TỈNH XÊ KONG TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh xê kong (Trang 40 - 47)

3.1. Phương hướng và mục tiêu

1. Phương hướng

thúc đẩy để nơi đây trở thành khu vực phát triển kinh tế của miền Nam theo những mục tiêu mà các cấp đã đặt ra. Do vậy, cùng với việc hoàn thiện cơ chế chính sách và môi trường đầu tư, công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư cũng đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Công tác giải phóng mặt bằng đã được tạo mọi điều kiện để triển khai.

Chính phủ đã giao cho các cấp ngành và UBND tỉnh Xê Kong về việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh trong đó có:

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng tỉnh Xê Kong để sau năm 2014 từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng.

- Xây dựng và phát triển tỉnh Xê Kong nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kính nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Áp dụng mô hình động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém và ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.

2. Mục tiêu

Mục tiêu cơ bản của các cấp chính quyền địa phương là kêu gọi nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh Xê Kong, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nhằm vực nền kinh tế trong khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để làm được vấn đề đó trong quy chế hoạt động của tỉnh Xê Kong ban hành đã xác định rõ các mục tiêu sau:

- Áp dụng các thể chế, cơ chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho loại hình đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế nhằm khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.

- Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế gới.

- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Xê Kong, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ khu vực miền Nam,

thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước.

.2. Hệ thống các giải pháp thu hút FDI ở tỉnh Xê Kong

3.2.1. Về quản lý nhà nước và môi trường pháp lý

.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước

- Với hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng và nhất quán trong cơ chế chính sách luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của nhà đầu tư, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng mô hình quản lý đặc biệt cho tỉnh Xê Kong là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho nhà đầu tư an tâm bỏ vốn đầu tư vào tỉnh Xê Kong.

- Cần xác định rõ vị trí của ban quản lý tỉnh Xê Kong trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính đặc biệt cho tỉnh Xê Kong theo mô hình một ngân sách độc lập trực thuộc Chính phủ, cấp phát tài chính từ ngân sách Trung Ương để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, bổ sung kinh phí hoạt động…

- Hình thành cơ chế đối thoại trực tiếp, thường xuyên để tháo gỡ các vướng mắc, hoàn thiện môi trường đầu tư; có chính sách quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng nhất quán, minh bạch, chu đáo.

.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”

- Thực hiện các thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” bắt đầu từ công tác thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến giải phóng mặt bằng, cấp đất,… theo hướng nhanh gọn, hiện đại, dễ tiếp cận.

- Ban quản lý các dự án của tỉnh Xê Kong phải quản lý theo qui trình hoạt động ở những khâu then chốt. Qui trình hoạt động phải được công khai để nhà đầu biết và chấp hành thực hiện. Ban quản lý là đầu mối giải quyết kịp thời những yêu cầu của nhà đầu tư, đối với những vấn đề ngoài thẩm quyền thì phải trực tiếp xin ý kiến của Chính phủ, các bộ ban ngành có liên quan để giải quyết cho nhà đầu tư.

- Cần phải xây dựng qui chế phối hợp hoạt động về quản lý nhà nước giữa UBND tỉnh Xê Kong với Trung ương, chính quyền các cấp cơ sở, các cơ quan quản lý nhà nước khác đóng trên địa bàn tỉnh Xê Kong, đặc biệt là ngành thuế. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong quá trình hoạt động của các dự án..

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng

- Chính sách đất đai phải hướng tới tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngài, quan trọng nhất là việc triển khai dự án sản xuất kinh doanh. Tuy mức độ ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất hiện nay được quy định tại về cơ chế

khuyến khích đầu tư vào tỉnh Xê Kong, là khá ưu đãi và hấp dẫn nhưng cần kéo dài thời hạn cho thuê đất, giải quyết nhanh, dứt điểm những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

- Thuế có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, khi nhà đầu tư dự định đầu tư vào một dự án nào đó, họ sẽ quan tâm đến trước tiên là lợi nhuận. Do vậy, thuế sẽ tác động đến lợi nhuận và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Thuế đóng vai trò bảo vệ sản xuất trong nước sẽ kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nền kinh tế nội địa. Những năm gần đây cho thấy số dự án nước ngoài đầu tư vào tinh Xê Kong có xu hướng giảm về số lượng và chất lượng. Cho nên việc hoàn thiện chính sách đầu tư bằng biện pháp thuế là hết sức cần thiết hiện nay. Cải tiến hệ thống thuế theo hướng: Dễ tính toán, đơn giản các mức thuế, đảm bảo lợi íc quốc gia, có tác dụng khuyến khích đâu tư, phù hợp thông lệ quốc tế.

- Giảm mức thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động địa phương và người nước ngoài đang làm việc tại đây. Xây dựng các chính sách thuế sản xuất phụ tùng, lịnh kiện.Hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Tăng cường các biện pháp ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống giá cả áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước thống nhất như: giá điện nước, giá cước vận chuyển, bưu điện, hàng không… cho phép các bên Lào tham gia liên doạnh với nhà đầu tư nước ngoài được nộp thuế chậm, được bảo lãnh để vay vốn hay được liên kết để khả năng tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết nhanh các vấn đề như: Hoàn thuế cho nhà đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện, hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI. Cho phép chuyển từ hình thức liên doanh nếu bị thua lỗ mà bên Lào không cùng gánh chịu sang hình thức 100% vốn nước ngoài hay cho phép các doanh nghiệp FDI cổ phần hóa để tăng vốn phát triển kinh doanh.

.2.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư

.2.3.1. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tầng kỷ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng nó tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài, qua đó quyết định sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế đặc biệt là công nghiệp xây dựng và dịch

vụ tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Vì vậy, phải coi xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ đối với yêu cầu trước mắt và cả lâu dài, không chỉ tạo điều kiện cho sự thu hút đầu tư mà còn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trong những năm qua, khi bắt đầu thành lập đến nay nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Xê Kong nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp so với các tỉnh trong nước và khu vực. Theo báo cáo tình hình 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Xê Kong (tháng 10 năm 2011) của chủ tịch UBND tỉnh Xê Kong thì: Ban quản lý đã lập và trình phê duyệt các công trình cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ Kip (thời điểm phê duyệt vào năm 2007) và dự tính trong vòng từ 5 đến 7 năm sẽ cơ bản hoàn thành các hạ tầng chiến lược trong tỉnh, đảm bảo các điều kiện thiết yếu như sân bay, khu dân cư, khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư. Tuy vậy, khi thay đổi cơ chế thì tỉnh Xê Kong không đủ nguồn để bố trí cho các công trình đang thi công dỡ dang nên từ năm 2009 đến nay nhiều công trình buộc phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng thi công do đó không phát huy hiệu quả, vì vậy đến nay kết cấu hạ tầng tỉnh Xê Kong vẫn còn rất yếu kém, không đảm bảo tiền đề cho thu hút đầu tư.

Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng có những quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với các hình thức BOT, BTO, BT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức nay nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Ngoài việc huy động vốn FDI cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng phải huy động tối đa nguồn vốn ODA và nguồn vốntrong nước để đầu tư hỗ trợ cho các dự án.

.2.3.2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Các ngành chức năng ở địa phương và trung ương phải tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể huy động từ nhiều vốn khác nhau để đầu tư xây dựng cơ bản như: vốn ODA, vốn vay trong nhân dân, phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương. Hoặc có cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư theo hình thức BOT, BT,…

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Ban quản lý dự án tỉnh Xê Kong là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước rộng hơn bất cứ mô hình kinh tế nào của Lào. Vì vậy, bộ máy tổ chức của Ban quản lýtỉnh Xê Kong phải đảm bảo về số lượng và mạnh mẽ chất lượng.

- Xu thế phân cấp quản lý nhà nước cho tỉnh Xê Kong ngày càng lớn, việc kiện toàn nguồn nhân lực tại đây trên cơ sở chuẩn hóa: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

- Quy hoạch, rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, trên cơ sở xác định tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh công việc. Nên có chính sách thu hút nhân tài thông qua công khai nhu cầu tuyển dụng, có các tiêu chuẩn cho từng vị trí tuyển dụng và có các chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến…

.2.4.2. Đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cả hiện tại và tương lai

- Theo thống kê của Sở lao động và thương binh xã hội tỉnh Xê Kong thì hiện nay trên địa bàn tỉnh số lao động chưa được đào tạo ở bất kỳ một cấp độ chuyên môn kỷ thuật nào còn rất cao. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thu hút FDI ở hiện tại và tương lai thì cần tăng cường giáo dục, đào tạo cho đội ngũ lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI hiện nay.

- Mặt khác, cần nhanh chóng tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai thì cần phải có các biện pháp khuyến khích các liên doanh tự đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên, cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, Cao đẳng, Đại học của tỉnh.

- Về phía người lao động cũng cần có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, rèn luyện kỷ năng, năng lực của mình. Trao dồi kỷ năng ngoại ngữ, tin học để có thể giao tiếp tốt với các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp thu nhanh các cộng nghệ tiên tiến của thế giới và truy cập thông tin tốt hơn trong thời đại hội nhập.

.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

- Công tác xúc tiến đầu tư phải được xác định là công tác quan trọng hàng đầu, nó phải là cầu nối giữa nhà đầu tư với tỉnh Xê Kong, nó phải đảm nhận được nhiệm vụ quảng bá giới thiệu một cách toàn diện, đầy đủ nhất về tỉnh Xê Kong đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, hoàn thiện công

tác xúc tiến đầu tư là khâu quan trọng mang tính quyết định trong thu hút FDI phát triển kinh tế tỉnh Xê Kong trong thời gian tới.

- Hiện nay, Ban quản lý dự án tỉnh Xê Kong đã giao nhiệm vụ cho Phòng trợ giúp đầu tư thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, trong những năm qua công tác này ở tỉnh Xê Kong được thực hiện khá tốt, có các tài tiệu xúc tiến, có cổng thông tin điện tử và cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước. Nhưng nhìn chung trong tình hình hiện nay nó vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Vì vậy trong thời gian tới cần:

- Nghiên cứu, xác định các nhà đầu tư chiến lược của các tập đoàn lớn, các công ty đầu tư quốc gia, xuyên quốc gia của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên cơ sơ đó có các hình thức xúc tiến thích hợp như: thư mời, hội thảo, email…

- Triển khai thiết lập một số văn phòng đại diện tại các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh Xê Kong đối với bạn bè thế giới.

- Sử dụng các kênh trung gian trong xúc tiến đầu tư từ thị trường mục tiêu thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư như: các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, Thương vụ của các đại sứ quán, trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế… để tiếp xúc với các thị trường mục tiêu đã lựa chọn.

.2.6. Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài sau khi dự án được cấp phép

Hiện nay, theo đánh giá một cách khách quan của các cán bộ tại phòng Trợ giúp đầu tư của tỉnh Xê Kong thì công tác hỗ trợ, theo dõi các dự án đầu tư tại tỉnh Xê Kong còn yếu kém, mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu cấp giấy phép đầu tư mà buông lỏng khâu quản lý sau khi cấp phép đầu tư, nhất là khâu theo dõi, giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư, công việc cụ thể cần hỗ trợ nhà đầu từ là:

- Tạo điều kiện thuận lợi để đền bù, giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh xê kong (Trang 40 - 47)