Thâm nhập thông qua xuất khẩu thông thường:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu của cafe Trung Nguyên (Trang 33 - 36)

II. Các hình thức thâm nhập quốc tế thị trường quốc tế của công ty Trung Nguyên:

1.Thâm nhập thông qua xuất khẩu thông thường:

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến của bạn bè quốc tế.

Việc xuất khẩu cà phê mang lại thêm lợi nhuận, thu ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp Trung Nguyên nâng cao được uy tín hình ảnh thương hiệu trong mắt các bạn hang và trên thị trường thế giới từ đó giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận.

Việc xuất khẩu còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với các chính sách ưu đãi như chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Hiện nay, sản phẩm cà phê Trung Nguyên đang được xuất khẩu đến hơn 43 quốc gia trên thế giới (chiếm 20% sản lượng). Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Các thị trường trọng điểm là Mĩ, Trung Quốc,…

Người tiêu dùng các nước phát triển chi tiêu khá nhiều cho sản phẩm này. Họ có thói quen sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cao nên công ty sẽ không chịu sức ép về giảm chi phí.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Nguyên là các trung tâm kinh tế thế giới, có môi trường kinh doanh ít rủi ro, nền chính trị ổn định.

Hình thức xuất khẩu

Trung Nguyên xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà phân phối trung gian. Ở Anh: Công ty Dragon Coffee.

Dragon Coffee là một tên thương mại của Dragon e-Business Ltd, một công ty tiếp thị web có trụ sở tại Cardiff, Vương quốc Anh. Công ty liên kết với doanh nghiệp Dragon Travel, chuyên về du lịch và đi du lịch đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Vì thế còn giúp giới thiệu các sản phẩm của công ty rộng khắp.

Ở Canada: H & O Company Coffee

H & O Coffee Canada là công ty kinh doanh các sản phẩm cà phê của Việt Nam trong đó có các sản phẩm cua Trung Nguyên.

Khách hàng còn có thể mua các sản phẩm của Trung Nguyên tại nhiều các trang web trực tuyến của công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới:

http://www.trung-nguyen-online.co.uk/index.html http://www.trung-nguyen-online.com/

http://www.vietnamese-coffee.com/index.php http://www.trungnguyen.com.my/

http://www.handocoffee.com/trung-nguyen-coffee-order.php

Đặc biệt nhiều khách hàng có thể mua các sản phẩm của Trung Nguyên trên các trang web bán hàng quốc tế là Amazon và Ebay

http://shop.ebay.com/i.html?_nkw=Tru...cofffee&_rdc=1 • Khó khăn:

Cạnh tranh:

Với thế giới, sản phẩm cà phê Trung Nguyên còn là thương hiệu non trẻ. Công ty phải cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cà phê địa phương cũng như các thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng thế giới.

 Sản phẩm của Nestle:

Là thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới chính và đây cũng là thương hiệu đầu tiên của chủng loại sản phẩm này với bề dày lịch sử 70 năm.

Như mọi thương hiệu đột phá khác, Nescafé là kết quả của một cuộc nghiên cứu và phát triển nghiêm cẩn kéo dài bảy năm liền trong phòng thí nghiệm ở Thụy Sỹ của Nestlé vào những năm 1930 của thế kỷ trước.

Khởi đầu bằng việc chính phủ Brazil tiếp xúc với ông Max Morgenthaler, một chuyên gia về cà phê, vào đầu thập niên 1930 với yêu cầu là tìm cách chế tạo ra một loại cà phê với giá rẻ hơn có thể uống ngay bằng cách chỉ thêm nước sôi, để tiêu thụ cho hết số cà phê hạt thặng dư hàng năm ở xứ sở này.

Từ đó đến nay, thương hiệu này vẫn luôn tập trung vào những sáng tạo đột phá trong việc thưởng thức cà phê, với các loại như: cà phê nguyên chất hòa tan chỉ sử dụng hạt cà phê rang, 1952), cà phê sấy khô-đông lạnh hòa tan (với loại Nescafé nhãn vàng, 1965) và cà phê hạt (1967). Năm 1994, họ phát minh ra quy trình giữ nguyên hương thơm, một cải tiến chất lượng quan trọng cho các loại cà phê uống liền.

Những sáng tạo đột phá này đã bảo đảm cho vị thế hàng đầu của thương hiệu Nescafé trong thị trường cà phê uống liền của thế giới. Đây cũng là thương

hiệu nước uống lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Coca-cola, với khoảng 3.000 ly được uống mỗi giây.

Nescafé cũng nỗ lực hết mình với các chiến dịch marketing và quảng cáo nhắm vào những thị trường chuyên biệt nhằm duy trì vị thế của mình. Thương hiệu này còn được xem như là một chuyên gia trong việc làm gia tăng thêm giá trị giữa các thương hiệu. Ví dụ như ở Anh, hai thương hiệu Nescafé và Nescafé Gold Blend là hai loại sản phẩm khác biệt nhau nhưng cả hai đều nhằm nâng cao giá trị tổng thể của thương hiệu Nescafé thông qua xác nhận ngầm lẫn nhau của hai sản phẩm.

 Sản phẩm của Maccoffe (Singapore):

Những năm đầu của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở Việt Nam. Để theo kip bước tiến của thời đại, Food Empire Holding đã cho ra đời Maccoffee-một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng. Là nhẵn hiệu cà phê 3trong1 với công thức pha chế độc đáo kết hợp giữa các hạt cà phê thượng hạng, kem và đường, Maccoffee đem đến sự thuận tiện cho người yêu thích cà phê.

Trong những năm qua, người tiêu dùng đã lựa chọn Maccoffee vì hương vị đậm đà, chất lượng tuyệt hảo của Maccoffee.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu của cafe Trung Nguyên (Trang 33 - 36)