠM ĐĂK NÔNG
Hình 1.7: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình trạm Đắk Nông
Nhận xét:
+ Khu vực phía Bắc tỉnh:
Nhiệt độ trung bình có xu thế biến đổi nhiệt độ ít hơn, những tháng mùa khô nhiệt độ các tháng thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm Những tháng mùa mưa nhiệt độ tăng nhẹ từ 0,0 đến 0,8°C Năm có nền nhiệt độ cao, hay nóng nhất thời kỳ là năm 2010 nhiệt độ TB năm là 24,5°C Năm có nền nhiệt độ thấp nhất thời kỳ là năm 2011 nhiệt độ TB năm là 23,5°C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,0°C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 12,1°C
+ Khu vực Giữa tỉnh:
Nhiệt độ trung bình có xu thế biến đổi nhiệt độ ít hơn, những tháng mùa khô nhiệt độ các tháng thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm Những tháng mùa mưa nhiệt độ tăng nhẹ từ 0,0 đến 0,7°C Năm có nền nhiệt độ cao, hay nóng nhất thời kỳ là năm 2010 nhiệt độ TB năm là 23,2°C Năm có nền nhiệt độ thấp nhất thời kỳ là năm 2011 nhiệt độ TB năm là 22,0°C
Nhiệt độ cao nhất thuyệt đối là 35,6°C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 10,9°C
+ Khu vực phía Nam tỉnh:
Nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng cao hơn so với TBNN (Trung bình nhiều năm) từ 0,5 đến 1,1°C Năm có nền nhiệt độ cao, hay nóng nhất thời kỳ là năm 2010 nhiệt độ TB năm là 23,7°C Năm có nền nhiệt độ thấp nhất thời kỳ là năm 2011 nhiệt độ TB năm là 23,0°C
Nhiệt độ cao nhất thuyệt đối là 34,9°C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 9,8°C
Độ ẩm không khí trung bình 84% Lượng bốc hơi mùa khô 14,6 - 15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5 - 1,7 mm/ngày
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 - 5,4 m/s, mạnh nhất phổ biến 12 – 18m/s có thể lên 23m/s (chủ yếu xảy ra trong thời kỳ đầu của gió mùa Đông Bắc – tháng 11, 12)
Trang 201.2.2 Thủy văn
Đăk Nông có mạng lưới sông suối tương đối dày, phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện, phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh Do điều kiện địa hình có độ cao trung bình trên 700m so với mực nước biển, độ dốc 10 – 30% gồm cao nguyên, núi cao xen lẫn với các vùng trũng thấp Quốc lộ 14 như là một sống trâu chạy dọc giữa tỉnh, cũng là đường phân thuỷ chia địa hình tỉnh ra làm hai phần, phần phía Đông và phần phía Tây, nên hầu hết các sông, suối phụ thuộc vào địa hình có độ dài ngắn khác nhau Thời gian tập trung nước tạo thành dòng chảy trong thời gian rất ngắn, kết hợp với địa hình dốc dễ gây ra lũ lụt hầu hết các vùng dân cư ven sông suối trũng thấp ở hạ lưu Ngược lại trong mùa khô, nắng nhiều, bốc hơi mạnh, khả năng giữ nước của các lưu vực kém, sông suối thường cạn kiệt Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm có:
1.2.2.1 Sông Sêrêpôk:
Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Ana hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Ana - Đăk Lăk; Buôn Choah - Krông Nô
- Đăk Nông), bắt nguồn từ độ cao trên 800m Sông Sêrêpôk có tổng chiều dài
406 km, diện tích lưu vực là 16.420 km2 và lưu lượng dòng chảy trung bình là
181 m3/s Đoạn chảy qua tỉnh Đăk Nông dài 65,5 km chạy dọc phía Bắc tỉnh, nằm trên địa phận huyện Krông Nô và Cư Jút, lòng sông tương đối dốc, đổ về biên giới Việt Nam, Cam-Pu-Chia hoà vào hệ thống sông Mê Kông Khi chảy qua địa bàn tỉnh Đăk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp
và dốc tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa
có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế Đó là thác Gia Long, Đray Sap, Trinh Nữ, Dray H'Linh Các thác này đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch và phát triển thủy điện
Phụ lưu của sông chính có các suối: Đăk Gang, Đăk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đăk Ken, Đăk Lâu, Đăk Soul cũng đều chảy vào sông Sêrêpôk
a) Nhánh suối phụ Đăk Soul
Suối Đăk Soul dài 54,2 km bắt nguồn từ xã Nam Bình huyện Đăk Song với
độ cao 850m, chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam qua các xã Đăk Hoà, Đăk Môl (huyện Đăk Song), xã Đăk Săk, Long Sơn, Đăk R’la, Đăk Gần (huyện Đăk Mil chảy vào sông Sêrêpôk, độ dốc suối 10 – 15% Diện tích lưu vực 526,2 km2 b) Nhánh suối Ea Gang
Suối Ea Gang dài 35,1 km, bắt nguồn từ Đăk Gonn (huyện Đăk Mil) có độ cao 550m, chảy qua các xã Đăk Drông, Cư Knia, Nam Dong (huyện Cư Jút) nhập vào sông Sêrêpôk Diện tích lưu vực 243,6 km2, độ dốc 8 – 10%
c) Nhánh suối Ea N’ri
Suối Ea N’ri dài 26km bắt nguồn từ xã Cư Knia, Đăk Rông có độ cao trên
300 m chảy qua xã Đăk Wil vào sông Sêrêpôk Diện tích lưu vực 223,4 km2, độ dốc 10 – 12%
1.2.2.2 Sông Krông Nô
Bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Yang Sin trên 2000m phía Đông Nam tỉnh
Trang 21Nô Diện tích lưu vực là 3920 km2 và có chiều dài dòng chính là 156 km Lưu lượng trung bình nhiều năm là 76,4 m3/s; lưu lượng lớn nhất 228,7m3/s; lưu lượng nhỏ nhất 18,8 m3/s Sông Krông Nô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đăk Nông dài 62,8km Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh Ngoài ra còn nhiều suối lớn nhỏ khác phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện Krông Nô, Cư Jút như suối Đăk Mâm, Đăk Rồ, Đăk Rí, Đăk Nang đều là phụ lưu của sông Krông Knô
a) Nhánh suối ĐăkRí
Suối ĐăkRí có chiều dài 47,7 km, bắt nguồn từ huyện Đăk Song ở độ cao 900m gồm các suối: Đăk Nao, Đăk Pri, Đăk N’Tao, Đăk Nang, chảy qua xã Đức Xuyên và đổ vào sông Krông Nô Diện tích lưu vực 504,4 km2, độ dốc 10 – 15% b) Nhánh suối Đăk Rmăng
Suối Đăk Rmăng có chiều dài 48,4km, bắt nguồn từ xã Quảng Khê huyện Đăk Glong có độ cao 850m gồm các suối DaR’pi, DaNou, DaN’hong, Đăk Rmăng chảy qua xã Quảng Hoà vào sông Krông Nô Diện tích lưu vực 421,3
km2, độ dốc 14 – 16%
1.2.2.3 Hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Đăk Nông nằm rìa phía Nam các xã Đăk Sin, Đạo Nghĩa (huyện Đăk R’lấp), thị xã Gia Nghĩa, xã Đăk Som (huyện Đăk Glong) Chiều dài đoạn sông thuộc địa phận tỉnh Đăk Nông là 103 km, có nhiều phụ lưu bắt nguồn từ độ cao trên 800m chảy vào
a) Phụ lưu Đăk Rkênh
Suối Đăk Rkênh bắt nguồn từ độ cao trên 600m thuộc địa bàn huyện Đăk Rlấp, có nhiều suối nhỏ hợp thành như: suối Đăk Sin, Đăk Gur, Đăk Anh Kông chảy qua các xã Đăk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và Quảng Tín Diện tích lưu vực 316 km2, độ dốc 15 – 20%
b) Phụ lưu Đăk N’Drung
Suối Đăk N’Drung bắt nguồn từ độ cao trên 800m, gồm nhiều suối trên địa bàn huyện Đăk Mil, Đăk Song, Tuy Đức, Đăk R’lấp, Gia Nghĩa hợp thành đó là: suối Đăk N’drung, Đăk R’tih, Đăk Nông, Đăk Buk So Diện tích lưu vực 912
km2, độ dốc 15 – 20%
c) Phụ lưu Da Ninh
Lưu vực suối Đa Ninh bắt nguồn từ vùng đồi núi thuộc địa bàn xã Đăk Ha huyện Đăk Glong, có độ cao trung bình 800m, được hợp thành nhiều suối nhỏ như Đa Lau, Đa Nkingn Diện tích lưu vực 65 km2, độ dốc 15 – 20%
Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ phía Tây huyện Đăk Mil đổ về Campuchia và nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Linh, hồ Đăk Rông vv…
Mạng lưới sông suối, hồ ao nhiều như vậy, đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện vừa và nhỏ, cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt dân cư
Chế độ dòng chảy của các sông suối của tỉnh Đăk Nông được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ trùng với mùa mưa, với hơn 80% lượng mưa tập trung trong mùa lũ do đó lượng nước tập trung chủ yếu trong mùa mưa gây ra những trận lũ khốc liệt, thiệt hại kinh tế cho người dân sinh sống trong
Trang 22lưu vực có khi còn đe dọa đến cả tính mạng của con người Ngược lại, mùa khô
là khoảng thời gian có nhu cầu sử dụng nguồn nước nhiều nhất trong năm nhưng chỉ với gần 20% lượng mưa cả năm thì việc thiếu nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đương nhiên
- Đất phi nông nghệp: 46.455,54 ha; chiếm 7,13%
+ Đất chuyên dùng: 25.547,15 ha; chiếm 3,92% + Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 121,47 ha; chiếm 0,02% + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 549,48 ha; chiếm 0,08% + Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 15.428,12 ha; chiếm 2,37% + Đất phi nông nghiệp khác: 38,64 ha; chiếm 0,006%
- Đất chưa sử dụng: 21.006,33 ha; chiếm 3,22% Nhìn chung tỉnh Đắk Nông với cơ cấu diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên (đất nông nghiệp chiếm 89,65% tổng diện tích
tự nhiên) Trong đó đất rừng chiếm 40,51% Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng diễn ra hết sức phức tạp nên diễn biến đất lâm nghiệp ngày càng giảm
Theo bảng biến động về hiện trạng sử dụng đất có thể thấy đất sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở ngày càng tăng Ngược lại đất lâm nghiệp ngày càng giảm hơn 30.000 ha chỉ từ năm 2010 đến năm 2013, một phần nguyên nhân là do tình trạng phá rừng làm nương rẫy và chuyển đổi đất rừng sang đất chuyên dùng, đất dự án sản xuất nông lâm nghiệp
Bảng 1.6: Diễn biến diện tích đất phân theo loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk
Trang 23Chương II
SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
2.1 Tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ các ngành, lĩnh vực
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 là 13,147%, tuy không đạt kế hoạch đề ra là 15,03% và thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước Trong đó: khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,95% (KH 5,85%); khu vực công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,22% (KH 26,01%); khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 15,01% (KH 18,35%) Như vậy trong những năm qua, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước nhưng khu vực nông nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, góp phần đáng kể cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao và ổn định, trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ không đạt kế hoạch đề ra Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP-2010) năm 2015 ước đạt 15.028 tỷ đồng, quy mô nền kinh tế đạt gấp 1,85 lần so với đầu nhiệm kỳ, trong đó: quy mô ngành nông nghiệp tăng 1,53 lần; quy mô ngành công nghiệp xây dựng tăng 2,4 lần; quy mô ngành dịch vụ tăng 2,02 lần Cơ cấu kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng dần, đúng định hướng Dự kiến đến năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 47,3% giảm 6,31% so với đầu nhiệm kỳ; tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ chiếm 30,74% tăng 6,65 điểm % so với đầu nhiệm kỳ; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 21,95% giảm 0,35 điểm % so với đầu nhiệm kỳ
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm, thể hiện đời sống nhân dân có những bước cải thiện và nâng cao trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 23,94 triệu đồng, năm
2012 tăng lên 27,29 triệu đồng, năm 2013 tăng lên đạt 30,52 triệu đồng, dự kiến năm 2015 đạt 38,56 triệu đồng, thu nhập bình quân của tỉnh tăng cao so với kế hoạch đề ra là do dân số tăng thấp hơn đáng kể so với dự kiến
2.1.2 Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của tỉnh trên các lĩnh vực, so sánh qua các giai đoạn
Theo thống kê toàn quốc tính đến cuối năm 2013:
Về tăng trưởng kinh tế: GDP (giá so sánh 2010) của tỉnh là 11.554 tỷ đồng, chiếm 0,45% GDP toàn quốc, chiếm 10,2% GDP và xếp 4/5 trong các tỉnh của khu vực Tây Nguyên Tốc độ phát triển kinh tế năm 2013 là 12,48%, tốc độ tăng trưởng đứng đầu khu vực Tây Nguyên, và gấp 2,38 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước qua đó có thể thấy rằng quy mô kinh tế của tỉnh còn khá nhỏ bé so với nền kinh tế của cả nước và khu vực, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước còn rất thấp, vị trí tương quan so với khu vực và cả nước không đáng kể Tuy vậy, dấu hiệu tích cực là tốc độ tăng trưởng khá cao, đứng đầu khu vực, thể hiện kinh tế của tỉnh tăng trưởng năng động, tận dụng được lợi thế phát triển, từng bước bắt kịp trình độ phát triển khu vực và cả nước
Trang 24Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá 2010) giai đoạn 2011-2015 đạt trên 28.679 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 8,95%/năm vượt so với kế hoạch đề ra, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với bình quân cả nước
Giá trị gia tăng công nghiệp (giá 2010) thực hiện giai đoạn 2011-2015 ước đạt 16.738 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,22%
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011-2015 ước đạt khoảng 46 ngàn tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch đề ra đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,67%/ năm, thấp hơn so với mục tiêu đề ra 9,18 điểm %
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 2.776 triệu USD, đạt tốc độ bình quân giai đoạn 22,19% năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 700 triệu USD, tăng 27% so với mục tiêu đặt ra đầu nhiệm kỳ
Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh theo từng năm, kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2011-2015, dự kiến thực hiện 364 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 41%
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện và dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2015
tính
Thực hiện
2010
Thực hiện
2011
Thực hiện
2012
Thực hiện
BQ 2011-
+ Nông lâm nghiệp và
thủy sản
Tỷ đồng 4.346 4.746 5.259 5.751 6.196 6.670 + Công nghiệp - Xây dựng đồng Tỷ 1.953 2.394 2.752 3.139 3.748 4.704 + Dịch vụ đồng Tỷ 1.808 2.009 2.261 2.664 3.122 3.653
b Tốc độ tăng trưởng % năm 116,88 112,85 112,28 112,48 113,08 115,02 113,14
+ Nông lâm nghiệp và
thủy sản % năm 105,87 109,20 110,81 109,36 107,73 107,66 108,95 + Công nghiệp - Xây dựng % năm 132,49 122,58 114,95 114,06 119,41 125,51 119,22 + Dịch vụ % năm 117,00 111,11 112,55 117,81 117,18 117,02 115,10
2 Cơ cấu GDP theo giá HH 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
+ Nông lâm nghiệp và
thủy sản % 53,61 60,09 56,70 54,44 51,03 47,30 + Công nghiệp - Xây dựng % 24,09 21,55 24,03 24,70 28,02 30,74
Trang 25Sự phát triển khá tốt về kinh tế của tỉnh trong những năm (2011-2015) đã
có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh Các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất - tinh thần của nhân dân Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ và ngày một nâng cao Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển Chương trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc có chuyển biến tích cực
Tuy nhiên, trong thời gian qua do tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên
để phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế đã gây nhiều sức ép tới môi trường như: Các ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, khai thác chế biến lâm sản, xây dựng công trình thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng…
2.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư
2.2.1 Sự phát triển dân số cơ học và biến động theo thời gian
Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo huyện/thị xã thuộc tỉnh
Nguồn: Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Nông
Biểu đồ gia tăng dân số toàn tỉnh Đắk Nông qua các năm được thể hiện như sau:
Trang 26Hình 2.1: Biểu đồ dân số trung bình phân theo huyện/thị xã thuộc tỉnh Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng dân số phân theo huyện/thị xã thuộc tỉnh
(%)
2011 (%)
2012 (%)
2013 (%)
2014 (%)
1 Thị xã Gia Nghĩa 0,85 4,57 7,92 6,43 -0,52
2 Huyện Đăk Glong 4,41 2,62 4,6 8,99 9,23
5 Huyện Krông Nô 4,38 2,18 2,06 2,54 2,83
6 Huyện Đăk Song 4,23 2,18 4,55 3,38 1,04
7 Huyện Đăk R'lấp 4,68 1,37 2,47 1,42 1,78
Trang 272.2.2 Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường
Sự gia tăng dân số bao gồm dân số tại chỗ và di dân từ các vùng miền khác đến Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về đất canh tác gia tăng nhằm phục vụ cho đời sống và sinh kế của hộ gia đình do đó nhu cầu đất sản xuất tăng lên kéo theo giá trị đất đai lên cao Kết quả là rừng nơi có quỹ đất được xếp vào loại đất có giá trị thấp đã trở thành đối tượng chuyển đổi sang đất canh tác
Quá trình xóa đói giảm nghèo gặp khó khăn, do tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn cao; số hộ thoát nghèo chưa thực sự vững chắc;
số hộ cận nghèo tương đối lớn, khả năng tái nghèo, nghèo mới cao; dân di cư tự
do gia tăng, mà đa số là dân nghèo của các tỉnh phía Bắc Gây áp lực lớn cho công tác giảm nghèo dẫn đến công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế Công tác
an sinh xã hội được quan tâm, tích cực triển khai đúng chế độ quy định, thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên, đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ
Nguồn tài nguyên nước có giới hạn và là tài nguyên không thể thay thế, với trữ lượng nước hiện nay đã đến mức báo động Gia tăng dân số làm tăng nhu cầu
sử dụng nước sạch dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch
Việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất không hợp lý trong nông nghiệp và xây dựng đã gây nên sự thoái hóa đất
2.3 Phát triển công nghiệp
2.3.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động ngành
Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện cả giai đoạn 2011-2015 ước đạt 14.282 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 14,43% Riêng năm 2015, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.650 tỷ đồng, tăng gấp 2,12 lần so với năm 2010
Đến nay, quy mô sản xuất công nghiệp tăng hầu hết ở các thành phần kinh
tế So với năm 2010, kinh tế nhà nước tăng mạnh, tăng 3,33 lần (trong đó công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng 3,49 lần, Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 2,0 lần); Kinh tế ngoài nhà nước cũng tăng mạnh, tăng 83,88% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 60% Đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá, tuy nhiên hiện nay giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ tổng giá trị sản xuất của ngành, chiếm khoảng 1,0%
Mặc dù sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn không đạt kế hoạch đề ra Theo kế hoạch, mục tiêu giai đoạn 2011-2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 17.497 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 24,63%/năm (Giá cố định 1994) Như vậy, về mặt giá trị tuyệt đối trong cả giai đoạn thấp hơn kế hoạch 3.215 tỷ đồng và về mặt tương đối thấp hơn kế hoạch 10,2 điểm Tuy so với kế hoạch chưa đạt, nhưng cơ bản ngành công nghiệp đang từng bước khẳng định vai trò, trở thành ngành kinh
tế động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
* Tình hình phát triển các ngành công nghiệp:
a) Công nghiệp khai khoáng
Trang 28Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 62 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này; dự kiến năm 2015, giá trị sản xuất của ngành đạt 380 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 17,41% năm
Hiện tại, ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh chủ yếu là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm các sản phẩm như: cát, đá, bê tông đúc sẵn
và gạch xây dựng, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh là chính Ngoài ra, có sản phẩm đá xẻ chủ yếu là xuất khẩu
Ngành công nghiệp khai thác bauxít, sản xuất alumin chưa đi vào khai thác, chế biến do Dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ, có công suất 650.000 tấn/năm, do Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư chậm tiến
độ so với kế hoạch đề ra (Kế hoạch đi vào hoạt động vào cuối năm 2012) và dự kiến đến quý II/2015 đi vào hoạt động Hiện tại, tỉnh đang tập trung các nguồn lực cho chủ đầu tư sớm triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện phân Nhôm tại khu công nghiệp Nhân Cơ, có công suất dự kiến 450.000 tấn sản phẩm/năm Các
dự án này khi đi vào hoạt động sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông nói riêng và của khu vực Tây Nguyên nói chung
b) Công nghiệp chế biến chế tạo
Phát triển theo định hướng, quy hoạch, thời gian qua ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển Phát huy tiềm năng, thế mạnh, các ngành chế biến cà phê, tiêu, hạt điều nhân, cao su, sản xuất ván MDF đã có bước phát triển, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn phục vụ trong nước và xuất khẩu Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến không ngừng được tăng lên, dự kiến đến năm 2015 đạt 2.683 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng 2,05 lần
so với năm 2010, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 15,28% và hiện nay, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, hàng năm chiếm trên 90% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Mặc dù có bước phát triển, nhưng ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sản phẩm thô, sơ chế vẫn là chủ yếu; chưa thu hút được những dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, mới để tạo
ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng cao, nên hiệu qủa phát triển vẫn còn thấp; chưa khai thác được những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Do đó, công nghiệp chế biến chưa tạo được sự “đột phá” để góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển
2.3.2 Dự báo tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khi thực hiện quy hoạch phát triển
* Giá trị sản xuất công nghiệp (giai đoạn 2016-2020):
Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh năm 2010) đạt 60.685 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 41,17% năm Riêng năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 21.645 tỷ đồng, tăng 4,55 lần so với năm 2015, trong đó:
- Phân theo thành phần kinh tế:
+ Kinh tế Nhà nước đến năm 2020 đạt 3.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn là 11,93% năm;
+ Kinh tế ngoài nhà nước đạt 17.695 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai
Trang 29+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 450 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 8,06% năm
- Phân theo ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 đạt 320 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15,47% năm;
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19.675 tỷ đồng, tăng bình quân 47,03% năm;
+ Công nghiệp SX và PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước đạt 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 10,67% năm
+ Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 150 tỷ đồng, tăng bình quân 25,74% năm
* Chỉ tiêu về phát triển lưới điện:
+ Tỷ lệ số thôn, buôn, bon có lưới điện quốc gia năm 2020 đạt 100% + Tỷ lệ hộ được sử dụng điện năm 2020 đạt 99%
* Chỉ tiêu về thương mại:
- Thị trường nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ cả giai đoạn phấn đấu đạt 79.800 tỷ đồng, riêng năm 2020 phấn đấu đạt đạt 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 9,53%/năm
- Về xuất khẩu: Phấn đấu cả giai đoạn giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4.350 triệu USD, riêng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phấn đấu đạt khoảng 1.150 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,03%/năm
- Về nhập khẩu: Dự kiến cả giai đoạn đạt 665 triệu USD, riêng năm 2020 kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt 150 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 5,74%/năm
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong ngành (vấn đề quản lý môi trường)
a) Công tác bảo vệ, quản lý tài nguyên
Để quản lý nguồn tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh và đảm bảo cho việc khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài của tỉnh, Sở Công Thương đã tiến hành lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đến năm 2015 định hướng đến năm 2020; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp khai khoáng đến các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản; tổ chức lớp
“Đào tạo giám đốc điều hành mỏ”, huấn luyện an toàn trong khai thác mỏ, huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN cho những người làm việc liên quan đến VLNCN trên địa bàn tỉnh; góp ý thiết kế cơ sở các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản để đảm bảo dự án hoạt động có hiệu quả, khai thác tài nguyên triệt để, giảm thiểu thất thoát và khoáng sản được chế biến sâu (26 dự án)
Trang 30Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài nguyên cũng còn tồn tại một số hạn chế, đó là: công tác quản lý tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên có nơi còn chưa đúng, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài Chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên còn bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa sát với thực tế Tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững
b) Công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tuyên truyền, phố biến để nâng cao nhận thức trong sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong sản xuất công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng tài nguyên, nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người và đảm bảo phát triển hiệu qủa, bền vững
Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành công thương, hầu hết
đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp thẩm quyền xác nhận, phê duyệt: 100% dự án thủy điện đang hoạt động được phê duyệt ĐTM, 40 dự án khai thác khoáng sản đã lập ĐTM, trong
đó 75% dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ĐTM và đề án cải tạo phục hồi môi trường, 100% dự án thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định; đầu tư hệ thống xử lý chất thải, thực hiện vận hành thử nghiệm trước khi đi vào vận hành chính thức nhằm thu gom, xử lý chất thải đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường; Thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT: thu gom, lưu chứa chất thải nguy hại, đăng ký chủ nguồn thải…
Cùng với hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được các đơn vị quan tâm: tham gia thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu do cấp Bộ, ngành phát động, thực hiện các hoạt động cải tạo các máy móc thiết bị sẵn có, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, tổ chức sắp xếp lại sản xuất nhằm giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế đến mức thấp nhất lượng phát thải CO2, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường Tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường
c) Công tác ngăn ngừa và xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường
Tham gia Kiểm tra: Việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, xác nhận hoàn thành việc xử lý môi trường, công tác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự
án, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm đến môi trường, xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật:
+ Năm 2011, Đoàn kiểm tra 585/QĐ-UBND ngày 04/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông kiểm tra 07 đơn vị;
Trang 31nhân dân tỉnh Đăk Nông, kiểm tra 10 đơn vị;
+ Năm 2014, Đoàn kiểm tra 650/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, theo kế hoạch thực hiện kiểm tra tại 36 đơn vị
2.3.4 Tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường
Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đã nhận thức và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường Tuy nhiên do nhiều yếu tố, đặc biệt là tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên mức độ quan tâm và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường còn hạn chế Những đơn vị đã có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thì các chỉ tiêu về môi trường của chất thải sau khi được xử lý còn chưa đảm bảo theo quy chuẩn, còn lại thì một số đơn vị chưa thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như phương án đã được phê duyệt Từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp là khá lớn, đặc biệt là các cơ sở gây phát sinh lượng chất thải lớn như khai thác chế biến khoáng sản như sản xuất xi măng, tuyển quặng sắt, chế biến lâm nông sản hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước mặt như ở sông Sêrêpôk
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, số lượng các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chưa nhiều, quy mô nhỏ lẻ Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đến năm 2020 sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, hứa hẹn nhiều nhà máy đi vào hoạt động, tập trung một số lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm, cơ khí, khai khoáng, thủy điện,… Vì vậy, lượng chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều Nếu không có các giải pháp quản lý phù hợp, lượng chất thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội Các yếu tố tiềm năng gây tác động đến môi trường được trình bày như sau:
- Ô nhiễm môi trường nước: nước thải và chất thải rắn phát sinh từ các cơ
sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất cà phê bằng công nghệ ướt, tinh bột sắn, cao su…là những ngành có lượng nước thải và chất thải rắn lớn, mức độ ô nhiễm cao Hầu hết đều không có hệ thống thu gom và xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường
- Ô nhiễm không khí: hơi axit, hơi dung môi từ các nhà máy khai thác khoáng sản, sản xuất cồn; hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất… Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất như: chế biến gỗ, cà phê,…
Tiếng ồn từ các động cơ trong các nhà máy sản xuất, từ hoạt động nổ mìn,…
Hoạt động khai thác cát có thể dẫn đến nguy cơ xói lở, phá vỡ cấu trúc bờ sông, thay đổi dòng chảy, hệ sinh thái, từ đó ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
và hoạt động giao thông, thủy lợi của người dân trong khu vực Xây dựng các dự
án thủy điện làm giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái
Chất thải rắn từ bùn đỏ, nước thải từ hoạt động khai thác và chế biến quặng bôxít nếu không quản lý tốt có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Ngoài ra, việc xây dựng các nhà máy thủy điện để phát triển ngành năng lượng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, ): việc bóc bỏ lớp đất mặt tại vị trí xây dựng làm thu hẹp diện tích
Trang 32rừng, ảnh hưỏng đến hệ thực vật, tạo ra sự chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật; trong giai đoạn tích nước vào lòng hồ, sự phân hủy của sinh khối bị ngập gây tác động đáng kể đến môi trường nước và các sinh vật thủy sinh, chặn dòng khiến dòng nước phía sau các thủy điện đều trở nên kiệt,…
2.4 Phát triển xây dựng
2.4.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu của ngành xây dựng
- Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành xây dựng: 14,10%
- Chỉ số phát triển trung bình ngành xây dựng từ năm 2011 đến nay khoảng: 17%
- Tỷ lệ đô thị hóa 16,3% (chỉ tiêu phấn đấu là 20% vào năm 2015)
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh :
+ Khu vực đô thị :100%
+ Khu vực nông thôn : 99,76%
+ Tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch khu đô thị : 75%
+ Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực đô thị : 80%
- Chỉ tiêu về nhà ở: Diện tích nhà ở trung bình trên toàn tỉnh đạt 18,09 m2
sàn/người; trong đó khu vực đô thị đạt: 20,29 m2 sàn/người; khu vực nông thôn
là 16,59 m2 sàn/người (Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích nhà ở trung bình trên toàn tỉnh là 20 m2 sàn/người, trong đó đô thị là 24 m2 sàn/người, nông thôn là 18 m2 sàn/người)
Công tác quy hoạch chi tiết đô thị: Ngoài quy hoạch chi tiết các khu chức năng tại các thị trấn huyện lỵ đã được lập, các khu hạ tầng đã đầu tư, Thị xã Gia Nghĩa đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 là 1.627,5 ha trong đó, đang triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 là 434 ha
Công tác phát triển các khu đất ở, tái định cư: Hoàn thành Khu dân cư Đắk Nia với quy mô 70 ha đáp ứng được gần 733 lô đất, khu dân cư Sùng Đức
có diện tích 130 ha đáp ứng được 8000 dân, ngoài ra đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chi tiết khu ở xen kẽ trong khu hành chính tỉnh với diện tích đất ở là 6,85 ha đáp ứng được 259 hộ Đối với khối lực lượng vũ trang, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt 08 địa điểm với điện tích khoảng 92,4 ha đáp ứng nhu cầu đất ở cho khối lực lượng vũ trang và giao cho các ngành làm chủ đầu tư để lập quy hoạch và dự án đầu tư
Công tác phát triển đô thị:
- Đến nay tỷ lệ đô thị hóa đạt 16,3%
- Đến nay số lượng đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là 07 đô thị gồm: thị
xã Gia Nghĩa và 6 thị trấn: Đắk Mil, Ea T'Linh, Đắk Mâm, Đức An, Kiến Đức, Quảng Khê
- Phát triển đô thị Gia Nghĩa: Văn hóa xã hội ngày càng được cải thiện, diện mạo đô thị Quy hoạch xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực (đạt 37,53
% diện tích nội thị) Đô thị Gia Nghĩa đã được điều chỉnh, quy hoạch chung định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Đang thực hiện công tác quy hoạch huyện mới Đức Xuyên
Công tác phát triển hạ tầng đô thị:
Trang 33Nghĩa và các huyện Đăk Rlấp, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song; Mở rộng tuyến quốc
lộ 28 qua địa bàn huyện Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa Đầu tư xây dựng nâng cấp tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 6, quốc lộ 14C và các tuyến đường liên huyện, liên xã Đặc biệt xây dựng trục đường chính Bắc Nam đô thị Gia Nghĩa giai đoạn 1 và hiện đang tiếp tục triển khai xây trục Bắc Nam giai đoạn 2
- Cấp thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường: trên địa bàn tỉnh
có 07 nhà máy cấp nước: Đăk Mil có công suất 1.000 m3/ngày, thị xã Gia Nghĩa
có công suất 12.000 m3/ngày, thị trấn Ea T'Linh - Huyện Cư Jút có công suất 1.500m3/ngày, thị trấn Đức An - huyện Đắk Song có công suất 750m3/ngày, Quảng Khê – huyện Đắk Glong có công xuất 750m3/ngày, Đắk Mâm huyện - Krông Nô có công suất 1.000 m3/ngày
- Chất thải rắn đô thị: trên địa bàn tỉnh có 8/8 đơn vị hành chính có dịch
vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị khoảng 80%
Công tác phát triển nhà ở:
- Diện tích nhà ở trung bình trên toàn tỉnh đạt 17,11 m2 sàn/người, trong
đó đô thị là 20,29 m2 sàn/người, nông thôn là 16,59 m2 sàn/người Phấn đấu đến năm 2015, diện tích nhà ở trung bình trên toàn tỉnh là 20 m2 sàn/người, trong đó
đô thị là 24 m2 sàn/người (so với chỉ tiêu là 15m2 sàn/người), nông thôn là 18 m2
sàn/người
2.4.2 Dự báo tốc độ phát triển ngành xây dựng trong tương lai
- Đến năm 2020, mạng lưới đô thị của tỉnh bao gồm 11 đô thị, trong đó có thị xã là trung tâm tỉnh lỵ, 02 thị xã trung tâm tiểu vùng và 08 thị trấn
- Trước mắt tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thị xã Gia Nghĩa tương xứng với tầm vóc một đô thị tỉnh lỵ - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đến năm 2015 sẽ nâng cấp thành đô thị loại III
và trở thành thành phố thuộc tỉnh trước năm 2020 Xây dựng thị xã Gia Nghĩa
có kiến trúc đô thị phù hợp với cảnh quan, văn hóa địa phương, theo mô hình đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh Dự kiến dân số năm 2015 là 70.000 người, năm
2020 là 110.000 người
- Trên cơ sở phương án chia tách huyện đầu tư mở rộng các thị trấn huyện
lỵ đã có là Đắk Mil và Kiến Đức Phát triển đô thị trở thành các hạt nhân tăng trưởng của các tiểu vùng Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các đô thị đạt tiêu chuẩn loại IV và trở thành các thị xã trong giai đoạn 2015-2020 đó là: Đức Lập (trên cơ sở thị trấn Đắk Mil), Kiến Đức (trên cơ sở thị trấn Kiến Đức)
Dự kiến đến năm 2020, qui mô dân số của các đô thị này khoảng 35 - 40 nghìn người Hình thành và xây dựng 02 thị trấn mới là Đắk R’la, Đạo Nghĩa là trung tâm huyện lỵ mới của 02 huyện mới được chia tách Đắk Mil và Đắk Rlấp Hình thành thị trấn Đức Xuyên là huyện lỵ của huyện mới thành lập Đức Xuyên Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số của các thị trấn này có khoảng 5-10 nghìn người và đạt các chỉ tiêu đô thị loại V
- Tiếp tục nâng cấp các thị trấn huyện lỵ hiện có đạt chỉ tiêu đô thị loại V
đó là Đức An (Đắk Song), Đắk Mâm (Krông Nô), Quảng Khê (Đắk G’Long), Đạo Nghĩa (Đắk R’lấp), Đắk Buk So (Tuy Đức) Dân số các đô thị khoảng 10 -
15 nghìn người
Trang 342.4.3 Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển xây dựng (vấn đề quản lý môi trường)
Các dự án xây dựng đều áp dụng các biện pháp an toàn lao động trong xây dựng hợp lý, hạn chế tối đa tai nạn trong quá trình thi công công trình
Lượng rác thải trong xây dựng không nhiều và đều có thể tái chế nên hầu được nhà thầu hoặc công nhân sử dụng lại hoặc bán phế liệu
Nhiều công trình đã sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong thiết kế
và xây dựng như: sử dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện và độ bền cao hơn
2.4.4 Khái quát tác động của phát triển xây dựng tới môi trường
Các tác động thường gặp là:
- Hủy hoại khu sinh thái, môi trường thực vật tự nhiên (các khu rừng, đồng cỏ,…): việc xây dựng các công trình sẽ cần một diện tích xây dựng lớn, các công trình thủy điện thường được đặt tại các khu vực có núi cao nên không tránh khỏi việc phá rừng làm thủy điện,…
- Phá hủy đời sống động vật trong vùng xây dựng: động vật bị mất nơi cư trú, sự di chuyển, tìm kiếm thức ăn quen thuộc sẽ bị ngăn cản bởi các công trình xây dựng băng qua (bị công trình thủy điện; tuyến đường chia cắt)
- Ô nhiễm nguồn nước: các rác thải xây dựng, dầu máy, không được kiểm soát sẽ thoát xuống hệ thống sông suối vốn dĩ trong sạch trước đó
- Ô nhiễm không khí: các khí thải do máy móc thi công thoát ra trong không khí
- Ô nhiễm tiếng ồn : hầu hết các máy móc xây dựng đều có công suất lớn, gây tiếng ồn mạnh ảnh hưởng tới đời sống dân cư và đời sống động vật, việc làm các tường chắn âm cũng có thể được tính đến nhất là ở các tuyến đường cao tốc qua khu vực dân cư
2.5 Phát triển năng lượng
2.5.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 13 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và phân phối điện, nước Năm 2015, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp phân phối điện nước đạt 587 tỷ đồng, tăng 2,34 lần so với năm 2010
Giá trị ngành sản xuất, phân phối điện nước tăng cao, là do trong kỳ có một
số nhà máy thủy điện được đầu tư và đi vào vận hành như: nhà máy thủy điện ĐăkRtih công suất 144 MW, nhà máy thủy điện Đăk Nteng công suất 13 MW, nhà máy thủy điện Nhân Cơ công suất 1,6MW và nhà máy thủy điện Đắk Sin 27
MW dự kiến đi vào hoạt động vào IV/2014 đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành
Cung ứng điện đã cơ bản đáp ứng cho phát triển kinh tế-xã hội, sản lượng điện thương phẩm không ngừng được tăng lên, năm 2015 ước đạt 320 triệu kWh, tăng 33% so với năm 2010 và tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015
là 7,46%
- Điện: năm 2013, 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 99% số thôn, buôn có điện và số hộ sử dụng điện là 92%, đạt kế hoạch
Trang 352.5.2 Dự báo tốc độ phát triển ngành năng lượng trong tương lai
+ Công nghiệp SX và PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước phấn đấu đạt 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 10,67% năm
+ Tỷ lệ số thôn, buôn, bon có lưới điện quốc gia năm 2020 phấn đấu đạt 100%
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng điện năm 2020 phấn đấu đạt 99%
2.5.3 Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển năng lượng (vấn đề quản lý môi trường)
Trong quá trình đầu tư các dự án thủy điện nhỏ hầu hết đều đạt được những yêu cầu đặt ra: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và gìn giữ tài nguyên, môi trường trên địa bàn Quy hoạch phát triển bám sát theo quy hoạch của các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành đã giảm thiểu được những rủi ro, tác động xấu đến môi trường
2.5.4 Khái quát tác động của phát triển năng lượng tới môi trường
Việc xây dựng các nhà máy thủy điện để phát triển ngành năng lượng của tỉnh là việc cần thiết phải làm nhưng cần được quy hoạch và quản lý chặt chẽ bởi việc xây dựng này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước, không khí,
đa dạng sinh học, )
Nếu không có biện pháp xử lý thì lượng nước thải và rác thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của công nhân; cũng như lượng nước thải công nghiệp chứa hàm lượng dầu mỡ cao sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường
Thời gian xây dựng tương đối dài, quá trình này sẽ làm ảnh hưởng đến không khí bởi các hoạt động: vận chuyển, nổ mìn,…
Các công trình thủy điện dù được xây dựng với quy mô nào thì các hồ chứa cũng sẽ làm ngập một diện tích đất nhất định; việc bóc bỏ lớp đất mặt tại vị trí xây dựng làm thu hẹp diện tích rừng, ảnh hưỏng đến hệ thực vật, tạo ra sự chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật
Trong giai đoạn tích nước vào lòng hồ, sự phân hủy của sinh khối bị ngập gây tác động đáng kể đến môi trường nước và các sinh vật thủy sinh; cần phải thực hiện công tác thu dọn lòng hồ để tránh hiện tượng phú dưỡng hóa
Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: cháy nổ kho nhiên liệu và kho thuốc nổ, vỡ đập, trượt lở đất,…
2.6 Phát triển giao thông vận tải
2.6.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới có duy nhất một phương thức vận tải đường
bộ, đường sắt, đường hàng không chưa được xây dựng, đường sông không đáng
kể Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ngày 29 tháng 01 năm 2015 Toàn tỉnh có 3.412 Km đường bộ, trong đó có 1.738 Km đường nhựa (chiếm 51%) Còn lại 1.674 Km là đường đất, đường cấp phối (chiếm 49%) Cụ thể: Quốc lộ 310 Km tỷ lệ nhựa hóa 80%, Tỉnh lộ 337 Km tỷ lệ nhựa hóa 93%, đường huyện 498 Km tỷ lệ nhựa hóa 73%, đường xã 809 Km tỷ lệ nhựa hóa 35%, đường thôn buôn 1.333 Km, tỷ lệ nhựa hóa 32% Có 374 cầu với tổng chiều dài 5.353m Trong đó: cầu BTDƯL 07 cái, cầu BTCT 132 cái, cầu dầm I
15 cái, cầu gỗ 201 cái, cầu treo 17 cái
Trang 36Từ năm 2010 đến hết năm 2014 tổng vốn bố trí cho đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn là 1.141 tỷ đồng, trong đó: Vốn Trung ương 611 tỷ đồng, vốn địa phương 437 tỷ đồng, vốn ODA 36,4 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 70,2 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 172,9 tỷ đồng, vốn khác 160,5 tỷ đồng
Đã đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo được 713 Km đường (đường nhựa 243
Km, đường BTXM 289 Km, đường đất, cấp phối 180 Km) nâng tỷ lệ nhựa hóa đường GTNT từ 30% vào năm 2010 lên 40% vào năm 2014; 40 cầu bê tông cốt thép trên tổng chiều dài 473m; 315 cống trên tổng chiều dài 2.437m Trong đó: Đường huyện nhựa hóa được 105 Km, nâng tỷ lệ nhựa hóa từ 65% năm 2010, lên 73% vào năm 2014; nhựa hóa, bê tông hóa được 608 Km đường xã, thôn, buôn, bon, nâng tỷ lề nhựa hóa từ 21% năm 2010 lên 34% vào năm 2014
Hạ tầng giao thông và đô thị có bước phát triển, đến năm 2015, nhựa hóa 100% tỉnh lộ, 80% huyện lộ và 100% số bon, buôn có từ 1-2 km đường nhựa, tuy nhiên hạ tầng giao thông đô thị của tỉnh còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Đắk Nông là một trong số ít tỉnh của cả nước có trung tâm đô thị tỉnh là thị xã, với cấp đô thị loại
3
* Công tác vận tải, bến bãi giao thông nông thôn
- Vận tải khách: Công tác xã hội hóa vận tài được đẩy mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phát triển cả về số lượng lẫn đầu phương tiện, sản lượng vận tải tăng hàng năm Hiện tại trên địa bàn các huyện đều đã có bến xe khách, luồng tuyến vận tải được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; các địa phương đều đã có xe buýt đến trung tâm huyện; nhiều huyện như Cư Jút, Krông Nô, Tuy Đức, Đắk GLong xe buýt đã đến trung tâm một số xã
- Vận tải hàng hóa: Do nhu cầu vận tải hàng hóa nông thôn theo mùa vụ, vận chuyển hàng chủ yếu do các doanh nghiệp đảm nhiệm Vì vậy, luồng tuyến vận tải hàng hóa và khối lượng vận tải không ổn định Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành bến bãi dành cho vận tải hàng hoá nông thôn
Bảng 2.3: Các bến bãi giao thông trên địa bàn tỉnh
TT Địa
phương
Bến xe khách tại trung tâm
Điềm dừng đỗ tại trung tâm xã
Số lượng bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp
Số lượng loại hình vận tải địa phương
Số lượng bến xe đạt cấp
4 trở lên
Số lượng bến xe đạt cấp
4 trở xuống
Tổng
số xã
Số xã đã
có điểm dừng đỗ tại trung tâm xã
Tỷ lệ (%)
04 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, Taxi, vận tải hàng hóa)
03 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hàng hóa)
Trang 37TT Địa
phương
Bến xe khách tại trung tâm
Điềm dừng đỗ tại trung tâm xã
Số lượng bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp
Số lượng loại hình vận tải địa phương
Số lượng bến xe đạt cấp
4 trở lên
Số lượng bến xe đạt cấp
4 trở xuống
Tổng
số xã
Số xã đã
có điểm dừng đỗ tại trung tâm xã
Tỷ lệ (%)
04 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, Taxi, vận tải hàng hóa)
03 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hàng hóa)
03 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hàng hóa)
04 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, Taxi, vận tải hàng hóa)
03 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hàng hóa)
04 (Vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, Taxi, vận tải hàng hóa)
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông
2.6.2 Dự báo tốc độ phát triển ngành giao thông vận tải trong tương lai
Về vận tải:
Vận chuyển ước đạt hơn 2,6 triệu tấn hàng hóa, 5,48 triệu lượt hành khách vào năm 2020; vận chuyển ước đạt hơn 5,0 triệu tấn hàng hóa, 11,84 triệu lượt hành khách vào năm 2030
Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020:
* Đường bộ:
- Các trục dọc, trục ngang, quốc lộ, tỉnh lộ tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, các đoạn qua đô thị xây dựng đạt quy mô theo quy hoạch đô thị, tỷ lệ rải nhựa,
bê tông xi măng đạt 100%;
- Đường nội thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị và có quy mô phù hợp với cấp
đô thị, tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 100% số đường đô thị hiện có Diện tích đất dành cho giao thông chiếm từ 16% - 26% diện tích đất dành cho đô thị;
- Đường huyện tối thiếu đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V, tỷ lệ rải nhựa, bê tông nhựa đạt 100%;
- Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI, tỷ lệ rải nhựa, bê tông nhựa đạt 80%;
- Đường thôn, buôn đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại A, B; tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 70%
* Bến bãi đậu xe:
Trang 38Xây dựng và nâng cấp hệ thống bến xe và bãi đậu xe ít nhất có 02 bến xe tỉnh đạt tiêu chuẩn loại II trở lên, 07 bến xe ở các huyện, thị xã đạt tiêu chuẩn loại III; mỗi huyện có ít nhất một bãi đậu xe ở trung tâm huyện, và ít nhất 03 bãi đậu xe tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa; xây dựng ít nhất trên mỗi tuyến Trục giao thông đối ngoại của tỉnh (Trục dọc) 01 trạm dừng nghỉ
* Đường sắt và đường hàng không:
Tích cực phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan Trung ương xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông – Lâm Đồng – Bình Thuận, xây dựng tuyến đường sắt Đà Nẵng – Kon Tum – Đắk Lắk – Buôn Ma Thuột – Đắk Nông – Chơn Thành – TP Hồ Chí Minh phục vụ phát triển kinh tế xã hội các khu vực miền Trung – Tây Nguyên – Miền Nam, và dự án cải tạo, nâng cấp sân bay Nhân Cơ và đưa vào khai thác sau năm 2020
2.6.3 Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển giao thông vận tải (vấn đề quản lý môi trường)
Đối với tỉnh Đắk Nông thì việc phát triển giao thông vận tải đã và đang được chú trọng bởi ĐắkNông là một tỉnh mới được thành lập, cơ sở hạ tầng còn thô sơ Trước khi tiến hành các dự án xây dựng công trình giao thông (xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo, khai thác vật liệu xây dựng), chủ đầu tư đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,…đúng theo quy định
Hầu hết các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là những dự án thường thực hiện trong thời gian dài, do đó việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và hàng năm đều có báo cáo giám sát môi trường định kỳ; đối với các phương tiện giao thông cơ giới ở trong nước và nhập khẩu nước ngoài đều được kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tránh trường hợp các loại xe
đã quá cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí thải chứa nhiều chất độc hại Nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại những việc làm tiêu cực gây ảnh hưởng đến môi trường hoặc có thực hiện các cam kết nhưng chưa thật sự đầy đủ và triệt để Công tác quản lý; bảo trì đường bộ chưa được sửa chữa, bào trì chưa đúng với quy định cả về thành phần công việc và thời gian thực hiện do thiếu nguồn kinh phí thực hiện vì vậy nhiều tuyến đường đưa vào sử dụng nhanh xuống cấp
2.6.4 Khái quát tác động của phát triển giao thông vận tải tới môi trường
Các giai đoạn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm: giải tỏa san lấp mặt bằng, chuyên chở VLXD, thi công trong thời gian dài… do đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường tại khu vực
Trong quá trình thi công, việc chuyên chở vật liệu dưới điều kiện địa hình khó khăn, dễ làm phát sinh rơi vãi nguyên vật liệu ra xung quanh, gây ô nhiễm không khí do bụi và các khí thải của phương tiện vận tải như CO, SO2, NOx… Hơn nữa việc mở đường sẽ cản trở đi lại, phân tách hệ sinh thái rừng nếu đường xuyên qua, làm tăng thêm tình trạng chặt phá rừng và vận chuyển gỗ lậu Mặt khác, thời điểm hiện nay lượng xe mô tô đã lên tới con số là 182.272 xe, xe tải là 1.910 xe, xe khách là 317 xe Số lượng các loại xe so với một tỉnh thành lập được 6 năm là không nhỏ Với số lượng xe như trên hàng năm thải ra một lượng khí ô nhiễm như: CO, SO2, NOx tương đối lớn Do đó việc phát triển giao thông
Trang 39nội bộ, đánh giá tác động một cách toàn diện, chi tiết từng địa phương trước khi triển khai dự án
2.7 Phát triển nông nghiệp
2.7.1 Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Theo ước tính, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2014 đạt: 8,42%; GDP theo giá cố định năm 2010 đạt 6.485 tỷ đồng; GDP theo giá hiện hành đạt 10.260 tỷ đồng Nhìn chung, sản xuất nông lâm nghiệp cơ bản đều hoàn thành các chỉ tiêu được giao:
- Tổng diện tích gieo trồng đạt 300.924 ha/300.060 ha KH, bằng 100,3%
KH, tăng 4.033 ha so với năm 2013 Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 391.258 tấn/381.000 tấn, đạt 102,69 % KH (trong đó; lúa: 70.161 tấn; Ngô: 321.097 tấn), tăng 5.338 tấn so với năm 2013; Sản lượng cà phê nhân 232.112 tấn/223.946 tấn, đạt 103,6% KH, tăng 11.732 tấn so với năm 2013; Cao su mủ tươi 20.770 tấn/20.770 tấn, đạt: 100% KH Tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng diễn biến bình thường, ít ảnh hưởng đến sản xuất
- Đảm bảo nguồn nước tưới cho 64% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (kế hoạch 64%);
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 82% (kế hoạch 80%)
- Việc triển khai các mô hình khuyến nông đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao trình độ canh tác của người dân, là cơ sở để nhân rộng ra sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích
- Về chăn nuôi thú y có bước tăng đáng kể, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng
so với cùng kỳ năm trước, phương thức chăn nuôi có xu hướng chuyển từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung Các giống lai, giống ngoại có năng suất chất lượng cao được đưa vào sản xuất qua đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên trong năm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh lở mồm, long móng đã làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
- Trong năm đã tập trung huy động tốt các nguồn lực xã hội cùng với vốn ngân sách đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Đầu tư vào khu vực nông thôn đạt trên 1.100 tỷ đồng Tuy nhiên công tác xây dựng nông thôn mới vẫn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế đặc thù của tỉnh, nhất là xuất phát điểm thấp, nhân lực cấp cơ sở còn yếu, thiếu nguồn lực đầu tư Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí mới chỉ chiếm 3,28%, 10-14 tiêu chí chiếm 21,31%, 5-9 tiêu chí 67,21%, 0-4 tiêu chí chiếm 8,2% Nguyên nhân do nhu cầu kinh phí để đạt chuẩn nông thôn mới là rất lớn, nhưng kinh phí từ ngân sách trung ương rất ít, ngân sách địa phương chưa cân đối được nên để đạt chuẩn theo
19 tiêu chí là rất khó khăn, nguồn vốn chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng cơ
sở hạ tầng, còn các nội dung về phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường…chưa được đầu tư
- Công tác thanh kiểm tra ngày càng được nâng cao, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp được hoạt động theo đúng quy định
- Công tác khai thác, quản lý bảo vệ rừng, giao khoán và trồng rừng có nhiều tiến bộ, không để xảy ra cháy rừng Tuy vậy, nạn phá rừng diễn biến còn phức tạp, công tác trồng rừng thay thế còn gặp nhiều khó khăn, do diện tích phải
Trang 40trồng rừng thay thế khá lớn, tình trạng xâm canh, khó khăn về đất đai và vốn Ngoài ra tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp, tính chất nguy hiểm gây khó khăn cho các lực lượng quản lý bảo vệ rừng
- Một số diện tích cây trồng không đạt kế hoạch như: đậu tương, lạc, mía,
do giá sản phẩm trên thị trường giảm nên người dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác như: ngô, khoai lang và đặc biệt là chuyển đổi sang trồng các loại cây dài ngày như tiêu, cà phê, Công tác trồng rừng thay thế trên diện tích chuyển đổi mục đích, đặc biệt là các dự án thủy điện mới chỉ thực hiện được rất
ít do phần lớn diện tích đất đều bị xâm canh, lấn chiếm trái phép, không thu hồi được
2.7.2 Dự báo tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trong tương lai
Đến năm 2020, thu nhập kinh tế hộ gấp 4 - 5 lần hiện nay, lương thực bình quân đầu người 532 kg, không còn hộ nghèo
* Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.4: Dự báo Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020
(ha)
Phương án II (ha)
1.1 Đất trồng cây hàng năm 46.050 70.000 1.2 Đất trồng cây lâu năm 163.500 170.000
Nguồn: Quyết định số 248/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 20 tháng 02 năm
2009 về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đắk Nông đến 2020
* Diện tích, sản lượng cây trồng chủ yếu:
Bảng 2.5: Dự báo Diện tích, sản lượng cây trồng tỉnh Đắk Nông đến năm