Tầm quan trọng trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk ..... Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để hàng hóa của cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS Phạm Thị Kim Dung Sinh viên thực hiện : Võ Thị Diễm Hương MSSV: 0954010119 Lớp: 09DQN3
TP Hồ Chí Minh, 07/2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của Tác giả Những kết quả, các
số liệu và tài liệu nghiên cứu trong bài báo cáo Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Vinamilk, không sao chép bất kì nguồn nào khác Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Võ Thị Diễm Hương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công
ty Cổ phần Vinamilk đã hỗ trợ cho Tác giả trong suốt thời gian thực tập, và Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Phạm Thị Kim Dung, người
đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ Tác giả hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất Tuy nhiên, với kinh nghiệm còn non kém chưa tiếp xúc nhiều với thực tế và giới hạn về thời gian và hạn chế trong việc thu thập tài liệu nên có thể bài Khóa Luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung hay hình thức Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý quý giá của cơ quan và quý thầy cô để giúp cho Tác giả hoàn thiện bài Khóa luận tốt hơn và rút kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu và công tác sau này
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………
MSSV : ………
Khoá : ………
1 Thời gian thực tập ………
………
………
2 Bộ phận thực tập ………
………
3 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ………
………
………
………
4 Kết quả thực tập theo đề tài ………
………
………
5 Nhận xét chung ………
………
………
………
Đơn vị thực tập
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm
Giảng viên hướng dẫn
Trang 6MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ RÀO CẢN
KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN VIỆT NAM
1.1 Tìm hiểu về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.1 Khái niệm hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.2 Hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.2.1 Các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật 4
1.1.2.2 Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật 5
1.1.2.3 Thủ tục đánh giá sự phù hợp 6
1.1.3 Một số rào cản kỹ thuật thông dụng khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 7
1.1.3.1 Tiêu chuẩn về chất lượng (ISO 9001) 7
1.1.3.2 Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội (SA 8000) 9
1.1.3.3 Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000) 11
1.1.3.4 Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practiecs) 13
1.1.3.5 Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP 15
1.2 Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT) 17
1.2.1 Mục tiêu Hiệp định TBT 18
1.2.2 Nguyên tắc áp dụng TBT 18
1.2.3 Đối tượng áp dụng 22
1.2.4 Vai trò của Hiệp định TBT trong thương mại quốc tế 23
1.3 Những thể chế và Cơ quan của Mỹ quy định về sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam 24
1.3.1 Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) 24
1.3.2 Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) 24
1.3.3 Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẫm 24
1.3.4 Đạo Luật chống khủng bố sinh học 2002 25
1.3.5 Luật về nhãn hiệu hàng hóa 26
1.3.6 Hệ thống đăng kí quốc gia Hoa Kỳ 27
1.3.7 Yêu cầu về dán nhãn hàng hóa 27
Trang 7Chương 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vinamilk 29
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 29
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.3 Mục tiêu của công ty 32
2.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh 33
2.1.5 Ngành nghề kinh doanh 33
2.1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 34
2.1.6.1 Sơ đồ tổ chức Công ty 36
2.1.6.2 Chức năng các phòng ban 36
2.2 Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk 38
2.3.1 Yêu cầu về vệ sinh 38
2.3.2 Các chuẩn yêu cầu của thị trường Mỹ 39
2.3.3 Nhãn hiệu và thương hiệu 41
2.3.4 Yêu cầu nhãn mác, bao bì 42
2.3.5 Quy định đăng kí nhà xưởng theo Luật an toàn thực phẩm của Mỹ 43
2.3.6 Thực thi một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm FSMA 44
2.3.7 Đáp ứng yêu cầu GMP- HACCP 46
2.3 Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk 51
2.4.1 Ảnh hưởng tích cực 51
2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực 52
2.4 Đánh giá khả năng đáp ứng hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk 53
2.5.1 Thực trạng khả năng đáp ứng của Công ty Cổ phần Vinamilk đối với sản phẩm sữa xuất khẩu trước rào cản kỹ thuật của Mỹ 53
2.5.2 Những mặt còn hạn chế 60
2.5.3 Tầm quan trọng trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk 63
Trang 8Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VINAMILK
3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần
Vinamilk sang Mỹ 66
3.2 Cơ hội và thách thức của Công ty Cổ phần Vinamilk khi xuất khẩu sản phẩm sữa sang Mỹ 67
3.2.1 Cơ hội xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Mỹ 67
3.2.2 Thách thức 68
3.3 Một số giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk 69
3.3.1 Giải pháp cho doanh nghiệp 69
3.3.2 Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước 82
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 86
Phụ Lục 89
Trang 9DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTA (The Bioterrorism Act) Luật chống khủng bố sinh học Hoa kỳ
FDA (Food and Drug Administration) Cơ quan quản lý thực phẩm và dược
phẩm FSMA (Food Safety Modernization
GAP (Good Agricutural Practices Thực hành nông nghiệp tốt
GMP (Good Manufacturing Practice) Thực hành sản xuất tốt
GLP (Good Laboratory Practices) Quy định nghiên cứu trong phòng kiểm
nghiệm HACCP (Hazard Analysis and Critical
Control Point)
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
ISO (Food Safety Modernization Act) Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
SSOP (Sanitation Standard Operating
TBT (Technical Barriers to Trade
Agreement)
Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại
USDA (United States Department of
WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại Thế Giới
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
1 Sơ đồ 2.1.6: Sơ đồ tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần Vinamilk
2 Bảng 2.3.3a: Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
3 Bảng 2.3.3b: Các chỉ tiêu lý - hoá của sữa bột
4 Bảng 2.3.3c: Hàm lượng kim loại nặng của sữa bột
5 Bảng 2.3.3d: Chỉ tiêu vi sinh vật của sữa bột
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt
là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, thì các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước Việc Việt Nam gia nhập WTO nói chung và việc thực thi Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade - TBT) nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi Nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được các vấn đề về hàng rào
kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh Hàng rào kỹ thuật trong thương mại được dựng lên là cách làm duy nhất và tất yếu để các nước có thể bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, sản xuất trong nước,… nhưng nó cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để hàng hóa của các doanh nghiệp không bị tiêu hủy hay bị trả về khi xuất khẩu do hàng hóa không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật chặt chẽ của nước nhập khẩu,… Do đó, việc tìm hiểu rõ về TBT của các nước nhập khẩu và luôn cập nhật thông tin văn bản, quy định mới về rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu là điều tất yếu mà các Doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu và thực hiện
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn sản phẩm của mình có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Không những làm chủ thị trường nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Và Công ty Cổ phần Vinamilk cũng không ngoại lệ, đứng đầu thị trường nội địa với phương châm “sữa nội địa, chất lượng quốc tế”, thành công trong cả chất lượng sản phẩm, uy tín, thương hiệu,… Vinamilk đã chuyển mình đánh đấu một bước ngoặc mới khi hướng tới xuất khẩu sản phẩm sữa ra thị trường nước ngoài Một trong những thành công trong việc đưa sản phẩm sữa của Công ty đến với người tiêu dùng nước ngoài đó là phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để sản phẩm của Công ty có thể tiếp cận được với người tiêu dùng nước ngoài thông qua chiến lược marketing và phân phối Điều này cho thấy việc vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường nước ngoài là bước đầu tiên
Trang 12và quan trọng dẫn đến thành công trong việc thâm nhập và đưa thương hiệu sữa của Công ty nói riêng và sữa Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế Xuất phát
từ tính thiết thực nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK làm bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp của
mình
Phân tích rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu và đánh giá khả năng vượt rào của Công ty là vấn đề mà đề tài muốn hướng đến Việc phân tích và nắm được rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu sẽ giúp cho Công ty chủ động được trong việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết liên quan đến yêu cầu của nhà nhập khẩu, biết được nhà nhập khẩu cần gì và mình có được những gì, khả năng đáp ứng của mình tới đâu để
có thể vượt qua rào cản kỹ thuật một cách tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế góp phần thuận lợi hơn trong việc thành công của Công ty trên thị trường nước ngoài
mẻ trong nội dung đề tài đang thực hiện của tác giả
3 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty
- Phân tích thực trạng đáp ứng những rào cản kỹ thuật của Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk trong thời gian qua
Từ đó đánh giá ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa
Trang 13- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ để xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, thu thập số liệu, thông tin về đề tài
- Nghiên cứu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm chế biến Việt Nam
- Nghiên cứu về khả năng đáp ứng rào cản kỹ thuật của Công ty Vinamilk trước rào cản kỹ thuật của Mỹ
- Đề xuất giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu, thống kê
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá
6 Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Biết được rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam, khả năng đáp ứng vượt qua rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần Vinamilk, những mặt còn hạn chế và giải pháp vượt qua để đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ
7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:
Bên cạnh Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về hàng rào kỹ thuật và rào cản kỹ thuật của
Mỹ đối với sản phẩm chế biến Việt Nam
- Chương 2: Rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk
- Chương 3: Định hướng và giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cố phần Vinamilk
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ RÀO CẢN
KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN VIỆT NAM 1.4 Tìm hiểu về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.1.4 Khái niệm hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một loại hàng rào phi thuế quan, bao gồm các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa trong thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu các rào cản thuế quan được các nước cắt giảm sử dụng theo xu hướng tự do hóa thương mại, còn các rào cản phi thuế quan trong đó hệ thống rào cản kỹ thuật ngày càng được áp dụng chặc chẽ và rộng rãi hơn trong thương mại quốc tế
1.1.5 Hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Bản chất của hàng rào kỹ thuật trong thương mại là tập hợp các yêu cầu về kỹ thuật của các quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, chúng rất đa dạng và khác nhau về hình thức Tuy nhiên, có thể nhóm lại các hình thức của hàng rào kỹ thuật như sau: Các quy định về Tiêu chuẩn, quy định về Quy chuẩn kỹ thuật
và Thủ tục đánh giá sự phù hợp
1.1.2.1 Các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng không bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn trở thành “hàng rào” khi hệ thống tiêu chuẩn này quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn
cứ khoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường
Các loại Tiêu chuẩn kỹ thuật:
a Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể
b Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn
c Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn
d Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp
đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn
e Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu
về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá
1.1.2.2 Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật:
Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulations) là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng)
Các loại quy chuẩn kỹ thuật:
a Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình
b Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt,
an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân
- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật
c Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất
Trang 16Chương 1: Cơ sở lý luận
lượng môi trường xung quanh, về chất thải
d Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa
e Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch
vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác
1.1.2.3 Đánh giá sự phù hợp:
Đánh giá sự phù hợp (Conformity assessment procedure) là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không Thủ tục này có thể trở thành trở ngại không cần thiết đối với thương mại khi các thủ tục gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mức cần thiết để đánh giá xem liệu một sản phẩm có tuân thủ với pháp luật trong nước hay với pháp luật của quốc gia nhập khẩu
Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận
sự phù hợp, tổ chức giám định
Yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp:
a Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình
tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp
b Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp
c Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình
d Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hoà với quy định của tổ chức
Trang 17Chương 1: Cơ sở lý luận
quốc tế có liên quan
Hình thức đánh giá sự phù hợp:
a Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện
b Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn
và công bố hợp chuẩn
c Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
1.1.6 Một số rào cản kỹ thuật phổ biến hiện nay khi xuất khẩu sang thị
- Thấu hiểu nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng và các bên liên quan
- Xác lập các chính sách, các mục tiêu và môi trường hoạt động cần thiết để thúc đẩy tổ chức thỏa mãn các nhu cầu này
- Thiết lập, cung cấp nguồn lực và quản lí hệ thống các quá trình để đạt những mục tiêu đề ra
- Đo lường và phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của từng quá trình trong việc hoàn thành các mục tiêu
- Thực hiện cải tiến liên tục trên cơ sở đánh giá khách quan năng lực của hệ thống
Khi áp dụng ISO 9000 cần tuân thủ 8 nguyên tắc quản lý chất lượng sau:
a Hướng vào khách hàng: doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có khách
hàng Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo hướng đáp ứng nhu cầu đã đưa ra
Trang 18Chương 1: Cơ sở lý luận
hoặc còn tiềm ẩn của khách hàng
b Sự lãnh đạo: nhằm tạo ra sự nhất quán trong mục đích và phương thức thực
hiện
c Sự tham gia của mọi người: tạo ra một môi trường để mọi người tham gia
cùng nhau hướng đến mục tiêu của tổ chức
d Tiếp cận theo quá trình: để đạt được các mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực
và hoạt động cần được quản lý theo quá trình với sự thấu hiểu về mức độ ảnh hưởng
từ đầu ra của quá trình này đến đầu vào của quá trình khác
e Tiếp cận theo hệ thống quản lý: hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức
phụ thuộc vào việc bố trí các hoạt động một cách có hệ thống
f Cải tiến liên tục: mục tiêu chính của tổ chức là đưa ra tinh thần cải tiến liên
tục trở thành văn hóa của tổ chức
g Quyết định dựa trên sự kiện: các quyết định có hiệu lực đựa trên việc áp
dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích các dữ liệu
h Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: tạo điều kiện cho nhà cung
ứng có khả năng cùng phát triển và nâng cao chất lượng
Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, nếu được thiết kế
và thực thi tốt, là một công cụ hữu hiệu để một tổ chức đạt các mục tiêu kinh doanh của mình
Lợi ích đạt được khi áp dụng ISO 9000:2000:
- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua nhận biết và đáp ứng các yêu cầu
- Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế, gia tăng thị phần, thị trường và phát triển bền vững
- Đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường trong và ngoài nước
- Giảm lãng phí do các sai hỏng, giảm chi phí và rủi ro
- Tăng tinh thần và thái độ làm việc và sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên
- Tăng uy tín thương hiệu
- Hệ thống quản lí được mô tả và hiểu một cách thống nhất và rõ ràng
- Việc phân công công việc, trách nhiệm và quyền hạn được quy định rõ ràng,
Trang 19Chương 1: Cơ sở lý luận
giảm sự mâu thuẫn và chồng chéo
- Khả năng tiêu chuẩn hóa và áp dụng các cách làm việc hợp lí, giảm sự ngẫu hứng và tùy tiện; thiết lập được một cách hữu hình tăng cường kỷ luật thực hiện, duy trì và cải tiến
1.1.3.2 Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội (SA 8000)
Trách nhiệm xã hội 8000 (SA 8000) được xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp
có trách nhiệm xã hội trong tất cả các ngành nghề trên toàn cầu SA 8000 được xây dựng để giúp các công ty có trách nhiệm xã hội đánh giá và phân biệt bản thân mình với những công ty có điều kiện lao động thấp hơn mức chấp nhận được
Được ban hành lần đầu năm 1997 và sửa đổi năm 2001, SA 8000 được công nhận rộng rãi như là một công cụ quan trọng nhất để đưa việc thực thi của doanh nghiệp đối với các quyền của người lao động phù hợp với các giá trị xã hội – một yếu tố sống còn đối với danh tiếng của một công ty ngày nay Các tổ chức đã công nhận SA 8000 bao gồm Bộ ngoại giao Mỹ, Ủy ban Châu Âu và Tổ chức Ân xá quốc
tế Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về:
a Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu
cho các nước đang thực hiện công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là
14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào
b Lao động cưỡng bức: Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các hình thức
lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào
c Sức khỏe và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh
d Tự do đoàn thể và quyền thương lược tập thể: Người lao động có quyền
thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động
e Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng
cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị
Trang 20Chương 1: Cơ sở lý luận
f Kỷ luật lao động: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng
lời nói
g Thời gian làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công
nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức
h Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc
với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương
i Các Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây
dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện
Tiêu chuẩn SA 8000 và hệ thống thẩm tra là một công cụ đáng tin cậy, toàn diện và hiệu quả để đảm bảo điều kiện làm việc có tính nhân bản bởi vì nó bao gồm:
- Một tiêu chuẩn bao gồm tất cả các quyền quốc tế về lao động được chấp nhận rộng rãi
- Thẩm tra sự tuân thủ một cách độc lập và chuyên nghiệp: Việc chứng nhận cho các điều kiện này được tiến hành bởi các tổ chức chứng nhận được Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế (SAI) công nhận Việc công nhận của SAI đảm bảo rằng các chuyên gia đánh giá có năng lực và trình độ cần thiết để tiến hành đánh giá toàn diện và khách quan
- Sự tham gia của tất cả các bên liên quan: Có sự tham gia của tất cả các ngành
Trang 21Chương 1: Cơ sở lý luận
nghề chủ chốt như công nhân và công đoàn, công ty, tổ chức tài trợ xã hội, tổ chức phi chính phủ và các chính phủ trong hệ thống SA 8000
- Khai thác mối quan tâm của người tiêu dùng và nhà đầu tư: Chứng nhận SA
8000 và chương trình liên quan tới các nghiệp đoàn giúp người tiêu dùng và nhà đầu tư xác định và hỗ trợ các công ty đã cam kết đảm bảo quyền con người trong các yếu tố tiêu chuẩn SA 8000 ở nơi làm việc
Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện SA 8000:
- Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao
- Nâng cao hình ảnh công ty, tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty
- Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng Đây là yếu tố được xem là Chìa khoá cho sự thành công" trong sự cạnh tranh khốc liệt cho việc gia nhập thị trường thế giới
1.1.3.3 Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO
14001:2000)
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) Hiện nay, EMS được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 6.000 tổ chức được chứng nhận ở Anh và khoảng 111.000 tổ chức được chứng nhận ở 138 quốc gia toàn cầu
ISO 14001 cung cấp các hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả hơn những khía cạnh về môi trường trong các họat động, sản phẩm và dịch vụ của Công
ty, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiểm và những nhu cầu kinh
tế xã hội
ISO14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho việc hình thành và duy trì hệ thống quản lý môi trường Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001 Những cam kết này bao gồm:
- Ngăn ngừa ô nhiễm
- Phù hợp với pháp luật
Trang 22Chương 1: Cơ sở lý luận
- Cải tiến liên tục hệ thống EMS
Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến trên toàn bộ thành quả hoạt động môi trường ISO14001 có thể đựợc sử dụng như mộ công cụ, nó tập trung vào việc kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của bạn tác động tới môi trường Tổ chức phải mô tả hệ thống của mình áp dụng đến đâu, gắn liền với các thủ tục và hồ sơ hỗ trợ để chứng minh sự phù hợp và cải tiến Doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và thực hiện chương trình để cải tiến các hoạt động môi trường thường mang lại lợi ích tài chính với các nguyên tắc liên quan:
- Chứng minh cam kết của doanh nghiệp về việc bảo vệ môi trường Những mối quan tâm đến môi trường, áp lực của xã hội và luật pháp đang làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh trên tòan thế giới Khách hàng, người tiêu thụ, nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi những sản phẩm thân thiện với môi trường và những dịch
vụ được cung cấp bởi những công ty có trách nhiệm xã hội Ngày càng quan trọng đối với các tổ chức là không chỉ chứng minh triết lý công ty mà còn cả chiến lược đầu tư và sự điều hành hàng ngày theo cách bền vững môi trường
- Chứng minh cam kết của bạn đối với môi trường và sự phát triển bền vững
sẽ tác động tích cực đến thành công của công ty
Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001: 2000 đem lại:
+ Cải thiện hình ảnh của công ty cũng như các mối quan hệ đối với khách hàng, chính quyền và công đồng địa phương
+ Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồn nguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm sóat gíup tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh
+ Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược qủan lý phản ứng kịp thời như là hành động khắc phục, lọai trừ việc nộp tiền phạt cho những vi phạm pháp luật
+ Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và gỉam thiểu nguy cợ về các khỏan phạt và kiện tụng
+ Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động và sự gắn bó với gía trị của công ty
Trang 23Chương 1: Cơ sở lý luận
+ Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quy trình sản xuất sạch
+ Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanh với những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường
1.1.3.4 Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing
Practiecs)
GMP (Good Manufacturing Practice) - Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn
đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi GMP giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… có thể thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đảm bảo điều kiện về kỹ thuật
và quản lý, nhằm sản xuất được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước
Các yêu cầu về nội dung của GMP:
- Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù
hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân
- Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến: phải
có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp
- Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy định
về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng
- Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định về
Trang 24Chương 1: Cơ sở lý luận
phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát
- Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng
và thu hồi sản phẩm sai lỗi
GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có
để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp
Yêu cầu khi áp dụng GMP:
- Cần có sự cam kết thực hiện của Lãnh đạo cao nhất và hàng ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng để có thể huy động nguồn lực của doanh nghiệp và huy động sự tham gia tích cực của các bộ phận
có liên quan,
- Tổ chức tốt công tác đào tạo, trong đó:
+ Đào tạo kiến thức cơ bản về GMP (nhập môn) cho tất cả mọi thành viên của doanh nghiệp để hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống và tự giác thực hiện các quy định
+ Đào tạo kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ chủ chốt theo từng giai đoạn:
kỹ năng xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tài liệu, kỹ năng đáng giá nội bộ
và kỹ năng giám sát, thẩm định GMP
- Ban Lãnh đạo cần định kỳ xem xét, đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của quá trình xây dựng và áp dụng GMP, có sự cải tiến phù hợp
- Xây dựng một hệ thống có khả năng thu hồi bất cứ đợt sản phẩm nào có vấn
đề từ các cửa hàng hay kho dự trữ và xử lý các sản phẩm này
Ý nghĩa và lợi ích của việc áp dụng GMP:
- Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật
- Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các
Trang 25Chương 1: Cơ sở lý luận
yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng
- Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu
tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây lãng phí hay đầu tư không đúng yêu cầu)
- Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý
- Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm
- Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nước nhập khẩu
1.1.3.5 Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP
(Hazard Analysis Critical Control Point)
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) được hiểu là “phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn” HACCP là một công cụ có hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và tạo ra thực phẩm an toàn Bản chất của hệ thống HACCP là hệ thống phòng ngừa (chứ không phải là hệ thống đối phó, loại bỏ truyền thống) chỉ tập trung vào các điểm kiểm soát tới hạn (chứ không phải ở tất cả các công đoạn), dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn tin cậy (quá trình phân tích, đánh giá mối nguy) và các biện pháp giám sát, kiểm soát có hiệu quả Hệ thống HACCP được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm, nhưng hệ thống HACCP không phải là một hệ thống hoàn toàn không rủi ro
Điều kiện để cơ sở có thể áp dụng HACCP:
- Lãnh đạo cơ sở có quyết tâm và đầu tư thích đáng cơ sở vật chất kỹ thuật và trực tiếp tham gia điều hành, thẩm định các bước áp dụng HACCP
- Cơ sở có mục đích rõ ràng, có động cơ đúng đắn, không chạy theo hình thức
- Đầu tư nguồn lực để đánh giá đầy đủ và khách quan về thực trạng của cơ sở; xây dựng chương trình HACCP đúng đắn và khả thi; tổ chức bằng được các nội dung của chương trình HACCP đã xây dựng; tổ chức thực hiện quá trình áp dụng,
Trang 26Chương 1: Cơ sở lý luận
thẩm định, hoàn chỉnh liên tục và có hiệu quả
- Có hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả,
có trình độ kỹ thuật phù hợp
- Có sự ủng hộ của cấp trên, sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của một
cơ quan tư vấn có năng lực
- Tổ chức đào tạo giáo dục tốt về HACCP
- Khả năng triển khai chương trình vệ sinh tiên quyết tại cơ sở, tức là cơ sở đã
áp dụng hoặc có khả năng áp dụng hệ thống GMP hay không Hệ thống HACCP chỉ
có thể thực hiện được trên cơ sở nền tảng của việc áp dụng GMP hoặc SSOP (Sanitation Standard Operating Procedues) GMP, SSOP là các chương trình vệ sinh
cơ bản đảm bảo điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, thiết bị, dụng cụ, con người, môi trường
Các lợi ích của việc áp dụng hệ thống HACCP:
Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm; nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế - xã hội
Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng số lượng người tiêu dùng và độ tin cậy của Chính phủ; đảm bảo giá cả; tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí
do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm
Lợi ích với Chính phủ: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm
Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp Là điều kiện để doanh nghiệp tiến hành
Trang 27Chương 1: Cơ sở lý luận
các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, làm căn
cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với các lô sản phẩm; là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài.Ngoài ra, còn có một số rào cản kỹ thuật khác như:
Hiệp định TBT đã được thỏa thuận lại trong vòng đàm phán Uruguay và văn bản sửa đổi có hiệu lực từ năm 1995 Hiệp định TBT là các cam kết mang tính
“khái quát chung”, tức là được áp dụng cho mọi lĩnh vực quản lý và mọi sản phẩm (kể cả nông sản và thực phẩm) TBT là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn,…đối với một doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài Các biện pháp kỹ thuật này
về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình
và hàng hoá nhập khẩu
1.2.6 Mục tiêu Hiệp định TBT
- Việc thông qua Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Hiệp định TBT) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này sao cho chúng được các
Trang 28Chương 1: Cơ sở lý luận
nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ
- Thúc đẩy việc đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bảo vệ an toàn và tính mạng con người, cây trồng và vật nuôi, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại và đảm bảo an ninh quốc gia
- Thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định chung về hàng rào phi thuế quan
- Đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá
- Khẳng định vai trò quan trọng trong các tiêu chuẩn và hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh thương mại
- Đảm bảo các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật và các quy trình đánh giá
sự phù hợp không gây trở ngại cho thương mại quốc tế
1.2.7 Nguyên tắc áp dụng TBT
Hiệp định TBT đưa ra 6 nguyên tắc mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa
- Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại
Theo đó, các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng Nguyên tắc này được hiểu theo các cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào loại biện pháp kỹ thuật được áp dụng Cụ thể:
Đối với các quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc):
Một quy chuẩn kỹ thuật “không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” được hiểu là:
- Nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp
- Không thắt chặt hoạt động thương mại ở trên mức cần thiết để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách
Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật (không bắt buộc):
- Không có quy định rõ ràng để xác định khi nào một tiêu chuẩn kỹ thuật
“không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” Tuy nhiên, hiện đang có
Trang 29Chương 1: Cơ sở lý luận
xu hướng hiểu các điều kiện này tương tự như cách hiểu trong trường hợp các quy
chuẩn kỹ thuật nói trên
Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp:
- Một quy trình đánh giá hàng hóa được xem là “không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” khi nó không chặt chẽ hơn mức cần thiết đủ để nước
nhập khẩu có thể tin tưởng rằng sản phẩm liên quan phù hợp với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định
- Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử
Được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Hai nguyên tắc này được áp dụng cho cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp
Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử thì nước nhập khẩu là thành viên
Như vậy, về cơ bản, một nước không được đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho hàng hoá tương tự nhau Điều này có nghĩa hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu sang một nước thành viên WTO sẽ chỉ phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá tương tự trong nội địa nước đó và hàng hoá tương tự nhập khẩu
từ tất cả các nguồn khác
Ngược lại, Việt Nam cũng không thể ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức áp dụng cho hàng hoá nội địa
- Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa
Các nước thành viên phải bảo đảm tăng cường việc thông qua các tiêu chuẩn chung về cùng một đối tượng, mà trước đó mỗi nước có một số yêu cầu riêng của nước mình Nguyên tắc này còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển, đó là: các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các
Trang 30Chương 1: Cơ sở lý luận
nước đang phát triển; có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp
Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh yêu cầu “hài hòa hoá” các biện pháp kỹ
thuật giữa các nước theo hướng:
Khuyến khích các nước thành viên tham gia vào quá trình hài hoà hoá các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa của mình;
Khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu
Việc hài hoà hoá các biện pháp kỹ thuật này được WTO khuyến khích bởi nó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp và người sản xuất; người tiêu dùng cũng được lợi từ sự thống nhất này
kỹ thuật quốc tế với thời điểm tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuâtn quốc tế
đó vào hoạt động sản xuất của một quốc gia có thể diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng có cơ hội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế Việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chăt chẽ hơn
- Nguyên tắc 5: Thừa nhận lẫn nhau
Các nước thành viên được khuyến khích ký kết các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau đối với các kết quả đánh giá sự phù hợp: kết quả thử nghiệm, chứng nhận, hiệu chuẩn, giám định chất lượng hàng hoá
Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất
Trang 31Chương 1: Cơ sở lý luận
khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau
Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận
Trong thực tế, các nước thành viên WTO đều công nhận kết quả của thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nước khác ngay cả khi thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của các quốc gia không giống nhau
Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chức đánh giá
sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh như các Tổ chức mang tính quốc tế sau:
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)
Uỷ ban Kỹ thuật Điện tử quốc tế (IEC)
Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU)
Uỷ ban dinh dưỡng CODEX
- Nguyên tắc 6: Minh bạch hóa
Nguyên tắc này được thể hiện ở việc quy định về lấy ý kiến cho dự thảo quy định kỹ thuật, thời gian có hiệu lực của chúng
Theo hiệp định TBT, nguyên tắc minh bạch được thể hiện trên các mặt sau:
- Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải được gửi đến Ban thư ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày Thời gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến các nước thành viên WTO khác
- Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này cảu các biên pháp đó
- Khi các nước thành viên WTO tham gia ký kết các hiệp định song phương và
đa phương với các quốc gia khác có liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua Ban thư ký WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt
Trang 32Chương 1: Cơ sở lý luận
hiệp định
Ngoài ra, theo nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên WTO còn phải thành lập “Điểm trả lời các câu hỏi liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra kỹ thuật – inquiry points”
Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệp định TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy Ban TBT Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệp định
1.2.8 Đối tượng áp dụng
1.2.4.1 Máy móc thiết bị
- Các công cụ lắp ráp và xây dựng chạy điện
- Các thiết bị chế biến gỗ và kim loại
1.2.9 Vai trò của Hiệp định TBT trong thương mại quốc tế
Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và áp dụng các
Trang 33Chương 1: Cơ sở lý luận
quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việc giải quyết khó khăn do mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau
Xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng từ xa nhằm ngăn chặn sự thâm nhập và lưu thông trên thị trường các hàng hóa nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, vệ sinh và không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tăng cường ký kết hoặc gia nhập các hiệp định hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước là thị trường trọng điểm hoặc tiềm năng; thực hiện cơ chế kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu hàng hóa khi có điều kiện; tham gia tích cực mạng lưới cảnh báo nhanh về chất lượng hàng hóa giữa các nước
1.6 Những thể chế và Cơ quan của Mỹ quy định về sản phẩm chế biến nhập
khẩu từ Việt Nam
1.3.8 Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA)
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế (DHHS) và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PHS) Tất cả các thực phẩm phải được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của FDA
FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt, thịt gia cầm, trứng sấy khô và đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và các sản phẩm X-quang) FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm
1.3.9 Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture, không chính
thức là Agriculture Department hay USDA) là một bộ hành chính liên bang của Hoa
Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm Các mục tiêu của bộ là đáp ứng nhu cầu của nông dân, người làm nông trại, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và giao thương nông nghiệp, hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo thuận lợi cho các cộng đồng nông thôn và xoá đói tại Mỹ và tại hải ngoại
Trang 34Chương 1: Cơ sở lý luận
1.3.10 Đạo Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẫm (FDCA)
Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu
mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn
Luật này không cho phép nhập khẩu vào Mỹ bất kỳ sản phẩm nào nếu sản phẩm đó (1) được sản xuất, chế biến hay đóng gói trong những điều kiện không vệ sinh; (2) bị cấm hay hạn chế bán ở nước mà sản phẩm đó được sản xuất hay xuất khẩu; (3) chưa được chấp nhận là một loại thuốc mới; hoặc (4) bị pha trộn hoặc dán nhãn sai Mặc dù FDA có thể không đưa ra quyết định về việc hàng có đảm bảo các quy định của Đạo luật FDCA hay không trước khi giám định hàng tại cảng đến, song các công ty có thể gửi hàng mẫu tới FDA để FDA kiểm tra xem liệu sản phẩm
đó có đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hay không Các sản phẩm không tuân theo các quy định của FDA sẽ không được nhập cảng, bị tạm giữ và hủy nếu sản phẩm đó không được tái xuất Ngoài ra, các hình phạt hình sự có thể được áp dụng
1.3.11 Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA)
Đạo luật chống khủng bố sinh học (The Bioterrorism Act - BTA) được xây dựng nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo các loại thực phẩm nhập vào Mỹ không bị nhiễm bệnh Nó tạo điều kiện cho Cục Quản lý thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố
và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm Đạo luật này quy định rằng FDA và Cơ quan Hải quan Biên mậu (CBP) của Hoa Kỳ có thể cấm nhập khẩu các thực phẩm không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có
đủ những thông tin cần thiết Đạo luật này được thông qua ngày 12/10/2003, bắt đầu có hiệu lực từ 12/8/2004 Đạo luật BTA có nhiều quy định được xem như rào cản thương mại đối với những sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa
Kỳ
Theo đạo luật này, danh từ thực phẩm phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa
là bao gồm 8 mục như: tất các cả loại đồ ăn thức uống cho người và động vật, trái cây bánh kẹo, nguyên liệu và chất phụ gia để chế biến thực phẩm, các mặt hàng thịt
và thuỷ hải sản như tôm cá cua sò hào, các loại trứng gia cầm, các mặt hàng gạo, bột, nước trái cây các loại, các mặt hàng mứt, hàng sấy khô, đóng hộp vv và đều
Trang 35Chương 1: Cơ sở lý luận
phải được đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) Ngoài vấn đề ghi danh các cơ sở có liên quan tới sản phẩm xuất cảng, luật chống khủng bố sinh học còn đòi hỏi chủ hàng phải nộp thông báo ít nhất là 24 giờ trước khi hàng vào cảng Chủ hàng phải là thường trú nhân ở Mỹ hoặc đại diện hợp pháp Điều khoản này rất chặt chẽ, thông tin phải bao gồm kho bãi chứa hàng, toàn
bộ chi tiết về từng món hàng khác nhau từ tên gọi, số lượng cho đến nhà sản xuất, nhà xuất cảng, hãng tàu biển, ngày hàng đến cảng vv
Theo luật trên, các nhà xuất cảng dù ở quốc gia nào, nếu xuất hàng công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp sang Hoa Kỳ, đều phải đăng kiểm với cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) Việc đăng kiểm bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất có liên quan tới mặt hàng mà công ty đó xuất cảng như: cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói bao bì, phân phối và bảo quản Theo đó, nếu một lô hàng thực phẩm sau khi xuất xưởng được đưa qua một công ty khác để đóng gói bao bì
và dán nhãn, sau đó chuyển qua một công ty kho bãi khác để bảo quản trước khi bốc vác lên tàu, thì cả ba đơn vị vừa kể trên đều phải được nhà xuất cảng kê khai đầy đủ, không được thiếu sót
Nếu vi phạm luật chống khủng bố sinh học, hàng hóa của các công ty xuất cảng Việt Nam sẽ bị tịch thu hoặc bị tiêu hủy ngay tại cảng, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu toàn bộ phí tổn lưu kho tại cảng, thậm chí còn bị truy tố trách nhiệm hình
sự
Luật chống khủng bố sinh học (BTA) cũng đang được điều chỉnh nhằm giảm bớt nguy cơ làm chậm trễ các lô hàng và không được bảo quản đúng yêu cầu cần thiết trong quá trình kiểm tra Do đó, giải pháp duy nhất cho ngành thực phẩm chế biến từ Việt Nam là tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để đưa ra một mẫu khai hàng hoá duy nhất, có thể đáp ứng được yêu cầu của Đạo luật kể trên
1.3.12 Luật về nhãn hiệu hàng hóa
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu hợp pháp trong thương mại ở Mỹ, hoặc đăng ký với
Cơ quan sang chế và Nhãn hiệu hàng hoá Mỹ gọi tắt là USPTO Việc nộp đơn đăng
ký nhãn hiệu ở Mỹ không phải là bắt buộc, tuy nhiên, các chủ sở hữu nhãn hiệu nên
Trang 36Chương 1: Cơ sở lý luận
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi vì việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với USPTO sẽ tạo cho doanh nghiệp những lợi thế sau:
- Ngầm thông báo cho công chúng rằng bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký
- Có khả năng khởi kiện liên quan đến nhãn hiệu ở Toà án Liên bang
- Có khả năng đăng ký với Hải quan Mỹ để ngăn chặn hàng nước ngoài
- Vi phạm nhãn hiệu nhập khẩu vào Mỹ
Cách sử dụng nhãn hiệu được chấp nhận là:
Đối với hàng hoá: nhãn hiệu phải được gắn trên hàng hoá, bao bì hoặcđược thể hiện liên quan đến hàng hoá, và hàng hoá phải được bán hoặc vận chuyển ở Mỹ Theo luật nhãn hiệu Mỹ, mỗi đơn nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký cho một nhãn hiệu đối với một hoặc nhiều nhóm sản phẩm và/hoặc dịch vụ Điều này có nghĩa là nếu nhãn hiệu của bạn được dùng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ thì bạn cũng chỉ cần nộp một đơn là đủ
1.3.13 Hệ thống đăng kí quốc gia Hoa Kỳ
Có hai đạo luật quy định về chức năng cơ bản của hệ thống đăng ký quốc gia
và phạm vi ban hành các quy phạm pháp luật liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật về các thủ tục hành chính Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm 1934 thiết lập một hệ thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý hành chính, còn Đạo luật đăng ký toàn liên bang ban hành năm 1946
đã bổ sung những yêu cầu quan trọng áp dụng cho Hệ thống đăng ký liên bang
1.3.14 Yêu cầu về dán nhãn hàng hóa
Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và
Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc
và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên
và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh
Trang 37Chương 1: Cơ sở lý luận
Sơ kết Chương 1
Tổng kết Chương 1, Tác giả đã làm rõ khái niệm về rào cản kỹ thuật, các hình thức của rào cản kỹ thuật, một số rào cản kỹ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ; phân tích rõ rào cản kỹ thuật thông qua Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBT, mục tiêu, nguyên tắc của Hiệp định
để làm rõ về những thế chế, Cơ quan liên quan của Mỹ quy đinh về sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam Thông qua những thể chế, Cơ quan quy định trên, tác giả sẽ có cơ sở để phân tích chi tiết những rào cản kỵ thuật được quy định ở Chương
2 của bài
Trang 38Chương 2: Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa của Công ty CP Vinamilk
Chương 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK 2.5 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vinamilk
2.1.7 Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock
- Vốn Điều lệ của Công ty
Sữa Vinamilk hiện nay: 8.341.000.000.000 VND
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK)
Trang 39Chương 2: Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa của Công ty CP Vinamilk
đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị
trực thuộc và 1 Văn phòng Tổng số CBCNV 4.500 người Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa
Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai.Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh,
cà Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan .Trong đó Vinamilk đang chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần sữa bột của Việt Nam Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước, 50% sản lượng sữa bột của Vinamilk được xuất khẩu
ra nước ngoài, chiếm 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, hiện tại sản phẩm sữa của Vinamilk đã có mặt tại 26 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Với trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất
Sau hơn 35 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được
13 nhà máy sản xuất trong nước, trong đó có 2 siêu nhà máy mới với công suất 54.000 tấn sữa bột mỗi năm và nhà máy sản xuất sữa nước với công suất bằng 9 nhà máy của Vinamilk cộng lại vừa được đưa vào vận hành vào cuối tháng 4 năm 2013 này, và một nhà máy sữa ở New Zealand, sẽ góp phần đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường và tăng tốc đưa Công ty trở thành một trong số 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017
2.1.8 Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1976: Tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục lương thực, bao gồm 4 nhà máy trực thuộc Nhà máy Sữa Thống Nhất, Nhà máy Sữa Trường Thọ, Nhà máy Sữa Dielac và Nhà máy Cà Phê Biên Hoà
Trang 40Chương 2: Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa của Công ty CP Vinamilk
- Năm 1978: Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I
- Năm 1988: Lần đầu giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam
- Năm 1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam
- Năm 1992: Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc
- Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần đông lạnh Quy Nhơn thành lập
Xí nghiệpSữaBình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk thâm nhập thành công tại thị trường khu vực miền Trung
- Năm 1998: Công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sữa ra nước ngoài
- Năm 2000: Công ty đã tiến hành xây dựng thêm: Nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời Công ty cũng xây dựng Xí nghiệp Kho vận tại TP.HCM
- Tháng 12/2003: Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng
- Năm 2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk; Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An; liên doanh với Công ty SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên doanh SABmiller Việt Nam cho ra sản phẩm bia đầu tiên của Công ty mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường;
- Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ CHí Minh Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại bò