Hướng dẫn học sinh giải toán di truyền

17 1.6K 18
Hướng dẫn học sinh giải toán di truyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn học sinh giải toán di truyền

Phần mở đầu I.Bối cảnh của đề tài Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là giới tự nhiên hữu cơ. Kiến thức sinh học rất cần thiết cho mọi người để có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy thế hệ trẻ Việt Nam cần được trang bị kiến thức đầy đủ về thiên nhiên nhiệt đới hiểu sâu sắc về sự tàn phá của chiến tranh trong mấy thập kỉ, về nhu cầu tài nguyên lớn lao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp đang trên đường công nghiệp hóa , hiện đại hóa . Trước đây nông nghiệp chiếm tới 80% sản phẩm của nền kinh tế . Ngày nay đang diễn ra sự chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Dự đoán đến năm 2010, tỉ lệ lao động nông nghiệp chỉ còn 50%. Nguồn nhân lực có liên quan với sử dụng kiến thức sinh học chắc chắn là nhiều hơn thế vì ngày nay Sinh học có phạm vi ứng dụng rộng rãi , không chỉ trong các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp mà cả trong các ngành công nghiệp chế biến , công nghệ thực phẩm , y dược ….Chương trình Sinh học ở bậc THCS sẽ trang bị vốn kiến thức phổ thông về Sinh học cho nguồn nhân lực đó. Người ta đã dự báo thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Sinh học. Vì vậy tri thức phổ thông về sinh học là một bộ phận không thể thiếu ở mỗi thiếu niên độ tuổi 12 – 15 sống trong một đất nước có thiên nhiên nhiệt đới phong phú giàu tiềm năng như nước ta. Ở Bậc THCS , học sinh được học đầy đủ tất cả các bộ môn, song trong quá trình học tập một số HS tỏ ra có năng khiếu đặc biệt với một số môn nhất định. Mỗi GV bộ môn phải có trách nhiệm phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu để định hướng và tạo điều kiện cho HS đi sâu nghiên cứu bộ môn mình phụ trách ngay từ những năm học bậc THCS. Đây cũng là một trong những giải pháp tích cực, góp phần bồi dưỡng nhân tài đất nước . Bộ môn Sinh học cũng không nằm ngoài quan điểm đó. Trường THCS Châu Hưng được hình thành từ năm học 2001-2002 , song trong nhiều năm qua, phong trào thi Học sinh giỏi bộ môn vòng huyện, vòng tỉnh đã đạt nhiều thành tích đáng kể và được xem là điểm sáng của huyện về phong trào này, từ đó đã tạo 1 nên động lực để học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư đúng mức đến việc bồi dưỡng năng khiếu bộ môn, trong đó có cả bộ môn Sinh học. Đối với bản thân, là một giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học nhất là ở lớp 8 và lớp 9 và đặc biệt đã tham gia bồi dưỡng HS giỏi nhiều năm liền . Vì vậy đã có thời gian dài chuyên sâu nghiên cứu nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng HS giỏi và hàng năm đã thu hút được nhiều HS đăng kí tham gia học bồi dưỡng để được trang bị thêm những kiến thức nâng cao ở bộ môn Sinh học bậc THCS và đã trở thành HS giỏi cấp huyện , cấp tỉnh. II.Lý do chọn đề tài Năm học 2005-2006 là năm bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở khối lớp 9 bậc THCS nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.Ở bộ môn Sinh học lớp 9 , nội dung sách giáo khoa có sự thay đổi lớn so với chương trình Sinh học lớp 9 cũ trước đó. Đặc biệt ở mỗi bài, mỗi chương đều có phần bài tập liên quan đến kiến thức toán học. Do đó, nội dung bồi dưỡng HS giỏi cũng phải thay đổi và đòi hỏi GV phải có sự đầu tư mới về kiến thức nhất là kiến thức về giải bài tập. Trong khi đó, về phía HS đa số các em cho rằng muốn học giỏi môn Sinh học chỉ cần siêng học bài là được. Điều này chỉ đúng đối với khối lớp 6,7 và 8 mà thôi. Bởi lẽ , trong những năm qua – kể từ khi thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở lớp 9, các đề thi HS giỏi huyện, tỉnh đều có câu hỏi về kiến thức giải toán Sinh học . Xuất phát từ cơ sở nêu trên bản thân đã suy nghĩ : trong công tác bồi dưỡng HS giỏi để đạt kết quả cao, nhất thiết phải đầu tư bồi dưỡng về phương pháp giải các dạng bài tập Sinh học trong chương trình Sinh học lớp 9. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Trong những năm qua , nội dung kiến thức thi HS giỏi huyện , tỉnh phần lớn là ở HKI (đối với lớp 9 ) .Đó là phần Di truyền và Biến Dị. Trong đó được phân thành các nhóm bài tập chính như sau : * PHẦN BÀI TẬP DI TRUYỀN: gồm : - Các quy luật di truyền - Di truyền tế bào 2 - Di truyền phân tử - Di truyền học người * PHẦN BÀI TẬP BIẾN DỊ : gồm: - Đột biến gen và Đột biến nhiễm sắc thể (NST) Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này ,tôi chỉ trình bày phương pháp giải một số dạng Bài tập Di truyền phân tử. IV. Mục đích nghiên cứu : Nhiều năm gần đây, khoa học kĩ thuật phát triển theo nhiều hướng , trong đó có xu hướng liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu này.Đó là sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều ngành khoa học vốn rất khác nhau, điển hình và mạnh mẽ nhất là xâm nhập của Toán học vào nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trước đây, Sinh họcSinh vật học theo nghĩa là chủ yếu chỉ mô tả sinh vật. Lúc đó, Sinh học “thuần khiết” đến nỗi khi Gregor Mendel vừa công bố “ Thí nghiệm về các cây lai” của mình thì lại bị chế nhạo là “lai” toán học với cả thực vật học. Phù hợp với xu hướng trên, việc giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông hiện nay ngày càng chú trọng tới trình bày chi tiết hơn những cơ chế sinh học ở cấp độ phân tử, tới việc ứng dụng toán học . Nếu GV chịu khó nghiên cứu ,nắm vững cách giải những dạng bài tập sinh học có liên quan đến nội dung sách giáo khoa Sinh học lớp 9và sử dụng khéo léo với một tỉ lệ thích hợp thì các bài tập ứng dụng toán học trong dạy và học môn Sinh học phổ thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố kiến thức cơ bản và “giảng dạy lấy người học làm trung tâm”. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Việc ứng dụng toán học trong sinh học phổ thông nói chung là có tác dụng tích cực : chúng giúp HS hiểu một số kiến thức sinh học chắc hơn và sâu hơn ; góp phần kích thích tư duy độc lập của HS , nhờ đó cái môn trước đây bị coi là môn “học thuộc lòng” thì nay lại được nhìn nhận khác hẳn và trở nên có vị trí xứng đáng hơn trong nhà trường . 3 Phần nội dung I.Cơ sở lý luận : Sinh học là môn khoa học tự nhiên . Kiến thức Sinh học , ngoài các kết quả quan sát thực nghiệm để xây dựng nên hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về sự sống của muôn loài , các kết quả đó còn được đúc kết dưới dạng các qui luật được mô tả bằng công cụ toán học . Vì vậy, cũng như các bộ môn khoa học tự nhiên khác, để hiểu sâu sắc các kiến thức của Sinh học phải biết kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và bài toán. Đối với HS lớp 9 , việc giải các bài toán Sinh học , đặc biệt phải giải nhanh để đáp ứng với yêu cầu đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá HS : chuyển từ hình thức câu hỏi tự luận sang một phần câu hỏi trắc nghiệm thật không phải dễ. Tuy nhiên nếu GV hướng dẫn HS biết vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết và phương pháp giải toán thì có thể giải quyết những vấn đề này một cách nhanh chóng. II. Thực trạng của vấn đề: Môn Sinh học lớp 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết , cả năm 74 tiết , trong đó chỉ có 1 tiết Bài tập chương I : Các quy luật DT của Menđen. Trong khi đó, nội dung bồi dưỡng HS giỏi trong từng chương đều có kiến thức vận dụng giải bài tập mà nội dung chương trình học ở lớp không đi sâu nội dung này. Ngoài ra, trong sách giáo khoa , ở cuối mỗi bài có phần câu hỏi và bài tập , trong đó có những câu hỏi tự luận dạng củng cố kiến thức hoặc dạng nâng cao, HS có thể vận dung kiến thức bài học trả lời nhưng có những câu hỏi thuộc dạng trắc nghiệm khách quan mà thực chất đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức toán học mới trả lời được. Riêng về phía HS , do kiến thức quá mới so với các lớp trước ( không có tính kế thừa kiến thức) , nên HS còn túng túng khi tiếp thu những thuật ngữ mới , những diễn biến các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào như : nguyên phân , giảm phân , cơ chế tự nhân đôi của AND , cơ chế tổng hợp ARN , tổng hợp Prôtêin… nếu không thông qua làm bài tập , HS khó mà nhớ được. 4 III. Các biện pháp thực hiện: A Phương pháp chung : Để giải được các dạng bài tập Sinh học , HS cần nắm vững 2 vấn đề cơ bản: - Kiến thức lý thuyết - Phương pháp giải : gồm các công thức áp dụng. Để HS nắm vững cách giải từng dạng bài tập , trước hết GV phải phân dạng bài tập ra thành từng vấn đề. Trong quá trình dạy HS , mỗi dạng bài tập GV phải trang bị cho HS kiến thức về 2 vấn đề trên , tiếp đó là bài tập ví dụ và cuối cùng là bài tập vận dụng theo hướng từ dễ đến khó ,từ cơ bản đến nâng cao. Đối với phần Di truyền phân tử thuộc chương III trong Sách giáo khoa Sinh học 9 : Chương AND VÀ GEN. Phần này gồm có những kiến thức về : Cấu trúc của : AND,ARN, Prôtêin ; các cơ chế : Tự nhân đôi của AND, Tổng hợp ARN , Tổng hợp prôtêin. Từng nội dung kiến thức đều có vận dụng kiến thức toán học đề làm bài tập. Để giải bài tập về di truyền ở cấp độ phân tử, cần lưu ý một số vấn đề sau : * Bài toán về vấn đề này thường được xây dựng theo hai hướng: Bài toán thuận và bài toán nghịch. Mỗi bài toán gồm hai phần: + Phần giả thuyết (điều đã biết) : bao gồm các sự kiện riêng lẻ được cụ thể hóa bằng các yếu tố cụ thể về cấu trúc, cơ chế. + Phần kết luận: là các yếu tố cần tìm, bao gồm các câu hỏi nhỏ của bài toán. Để giải chính xác các bài toán dạng này , cần tiến hành các bước sau: + Hiểu được các thông số trong giả thuyết và nội dung các kết luận. +Từ kết luận , tìm những yếu tố đã cho trong giả thuyết liên quan tới mỗi kết luận , xác định mối liên quan chặt chẽ về nội dung sinh học bên trong giữa điều kiện đã cho trong giả thuyết và nội dung cần tìm. + Nếu những điều kiện đã cho trong bài toán chưa đủ để giải , cần suy luận tìm thêm các điều kiện khác liên quan. 5 + Trong quá trình giải toán , cần nhận biết mối liên quan giữa các đáp số phụ và đáp số chính mà đề bài yêu cầu. Đồng thời phải có biện luận chắc chắn , logic hợp với nội dung bài toán. B .Phương pháp cụ thể: VẤN ĐỀ 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG CẤU TRÚC AND (GEN) 1. Xác định chiều dài và khối lượng của AND AND là một đại phân tử sinh học được cấu tạo từ 4 loại đơn phân cơ bản : A,T, G ,X. Xét về mặt không gian , phân tử AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn pôlinuclêôtit. Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu gọi là một chu kì. Mỗi chu kì có chiều dài 34A 0 do kích thước 1 Nu là 3,4A 0 ; trọng lượng của 1Nu là 300 đvC. - Nếu giả thuyết cho tổng số Nu của gen , tính chiều dài: L G = N/2 x 3,4A 0 - Nếu giả thuyết cho số vòng xoắn của gen , tính chiều dài : L G = C x 34A 0 - Nếu giả thuyết cho số Nu của gen , tính khối lượng phân tử của gen: M G = N G x 300 đvC Ví dụ : Một gen có 120 vòng xoắn. Hỏi chiều dài và khối lượng của gen là bao nhiêu? Giải Áp dụng công thức tính chiều dài của gen dựa vào số chu kì vòng xoắn: L G = C x 34A 0 = 120 x 34A 0 = 4080 A 0 . Tổng số Nu của gen: N G = 2L : 3,4 = (2 x 4080 ) : 3,4 = 2400 ( Nu) => M G = 2400 x 300 = 720000 ( đvC) 2. Xác định số liên kết hiđrô và số liên kết cộng hóa trị của ADN Mỗi gen gồm 2 mạch đơn , trong mỗi mạch đơn , các Nu kiên kết với nhau bằng liên kết hóa trị : gốc axit phôtphoric của Nu này liên kết với 6 đường đêôxiribôzơ của Nu đứng trước nó ở vị trí nguyên tử cacbon số 3 ( vị trí C3’) và với đường đêôxiribôzơ đứng sau nó ở vị trí C5’, do vậy số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trên 1 mạch đơn là ( N/2 – 1 ) và số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trên cả 2 mạch đơn là ( N/2 – 1) x 2. Ngoài ra mỗi Nu có 1 liên kết hóa trị nối giữa đường và axit phôtphoric của nó , số liên kết hóa trị này bằng tổng số Nu. -Nếu giả thuyết cho số Nu của gen , tính tổng số liên kết hóa trị (HT) nối giữa các Nu trong gen: HT = ( N/2 – 1) x 2 = N -2 -Nếu giả thuyết cho số Nu của gen , tính tổng số LK hóa trị của gen: HT = ( N/2 – 1 ) x 2 + N = 2 N -2 Giữa hai mạch đơn , các bazơ nitơ đứng đối diện nhau thành từng cặp theo NTBS : A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô của các cặp A – T là 2A ( hoặc 2T ) ; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô của các cặp G – X là 3 G ( hoặc 3 X) - -Nếu giả thuyết cho số Nu từng loại của gen, tính số LK hiđrô của gen: - H = 2A + 3G ( liên kết hiđrô) 3. Xác định tổng số nuclêôtit của gen ( N G ) Để tính tổng số Nu của gen , có thể áp dụng các công thức sau: - Nếu giả thuyết cho biết chiều dài của gen thì: N G = 2L : 3,4 - Nếu giả thuyết cho biết số vòng xoắn của gen thì: N G = C x 20 ( Nu) ( Một chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu , tương đương 20 Nu) - Nếu giả thuyết cho biết khối lượng phân tử của gen thì: N G = M : 300 - Nếu giả thuyết cho biết tổng số Nu trên 1 mạch đơn của gen thì: N G = N mạch đơn x 2 - Nếu giả thuyết cho biết số lượng từng loại Nu của gen thì: N G = 2A + 2G = 2T + 2X - Nếu giả thuyết cho biết tổng số liên kết hiđrô của gen thì cần phải biết 7 thêm hiệu số của một loại Nu này với Nu không bổ sung với nó thì tính được Nu của gen. - Nếu giả thuyết cho biết số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trong gen thì: N G = HT + 2 - Nếu giả thuyết cho biết tổng số liên kết hóa trị của gen thì: N G = ( HT : 2 ) + 1 4.Xác định số Nu từng loại của từng mạch đơn gen và của cả gen: Giữa 2 mạch đơn , các Nu đứng đối diện liên kết với nhau theo NTBS : A liên kết với T và G liên kết với X , vì vậy số Nu ở mạch 1 bằng số Nu bổ sung với nó ở mạch 2 : A 1 = T 2 và G 1 = X 2 và ngược lai. Số Nu của 1 loại trong gen là tổng số Nu loại đó trên cả 2 mạch: A = T = A 1 + A 2 = T 1 + T 2 = A 1 + T 1 = A 2 + T 2 G = X = G 1 + G 2 = X 1 + X 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2 Để tính Nu từng loại của mỗi mạch đơn và của cả gen , áp dụng các công thức sau: -Khi biết tỉ lệ % từng loại Nu trên mạch đơn của gen thì: A 1 = T 2 = N/2 x A 1 % ( Nu) ; T 1 = A 2 = N/2 x T 1 % ( Nu) G 1 = X 2 = N/2 x G 1 % ( Nu) ; X 1 = G 2 = N/2 x X 1 % (Nu) -Khi biết N G và số lượng từng loại Nu của gen , tính tỉ lệ % từng loại Nu như sau: A% = T% = A : N G % = T : N G % ; G% =X% = G: N G % = X : N G % -Khi biết tỉ lệ % từng loại Nu trên từng mạch đơn của gen , tính tỉ lệ % từng loại Nu như sau: A% = T% = ( A 1 % + A 2 %) : 2 = ( T 1 % + T 2 % ) : 2 G% = X% = ( G 1 %+G 2 % ) :2 = ( X 1 % + X 2 %) : 2 - Khi biết tổng số Nu của gen (NG) và số lượng từng loại Nu trên từng mạch đơn của gen, tính tỉ lệ % từng loại Nu của gen trên mỗi mạch đơn như sau: 8 A 1 % = T 2 % = A 1 : N G /2 .% ; T 1 % =A 2 % = T 1 : N G /2 .% G 1 % =X 2 % = G 1 : N G /2.% ; X 1 % = G 2 % = X 1 : N G /2.% Lưu ý : Nếu biết tỉ lệ % hoặc số Nu từng loại trên mỗi mạch đơn , có thể suy ra tỉ lệ % hoặc số Nu từng loại của cả gen. Nhưng không thể áp dụng ngược lại nếu đề bài không cho biết tỉ lệ đó là của mạch 1 hay mạch 2 của gen. 5. Tính số chu kì xoắn của gen: Dựa vào N G hoặc L G , ta có thể tính được số chu kì xoắn của gen: C = N/20 ( chu kì xoắn) hoặc C = L : 3,4 A 0 VẤN ĐỀ 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA AND: 1. Xác định số Nu tự do môi trường cần cung cấp: Khi AND tự nhân đôi hoàn toàn, 2 mạch đều liên kết các Nu tự do theo NTBS : A của mạch khuôn liên kết với T tự do và ngược lại ; G của mạch khuôn liên kết với X tự do và ngược lại. + Nếu gen tự nhân đôi 1 lần , thì tổng Nu tự do môi trường cần cung cấp khi gen tự nhân đôi 1 lần là: N mt = N G Do đó số Nu tự do từng loại môi trường cần cung cấp khi gen tự nhân đôi 1 lần là: A mt = T mt = A = T và G mt = X mt = G =X + Nếu gen tự nhân đôi k lần , thì tổng số gen con được tạo thành qua k đợt tự nhân đôi từ một gen mẹ là: N G = 2 k Do đó , tổng số Nu tự do môi trường cung cấp cho 1 gen mẹ tự nhân đôi k lần là: N mt = N G ( 2 k – 1) + Tổng số Nu tự do từng loại môi trường cần cung cấp cho 1 gen mẹ tự nhân đôi k lần là: A mt = T mt = A G ( 2 k – 1) X mt = G mt = G G ( 2 k – 1) + Khi gen tự nhân đôi k lần , thì tổng số gen con có 2 mạch đơn được cấu thành hoàn toàn từ Nu mới của môi trường nội bào sẽ là: 2 k – 2 6. Xác định số liên kết hiđrô bị phá vỡ , số liên kết hiđrô được hình thành, số liên kết hóa trị được hình thành. 9 Để xác định số liên kết hiđrô và hóa trị bị phá vỡ hoặc được hình thành trong quá trình nhân đôi của AND (gen) , ta có thể dựa vào các căn cứ: * Trường hợp gen tự nhân đôi 1 lần thì : +Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen tự nhân đôi 1 lần: H bị phá vỡ = H G ( liên kết) + Số liên kết hiđrô được hình thành khi gen tự nhân đôi 1 lần : H hình thành = 2 H G ( liên kết) + Số liên kết hóa trị được hình thành: HT hình thành = 2 ( N G /2 – 1) = N – 2 (liên kết) * Trường hợp gen tự nhân đôi k lần: + Tổng số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen tự nhân đôi k lần : H bị phá vỡ = H G ( 2k – 1 ) (liên kết) + Tổng số liên kết hiđrô được hình thành : H hình thành = H G . 2k ( liên kết) + Tổng số liên kết hóa trị được hình thành: HT hình thành = ( N G – 2 ) ( 2 k – 1 ) (liên kết) VẤN ĐỀ 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC ARN: Để giải các bài toán về cấu trúc ARN cần nắm rõ các thông tin sau: - ARN gồm 4 loại rNu : A , U , G , X . Các rNu trên phân tử ARN được tổng hợp từ 1 mạch đơn của phân tử AND ( mạch gốc) theo NTBS . Vì vậy tổng số rNu của ARN bằng N G /2 - Trong phân tử ARN , các loại rNu không liên kết bổ sung với nhau nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ xảy ra giữa các rNu trên ARN với các Nu trên AND mạch gốc. . Mạch 1 (AND) : A 1 , T 1 , G 1 , X 1 . Mạch 2 ( AND) : T 2 , A 1 , X 2 , G 2 Nếu mạch 2 là mạch gốc , sẽ có sự tương đương: mARN : rA , rU , rG , rX Do đó số rNu mỗi loại của ARN bằng số Nu loại bổ sung của mạch gốc 10 [...]... Văn Chiến , Nguyễn Văn Quí ,2008 , Phương pháp giải bài tập Sinh học 12,Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh , trang 5 – 16 2 Đỗ Thị Kim Huê , 2007 , Phương pháp giải bài tập và 670 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Di truyền – biến dị , Nhà xuất bản trẻ , trang 28, 29 3 Bùi Phúc Trạch , 2009 , Các dạng bài tập toán trong Sinh học , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hố Chí Minh , trang 5 và 6 17 ... tôi sẽ hướng dẫn HS phương pháp giải các dạng bài tập còn lại trong chương trình Sinh học 9 Đó sẽ là nền kiến thức giúp các em học tốt bộ môn Sinh học ở bậc THPT sau này nhất là ở lớp 12 và các kì thi vào Cao đẳng , Đại học khối B IV NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ : - Đề nghị cần có thêm tiết bài tập trong phân phối chương trình Sinh học lớp 9 Trong phạm vi đề tài này chỉ thể hiện được phương pháp giải một... kiến thức toán học nhất là mức độ nâng cao - Giáo viên nên phân dạng các loại bài toán , mỗi dạng có cách giải cơ bản, dễ nhớ và cần cho HS làm nhiều bài tập vận dụng ở từng dạng từ mức độ dễ đến mức độ nâng cao, có thể giới thiệu thêm cho HS nhiều cách giải khác nhau ( nếu có) * Đối với Học sinh: - Phải có sự yêu thích bộ môn , có sự đầu tư học tập trong thời gian dài Ngoài khả năng siêng học bài ,... quả nhanh gọn, chính xác III.Khả năng ứng dụng , triển khai: - Đề tài này không chỉ thực hiện trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà giáo viên có thể vận dụng để hướng dẫn đại trà cho học sinh trong những tiết học chính khóa Qua đó các em có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập đơn giản trong sách giáo khoa đặc biệt là có tác dụng rèn luyện cho các em kĩ năng chọn đáp án các... hiện đã nêu trên , bắt đầu từ năm học 2005 – 2006 đến nay, bản thân đã vận dụng và hướng dẫn HS trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm và đạt kết quả cao , cụ thể như sau: 13 Năm học 2005 - 2006 : + 3 HS giỏi Huyện ( có 1 HS Hạng 2) + 2 HS giỏi Tỉnh đều Hạng 2 Năm học 2006 - 2007 : + 3 HS giỏi Huyện ( có 1 HS Hạng 2 ) + 2 HS giỏi Tỉnh ( có 1HS Hạng 3) Năm học 2007-2008 : + 3 HS giỏi Huyện... trình Sinh học lớp 9 Trong phạm vi đề tài này chỉ thể hiện được phương pháp giải một số dạng bài toán chủ yếu về Di truyền phân tử , dù không hoàn thiện nhưng mong rằng đề tài này sẽ là hành trang kiến thức không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và cho cả giáo viên dạy môn Sinh học nói chung 15 Người viết Nguyễn Thị Ngọc Phấn CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI aa : Axit... cốt lõi là các phải có kiến thức toán học , có khả năng tính toán nhanh và suy luận tốt -Phải nắm vững kiến thức lý thuyết và các công thức có liên quan đến từng dạng bài tập II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: -Thông qua đề tài này giúp cho HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết vấn đề cụ thể ; giúp HS hiểu và khắc sâu thêm kiến thức đã học 14 - Việc tìm ra đáp số đúng... giỏi Huyện ( có 1 HS Hạng 2) + 3 HS giỏi Tỉnh ( có 2 HS Hạng 2 , 1HS đạt Hạng 3) Năm học 2008 - 2009 : + 4 HS giỏi Huyện ( có 1 Hạng 1 , 1 Hạng 2) + 4 HS giỏi Tỉnh ( có 1 Hạng 2 , 1 Hạng 3) Năm học 2009 -2010 : + 4 HS giỏi Huyện ( có 1 Hạng 2) + 4 HS giỏi Tỉnh (có1 Hạng 1, 1Hạng 2, 1 Hạng 3) Phần kết luận I Những bài học kinh nghiệm: Để thực hiện đạt hiệu quả đề tài này: * Đối với giáo viên : -Phải có... thêm kiến thức đã học 14 - Việc tìm ra đáp số đúng là con đường tư duy lôgic của người học , để nhận thức vấn đề lý thuyết ở mức độ hoàn chỉnh hơn và tổng hợp cao - Giúp HS làm tốt các dạng bài tập trắc nghiệm Bởi vì trên thực tế, việc giải quyết hiệu quả bài tập trắc nghiệm chỉ có được khi HS đã nắm vững các dạng bài toán Sau khi đã quen cách làm các em có thể tính nhẩm và thao tác nhanh hơn trên giấy... dữ liệu đề bài để xác định cấu trúc 2 mạch đơn của gen * Bước 2: Dựa vào những dữ liệu đã cho ở ARN dùng làm tín hiệu để nhận biết mạch khuôn mẫu ở AND; rồi từ đó suy ra mạch ARN theo NTBS Để giải nhanh các bài toán như vậy , cần chú ý các kiến thức sau: 1 Trong một lần sao mã , tổng số rNu môi trường cung cấp là: RNumt = NG : 2 2 Số rNu tự do từng loại do môi trường cung cấp là: Amt = TG ; Umt = AG . nhập của Toán học vào nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trước đây, Sinh học … Sinh vật học theo nghĩa là chủ yếu chỉ mô tả sinh vật. Lúc đó, Sinh học “thuần. phần Di truyền và Biến Dị. Trong đó được phân thành các nhóm bài tập chính như sau : * PHẦN BÀI TẬP DI TRUYỀN: gồm : - Các quy luật di truyền - Di truyền

Ngày đăng: 15/01/2013, 11:55

Hình ảnh liên quan

5. Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình sao mã: - Hướng dẫn học sinh giải toán di truyền

5..

Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình sao mã: Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan