khoai tây - ban chinh thuc

31 104 0
khoai tây - ban chinh thuc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) Tiếng Anh : Potato I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ Khoai tây thuộc nhóm cây thực phẩm cao cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong "củ" khoai tây phong phú, đa dạng, bao gồm : tinh bột, protein, gluxit, lipit, các loại vitamin, caroten, B1, B2, B3, B6, PP, C. Thành phần khoáng của khoai tây chiếm chủ yếu là P, Ca, Fe, Mg, K. Trong củ khoai tây còn chứa một số axit amin tự do, vì vậy giá trị dinh dưỡng ở khoai tây được khẳng định là rất quan trọng đối với con người. Trong củ khoai tây chứa khoảng 78% nước, gần 1% chất béo. Hàm lượng chất khô biến động từ 18,3-22,0%, trong đó 82% của chất khô là cacbon hydrat, tinh bột, một số chất xơ và lượng nhỏ đường đơn. Hàm lượng Protein ở khoai tây tươi là 0,6-1,2%. Trong 100g tươi phần ăn được có các loại vitamin chủ yếu như B1 là 0,1 - 0,15%, B2 0,05 mg %, C từ 20 -30 mg%. Các chất khoáng cơ bản là P 50 mg %, Ca 10 mg %, Fe 1,2 mg %. Ngoài ra còn có 0,05 - 0,07 mg % Riboflavin và 0,9 mg % Nicotic. Khoai tây chứa 12 loại vitamin và muối khoáng, ngoài ra còn có thiamin, sắt, folic axit. Khoai tây được nhận định là có giá trị dinh dưỡng tốt hơn ngũ cốc và đậu tương. Khoai tây cũng giữ vai trò là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, đứng vị trí thứ 5 sau lúa, ngô, mì, mạch; bởi khoai tây cung cấp 15,3 - 16,3 % hàm lượng tinh bột. Hiện nay thế giới đã vượt xa con số 100 nước trồng khoai tây so với năm 1997. Vị trí quan trọng của cây khoai tây được khẳng định hàng đầu ở nhiều nước châu Âu (Liên Xô, Hà Lan, Đức), Nam Mỹ và châu Mỹ la tinh. Mức tiêu thụ khoai tây ở đây đạt bình quân 33 - 35 kg/ người/ năm. Riêng ở Đức, mức tiêu thụ đứng hàng đầu thế giới (140 - 144 kg/ người/ năm). 1 Theo thống kê của FAO (2004 - 2005): diện tích trồng khoai tây toàn thế giới có xu hướng giảm dần, từ 20.028.896 ha xuống 18.652.381 ha. Năng suất tăng rõ vào năm 2004 và 2005. Tuy nhiên năng suất tăng không nhiều. Do đó tổng sản lượng tăng không đáng kể. Lượng khoai tây giống được sản xuất cho trồng trọt nhiều hơn. Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây giống trên thế giới Thế giới Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 20.028.896 19.632.768 19.064.291 18.972.088 18.753.576 18.652.381 Năng suất (tấn/ha) 16,40 15,92 16,62 16,64 17,62 17,26 Tổng sản lượng (tấn) 328.654.784 312.507.892 316.860.423 315.750.538 330.518.791 321.974.152 Khoai tây giống (tấn) 36.370.912 35.196.285 34.829.689 36.218.515 35.468.643 36.470.736 Giữa các châu lục có sự chênh lệch rõ về số nước trồng khoai tây, diện tích và năng suất đạt được. Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất (42 nước). Dẫn đầu về diện tích trồng là Trung Quốc (4,602 triệu ha), kế đó là châu Âu (38 nước), với nước Nga chiếm diện tích 3,211 triệu ha. Châu Đại dương có 6 nước trồng khoai tây, chiếm diện tích nhỏ nhất. Về năng suất, New Zealand đạt năng suất cao nhất thế giới (50 tấn/ha), rồi đến Hà Lan (43,4 tấn/ha), Kuwait (41,3 tấn/ha) và Mỹ (40,16 tấn/ha). Năng suất thấp nhất là ở Đông Timo (2,5 tấn/ha). Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây giống ở Việt Nam Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 28.022 30.000 32.102 33.887 34.000 35.000 Năng suất (tấn/ha) 11,28 10,53 11,76 10,69 10,74 10,57 Tổng sản lượng (tấn) 315.950 315.950 377.472 362.371 365.000 370.000 Khoai tây giống (tấn) 30.000 32.102 33.887 32.000 33.000 33.000 2 Ở Việt Nam, khoai tây là một trong các cây trồng quan trọng của vụ đông, bởi nó có thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 105 ngày), tiềm năng cho năng suất cao. Kể từ năm 2000 - 2005 diện tích tăng từ 28.022 ha lên 35.000 ha, nhưng năng suất chưa ổn định, vì vậy tổng sản lượng tăng không nhiều, lượng giống có xu hướng được sản xuất nhiều hơn. Ưu thế của khoai tây là hàng hóa xuất khẩu tươi hoặc đông lạnh cho nhiều nước trên thế giới, nhanh chóng thu được ngoại tệ. Tình hình xuất khẩu khoai tây trên thế giới so với một số loại rau khác (bình quân/ năm, %) Loại rau Tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau 1999 - 2001 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau0 1999 - 2001 Cà chua nghiền Cà chua tươi Khoai tây đông lạnh Khoai tây tươi Dưa chuột Hành khô 1,6 4,3 2,8 2,2 1,2 1,0 4,9 4,5 11,2 0,7 3,7 4,4 (Nguồn : FAO START) Bảng trên chỉ ra rằng: Trong nhóm rau cao cấp, khoai tây giữ vị trí quan trọng hàng đầu tương đương vị trí của cà chua về tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 1999-2001. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn so với các loại rau khác. Để sử dụng khoai tây, người ta chế biến theo nhiều cách để phù hợp với tập quán và thị hiếu của con người: Luộc, rán, nướng, hấp, nấu súp, nấu cari, nghiền sấy bột, tráng bánh, làm mứt… Phụ phẩm của khoai tây được tận dụng để phục vụ cho công nghiệp hóa học: chiết xuất acid citric, chưng cất rượu, tráng phim ảnh…Khoai tây còn là nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi gia súc. 3 II. NGUỒN GỐC, SỰ PHẤN BỐ, PHÂN LOẠI KHOAI TÂY 1. Nguồn gốc và sự phân bố Khoai tây là một cây trồng cổ đại. Các bằng chứng về khảo cổ học, lịch sử và ngôn ngữ học cũng như thực vật học đều chứng minh rằng khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nhiều loài khoai tây hoang dại còn tồn tại đến ngày nay, đặc biệt ở dãy Andes thuộc Pêru, Bolivia. ngoài ra các loại hoang dại cũng xuất hiện ở Mexico và Trung Mỹ, nhưng dạng Solanum tuberosum tại đây lại được cho là đã du nhập từ Nam Mỹ. Nhiều hiện vật khảo cổ bằng gốm sứ được tìm thấy tại bờ biển phía bắc Peru thuộc nền văn hóa Inca (khoảng thế kỷ 4 sau công nguyên) là những bằng chứng quan trọng về cây khoai tây trồng trọt vì những hiện vật gốm sứ được mô phỏng theo hình củ khoai tây, đã được Salaman phân tích tỉ mỉ (1937, 1939, 1949) khẳng định đều thuộc về Peru, mặc dù cây khoai tây cũng được biết là loại cây trồng cổ xưa của một số nước khác như Colombia, Ecuado, Bolovia, Arhentina, Chilê. Cây khoai tây được đưa vào Tây Ban Nha từ Nam Mỹ năm 1570 rồi lan rộng ra các nước và gần 100 năm sau có mặt hầu hết ở các nước châu Âu. Theo Gerard (1597) khẳng định khoai tây đã đến Virginia (Miền bắc Carolina) lục địa Bắc Mỹ, nhưng thực tế khoai tây được trồng trọt trước năm 1700. Khoai tây vào Pháp năm 1600 do hai nhà thực vật học người Thụy Sỹ C. Bauhin và J. Bauhin mang tới và chúng được trồng trọt rộng rãi vào năm 1773. Từ Châu Âu khoai tây sang Ấn Độ năm 1610, vào Trung Quốc năm 1700 và 1766 vào Nhật Bản. Khoai tây đến với Áo, Italia, Đức rồi lan rộng ở các vùng lãnh thổ Châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Khoai tây thực sự được trồng trọt trên quy mô lớn, khoảng sau 1870 và mãi tới thế kỉ 19 mới thực sự phổ biến trên các châu lục. Ở Việt Nam, khoai tây được người Pháp đưa vào trồng trọt năm 1890 tại một số vùng : Tú Sơn - Hải Phòng (1901), Trà Lĩnh – Cao Bằng (1907), Thường Tín – Hà Tây (1917). Hiện nay, khoai tây được trồng tập trung ở vùng đồng 4 bằng thuộc châu thổ sông Hồng, Đà Lạt (Lâm Đồng). Gần đây, khoai tây bắt đầu trồng tại một số vùng núi phía Bắc như Sapa (Lào Cai), Hoà An (Cao Bằng). Kết quả nghiên cứu cho thấy khoai tây trồng ở độ cao so với mặt biển đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, tính thích ứng cao, ít sâu bệnh. 2. Phân loại Khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum là một chi rất lớn với trên 2000 loài được phân bố hầu khắp trên thế giới. Sự đa dạng về loài, giống tập trung chủ yếu ở Trung – Nam Mỹ và Australia. Cùng với loài S.tuberosum có khoảng 7 loài trồng trọt khác. Nhiều tác giả cho rằng : phân loại khoai tây chủ yếu dựa vào cấu trúc hoa bởi nó thể hiện giá trị đầu tiên chỉ sự khác biệt giữa các chi khác nhau. Theo J.G Hawkers (1991), khoai tây được phân thành 18 nhóm, trong đó có 68 loài hoang dại, chỉ có 8 loài trồng trọt, được chia thành 4 nhóm chủ yếu dựa vào số lượng nhiễm sắc thể. Nhóm 1: Diploids : 2n = 24. Nhóm có 4 loài, đại diện gồm : 1. S.x Ajanhuiri Juz.et Buk 2. S.Gomiocalyx Juz.et Buk 3. S. Stenotomum Juz.et Buk 4. S. Phureja Juz.et Buk Trong 4 loài, loài S. phureja Juz.et Buk có ý nghĩa lớn đối với trồng trọt. Đặc điểm : Lá thưa, nhẵn bóng, cho thu hoạch củ sau trồng 3 – 4 tháng. Trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn không ngủ nghỉ. Nhóm này thích ứng ở độ cao thấp hơn so với các loài khác, hiện được trồng tại Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bắc Bolivia, vùng núi dốc ẩm ướt thuộc phía Đông dãy Andes. Nhóm 2 : Triploids : 2n = 36. Có 2 loài : 1. S. x Chaucha Juz. Et Buk 5 Là dạng lai tự nhiên giữa S. tuberosum subp. Andigena và S. stenotomum. Đặc điểm của loài này là tràng hoa chia thuỳ, rộng và dài gấp 3 lần khi hoa nở. Loài này tập trung ở Trung Peru đến Trung Bolivia và phân bố rất cao so với mặt biển. 2. S. x Juzepczukii Buk Là dạng lai tự nhiên giữa S. Acaule x S. stenotomum, phân bố ở miền Trung Peru đến phía Nam Bolivia, ở rất cao so với mặt biển, kháng bệnh sương mai. Nhóm 3 : Tetraploids : 2n = 48 Có một loài là S. tuberosum L. Đặc điểm : Lá hơi cuốn, lá chét hình ôvan, chiều đài lá gấp hai lần chiều rộng, tràng hoa chia thuỳ, chiều dài bằng một nửa chiều rộng. Có hai loài phụ : 1. Subspecies tuberosum 2. Subspecies Andigena (Juz. Et Buk) Hawkes Nhóm 4 : Pentaploids : 2n = 60 Có một loài là S. x curtilobum Juz. Et Buk. Đặc điểm : Lá thẳng, cứng, cuống nhỏ,đốt dài, tràng hoa to màu tía, đường kính 3 – 3,5 cm. Những loài, giống khoai tây trồng trọt đã được các nhà khoa học nỗ lực lai tạo, hiện nay đã có thể trồng trọt ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở khu vực nhiệt đới và Á nhiệt đới, khoai tây cần được trồng trong vụ Đông vì cho đến hiện tại, khoai tây vẫn chưa thích nghi tốt với điều kiện của các vụ khác. Thực tế, các loài, giống khoai tây trồng trọt thích nghi với điều kiện khí hậu ở những vùng có nhiệt độ mát và ở độ cao so với mặt biển. Ngoài ra, cũng có một số giống trồng ở vùng thấp gần với mực nước biển. III. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC Cây khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae) là cây hàng năm, thân thảo. Khoai tây trồng chủ yếu bằng củ giống (trồng bằng phương pháp vô tính) cũng có thể trồng khoai tây từ hạt (để giống bằng phương pháp hữu tính) nhưng ít phổ biến. 6 Tổng thời gian sinh trưởng của khoai tây thương phẩm được tính từ khi trồng củ mầm cho đến khi thu hoạch củ mới hoặc từ cây con gieo hạt đến thu hoạch củ, nhưng tổng thời gian sinh trưởng ở khoai tây giống phụ thuộc vào phương pháp để giống: - Để giống vô tính (củ giống): kể từ khi trồng đến thu hoạch củ thương phẩm. Nếu để giống bằng phương pháp này cần chọn lọc giống ngay trên đồng ruộng cho đến khi thu hoạch và đưa vào kho bảo quản. - Để giống hữu tính (thu hạt): kể từ khi gieo trồng từ hạt đến khi thu hoạch hạt giống mới. 1. Rễ Khoai tây mọc từ hạt có rễ chính và rễ chùm. Khoai trồng từ củ giống chỉ phát triển rễ chùm. Khi mắt củ bắt đầu nảy mầm, phần gốc mầm cũng xuất hiện những chấm nhỏ, chính là mầm mống của rễ. Rễ liên tục xuất hiện suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Rễ xuất hiện tập trung sau trồng 25 - 30 ngày. Ở các thân ngầm dưới mặt đất (còn gọi là tia củ) cũng có khả năng ra rễ, nhưng rễ ngắn và ít phân nhánh. Các loại rễ khoai tây đều tham gia vào quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng để nuôi cây và thân củ. Bộ rễ phân bố chủ yếu trên tầng đất cày 0 - 40 cm. Tuy nhiên mức độ phát triển của bộ rễ còn phụ thuộc vào các yếu tố như : kĩ thuật làm đất, tính chất vật lý của đất, độ ẩm, giống và các yếu tố ngoại cảnh khác. Nghiên cứu bộ rễ nhằm mục đích : chọn đất thích hợp, tạo tầng canh tác dầy và liên quan tới kĩ thuật xới, vun cho khoai tây. 2. Thân Thân khoai tây gồm hai phần : Phần thân trên mặt đất và phần thân dưới mặt đất. * Phần thân trên mặt đất Mầm đỉnh mọc trong thời gian bảo quản tại kho. Sau khi trồng từ 7 - 10 ngày, mầm từ củ giống vươn dài lên khỏi mặt đất phát triển thành thân chính, 7 mang lá. Cả thân và lá khoai tây đều tham gia quá trình quang hợp. Thân trên mặt đất thường mọc thẳng đứng hay dích dắc giữa các đốt có dạng tròn hoặc 3 - 5 cạnh. Trên thân có lông tơ cứng, khi già lông rụng. Lớp tế bào nằm sát biểu bì của thân chứa chất chlorofin, thân có màu xanh. Nếu chứa các sắc tố khác thì thân có màu tím hoặc hồng. Chiều cao thân thể hiện đặc trưng hình thái của giống, thay đổi từ 35-150cm. Trung bình có 2-5 thân/khóm, có một số giống số lượng thân nhiều hơn. Sự phân cành của thân xác định hình dạng của khóm (phân cành đứng thân lá gọn, phân cành ngang tán lá xoè rộng) Sự thay đổi về chiều cao thân, số thân/khóm, màu sắc… phụ thuộc các yếu tố : Giống, điều kiện trồng trọt, điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng, thời vụ, phân bón * Phần thân dưới mặt đất (thân củ) Củ khoai tây thực chất là do sự phình to và rút ngắn của tia củ (thân ngầm hay còn gọi là thân địa sinh, bởi thân phát triển trong điều kiện bóng tối). Về cấu tạo và hình thái cho thấy : củ khoai tây hoàn toàn giống như cấu tạo của một thân. Các mắt củ mang vết tích của những gốc cuống lá tạo thành các lá vảy. Mắt củ hình thành trong điều kiện bóng tối. Mỗi mắt có 1 mầm chính, ngoài ra còn có mầm bên. Mầm chính trên đỉnh củ thường mọc trước. Khi mầm chính mọc, các mầm bên bị ức chế. Nếu mầm chính gãy, mầm bên sẽ mọc tiếp. Mỗi mắt thường có 2-3 mầm ngủ và thường tập trung nhiều nhất trên đỉnh củ (tương ứng với các đốt phân ngọn của thân). Hình dạng, mầu sắc củ, số mầm mọc trên củ thể hiện cho đặc trưng giống. Giữa giai đoạn sinh trưởng thân lá và tích lũy dinh dưỡng vào củ mối quan hệ giữa các bộ phận trên và dưới mặt đất liên quan chặt chẽ. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ này khi đạt 1: 1 hoặc 1 : 0,8 năng suất khoai tây sẽ đạt cao nhất. Do vậy, khi lá bị tổn thương năng suất giảm rõ rệt. 8 3. Lá Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây : đầu tiên là các lá nguyên đơn, dần dần hình thành lá kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối cùng là các lá hoàn chỉnh. Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của lá trên thân thể hiện đặc điểm của giống và quyết định đến độ thoáng cũng như khả năng hấp thu ánh sáng của mỗi lá và bộ lá. Các lá ở tầng giữa có khả năng quang hợp mạnh nhất. Góc độ giữa lá và thân lớn, lá gần như song song với mặt đất. Khi diện tích che phủ đạt từ 38.000 - 40.000 m 2 /ha, khả năng quang hợp là lớn nhất, tiềm năng năng suất đạt cao nhất. Do đó, nếu diện tích lá giảm đi một nửa, năng suất giảm tối thiểu 30%. 4. Hoa - Quả - Hạt Hoa : Hoa khoai tây là loại hoa tự thụ phấn. Hạt phấn hoa thường bất thụ do vậy tỉ lệ đậu quả thấp. Hoa có cấu trúc hình xim. Hoa 5 cánh, màu trắng, tím, tím hồng hoặc trắng phớt tím (phụ thuộc đặc trưng của loài, giống). Quả : Là loại quả mọng hình tròn hoặc trái xoan, mầu xanh lục, có 2 - 3 noãn tạo 2 - 3 ngăn chứa hạt rất nhỏ. Hạt : Dạng tròn dẹt, màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt là 0,5g. Hạt có thời gian ngủ nghỉ dài như củ giống. IV. CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA KHOAI TÂY 1. Thời kì ngủ nghỉ Củ khoai tây bắt đầu ngủ nghỉ khi cây bước vào giai đoạn chín sinh lý. Lúc này thân lá trên mặt đất vàng úa tự nhiên. Củ khoai tây là mô sinh dưỡng, khi thu hoạch từ đồng ruộng chuyển về kho bảo quản, ngay trong điều kiện tự nhiên, khoai tây không nảy mầm, kể cả để chúng trong môi trường thích hợp nhất. Hiện tượng này được coi là "nghỉ" ở củ khoai tây (Suart, Milstead, Wright, Peacast. Hemberg 1985). Những lí giải cho hiện tượng này chưa nhất quán, nhưng đã có một số quan điểm được đưa ra như sau : 9 Khoai tây có hiện tượng ngủ nghỉ vì cuối thời kì chín sinh lý, lớp vỏ củ hình thành tầng bần bao quanh củ, hạn chế khả năng hút nước, oxy dẫn tới quá trình biến đổi lí hóa học ở bên trong củ không thể thực hiện được. Theo Hemberg (1970), ở thời kì ngủ nghỉ, chất ức chế đã được tìm thấy trong vỏ củ khoai tây, được gọi là chất ức chế B và nó giống như chất ức chế phức B được Bennett, Clack, Kefford khám phá năm 1953 (mà sau đó được xác định là axit abscisic (ABA). Theo El - Antably Warreing và Hillman (1967) thì ABA là chất làm ức chế sự nảy mầm của khoai tây, ABA ngăn cản việc tổng hợp axit nucleic, mà sự tổng hợp axit nucleic có thể là yếu tố chính ngăn cản sự nảy mầm (Shik và Rappaport, 1970). Emlson (1949) công bố : Khoai tây thu hoạch non (chưa đủ độ chín sinh lý sẽ kéo dài thời kì ngủ nghỉ. Những giống khoai tây sinh trưởng ở điều kiện lạnh, ẩm có xu hướng kéo dài thời kì ngủ nghỉ hơn so với với điều kiện khô, ấm do làm chậm sự "chín" của củ (Borak và Milthorpe 1962). Còn ý kiến của Burt (1964) : Kĩ thuật và thời gian bảo quản lâu sẽ làm khoai tây chóng nảy mầm khi gặp nhiệt độ thích hợp và số mầm mọc/củ sẽ nhiều hơn, điều kiện nhiệt độ cao cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình chín sinh lý, giảm thời kì ngủ nghỉ. Trong quá trình bảo quản, nếu nồng độ khí CO 2 tăng 2 - 4% sẽ rút ngắn thời kì ngủ nghỉ. Nồng độ khí CO 2 dưới 2% và 15% trở lên sẽ hạn chế sự nảy mầm (kéo dài thời kì ngủ nghỉ). Thời kì ngủ nghỉ ở khoai tây thường kéo dài 50 - 100 ngày, cá biệt có giống ngủ nghỉ tới 4 - 5 tháng. Thời gian ngủ nghỉ của khoai tây còn phụ thuộc vào giống. 2. Thời kì nảy mầm Trong quá trình ngủ nghỉ, thực chất trong củ khoai tây vẫn xảy ra các biến đổi lý hóa học. Theo các tác giả Rapport và Smith (1962), hàm lượng gibberellin ở trong củ tăng vào cuối thời kì ngủ nghỉ, làm giảm nồng độ chất ức chế, thúc đẩy khoai tây nảy mầm. Brian Hamming và Radley (1955) chỉ ra rằng axit 10 . hạt Đa phần diện tích trồng khoai tây trên thế giới được sử dụng từ củ khoai tây. Có 5- 15% diện tích khoai tây được sản xuất từ hạt. Chương trình sản xuất khoai tây hạt nhằm thoả mãn lượng hạt. khoai tây nảy mầm. Brian Hamming và Radley (1955) chỉ ra rằng axit 10 gibberellin (GA) kích thích củ khoai tây nảy mầm. Khi xử lý GA làm giảm hàm lượng chất ức chế B- complex trong củ khoai tây. trồng khoai tây so với năm 1997. Vị trí quan trọng của cây khoai tây được khẳng định hàng đầu ở nhiều nước châu Âu (Liên Xô, Hà Lan, Đức), Nam Mỹ và châu Mỹ la tinh. Mức tiêu thụ khoai tây ở

Ngày đăng: 29/04/2014, 22:56

Mục lục

    Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây giống trên thế giới

    Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây giống ở Việt Nam

    Tình hình xuất khẩu khoai tây trên thế giới so với một số loại rau khác

    II. NGUỒN GỐC, SỰ PHẤN BỐ, PHÂN LOẠI KHOAI TÂY

    III. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

    Khoai tây xuân Đậu đũa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan