PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP NGÀNH TOÁN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
(Dành cho sinh viên ngành Sư phạm toán)
I Lý thuyết
1 Định hướng quá trình dạy học môn toán
1.1 Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của môn toán ở trung học cơ sở
1.2 Nguyên lý giáo dục thực hiện qua môn toán: Tại sao phải thực hiện nguyên lý, các biện pháp thực hiện, cho ví dụ để minh họa
1.3 Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán: Chỉ ra các nguyên tắc, phân tích cách vận dụng, ví dụ để minh họa
2 Nội dung môn toán ở truong học cơ sở
2.1 Chương trình môn toán trung học cơ sở
2.2 Những tư tưởng cơ bản của chương trình môn toán
2.3 Nội dung môn toán và hoạt động của học sinh
3 Phương pháp dạy học nmôn toán
3.1 Những phương pháp dạy học truyền thốngvận dụng vào môn toán ở trung học cơ sởK Khái niệm, ưu điểm và hạn chế, lưu ý khi
sử dụng, ví dụ minh họa
3.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán ở THCS hiện nay: Nêu rõ các định hướng, cách vận dụng, ví dụ minh họa sự vận dụng đó
3.3 Những xu hướng dạy học không truyền thống
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Lý thuyết tình huấn trong dạy học toán
- Dạy học phân hóa
- Phát triển và ứng dụng công nghệ dạy học
* Mỗi xu hướng nêu rõ: nội dung, đặc điểm, ưu điểm và hạn chế, khả năng vận dụng, ví dụ minh họa
4 Những tình huấn điển hình trong dạy học môn toán
4.1 Dạy học khái niệm toán học
4.2 Dạy học định lý toán học
4.3 Dạy học quy tắc, phương pháp
Trang 24.4 Dạy học giải toán.
* Mỗi tình huấn cần trình bày: mục tiêu, quy trình dạy học, ví dụ minh học
5 Dạy học một số nội dung cụ thể trong môn toán ở trung học cơ sở
5.1 Dạy học các tập hợp số
- Ý nghĩa và mục đích của dạy học các tập hợp số
- Các phương pháp xây dựng tập hợp số: Ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp Sự vận dụng khi xây dựng các tập hợp số N,Q,R trong SGK toán ở trung học cơ sở
- Những lưu ý cần thiết khi dạy học các tập hợp số
5.2 Dạy học hàm số
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề
- Các cách định nghĩa hàm số, sự vận dụng khi trình bày trong SGK toán THCS, ví dụ minh họa
- Nội dung cơ bản của vấn đề hàm số trong SGK toán THCS
- Những lưu ý cần thiết khi dạy học chủ đề này Cho ví dụ
để minh họa
5.3 Dạy học phương trình và bất phương trình
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề
- Cách xây dựng các khái niệm: Phương trình, phương trình tương đương, bất phương trình trong chương trình toán ở trường phổ thong
- Những lưu ý cần thiết khi dạy học
5.4 Phương pháp tiên đề ở trường phổ thong
- Đại cương về phương pháp tiên đề
- Tinh thần phương pháp tiên đề trong hình học ở THCS
- Phương pháp dạy học thể hiện tinh thần phương pháp tiên
đề ở THCS, cho ví dụ để minh họa
5.5 Dạy học các đại lượng hình học
- Dạy học nội dung về độ dài đoạn thẳng
- Dạy học nội dung về diện tích hình đa giác
- Dạy học nôi dung về độ dài và diện tích hình tròn
5.6 Dạy học nôi dung lien quan đến dời hình
Trang 3- Vai trò của các phép dời hình trong hình học ở THCS.
- Những nội dung chủ yếuvà dụng ý của tác giả khi trình bày
- Những lưu ý cần thiết khi dạy học các phép dời hình ở THCS
II Bài tập
a Yêu cầu
1 Giải bài toán (có thể bằng nhiều cách)
2 Nêu quá trình phân tích và hệ thống câu hỏitương ứng nhằm hướng dẫn học sinh tìm lời giải bài toán
3 Dự kiến những khó khăn, sai làm phổ biến nào mà học sinh có thể gặp phải khi giải bài toán đã cho Nêu biện pháp giúp học sinh khắc phục
4 Có thể bồi dưỡng cho học sinh các thao tác tư duy nào qua việc giải bài toán đã cho
b Bài tập cụ thể (theo SGK hiện hành)
1 Bài tập về phương trình, bất phương trình và hệ hương trình trong sách toán 8, toán 9
2 Bài tập về đường tròn và tứ giác nội tiếp, ngoại tiếp trong toán 9
3 Bài tập về hệ thức lượng, diện tích, thể tíchtrong toán 8, toán9
4 bài tập về các phép dời hình trong sách toán 9
III Tài liệu tham khảo
1 Trần Khánh Hưng: Giáo trình phương pháp dạy – học toán
(TTĐTTX - Đại học Huế) NXB Giáo dục, 2005
2 Nguyễn Bá Kim: Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2002
3 Hoàng Chúng: Phương pháp dạy học môn toán ở trương phổ thong trung học cơ sở, NXB Giáo dục, 1997
4 Phạm Gia Đức (chủ biên): Phương pháp dạy học môn toán (ở trung học cơ sở) tập 1,2; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000