1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an

91 902 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan đề tài “ Ứng dụng mô hình ARIMA dư báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.. Điển hình như: - Nghiên cứu áp dụng mô h

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA DỰ BÁO

CH ẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TỈNH

LONG AN

Gi ảng viên hướng dẫn: PGS - TSKH Bùi Tá Long

Sinh viên th ực hiện: Vũ Xuân Linh MSSV: 0951080044 L ớp: 09DMT2

Trang 2

Tôi tên là : Vũ Xuân Linh

Là sinh viên lớp 09DMT2 khóa học 2009 – 2013, chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP HCM Tôi xin cam đoan đề tài “ Ứng dụng mô hình ARIMA dư báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả được nêu trong đồ án là trung thực, chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thành đồ án đã được

cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc.Tôi xin hoàn toàn

chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Sinh viên thực hiện

Vũ Xuân Linh

Trang 3

Đề tài tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và động viên của các thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Tá Long, người đã trực

tiếp có những chỉ dẫn, chia sẻ và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

Xin chân thành cảm ơn:

 Chị Linh cùng các anh chị trong phòng tin học môi trường, viện Tài nguyên môi trường, trường Đại học Quốc gia TP HCM đã trực tiếp hỗ trợ em hoàn thành các mội dung của đồ án

 Thầy cô khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, bạn bè trong lớp 09DMT1, 09DMT2 đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành một cách tốt nhất đồ án tốt nghiệp này

Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình tôi đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án, đồng thời còn là động lực, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi nỗ lực không ngừng để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất

Người thực hiện

Vũ Xuân linh

Trang 4

Trang LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined LỜI CÁM ƠN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH M ỤC BẢNG vii

DANH M ỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

4 NHI ỆM VỤNGHIÊN CỨU 2

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3

7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 T ổng quan về điều kiện tự nhiên 4

1.1.1 V ị trí địa lý ( Tỉnh Long An, sông Vàm Cỏ Đông) 4

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.3 Tình hình s ử dụng đất 11

1.1.4 Tình hình c ấp nước 13

1.1.5 Hi ện trạng thoát nước và xử lý nước thải 14

1.2 Hi ện trạng phát triển kinh tế - xã hội 15

1.2.1 Dân s ố 15

ển công nghiệp 16

Trang 5

1.2.5 Giao thông, du l ịch trên địa bàn tỉnh 20

1.2.6 Đánh giá nhận xét 23

1.3 Hi ện trạng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông 24

1.4 Hi ện trạng công tác QLMT nước 29

1.4.1 V ề cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 29

1.4.2 Đánh giá công tác quản lý môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông 30

1.4.3 Phân tích nh ững hạn chế, tồn tại Đề xuất giải pháp khắc phục 30

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG 2.1 Gi ới thiệu mô hình ARIMA 32

2.1.1 Hàm t ự tương quan ACF 33

2.1.2 Hàm t ự tương quan từng phần PACF 34

2.1.3 Mô hình AR (p) 36

2.1.4 Mô hình MA (q) 37

2.1.5 Sai phân I (d) 37

2.1.6 Mô hình ARIMA 38

2.2 Phần mềm xử lý số liệu Eviews 39

2.2.1 Gi ới thiệu về phần mềm Eviews 39

2.2.2 Áp d ụng Eviews thi hành các bước mô hình ARIMA 41

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM C Ỏ ĐÔNG 3.1 Thi hành mô hình ARIMA 44

3.1.1 Chu ẩn bị dữ liệu đầu vào 44

3.1.2 Ki ểm tra tính dừng của dữ liệu 55

3.1.3 Xác định các thông số của mô hình 58

Trang 6

3.2 Đánh giá mô hình 64

3.2.1 Ki ểm định tính dừng 65

3.2.2 Nh ận dạng mô hình 66

3.2.3 Ước lượng mô hình 67

3.2.4 Ti ến hành kiểm định mô hình ARIMA 68

3.2.5 D ự báo 69

3.3 Dự báo xu hướng biến độngCLN sông Vàm Cỏ Đông 70

K ết luận và kiến nghị 71

K ết luận 71

Ki ến nghị 71 TÀI LI ỆU THAM KHẢO

PH Ụ LỤC

Trang 7

ADF: Augmented Dickey-Fuller

ARIMA: Autoregressive Integrated Moving Average

CLN: Chất lượng nước

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

KCN: Khu công nghiệp

Luật BVMT: Luật bảo vệ Môi trường

NĐ 36/CP: Nghị định 36 của Chính phủ

NMSX: Nhà máy sản xuất

PACF: Sample Partial Autocorrelation Function

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn Việt Nam 08:2008 của Bộ Tài Ngyên Môi Trường QLMT: Quản lý môi trường

QMS: Quantitative Micro Software

SACF: Sample Autocorrelation Function

Sở KHCN: Sở Khoa Học Công Nghệ

Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN: Trung tâm công nghiệp

TTQT &DVKTMT: Trung tâm quan trắc và dịch vụ kỹ thuật Môi trường

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

Bảng 1 1: Thay đổi thời tiết khí hậu tỉnh Long An từ năm 2005-2009 7

Bảng 1.2: (%) 10

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005 12

Bảng 1.4: Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010 13

Bảng 3.1: Bảng quy định các giá trị qi, Bpi 47

Bảng 3.2 :Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 48

Bảng 3.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số Ph 48

Bảng 3.4: Bảng đánh giá chất lượng nước 49

Bảng 3.5: Bảng vị trí quan trắc và mô tả ảnh hưởng 50

Bảng 3.6: Bảng giá trị quan trắc tại vị trí số 1và số 2 năm 2006 52

Bảng 3.7: Giá trị WQI thông số quý 1 và 2 năm 2006 53

Bảng 3.8: Giá trị WQI tính toán cho sông VCĐ 54

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo tính chặn 57

Bảng 3.10 Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo xu thế và tính chặn 58

Bảng 3.11: Giá trị tương quan của chuỗi WQI 59

Bảng 3.12: Các thông số ước lượng mô hình ARIMA (1, 0, 1) 61

Bảng 3.13: Thông số ước lượng các mô hình ARIMA khác nhau 62

Bảng 3.14: Kết quả kiểm định phần dư chuỗi WQI 63

Bảng 3.15: Kết quả dự báo WQI năm 2013 64

Bảng 3.16: Giá trị WQI dung trong dự báo 65

Bảng 3.17: Giá trị ước lượng các mô hình 68

Bảng 3.18: Đánh giá kết quả dự báo 71

Trang 9

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 4

Hình 1.2: Bản đồ sông Vàm Cỏ Đông 5

Hình 1.3: Mật độ dân số phân chia theo địa bàn của tỉnh Long An – 2007 17

Hình 1.4: Biểu đồ pH sông Vàm Cỏ Đông 25

Hình 1.5: Biểu đồ DO sông Vàm Cỏ Đông 26

Hình 1.6: Biểu đồ SS sông Vàm Cỏ Đông 26

Hình 1.7: Biểu đồ BOD5 sông Vàm Cỏ Đông 27

Hình 1.8: Biểu đồ COD sông Vàm Cỏ Đông 27

Hình 1.9: Biểu đồ Amoni sông Vàm Cỏ Đông 28

Hình 1.10: Biểu đồ Nitrit sông Vàm Cỏ Đông 28

Hình 1.8: Biểu đồ Sắt sông Vàm Cỏ Đông 29

Hình 2.1: Giao diện làm việc của Eviews 41

Hình 3.1: Chỉ số WQI từ quý 01/2006 đến quý 04/2012 56

Hình 3.2: Biểu đồ tương quan chuỗi WQI 67

Hình 3.3: Ước lượng mô hình ARIMA (1, 0, 1) 68

Hình 3.4: Kiểm định mô hình ARIMA (1, 0, 1) 69

Hình 3.5: Kết quả dự báo của mô hình 70

Trang 10

M Ở ĐẦU

1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghệ đã đem lại những lợi ích to lớn cho con người, tuy nhiên mặt trái của nó là gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường sống của chúng ta Các chất ô nhiễm đưa vào môi trường ngày càng nhiều làm tổn thương các hệ sinh thái – gây tổn hại đến cấu trúc hệ sinh thái và tàn phá môi trường sống của vi sinh vật, đặc biệt là môi trường nước Hơn nữa, nước là thành

phần quan trọng cho sự sống của con người, VSV và các hoạt động phát triển công nghiệp.Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là chúng ta phải dự đoán sự biến đổi của môi trường dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau

Dự báo là một nhu cầu không thể thiếu cho những hoạt động của con người trong

bối cảnh bùng nổ thông tin.Dự báo sẽ cung cấp những cơ sở cần thiết cho các hoạch định, và có thể nói rằng nếu không có khoa học dự báo thì những dự định tương lai của con người vạch ra sẽ không có sự thuyết phục đáng kể.Do vậy, mô hình hóa môi trường sẽ giúp đưa ra những dự báo trước, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý và

biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với tài nguyên

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm tính toán, mô phỏng chất lượng nước đang được sử dụng trong dự báo Do vậy, đồ án đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An”

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trên thế giới, kỹ thuật dự báo đã hình thành từ thế kỉ thứ 19, tuy nhiên dự báo có ảnh hưởng mạnh mẽ khi công nghệ thông tin phát triển vì bản chất mô phỏng của các phương pháp dự báo rất cần thiết sự hỗ trợ của máy tính Đến năm những 1950, các lý thuyết về dự báo cùng với các phương pháp luận được xây dựng và phát triển có hệ

thống.Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, dự báo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu cho những hoạt động của con người.Dự báo sẽ cung cấp những cơ sở

cần thiết cho các hoạch định trong tương lai.Trong công tác phân tích dự báo, vấn đề

Trang 11

quan trọng hàng đầu cần đặt ra là việc nắm bắt tối đa thông tin về lĩnh vực dự báo Thông tin ở đây có thể hiểu một cách cụ thể gồm: các số liệu quá khứ của lĩnh vực dự báo, diễn biến tình hình hiện trạng cũng như động thái phát triển của lĩnh vực dự báo

và đánh giá một cách đầy đủ nhất các nhân tố ảnh hưởng cả về định lượng lẫn định tính

Ở Việt Nam, kỹ thuật này tương đối còn mới mẻ tuy nhiên cũng đang được nghiên

cứu và dần đưa vào ứng dụng.Hiện nay, có nhiều mô hình dự báo ô nhiễm nguồn nước đang được sử dụng tại Việt Nam như IPC, QUAL, Q2K, MIKE11 Điển hình như:

- Nghiên cứu áp dụng mô hình tính toán MIKE 11 tính toán dự báo chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy của các tác giả Lê Vũ Việt Phong, Phạm Văn Hải, thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường được công bố vào năm 2007

- Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 và MIKE 21 trong mô phỏng chất lượng nước sông Cầu Trắng – Đà Nẵng của tác giả Phạm Phú Lâm được đăng trong tuyển tập Báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

- Đề tài: “Áp dụng mô hình QUAL2K đánh giá diễn biến chất lượng nước dòng chính sông Hương” cùa tác giả Nguyễn Bắc Giang, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế được đăng trên tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 65 năm 2011

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Tiến hành thu thập các dữ liệu chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua Long An đã được quan trắc, lập mô hình dự báo bằng mô hình ARIMA Từ đó đưa ra

những dự báo diễn biến chất lượng nước sông

Đánh giá khả năng áp dụng của mô hình ARIMA cho bài toán dự báo chất lượng

nước

4 NHI ỆM VỤNGHIÊN CỨU

- Thu thập, phân tích số liệu quan trắc chất lương nước sông VCĐ Tính toán chỉ số

chất lượng nước (WQI)

Trang 12

- Tiến hành dự báo chất lượng nước sông thông qua chỉ số chất lượng nước bằng mô hình ARIMA

- Dự báo xu hướng biến động CLN, đánh giá những kết quả đạt được

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập thông tin: kết quả quan trắc chất lượng nước sông VCĐ hàng năm của Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Long An

- Xử lý, thống kê, sử dụng phần mềm Exel

- Phương pháp kế thừa, phân tích kết quả nghiên cứu từ các nguồn hiện có

- Phương pháp tính chỉ số WQI để đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông VCĐ

- Phương pháp mô hình toán và công nghệ thông tin

6 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Xác định được các giá trị của chỉ số chất lượng nước

- Lập được mô hình ARIMA cho chỉ số chất lượng nước

- Dự báo, đánh giá chất lượng nước sông VCĐ trong thời gian tới

- Mô phỏng được CLN sông VCĐ thông qua GIS

7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tốt nhiệp gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Giới thiệu chung về tỉnh Long An

- Hiện trạng môi trường nước sông VCĐ

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Giới thiệu về mô hình ARIMA, phần mềm Eview

- Các bước tiến hành mô hình ARIMA cho sông VCĐ

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DỰ BÁO CLN SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

- Kết quả tính toán chỉ số CLN bằng WQI

- Kết quả dự báo mô hình ARIMA

- Mô phỏng CLN thông qua GIS

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1 T ổng quan về điều kiện tự nhiên

1.1.1 V ị trí địa lý tỉnh Long An và sông Vàm Cỏ Đông

Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, phía Đông giáp TP Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp

tỉnh Svayrieng Campuchia với chiều dài đường biên giới là 138 km và có diện tích tự nhiên là 4.492,397 km2có địa hình tương đối bằng phẳng

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành thuộc Thị xã Tây Ninh, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hòa, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quỳ ( Cần Đước – Long An) và hợp

Trang 14

lưu với sông Vàm Cỏ Tây, sau đó theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Sòai Rạp ra biển

Đông

Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270 km Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài

151 km Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Long An dài 145 km theo hướng Tây Bắc –

Đông Nam, nằm từ kinh độ 105030’30” đến kinh độ 106047’02”, vĩ độ từ 0023’40” đến

vĩ độ 110

03’00” Sông Vàm Cỏ Đông có độ rộng trung bình 170 m, nơi hẹp nhất

khoảng 120m, nơi rộng nhất ra cửa Soài Rạp khoảng 200 m.Sông Vàm Cỏ Đông có

diện tích lưu vực là 600 km2 , hệ số uốn khúc là 1.78 và độ dốc lòng sông là 0.4%.Diện

tích lưu vực kín của sông tính đến Gò Dầu hạ khoảng 6000 km2, lưu lượng bình quân

qua nhiều năm là 94 m3

/s, vào mùa kiệt là 10 m3/s, độ sâu trung bình từ 17 – 21 m.Sông Vàm Cỏ Đông được nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang Maeng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào khác Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông còn được nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ,

Rạch Trà và sông Bến Lức

Hình 1.2: Bản đồ sông Vàm Cỏ Đông

Trang 15

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1 Địa hình

Địa hình tỉnh Long An có thể được chia thành ba dạng như sau:

- Khu vực địa hình bậc thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam-Campuchia và ranh

giới với TP.HCM, Tây Ninh, bao gồm các huyện phía Bắc như Đức Hòa, Đức Huệ,

Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, cao độ từ 2,0-3,8m Phổ biến địa hình “gò” hay “giồng”

- Khu vực địa hình đồng bằng ngập lụt thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười gồm các huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Thủ Thừa, phía Nam huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng Cao trình phổ biến thấp hơn 1m, có nơi 0,4-0,5m, thấp nhất là huyện Tân

Thạnh Khu vực này bị ngập lũ trong mùa lũ, là vùng trồng tràm tập trung của tỉnh Long An nói riêng và của ĐTM nói chung

- Khu vực địa hình đồng bằng cửa sông từ phía Bắc quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam của tỉnh, bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Tp.Tân An, phía nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức Khu vực này có địa hình

bằng phẳng, không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao Đây cũng

là khu vực sản xuất nông nghiệp và khu kinh tế trọng điểm của tỉnh

Nói chung, tỉnh Long An có địa hình khá đơn giản, tương đối bằng phẳng, có xu thế

thấp dần từ phía Bắc – Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước, hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém

1.1.2.2 Đặc điểm khí hậu

a Ki ểu khí hậu và nhiệt độ

Long An nói chung và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói riêng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 11,12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình nhiều năm biến động từ 260C đến 27.80C Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất

Trang 16

Lượng mưa trung bình (mm/năm)

Độ ẩm trung bình (%)

Số giờ nắng trung bình (giờ/năm)

C cụ thể: nhiệt độ thấp nhấ 20,10C (19/1) và tại Mộc Hóa

là 200C (19/1) Nhiệt độ cao nhấ 35,50 36,60

Trang 17

b Ch ế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1200 mm đến 1400 mm Mưa giảm dần từ địa phận TP HCM sang phía Tây và Tây Nam của tỉnh

Mùa mưa tại đây chiếm đến 92 – 95% lượng mưa cả năm, chỉ có 5 – 8% lượng mưa

cả năm rơi vào mùa khô Thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô là vào tháng

12 và tháng 04 năm sau và có lượng mưa trung bình từ 30 – 50 mm Lượng mưa các tháng trong mùa mưa biến động từ 150 – 250 mm/tháng Số ngày mưa trong các tháng mùa mưa biến động từ 12 – 18 ngày/tháng Trong mùa mưa thường xảy ra những đợt ít mưa hoặc không mưa liên tục từ 07 đến 12 ngày vào các tháng 07 và 08 hàng năm với lượng mưa < 5mm/ngày Thời gian mưa thực sự biến động từ 156 đến 164 ngày, các tháng 01, 02, 03 trong mùa khô rất ít mưa

• Lượng mưa trung bình các năm (20052009) tại trạm Tân An dao động: 1.485 1.673,5 mm, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 188,5mm Đến giai đoạn 2010-2012, lượng mưa dao động trong khoảng 1350 – 1880 mm

-• Lượng mưa trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Mộc Hoá dao động: 1.417,3-1.944,7mm, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 527,4mm Từ năm 2010 đến nay lượng mưa dao động ở mức 1400 – 1900 mm

c Độ ẩm không khí và độ bốc hơi

• Độ ẩm không khí được thể hiện trong bảng 1.1:

- Độ ẩm không khí trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Tân An dao động: 87,6-88,5%, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 0,9%

- Độ ẩm không khí trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Mộc Hoá dao động: 80,7-82,4%, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 1,7%

Độ ẩm không khí trung bình khu vực Tân An cao hơn khu vực Mộc Hóa khoảng 8% Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào tháng 07 tại trạm Tân An là 94% và thấp nhất xuất

7-hiện vào tháng 03 tại trạm Mộc Hóa là 74%

• Độ bốc hơi:

Trang 18

Là lưu vực có nhiệt độ cao, nắng nhiều lại có gió nên lượng bốc hơi nhìnchung trên toàn vùng lớn Lượng bốc hơi ở Vàm Cỏ Đông khá cao, mức trung bình nhiều năm nay

là 1173 mm

d Ch ế độ gió và bức xạ nhiệt

- Chế độ gió:

Gió trong khu vực phân bố theo hai mùa:

 Mùa khô: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tần suất từ 60 – 70 % ( từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), gió suất phát từ lục địa nên khô và lạnh

 Mùa mưa: Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam với tần xuất 70% từ tháng 05 đến thánh 11) Gió theo hướng từ biển vào nên mang nhiều hơi nước, gây mưa Tốc độ gió trung bình trong các năm vào khoảng 1.5 – 2.5 m/s, mạnh nhất vào tháng 3 ( 2.53 m/s) và nhỏ nhất vào tháng 11 ( 1.5 m/s)

Tuy nhiên tốc độ gió quan trắc được có thể đạt vào khoảng 30 – 40 m/s và xảy ra trong cơn giông và phần lớn các cơn giông xảy ra trong mùa mưa với hướng gió Tây

và Tây Nam

- Bứa xạ nhiệt:

Về mùa khô do lượng bức xạ manh, nhiệt độ cao nên lượng nước tiêu hao do bốc hơi nhiều, do đó làm cho mức độ khô hạn thêm gay gắt Bên cạnh đó, số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm dần trong mùa mưa.Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào tháng

01, 02, 03 trung bình đạt từ 255 giờ trên tháng trở lên.Sang tháng 4 số giờ nắng giảm

dần vì xuất hiện các trận mưa trong kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa.Tháng

có số giờ nắng ít nhất là từ tháng 08 đến tháng 10 vì tại đây có lượng mưa nhiều và mùa mưa kéo dài

e Th ủy triều và xâm nhập mặn

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua

cửa sông Soài Rạp Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14

Trang 19

ngày Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm

Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5- 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng

đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào

nội địa và thời gian cũng dài hơn Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt

Trang 20

Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư Để hạn chế quá trình này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và đầu tư các công trình thủy

lợi, cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung

- Do địa hình thấp và bị tác động mạnh của nguồn nước trong mùa mưa và xâm nhập

mặn trong mùa khô, các vùng trũng nội đồng tại vùng Bến Lức, Đức Huệ và phần lớn vùng đất hạ Cần Đước đều có đặc tính cơ lý đất yếu Căn cứ theo bản đồ thổ nhưỡng và tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Sở KHCN vùng phía Nam chủ yếu là đất bồi tích nhiễm phèn, mặn (55%), chỉ có vùng Đức Hòa là đất phù xa cổ bạc màu (13% )

1.1.3 Tình hình s ử dụng đất

Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An không thay đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2005 trở về trước Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm khoảng 72% so với tổng diện tích đất trên địa bàn tỉnh Long An Tuy nhiên trong các năm trở lại đây, tình hình sử dụng dụng đất tại Long An có nhiều chuyển biến tích cực hơn Trong đó, nhóm đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào nhiều mục đích khác nhau như sử dụng cho các loại hình dịch vụ, xây dựng các KCN, nuôi trồng thủy sản

Trang 21

Nguồn: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường Long An năm 2000 – 2005

Đến thời điểm 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Long An là 449.228,16ha, trong đó diện tích đất sử dụng vào các mục đích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là 448.725,83ha, chiếm 99,89% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất chưa sử dụng là 502,33ha, chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 có chênh lệch so với năm 2005, cụ thể được nêu

trong bảng 1.4 về tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010

Nhóm đất nông nghiệp năm 2010 có diện tích giảm so với năm 2005, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đều tăng, diện tích giảm chủ yếu là do diện tích đất lâm nghiệp giảm, bao gồm diện tích đất rừng

Trang 22

sản xuất giảm, nhưng diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tăng

Nhóm đất phi nông nghiệp năm 2010 có diện tích tăng so với năm 2005 Nhóm đất chưa sử dụng năm 2010 có diện tích giảm so với năm 2005

Bảng 1.4: Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010

Hạng mục 2005 (ha) 2010 (ha) Biến động (ha)

Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 449.380,61 449.228,16 -152,45

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 192,63 232,97 40,34

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.055,12 1.087,60 32,48

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

14.256,11 18.981,40 4.725,29

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 124,68 217,29 92,61

3 Đất chưa sử dụng 3.309,60 502,33 -2.807,27

Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Long An năm 2010

Đến năm 2011, đất nông nghiệp toàn tỉnh là 309,2 ha có xu hướng giảm so với các năm trước;đất lâm nghiệp là 43,9 ha, đất chuyên dùng là 43,2 ha, đất ở là 32,9 hađều tăng lên đáng kể

Trang 23

1.1.4 Tình hình c ấp nước

a C ấp nước cho sinh hoạt

Khả năng cấp nước sạch đã không thể đáp ứng nhu cầu người dân trong tỉnh.Tổng công suất cấp nước hiện chỉ đạt 57.616 m3/ngày Với dân số 1,4triệu người, mỗi người chỉ có khoảng 40 lít nước sử dụng mỗi ngày Điều đó chỉ ra rằng việc cấp nước sạch hiện nay là một nhu cầu cấp bách Chỉ có 52% dân số tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch Tỉ lệ này cũng rất khác nhau giữa các huyện và thị xã Ở hầu hết các huyện, chỉ

có khoảng 20% đến 60% dân số được sử dụng nước sạch Việc cấp nước sạch chủ yếu được triển khai phát triển tại khu vực đô thị và khu đông dân cư.Ở những vùng nông thôn khác thì người dân vẫn thường phải sử dụng nước giếng, nước mưa và nước mặt trong sinh hoạt hàng ngày, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người

Nguồn nước chính là nước ngầm Trữ lượng là 4.220.705 m3/ngày, cao hơn 89 lần

so với khả năng cấp nước hiện nay Tuy nhiên, việc sử dụng nước ngầm có thể không

an toàn và gây ra hiện tượng sạt lở đất trên diện rộng Nguồn nước mặt hiện nay rất nhiều nhưng chịu ảnh hưởng của cơ chế bán nhật triều trong ngày và nguồn nước cũng

bị nhiễm mặn vào mùa khô và phèn chua vào mùa lũ Vì vậy việc sử dụng nguồn nước mặt cũng hết sức khó khăn

Hệ thống cấp nước ở tỉnh Long An có thể chia thành 2 khu vực:

- Vùng phát triển kinh tế trọng điểm tỉnh Long An: 6 hệ thống cấp nước, công suất 37.000 m3/ngày

- Khu vực nằm bên ngoài vùng phát triển kinh tế trọng điểm: 10 hệ thống cấp nước, công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại những khu vực này

Hệ thống cấp nước chưa phát triển và chưa được kết nối đến tất cả các huyện và khu vực dân cư.Hệ thống còn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm Việc phát triển những nhà máy xử lý nước quy mô lớn còn khó khăn do dân cư phân bố rải rác, không đều

Trang 24

trên địa bàn tỉnh

b C ấp nước cho công nghiệp

Nhu cầu nước cho sản xuất đang ngày một tăng do sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp Quy mô hoạt động ngày một mở rộng khiến cho nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo Việc cấp nước cho sản xuất cũng lấy từ nguồn nước ngầm.Về lâu dài, việc lấy nguồn nước ngầm sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Đến năm 2008 Long An có 10.013 cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động, nhu cầu dùng nước của các cơ sở này chưa được thống kê đầy đủ nhưng có thể nói là rất lớn Nước cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu do các chủ đầu tư tự khai thác từ nguồn nước ngầm, đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất trước mắt Tuy nhiên, về lâu dài việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường và có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước

1.1.5 Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải

Cho đến nay, trên toàn địa bàn tỉnh Long An mới chỉ có một phần của thành phố Tân An có hệ thống thoát nước tương đối tốt (ở các khu vực trung tâm thành phố), tuy nhiên hệ thống này đã được xây dựng từ khá lâu và được bổ sung, chắp vá theo thời gian, đến nay cũng đã bị hư hỏng, xuống cấp nhiều (hiện tại không còn tài liệu nào thể hiện đầy đủ hiện trạng mạng lưới cống ngầm thoát nước ở thành phố Tân An) Hệ thống thoát nước này phần lớn là cống ngầm, thoát chung cho cả nước mưa và nước thải đô thị Toàn bộ lượng nước thải đô thị hiện tại đều chưa được thu gom xử lý tập trung (một số ít nguồn thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại) mà được thoát ra các sông, kênh rạch gần nhất theo địa hình tự chảy qua hệ thống miệng cống, cửa xả ven sông rạch

Ở các huyện còn lại, hệ thống thoát nước nói chung còn rất hạn chế, chỉ có một số ít thị trấn có hệ thống thoát nước nhưng rất manh mún, phạm vi phục vụ rất hạn chế Các khu dân cư vượt lũ mới hình thành gần đây mặc dù có đầu tư hạ tầng cấp thoát nước nhưng còn rất nhiều vấn đề phát sinh phải giải quyết Tất cả các hệ thống đó cũng đều

Trang 25

là hệ thống thoát chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, thoát trực tiếp ra sông rạch mà không hề có bất kỳ biện pháp xử lý nào

Phần lớn các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải.Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh chỉ qua hệ thống lắng lọc và bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thải vào môi trường bên ngoài Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An chỉ có Trung tâm lao và bệnh phổi Long An, bệnh viện đa khoa Long An mới trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép

Phần lớn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An chưa xây dựng xong cơ sở

hạ tầng, hệ thống XLNT tập trung chưa được xây dựng Các nhà máy, xí nghiệp tự xây dựng hệ thống XLNT riêng Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải khá tốt, vẫn còn nhiều đơn vị chưa đầu tư công trình xử lý hoặc

đã có nhưng không vận hành tốt, do đó đã gây ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực

1.2 Hi ện trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Dân s ố

Theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số tỉnh Long An có 1.449.660 người với mật

độ dân số trung bình là 323 người/km2 (thuộc loại thấp trong khu vực ĐBSCL) Tốc

độ tăng dân số chung bình quân hàng năm của giai đoạn 2001–2005 là 1,25% và giai đoạn 2006–2008 là 0,75% Dân số thành thị tăng ngày càng nhanh, đạt tốc độ bình quân 1,64% trong giai đoạn 2001–2005 và tăng lên 2,37% trong giai đoạn 2006–2008

Cá biệt năm 2007 tốc độ tăng dân số thành thị lên đến 5,84% trong khi khu vực nông thôn giảm 0,25%, có thể là do phong trào di dân từ khu vực nông thôn ra ngoại thành Tuy nhiên đến năm 2008, tỷ lệ dân số thành thị toàn tỉnh chỉ mới đạt mức 17,35%, khá thấp so với mức bình quân cả nước hiện nay khoảng 25% Đến năm 2012 số dân thành

thị đã là 258 nghìn người đạt 17,79% Về cơ cấu giới của dân cư: năm 2008, tỷ lệ nữ chiếm 50,83% và nam giới chiếm 49,17%, tương đối cân xứng

Dân số sống dọc hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông thuộc ba huyện: Tân Trụ, Châu Thành,

Cần Đước với tổng diện tích là 449.8 km2 Trong đó , huyện Tân Trụ là 101.9 km2 với

Trang 26

11 xã, mật độ dân số là 626 người/km2

Huyện Châu Thành có diện tích 145.7 km2

,

với 13 xã và mật độ dân số là 700 người/km2

Huyện Cần Dước có diện tích 202.2 km2

với 17 xã và mật độ dân số là 774 người/km2

.Mật độ dân số của các huyện khác tính đến năm 2007 được cho trong hình 1.3

Hình 1.3: Mật độ dân số phân chia theo địa bàn của tỉnh Long An - 2007

1.2.2 Phát tri ển công nghiệp

a L ịch sử phát triển công nghiệp

Cơ sở công nghiệp đầu tiên của tỉnh Long An là nhà máy đường Hiệp Hòa, được xây dựng từ năm 1927 Trước năm 1975, công nghiệp không phát triển.Một số cơ sở

dệt vải, xay sát lúa gạo, lò đường thủ công, chế biến nước mắm, cưa sẻ gỗ, lò gạch…

hoạt dộng với quy mô tiểu thủ công nghiệp, gia đình Một số ngành nghề thủ công

Trang 27

được hình thành ở vùng nông thôn như chạm gỗ, sản xuất công cụ cầm tay, làm bún, bánh tráng, dệt chiếu…hình thành nhưng xóm nghề với trình độ đơn giản

Sau năm 1975, trong điều kiện có nhiều khó khăn, công nghiệp tỉnh Long An đã từng bước phát triển, tiếp cận với nền công nghiệp thế giới Trong thời kỳ này, nhiều

cơ sở sản xuất ngừng sản xuất hoặc giải thể hoặc sát nhập Một số cơ sở năng động, bám sát thị trường, thay dổi mặt bằng kinh doanh nên còn đứng vững được Thời kỳ

1991 – 1995, sản xuất công nghiệp liên tục giảm, đến năm 1995 mới vượt lên đạt giá trị tổng sản lượng 263,8 tỷ đồng, tăng 26.7% so với năm 1994, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp trong 5 năm 1991 – 1994 ở mức 4.5%

Cuối năm 1995 đầu năm 1996, nhiều cơ sở sản xuất từ TP.Hồ Chí Minh chuyển về Long An, đầu tư mới trong nước cũng như đầu tư nước ngoài đều tăng, mở ra những cơ

hội phát triển công nghiệp của tỉnh

Từ cuối năm 2001, bắt đầu có sự phát triển của các KCN

- Năm 2001, các KCN của Long An có 12 doanh nghiệp

- Năm 2002, có thêm 4 dự án được cấp phép, nâng tổng số doanh nghiệp lên 16 Tính đến 31/01/2005, tổng số dự án đấu tư vào KCN là 48 doanh nghiệp Trong đó

có 30 dự án đầu tư nước ngoài và 18 doanh nghiệp đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký tương ứng là 239.3 triệu USD và 424.4 tỷ đồng Diện tích đất đã cho thuê là 183.9 ha

b Hi ện trạng phát triển công nghiệp

Trong thời kỳ 1996 – 2006, số lượng cơ sở công nghiệp, TTCN tương đối ổn định, mưc tăng giảm không đáng kể Nếu xét về số cơ sở sản xuất cho từng ngành thì hai ngành có số cơ sở sản xuất chiểm tỷ trọng nhiều hơn cả là ngành sản xuất thực phẩm,

đố uống (chiếm 30 – 35%) và ngành sản xuất đồ gỗ, lâm sản (chiếm khoảng 30 – 40%) Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử có số cơ

sở tăng vọt trong mấy năm trờ về đây Nếu phân loại số cơ sở sản xuất theo thành phần kinh tế, có thể thấy rằng số cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần cá thể chiếm

Trang 28

phần lớn về số lượng Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chưa nhiều nhưng

có xu hướng ngày càng một tăng lên trong địa bàn.Đến cuối năm 2005, 22 KCN tập trung trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 58 dự án đầu tư Trong đó có 38 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư là 276.2 triệu USD và 22 dự án đầu tư trong nước với tổng

vốn đầu tư gần 626.29 tỷ đồng đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.000 lao động Ban quản lý các KCN Long An cho biết: tính đến cuối năm 2012, tỉnh Long An có

35 KCN trong đó có 22 KCN đang hoạt động, đang đầu tư xây dựng 7 KCN, và đang hoàn tất thủ tục 6 KCN

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN đến thời điểm tháng 9/2012 tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn Long An được UBND quy hoạch là 10163,24 ha Trong đó:

- Các KCN tập trung đã được thủ tướng chính phủ cho phép thành lập là: 1.1269,7ha

- Các KCN được ghi vào KCN Việt Nam là 2.213,65 ha

- Các KCN tập trung do tỉnh thành lập theo NĐ 36/CP là: 3.665,56 ha

- Các KCN đã quy hoạch nhưng chưa có nhà đầu tư hạ tầng: 525,16 ha

- Các cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư hạ tầng : 603.3 ha

Theo kết quả tính toán 9 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh hiện có 35 khu công nghiệp, trong đó có 22 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích trên5.753ha Ngoài ra, tỉnh còn có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch là 4.428,24ha, trong đó có

9 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 723,73ha

1.2.3 H ệ thống công trình y tế

Hiện nay toàn tỉnh có 201 cơ sở y tế, trong đó có 16 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 179 trạm y tế xã phường Toàn tỉnh hiện có 2054 giường bệnh, 1460 giường thuộc bệnh viện, 75 giường bệnh thuộc phòng khám đa khoa khu vực, 519 giường thuộc các trạm y tế xã phường

Tổng số cán bộ y tế của toàn tỉnh là 2624 người, trong đó ngành y tế 2350 người, ngành dược 274 người Số bác sĩ và trên đại học 555 người, y sỹ và kỹ thuật viên 927

Trang 29

người, y tá và hộ lý 868 người Số dược sỹ cao cấp 56 người, trung cấp dược 85 người, dược tá 113 người

Hệ thống y tế của các huyện cụ thể như sau:

- Huyện Cần Đước có 1 bệnh viện với 70 giường bệnh , 01 phòng khám khu vực với

20 giường bệnh và 17 trạm y tế xã phường với 46 giường bệnh

- Huyện Châu Thành có 0 bệnh viện với 40 giường bệnh , 13 trạm y tế xã phường với

- Huyện Đức hòa có 01 bệnh viện với 130 giường bệnh, 20 trạm y tế xã phường với

51 giường bệnh, có 01 phòng khám khu vực với 10 giường bệnh

- Huyện Bến Lức có 01 bệnh viện với 71 giường bệnh, 15 trạm y tế xã phường với

43 giường bệnh, có một phòng khám khu vực với 15 giường bệnh

Nhìn chung, hệ thống công trình y tế đang được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được nâng cao Tuy nhiên còn một số cơ sở tuyến huyện có trang thiết bị còn lạc hậu, cơ sở vật chất chưa đồng bộ.Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là công tác quản lý thức ăn đường phố là vấn đề cần giải quyết

1.2.4 H ệ thống công trình giáo dục – đào tạo

Hệ thống mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học của tỉnh đang được củng cố

và mở rộng theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa Hiện tại đối với hệ phổ thông toàn tỉnh có 385 trường công lập, 11 trường bán công và 1 trường dân lập với tổng số 10.900 giáo viên và 37.715 học sinh Tỷ lệ phường đạt phổ cập trung học cơ sở là 60%, 100% xã đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Ngoài

ra tỉnh còn có một số trường cao đẳng sư phạm, nơi cung cấp nhân lực cho ngành giáo

Trang 30

dục ( khoảng 400 giáo viên/năm) để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

Hệ thống giáo dục tỉnh Long An đang trong đà phát triển với hệ thống trường tiêu biểu như sau:

 Hệ thống trường Đại học:

Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Trường Đại học Tân Tạo

 Hệ thống trường Cao đẳng:

Trường Cao đẳng nghề Long An( trường công lập)

Trường Cao đẳng Sư phạm Long An (trường công lập)

Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec ( trường tư thục)

 Trung Cấp:

Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An

Trường Trung cấp Y tế Long An

Trường Trung cấp Phật học Long An

Ngoài ra, Long An còn có xây dựng thêm rất nhiều trường trung học phổ thông, cơ

sở, tiểu học và rất nhiều trường mầm non trong địa bàng toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu

cầu về giáo dục cho người dân

1.2.5 Giao thông, du l ịch trên địa bàn tỉnh

1.2.5.1 Giao thông v ận tải

Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy

Các tuyến quốc lộ như quốc lộ 1A với 30km chiều dài, quốc lộ 62, quốc lộ 50, quốc

lộ N1, tuyến N2, đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An

Trang 31

phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm

Cỏ Đông Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa đi từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh

Mạng lưới đường bộ nối với khu vực đông bắc (VKTTĐPN) và tây nam (ĐBSCL) chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu hiện nay, cả về năng lực và chất lượng dịch vụ Tình

trạng Quốc lộ 1A hiện nay rất kém, thường xảy ra tắc nghẽn ở nhiều nơi, đặc biệt là khi

xảy ra lũ lụt hoặc có tai nạn giao thông xảy ra Nhiều tuyếnđườngkhác trong vùng cũng trong tình trạng tương tự gây ảnh hưởng nghiêm trọng khiến việc kết nối tới TpHCM và các trung tâm tăng trưởng khác trong vùng không ổn định và tốn nhiều

thời gian

Giao thông thủy nội địa tại vùng ĐBSCL dựa trên hai hệ thống sông chính là sông

Cửu Long và sông Đồng Nai, có chiều rộng tối thiểu 30- 100m và độ sâu tối thiểu 2,5 - 4,0m Tại một số nơi độ sâu có thể đạt tới 6m Điều kiện dòng chảy phụ thuộc vào thủy triều nhưng không có nhiều đoạn sông, tần suất nạo vét nhìn chung thấp Tuy nhiên luồng tàu bị hạn chế bởi có nhiều cầu và khoảng tĩnh không hẹp

1.2.5.2 Du l ịch

Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm Đáng chú

Trang 32

ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc

biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có

40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác Tính chung, Long

An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Sau khi Pháp chiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới

là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân

An

Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới

sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung

Trực đánh các đồn bốt của người Pháp Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lễ hội cũng là một tài nguyên du lịch nhân văn bởi vì khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao Long An có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được

thể hiện qua các lễ hội như lễ Kỳ Yên (cầu yên) vào dịp đầu năm, lễ cầu mưa, lễ tống phong được tổ chức khá phổ biến vào ngày 6 tháng 3 âm lịch ở các địa phương của tỉnh như ở xã Tân Phước Tây (Tân Trụ) và Bình Lập (Tân An) Những loại hình lễ hội này

sẽ thu hút được nhiều du khách du lịch nếu biết tổ chức phục vụ du lịch kết hợp với

những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật

Trang 33

: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, suy thoái tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên nước dưới đất và nhiều vấn đề môi trường vi mô khác

Để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tỉnh Long An, cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác quy hoạch và quản lý môi trường Muốn làm tốt công tác đó, cần thiết phải có những thông tin và số liệu tốt về hiện trạng cũng như xu thế diễn biến môi trường tự nhiên của tỉnh dựa trên các kết quả quan trắc và mô hình hóa môi trường nước mặt, nước dưới đất và không khí

Thực tế trong thời gian qua, tỉnh Long An cũng đã triển khai công tác quan trắc môi trường hàng năm dưới sự điều phối chung của Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên

do những hạn chế về nhiều mặt (nhất là trang thiết bị và con người) nên công tác quan trắc môi trường của tỉnh nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong cả các khâu: quan trắc (đặc biệt là phân tích các thông số vi lượng), lưu trữ và xử lý số liệu quan trắc, kết hợp số liệu quan trắc với việc mô hình hóa để dự báo diễn biến môi trường Bên cạnh

đó, mạng lưới quan trắc môi trường hiện tại của tỉnh chưa được bố trí thực sự khoa học

và đồng bộ, số điểm quan trắc còn ít, tần suất quan trắc còn thưa và chủ yếu mới tiến hành quan trắc các thông số cơ bản

Trang 34

1.3 Hi ện trạng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông

Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông chủ yếu bị ảnh hưởng từ các nguồn thải của các nhà máy, giá trị các thông số tại các cống thải luôn cao hơn các vị trí khác, càng cách xa khu vực cống xả của các nhà máy thì chất lượng nước càng tốt hơn

Hiện trạng môi trường nước sông VCĐ được đánh giá trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, cụ thể với các thông số như sau:

a Thông số pH:

Thông số pH có giá trị từ 4,0 đến 6,9 phần lớn dao động từ 4 đến 6, hầu hết đều thấp hơn giới hạn dưới của QCVN 08: 2008/BTNMT- cột A2 (pH: 6,0- 8,5) cho thấy nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông có tính axit và bị nhiễm phèn nhẹ

Hình 1.4:Biểu đồ pH sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

b Oxy hoà tan DO, mg/l

Giá trị DO trên sông Vàm Cỏ Đông dao động trong khoảng từ 1,9 – 3,6 mgO2/l, hầu

hết các giá trị đo được chưa đạt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (giá trị giới hạn 5 mgO2/l )

Giá trị DO năm 2010 trên các vị trí nhìn chung cao hơn so với các năm trước cho

thấy nước sông Vàm Cỏ Đông đang ngày càng có khuynh hướng cải thiện ô nhiễm đối

với thông số DO Nồng độ DO cũng có khuynh hướng tăng dần từ phía thượng nguồn

Trang 35

đến hạ nguồn, thể hiện nước sông Vàm Cỏ Đông tuy chịu ảnh hưởng nguồn thải hai bên bờ nhưng sông có khả năng tự làm sạch tương đối tốt nên DO tăng cao phía hạ nguồn

Hình 1.5: Biểu đồ DO sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

c Ch ất rắn lơ lững SS, mg/l

Hình 1.6: Biểu đồ SS sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

Giá trị SS dao động từ 8- 108 mg/l, nhìn chung đạt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn A2, có một vài vị trí vượt từ 1- 2 lần Giá trị năm 2009,

2010 nhìn chung cao hơn so với các năm khác Tại vị trí phà Tân Phước Tây, giá trị

SS luôn cao hơn những vị trí khác do ảnh hưởng hoạt động giao thông thủy và việc tập

Trang 36

trung nhiều nhà máy sản xuất sủ dụng nguyên liệu từ bã mía, vỏ trấu, … tại khu vực này nên nồng độ SS cao hơn những vị trí khác từ 3 – 6 lần Giá trị SS có xu hướng

giảm dần trong các năm trở lại đây ngoại từ một vài điểm quan trắc hạ nguồn

d Nhu c ầu oxy sinh học BOD 5 , mg/l

Hình 1.7:Biểu đồ BOD5 sông Vàm Cỏ Đông Ngu ồn: TTQT &DVKTMT

Giá trị BOD5 dao động từ 2- 15 mg/l, năm 2006, 2007 và năm 2010 nhìn chung đạt giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn A2, tuy nhiên, năm

2008 tăng cao và khu vực từ giáp ranh Long An- Tây Ninh đến cầu Đức Huệ có nồng

độ BOD5 năm 2008 vượt giới hạn A2 từ 1-2 lần Năm 2009 và năm 2010 nồng độ BOD5 có giảm so với năm 2008 tuy nhiên vẫn cao hơn so với những năm trước

e Nhu c ầu oxy hoá học COD, mg/l

Hình 1.8:Biểu đồ COD sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

BOD 5 Sông Vàm Cỏ Đông

COD Sông Vàm Cỏ Đông

Trang 37

Diễn biến nồng độ COD trên các vị trí có tính chất tương đương với thông số BOD5

vì theo quy luật tự nhiên, trong nguồn nước mặt thì 2 thông số này biến đổi tỷ lệ thuận

với nhau Theo số liệu quan trắc từ 2001 – 2005 thì chỉ có 5/12 vị trí có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn nhưng đến năm 2010 thì có tới 11/12 vị trí vượt tiêu chuẩn, như vậy

chất lượng nước sông đang ngày càng suy giảm đáng kể

f Các thông s ố khác:

Các thông số như amoni, nitrit, sắt … đều vượt quy chuẩn cho phép từ 2-3 lần mặc

dù đã có sự giảm bớt tại mỗi trạm quan trắc qua các năm:

Hình 1.9:Biểu đồAmoni sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

Hình 1.10: Biểu đồ Nitrit sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &DVKTMT

Amoni Sông Vàm Cỏ Đông

Nitrit Sông Vàm Cỏ Đông

Trang 38

Hình 1.11: Biểu đồ Sắt sông Vàm Cỏ Đông Ngu ồn: TTQT &DVKTMT

K ết luận:Nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

làm cho chất lượng nước không ổn định như hoạt động sản xuất của các nhà máy, khu dân cư tập trung, các hộ dân sống rải rác ven sông, hoạt động tháo chua rửa phèn trong

sản xuất nông nghiệp Các thông số ô nhiễm chính như pH, DO, COD, BOD5, amoniac đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn A2 từ 1-2 lần, ngoại trừ thông số amoni vượt từ 1- 20 lần Mặc dù vượt quy chuẩn nhiều lần nhưng kết quả quan trắc từ năm 2006- 2010 cho thấy chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông có chiều hướng giảm thiểu ô nhiễm, các giá trị năm 2010 nhìn chung thấp hơn những năm trước

đó và đạt quy chuẩn cho phép mặc dù còn một vài thông số chưa đạt quy chuẩn cho phép như pH, DO, sắt và vượt nhiều nhất tại vị trí quan trắc phà Tân Phước Tây Đây

là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng tự làm sạch của sông và sự tuân thủ luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh đã được nâng cao rõ rệt.Điều này đóng vai trò rất tích cực trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước mặt vào các mục đích khác nhau của tỉnh Long An

1.4 Hi ện trạng công tác QLMT nước

1.4.1 V ề cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ

Thực hiện Luật bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Long An đã

từng bước được được hoàn thiện Việc phân cấp quản lý môi trường được triển khai

Trang 39

một cách đồng bộ mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý, đưa công tác quản lý môi trường từ tỉnh, huyện, xã đi vào nề nếp, giải quyết kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở địa phương

UBND các huyện, thành phố đã ban hành quy định hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc địa bàn huyện, thành phố theo thẩm quyền phân cấp của Luật BVMT Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện,thành phố được thành lập có chức năng, nhiệm vụ về quản lý môi trường và bố trí từ 1-3 biên chế chuyên trách về môi trường, đa số có trình độ từ trung cấp trở lên Công an tỉnh đã thành lập phòng Cảnh sát môi trường với biên chế 17 người có

chức năng thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, phòng ngừa đấu tranh chống

tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Thực hiện Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND tỉnh Long Anvề việc ban hành thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, Ban quản lý các KCN tỉnh Long An đã thành lập phòng quản lý môi trường có chức năng quản lý môi trường trong các KCN với biên chế4 người, trong đó có 2 người có trình độ đại học chuyên ngành môi trường Chi cục BVMT trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Long An được thành

lập vào tháng 8/2009 trên cơ sở Phòng môi trường với biên chế 15 người Đến tháng 3/2010 Chi cục BVMT đã có 12 người có trình độ đại học và trên đại học

Trung tâm Quan trắc & Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Sở Tài Nguyên & Môi Trường có chức năng thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường

và các hoạt động dịch vụ về môi trường với tổng số cán bộ, viên chức là 16 người có trình độ từ trung cấp đến đại học và trên đại học

1.4.2 Đánh giá công tác quản lý môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông

Trong giai đoạn 2006-2010, công tác bảo vệ môi trường tỉnh Long An đã có nhiều chuyển biến tích cực Hệ thống chính sách, cơ chế từng bước được hoàn thiện cùng với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 sửa đổi phục vụ tốt cho công tác bảo vệ môi trường

Trang 40

Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân được nâng lên, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường được quan tâm phân

bổ.Mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường từng bước được cải thiện.Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân và đảm

bảo mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội bền vững

1.4.3 Phân tích nh ững hạn chế, tồn tại Đề xuất biện pháp khắc phục

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước nhưng việc quản lý này còn gặp một số bất cập

cần khắc phục trong thời gian tới

- Công tác quản lý môi trường ở các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng

mức về vấn đề rác thải, nước thải, xử lý ô nhiễm không khí

- Thiếu các biện pháp quản lý môi trường đúng mức ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên nước nói riêng triển khai chưa đạt được hiệu quả cao

- Thiếu các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và y tế

Biện pháp đề xuất nhằm khắc phục tình trạng trên:

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường đối với các nhà máy, khu- cụm công nghiệp, khu dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc biệt lưu ý các công ty có nước thải trực tiếp ra sông Vàm Cỏ Đông để có biện pháp xử lý

- Tiến hành xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho các khu dân cư, chợ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư để người dân ý

thức được vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt rác xuống kênh rạch, sử dụng nhà vệ sinh không đạt yêu cầu và sử

dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý hơn tránh gây ô nhiễm nguồn nước

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Bùi Dương Hải, Hướng dẫn thực hành Eviews, Khoa toán kinh tế - Đại học kinh t ế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành Eviews
[5] Nguy ễn Ngọc Thiệp, M ột số phương pháp khai thác dữ liệu quan hệ trong tài chính và chứng khoán, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp khai thác dữ liệu quan hệ trong tài chính và chứng khoán
[6] Phùng Thanh Bình, H ướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 [7] S ở Tài nguyên môi trường tỉnh Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1
[9] Đại học nông nghiệp Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2012: Xây dựng mô hình ARIMA cho dự báo khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tập 10, số 364-370.Tài li ệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình ARIMA cho dự báo khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tập 10, số 364-370
[1] Cao Hao Thi – Pham Phu – Pham Ngoc Thuy school of Industrial Management HoChiMinh City University of Technology,Application of arima model for testing “serial ependence” of stock prices at the hsec Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of arima model for testing “serial ependence
[1] B ộ Tài Nguyên Môi Trường - Tổng cục Môi trường, P hương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) áp dụng cho các lưu vực sông VIệt Nam Khác
[3] Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2011 – 2013, Kinh t ế lượng cơ sở Khác
[4] Đại học Đà Nẵng,tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần th ứ 7 năm 2010, Ứng dụng mô hình arima để dự báo VNIndex Khác
[8] Trung tâm quan tr ắc và dịch vụ kỹ thuật môi trường Long An Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:  Bản đồ hành chính tỉnh Long An Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so  với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành thuộc Thị xã Tây Ninh,  Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo h - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Long An Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành thuộc Thị xã Tây Ninh, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo h (Trang 13)
Hình 1.2: B ản đồ sông Vàm Cỏ Đông - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.2 B ản đồ sông Vàm Cỏ Đông (Trang 14)
Bảng 1.1: Thay đổi thời tiết khí hậu tỉnh Long An từ năm 2005-2009 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 1.1 Thay đổi thời tiết khí hậu tỉnh Long An từ năm 2005-2009 (Trang 16)
Bảng 1.4: Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 1.4 Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010 (Trang 22)
Hình 1.3: M ật độ dân số phân chia theo địa bàn của tỉnh Long An - 2007 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.3 M ật độ dân số phân chia theo địa bàn của tỉnh Long An - 2007 (Trang 26)
Hình 1.4:Biểu đồ pH sông Vàm Cỏ Đông  Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.4 Biểu đồ pH sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 34)
Hình 1.6: Bi ểu đồ SS sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.6 Bi ểu đồ SS sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 35)
Hình 1.5: Biểu đồ DO sông Vàm Cỏ Đông  Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.5 Biểu đồ DO sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 35)
Hình 1.8: Biểu đồ COD sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.8 Biểu đồ COD sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 36)
Hình 1.9:Bi ểu đồAmoni sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.9 Bi ểu đồAmoni sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 37)
Hình 1.10: Bi ểu đồ Nitrit sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.10 Bi ểu đồ Nitrit sông Vàm Cỏ Đông Nguồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 37)
Hình 1.11: Bi ểu đồ Sắt sông Vàm Cỏ Đông Ngu ồn: TTQT &amp;DVKTMT - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 1.11 Bi ểu đồ Sắt sông Vàm Cỏ Đông Ngu ồn: TTQT &amp;DVKTMT (Trang 38)
Hình 2.1: Giao di ện làm việc của  Eviews - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 2.1 Giao di ện làm việc của Eviews (Trang 50)
Bảng 3.2:B ảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO %  bão hòa - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.2 B ảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa (Trang 57)
Hình 3.1: Bi ểu đồ phân bố các điểm quan trắc trên sông VCĐ - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 3.1 Bi ểu đồ phân bố các điểm quan trắc trên sông VCĐ (Trang 60)
Bảng 3.6: B ảng giá trị quan trắctại vị trí số 1và số 2 năm 2006 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.6 B ảng giá trị quan trắctại vị trí số 1và số 2 năm 2006 (Trang 61)
Bảng 3.7: Giá tr ị WQI thông số quý 1 và 2 năm 2006 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.7 Giá tr ị WQI thông số quý 1 và 2 năm 2006 (Trang 62)
Hình 3.1:  Biểu đồdiễn biến chỉ số WQI từ quý 01/2006 đến quý 04/2012 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 3.1 Biểu đồdiễn biến chỉ số WQI từ quý 01/2006 đến quý 04/2012 (Trang 65)
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo xu thế và tính chặn - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.10 Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo xu thế và tính chặn (Trang 67)
Bảng 3.11:Giá tr ị tương quan của chuỗi WQI - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.11 Giá tr ị tương quan của chuỗi WQI (Trang 68)
Bảng 3.13: Thông s ố ước lượng các mô hình ARIMA khác nhau - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.13 Thông s ố ước lượng các mô hình ARIMA khác nhau (Trang 71)
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định phần dư chuỗi WQI - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định phần dư chuỗi WQI (Trang 72)
Bảng 3.15: Kết quả dự báo WQI năm 2013 - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.15 Kết quả dự báo WQI năm 2013 (Trang 73)
Hình 3.2: Bi ểu đồ tương quan chuỗi WQI - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 3.2 Bi ểu đồ tương quan chuỗi WQI (Trang 76)
Bảng 3.17:Giá  trị ước lượng các mô hình: - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Bảng 3.17 Giá trị ước lượng các mô hình: (Trang 77)
Hình 3.3:Ki ểm định mô hình ARIMA(1, 0, 1) - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 3.3 Ki ểm định mô hình ARIMA(1, 0, 1) (Trang 78)
Hình 3.4: Kết quả dự báo của mô hình - ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an
Hình 3.4 Kết quả dự báo của mô hình (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w