Khó khăn của Trung Nguyên khi nhượng quyền quốc tế:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu của cafe Trung Nguyên (Trang 40 - 43)

II. Các hình thức thâm nhập quốc tế thị trường quốc tế của công ty Trung Nguyên:

d. Khó khăn của Trung Nguyên khi nhượng quyền quốc tế:

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu – Starbucks:

Bên cạnh khó khăn về mặt bằng, tài chính, hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà Trung Nguyên phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks, một tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới của Mỹ. Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks ở Mỹ, ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm, trong khi Starbucks phải mất đến 15 năm. Mặc dù phát triển mạnh tại thị trường nội địa nhưng Trung Nguyên vẫn là một công ty non trẻ trên thị trường thế giới. Tại Nhật, Starbucks đã có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp thế giới.

Là thương hiệu cà phê đang được coi là phát triển mạnh nhất trên thế giới, hãng cà phê đặc biệt, vốn được coi là có hàm lượng văn hóa cao, có triết lý cà phê Starbucks đang dẫn đầu thị trường chỉ bằng hai quan điểm: quan điểm nơi chốn thứ ba, và cam kết cung cấp cà phê tươi. Quan điểm về nơi chốn thứ 3 nêu rằng, Starbucks sẽ cung cấp nơi chốn thứ ba cho mọi người lui tới bên cạnh hai nơi chốn là gia đình và công sở. Cà phê tươi là cà phê Arabica được rang xay và sử dụng trong vòng một tuần.

Trên thế giới hiện nay chưa thấy có một triết lý, một quan điểm cà phê nào có thể vượt qua sự đẫn đầu của Starbucks. Tuy nhiên họ cũng chỉ đang thực hiện những triết lý hết sức tầm thường. Điều này cà phê Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Vì vậy, đại lý nhượng quyền Trung Nguyên tại Nhật Bản đã làm được điều đáng ngạc nhiên là ấn định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác.

1. Nhật:

Trong năm 2002, quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. “Đây là một bước rất quan trọng. Nếu Trung Nguyên thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ làm tăng tốc kế hoạch bành trướng của Trung Nguyên ra nước ngoài.

Nói đến văn hoá ẩm thực của người Nhật, người ta nghĩ ngay đến nghệ thuật trà đạo đặc sắc nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên ngày nay, nước Nhật lại được biết đến như một "xã hội cà phê". Người Nhật đã phát triển những quán kisaten của họ theo kiểu lịch lãm của những quán cà phê và cửa hàng cà phê của Mỹ thập niên 1950.

Ở Nhật bản, các quán cà phê ở Nhật Bản không chỉ là một nơi lý tưởng để mọi người thưởng thức cà phê mà còn là nơi có thể nghỉ ngơi, thư giãn, tán gẫu với ai đó hay đọc một cái gì đó.

Lịch sử ghi nhận, lần đầu tiên đất nước Mặt trời mọc biết đến cà phê vào năm 1877. Năm 1888, cửa hàng cà phê đầu tiên của Nhật được khai trương ở quận Ueno, Tokyo. Sau đó, các cửa hàng cà phê bắt đầu mọc lên khắp nơi trên đất Nhật.

Có thể thấy ở Nhật Bản, uống cà phê không đơn thuần là sở thích mà đã nó trở thành một hoạt động được xã hội hoá, một phần đặc biệt của nền văn hoá hiện đại Nhật Bản. Chính sự khác nhau về văn hóa sử dụng cà phê như vậy bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất cà phê phải có những chiến lược thực sự đúng đắn và khôn ngoan khi muốn thâm nhập vào từng lãnh thổ.

Trung Nguyên coi Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á cần đẩy mạnh việc xuất khẩu tới. Nếu đứng vững trên thị trường Nhật động nghĩa với việc tiến xa ra thị trường thế giới. Từ thành công tại Nhật Bản đã thực sự giúp Trung Nguyên

nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc.

Việc Trung Nguyên mở các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền là một cách tiếp cận đúng đắn.

Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Bởi Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Còn bí quyết phương Đông chính là sự phối trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Trung Nguyên có quan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thường mà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tương lai. Chính nét phương đông này đã làm cho người Nhật ưa chuộng café Trung Nguyên.

2. Mỹ:

Vùng Bắc Mỹ ngày nay là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, và Seattle chính là thánh địa mới của cà phê. Thành phố ẩm ướt này khai sinh ra “văn hóa Latte” những năm thập kỉ 70 và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước giúp cải thiện đáng kể chất lượng và kiểu cách của dân Hoa Kì. Ngày nay, bất kì nơi công cộng nào ở Mỹ ta đều bắt gặp một hay vài xe cà phê lưu động phục vụ nhiều loại cà phê và thức ăn nhanh

Văn hóa thưởng thức cà phê ở Mỹ là được du nhập của văn hóa cà phê Italy. Văn hóa cà phê này là lối pha dùng máy Barista đã nhanh chóng trở thành đại chúng trong dân chúng Mỹ sau hơn hai mươi năm phát triển từ năm 1983.

Ở Mỹ thời gian thật eo hẹp, chỉ trừ những ngày cuối tuần họa hoằn còn có thời gian, nhưng chưa chắc còn phải dành phần lớn thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa, giặt dũ quần áo, và đi chợ búa cuối tuần. Do đó nhu cầu của người Mỹ là làm sao có ly cà phê thơm ngon mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Người ta có thể dừng xe lại đi vào quán mua ly cà phê rồi đi ra trong vòng vài phút mà ly cà phê vẫn ngon thơm. Cái mà họ cần là nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng nghĩa cà phê.

Văn hóa cà phê này nhanh chóng lan sang và ảnh hưởng đến các nước châu Âu vốn có nền văn hóa cà phê lâu đời.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu của cafe Trung Nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w