Năm 2005 tác giảBùi Song Châu viết cuốn “kỹ thuật sản xuất muối khoáng” một lần nữa chochúng ta có thêm những hiểu biết mới về kỹ thuật sản xuất làm muối nước nhà.Bên cạnh đó còn có một
Trang 1PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Hạt muối là sản phẩm kết tinh từ thiên nhiên, là khoáng chất thiết yếu của con người, là sản phẩm văn minh của nhân loại”[1] Ngoài giá trị trong
cuộc sống hằng ngày muối cũng còn được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
và y học Trong đời sống văn hóa dân tộc người Việt Nam, nghề làm muối đãxuất hiện từ rất lâu đời và đây có thể xem là một nghề truyền thống tồn tại mãivới thời gian
Việt Nam có bờ biển dài trên 3200km và có khí hậu nhiệt đới gió mùa làmột quốc gia có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối Ngành muối vốn đượcxem là một ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển nông nghiệp của ViệtNam nhưng thực tế ngành muối hiện đang còn nhiều tồn tại Diêm dân ViệtNam đời sống còn rất nhiều vất vả, thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá muốikhông ổn định Nghề làm muối lại vất vả và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nênngười dân nhiều nơi không còn mặn mà với nghề, mặt khác các chính sáchđầu tư cho nghề muối còn nhiều hạn chế, chưa thật sự được quan tâm Chấtlượng muối nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu muối sản xuất công nghiệp Dẫnđến tình trạng nước ta phải nhập khẩu muối ăn và muối dùng trong côngnghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất Đây là một thực tế đáng buồn
Xã Hộ Độ một xã nằm ở phía Nam huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng làmột địa phương có truyền thống lâu đời trong nghề làm muối Với điều kiện tựnhiên thuận lợi và những kinh nghiệm làm nghề quý báu do cha ông để lại nênmuối nơi đây được đánh giá có chất lượng cao và được nhiều nơi ưa chuộng.Những năm trước kia nghề muối đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân, là mộtnguồi cung cấp muối quan trọng cho các vùng lân cận và đi xa hơn nữa Nhữngnăm trước đây làm muối là nghề nghiệp chính của bà con diêm dân nơi đây.Mặc dù hiện nay cơ cấu sản xuất đã có rất nhiều thay đổi nhưng nghề làm muốivẫn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình để bám trụ lại với làng quêcủa mình Thế nhưng, những năm qua cùng với những bất cập chung với nghề
Trang 2muối của cả nước trước biến động của giá cả thị trường, ảnh hưởng của khíhậu, thời tiết khiến nghề làm muối của người dân xã Hộ Độ đang đứng trướcnhững khó khăn, thách thức rất lớn Xuất phát từ vấn đề thực tiễn của địaphương và để tìm hiểu rõ hơn về nghề sản xuất muối từ đó có cái nhìn tổngquát hơn và đề xuất một số giải pháp cho bà con diêm dân ở nơi đây tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối ở xã Hộ Độ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của địaphương trong các năm 2008, 2009, 2010 và giai đoạn hiện nay
- Xác định và phân tích các yếu tố tác động tới nghề muối
- Xác định các giải pháp của chính quyền địa phương các cấp các ngành
để phát triển nghề làm muối
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nghề muối
2.1.1 Một số khái niệm của nghề muối
Theo báo cáo tham luận hội thảo khoa học quốc gia ngành muối trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức, cơ hội và triển vọng đã địnhnghĩa:
"Ngành muối là ngành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại"
Đây là một định nghĩa phổ biến nhưng rất tổng quát, toát lên quy luậtphát triển tất yếu của ngành hàng đặc thù này trong mọi thời đại
Trong dự thảo nghị định của chính phủ tháng 12/2010 về sản xuất vàkinh doanh muối đã đưa ra một số định nghĩa như sau:
1 Muối: Là hợp chất, có thành phần chính là NaCl (tên quốc tế
Soudium chloride), được làm ra từ nước biển; khai thác từ mỏ muối; sử dụng
được cho ăn, uống và làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp,hóa chất, thực phẩm, y tế, mỹ phẩm
2 Muối thô: Là muối được sản xuất ra trên đồng muối hoặc khai thác ở
5 Sản xuất muối: Là quá trình làm ra muối từ nước biển, nguồn nướcmặn trong lòng đất hoặc khai thác từ mỏ muối
Trang 46 Sản xuất muối thủ công: Là quá trình sản xuất được thực hiện trênnhững đồng muối nhỏ lẻ, sử dụng sức lao động của con người, không sử dụngthiết bị theo dây chuyền sản xuất.
7 Sản xuất muối công nghiệp: Là quá trình sản xuất muối thực hiện trênđồng muối được thiết kế, xây dựng phù hợp theo yêu cầu công nghệ trên diệntích tập trung, quy mô lớn và được vận hành theo một quy trình, công nghệbắt buộc Hoặc sản xuất muối mỏ theo quy trình công nghiệp
8 Chế biến muối: Là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để làm ra loạimuối có chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các lĩnh vực từnguyên liệu muối thô
9 Kinh doanh muối: Bao gồm các hoạt động chế biến, mua, bán, xuấtnhập khẩu, dự trữ và vận chuyển lưu thông muối.[2]
2.1.2 Một số nghiên cứu về nghề muối
Trước năm 1960 có rất ít tài liệu công trình nghiên cứu đề cập đến nghềlàm muối truyền thống cũng như kỹ thuật sản xuất muối Cho đến cuối năm 70của thế kỷ XX, tác giả Vũ Bội Truyền xuất bản 2 tác phẩm:”kỹ thuật sản xuấtmuối ăn” (1978), hai công trình này giới thiệu kỹ thuật sản xuất muối ăn theo 2phương pháp chủ yếu là phương pháp phơi cát và phương pháp phơi nước, đây
là cách làm muối đặc trưng của hai miền nam bắc nước ta Năm 2005 tác giảBùi Song Châu viết cuốn “kỹ thuật sản xuất muối khoáng” một lần nữa chochúng ta có thêm những hiểu biết mới về kỹ thuật sản xuất làm muối nước nhà.Bên cạnh đó còn có một số tài liệu được đăng trên các báo tạp chí tiêu biểu làcông trình nghiên cứu “Các làng muối ở Huế xưa: Diêm Trường và PhụngChính” (1995), và Việc sản xuất muối ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” (1998)của Nguyễn Quang Trung Tiến, Ngành muối Việt Nam với phát triển kinh tếbiển cần tầm nhìn mới” của Nguyễn Gia Hùng….Đặc biệt trong những nămgần đây Phân viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam tại Huế đã giành nhiều quantâm tới nghề làm muối với “Nghề làm muối ở Hải Bình (huyện Tĩnh Gia tỉnhThanh Hóa)” của Trần Đức Sáng, “Con đường muối” của Bảo Đàn…Nhữngthành tựu nghiên cứu ấy đã cho chúng ta biết được thăng trầm nghề làm muốitrong lịch sử cũng như những vất vả của người diêm dân
Trang 5Đề tài về nghề làm muối có rất ít người nghiên cứu Trong “Danh mục
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2009/2012” không có đề tài nào
liên quan đến nghề làm muối
Đến thời điểm này tại Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào một cách đầy đủ
về thực trạng nghề muối Các đơn vị liên quan đến nghề muối như Công tymuối Hà Tĩnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp chính quyềnđịa phương hầu như chưa có các thông tin và số liệu chính thức gì liên quanđến lĩnh vực này Ngay như Chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh là đơn vịđược phân cấp quản lý về diêm nghiệp (nghề muối), mặc dù trong vài nămgần đây cũng đã được thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tưphát triển nghề muối nhưng tại văn phòng Chi cục củng không có hệ thốngthông tin đầy đủ, hoặc là số liệu theo dõi rất sơ sài
Nghề làm muối ở Hộ Độ hiện nay cũng chưa có một công trình khoa họcnào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ chỉ có một vài bài viết phản ánh
một phần nhỏ như “Triển khai cải tạo đồng muối cho dân xã Hộ Độ”, “Hiệu quả mô hình sản xuất muối sạch ở xã Hộ Độ” của trung tâm khuyến nông
khuyến ngư Hà Tĩnh”…Một vài bài báo viết về những nhọc nhằn của ngườidiêm dân (người sản xuất muối), và những khó khăn trong đời sống của họ
như “Mặn mòi làng muối Hộ Độ” của Võ Đức Báu, 1996, báo Hà Tĩnh, số 20,2 “Đôi điều trăn trở về làng muối Hộ Độ” của Nguyễn Trường Biên,
1999, báo Hà Tĩnh, số 3846
2.2 Thực trạng của nghề muối
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên thế giới
“Muối là ngành hàng lớn có tầm quan trọng trong thương mại Hằng năm có khoảng 90 triệu tấn muối lưu thông giữa các châu lục Về khối lương lưu thông trên biển chỉ đứng sau dầu thô và quặng sắt”[3]
Hiện nay hầu như 111 quốc gia có biển đều làm muối Bao gồm từ côngnghệ phơi nước truyền thống bằng năng lượng mặt trời, đến các công nghệkhai thác khác trong việc khai thác nguồn nước ngầm, khai thác mỏ đá muối,chưng cất các nồi cô chân không Ở các nước có vĩ độ cao dùng phương pháp
Trang 6đông lạnh (Nga, Thụy Điển) còn Nhật Bản chủ yếu dùng phương pháp chiếtđiện thấm[4]
Muối được sản xuất từ ba nguồn muối mỏ, nước biển và các hồ nướcmặn trong đất liền sản lượng muối toàn thế giới hàng năm đạt mức 200 triệutấn, 1/3 trong số này được sản xuất từ nước biển, 1/3 từ nước mặn trong đấtliền, số còn lại là muối mỏ
Muối mỏ và muối biển chiếm phần lớn, đạt mức gần tương đương nhau.Muối mỏ tập trung chủ yếu ở châu Âu, trong khi đó, muối biển có nhiều tạichâu Á, châu Phi và châu Úc, Nam Mỹ có cả hai loại muối này Thống kê chothấy, hàng năm, sản lượng muối biển trên toàn thế giới đạt gần 70 triệu tấn;muối mỏ đạt 60 triệu tấn; muối từ nguồn nước mặn đạt 70 triệu tấn/ năm.Trong số đó, Australia và Mexico là hai quốc gia cung cấp muối lớn nhất trênthế giới, với tổng sản lượng muối của riêng Australia đã là 14 triệu tấn/năm.Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người, thì Canada là quốc gia tiêu thụ nhiềumuối nhất trên thế giới, 360 kg/người/năm.[7]
Cũng theo thống kê, sản lượng muối (bao gồm cả muối biển và muốimỏ) sản xuất hàng năm tại các khu vực, châu Âu: 73,6 triệu tấn, Bắc Mỹ: 56,2triệu tấn, châu Á:6,5 triệu tấn, Trung và Nam phi:6 triệu tấn Và, theo đánhgiá của các chuyên gia, chất lượng muối của Australia và Mexico hiện nay tốtnhất trên thị trường quốc tế Tuy sản xuất nhiều muối, nhưng chất lượng muốicủa ấn Độ (đánh giá thông qua hàm lượng NaCl và hàm lượng các hợp chấtcủa Ca và Mg) thấp hơn nhiều lần so với hai loại muối trên
Cơ cấu tiêu dùng muối trên thế giới là 60% muối ăn công nghiệp, 30%chế biến thành phẩm ăn trực tiếp và 10% tiêu dùng khác
Hiện nay nhiều nước đã xác định tầm quan trọng của nghề muối và đưa
ra các chính sách để ưu tiên ngành muối Những quốc gia có ngành muối pháttriển mạnh hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Astralia, Thái Lan.[4]
Nghề làm muối trên thế giới qua hàng ngàn năm, đã thực sự có nhữngchuyển biến to lớn về kỹ thuật và chất lượng Ngày nay với việc áp dụng cácthành tựu khoa học tiên tiến, việc sản xuất muối trở nên dễ dàng hơn, sản xuất ranhiều hơn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người hiện đại
Trang 72.3 Thực trạng nghề làm muối trong những năm gần đây ở Việt Nam 2.3.1 Vai trò của nghề làm muối ở nước ta
Muối là một trong những thực phẩm không thể thiếu được của conngười, muối không chỉ là thành phần khoáng dinh dưỡng mà còn là tác nhâncho nhiều phản ứng sinh lý và sinh hoá Muối đóng vai trò cân bằng giữa axít
và bazơ trong cơ thể Ngoài ra, muối là nguyên liệu quan trọng của các ngànhcông nghiệp, y tế, chế biến bảo quản nông sản, thuỷ sản Theo thống kê, muối
có tới 14.000 ứng dụng Có 8% muối công nghiệp dùng cho lĩnh vực thựcphẩm (mỗi người trong cuộc đời sử dụng tới 14 tấn muối)
Sản xuất muối, tuy là một ngành sản xuất không lớn về kinh tế của ViệtNam, song lại có những tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước
Trước hết, đó là một ngành sản xuất có thể tận dụng được nhiều lợi thếcủa đất nước như có bờ biển dài, có khí hậu phù hợp cho quá trình sản xuấtmuối từ nước biển
Thứ hai, đây là một ngành sản xuất ra sản phẩm thiết yếu phục vụ đờisống con người và là sản phẩm có tác động lớn đến an sinh xã hội trong hoàbình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.[4]
Thứ ba, ngành này cũng sản xuất ra những loại nguyên liệu quan trọngphục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Từ muối ăn,người ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, xút(NaOH), Clo (Cl2), Hyđro (H2), axít Clohyđric (HCl) và những hoá chất cơbản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác Muối ăn còndùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na2CO3),phân bón Amon Clorua (NH4Cl) xà phòng và bột giặt Ngoài ra, trong quátrình làm muối, người ta còn có thể thu được Magie Oxit (MgO), MagieClorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh… Vàcuối cùng, đây là ngành sản xuất có liên quan đến sinh kế của hàng vạndiêm dân, những người vốn đã rất nghèo khó và ít có điều kiện vươn lêntrong cuộc sống.[5]
Trang 82.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối ở nước ta
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắnchặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khíhậu, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển.[15]
Cho đến nay, cả nước có 20 tỉnh, thành ven biển có những hoạt động sảnxuất muối biển với tổng diện tích 14.988 ha (có 2.719,1 ha sản xuất côngnghiệp, chiếm 18,1% tổng diện tích đồng muối cả nước), năng suất bình quânđạt 60-80 tấn/ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấnmuối/năm, tạo việc làm và thu nhập cho gần 80 nghìn lao động
Nhìn chung, các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam trở vào chiểm đến trên80% diện tích sản xuất muối của cả nước Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có diệntích sản xuất muối lớn nhất cả nước với 3.205 ha (chiếm 21,3% tổng diện tíchmuối cả nước), kế đó là Ninh Thuận (10,22%) Thành phố Hồ Chí Minh(10,11%), Bến Tre (10,04%) Khánh Hòa (8,01%) và Bà Rịa-Vùng Tàu(7,53%) Ở các tỉnh phía Bắc, muối được sản xuất chủ yếu ở Nam Định(5,73% diện tích muối cả nước) và Nghệ An (5,58% diện tích muối cả nước).Sản lượng muối của các tỉnh phía Bắc chiểm khoảng gần 30% sản lượng muốicủa cả nước, với Nam định sản xuất khoảng 82.059 tấn (chiếm 10,25% sảnlượng muối cả nước), Nghệ An- 79.586,5 tấn (9,94 sản lượng muối cả nước).Tỉnh có sản lượng muối lớn nhất cả nước là Ninh Thuận với 135.000 tấn(chiếm 16,8% sản lượng muối cả nước) Trong khi sở hữu một diện tích sảnxuất muối lớn nhất cả nước, nhưng Bạc Liêu chỉ làm ra khoảng 39.661 tấnmuối/năm (chiếm khoảng 4,95 sản lượng muối cả nước)
Muối được sản xuất theo mùa vụ trong năm Vùng Đồng bằng sôngHồng và Trung Bộ mùa vụ sản xuất muối từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm(riêng vùng Trung Bộ vào năm có mùa mưa đến muộn hoặc không gặp lũmuộn, có thể bắt đầu vụ sản xuất từ trung tuần tháng 1 và kéo dài đến tậntrung tuần tháng 9), vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thờigian làm muối bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 4 nămsau (riêng tỉnh Ninh Thuận có thể bắt đầu từ tháng 11 năm trước, kéo dàiđến tận tháng 8 năm sau)
Trang 9Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng muối của các địa phương năm 2009
STT Địa phương
Diện tíchthực (ha)
Tỷ lệ (% so
cả nước)
Sản lượngthực(tấn/niên vụ)
Tỷ lệ (%
so cảnước)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất muối ao gồm các đê ngăn mặn, đêngăn nước ngọt; hệ thống kè, cống, trạm bơm, mương cấp và hồ chứa nướcmặn; mương thải nước ngọt; đường đi lại nội đồng; kho tạm trữ muối trên
Trang 10đồng… Hiện tại, trong 20 tỉnh sản xuất muối của cả nước có 358 km đêngăn mặn (một số tỉnh có hệ thống đê ngăn mặn dài như Nghệ An, BìnhĐịnh, Nam Định, Bà Rịa-Vũng Tàu); 138 km đê ngăn lũ (đê ngọt); 1.473 kmmương, trong đó có 960 km mương cấp và 513 km mương thoát; khoảnggần 5000 trạm bơm cấp nước và khoảng 164.613 m3 hỗ chứa nước mặn;1.640 km đường vận chuyển nội đồng và khoảng 463.896 tấn kho muối dựtrữ, lưu thông Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ làm muối đều đãxuống cấp nghiêm trọng Đa phần cống, mương đều bị xuống cấp, bị bồi lấp,
bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chế biến, khôngđảm bảo nhiệm vụ tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất Mặc dù các công trìnhđầu mối như đê, kè, cống, kênh cấp 1 được hỗ trợ của nhà nước trong tu bổ,nhưng chưa đảm bảo sự kiên cố cần thiết, lại bị bão lớn tàn phá gần đây nênchưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất Các công trình thuỷ lợi nội đồngđều do diêm dân tự làm nên có đến 70-80% công trình cần được cải tạo,nâng cấp và đồng bộ hoá Hầu hết các cống đầu mối đều không xây dựng bểlắng cát nên hàng năm đều phải tốn nhiều công cho nạo vét Hệ thốngmương cấp, thoát nước, giao thông nội đồng cũng như hệ thống kho dự trữlưu thông muối đều xuống cấp, yếu kém, không đồng bộ và không thuận tiệncho quá trình sản xuất.[6]
Việt Nam có hai phương pháp sản xuất từ muối biển là sản xuất theophương pháp phơi cát ở miền Bắc và sản xuất theo phương pháp phơi nước ởmiền Nam Cả hai phương pháp này nếu sản xuất theo cách thức truyền thốnghầu như không tách được hết tất cả tạp chất từ nước biển Các tạp chất tannhư gốc sunfat, magiê, canxi… cần chất trợ lọc để loại bỏ
Hiện tại, Tổng Công ty Muối Việt Nam có nhiều cơ sở ứng dụng phươngpháp sản xuất mới (dùng bể lọc) tách được cả tạp chất tan và không tan, tuynhiên qui mô chưa lớn Chỉ một số cơ sở ứng dụng được công nghệ cao này nhưThanh Hóa, Nam Định, Ninh Thuận… còn đa phần vẫn theo phương pháptruyền thống lạc hậu, thiếu máy móc
Vai trò của muối ăn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân rất quan trọng,
sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một
Trang 11lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao; nhưng hiện nay, phương pháp sảnxuất muối của nước ta còn thô sơ và lạc hậu, độ tinh khiết của muối còn kém,mức sản xuất còn thấp so với khả năng của diện tích và nhân lực.
2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh muối ở nước ta hiện nay
Việt Nam được đánh giá là nơi “địa lợi” cho nghề muối, bởi có khoảnghơn 3.000 km bờ biển và khí hậu nhiệt đới Thế nhưng vài năm trở lại đây,nhập khẩu muối ngày càng tăng Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mấtcân đối cung cầu của ngành muối được đánh giá là do thiếu “thiên thời” và
“nhân hòa” Có 3 yếu tố chính tác động tới nghề muối là yếu tố chính sách,yếu tố điều kiện tự nhiên và yếu tố thị trường.[8]
2.3.3.1 Yếu tố chính sách
Chính sách nông nghiệp nông thôn: là tổng thể các biện pháp kinh tếhoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành cóliên quan đến nông nghiệp nông thôn theo một định mức với một mục tiêunhất định”[9].Chính sách nông nghiệp nông thôn không chỉ là chính sách đơnthuần về nông nghiệp, nông thôn mà là các chính sách, các biện pháp tác độngvào tất cả các lĩnh vực các ngành có liên quan đến nông nghiệp nông thôn
Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất muối+ Các chính sách mang tính vĩ mô, QĐ số 153/1999/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ về “Chính sách phát triển ngành muối” NĐ số 19/1999/NĐ-
CP ngày 10/04/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối Iốtcho người ăn QĐ số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêuthụ muối cho diêm dân
+ Các quyết định cho Tổng Công ty Muối: QĐ số 1111/1999/QĐ-TTgngày 30/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án khu kinh
tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ - Ninh Thuận QĐ số65/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt phương án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Tổng Công ty Muối vẫn làdoanh nghiệp nhà nước
Trang 12Từ những căn cứ trên cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối vớingành muối nhằm thúc đẩy cho ngành muối và các ngành công nghiệp hóachất phát triển.
Từ thực tiễn ngành muối trong ba năm qua, Bộ NN & PTNT đã kiếnnghị với Thủ tướng Chính phủ nhiều vấn đề nhằm giảm bớt khó khăn cho bàcon diêm dân Trước hết, phải tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập khẩumuối Hỗ trợ các hộ diêm dân trong vùng quy hoạch sản xuất muối được vayvốn tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội, được hỗ trợlãi suất với thời hạn vay là 36 tháng và số vốn được vay từ 40 đến 50 triệuđồng/ ha Có các chính sách hỗ trợ lâu dài cho diêm dân để đời sống của bàcon bớt khó khăn; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng muối gắn với đầu tưxây dựng nông thôn mới Cùng với đó, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoahọc phục vụ sản xuất, chế biến và đa dạng hoá các sản phẩm muối.[8]
2.3.3.2 Yếu tố thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu
tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất Khi thịtrường phát triển hàng hóa xuất ra bán giá cao, người sản xuất thu đượcnhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, quy mô sảnxuất được mở rộng và ngược lại[9] Hiện nay thị trường tiêu thụ muối củanước ta đang có nhiều bất cập, giá muối bấp bênh, người dân sản xuất rakhông tiêu thụ được còn chính phủ mấy năm gần đây phải đi nhập khẩumuối dùng cho công nghiệp
Việc Việt Nam xin gia nhập WTO vào cuối năm 2005 cũng như nhữngkết quả và triển vọng sau 5 năm trở thành thành viên chính thức của diễn đàn
Á - Âu APEC trong “Tuần lễ APEC tại Việt Nam” tháng 10 vừa qua là cơ hội
và thách thức rất lớn cho sản phẩm muối Việt Nam Trong xu thế hội nhậpnày, đòi hòi Tổng công ty muối phải nâng cao và cải tạo công nghệ hiện có đểtạo ra được những sản phẩm muối chất lượng hơn, tương đương các nướctrong khu vực và Quốc tế để xâm nhập vào thị trường nước ngoài nâng caothương hiệu VISALCO
Trang 13Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một nước có nền kinh tế
“dựa vào các yếu tố”- có nghĩa là một nền kinh tế mà sự tăng trưởng dựa vàocác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động chủ yếugiản đơn Như vậy, đối với ngành muối Việt Nam với truyền thống khai tháctheo phương pháp thủ công dựa vào sức lao động của diêm dân thì chất lượngmuối Việt Nam sẽ là một lợi thế cần khai thác triệt để Với tốc độ tăng trưởngGDP hơn 7%, mức sống của người dân Việt Nam đang dần được nâng caocùng với tâm lý thích tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao, các sản phẩmmuối chất lượng cao của Tổng công ty muối đang ngày càng thu hút Trongnhững năm tới với nhu cầu càng cao của người dân đòi hỏi một sự đầu tưkhông chỉ về chất lượng mà còn là hình thức của sản phẩm muối Việt Nam.[8]
2.3.3.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất muối
Do đặc điểm của nghề làm muối là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiếtnên tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến nghề sản xuất muối Tự nhiên là nhân tốkhó dự đoán nhất do tình hình thời tiết những năm gần đây thay đổi thấtthường, nhiều bão lụt gây khó khăn cho việc sản xuất muối của diêm dân cũngnhư khó khăn cho Tổng công ty Muối Việt Nam trong việc thu mua muối
Một số yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất và hiệu quả sản xuất của diêm nghiệp
- Nồng độ nước biển và mực thuỷ triều
Nước biển là nguyên liệu chính để sản xuất ra muối biển Thuỷ triều cao
và đều đặn sẽ tạo khả năng lấy nước biển vào đồng muối dễ dàng hơn Ngượclại cần phải sử dụng các trạm bơm để lấy nước biển vào đồng muối, chi phí sảnxuất cao hơn Tuy nhiên, nếu mức thuỷ triều quá cao sẽ phải xây đê biển kiên
cố để điều hoà lượng nước lấy vào đồng muối Việc này sẽ tạo ra nhiều chi phícho xây dựng và vận hành Nước biển có nồng độ NaCl càng cao thì nhiệt năngcần bay hơi để tạo ra một đơn vị khối lượng muối càng thấp và ngược lại
- Địa hình và đặc điểm đất đai khu vực sản xuất muối:
+ Địa hình đồng muối nếu bằng phẳng và rộng thì có thể xây dựng đồngmuối tập trung, tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất Khi đồng muối có độ dốc
Trang 14khoảng 1:1000-1:10.000 có thể sử dụng biện pháp cho nước biển tự chảy vàocác ô phơi nước, giảm được chi phí sản xuất.
+ Sóng biển không dồn quá mạnh, nhất là ở chính diện đồng muối đểgiảm thiểu chi phí đắp đê ngăn sóng
+ Không gần sông nước ngọt hoặc nguồn chứa nước ngọt quy mô lớn cóthể làm giảm độ mặn của nước biển
+ Không có đồi núi cao che chắn làm giảm sự bay hơi nước
+ Kết cấu đất phải đủ chắc chống thấm cao, không mềm, nhão làm ảnhhưởng kết cấu các khu chế nước chạt và chất lượng muối Đất nên có độ pHthấp hơn 7,0 và không chứa các ion kim loại như Mn2+, Fe2+…làm ảnh hưởngđến chất lượng muối
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bay hơi như: nhiệt độ, độ ẩm khôngkhí; hướng và sức gió… là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều trong sản xuấtmuối Lượng bay hơi càng lớn thì thời gian và hiệu quả sản xuất muối càngcao và ngược lại Nơi sản xuất muối cần có độ ẩm không khí thấp, nhiệt độkhông khí cao, thời gian nắng dài và có hướng gió thổi từ lục địa thổi tới vớicấp gió vừa phải (cấp 4-5)
- Lượng mưa: lượng mưa có ảnh hưởng lớn trong sản xuất muối Lượngmưa lớn phải xây dựng các thiết bị tháo nước ngọt, mất thời gian và chi phí đểtháo nước ngọt, khôi phục sản xuất, cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các
cơ sở hạ tầng đồng muối
- Bão: bão có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất muối Ngoài việc khắcphục những ảnh hưởng do mưa lớn gây ra, bão còn làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
cơ sở hạ tầng của đồng muối, nhất là các cống lấy nước, mương dẫn nước…
- Số lần mưa ít, số lượt nắng liền nhiều: Số lần mưa ít, mặc dù lượngmưa cao mà số lượt nắng liền có nhiều thì ảnh hưởng đối với sản xuất muốikhông cao nếu số lần mưa nhiều (cho dù lượng mưa nhỏ), số lượt nắng liền ítthì ảnh hưởng nhiều đến sản xuất muối vì khi đó không đủ thời gian nắng đểmuối kết tinh Nếu hàng năm, mưa chỉ tập trung vào một số tháng trong nămthì ảnh hưởng xấu của mưa tới sản xuất muối biển ở đồng muối sẽ không
Trang 15nhiều bằng khi mưa rải đều trong các tháng của vụ sản xuất Bởi vì mỗi khi có
mưa, diêm dân phải mất nhiều thời gian và chi phí để phơi khô mặt ô bay hơi
và đưa nước chạt về nơi sản xuất… Mưa, nhất là mưa bất thường cũng thường
làm mất đi phần nước biển đã được cô đặc đến những nồng độ nhất định trong
quá trình bay hơi trước đó, đôi khi còn làm mất đi lượng muối đã được sản
xuất trước đó do đa phần các kho chứa trong đồng muối đều là kho tạm.[6]
2.4 Thực trạng sản xuất muối ở Hà Tĩnh
Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hà Tỉnh cho biết Hà
Tĩnh có 137 km bờ biển, có 08 xã thuộc 4 huyện có hộ dân làm nghề muối,
với diện tích đất sản xuất muối là 328 ha, diện tích thực tế sản xuất 252 ha,
sản lượng hàng năm 25.000 - 30.000 tấn, giá trị bình quân 42 tỷ đồng
Bảng 2.2: Diện tích đất sản xuất muối trên toàn tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn: Theo báo cáo của chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Việc tiêu thụ muối chủ yếu thông qua các doanh nghiệp trong tỉnh
khoảng 28.000 tấn, bán cho tư thương các tỉnh khác 1.200 tấn và người dân tự
tiêu thụ trong tỉnh 800 tấn
Trang 16Trong những năm gần đây như năm 2008 từ nguồn vốn nhà nước, Chicục phát tiển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư các xã bình quân 150 - 200triệu đồng/mỗi xã để đầu tư nâng cấp hệ thống sản xuất muối kiên cố bằng bêtông xi măng Tuy nhiên theo phương thức đầu tư này thì số hộ dân đượchưởng lợi còn hạn chế Vì chỉ một số ít người dân làm muối được đầu tư [10]Cùng với thực trạng chung của nghề muối cả nước nghề muối ở Hà Tĩnhcũng đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức
Giá muối liên tục biến động tăng giảm Trúng mùa thì giá thấp và ngượclại là cái điệp khúc đeo đuổi diêm dân cả chục năm qua khiến cuộc sống của
họ ngày càng điêu đứng Trong khi đó, Nhà nước phải đi nhập khẩu muối đểcân bằng cung cầu
Không chỉ phập phồng với giá muối "nóng lạnh", người làm muối gầnnhư phải tự xoay sở trước hàng loạt khó khăn: Thiếu vốn đầu tư, phương tiệnvận chuyển, dự trữ
Do phải vay vốn với lãi suất cao, nhiều diêm dân còn phải bán "muốinon" để trả nợ, sau một vụ sản xuất, người dân lãi rất thấp Không được hỗ trợđúng mức, người làm muối phải tự cứu mình bằng cách bỏ nghề quay sangtìm kiếm nghề khác
Bước sang năm 2011 tình hình lại khó khăn hơn Nguyên nhân trước hết
do giá muối trên thị trường đều hạ xuống mức thấp chưa từng có, từ giá bán
Trang 17PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ sản xuất muối ở xã Hộ Độhuyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian nghiên cứu từ : 01/2011 đến 05/2011
3.2 Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu vai trò của nghề làm muối đối với đời sống vật chất và tinhthần người dân xã Hộ Độ- Lộc Hà-Hà Tĩnh
- Thực trạng của nghề làm muối của xã
- Xác định tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nghề làm muối
+ Yếu tố chính sách
+ Yếu tố thị trường
+Yếu tố tự nhiên
- Giải pháp để phát triển nghề muối
+ Đối với chính quyền địa phương
+ Đối với các ban ngành có liên quan
+ Đối với các hộ diêm dân
Trang 183.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn mẫu
Qua kết quả tìm hiểu, phỏng vấn cán bộ xã thì toàn xã có 13 xóm trong
đó có 12 xóm có diện tích sản xuất muối Trong 12 xóm đó có 2 xóm có diệntích sản xuất muối lớn nhất đó là xóm Vĩnh Yên, xón Trung Châu Để thựchiện mục tiêu nghiên cứu tôi tiến hành chọn 2 xóm này để khảo sát Đây củng
là 2 xóm có những chương trình, dự án đầu tư cho nghề làm muối
Chọn ngẫu nhiên 40 hộ làm muối Xóm Vĩnh Yên 20 hộ Xóm TrungChâu 20 hộ
Các hộ ở đây được chọn theo tiêu chí là những hộ đang sản xuất muốitrong xóm, có nhiều năm gắn bó với nghề
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Các thông tin số liệu được thu thập thông qua:
- Một số thông tin về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, tài nguyênthiên nhiên, đất đai của xã
- Các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Các báo cáo tổng kết và địnhhướng phát triển kinh tế của UBND xã Hộ Độ các năm 2008, 2009, 2010
- Sách, báo, internet các vấn đề liên quan đến nghề muối
- Các chương trình, dự án phát triển nghề muối của xã, huyện, tỉnh, củacác tổ chức phi chính phủ
- Các nghị định liên quan tới ngành muối của chính phủ
Thu thập thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn sâu người am hiểu:
Nghiên cứu đã tiến hành 07 cuộc phỏng vấn sâu trong đó có chủ tịch xã,phó chủ tịch, 4 người có thâm niên trong nghề làm muối, và 2 xóm trưởngcác xóm Vĩnh Yên và Trung Châu
Trang 19+ Nội dung: Tìm hiểu nghề làm muối, thực trạng và giải pháp.
+ Công cụ: Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với nói chuyện
Thu thập thông tin cấp hộ:
Quan sát, phỏng vấn theo bảng hỏi bán cấu trúc là những công cụ được
áp dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng của nghề muối
Số lượng mẫu thu thập qua bảng hỏi bán cấu trúc cụ thể như sau:
- Tổng số mẫu điều tra là 40 mẫu
- Tổng số nhân khẩu trong 40 mẫu điều tra là: 189 nhân khẩu với 117 laođộng đang làm việc
- Số người được phỏng vấn trực tiếp là 40 người
- Số người được phỏng vấn gián tiếp thông qua 40 người trên là: 149người
3.3.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp này được sử dụng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiêncứu, thực trạng sản xuất muối, thực trạng tiêu thụ của nghề muối tại địa bànnghiên cứu
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trìnhbày số liệu thô và lập bảng phân phối tần số Tần số là số lần thực hiện củamột quan sát
- Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đãthu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, củng là bảng trình bày kết quảnghiên cứu
Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từbên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu để tìm ra điểmmạnh, điểm yếu cơ hội thách thức của nghề làm muối trong giai đoạn hiệnnay Từ đó nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh
Trang 20- Để sử dụng phương pháp này, hai cuộc thảo luận nhóm được tiếnhành tại hai xóm Vĩnh Yên và Trung Châu Ở mỗi cuộc thảo luận chon 6người tham gia gồm: xóm trưởng và 5 người trong thôn có nhiều am hiểu
về nghề muối
Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu định được xử lý thông qua phần mềm Excel
Trang 21PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hộ Độ là một xã nằm ở vùng biển cửa, là trung tâm kinh tế phía Namhuyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, có tổng chiều dài đường địa giới hành chính là132.220m, có diện tích tự nhiên 668,96 ha (2007)
Ảnh từ Google Earth
- Phía Bắc giáp xã Thạch Mỹ, xã Mai Phụ huyện Lộc Hà
- Phía Nam giáp xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh
- Phía Đông giáp xã Thạch Bàn, thạch Đỉnh huyện Thạch Hà
- Phía Tây giáp xã Thạch Tượng, Thạch Long, Thạch Sơn, huyện Thạch Hà
Trang 22Hộ Độ nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 7km về phía Bắc, có dòngsông Hạ Hoàng thông ra biển qua cửa Sót, nơi đây là một địa bàn thuận lợicho việc giao thông đi lại bằng đường thủy Hiện nay, khu vực này là mộttrong những địa điểm hoạt động kinh tế sôi động, có tuyến đường tỉnh lộ 9 điqua, là cửa ngõ để vào huyện Lộc Hà cũng như ra biển lớn.
từ tháng 4 tháng 9, với nhiệt độ trung bình là 320C, có khi lên tới 390C đến
400C, thời gian này gió phơn Tây Nam thổi từ Tây Trường Sơn qua (hay còngọi là gió Lào) thổi vào tạo nên nhiệt độ rất khô và nóng vào đầu mùa hạ.Vùng đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh là hai nơi thời tiết gió Tây phát triển rấtmạnh, hằng năm quan sát được 20 đến 30 ngày Với đặc trưng khô nóng,hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, gió nhiều, bốc hơi mạnh, làđiều kiện lý tưởng để hạt muối kết tinh nhanh
Lượng mưa trung bình trên địa bàn xã hàng năm khoảng 2.955mm, nămcao nhất lên tới 4.927mm, năm thấp nhất khoảng 1.850mm Số ngày mưa bìnhquân/năm khoảng 140 ngày, chiếm 40% số ngày trong năm Mưa tập trungnhiều vào đầu tháng 9 đến tháng 12 hàng lượng mưa những tháng này thườngchiếm từ 70 - 75% lượng mưa của cả năm
Vào cuối mùa hạ, khoảng tháng 9, 10 thường có bão lụt Đây cũng làthời gian người dân không làm muối nữa Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 dếntháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn và lạnh, nhiệt độbình quân xuống dưới 200C, có lúc tụt xuống còn 100C đến 120C
Trang 23Đầu mùa khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho động thực vật pháttriển, nhưng vào giữa mùa đông thì rất lạnh Vùng đất này cũng là nơi hứngchịu nhiều trận lũ lụt và các cơn bão thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 12
âm lịch, vì ở ven sông địa hình thấp nên thường sau mỗi trận lại bị ngập úng,giao thông đi lại khó khăn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 668,96 ha (2007), nhìn chung đất đai ở
Hộ Độ khá đa dạng Theo tài liệu điều tra nông hóa thổ nhưỡng tỉnh Hà Tĩnhnăm 1976 và tài liệu điều tra bổ sung thì đất đai chủ yếu có các loại sau
Đất cát nhẹ: Chiếm khoảng 25% tổng diện tích đất tự nhiên của xã Loại
đất này bao quanh xã
Đất mặn trung bình do nước mạch mặn: chiếm 50% tổng diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở khu vực giữa địa bàn xã Đây là loại đất tốt và chủ yếu đểsản xuất muối
Đất mặn không trồng trọt được: loại đất này phân bố tập trung ở xóm
Nam Hà, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên Thực tế, đây cũng là loạiđất có thể làm muối, tuy nhiên không tốt bằng loại đất trên
Đất mặn chua: chiếm đến 20% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phía
Bắc giáp xã Mai Phụ Đất mặn chua cũng có thể sử dụng để làm muối, nếugia công làm giảm bớt độ chua và tăng thêm độ mặn của đất
Nhìn chung, với phương pháp sản xuất muối theo phương pháp phơicát thì chủ yếu là lấy chất mặn từ đất đã phơi với nước mặn, nên đất có độmặn càng lớn càng tốt Tuy vậy, nếu đất bị mặn thì không có khả năng làmnông nghiệp Trên thực tế, xã nhà đã tận dụng loại đất này để trồng rừngphòng hộ.[12]
Trang 24Bảng 4.1: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã 2 năm
2005 và 2010.
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)Tổng diện tích
Trang 254.1.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý gần biển, ba phía giáp
sông nước mặn, nên nguồn nước mặt của xã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, hệthống kênh mương là nước mặn, không có mương dẫn nước ngọt từ nơi kháctới Mặc dù sông Hạ Hoàng có trữ lượng nước mặt lớn và khá ổn định, songđây lại là nước mặn nên không có giá trị trong sản xuất nông nghiệp cũng nhưsinh hoạt khác
Nguồn nước ngầm: Hầu như trong xã, nguồn nước ngầm đều nhiễm
mặn Mức độ nông sâu thay đổi tùy thuộc vào địa hình và lượng mưa trongnăm
4.1.2.3 Tài nguyên biển
Xã Hộ Độ cách biển 6 km nhưng có dòng sông Hạ Hoàng thông ra vớibiển nên người dân đã lợi dụng chế độ thủy triều để lấy nước phục vụ chonghề muối Độ mặn của nước cộng với độ mặn của đất, qua các thao tác sảnxuất sẽ tạo ra hạt muối tinh khiết
4.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Do đặc thù của vùng nên diêm nghiệp là ngành kinh tế chính của xã.Bình quân năng suất hằng năm năng suất đạt 80 tấn/ha Thu nhập bình quânđầu người năm 2010 đạt 9,5 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo của xãthời điểm tháng 12 năm 2010 là 11% (theo chuẩn nghèo mới của cả nước)
Hạ tầng kinh tế - xã hội của xã đang nằm ở tốp trung bình của tỉnh Hầu nhưmọi người dân đều được sử dụng nước sạch nhờ chương trình đưa nước sạch vềvới người dân được thực hiện từ năm 2007 Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạocủa hệ thống chính trị ở xã: Đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí của Nhà nước
- Đặc điểm nguồn nhân lực
Diện tích đất ở là 38ha Dân số toàn xã ước tính có 1890 hộ với 7845khẩu chia làm 13 xóm, Nhìn chung dân cư tập trung khá đông Cụm dân cư
bố trí khá hợp lý, hầu như xóm nào cũng có diện tích làm muối
Trang 26Hiện xã có khoảng 2790 người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ nam49%, nữ 51%.
Lực lượng lao động khá đông, nhưng số lao động có tay nghề chiếm tỷ lệthấp Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động làmmuối vào mùa nhàn rỗi hiện nay vẫn là một vấn đề bức xúc cần được giải quyết
4.2 Một vài nét về nghề làm muối của người dân
Nghề làm muối của người dân ở đây đã có từ rất lâu đời, người dân đãtận dụng lợi thế về địa hình điều kiện khí hậu để tạo ra những đồng muối,sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước Nguồn nguyên liệu để sảnxuất muối là nước mặn dẫn từ biển về qua hệ thống kênh mương nội đồng.Người dân làm muối bằng những kinh nghiệm được truyền từ đời này sangđời khác
Nghề làm muối là một nghề vất vả Những nghề khác, người ta đi làmkhi trời râm mát nhưng với diêm dân lúc nắng to nhất là lúc ra ruộng làmmuối Mọi công đoạn từ khi lấy nước vào, phơi cát, lọc nước, phơi nước, đếnkhi thu muối thường phải kết thúc trong ngày nên nghề muối hầu như vắt kiệtsức lao động của diêm dân
LỊCH SẢN XUẤT MUỐI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG NĂM
Từ tháng 1 đến tháng 3 Sửa hoặc làm mới một số
công trình trên nại nhưnhăng, dạt lọc, xe đẩy,dụng cụ làm muối…
Chủ yếu là người lớn
Từ tháng 5 đến tháng 7 Vụ mùa Toàn bộ gia đình
Tháng 11 đến tháng 12 Nghỉ
Trang 28LỊCH LÀM MUỐI TRONG MÙA VỤ
xúc muối chở lại chỗ thu muahoặc chở về kho
Toàn bộ gia đình
4.3 Vai trò của nghề làm muối trong đời sống của người dân
4.3.1 Đối với đời sống vật chất
Hộ Độ là vùng đất mặn nên ngành nghề khai canh tác của địa phương cóphần hạn chế, sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm muối Suốtnhiều năm qua nghề làm muối là nghề nghiệp chính của người dân ở nơi đây,
có lúc nghề muối đã thu hút trên 80% lao động Tuy hiện nay nghề làm muốikhông phát triển bằng những năm trước đây, cơ cấu ngành nghề của xã đã cónhiều thay đổi nhưng đây vẫn là một trong những ngành nghề chính của xã,
số lao động tham gia vào nghề chiếm 25,4% lao động toàn xã
Là xã có diện tích đất sản xuất muối lớn nhất toàn tỉnh (93ha chiếm28,6% diện tích toàn tỉnh) Nghề làm muối đã tạo ra một số lượng sản phẩmkhá lớn, góp phần vào giá trị thu nhập của địa phương (năm 2010 đóng gópcho địa phương hơn 6 tỷ đồng)
Muối Hộ Độ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương và cácvùng lân cận, cho nguồn nguyên liệu của công ty muối Hà Tĩnh, các tư
Trang 29thương, cho các ngành nghề khác như chế biến ruốc, nước mắm, chế biến hảisản khô trong huyện và trong tỉnh.
Nhờ phát triển sản xuất muối đã tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cụthể là đường sá cầu cống, mương dẫn nước, các công trình công cộng phục vụcho sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của người dân
Nghề muối đã tạo ra một ngành nghề đem lại thu nhập cho nhiều hộ dântrong xã, đó là nghề “đổi muối” Bộ phận người dân này có thể trực tiếp hoặckhông trực tiếp sản xuất muối mà mua lại muối rồi mang muối đi bán cácvùng lân cận để kiếm thêm thu nhập Hiện nay trong xã có khoảng 45 laođộng thường xuyên tham gia vào công việc này
4.3.2 Đối với đời sống tinh thần
Nghề làm muối đã gắn bó với từ rất lâu đời với người dân ở đây, đã tạothành một biểu tượng của làng quê Hộ Độ, muối Hộ Độ được nhiều nơi ưachuộng vì chất lượng tốt, không có vị chát Không phải ngẫu nhiên mà công
ty muối Hà Tĩnh lấy biểu tượng là muối Hộ Độ
Ngành nghề đã thu hút nhiều lao động trong xã Không chỉ những ngườitrong độ tuổi lao động mà cả người già và trẻ em Các em nhỏ có thể tận dụngthời gian nghỉ hè phụ giúp ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, có thêmtiền sắm sửa sánh vở, đồ dùng cho năm học mới, vừa tránh được các tệ nạn
xã hội, biết quý trọng đồng tiền do công sức lao động làm ra
Nghề muối giúp gắn kết mọi người trong cộng đồng, người dân có thểgiúp đỡ nhau khi gặp phải các điều kiện tự nhiên như mưa giông bất ngờlàm mất muối gần thu hoạch, bão, lụt…làm cho đời sống tinh thần thêmsinh động
4.4 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối ở xã Hộ Độ
Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã (295,24ha) baogồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản,đất rừng ngập mặn và đất làm muối thì đất làm muối chiếm tỷ lệ cao nhất(41,11%)
Trang 30Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp trong xã năm 2010
10,79
4,22
31,00 12,87
41,11
Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây hằng năm Đất nuôi trồng thủy sản Đất rừng ngập mặn Đất làm muối
Nguồn: Báo cáo thuyết minh, kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng năm 2010
Phần lớn diện tích đất đai của xã bị nhiễm mặn nên khó canh tác các cácloại cây trồng nhưng phù hợp với sản xuất muối Người dân từ rất nhiều đờinay đã tân dụng loại đất này để hình thành nên những đồng muối Những năm
1950 đến 1960 nghề muối ở đây phát triển mạnh, có lúc diện tích toàn xã lênđến 150ha, hiện nay thì chỉ còn 93 ha đất sản xuất muối
Theo thống kê của UBND xã Hộ Độ thì toàn xã có 701 lao động tham giavào nghề muối (chiếm 25,4% lao động trên toàn xã) Theo số liệu điều tra cácngành nghề trong xã bao gồm làm muối, nuôi trồng thủy sản(NTTS), chănnuôi(CN), trồng trọt(TT), Vận tải, kinh doanh dịch vụ(KDDV), Ngành nghềkhác(làm thuê, xây dựng…) ta có bảng sau:
Hình 4.2: Biểu đồ phần trăm số lao động và đóng góp vào GDP của xã
NTTS CN,TT Vận tải,
KDDV
Ngành nghề
Đóng góp vào GDP của xã
Số lao động
Trang 31Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã năm 2010
Ta có thể nhận thấy mặc dù nghề muối đã từng là nghề đem lại thu nhậpchính cho người dân trong xã, Nhưng hiên nay đóng góp vào GDP của xã lạigiảm đi đáng kể Số lao động tham gia vào nghề khá cao nhưng trong năm
2010 nghề làm muối chỉ đóng góp 18% GDP của toàn xã Điều này cho tathấy nguy cơ tụt hậu của nghề muối trong nền kinh tế của xã nhà
Bảng 4.2: Sản lượng và thu nhập từ nghề muối của toàn xã qua các năm
qua các năm
Thu nhập 6,2 tỷ đồng 5,9 tỷ đồng 5,4 tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã 3 năm 2008, 2009, 2010
Qua số liệu trên cho ta thấy sản lượng muối của toàn xã là khá cao tuynhiên chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất muối của địa phương Năm
2009 sản lượng muối giảm mạnh so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 sảnlượng muối tăng lên đáng kể Việc tăng giảm sản lượng muối phản ánh việctăng giảm diện tích sản xuất và sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của nghềlàm muối
Hiện nay toàn xã đang còn một số diện tích đất có thể làm muối nhưngkhông được khai thác, hoặc đã khai thác song người dân không sản xuất dẫnđến tình trạng đất đai bị hoang hóa
Bảng 4.3: Diện tích đất làm muối và đất làm muối bị bỏ hoang trong 3
năm 2008, 2009, 2010 Chỉ tiêu DT năm 2008 DT năm 2009 DT năm 2010
Trang 32(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã 2010).
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy diện tích đất sản xuất muối đang bị thuhẹp dần nguyên nhân là do (i)một số hộ dân chuyển sang nuôi trồng thủy sản,(ii) một số người dân không tiếp sản xuất muối, (iii) đường dự án mỏ sắtThạch Khê thu hồi đất của xã với tổng diện tích thu hồi là 141,599,9 m2 trong
đó diện tích đất làm muối là 38.399,6 m2 Diện tích đất làm muối bị bỏ hoangtăng lên đáng kể nhất là giai đoạn từ năm 2009-2010 do nhiều hộ diêm dân bỏnghề để tìm công việc khác, diện tích đất sản xuất không được sử dụng vẫnđóng thuế đất sản xuất hằng năm (30.000đ/1 sào muối thường và 40.000đ/1sào muối sạch) để giữ diện tích sản xuất Khi muối được giá họ lại tiếp tục tusửa ô nại để sản xuất
Xã có 13 xóm thì có đến 12 xóm có diện tích làm muối, trong đó có 2xóm sản lượng muối cao là Trung Châu và Vĩnh Yên
Bảng 4.4: Sự phân bố diện tích đất sản xuất muối trong xã
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.
Sự phân bố diện tích ở các xóm là không đồng đều Đồng muối lớn nhất
xã là của 2 xóm Vĩnh Yên và Đông Phong chiếm 31,5% Theo quan sát vàtìm hiểu từ người dân thì chất lượng và sản lượng muối làm ra ở các đồngmuối này cũng có sự chênh lệch Những xóm nào có diện tích muối lớn, xavùng dân cư, gần nguồn nước mặn hơn thì chất lượng và sản lượng muối sẽcao hơn các xóm khác
Việc có nhiều hộ dân không sản xuất muối và diện tích đồng muối khôngtập trung dẫn đến sản xuất muối của diêm dân ở đây còn khá rời rạc, chưa tậptrung gây khó khăn trong việc quản lý và ổn định sản xuất
Trang 33Với mỗi sào( 500m2) sản xuất muối chi phí cho các vật tư làm ô phơimuối như sau:
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất đầu vụ/1 sào
độ mặn nên khi đưa vào sử dụng, các ô phơi muối này có tuổi thọ thấp, chỉ từ
2 đến 3 năm là phải làm lại Nên đầu mỗi vụ sản xuất muối người dân phải bỏchi phí để cải tạo ô phơi muối, hoặc làm mới lại ô nại nếu đã bị hư hỏng.Thông thường người dân làm mới hoặc cải tạo ô nại từ tháng 3, tháng 4,khi chuẩn bị bắt đầu một vụ muối mới Mỗi sào làm ô mới chi phí dao động
từ 1.700000đ đến 2.500000đ Nếu số vốn đầu tư nhiều thì năng suất và chấtlượng muối sẽ tốt hơn, có thể đạt trên 5 tấn/sào/năm Với những hộ có diệntích lớn thì chi phí bỏ ra cũng lớn hơn Đối với người dân làm muối thì đây làmột số tiền không nhỏ Nếu muối mất mùa hoặc giá muối thấp thì việc chi trảcho chi phí này sẽ gặp nhiều khó khăn
Ngoài ra còn có chi phí cho các dụng cụ lao động Các công cụ lao độnglàm muối bao gồm: Bừa trục, lăn, cày, trang đất, rổ, xe chở cát, sêu, ống nứa,boome kế, nạo muối, bù múc nước… (bản ảnh phụ lục) Chi phí mua sắm cácdụng cụ này từ 250-300 ngàn đồng/sào, số năm sử dụng từ 4-5 năm
Trang 34Diện tích đất sản xuất mỗi hộ trong xã hiện nay chủ yếu là từ 1-3 sào(mỗi sào 500m2) Chỉ có một số ít hộ trong xã có diện tích 4-5 sào (tươngđương 2000m2-2500m2)
Trong 40 hộ điều tra và khảo sát thì thu nhập bình quân của các hộ như sau:
Bảng 4.6: Thu nhập từ nghề muối của các hộ khảo sát
ĐVT: triệu đồng
Thu
nhập
Cả năm BQ/tháng Cả năm BQ/tháng Cả năm BQ/tháng
Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011
Qua bảng trên ta có thể thấy:
Đối với các hộ có diện tích sản xuất 1-1,5 sào(5/40 hộ khảo sát), thường
là các hộ có ít lao động, những hộ này thu nhập từ làm muối chỉ từ 3 đến 4triệu đồng/năm Sản xuất chỉ trong 4 tháng nên thu nhập bình quân tháng chỉđạt 3- 4 trăm ngàn Những tháng còn lại người dân phải tìm nghề khác để sinhsống Đời sống của họ khá khó khăn
Đối với các hộ có 2 -3 sào sản lượng muối lớn hơn nên thu nhập có caohơn(7-12 triệu/năm), nhưng đổi lại chi phí đầu tư cho ô nại cũng lớn hơn.Mức thu nhập này không ổn định vì giá cả lên xuống thất thường và nghềmuối phụ thuộc nhiều vào thời tiết Mặt khác, xã hội bên cạnh sự phát triểnthì mức độ lạm phát của đồng tiền trong những năm gần đây là rất cao, chi phí
để sản suất muối cũng như sinh hoạt đều tăng lên Từ đó đòi hỏi giá sức laođộng cũng tăng lên Trong các nghề khác trong xã mà tiêu biểu là làm khoán,làm công ăn lương tăng thu nhập thì thu nhập từ nghề muối không đáp ứng đủnhu cầu cho người dân
Trang 35Hộp 1
Ông Lê Duy Luân một ngươi dân làm muối trong xã đã nói “ Nhà tôi làm
3 sào muối, năm ngoái bán được hơn 10 triệu đồng nhưng sang đến năm naymuối làm ra rồi bán chẳng được vẫn còn khoảng 3 tấn để ở nhà Hai vợ chồng
là lao động chính nhưng giờ còn lại mình tôi làm, Cả ngày phơi nắng trênđồng muối, một lao động bình quân chỉ thu được khoảng 1 tạ muối Với giábán sau khi đã được hỗ trợ khoảng 65.000 đồng/tạ, chưa bằng tiền công trảcho 1 lao động tự do (khoảng 100 ngàn/ngày) vợ tôi đi làm công trình thicông đê biển, thu nhập gần trăm nghìn ngày, hơn đứt nghề làm muối
Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011
Một thực tế hiện nay nữa là sự ô nhiễm môi trường của làng nghề, tuychưa tới mức báo động nhưng đây củng là một điều đáng lo ngại nước biểnnguồn nguyên liệu cho sản xuất muối bị lẫn nhiều tạp chất hơn so với trướckia, mặt khác nước thải sinh hoạt và của người dân củng gây nên tình trạng ônhiễm nguồn nước dẫn vào từng chân ruộng, làm giảm chất lượng của hạtmuối làm ra Chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức của người dântrong vấn đề này, có những biện pháp thiết thực để bảo vệ nguồn nước, bảo vệmôi trường làm muối
Vấn đề bức xúc nhất của người dân hiện nay là chính là tiêu thụ muối.Trong thời gian gần đây các mặt hàng nông sản khác hầu như tăng giá thìmuối lại liên tục bị rớt giá gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của diêm dân.Muối làm ra có lúc bán chậm hoặc được thu mua với giá thấp, thậm chí cóthời điểm rất thấp (500đ/1kg) Giá muối lên xuống thất thường làm cho nhiều
hộ diêm dân điêu đứng với nghề Nhiều hộ diêm dân đang có ý định bỏ nghề
vì muối không được giá, không có tiền để đầu tư cho vụ sản xuất mới
Để hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất muối hiện nay chúng ta thử làm mộtphép so sánh Vào khoảng thập niên 80 nghề muối ở đây ăn nên làm ra Một tạmuối đổi được 15kg gạo, nhiều hộ mỗi năm sản xuất hàng chục tấn Sản phẩmlàm ra nhà nước thu mua hết, người dân không lo về khâu tiêu thụ Còn giờ đâychỉ đổi đươc 6kg với số muối tương tự Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được,giá cả biến động thất thường khiến cho đời sống người dân khó khăn hơn