1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật

196 918 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình Những kết quả và số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Tính

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát 7

1.1.3 Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán

Cao Bá Quát

10

1.1.3.1 Nghiên cứu những điểm mới về nội dung 10 1.1.3.2 Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật 14

1.2 Cơ sở lí thuyết của đề tài 17

Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ

CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

22

2.1.Tiền đề lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX 22

2.1.1.Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời 22

2.1.3 Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây 25

2.2 Tiền đề văn hóa, văn học

2.2.1 Tiền đề văn hoá

29

29 2.2.1.1 Văn hóa dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa

2.2.1.2 Hoạt động chấn hưng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành

đầu thế kỉ XIX

29

31

Trang 5

2.2.2 Tiền đề văn học 32

2.2.2.2 Đổi mới trong quan niệm sáng tác 33 2.2.2.3 Sự ƣu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tƣợng 34

2.3 Cuộc đời, con người Cao Bá Quát 36

2.3.1 Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới 36

2.3.3 Con người được giao lưu, tiếp xúc với phương Tây qua chuyến

đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu

38

Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG 41

3.1 Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới

trong thơ chữ Hán của tác giả

41

3.2 Điểm mới trong quan niệm về xã hội 47

3.2.1 Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội

3.2.2 Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội,

về thế giới được phản ánh trong sáng tác

Trang 6

3.4 Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ 88

3.4.2 Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình,hành động, cử chỉ và

tâm lí nhân vật

89

3.5 Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên 96

3.5.2 Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, hủy diệt 102

Chương 4: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT 106

4.1 Không gian, thời gian đời tư 106

4.1.1.1 Không gian đời tƣ - nơi quê nhà thân thiết 106 4.1.1.2 Không gian đời tƣ - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc 109

4.1.2 Thời gian đời tư

4.1.2.1 Thời gian sinh hoạt hàng ngày

4.1.2.2 Thời gian cụ thể, trực cảm

116

116

119

4.2 Sự phát triển hình thức thể loại kí sự thơ 121

4.2.1 Sự nhiệt thành thể hiện cái tôi của tác giả 122 4.2.1.1 Sử dụng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất 122

4.2.1.3 Biểu hiện lí sự, nghị luận, phân tích của lí tính 132

4.2.2 Sự gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận, chi tiết 135

4.2.2.2 Cách chú trọng các chi tiết cụ thể 137

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trang 8

mà còn là một tác gia văn học lớn Ông được mệnh danh là Thánh Quát và được đánh giá

là một hiện tượng có lẽ “chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam” [74,11] Nổi tiếng với tài “tịch thượng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát nói, thơ… Trong đó, chủ yếu là bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán Với 1212 bài thơ

chữ Hán đã được sưu tập, công bố (căn cứ vào Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên

chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012), ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc

1.1.2 Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu ngay từ sau cách mạng tháng Tám Tuy nhiên, dù đã có nhiều công trình về Cao Bá Quát - cả về sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhưng những đổi mới của nhà thơ lớn này vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống Một phần nguyên

nhân là do sáng tác của ông chưa được sưu tầm, dịch thuật, công bố đầy đủ Bộ sách Cao

Bá Quát toàn tập (hai tập) do Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản

tạo điều kiện to lớn cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán toàn diện, hệ thống Trên cơ sở tác phẩm thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã được xử lí cơ bản về văn bản học, cùng với những tư liệu hữu quan, người nghiên cứu có thể tiếp cận Cao Bá Quát từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó việc so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả trước và cùng thời với ông có vai trò rất quan trọng Cách tiếp cận này vừa cho phép tìm hiểu con người

và thời đại Cao Bá Quát vừa đánh giá được đóng góp của ông đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc, từ đó, góp phần xác định địa vị văn học sử của tác giả

1.1.3 Trong thời trung đại, sự tự ý thức về tác giả chưa cao, làm văn thơ có khi vay mượn, sao chép theo những khuôn mẫu Cao Bá Quát kịch liệt phản đối lối sáng tác

truyền thống ấy Ông theo quan niệm “Văn tất kỉ xuất” (Văn phải tự mình làm ra) Văn

chương của ông thể hiện “một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực sáng tạo to lớn, trước chiều sâu suy tưởng và dự cảm xã hội có ý nghĩa thời đại, trước diện đề tài phong phú và

Trang 9

những hình ảnh, tứ thơ thực sự sinh động, tân kì” [148,15] Từ tư tưởng quan điểm đề cao mạnh mẽ vai trò sáng tạo của cá nhân, với tài năng của mình, Cao Bá Quát trở thành một trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác Văn chương của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với những

đóng góp mang ý nghĩa đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật Đề tài làm sáng tỏ vị trí

của Cao Bá Quát - “nhân vật có tính chất tượng trưng thực sự đứng giữa ngưỡng cửa một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam”, “là người khởi xướng phong trào cải lương vào nửa sau thế kỉ XIX” (N.I.Nikulin) Mặt khác, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm

“ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam thời trung đại

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật

1.2 Về ý nghĩa thực tiễn

Tác phẩm của Cao Bá Quát được chú trọng giảng dạy rộng rãi từ hệ phổ thông, cao đẳng đến đại học trong cả nước Nhiều tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường thể hiện những đổi mới của Cao Bá Quát Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn chương Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu quả hơn

Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định tài năng của Cao Bá Quát một cách có

cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ

ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát

- Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế

kỉ XIX

Trang 10

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (gồm 1212 bài được dịch ra tiếng Việt, in trong Cao

+ Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án là Cao Bá Quát toàn tập

(Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà

Nội, 2004, 2012 Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ

Khiêu (Chủ trì), Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2010 và các văn bản dịch thơ Cao Bá Quát từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, tham khảo

+ Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm các tài liệu thơ chữ Hán của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên Thẩm…

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong nghiên cứu đề tài của chúng tôi

Chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả tiêu biểu trước Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự

kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trước ông

Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đương thời

Trang 11

Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tương quan với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy được những đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bước đầu đặt nền móng cho sự hiện đại hoá văn học dân tộc

4.2 Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống cung cấp cho người viết cái nhìn bao quát khi nghiên cứu những điểm mới về nội dung, nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thấy được sự kế thừa

và sáng tạo của Cao Bá Quát

Với phương pháp hệ thống, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê, phân loại…

4.3 Phương pháp lịch sử - cụ thể

Phương pháp lịch sử nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích, nhận định, đánh giá về tác giả

4.4 Phương pháp tiếp cận liên ngành

Bằng phương pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội như: văn bản học, sử học, văn hoá học, triết học, lịch sử tư tưởng, tâm lí học, xã hội học… nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan

hệ với văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể… để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá mang ý nghĩa lí luận

4.5 Phương pháp loại hình học tác giả

Với phương pháp loại hình học tác giả, chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong hệ thống các nhà nho tài tử, các tác giả “chủ tình”, “quý chân”… trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX để tìm những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong xu hướng của giai đoạn văn học nói chung, của Cao Bá Quát nói riêng

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác: phương pháp đọc sâu, phương pháp phân tích - tổng hợp… để thực hiện đề tài

Trang 12

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá Quát - 1212 bài thơ - trên nhiều phương diện khác nhau để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện cả về nội dung, nghệ thuật

- Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra được sự độc đáo của thơ chữ Hán Cao

Bá Quát về nội dung và nghệ thuật

- Luận án góp thêm một tiếng nói và sự nhìn nhận đánh giá thơ chữ Hán Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử đặc biệt và một hiện tượng thơ văn mới mẻ Kết quả nghiên cứu của luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc Qua đó, luận án góp phần tìm hiểu thời đại Cao Bá Quát và các tác gia văn học trung đại khác đồng thời góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc

- Luận án góp phần khẳng định tài năng Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn

- Luận án góp phần giảng dạy tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo được tốt hơn

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo), luận án được trình bày thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Chương 3: Những điểm mới về nội dung

Chương 4: Những điểm mới về nghệ thuật

Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục - bao gồm các bảng thống kê tư liệu sử

dụng trong luận án

Trang 13

1.1.1 Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc

Quận tìm tòi, xác định công phu, chi tiết trong các bài: Vài nhận xét về tập Thơ văn Cao

Bá Quát [128], Văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [129], Vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [131] Trên cơ sở các công bố khoa học của nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tóm lược

như sau:

- Năm 1970, Công trình tập thể Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu

tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970) Bấy giờ, số bài thơ chữ Hán được xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài

- Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát Cuốn

sách này đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện các bài thơ ấy là của tác giả khác Tuy nhiên, cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát” [128,15]

- Theo kết luận của nhà nghiên cứu, số lượng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là

1335 bài Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, “có 8 bài không thấy chép trong toàn bộ tư liệu thơ chữ Hán” mà tác giả thu thập được, “46 bài chỉ tìm thấy trong bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm”, “không thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần được chú ý khảo sát thêm về mặt văn bản học” [131]

Trên cơ sở sưu tầm và khảo cứu văn bản tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận, Trung tâm Nghiên cứu quốc học đã kế thừa công trình của nhóm Vũ Khiêu, đồng thời tổ chức dịch thuật toàn bộ thơ văn Cao Bá Quát Năm 2004 và năm 2012,

Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán Như vậy, so với kết luận của nhà nghiên

Trang 14

cứu, còn 123 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát vẫn chưa được công bố trong bộ toàn tập này

Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song vẫn cần được khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát

Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã được bàn đến qua những bài viết của các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phương Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu…, trong đó, có

cả những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung…

Viết về vấn đề này, trước khi có sự đính chính của Nguyễn Ngọc Quận năm 2004,

nhiều tác giả đã trích dẫn bài bạt Thư Tiêu Lâm thi tập hậu để khẳng định quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát Trong khi đó, "…bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu Thần thi tập - ký hiệu A 299, là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu Lâm của tác giả Phạm Kế Chi được nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát…", “Bài tự Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chưa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả

cụ thể nào khác cho đến thời điểm này” [129,1135-1136]

Rất may, tư tưởng trong bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu trùng với quan niệm của

Cao Bá Quát thể hiện trong nhiều tác phẩm, vậy nên sai lầm trên không làm thay đổi kết quả đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát

Trong các công trình nghiên cứu, các ý kiến sau có vai trò góp phần định hướng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài:

Thứ nhất là các ý kiến về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát

Trước hết là ý thức về vai trò của nghệ sĩ Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương khẳng định: Trong lịch sử văn học Việt Nam, “chỉ đến thế kỉ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” và nhà nghiên cứu đã xếp Cao Bá Quát vào số 11 nhà thơ tài

tử tiêu biểu “đã lấy văn chương, coi tài năng văn học là thước đo quan trọng” [199,124] Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Trong ý thức về người làm thơ, Cao Bá Quát thuộc số rất hiếm tác gia văn học Việt Nam trung đại tự nhận mình là nhà thơ, tự xác định tư cách nhà thơ của mình [130,131] Điều này có ý nghĩa đặc biệt Vì lẽ, “Khẳng

Trang 15

định và tự hào về tư cách của người làm thơ, của chính mình là biểu hiện của ý thức cá tính, về vai trò của văn chương” [130,132]

Về sự coi trọng “chân” và “tình” của thơ, các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Ngọc

Quận,… từ bài thơ Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ (Bài tiểu kệ “Uống chè” làm

trong khi ngồi khuya với Phan Sinh) đã nhận ra sự liên hệ của Cao Bá Quát giữa việc uống trà với làm thơ: Uống chè cốt nhất là giữ được chân vị chè, nghệ thuật làm thơ cũng vậy, cái hay không phải ở sự diêm dúa, hào nhoáng Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung… cùng chú ý tới phát biểu của Cao Bá Quát: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, song làm thơ thì phải gốc ở tính tình” Nguyễn Tài Thư viết: “Xem “tính tình” là gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập một vấn

đề cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là sự rung cảm của nghệ sĩ; nghệ sĩ có rung cảm thật sự thì tác phẩm mới có hồn, mới có khả năng truyền tải và có tính độc đáo” [181,324] Nguyễn Ngọc Quận khẳng định: “Ông đã hướng đến vấn đề nội dung và hình thức của thơ ca” “Xác định phải chú trọng về quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu Và xác định: “làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ” [96,32], “Chú trọng đến cảm xúc riêng của chủ thể sáng tạo, rõ ràng Cao Bá Quát đã nhấn mạnh đến cá tính, đến sắc thái riêng của chủ thể trữ tình” [130,133]…

Về quan niệm văn chương phải có sự sáng tạo của Cao Bá Quát, Nguyễn Tài Thư viết: “Cao Bá Quát luôn quan niệm thơ ca phải có hình thức đẹp (…) Nhưng ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kì, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thường” [181,324]; “Là một nhà thơ lớn, Cao

Bá Quát thấy cần thiết phải học tập vốn nghệ thuật cũ của dân tộc (…) Song học tập của Cao Bá Quát không đồng nhất với lối giáo điều, rập khuôn, mô phỏng, bắt chước (…)

“Ông chủ trương học tập song phải tiêu hoá được, phải biết biến những cái học được ở người thành cái của mình, phải biết biến hoá trong quá trình sáng tác” [181,325- 326] Đây cũng là ý kiến thống nhất với các tác giả khác khi tìm hiểu quan niệm văn chương của Cao Bá Quát

Các tác giả Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh

Tùng còn chú ý đến sự ảnh hưởng thuyết “tính linh” của Cao Bá Quát Các nhà nghiên

cứu đã khẳng định, Cao Bá Quát là người đi tiên phong trong việc ảnh hưởng và đưa tư tưởng thuyết “tính linh” thời Minh Thanh, quan niệm “tính linh” của Viên Mai vào sáng

Trang 16

tác Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “chỉ thấy Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX đề cập đến khái niệm “tính linh”, còn trước đó, Lê Quý Đôn và các nhà thơ thế kỉ XVIII chỉ nói đến tình” [174,139] Tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát còn nhấn mạnh đến

tính linh Có thể ông đã kế thừa nhà lí luận Trung Quốc nổi tiếng Viên Mai (1715 - 1797)

về thuyết “tính linh” - tức tình cảm chủ quan của người làm thơ” [130,134] Tác giả Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: quan niệm nghệ thuật cơ bản của Cao Bá Quát là theo thuyết “tính linh” thời Minh Thanh Với tư tưởng chủ đạo này, Cao Bá Quát “ngầm ý tranh luận với Miên Thẩm và các thành viên trong thi xã Tùng Vân”, “phê phán lối thơ bắt chước, mô phỏng, không chân thực về tình cảm; cũng là sự phê phán khuynh hướng

tư tưởng “phục cổ”, “cách điệu” thịnh hành đương thời” [194,54-55] Tác giả Phạm Ngọc Hiền đánh giá: “Sang giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đề cao thuyết tính linh trong sáng tác văn học và được nhiều nhà nho có tư tưởng cởi mở thời đó ủng hộ Điều này cho thấy văn chương lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại” [40]

Về người sáng tác, tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát quan niệm người làm thơ phải từng trải”, “người làm thơ phải có kiến văn phong phú mà sự thực học cần phải trải qua công tôi luyện, hiểu biết không thể lờ mờ, nửa vời” [130,137-138]

Tác giả Phạm Quang Trung nhận xét: Cao Bá Quát nói tới các điều kiện: “Một là, đi nhiều, vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm Cũng có nghĩa là trải đời nhiều

để kim cổ sự đa tu thức định (việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc) Hai

là, đọc nhiều, trong bụng chứa đầy sách vở Cũng có nghĩa là biết thâu thái, chắt lọc để giúp cho sức nghĩ của bản thân: khán thư song nhãn vạn niên đăng (xem sách, đôi mắt như ngọn đèn muôn năm - Bài Bệnh trung) Ba là, biết sáng tạo theo đặc trưng của nghệ thuật, lời nói bi tráng, văn viết thì trầm hùng, những cái đó khác nào như bụi bặm, cám

bã mà đã đem hun đúc thành gạch ngói Và bốn là (điểm này thật là sáng suốt) rất cần sự

cảm thông, chia sẻ của người sáng tạo” [188,54-55] Nhiều tác giả nữa cũng có chung sự đánh giá trên

Không chỉ quan tâm đến nội dung quan niệm sáng tác, các tác giả còn có ý kiến đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn hoá dân tộc Nguyễn Tài Thư khẳng định: “Nhờ có tinh thần như thế, nên thơ ca ông từ trước đến sau,

từ đầu đến cuối đều tỏ ra nhất quán, và hình thành một phong cách riêng biệt, gây chấn

động trong làng thơ đương thời” [181;326] Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Đặt vấn đề

Trang 17

như vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kì mà văn chương hướng vào việc

ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vương, ca ngợi sự linh thiêng, thần thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát” [119,32]…

Ngoài các nội dung chính trên, nhiều tác giả còn đề cập đến những ý kiến của Cao

Bá Quát về truyền thống và kế thừa, vai trò của văn chương và việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác…

Như vậy, việc bàn tới quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát đã khá toàn diện Các tác giả cho thấy Cao Bá Quát có quan niệm khá hệ thống về văn học từ bản chất, đặc trưng, chức năng của văn chương cho đến vai trò của người sáng tác Nói chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát là mới mẻ và ảnh hưởng rõ rệt đến sáng tác của ông

1.1.3 Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát

1.1.3.1 Nghiên cứu những điểm mới về nội dung

Ở phương diện nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: “Đối với nhà Nho, dù là nhà Nho có phần chính thống như Cao Bá Quát, tư tưởng trung quân vẫn không dễ gì thay đổi”, “niềm hi vọng về một vị vua hiền và tư tưởng trung quân của Cao Bá Quát vẫn rất sâu đậm” [130,121] Đây là một nhận định đúng Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí ngưỡng mộ về một người anh hùng chống lại chế độ phong kiến, cho nên phần nhiều các nhà nghiên cứu hướng đến dòng ý thức thứ hai trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát: sự li tâm tư tưởng Nho giáo, phản kháng chế độ, khát vọng đổi thay xã hội Quan tâm tới dòng ý thức thứ hai này, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Việc phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát được các nhà nghiên cứu chỉ ra ở các mặt sau: phê phán tình hình suy thoái, lạc hậu của chế độ phong kiến; phản ánh nỗi thống khổ của dân; thể hiện tầm nhìn xa trông rộng trước hiểm hoạ đất nước rơi vào tay thực dân Từ phương diện này, các tác giả khẳng định con người khẳng khái, khí phách của Cao Bá Quát Vũ Khiêu viết: “Những cảnh túng thiếu, đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót” [57,26] Nguyễn Đổng Chi cho rằng: “Mặc dầu văn chương Cao Bá Quát còn lại không mấy nhưng số còn lại đã nêu lên được cái đẹp rất hiếm có trong văn học phong kiến Đó là lòng khinh ghét cuộc sống chật hẹp, ti tiện Đó

là sự trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận chính quyền đương thời, đó cũng chính là phủ

Trang 18

nhận hiện thực Nói chung, đó là cái hiên ngang của một tâm hồn chỉ biết thờ có tự do và chân lí” [10,251] Nguyễn Lộc chứng minh thơ Cao Bá Quát phê phán quan lại phong kiến, cảm thương nỗi thống khổ của dân, mong muốn đổi thay xã hội Ông khẳng định:

“Cao Bá Quát là một người rất có ý thức về thời cuộc, và có cái nhìn khá nhạy bén đối

với thời cuộc lúc bấy giờ” [77,363] Nguyễn Huệ Chi từ việc “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát”,…đã kết luận: “chỉ một việc dám nói toạc lên tình trạng lạc hậu của

học thuật nước nhà cũng chứng tỏ Cao Bá Quát có cái nhìn sáng suốt và có thái độ dũng cảm như thế nào” [11,70] Nói chung, đây cũng là ý kiến đánh giá khá thống nhất của nhiều tác giả khác (Lê Trí Viễn, Bùi Đức Tịnh, Vĩnh Sính, Trần Nho Thìn…)

Theo quan niệm của chúng tôi, nội dung trên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát quả

là có mới so với văn chương giai đoạn trước, nhưng với các tác giả cùng thời, sự phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát nằm trong quan niệm sáng tác chung của văn chương thời kì này

Điểm khác lạ, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đương thời chính là sự nhìn nhận thế giới phương Tây để rồi nhận thấy tình trạng lạc hậu của đất nước mình Các tác giả Nguyễn Tài Thư, Vĩnh Sính, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp, N.I.Nikulin, Trần Nho Thìn… bàn khá sâu sắc về thơ và tư tưởng của Cao Bá Quát khi

ông đi “dương trình hiệu lực” Vĩnh Sính có bài “Thử tìm hiểu về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát” Bài viết phân tích mục đích của chuyến đi và ấn tượng về văn

minh Tây phương của Cao Bá Quát qua “Hồng mao thuyền hoả ca”, “Hình ảnh người phụ nữ Tây phương”, “Ý thức đồng văn đồng chủng đối với người Trung Quốc” Từ đó, tác giả kết luận: “qua những bài thơ Cao Bá Quát sáng tác trong thời kì xuất dương và sau khi về nước, ta thấy tác giả không chỉ là một nhà thơ đa tài mà còn là một trí thức mẫn cảm trước thời cuộc” [144,198] “Trên thực tế, Cao Bá Quát là một trong số ít người Việt Nam đã cảm nhận rất sớm - ngay giữa thập niên 1840 - về mối hiểm hoạ Tây xâm và chế độ khoa cử lỗi thời chỉ dựa trên từ chương và hư văn Những vấn đề này sẽ được tiếp tục là đề tài nóng bỏng đối với đất nước trong suốt hơn một thế kỉ sau đó”, “Trong mảng thơ văn đi sứ hay đi công cán ở nước ngoài của các sứ thần Việt Nam vào thế kỉ XIX, bài thơ của Cao Bá Quát về người phụ nữ Tây phương là một trường hợp rất hiếm hoi và có

ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khoáng của Cao Bá Quát- không chịu bó mình trong khuôn phép Nho giáo”, “Trong chữ Hán, danh từ “tiên giác” dùng để chỉ

Trang 19

người thấy sớm hơn những người cùng thời các sự kiện chưa xảy ra Tiên đoán về tiền đồ

u ám của đất nước ngay vào giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đáng được xếp vào trong số những nhà tiên tri tiên giác rất hiếm hoi ở Việt Nam vào thời điểm đó” [144,198]

Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp có bài “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán “vùng Hạ Châu” Bài viết khá tường tận và

được minh hoạ bằng nhiều dẫn chứng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát sáng tác trong và sau thời gian này để chỉ ra sự kết tinh nhận thức mới của Cao Bá Quát về sự lỗi thời của thực tế đất nước, văn minh phương Tây và nguy cơ bị phương Tây thôn tính Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp đánh giá: “Chuyến đi của ông đã khiến cho ông nhận thức được tính tương đối của sự hiểu biết và coi sự hiểu biết của bản thân mình là hết sức hạn hẹp trước sự bao la của thế giới”, “ông còn đi xa hơn nữa, bởi vì ông muốn công khai xem xét lại ngay cả những nền tảng của sự hiểu biết của các nhà nho Chắc chắn ở đây có phần quá cường điệu, song ở đây cần phải hiểu rằng đối với Cao Bá Quát thì sự quan sát thế giới đương đại cũng không kém gì việc học tập sách xưa Nó giúp cho mọi người ý thức được những giới hạn của thế giới bị Hán hoá và sự tồn tại song song của một thế giới bên ngoài mà sự đe doạ đang đến gần từng ngày Tất cả đều cho thấy Cao Bá Quát hoàn toàn ý thức được về những nguy hiểm mà đất nước ông đang bị đe doạ và cuối cùng

sẽ sụp đổ.” [141,846] N.I.Nikulin - cũng đánh giá Cao Bá Quát từ chuyến đi sứ: “Có thể gọi Cao Bá Quát là người tiền khu của phong trào cải cách nửa sau thế kỉ XIX” [101,217] Xuân Diệu cũng viết: “Ông là người đầu tiên đưa vào văn học nước nhà hình ảnh người đàn bà Tây Dương”, “và ông cũng là nhà thơ đầu tiên đưa vấn đề da đen da trắng vào thơ” [23,643] Trần Nho Thìn đánh giá: “Thực tế, tiếp xúc với con người và văn hoá phương Tây, cho dù trên mảnh đất thuộc địa của họ, xác định thành ngữ “trăm nghe không bằng một thấy” [175,8] Mặt khác, những gì Cao Bá Quát thể hiện trong thơ viết khi đi dương trình hiệu lực lại cho thấy tầm tư tưởng của riêng ông mà nhiều sứ thần không có được”, “Đó là sự sòng phẳng trong tư duy của một con người dám nghĩ một

cách mới về cái mới, dám thừa nhận sự ưu việt của kĩ thuật Tây phương” [175;10]

Về phần phản ánh những nỗi thống khổ của con người, điểm mới của Cao Bá Quát

được Trần Thị Băng Thanh phát hiện Nhà nghiên cứu từ sự phân tích bài Đạo phùng ngạ phu đã kết luận: “Đạo phùng ngạ phu một mặt phản ánh một khía cạnh hiện thực xã hội

đương thời - sự bế tắc của tầng lớp nho sĩ - trí thức, nạn đói nghèo, thất nghiệp và cuộc sống đầy may rủi, bất trắc - một mặt thể hiện đặc sắc của ngòi bút Cao Bá Quát Cách

Trang 20

nhìn cuộc sống của thi sĩ họ Cao là cái nhìn xác thực, có dáng vẻ “khách quan”, lệnh sắc, tinh tế của lí trí, có suy tư, phân tích” “Và nếu như trong các tác gia thời trung đại có một ai mà cách nhìn, cách quan sát thể hiện con người, cuộc sống đã có những nét gần gũi với hiện đại thì phải kể đến Cao Bá Quát Điều đó cũng góp phần làm nên sức sống lâu bền của thơ ông.” [163;87]

Bên cạnh những nội dung trên, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập đến nội dung tình cảm với thiên nhiên, với bạn bè, gia đình… của Cao Bá Quát Các tác giả đều nhằm hướng tới khẳng định: khác với các giai thoại đều có khuynh hướng chứng tỏ Cao Bá Quát là người ngông nghênh, tự phụ, thực tế ông là người rất mềm yếu, ngập tràn tình cảm Cao Bá Quát kết giao nhiều, ông yêu thương chân thành mẹ già, con nhỏ, vợ hiền Ông yêu thiên nhiên, “thường thích cảnh rộng lớn”

Tuy nhiên, đề cập đến phương diện tình cảm của Cao Bá Quát, các tác giả mới chỉ dựng lên chân dung con người cá nhân Cao Bá Quát đằm thắm, chân thành, mà chưa có kết luận về sự mới lạ của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc

Nói chung, qua thơ chữ Hán, Cao Bá Quát được tất cả các học giả đánh giá là một trí thức mẫn cảm với thời cuộc Điều này đã được tác giả Nguyễn Hữu Sơn khẳng định:

“Ông sống với lí tưởng chung của Nho giáo nhưng cá tính con người cá nhân trong ông lại luôn luôn li tâm, luôn tỏ thái độ hoài nghi, luôn vượt lên bộc lộ xúc cảm riêng tư, luôn phá cách để tự khẳng định mình Cũng có thể coi ông là đứa con ngỗ nghịch của chế độ phong kiến đương thời” [145,484], “Cao Bá Quát đã trở thành một hiện tượng lịch sử, hiện thân cho sự dự cảm yêu cầu một cuộc canh tân và là mầm triệu báo hiệu cho sự ra đời những tiếng nói canh tân quyết liệt của một thế hệ nối tiếp ngay sau đó” [145,494]

1.1.3.2 Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật

Vấn đề nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng được nhiều tác giả quan tâm Các tác giả đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của phong cách thơ chữ Hán Cao Bá Quát: hào sảng, lãng mạn, vượt ra ngoài quy tắc luật lệ nghiêm ngặt của lối văn thơ trường ốc Tác giả Nguyễn Tài Thư nhận định: “Thơ ca Cao Bá Quát đã hình thành một phong cách mới

mẻ ít thấy trong lịch sử cũng như đương thời” [181,331] Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: Cao Bá Quát “chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách Lí Bạch” [77,387]… Ông Ngô Văn Phú đánh giá: “thơ Cao Bá Quát thoát ra hùng khí”, “thơ Cao là của Cao mà trong Cao có cả chất Lí Bạch, chất Đỗ Phủ, chất Lí Thương Ẩn, Đỗ Mục của thơ Đường”

Trang 21

[113,70] Nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu nhận xét: “thơ Chu Thần có cái hơi chất hào sảng, dịch rồi mà vẫn còn giữ được”, “Cao có những tứ đột ngột kì thú” [23,658] Giáo

sư Vũ Khiêu khẳng định: “Khi cái văn hứng đã tung bay, ngòi bút dưới tay Cao Bá Quát

nó muốn được ngang dọc tuỳ lòng, không chịu tự giam ở trong những khuôn khổ chật hẹp (…), ngòi bút ấy, chỉ hợp để dùng viết những văn chương tự do, chứ nếu đem vào trường thi để viết văn cử nghiệp, e rằng ít khi tránh khỏi những điều bất như ý” [57,126]…

Với cảm nhận chung như vậy, nhiều tác giả đã chỉ ra những khía cạnh cụ thể trong

sự đổi mới nghệ thuật thơ chữ Hán của Cao Bá Quát từ thể loại cho đến đặt câu, gieo vần,

theo niêm luật Đường thi” [112,326 - 327]

Tác giả Nguyễn Lộc nói: “Cao Bá Quát còn là một nhà thơ trữ tình với bút pháp đặc sắc (…) Thơ Cao Bá Quát cảm xúc dồi dào, đồng thời lại có nhiều chất suy nghĩ ( ) Thông thường nhà thơ ít khi bó hẹp cảm xúc trong giới hạn cụ thể của đối tượng phản ánh hay miêu tả mà có xu hướng mở rộng, hoặc nâng cao do sự liên tưởng từ một hiện tượng này đến một hiện tượng khác, từ một hiện tượng thiên nhiên đến một hiện tượng xã hội, của con người hay từ một đối tượng cụ thể đến một nhận thức có tính phổ biến, khái quát.” [77,383 - 384]

Nguyễn Tài Thư quan tâm đến sự liên tưởng của Cao Bá Quát: “Hình thức diễn ra trong thơ Cao Bá Quát thường là liên tưởng tương đồng, tức là liên tưởng mà ở đó các cảm xúc nối tiếp nhau cùng một tính chất, cảm xúc trước là nguồn, cảm xúc sau là sự lắng đọng, giữa cảm xúc trước và cảm xúc sau là sự tương hỗ, làm cho tình cảm thêm thấm đượm” [181,348]

Đáng kể nhất là sự phát hiện về bút pháp tự sự khi viết về hiện thực của Cao Bá Quát Nguyễn Lộc viết: “Trong các bài miêu tả những cảnh khổ của con người, hay những bài viết về quê hương Phú Thị của ông, ngòi bút của Cao Bá Quát lại có tính chất

Trang 22

hiện thực Ở đây, nhà thơ không sử dụng lối hư cấu có tính chất phóng đại, không dùng những ẩn dụ, hoán dụ, mà sử dụng nhiều chi tiết chân thực, gợi cảm Trong những bài viết về con người đau khổ, để đảm bảo tính chất khách quan trong việc thể hiện, Cao Bá Quát thường cho nhân vật tự nói lên cảnh ngộ của họ” [77,388] Nguyễn Huệ Chi từ việc phân tích chủ đề những con người khốn khổ trong thơ Cao Bá Quát cũng đã khẳng định:

“Thơ ông có những cách tân táo bạo, không còn là loại thơ “kỉ sự” của thế kỉ XVIII mà

đã chuyển sang một giai đoạn mới, kết hợp tự sự với đối thoại cho nên lời thơ hàm súc,

đa nghĩa và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng” [14, 457] Tác giả Nguyễn Ngọc Quận nhận định: “Điểm độc đáo của Cao Bá Quát là ông thường xuất hiện trong thơ với tư cách là người trần thuật, và điểm nhìn trần thuật của ông cũng thường dịch chuyển linh động”, “chất tự sự trong thơ Cao Bá Quát như một dấu hiệu sự cách tân trong thơ, tạo điều kiện cho thơ hướng đến những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng, là điều nhận thấy được”, “chất tự sự như là một trong những dấu hiệu khá đặc trưng trong thơ Cao Bá Quát góp phần làm rõ hơn cá tính sáng tạo của nhà thơ” [130,171]…

Cùng với yếu tố tự sự này, bút pháp cụ thể hoá cũng đã được tác giả Thuần Phong phát hiện: “Một ngón văn đặc biệt của Cao Bá Quát là phép cụ thể hoá, làm cho câu văn linh hoạt phi thường” [112,327], Nguyễn Lộc nhận thấy: “Trong những bài viết về quê hương, nhà thơ trực tiếp miêu tả, thì ông cũng miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết [77,390]

Từ tự sự, dùng lối cụ thể, tác giả Vũ Khiêu khái quát: “Thơ Cao Bá Quát dù tả cảnh hay tả tình đều có những xúc động chân thành, nhiều lúc có những nét rất sinh động

và cụ thể của chủ nghĩa hiện thực” [57,35]

Một phương diện nữa trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát là sự kết hợp tả thực và lãng mạn Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư kết luận: “Cảnh đối với Cao Bá Quát là hiện thực khách quan với tính chất xác định và thuộc tính thẩm mĩ của nó, là đối tượng cảm xúc của nhà thơ; để tái tạo được cảnh đó trong thơ, ông đã dùng các bút pháp tả thực, miêu tả và tự sự; song để nói rõ được tình cảm của mình với cảnh, ông đã sử dụng các yếu tố lãng mạn biểu hiện, trữ tình và phát huy trên cơ sở của tả thực, miêu tả và tự sự

Do đó, thơ ông là sự thống nhất giữa cảnh và tình, giữa thế giới khách quan và nội tâm của nhà thơ, làm thành một sức quyến rũ đặc biệt” [181,345] Tác giả Nguyễn Lộc viết:

“Thơ Cao Bá Quát thường có hình ảnh độc đáo, tứ thơ bay bổng, khoáng đạt Ông hay nhân cách hoá những hiện tượng thiên nhiên, coi thiên nhiên là rộng lớn, là tri âm tri kỉ Qua những bài thơ viết về thiên nhiên của ông thường thấy thế đứng của nhà thơ rất cao,

Trang 23

và tầm mắt của ông nhìn xa vòi vọi”, “Thơ cao Bá Quát viết về hiện thực khách quan nhiều khi cũng là viết về con người cá nhân của mình Trong một số bài thơ của ông, hiện thực chỉ là phương tiện để nhà thơ tự thể hiện Do đó, Cao Bá Quát có tính cách của một nhà thơ lãng mạn hơn là một nhà thơ hiện thực”, “ảnh hưởng Lí Bạch” “Hình tượng thơ của Cao Bá Quát thường có tính chất phóng đại kiểu lãng mạn chủ nghĩa” [77,387]

Theo hướng khác với các tác giả trên, từ những câu hỏi tu từ, những bài thơ viết

về cảnh chùa và đề cập đến tư tưởng Phật giáo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã chứng minh thơ Cao Bá Quát nặng chất suy tưởng Ở thơ Đường luật, câu hỏi thường đặt ở câu chẵn (sau câu lẻ) nhằm khơi gợi, nêu vấn đề “Vậy mà ở thơ Cao Bá Quát, đa phần các câu hỏi lại đặt ở vị trí câu lẻ, tức là nêu câu hỏi trước rồi mới đoán định, dẫn giải vấn đề”, “Thơ văn Cao Bá Quát chất nặng suy tư, suy tưởng và những trăn trở về cuộc sống, về cõi nhân gian, về kiếp con người” [145,484], “có thể nói

ở hoàn cảnh nào, gặp điều gì Cao Bá Quát cũng đặt ra câu hỏi, trao đổi, luận bàn, đặt lại vấn đề” [145,491] Nguyễn Hữu Sơn cũng khẳng định: “có cả một dòng thơ du kí đã xuất hiện trong thơ Cao Bá Quát Qua những chuyến đi, những điều tai nghe mắt thấy, ông đã nâng thơ mình lên những tầm cao những chiêm nghiệm, suy tưởng, nghiền ngẫm về cuộc thế chứ không chỉ đơn thuần là những vần thơ xướng hoạ, đề vịnh quen thuộc nữa” [145, 503]

Nguyễn Thị Kim Châu viết về “Không gian “Đường đời” và sự thể hiện nhận thức

về con người phi lí trong thơ Cao Bá Quát” Tác giả chứng minh, thơ Cao Bá Quát có sự

ám ảnh khắc khoải về sự phi lí và kết luận: “Sự bế tắc của đường thế lộ gian nan, sự vô

vọng của công việc tiến lên rồi lại lùi lại trên con đường cát rõ ràng là cách thể hiện nhận thức về sự tồn tại đầy phi lí của con người cá nhân trong cái xã hội triều Nguyễn vốn cũng đầy rẫy những điều phi lí” [9,175]

Từ những quan niệm và phong cách trên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, vì thế mà Cao Bá Quát cũng có sự lựa chọn thể thơ thích hợp Tác giả Nguyễn Lộc nhận định: “So với các nhà thơ khác, Cao Bá Quát là người sử dụng khá nhiều loại thơ cổ thể trường thiên Đối với ông, thể tài này tương đối tự do và có dung lượng lớn, thích hợp với những tứ thơ hào mại, sảng khoái Nhưng nhà thơ cũng sử dụng nhiều thể thơ Đường luật Trong trường hợp này ta thấy nhiều khi một đề tài ông phải làm đến năm ba bài thơ Đường luật Đó cũng là một biểu hiện nữa về sự phong phú, dồi dào trong cảm xúc của nhà thơ” [77,383]…

Trang 24

Nói chung, các tác giả đã nhận thấy Cao Bá Quát có những điểm mới táo bạo về nghệ thuật: có bút pháp kì vĩ khác thường, có chất tự sự, suy tưởng

1.2 Cơ sở lí thuyết của đề tài

1.2.1 Lí thuyết liên văn bản

Lí thuyết liên văn bản được gợi ý từ chủ nghĩa đối thoại của nhà lí luận văn học Nga M Bakhtin, và được phát triển bởi nhiều người: Kristeva, Bloom, Miller, Genette, Riffater… Từ khi ra đời, lí thuyết liên văn bản đã làm thay đổi hệ hình nghiên cứu văn học, làm nảy sinh những cách tiếp cận văn học mới Trong luận án này, chúng tôi lấy quan niệm về đối thoại của lí thuyết này làm cơ sở lí thuyết của đề tài

Về đặc tính đối thoại của văn bản, các nhà tư tưởng của lí thuyết liên văn bản quan niệm: Từ trong bản chất, lời nói mang tính đối thoại, giao tiếp đối thoại chính là môi trường đích thực của đời sống ngôn ngữ Từ những phát ngôn đơn giản của đời sống cho đến những tác phẩm thông thái của khoa học hoặc nghệ thuật của văn học, không phát ngôn nào tồn tại một mình, cô lập mà dường như luôn có mối quan hệ giữa văn cảnh của mình với văn cảnh người Do đó, với tư cách là một kiểu lời nói, tác phẩm văn học tất yếu có quan hệ đối thoại với những tác phẩm khác ra đời trước đó và trong tương lai, nó lại trở thành đối tượng cho những tác phẩm ra đời sau đối thoại Đây là bản chất đối thoại của ngôn ngữ và tồn tại xã hội

Tiếp cận liên văn bản xem sự ra đời của văn bản là một hiện tượng quan hệ, một

quá trình kết nối, tương tác, đối thoại của văn bản trong mạng lưới diễn ngôn xã hội Văn bản có những mối quan hệ liên văn bản trong mạng lưới ở nhiều cấp độ, từ vi mô đến vĩ mô: từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, hình tượng, điển tích, điển cố, thể loại… Bất kì một văn bản nào cũng có thể trở thành chất liệu của một văn bản khác ra đời sau nó, bất cứ một văn bản nào cũng được giả thiết là sự đối thoại với nhiều văn bản khác nhau Thừa nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng tác phẩm văn học nào cũng được tạo dựng từ những hệ thống, những truyền thống đã được thiết lập bởi các tác phẩm văn học trước đó; mỗi tác phẩm đều có những quan hệ, kết nối, đối thoại và liên thuộc với những tác phẩm văn học khác Nói cách khác, quan niệm của lí thuyết liên văn bản là mọi sáng tác đều có

sự lặp lại, lấy lại, mượn lại ý tưởng, ngôn từ, kết cấu, cốt truyện… của các nhà văn có trước rồi biến đổi đi, cấu tạo lại để làm ra cái mới Tiếp cận liên văn bản đòi hỏi người nghiên cứu đưa văn bản vào mạng lưới văn bản xã hội, diễn ngôn ý thức hệ và diễn ngôn

Trang 25

tập thể Có nghĩa là, muốn hiểu tác phẩm cần phải so sánh đối chiếu, phân tích nhiều mối quan hệ với vô vàn văn bản khác

Cao Bá Quát đứng trước truyền thống hàng nghìn năm của văn học dân tộc Ông vừa tiếp thu các tinh hoa của văn học nước nhà và văn học Trung Quốc vừa bước đầu bứt phá, “đối thoại” với truyền thống và đương thời, tạo nên những đổi mới Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, luận án sử dụng phương pháp so sánh nhằm tìm ra sự đối thoại của Cao Bá Quát với truyền thống và đương thời để từ đó chỉ ra những đóng góp mới của ông

1.2.2 Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả

Nghiên cứu văn học sử là nghiên cứu văn học quá khứ “Thông qua việc tái hiện diện mạo cá biệt những hiện tượng văn học cụ thể trong quá trình phát triển lịch sử, lịch

sử văn học phải lí giải, làm sáng tỏ bản chất cũng như quy luật vận động của các hiện tượng ấy, tìm hiểu ý nghĩa của chúng đối với đời sống xã hội, xác định xem chúng có đóng góp gì mới về tư tưởng nghệ thuật” [38,11] Nghiên cứu văn học sử có nhiệm vụ nghiên cứu quy luật sinh thành và phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn

ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định trên nhiều phương diện: tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu, giai đoạn, tiến trình văn học… Luận án này chủ yếu vận dụng lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả

Là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác giả văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học Về tác giả Cao Bá Quát, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu trên những bình diện sau:

1.2.2.1 Nghiên cứu tác giả Cao Bá Quát trong mối tương quan với thời đại, gia đình, cuộc đời - con người tác giả

Thời đại bao gồm các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng Các đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh khu vực

và thế giới cho thấy sự tác động nhiều mặt của hoàn cảnh, môi trường đến tư tưởng, tâm hồn Cao Bá Quát tạo tiền đề cho sự đổi mới thơ ca của ông Những phương diện về văn hoá văn học chứng tỏ những thành tựu mà Cao Bá Quát có được một phần là nhờ tiếp nối được sự vận động của văn hoá, văn học và không khí chấn hưng văn hoá Bắc Hà

Trang 26

thời bấy giờ

Bên cạnh những yếu tố lịch sử, văn hoá, văn học, chúng tôi cũng tìm hiểu những nhân tố thuộc về gia đình, con người Cao Bá Quát ảnh hưởng đến sang tác của ông Những đặc điểm gia đình nho gia, con người tài năng, cá tính, con người được tiếp xúc với văn minh phương Tây của Cao Bá Quát được chúng tôi chú ý khai thác cho thấy ở Cao Bá Quát có sự thống nhất giữa một con người khát khao đổi mới, “chân trời mới”

và một nhà thơ có phong cách sáng tạo

Phương diện này chúng tôi trình bày trong chương 2 của luận án

1.2.2.2 Nghiên cứu tác giả trong tiến trình văn học

Chúng tôi đặt tác giả trong mối tương quan với các giai đoạn văn học trước, cùng

thời và sau tác giả để thấy được những kế thừa, phát huy và những đóng góp của tác giả

Với các giai đoạn văn học trước, chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả tiêu biểu trước Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trước ông

Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đương thời

Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tương quan với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy được những đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bước đầu đặt nền móng cho sự hiện đại hoá văn học dân tộc

Khi so sánh, chúng tôi quan niệm về mức độ của điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát như sau:

- Điểm mới là những đặc điểm riêng (ít có ở tác giả khác)

- Điểm mới có tác dụng làm thay đổi sắc thái văn học (mới so với truyền thống -

cũ chưa có, mới trong đặc điểm chung của đương thời và so với đương thời - các tác giả cũng đề cập đến, nhưng Cao Bá Quát riêng ở khía cạnh nào)

- Về mức độ: không phải là toàn bộ hệ thống mà chỉ là những yếu tố trong hệ

Trang 27

thống Điểm mới không phải là tầm vĩ mô (lí tưởng xã hội, triết lí nhân sinh) mà là ở những yếu tố trong hệ thống: quan niệm khoa cử, quan niệm con người - đặc biệt là con người phụ nữ, sự nhạy cảm trước những vấn đề của đời sống… Điểm mới còn được hiểu hẹp hơn: sự mở rộng, phát triển những yếu tố có trước

1.2.2.3 Nghiên cứu tác giả trong loại hình tác giả nhà nho

Nghiên cứu tác giả trong loại hình tác giả nhà nho để thấy được điểm chung và độc đáo ở Cao Bá Quát

Trong nghiên cứu văn học, bên cạnh sự nghiên cứu riêng về từng tác giả văn học, phạm trù loại hình tác giả cũng được nhấn mạnh với tư cách là loại hình chủ thể thẩm

mĩ, được hình thành như những sản phẩm xã hội, lịch sử, văn hoá cụ thể Những loại hình tác giả văn học thường có dấu hiệu chung về cách nhìn và cách lựa chọn thái độ sống, tư thế ứng xử, quan điểm thẩm mĩ, xu hướng nghệ thuật… Trong thời trung đại, nhà nho là tầng lớp trí thức chủ yếu trong xã hội Tuy nhiên, theo quá trình lịch sử, đội ngũ nhà nho có sự vận động, phân hoá, hình thành nên những loại hình nhà nho - cũng

là những loại hình tác giả văn học, mang những đặc trưng loại biệt đối với nhau Chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong loại hình tác giả nhà nho để thấy điểm mới Cụ thể:

- Trong hệ thống các nhà nho hành đạo nhưng bất đắc chí, các nhà nho trước Cao

Bá Quát lui về ẩn cư, còn Cao Bá Quát có hành động để thay đổi triều đại Ông “nổi loạn” trong sự nghiệp và trong thi ca

- Trong hệ thống các nhà nho có những biểu hiện li tâm với Nho giáo đặc biệt là Nho giáo thời Nguyễn Các nhà nho thời trước bất mãn với các vị vua cụ thể nhưng không li tâm với quan điểm Nho giáo Đến Cao Bá Quát đã có những biểu hiện li tâm với tư tưởng Nho giáo So với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông rất ít ca tụng thánh đế, minh vương

- Cao Bá Quát thuộc lớp các nhà nho có tư tưởng tiến bộ Ông thuộc số ít nhà nho

dự báo sự xuất hiện của một lớp sĩ phu thức thời có tư tưởng canh tân của giai đoạn sau (Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trương Vĩnh Ký ) Cao Bá Quát cũng là tác giả có tính dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, đưa đến phong

trào tiếp nhận các thể thơ tự do của phương Tây sau này

Trang 28

Từ đường hướng trên, mục đích đạt tới của đề tài là:

- Tìm những đặc điểm mang tính chất đổi mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (cả nội dung và nghệ thuật)

- Lí giải nguyên nhân dẫn đến những nét mới lạ của thơ chữ Hán Cao Bá Quát

- Rút ra những vấn đề lí luận về nghiên cứu văn học trung đại

Nói chung, trên cơ sở các thành tựu sưu tầm, khảo cứu, dịch thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát; trân trọng, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và những băn khoăn khoa học đã mở đường, gợi ý, chúng tôi tiếp tục suy nghĩ để bổ sung những điểm mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Trang 29

Chương 2

NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG

THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 2.1 Tiền đề lịch sử, xã hội triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX

Sinh năm 1808, mất năm 1855, cuộc đời Cao Bá Quát trải qua các triều vua: Gia Long (1802-1820), Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và thời kỳ đầu của triều vua Tự Đức (1848-1883) Đây là giai đoạn đầu, độc lập tự chủ của triều Nguyễn, đồng thời là giai đoạn bắt đầu có sự xâm lược của phương Tây Đặc điểm lịch sử xã hội đầu thế kỷ XIX ảnh hưởng lớn đến Cao Bá Quát, tạo tiền đề cho sự xuất hiện những điểm mới trong thơ ca chữ Hán của ông

2.1.1 Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời

Ra đời vào năm 1802, triều Nguyễn đã có công thống nhất đất nước cả về lãnh thổ lẫn chính quyền Trong khoảng 50 năm đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn đã nỗ lực và đạt không ít thành tựu trong củng cố và xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Tuy nhiên, hệ tư tưởng và chính sách cai trị của triều Nguyễn đã bộc lộ nhiều yếu

tố lỗi thời so với thời cuộc

Thứ nhất là việc triều Nguyễn dùng Nho giáo làm quốc giáo Xem mình là “trung quốc ở phía Nam: ở trung tâm thế giới phía Nam, xung quanh có các nước chư hầu và bình đẳng với người láng giềng phương Bắc”, các vua Nguyễn nỗ lực để chuyển tải mô hình chính trị chuyên chế đại tập trung, đại thống nhất của các đế chế Trung Hoa xưa vào Việt Nam Học giả Yoshiharu Tsuboi đã viết: “Trong lúc nhà Thanh đang trị vì ở Trung Hoa sau khi lật đổ nhà Minh năm 1644, thì nhà Nguyễn vẫn thích tự coi mình như nhà Minh Điều này cho phép họ tỏ vẻ là những người thừa kế chính thống của nền văn minh Trung Hoa, thấm nhuần truyền thống và đạo lí Nho giáo” [191,224] Song, dù có rất nhiều biện pháp nhằm chấn hưng, triều Nguyễn vẫn không làm Nho giáo có được vị thế như nó từng có ở thế kỉ XV Hơn nữa, “không phải Minh Mạng cố thủ xây dựng một quốc gia mới, đặc biệt mọi hình thức mới để hội nhập tầng lớp văn thân trong lòng dân tộc, mà nhà vua chỉ muốn tái tạo lại bằng cung cách nệ cổ, kể cả tranh đua về mặt văn hoá với triều Mãn Thanh, tái tạo lại những định chế không còn thích hợp và liên hệ gì với thực tế xã hội của đất nước” [191,60] Với việc làm này, nhà Nguyễn đã đưa chế độ

Trang 30

chuyên chế trở lại, thắt nghẹt bầu không khí ít nhiều dân chủ của chế độ lưỡng đầu chế

có vua Lê chúa Trịnh thời trước Đối chiếu với phạm vi toàn cầu, bấy giờ các nước phương Tây đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản được khá lâu, việc tiếp tục dùng hệ tư tư tưởng Nho giáo rõ ràng là lạc hậu so với thế giới Nó “cản trở trào lưu duy tân đổi mới khiến cho thế nước ngày càng suy vi, tinh thần bạc nhược đối lập với các trào lưu tiến hoá” [8,15]

Thứ hai là về giáo dục, như nhiều triều đại trước trong lịch sử, các vua Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức đều coi trọng và đánh giá cao vai trò, vị trí của giáo dục, tất nhiên là giáo dục theo Nho học Đáng tiếc, hạn chế của lối Nho học đã lập tức thể hiện và để lại hậu quả nghiêm trọng Chính vua Minh Mạng đã nói: “Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử - nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó Khoa tràng lấy hay bỏ cũng

do tự đó Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi Song tập tục

đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại" [63,462] Lối giáo dục này làm ảnh hưởng rõ rệt đến bộ máy quan lại thời Nguyễn Các học giả cho rằng thời vua Gia Long (1802-1820) đến Minh Mạng (1820 - 1840), nhà Nguyễn đã thực hiện công cuộc cải cách hành chính theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước Song đến thời vua Tự Đức,

bộ máy quan lại bộc lộ rõ sự cồng kềnh, kém hiệu quả Theo Nguyễn Trường Tộ, quan chế thời Tự Đức là một hệ thống quan liêu nặng nề đến mức “10 con dê chín người chăn”, “1 con ngựa 9 người giữ” “Quan viên phần lớn là bất tài, quan võ như đề đốc, lãnh binh có người không đọc được binh thư, chỉ viết hai chữ “tuân phụng” Làm dân chúng lầm than, bộ máy này còn khiến nhà Nguyễn “không bắt kịp xu thế của thời đại, không đưa ra được những đối sách phù hợp để tự cứu mình, cứu dân tộc trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản châu Âu đang ráo riết bành trướng sang phương Đông” [8,15]

Thứ ba là về kinh tế, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và truyền thống, triều Nguyễn thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” làm triệt tiêu nội lực, ngăn cản sự phát triển Nhiều học giả khẳng định, kinh tế triều Nguyễn là một bước tụt hậu so với triều đại trước Nhà Nguyễn đã làm “ngăn chặn và thui chột những yếu tố tiến bộ của nền sản xuất hàng hoá, đã manh nha xuất hiện từ thế kỷ XVIII” [8,15]

Trang 31

Thứ tư là về xã hội Chính sách cai trị nói trên khiến khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi Nếu như ở các triều đại trước, phong trào đấu tranh của nông dân chủ yếu xảy

ra ở cuối một vương triều khi vương triều đã suy yếu, khủng hoảng, thì phong trào nông dân ở triều Nguyễn lại bùng nổ ngay từ khi triều đình Nguyễn mới ra đời Năm mươi năm đầu thế kỉ XIX có tới 400 cuộc đấu tranh của nông dân Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục, đồng loạt ở nhiều nơi đã nói lên một hiện tượng không bình thường trong quan

hệ giữa nhân dân và nhà nước phong kiến Nó chứng tỏ, nhà Nguyễn chưa kết hợp được quyền lợi của giai cấp với quyền lợi dân tộc, chưa đáp ứng được quyền lợi của nhân dân, chủ yếu là nông dân

Nói chung, đặt trong xu thế các nước châu Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa từ thế kỉ XVII - XVIII với nền văn minh công nghiệp, các nước châu Á cùng thời như Nhật Bản, Thái Lan cũng đã bước đầu đổi mới, sự hạn chế của nhà nước phong kiến Việt Nam với nền sản xuất nông nghiệp càng thể hiện rõ rệt.Những yếu tố truyền thống

đã tỏ ra lạc hậu khiến cho Cao Bá Quát chịu áp lực lớn hơn các tác giả thời trước

2.1.2 Tầng lớp thị dân và tư tưởng phi Nho giáo

Ở Việt Nam, nền kinh tế hàng hoá xuất hiện từ thế kỉ XVI - XVII Trước kia, vua chúa chủ yếu chỉ giao dịch ngoại thương với nước ngoài qua một cửa khẩu xa xôi là Vân Đồn, nhà vua mua toàn bộ sản phẩm nước ngoài, đổi bằng sản phẩm trong nước Thời chúa Trịnh, do thiếu tiền, chúa đã phải để cho ngoại thương vào tận phố Hiến, tức là trong nội địa Biện pháp này đã làm cho kinh tế thương nghiệp phát triển và thực tế đã làm nảy sinh một tầng lớp thị dân ở đô thị Kẻ Chợ đã trở nên một thành phố sầm uất, với

ba mươi sáu phố phường, và thủ công nghiệp bắt đầu phát triển Giữa các tỉnh bắt đầu có

quan hệ nội thương

Chúa Nguyễn cần tiền để xây đắp thành luỹ cũng phải mở rộng ngoại thương Quy Nhơn, Hội An ra đời Còn Sài Gòn, thì vào thế kỉ XVIII đã là một trung tâm xuất cảng gạo Việc phát triển thương mại giai đoạn này đã tạo điều kiện cho sự ra đời một tầng lớp buôn bán Họ giàu có không phải nhờ làm quan mà nhờ lợi nhuận thương trường Để ngăn chặn nguy cơ không có lợi cho triều đình phong kiến, chúa Nguyễn cũng như chúa Trịnh đều đặt thương nghiệp dưới sự quản lí của chính quyền quan liêu “Thế là ở Việt Nam hình thành thêm một tầng lớp thương nhân độc đáo của chính quyền vua chúa phương Đông, tầng lớp thị dân nảy sinh từ nách của quan lại phong kiến (…) giàu có nhờ thế lực phong kiến chứ không phải nhờ tài kinh doanh” [93,58-59]

Trang 32

Cả hai đối tượng giàu có này đều có “tật” của thị dân: thích tiền, thích hưởng thụ, ghét nghèo khổ, nghĩ đến cá nhân Thêm nữa, dù chưa phát triển hoàn chỉnh để trở thành một giai cấp mới tác động đến sự phát triển kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội nhưng tầng lớp này, do sinh hoạt kinh tế của họ, đã ly khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến Họ quan hệ phường hội mang tính chất bình đẳng (quan hệ ngang) thay vì quan hệ đẳng cấp trên dưới (quan hệ dọc) “Cuộc sống của họ là đi đây đi đó, giao tiếp rộng rãi,

kể cả giao tiếp với người nước ngoài, dù còn ít ỏi, là cuộc sống tương đối tự do hơn cuộc sống của người nông dân bị trói buộc vào mảnh ruộng lĩnh canh hay cuộc sống của nho sĩ rập khuôn theo trăm nghìn thể chế, giáo điều cứng nhắc” [71,12] Do đó, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính (…) Con người tài tử là điển hình mới của thời đại Còn người quân

tử bị chế giễu, đạo đức khắc kỉ bị mạt sát Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại” [93,60], “mọi người đều ý thức về cái tài của mình, đều khoe tài và đều đòi hỏi phải đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ” [93,62]

Buôn bán dưới thời Nguyễn hạn chế, “nhưng tư tưởng thị dân không thể vì thế mà mất đi Những con người của thời đại vẫn đi theo hệ tư tưởng cũ mà họ cho là thích hợp với nhu cầu của chính họ” [93, 78]

Tầng lớp thương nhân đã làm xuất hiện và phát triển không gian văn hoá “thị - chợ” Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nói rất chính xác rằng: “Đó là một không gian

văn hoá khác biệt so với văn hoá cung đình, hàm chứa những vấn đề của đời sống thị dân, văn hoá thị dân, mang cái nhìn cuộc sống và con người từ điểm nhìn thị dân” [176,28] Không gian ấy có đông đảo các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực giải trí như

ca nhi, kĩ nữ, ả đào Họ phục vụ cả tầng lớp thương nhân lắm tiền nhiều của lẫn lớp quan lại, nho sĩ… cùng có nhu cầu hưởng lạc Các tiểu thuyết tài tử - giai nhân, “dâm từ, diễm khúc”, các sách “nôm na mách qué”… được truyền tay, in ấn…

Hoạt động của không gian văn hoá thành thị tất yếu ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, thay đổi cho nền văn học vốn đượm màu quan phương, chính thống Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, đương nhiên, không nằm ngoài từ trường của ảnh hưởng này

2.1.3 Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, châu Á chịu sự tấn công dữ dội của các nước Âu - Mĩ

Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Đức đua nhau ép Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng khiến Nhật

Trang 33

Bản rơi vào khủng hoảng và buộc phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc phải tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của chủ nghĩa phương Tây Ấn Độ đã bị Anh xâm lược Trung Quốc rơi vào cuộc chiến tranh thuốc phiện rồi buộc phải kí hiệp ước Nam Kinh với thực dân Anh, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến Các nước Đông Nam Á cũng hoặc bị xâm lược hoặc bị nhòm ngó (cuối thế kỉ XIX thì đều trở thành thuộc địa, trừ nước Xiêm - Thái Lan) Bối cảnh châu lục này tác động nhiều mặt tới Việt Nam Mặc dù nhà Nguyễn thực hiện nhiều rào cản, song những luồng gió từ phương Tây vẫn xâm nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức

Trước hết là bằng những con đường “chính danh” được mở ra từ chính triều đình phong kiến Do muốn dựa vào thế lực của Pháp để chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho

con trưởng là Cảnh sang Pháp làm tin (sau này hoàng tử về nước, nhà vua đã ngạc nhiên

vì hoàng tử không đến nhà thờ tổ dự lễ tế tổ tiên) Ngay sau khi đánh bại Tây Sơn để lên cầm quyền, Gia Long đã “trả ơn” cho một số người Pháp Ông giữ lại một số người làm quan trong triều, phong cho các chức quan cao cấp, biệt đãi hậu hĩnh Việc người phương Tây ở Việt Nam đã có từ trước, nhưng đây là lần đầu tiên có người được làm quan trong triều Thêm nữa, triều Nguyễn còn cho phép Pháp thiết lập toà lãnh sự quán ở Huế vào năm 1805 cùng với việc thành lập nhà công quán để khoản tiếp các thương gia phương Tây Bằng những việc trên, chính vị vua đầu của nhà Nguyễn đã “rước” con người và văn hoá phương Tây đến hiện diện trên đất Việt Nam

Giai đoạn đầu của vương triều, nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho việc giao thương buôn bán với phương Tây Trong thực tế, triều Nguyễn đã mở các cánh cửa giao lưu, cho thuyền buôn Trung Quốc và các nước trong khu vực thông thương, mở cửa khẩu Đà Nẵng cho thuyền phương Tây đến buôn bán Triều Nguyễn cũng là thời kỳ khởi phát của những chuyến tàu viễn dương, thông thương, quan hệ quốc tế với nhiều nước trong khu vực và châu Âu “Trong khoảng 1835-1840 đã

có 21 chuyến đi” [58,546] Năm 1844, Cao Bá Quát cũng được phái đi Hạ Châu “dương trình hiệu lực” “Ngoài nhiệm vụ diễn tập và mua bán, phái bộ đi Hạ Châu năm 1844 còn

có mục đích mua chiếc tàu chạy bằng hơi nước cỡ lớn” [144,189] Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phương Tây bởi nguyên nhân tôn giáo, quan hệ buôn bán với các nước này

bị tổn hại Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa

Trang 34

Nói chung, hướng đi của phương châm phát triển kinh tế đối với nhà Nguyễn vẫn

là nông nghiệp truyền thống, song việc buôn bán với phương Tây thời kỳ này có ý nghĩa lớn Nó làm cho hàng hoá của phương Tây xâm nhập vào thị trường Việt Nam: len, thuỷ tinh, súng, tàu… Nó khiến cho Việt Nam có thêm một số thị dân mới: buôn bán với Tây

Nó còn mang theo cả các yếu tố văn hoá văn minh khác

Đặc biệt là với Cao Bá Quát, chuyến đi “dương trình hiệu lực” đã mở ra một tầm nhìn mới, tầm nhìn thế giới của ông và một số người ngay từ nửa đầu thế kỉ XIX

Triều Nguyễn cũng là triều đầu tiên trong lịch sử có những chính sách nhằm tiếp cận với khoa học, kỹ thuật phương Tây thông qua việc mở các lớp học ngoại ngữ và cử người sang phương Tây du học Việc cử người học tiếng nước ngoài được bắt đầu từ thời Minh Mệnh Năm 1835, nhà vua có chỉ dụ cho các bộ - viện và quan lại chọn học trò từ

16 tuổi trở lên đưa về kinh để học văn tự ngoại quốc tại Quán tứ dịch Các ngôn ngữ được học ở đây gồm tiếng Pháp, tiếng Xiêm, tiếng Lào Học trò được cấp học bổng và có tuyển định lệ khảo xét [21, 282]

Về khoa học kỹ thuật, từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước đó, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội Thời vua Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển Sang đến thời vua Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới

mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu Thời vua Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán

như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm

Tuy những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam song văn hoá, xã hội phương Tây vẫn là những mảnh đất mới lan toả vào đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại

Một số yếu tố văn hoá khác vừa đi theo con đường “chính danh” vừa tìm cách tự

đi vào Việt Nam bằng nhiều hình thức

Thứ nhất là đạo Thiên chúa Đến Việt Nam từ thế kỉ XVI (1533), nhưng do khá xa

lạ với truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc nên nó xâm nhập vào nước ta rất chậm Vả lại, do Thiên chúa giáo bị coi như sự dự báo về việc xâm lược của phương Tây

Trang 35

nên các triều đại trước nhà Nguyễn cũng đã từng cấm đoán Đến nhà Nguyễn, thời Gia Long, như đã nói ở trên, có cho các giáo sĩ tự do truyền đạo Song, từ thời Minh Mệnh trở

đi, việc truyền đạo Kitô bị cấm Tuy thế, các hoạt động tuyên truyền của phương Tây về đạo này ở Việt Nam vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi Giáo dân mỗi ngày một tăng Ảnh hưởng lớn nhất của các giáo sĩ đến văn hoá Việt Nam thời kì này là sự truyền bá và sử dụng chữ quốc ngữ Các thừa sai dạy cho trẻ em giáo lí bằng chữ quốc ngữ “Chữ quốc ngữ có hai điều lợi: một là nó tách tâm trí người ta ra khỏi nền triết học Nho giáo, hai là lối phiên âm này dễ đọc hơn chữ Nho Do đó, trong các nhà trường Công giáo, người ta dạy chữ Pháp, chữ Latin và chữ quốc ngữ, đồng thời cũng dạy một ít chữ Nho cần thiết”,

“Thật lợi ích để đưa vào chương trình học là sự tập đọc, tập viết tiếng Nam bằng mẫu tự Latin, nên coi đó là đối tượng của nền học vấn Đó là phương thức tốt nhất để dần xoá bỏ chữ Hán và chữ Nôm mà có lẽ việc sử dụng đã là trở ngại lớn cho sự tiến bộ về trí tuệ của

xứ sở này.” [191,87] Bên cạnh chữ quốc ngữ, các giáo sĩ còn mang tới Việt Nam những cách thức chữa bệnh bằng Tây y, những tư tưởng về nữ quyền… Đó là những mặt tích cực của Thiên chúa giáo tại Việt Nam thời kì này

Thứ hai là các hoạt động ngoại giao chính trị và thương mại Triều đình thực hiện chính sách “đóng cửa”, khước từ nhiều quan hệ với phương Tây Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối Năm 1817, khi chiến hạm Cybèle cập bến Đà Nẵng và liên lạc với những đại diện Pháp ở Huế (Jean Baptiste Chaigneau, Philipe Vannier) và nhờ họ vận động để được tiếp kiến vua Gia Long nhưng Gia Long lấy cớ phái viên nước Pháp không có quốc thư nên không cho gặp Năm1819, Jean Baptiste Chaigneau xin phép về nước nghỉ ba năm và đến năm 1821, trở lại Việt Nam với tư cách

là quan chức lãnh sự của nước Pháp trình quốc thư yêu cầu thông thương với Việt Nam, nhà vua đã từ chối Minh Mệnh từ chối không ký hiệp định thương mại với Pháp và từ chối bức thư, không tiếp nhận bức thư của vua Louis XVIII gửi năm 1825 về vấn đề này Năm 1826, Minh Mệnh từ chối không tiếp lãnh sự Pháp và xoá bỏ quan hệ chính thức với Pháp

Trong thời gian Minh Mệnh trị vì, phía Pháp đã ba lần cố gắng lập lại quan hệ thương mại với Việt Nam thông qua các đại diện của mình (Bougainville năm 1825, De Kergariou năm 1827 và đô đốc Laplace năm 1831) song đều không thành Năm 1830, nhà vua còn đóng cửa lãnh sự Pháp Quan hệ với Pháp căng thẳng, dẫu rằng năm 1840,

Trang 36

Minh Mệnh tìm cách cải thiện mối quan hệ bằng cách cử phái bộ 4 người qua Pháp bao gồm tư vụ Trần Viết Xương, thư lại Tôn Thất Thuyết và 2 viên thông ngôn đến Pari để điều đình và bàn việc ký hiệp ước thương mại, song sự việc không thành Vua Thiệu Trị tiếp tục đường lối trên

Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn, có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận…

Tuy tất cả những đề nghị mở cửa thông thương, giao lưu với nước ngoài theo con đường chính thống đều bị bác bỏ, nhưng những sự kiện trên hẳn đã trở thành những sự kiện chính trị, chứng tỏ sự hiện diện của phương Tây và thu hút sự chú ý của không ít kẻ

sĩ, trong đó có Cao Bá Quát

Sự kiện lớn nhất đánh dấu sự hiện diện của phương Tây trong thời Cao Bá Quát là cuộc hải chiến giữa thuỷ quân Việt Nam với chiến hạm Pháp ngoài khơi Đà Nẵng tháng 4 năm 1847 Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, hơn 10.000 thuỷ binh - hầu như toàn bộ lực lượng thuỷ quân nòng cốt của triều đình đã hi sinh Sự kiện này chính thức đặt Việt Nam trong hiểm hoạ xâm lược của Pháp

Có thể nói, ngay từ đầu thế kỉ XIX, những cơ hội mới trong tiếp xúc với văn hoá phương Tây được mở ra Nó đi ngược với truyền thống vốn chỉ lấy Trung Hoa làm chuẩn

mực Sự bắt rễ của văn hoá phương Tây cộng với các yếu tố tự phá vỡ trong lòng xã hội

phong kiến đã bước đầu tạo nên đặc điểm “giao thời” giữa xã hội phong kiến và xã hội

hiện đại ở Việt Nam Và “trong những thời kì nóng bỏng của lịch sử, thực tế của cuộc sống tràn qua khuôn khổ mà vào nội dung văn học và nội dung mới đòi hỏi nghệ thuật mới” [50,41] Thực tế lịch sử này đã góp phần tạo nên những điểm mới cho thơ ca Cao

Bá Quát

2.2 Tiền đề văn hoá, văn học

2.2.1 Tiền đề văn hoá

2.2.1.1 Văn hoá dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa

Văn hoá dân gian giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX tiếp tục có ưu thế nổi trội và phần nhiều kế thừa, phát triển những nội dung mang tư tưởng nhân văn đi ngược lại với tinh thần của lễ giáo phong kiến

Trang 37

Kế thừa việc sử dụng các motip dân gian trên các bức phù điêu, chạm nổi trên các đình chùa ở thế kỉ XVII như cảnh chọi gà, đánh vật ở đình Hoàng Xá, cảnh đi cày, đá cầu

ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), bức chạm khắc Trai gái đùa vui (ở đình Liên Hiệp - Hà Tây thế kỉ XVIII; Rồng thú giao phối (chùa Diềm, Ninh Bình- thế kỉ XVIII)…, các công

trình kiến trúc và điêu khắc từ sau thế kỉ XVIII cũng toát lên một cảm quan thế tục hơn là cảm quan đạo đức hoặc tôn giáo, một nghệ thuật trung thành với hiện thực, đẩy lùi dần các công thức ước lệ Các tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và Quan Thế Âm ở chùa Dạm (Bắc Ninh) và nhất là các bức tượng La Hầu La, Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương (Hà Nội) v.v… đều nói lên điều đó “Nhìn vào các bức tượng này ở chùa Tây Phương, người ta ít liên tưởng đến cha con Phật Thích Ca đang tu hành đắc đạo bên

Ấn Độ cổ xưa, mà như thấy bóng dáng của các cụ già Việt Nam quen thuộc, thân hình gầy yếu, đang lo nghĩ về việc nhà, việc nước” [80,132]

Các bức tranh dân gian Tố nữ, Hứng dừa, Đánh ghen, Đàn lợn âm dương… của các dòng tranh dân gian vẫn tiếp tục được in ấn Các trò chơi dân gian nhún đu, ném còn, đánh đáo, cướp nõn nường trong các hội làng, trò chơi Tùng dí trong lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương…, phong tục giã cối đón dâu ở vùng Phú Thọ… diễn ra sôi nổi Không thể không

kể đến nữa là sân khấu chèo ở các vùng quê Rồi tín ngưỡng thờ Mẫu… Tất cả đều là những sản phẩm độc đáo của môi trường văn hoá dân gian, đưa con người trở về với đời sống tự nhiên, gần gũi, khác biệt với quan niệm hà khắc của Nho giáo

Điều đáng nói thêm nữa là những tín ngưỡng của dân gian (đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên) cũng được nhà Nguyễn khéo léo kết hợp với các yêu cầu của Nho giáo

“góp phần quan trọng vào sự gắn bó về sinh hoạt văn hoá và tôn giáo giữa nhân dân và nhà nước” [62,27]

Dòng chảy của văn hoá dân gian và cả những ảnh hưởng của văn hoá dân gian đến văn hoá cung đình triều Nguyễn tạo nên tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội trước những câu thúc của lễ giáo phong kiến, ảnh hưởng lớn đến tâm lí của mỗi con người trong lòng thời đại

Cùng với dòng chảy văn hoá dân gian, trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa trong đời sống xã hội thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện và phát triển mạnh trong mọi mặt của đời sống xã hội Sự biến thiên dâu bể của ngai vàng bệ ngọc, những cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc… đã làm không ít số phận con người chao đảo như Nguyễn Du

than vãn: “Một phen thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu” Hoàn cảnh lịch

Trang 38

sử đã đặt ra những vấn đề về số phận và quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người

Yếu tố nhân văn của văn học dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại

là yếu tố kích thích cho những đổi mới tư tưởng và quan niệm của Cao Bá Quát Những thành tựu mà Cao Bá Quát có được một phần là nhờ tiếp nối được chủ nghĩa nhân đạo, cũng như những tư tưởng dân chủ, nhân văn của truyền thống và đương thời

2.2.1.2 Hoạt động chấn hưng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành đầu thế kỉ XIX

Từ khi vương triều Nguyễn được thành lập, Thăng Long mất vị trí là trung tâm văn hoá chính trị của đất nước, văn hoá Thăng Long cũng dần sa sút do nhà Nguyễn tập trung chú trọng văn hoá đàng Trong Các nho sĩ Bắc Hà lại bị triều đình Huế muốn hạn chế ảnh hưởng, quyền lực và “dằn mặt” Thêm vào đó là sự lúng túng trong kế sách phát triển và bảo vệ đất nước của triều đình Tất cả đã tạo nên tình trạng ly tâm trong giới kẻ

sĩ Điều này đã làm cho các sĩ phu Bắc Hà rất đau lòng và hi vọng phục hồi lại thời vàng son của văn hoá đất Thăng Long Phong trào chấn hưng văn hoá của mảnh đất rồng thiêng được khởi xướng và hoạt động sôi nổi

Tham gia phong trào này là các nhà nho nổi tiếng đạo cao đức trọng như Lập Trai Phạm Quý Thích và các học trò của ông, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Hà Tông Quyền Họ lập Văn hội Thọ Xương, lập Văn chỉ, xây dựng đền thờ các bậc tiên hiền, mở các trường Hồ Đình (của Vũ Tông Phan), Phương Đình (của Nguyễn Văn Siêu), Chí Đình (của Nguyễn Văn Lý)…, in sách, bao gồm cả thơ văn và sách giáo khoa…

Đặc biệt, để khuếch trương mục tiêu đào tạo kẻ sĩ Thăng Long, năm 1841, Vũ Tông Phan còn lập “Hội Hướng thiện” và được bầu làm Hội trưởng Từ đây, Ngọc Sơn được sửa thành đền, là trụ sở của Hội khuyến thiện, một tổ chức của các sĩ phu danh tiếng

ở Thăng Long lúc đó Mục đích của Hội là làm rõ đức sáng, đổi mới dân sinh; đồng thời, Hội cũng đóng vai trò một nhà xuất bản lớn phổ biến những tác phẩm nâng cao dân trí,

cổ vũ lòng yêu nước, tiêu biểu nhất là bộ văn sách Cổ văn hợp tuyển dày gần 3.000 trang; bên cạnh đó là Kinh đạo nam; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Phượng Sơn từ chí lược của Nguyễn Thu; Khán Sơn đình thi tập của Đặng Huy Tá; tổng tập đồ sộ của Nguyễn Văn Siêu gồm Phương Đình văn loại, Phương Đình tuỳ bút, Anh ngôn tập, Vạn

lý tập, v.v

Trang 39

Sách báo còn ghi, sau này, vị Hội trưởng thứ hai của Hội khuyến thiện là Nguyễn Văn Siêu từng sửa sang đền Ngọc Sơn, và dựng thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, bắc lại cầu Thê Húc, xây đình Trấn Ba

Cùng thờì gian này, có một hoạt động văn hoá khác cũng rất sôi động, đó là các

“Thiện đàn cầu tiên giáng bút”

Nói chung, với các hoạt động chấn hưng văn hoá Thăng Long, kẻ sĩ Bắc Hà vừa thể hiện sự phản ứng đối với triều đình, vừa thể hiện nhiệt tâm, trách nhiệm đối với việc

“chiêu hồn” cho Thăng Long, tìm lại bộ mặt văn hoá Thăng Long, tạo nên một trào lưu tư tưởng tiến bộ trong sĩ phu Hà Thành đầu triều Nguyễn

2.2.2 Tiền đề văn học

Điều kiện văn học có ảnh hưởng đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát nằm trong cả giai đoạn văn học XVIII- XIX Tiền đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sự đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát

2.2.2.1 Đổi mới về lực lượng sáng tác

Sự bùng nổ về lực lượng tác giả bắt đầu từ thế kỉ XVIII Bước sang nửa đầu thế kỉ XIX - thời kì đầu nhà Nguyễn, số lượng tác giả tiếp tục tăng lên đông đảo, tài năng Nhiều tác giả tên tuổi ở nhiều địa vị và hoàn cảnh khác nhau tham gia vào sáng tác văn chương Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều là những ông vua hay chữ và đều có các tập Ngự chế Các hoàng tử Miên Thẩm, Miên Trinh, Tương An nổi tiếng về thi văn được người đời xưng tụng là “Tam Đường của triều Nguyễn” Các cựu thần nhà Lê: Nguyễn Du, Phạm Quý Thích…, những trung hưng công thần của nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định…, những danh nhân sinh trưởng, hành tàng trong lòng vương triều Nguyễn: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Phan Thúc Trực… và rất nhiều tác giả nữa có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học dân tộc Do thành phần khác nhau, nên tư tưởng chính trị, quan điểm xuất xử của họ cũng mỗi người một khác tạo nên một cảnh tượng trăm hoa đua nở và gồm nhiều khuynh hướng khác nhau: đạo lí, thời thế, tình cảm… phong phú, đa dạng

Trong số lượng đông đảo tác giả trên, kiểu tác giả có biểu hiện tự do, phóng túng trong đời sống và trong sáng tác nổi trội hẳn lên Đó là một Hồ Xuân Hương dường như phủ nhận cả Nho lẫn Phật, chỉ coi trọng mùi vị của cuộc đời trần thế Một Nguyễn Công Trứ xác định “Phải có danh gì với núi sông” nhưng cũng không quên hưởng lạc Đó là

Trang 40

những Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Đặng Trần Thường, Phạm Quý Thích, Phạm Thái, Nguyễn Quý Tân… sâu lắng với đời sống cá nhân, nhiệt thành “thị tài”, “đa tình” Mỗi người một đóng góp làm đổi thay cơ bản cảm hứng văn chương

Cùng với lực lượng tác giả, các thi xã và nhóm sáng tác văn chương, hoạt động văn hoá được thành lập Nhóm Sơn Hội (tên các hội viên đều có chữ Sơn, như Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Hối Sơn Hoàng Ngọc Uẩn ) ra đời từ cuối thế kỉ XVIII và hoạt động rất tích cực Để phát triển hơn nữa

về mặt văn hoá, các hội viên trong nhóm Sơn Hội mở thêm thi xã Bình Dương Sau thi xã Bình Dương, Mặc Vân thi xã (nhóm văn chương của các nhà thơ hoàng phái) ra đời Ở Thăng Long, nhóm sĩ phu Hà Thành vừa sáng tác vừa có những hoạt động tích cực chấn hưng văn hoá (như trên đã nói) Sự xuất hiện của các nhóm văn chương, thi xã khiến cho việc sáng tác văn chương hoạt động có tổ chức và có khí thế sôi nổi tạo nên một sức bật mới và theo đó, xuất hiện tầng lớp tác giả, độc giả khác trước góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới những đổi mới trong sáng tác của Cao Bá Quát

2.2.2.2 Đổi mới trong quan niệm sáng tác

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đến thời đại Cao Bá Quát, công cuộc cải cách Thực học của các nhà nho khởi phát từ thế kỉ XVII, XVIII đã đạt nhiều thành tựu hết sức rực

rỡ

Công cuộc cải cách Thực học là một trào lưu học thuật Nho giáo ảnh hưởng của

thực học Minh Thanh, chủ trương chuộng thực chất, bỏ hư rỗng, hướng học thuật vào đời sống thực tiễn, đề cao cái hữu ích, thiết dụng của văn chương Phong trào cải cách Thực học đã kéo theo sự cải cách văn thể từ quan niệm cho tới sáng tác văn chương

Tiếp nối thế kỉ XVIII, vào đầu thế kỉ XIX, sự phát biểu về quan niệm sáng tác diễn ra hết sức sôi nổi Các tư tưởng “phản Tống quy Đường”, “cách điệu”, “thần vận”, quý chân”, “chủ tình”, “tính linh”… tiếp tục được đề xuất, tranh biện Trong đó, xu hướng “quý chân”, “chủ tình” từ giai đoạn trước, phát triển thêm mạnh với nhiều tên tuổi: Nguyễn Du, Nguyễn Hành, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Năng Tĩnh tạo nên “trào lưu văn học đề cao tình (emotions), tức thiên về cảm xúc thay vì lí trí tỉnh táo của nhà nho truyền thống” [174, 548]

Cùng với “quý chân”, “chủ tình”, thuyết “tính linh” có vai trò khá đặc biệt trong

quan niệm sáng tác văn chương giai đoạn này

Ngày đăng: 27/04/2014, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Đài cổ trấn khiển hoài  199 - Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
nh Đài cổ trấn khiển hoài 199 (Trang 186)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w