1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khó khăn của doanh nghiệp. Vấn đề và giải pháp

18 482 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

1 KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP: VẤN ĐỀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Đình Cung Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ Sau nhiều năm liên tục bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế bằng được lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô bằng Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội. Sự quyết tâm cao độ đó của Chính phủ nhận được sự ủng hộ của Đảng (kết luận số 02/KL-TW ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011), của dân chúng của các tổ chức quốc tế. Nghị quyết số 11 đã được triển khai quyết liệt đã thu được những kết quả tích cực trên lĩnh vực vĩ mô. Lạm phát đã giảm mạnh đang được kiềm chế; tỷ giá ổn định, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp đáng kể, thậm chí gần mức cân bằng; dự trữ ngoại tệ có cải thiện đáng kế; thâm hụt ngân sách có giảm trong phạm vi kế hoạch v.v… Tuy vậy, bên cạnh đó, sản xuất có dấu hiệu đang bước vào thời kỳ suy giảm, tín dụng suy kiệt, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch là mức thấp nhất trong 10 năm nay; số doanh nghiệp giải thể, phá sản tạm ngưng hoạt động gia tăng; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ kéo dài. Bài viết này xin điểm lại những khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay thử thảo luận về kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh 1 . I. Những khó khăn đối với doanh nghiệp 1. Số mới thành lập giảm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gia tăng Trong năm 2011, tổng số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước là 77.548 doanh nghiệp, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm là 513.700 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2010. Như vậy, năm 2011 lần đầu tiên kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới có sự giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, tình trạng doanh nghiệp hoạt động khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động đã tăng mạnh so với các năm trước đây, cụ thể, năm 2011, tổng số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động là 53.972, tăng 24,8% so với năm 2010. Trong đó, số doanh nghiệp đã chính thức giải thể là 7.611, tăng gần 15% so với năm 2010; số doanh nghiệp phải đăng ký tạm ngừng hoạt động hoặc không đăng ký nhưng 1 Các số liệu trong báo cáo này chủ yếu lấy từ Điều tra khảo sát về hiện trạng hoạt động kinh doanh khó khăndoanh nghiệp đang phải đối mặt trong những tháng đầu năm 2012. 2 ngừng thực hiện nghĩa vụ thuế là 46.361, tăng 26,6% so với năm 2010 2 . Theo điều tra của Tổng cục thống kê, thì đến đầu tháng 5/2012 khoảng 8.3% số doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Trong đó, xét về thành phần kinh tế, có 2,7% số doanh nghiệp nhà nước, 9,1% số doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,2% số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Xét về vùng kinh tế, thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ số doanh nghiệp giải thể cao nhất 13,6% tiếp đến là Tây Nguyên 9,9%, Đông Nam Bộ 8,7%, Bắc Trung Bộ duyên hải miền trung 8,2%, trung du miền núi phía bắc 7,5% cuối cùng là vùng sông Hồng 6%. Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 46 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 320 ngàn tỷ đồng, giảm 11,5% về số lượng doanh nghiệp tăng 0,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 đã tăng hơn so với tháng 7, nhất là vốn đăng ký mới trong tháng 8 đã tăng thêm khoảng 60% so với tháng 7 năm 2012. 2. Doanh nghiệp khó gặp khó khăn toàn diện Giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với phần đối với hơn 2/3 số doanh nghiệp; tiếp đến là 53.6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn; 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào; những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp; nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây khó khăn cho 10 % số doanh nghiệp; khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Sơ đồ 1. Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn nói trên, nhưng mức độ của từng loại khó khăn đối với các thành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau. Khoảng ½ số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn do giảm cầu trong nước, thì giảm cầu trong nước đã làm cho gần 70% số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong kinh doanh. Ngược lại, giảm cầu ở thị trường nước ngoài đã gây khó khăn cho gần 2 Nguồn: Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch Đầu tư. 3 54% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn, thì con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 22,2% doanh nghiệp ngoài nhà nước là 7,5%. Điều này phần nào chứng tỏ đại bộ phận doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước, chủ yếu hoạt động trên thị trường nội địa, chỉ một số không nhiều có xuất khẩu hoặc giao dịch với thị trường nước ngoài. Chỉ 22% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, trong khi đó có tới gần 53% số doanh nghiệp nhà nước 56% số doanh nghiêp tư nhân trong nước gặp phải khó khăn này. Hơn 58% số doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong mua nguyên liệu, trong khi đó con số này đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước FDI khoảng 49%. Số doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong bất ổn kinh tế vĩ mô (hơn 33%), cao hơn khá nhiều so với doanh nghiệp tư nhân trong nước (khoảng 24%) doanh nghiệp FDI (khoảng 20%). Gần 27% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động; con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 14% doanh nghiệp tư nhân trong nước khoảng 11%. Sơ đồ 2 khó khăn đối với doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Nguồn: Tổng cục thống kê 3. Những rào cản trong tiếp cận vốn Tiếp cận vốn đang là rào cản phổ biến, được nhắc đến hàng ngày trong suốt mấy năm qua. Trên thực tế, hơn 42% số doanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, số doanh nghiệp này chỉ dựa vào vốn tự có của mình để kinh doanh không vay mượn của bất kỳ ai. Trong số 58% số doanh nghiệp có vay vốn từ người khác, thì hơn 58% trong số họ có vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, gần 39% có vay vốn từ bạn bè, người thân 5,5% có vay vốn từ các ngân hàng FDI. 4 Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số doanh nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5%), không có thế chấp (gần 19%), phải trả thêm phụ phí (gần 10%) cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7%). Về thành phần kinh tế, điều đáng lưu ý là có đến 62% số doanh nghiệp FDI không có nhu cầu vay vốn. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp FDI không bị ảnh hưởng bởi lãi suất chi phí vay vốn cao. Đó thực sự là một lợi thế trong vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước. kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do lãi suất cao gần gấp đôi so với doanh nghiệp FDI. Điều đáng lưu ý là thủ tục phiền hà, phức tạp gây khó khăn cho 30,5% số doanh nghiệp tư nhân trong nước, trong khi đó, con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là hơn 19% doanh nghiệp FDI là khoảng 17%. Về lãi suất tín dụng, kết quả điều tra của Tổng cục thống kế cho thấy phần lớn doanh nghiệp đang vay vốn với lãi suất rất cao. 78,5% số doanh nghiệp đã phải trả mức lãi suất từ 16% trở lên; hơn một nửa số doanh nghiệp phải trả mức lãi suất từ 18% trở lên. Tuy vậy, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, số tín dụng mà doanh nghiệp vay trả mức lãi suất trên 15% năm đã liên tục giảm trong mấy tuần gần đây, đến ngày 20.8.2012 đã xuống mức còn 29%. 5 Sơ đồ mức lãi suất tín dụng đối với doanh nghiệp 4. Mức độ khó khăn theo ngành kinh tế Có thể nói, các khó khăn nói trên đều xuất hiện ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, quy mô mức độ của từng loại khó khăn ở các ngành khác nhau là không giống nhau. Có thể nói, khó khăn trong tiếp cận là khá phổ biến đối với các doanh nghiệp xây dựng (hơn 67%), tiếp đến là khai khoáng (hơn 64%), các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (hơn 55%), các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, vận tải (gần 50%), các doanh nghiệp chế tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp (khoảng 46%). Trên thực tế, cho đến tháng 4 năm 2012, tín dụng cho nhiều ngành kinh tế đã sụt giảm mạnh so với tháng 12/2011. Cụ thể là, tín dụng cho ngành vui chơi, giải trí giảm đến gần 71%, cho dịch vụ khoa học, công nghệ giảm hơn 45%, cho xây dựng giảm gần 1,5%, cho dịch vụ nhà hàng, khách sạn giảm gần 2%, cho nông nghiệp, nông thôn giảm hơn 0,5% v.v 6 Mức tăng tín dụng theo ngành đến ngày 15 tháng 4 năm 2012 Nhu cầu nội địa giảm đã tác đống hết sức mạnh đến các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (gần 74%), kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khạch sạn (hơn 75%), vận tải, kho bãi (hơn 66%); tiếp đến là các doanh nghiệp chế tạo, chế tác thông tin, truyền thông (khoảng 62%); 36% số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng gặp khó khăn do nhu cầu nội địa giảm. Như trên đã trình bày, các doanh nghiệp Việt Nam bị tác động không nhiều bởi giảm nhu cầu bên ngoài so với những yếu tố khác. Doanh nghiệp trong ngành thông tin truyền thông bị tác động nhiều nhất (gần 29% số doanh nghiệp); tiếp đến là ngành chế tác, chế tạo (gần 25%), khách sạn, nhà hàng (gần 21%). Ngành nông nghiệp bị tác động không đáng kể bởi sự giảm sút nhu cầu từ bên ngoài. Các ngành bán buôn, bán lẻ, xây dựng cũng không bị tác động nhiều bởi giảm sút nhu cầu bên ngoài. 7 Các doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Có đến hơn 58% số doanh nghiệp chế tác, chế tạo gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào; tiếp đó là doanh nghịêp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ, nhưng lại gặp khó khăn nhiều về thu mua nguyên liệu đầu vào. Nhìn chung, tỷ lệ số doanh nghiệp gặp khó khăn về thu mua nguyên liệu đầu vào ở các ngành còn lại về cơ bản là tương tự nhau (dịch vụ kho bãi 51%, bán buôn, bán lẻ khoảng 48%, xây dựng hơn 46%, khai khoáng sản xuất, phân phối nước, xử lý nước thải gần 43% v.v ). Việc tuyển dụng lao động hiện chưa phải là khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chỉ hơn 21% số doanh nghiệp trong ngành thông tin, truyền thông gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, tiếp đến là các doanh nghiệp chế tác (hơn 20%), các ngành nông nghiệp, nông thôn, khai khoáng v.v khoảng 14%. Điều đáng nói là có 8 đến 19% số doanh nghiệp trong ngành nhà hàng, khách sạn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, tương đương ngành chế tạo, chế tác. II. Nguyên nhân làm phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệp Có nhiều nguyên nhân gây nên khó khăn đối với doanh nghiệp nước ta. Về khách quan bên ngoài, có thể nói, kinh tế thế giới phục hồi chưa mạnh mẽ vững chắc; các dự đoán dự báo về kinh tế thế giới năm 2012 càng về sau càng bi quan hơn, trên thực tế, kinh tế thế giới có suy giảm hơn so với năm 2011. Sự suy giảm về tăng trưởng xuất khẩu xảy ra hầu như ở tất cả các quốc gia, các khu vực. Khủng hoảng nợ công châu Âu có vẻ như chưa có giải pháp; kinh tế khu vực này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu vẫn là nội tại. Về các nguyên nhân nội tại, có thể phân biệt nguyên nhân tổng thể nguyên nhân cụ thể trực tiếp. Về nguyên nhân cụ thể trực tiếp, thì thực trạng kinh tế những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp ở một mức độ đáng kể là hệ quả của các chính sách kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được áp dụng từ đầu năm 2012. Các giải pháp đó là: cắt giảm đầu tư công, bố trí lại vốn đầu tư công theo hướng tập trung hơn, trọng điểm hơn, ưu tiên bố trí vốn cho những công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2012 2013; cắt giảm khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng, mức tăng tổng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế nói chung một số ngành “phi sản xuất” nói riêng. Hàng nghìn dự án đầu tư công đã bị đình hoãn; mức tăng tín dụng đã giảm từ hơn 30% trong nhiều năm trước 2011 đã giảm xuống còn 14% năm 2012; 8 tháng đầu năm 2012, tín dụng chỉ tăng 1,2% so với cuối tháng 12 năm 2011. Cũng tương tự như vậy đối với tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Lãi suất cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản yếu v.v… cũng là những hệ quả của những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp với những yếu kém, hay lệch lạc của cơ cấu kinh tế hiện tại như trình bày sau đây. 9 Về nguyên nhân tổng thể gián tiếp, cũng có một số nguyên nhân. Đó trước hết là nền kinh tế đang bước vào thời kỳ chuyển đổi tái cơ cấu. Những yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng đã dần đến tận khai; không thể tiếp tục duy trì cách thức tăng trưởng nhờ vào mở rộng gia tăng số lượng các nhân tố sản xuất như trước. Nói cách khác, tại điểm bước ngoặt hay giao thời này, các điều kiện kinh doanh bên ngoài sẽ thay đổi, có tác động không thuận đến các doanh nghiệp hiện có. Trong khi nền kinh tế ở vào bước ngoặt của quá trình chuyển đổi, những chính sách phát triển điều hành kinh tế không được thay đổi tương ứng. Thay vì thực hiện các chính sách điều chỉnh cơ cấu, thay đổi động lực tăng trưởng ở vi mô, thì các chính sách kích thích kinh tế vĩ mô lại được ưu tiên áp dụng. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng M2 đầu tư luôn ở mức cao đạt kỷ lục vào năm 2007, tạo ra những dòng vỗn dễ dãi, tạo nên bong bóng thị trường vào trong suốt thời gian khá dài. Sơ đồ: Tăng trưởng tín dụng M2 giai đoạn 2011-2012 Năm 2007: khởi đầu thời kỳ suy giảm 25.53 17.65 24.94 29.42 30.32 33.59 43.67 20.34 27.54 29 14 21.45 22.16 28.44 41.66 31.6 25.44 53.89 19.42 37.73 31 12 8 0 10 20 30 40 50 60 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng M2 Tốc độ tăng tín dụng Chính những chính sách hỗ trợ tăng trưởng theo mô hình cũ trong giai đoạn 2006-2007 là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp dẫn tới lạm phát cao bất ổn vĩ mô của những năm tiếp theo. Nền kinh tế tăng trưởng nóng mức cầu ảo từ “bong bóng thị trường” đã thúc đẩy lôi kéo doanh nghiệp “chạy theo” “ăn theo” những chính sách kích thích kinh tế của thời kỳ đó, nhất là trong ngành bất động sản các ngành có liên quan. Nói cách khác, tiêu dùng đầu tư thiếu thận trọng quá mức thu nhập thực của nền kinh tế đã dẫn đến sai lệch về phân bố nguồn lực trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế ở cả từng doanh nghiệp. Một nguồn đầu tư cung khổng lồ đã bị dẫn dắt bởi lực cầu ảo. Nay cầu suy giảm, trở về mức thực tế của nó, đã tạo nên sự chênh 10 lệch lớn giữa cung-cầu (chênh lệc về quy mô, về loại sản phảm giá cả); nguồn cung đó thực sự không phù hợp với nhu cầu xã hội còn yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Chính sự đầu tư thái quá, thiếu tầm nhìn, thiếu nền tảng thiếu thận trọng nhằm tìm kiếm địa tô của một bộ phận doanh nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân làm nên khó khăn hoặc gia tăng mức độ khó khăn hôm nay của doanh nghiệp. Sơ đồ Tăng trưởng đầu tư xã hội giai đoạn 2011- 2012 Năm 2007: khởi đầu thời kỳ suy giảm 15.3 12.5 14.3 12.7 13.5 13 13.7 27 7.8 1.4 7.8 -9.3 12.8 17.4 19.5 21.6 17.9 17.9 31.5 15.9 14.9 17.1 5.7 16.2 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 giá so sánh giá thực tế Linear (giá thực tế) Xét hai nhóm nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhân tổng thể gián tiếp là các nguyên nhân cơ bản. Những khó khăn trước mắt hiện nay của các doanh nghiệp là hệ quả hay cái giá phải trả để khôi phục lại duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; là bước đi đầu tiên không thể thiếu để thay đổi lại hệ thống động lực sai lệch trong phân bố sử dụng nguồn lực xã hội. III. Thảo luận về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 1. Các chính sách hiện hành hiệu lực của chúng Sau những kết quả bước đầu về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát giảm về cơ bản đã được kiềm chế, đầu năm 2012, Chính phủ đã thảo luận ban hành một số giải pháp hỗ trợ, chia sẻ đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết các khó khăn hiện hành. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào ba nhóm. Một là, giảm chi phí đầu vào, nhất là giảm lãi suất, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất. Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn lưu động, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, ba là hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho v.v… Mục tiêu tổng thể trước mắt là giúp doanh nghiệp “tiếp tục cầm cự”, chống đỡ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay, qua đó, tận dụng các cơ hội phát triển tiếp theo. [...]... hạn thiếu cơ bản trong việc xử lý các vấn đề của nền kinh tế nói chung của khu vực doanh nghiệp nói riêng Chính vì vậy mà niềm tin đối với sự nhất quán kiên định của Chính phủ trong chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp là chưa thật vững chắc 2 Các giải pháp thường được kiến nghị để tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp Trước những khó khăn gay gắt nhiều... bình thường của ngân hàng cũng như của các cơ quan có thẩm quyền quản lý phân bố vốn đầu tư nhà nước Nói cách khác, các giải pháp này về cơ bản không có hiệu lực thực tế 3 Cần phải thực hiện các giải pháp giải quyết trực diện vấn đề cơ bản của nền kinh tế Vấn đề cơ bản của nền kinh tế nằm ở cơ cấu vi mô Cụ thể là, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp đang giảm dần, năng suất lao động thấp năng lực... hết sức hạn chế về quy mô, rất ít hiệu lực trong việc giải quyết vấn đề khó khăn hiện nay của doanh nghiệp Ngoài ra, nếu thực hiện “quá liều” “lệch hướng”, thì nguy cơ lạm bất ổn kinh tế vĩ mô quay trở lại là rất lớn - Điều đáng nói thêm là, trong khi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy tác dụng như mong muốn, chi phí sản xuất giá thành chưa giảm được, thì giá xăng, dầu, điện lại... đổi hành của các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân Đó là những giải pháp đổi mới thể chế hạn chế loại bỏ dư dịa cơ hội “chạy theo lợi dụng các mối quan hệ thân hữu, xin cho để trục lợi”, loại bỏ cơ chế xin – cho, loại bỏ cơ chế “ngăn cám, hạn chế” tạo nên kém minh bạch không minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực cơ hội kinh doanh; phải thay đổi tư duy về vai trò của nhà nước DNNN,... tín dụng cho doanh nghiệp Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cho rằng trên thực tế, chi phí mà họ phải thanh toán để vay vốn là cao hơn khả năng tiếp cận vốn trên thực tế chưa được cải thiện - Các giải pháp nói chung đều chỉ mới nhằm đến các nguyên nhân trực tiếp; về cơ bản là “ngược lại” đối với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Vì vậy, quy mô cường độ của các giải pháp này sẽ... cho doanh nghiệp Trước những khó khăn gay gắt nhiều mặt của doanh nghiệp, những thảo luận, kiến nghị về các giải pháp tháo gỡ, chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp luôn là chủ đề nóng trên các diễn đàn các phương tiện truyên thông đại chúng Sau đây, tôi xin tập hợp lại những kiến nghị thường gặp thành một số nhóm Nhóm thứ nhất là các giải pháp tăng cầu hay kích cầu Các kiến nghị thường thấy bao... những giải pháp hết sức phù hợp thiết thực Nó sẽ thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của tập đoàn, mở rộng dư địa cơ hội kinh doanh cho thành phần kinh tế khác, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng bình đẳng hơn; qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội nói chung DNNN nói riêng Tuy vậy, việc thực hiện có vẻ chần chừ, do dự chưa thực sự quyết liệt; thậm chí có ý kiến “bàn lùi”, cho... cho doanh nghiệp đã yếu lại yếu thêm, thậm chí có thể đẩy thêm hàng nghìn doanh nghiệp đến tình trạng thua lỗ, không thể tiếp tục duy trì sản xuất Ngoài ra, nhiều quy định mới ban hành cũng tăng thêm đáng kể chi phí tuân thủ đối với các doanh nghiệp trong ngành có liên quan7 Nói tóm lại, các giải pháp chính sách là chưa thật nhất quán theo hướng giải quyết các khó khăn đối với doanh nghiệp; các giải pháp. .. số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động 4 Không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ vừa, doanh nghiệp sử dụng... Phải bỏ lối tư duy làm chính sách theo lối “không quản được, thì cấm hạn chế”; hoặc soạn thảo, ban hành chính sách một cách tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn, xa lạ với cuộc sống thường ngày của người dân; dành thuận lợi sự an toàn về cơ quan, công chức nhà nước, đẩy khó khăn, rủi ro chi phí về cho doanh nghiệp người dân - Giảm chi phí tuân thủ, giảm thuế phí, chứ không phải . mô và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp là chưa thật vững chắc. 2. Các giải pháp thường được kiến nghị để tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp Trước những khó khăn gay gắt và nhiều mặt của doanh. (khoảng 24%) và doanh nghiệp FDI (khoảng 20%). Gần 27% số doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động; và con số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 14% và doanh nghiệp tư nhân. tế. Do đó, các giải pháp hỗ trợ nói trên đối với doanh nghiệp rõ ràng là hết sức hạn chế về quy mô, và rất ít hiệu lực trong việc giải quyết vấn đề khó khăn hiện nay của doanh nghiệp. Ngoài

Ngày đăng: 28/04/2014, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w