Rèn luyện và phát triển năng lực chứng minh của học sinh thông qua dạy hình học
Trang 1KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN BÉ TƯ
RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHỨNG MINH CỦA
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC
(Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên)
Mỹ Tho, tháng 06 năm 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHỨNG MINH CỦA
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC
(Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên)
Mỹ Tho, tháng 06 năm 2011
1
Trang 3MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Mục tiêu nghiên cứu: 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3
4 Tình hình nghiên cứu: 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
6 Giả thuyết nghiên cứu: 4
7 Phạm vi nghiên cứu: 5
8 Phương pháp nghiên cứu: 5
9 Hướng đóng góp của đề tài: 5
10 Cấu trúc nội dung sáng kiến: 5
11 Đề cương nội dung các chương của đề tài: 6
12 Tài liệu tham khảo: 7
Trang 41 Lý do chọn đề tài
Toán học có vai trò to lớn trong đời sống và trong khoa học kĩ thuật Trong nhà trường phổ thông, toán học chiếm một vị trí hết sức quan trọng Toán học cùng với các bộ môn khác góp phần rèn luyện cho học sinh thành những con người phát triển toàn diện Bên cạnh đó, toán học còn giúp học sinh hiểu và nắm được một cách chính xác, vững chắc có hệ thống các tri thức cơ bản và rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đó để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống
Trong những năm gần đây, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổ thông nói chung và đối với môn Toán nói riêng, việc đổi mới nội dung và hình thức trình bày của sách giáo khoa đã khơi dậy cho học sinh hứng thú học tập, giúp học sinh học Toán nhẹ nhàng, hào hứng và có kết quả Tuy nhiên, đối với môn Toán hình học đã có không ít học sinh rất sợ, nhất là các bài toán chứng minh hình học Các em thường không có kĩ năng phân tích
đề, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng phân tích chứng minh Khi gặp bài Toán chứng minh hình học các em thường không biết bắt đầu từ đâu, giải quyết bài toán bằng cách nào cho đúng? Do đó, sự hướng dẫn tường tận của giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu
Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ môn Toán và tình hình thực tế của nhà trường, với mong muốn giúp học sinh học tốt hơn để có được nền tảng vững chắc cho những năm học sau nên tôi chọn đề tài: “RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỨNG MINH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm các biện pháp chủ yếu và có tính khả thi trong việc phát triển năng lực chứng minh cho học sinh qua dạy học hình học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Dạy học toán và phương pháp rèn luyện tư duy cho học sinh
Trang 5Các phương pháp rèn luyện và phát triển năng lực chứng minh cho học sinh trong hình học
4 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu rèn luyện năng lực chứng minh của học sinh như:
- Nguyễn Văn A có công trình nghiên cứu về “Các phương pháp
chứng minh hình học” đạt giải C cấp huyện năm 2009 Công trình đưa ra
và bàn về các phương pháp chứng minh hình học nhưng chưa nói sâu về phương pháp rèn luyện và phát triển năng lực chứng minh cho học sinh
- Trần Thị L có công trình nghiên cứu về “Rèn luyện và phát triển
năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học môn toán” Công trình bàn sâu về các biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học sinh
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đi sâu tìm hiểu các phương pháp rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh đặc biệt là năng lực chứng minh hình học của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình Sách giáo khoa, sách bài tập ở phân môn hình học để tìm hiểu nội dung và hệ thống bài tập
Tìm hiểu quá trình học tập môn hình học của học sinh hiện nay và khả năng giải các bài tập liên quan đến chứng minh Trao đổi với giáo viên dạy toán ở trường phổ thông về vấn đề này cũng như biện pháp nhằm nâng cao năng lực chứng minh của học sinh
Tổ chức dạy thực nghiệm một số tiết hình học có nội dung liên quan đến chủ đề đã lựa chọn
6 Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh phổ thông còn nhiều lúng túng trong chứng minh hình học Việc đề ra các biện pháp phát triển tư duy cũng như các phương pháp phân
Trang 6tích, tổng hợp trong chứng minh giúp các em định hướng và hứng thú hơn trong học tập
7 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là: khảo sát và phân tích thực trạng, đề ra các biện pháp phát triển năng lực chứng minh của học sinh, thực nghiệm kiểm chứng các biện pháp đề ra
8 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy môn Toán, liên quan đến dạy học chứng minh và chứng minh định lí
Nghiên cứu Sách giáo khoa, Sách giáo viên và các tài liệu có liên quan đến vấn đề này
• Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phát phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng về khả năng chứng minh một định lí hay chứng minh một bài toán Hình học ở học sinh
• Phương pháp quan sát
Dự giờ giáo viên dạy Toán nhằm tìm hiểu việc tổ chức dạy học phương pháp chứng minh cho học sinh như thế nào
• Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức dạy thực nghiệm một số tiết ở Trung học Cơ sở Long Định Thu thập kết quả khảo sát bài kiểm tra của học sinh sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, thống kê kết quả đạt được, phân tích để bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học phát triển năng lực chứng minh cho học sinh
9 Hướng đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: góp phần đề ra các biện pháp phát triển năng lực
tư duy của học sinh đặc biệt là năng lực chứng minh của học sinh
Trang 7làm tăng hứng thú học tập của học sinh, phát triển năng lực chứng minh Nâng cao kết quả giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh
10 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận phần nội dung đề tài được cấu trúc gồm hai chương:
Chương 1: - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy của học sinh Chương 2: - Phát triển năng lực chứng minh cho học sinh thông qua dạy hình học
11 Đề cương nội dung các chương của đề tài
Chương 1: - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy của học sinh
1.1 Khái niệm tư duy
1.2 Những điều kiện ảnh hưởng đến năng lực tư duy
1.3 Các hình thức tư duy trong môn toán
1.4 Các cấp độ tư duy của học sinh trong hình học
1.5 Rèn luyện các hình thức tư duy
1.6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực phán đoán
1.7 Bồi dưỡng năng lực quan sát Toán học
1.8 Một vài nhận xét về dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay 1.9 Các phương pháp chứng minh
1.10 Các bước giải bài toán hình học
Chương 2: Phát triển năng lực chứng minh cho học sinh thông qua dạy hình học
2.1 Phát triển năng lực chứng minh thông qua dạy học định lí
2.2 Phát triển năng lực chứng minh trong dạy giải bài tập Hình học
Trang 8Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu đề tài
1 Lê Thị Hoài Châu, Phương pháp dạy – học hình học ở trường
Trung học phổ thông, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP HCM, 2004
2 ThS Hoàng Công Chức, Chuyên đề bồi dưỡng Hình học, Nhà xuất
bản ĐH Quốc gia TP HCM, 2009
3 Văn Như Cương, Hình Học Sơ Cấp và Thực Hành Giải Toán, Nhà
xuất bản Đại Học Sư Phạm, 2005
4 Phạm Gia Đức – Phạm Đức Quy, Giáo Trình Đổi Mới Phương
Pháp Dạy Học Môn Toán ở trường THCS nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, Nhà xuất bản Đại Học Sư
Phạm, 2007
5 Nguyễn Đức Hồng - Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên), 23 Chuyên đề
giải 1001 bài toán sơ cấp bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi vào lớp 10 (Quyển hạ), Nhà xuất bản trẻ, 2000
6 Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn toán, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, 2007
7 Sách Giáo Khoa – Sách Giáo Viên, Sách bài tập Toán các lớp 6, 7,
8, 9, 10, 11, Nhà xuất bản Giáo Dục.