HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
109
ỨNG DỤNGMÔHÌNHSWAT ĐÁNH GIÁCHẤTLƯỢNGNƯỚC
LƯU VỰCSÔNGSRÊPÔK-TỈNHĐẮKLẮK
(APPLICATION OF SWAT MODEL FOR ASSESSING WATER QUALITY IN SREPOK
WATERSHED, DAKLAK PROVINCE, VIETNAM)
Nguyễn Duy Liêm, Lê Hoàng Tú, Đoàn Minh Thành, Nguyễn Kim Lợi
Bộ môn Thông tin Địa lý Ứngdụng – Khoa Môi trường & Tài nguyên
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Email: nguyenduy1133@gmail.com
Abstract: Nowaday, one of the urgent issues in water resources management in Srepok river
basin is environmental degradation, including water pollution and deforestation. Therefore, this
study evaluated water quality in upstream Srepok watershed which locates in DakLak and Dak
Nong provinces in both 2004 and 2005 by using the SWAT model. Data required for this study
were compiled from different sources, including DEM data that extracted from SRTM (Shuttle
Radar Topographic Mission) data, land use was obtained from GLCC (Global Land Cover
Chacterization) database, soil map was obtained from the global soil map of the FAO Global,
weather input data was obtained from the Department of Natural Resources and Environment
of Dak Lak. Five water quality parameters from the simulation in SWAT were assessed,
including DO, NH
+
4
, NO
-
2
, NO
-
3
, PO
3-
4
. By comparing the above parameters with National
Technical Standards for surface water quality (QCVN 08:2008 / MONRE), indicating that
water quality in five major rivers flowing through Buon Ma Thuot city (Dak Lak) were heavily
contaminated, water sources is suitable for transportation purposes or other purposes requiring
low water quality.
Keywords: SWAT, Srepok river basin, DakLak province.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài nguyên nước là nhân tố không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng
kinh tế bền vững trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác ở lưuvựcsông
Srêpôk (Geoff Wright et al., 2006). Một trong những vấn đề cấp thiết trong quản lý tài
nguyên nước tại lưuvựcsôngSrêpôk là sự suy thoái môi trường bao gồm ô nhiễm nướcsông
và tình trạng phá rừ
ng tại các lưu vực. Từ đầu năm 2010 đến nay, nướcsôngSrêpôk đã có ba
lần bị ô nhiễm nặng, làm cho nguồn thủy sản bị hủy diệt nhiều, ảnh hưởng đến việc đánh bắt
cá tự nhiên và việc nuôi cá lồng bè trên sông. Không ít người dân làm nghề đánh bắt cá đã
phải chuyển sang làm nghề khác (Cục Quản lý Tài nguyên Nước, 2010).
Để giải quyết vấn đề trên, trước tiên cần tiến hành đánhgiáchấtlượngnướclưuvực
sông Srêpôk. MôhìnhSWAT được chứng minh là rất thành công trong đánhgiáchấtlượng
nước lưuvực (Manoj Jha, 2009). Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Ứng dụngmôhìnhSWAT
đánh giá đất và nước tại lưuvựcsôngSrêpôk-tỉnhĐắk Lắk” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánhgiáchấtlượngnướclưuvựcsông Srêpôk, thông qua
mô hình SWAT. Chi tiết mục tiêu nghiên cứu như
sau:
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
110
- Thiết lập, chạy môhìnhSWAT cho lưuvực Srêpôk.
- So sánh, đánh giá các thông số chấtlượngnước lưu vực (oxi hòa tan DO, amoni NH
+
4
,
nitrit NO
-
2
, nitrat NO
-
3
, phosphat PO
3-
4
) với Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc gia về Chấtlượngnước
mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.
Đề tài giới hạn phạm vi không gian là phần thượng nguồn lưuvựcsông Srêpôk, đoạn
thuộc địa bàn hai tỉnhĐắkLắk và Đắk Nông. Thời gian mô phỏng từ 2004- 2005.
2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Lưu vựcsôngSrêpôk nằm ở phía Tây của dãy núi Trường Sơn, thuộc khu vực Tây
Nguyên của Việt nam (Hình 1). Tổng diện tích lưuvực là 38.600 km
2
, chảy qua lãnh thổ Việt
Nam (18.200 km
2
) và Campuchia (10.400 km
2
). Ở Việt Nam, lưuvựcsôngSrêpôk nằm trên
lãnh thổ 4 tỉnh: ĐắkLắk (10.400 km
2
), Đắk Nông (3.600 km
2
), Gia Lai (2.900 km
2
) và Lâm
Đồng (1.300 km
2
) (The Government of Vietnam, 2006).
Nét đặc trưng địa hình của lưuvựcSrêpôk là sơn nguyên, bao gồm các dãy núi cao trên
2.000 m chạy dọc theo hướng Đông – Nam lưu vực, tiếp theo là các dãy núi thấp dưới 2.000 m
và các cao nguyên với độ cao từ 300 – 800 m thoái dần về phía Tây (Geoff Wright et al., 2006).
Hình 1. Vị trí lưuvựcsôngSrêpôk
(Nguồn: The Government of Vietnam, 2006)
Chế độ nhiệt ở lưuvực chịu ảnh hưởng của độ cao với nhiệt độ trung bình năm trên
24°C ở những vùng thấp dưới 500 m; ở các vùng cao 500 - 800 m, nhiệt độ trung bình năm
dao động trong khoảng 21 - 23°C; giảm xuống còn 19 - 20°C và dưới 18°C tương ứng với
vùng cao 800 - 1100 m và trên 1500 m.Về chế độ mưa, mùa mưa ở trên lưuvực kéo dài từ
tháng V đến tháng X, có nơi đến tháng XI như ở phía Đông với lượng mưa năm trung bình
toàn lưuvực đạt từ 1600 - 1800 mm (Geoff Wright et al., 2006).
Về thổ nhưỡng, toàn lưuvựcSrêpôk có 11 nhóm đất chính, lớn nhất là đất xám 767.508
ha (42,32%) và đất đỏ bazan 534.583 ha (29,48%) (Geoff Wright et al., 2006).Theo thống kê
từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003, toàn lưuvực có tổng cộng 20 loại hình sử dụng
đất với diện tích như Bảng 1.
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
111
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất trên lưuvực (năm 2003)
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ diện tích (%)
Đất sản xuất nông nghiệp
599.665, trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm: 265.401
- Đất canh tác lúa: 63.021
- Đất trồng cây lâu năm: 334.263
- Đất cà phê: 196.533
32,65
Đất lâm nghiệp 977.175 53,69
Đất chuyên dùng và đất ở 104.052 5,72
Đất chưa sử dụng 139.115 7,64
(Nguồn: Geoff Wright et al., 2006)
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp đánhgiáchấtlượngnướclưuvựcsôngSrêpôk
Cách tiếp cận đánh giáchấtlượngnước lưu vựcsôngSrêpôk dựa trên môhìnhSWAT
được thể hiện như Hình 2. Theo đó, tiến trình thực hiện bao gồm các bước chính là phân định
lưu vực, phân tích đơn vị thủy văn, ghi chép dữ liệu đầu vào, chạy môhình và đối chiếu thông
số chấtlượng nước.
Hình 2. Lược đồ phương pháp nghiên cứu
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
112
3.2. Thu thập, xử lý dữ liệu
Dữ liệu cần thiết cho môhìnhSWAT được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Dữ liệu
DEM được lấy từ dữ liệu SRTM (Shuttle Radar Topographic Mission) của USGS/NASA, với
độ phân giải không gian 90 m. Độ cao của lưuvực nghiên cứu thay đổi từ 149 m đến 2.408 m,
độ cao trung bình khoảng 600 m.Bản đồ sử dụng đất được lấy từ cơ sở dữ liệu GLCC (Global
Land Cover Chacterization) của USGS với độ phân giải không gian 1 km, được phân thành 24
loại hình sử dụng đất khác nhau. Trong lưu vực, có 12 loại hình sử dụng đất phổ biến nhất là
Đất trồng/rừng hỗn hợp, Rừng lá rộng thường xanh, Đất trồng có tưới và đồng cỏ.
Bản đồ đất lấy từ bản đồ đất toàn cầu của FAO, với khoảng 5.000 loại đất khác nhau
bao gồm hai lớp (0 - 30 cm và 30 - 100 cm), ở độ phân giải không gian 10 km. Trong 5 loại
đất của lưu vực, Đất xám feralit và Đất nâu đỏ chiếm diện tích lớn nhất. Dữ liệu thời tiết bao
gồm các thành phần: tọa độ trạm đo, số liệu lượng mưa, nhiệt độ không khí theo ngày được
lấy từ Sở Tài nguyên Môi trường Đắk Lắk. Do khả năng dữ liệu hạn chế nên nghiên cứu chỉ
sử dụng dữ liệu đo đạc tại trạ
m quan trắc Giang Sơn (12
0
18’ vĩ độ Bắc, 108
0
7’ kinh độ Đông,
cao độ 415 m), trong khoảng thời gian hai năm từ 2004 - 2005.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chất lượngnước mặt được đánhgiá dựa trên nhiều thông số khác nhau (chi tiết xem
trong QCVN 08:2008/BTNMT) với 4 cấp phân hạng A1, A2, B1 và B2. Nghiên cứu này chỉ
tập trung đánhgiá 5 thông số sau: oxi hòa tan DO, amoni NH
+
4
, nitrit NO
-
2
, nitrat NO
-
3
,
phosphat PO
3-
4
. Khoảng thời gian đánhgiá là hai năm 2004 - 2005. Mặt khác, do số lượng
dòng sông khá nhiều nên đề tài chỉ giới hạn xem xét năm dòng sông chảy qua TP. Buôn Ma
Thuột, tỉnh lỵ của ĐắkLắk là 17, 18, 56, 57 và 58 như được trình bày tại Hình 3.
Hình 3. Vị trí 5 dòng sông được đánhgiá trong nghiên cứu
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
113
Một lưu ý cần quan tâm là theo QCVN 08:2008/BTNMT, giá trị giới hạn của các thông
số chấtlượngnước mặt tính theo nồng độ mg/l, trong khi đó đơn vị tính của các thông số này
trong môhìnhSWAT lại tính theo đơn vị kg. Do vậy, cần thiết phải đưa đơn vị tính trong
SWAT về cùng đơn vị tính trong QCVN 08:2008/BTNMT. Phương pháp chuyển đổi đơn vị
được thực hiện qua hai bước sau:
- Tính toán tổng lượng dòng chảy tháng W (m
3
), hay lượngnước chảy qua mặt cắt cửa
xả tiểu lưuvực trong khoảng thời gian tháng theo công thức: .Trong đó, Q là
lưu lượng dòng chảy tháng (m
3
/s), Q bằng giá trị FLOW_OUT trong SWAT; T là số giây
trong tháng (giây), T = số ngày trong tháng x 24 giờ x 60 phút x 60 giây.
- Xác định nồng độ của các thông số (mg/l) bằng cách lấy giá trị tính trong SWAT (kg)
chia cho tổng lượng dòng chảy tháng W (m
3
), sau đó quy đổi sang đơn vị mg/l, cụ thể là:
+ Nồng độ DO = (DISOX_OUT / W) x 10
3
+ Nồng độ NH
+
4
= (NH4_OUT / W) x 10
3
+ Nồng độ NO
-
2
= (NO2_OUT / W) x 10
3
+ Nồng độ NO
-
3
= (NO3_OUT / W) x 10
3
+ Nồng độ PO
3-
4
= (MINP_OUT / W) x 10
3
Tổng hợp, phân cấp chấtlượngnước tại 5 dòng sông
Kết quả tổng hợp 5 thông số chấtlượngnước (DO, NH
+
4
, NO
-
2
, NO
-
3
, PO
3-
4
) và phân cấp
chất lượngnước tại 5 dòng sông theo giá trị xấu nhất được thể hiện lần lượt trong Bảng 2 và
Bảng 3. Theo đó, chấtlượngnước trên các dòng sông đã có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng.
Bảng 2. Tổng hợp các thông số chấtlượngnước của năm dòng sông
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
114
Bảng 3. Tổng hợp các thông số chấtlượngnước của năm dòng sông (tt)
Bảng 4. Phân cấp chấtlượngnước tại năm dòng sông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dòng sông 17 B2 B2 B2 B2 B2 B1 B3 B2 B2 B2 B1 A2
Dòng sông 18 B2 B2 B2 B2 B1 A2 B3 B3 B2 B2 B2 B2
Dòng sông 56 B2 B2 B2 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3
Dòng sông 57 B2 B2 B2 B2 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3
Dòng sông 58 B2 B2 B2 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3 B3
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng chấtlượngnướclưuvựcsông Srêpôk, đoạn chảy
qua TP. Buôn Ma Thuột trong khoảng thời gian hai năm 2004 và 2005. Dựa trên kết quả mô
phỏng trong SWAT, 5 thông số chấtlượngnướcbao gồm oxi hòa tan DO, amoni NH
+
4
, nitrit
NO
-
2
, nitrat NO
-
3
, phosphat PO
3-
4
được xem xét, đánhgiá cho 5 dòng sông là 17, 18, 56, 57 và
58. Kết quả cho thấy, phân hạng chung chấtlượngnước cho 5 dòng sông này đều ở mức kém
và rất kém trong hầu hết các tháng trong năm, chấtlượngnước chỉ phù hợp với mục đích sử
dụng giao thông thủy hoặc các mục đích khác có yêu cầu chấtlượngnước thấp.
5.2. Kiến nghị
Nghiên cứu này là bước đầu tiên áp dụngmôhìnhSWAT đánh giáchấtlượngnước lưu
vực sôngSrêpôk nên còn nhiề
u hạn chế:
- Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đều miễn phí, với độ phân giải thấp trên phạm vi
toàn cầu. Lý giải cho điều này là vì môhìnhSWAT còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên dữ liệu
sẵn có cho môhình vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu ứngdụng thực tiễn vào từng khu vực cụ
thể, trong đó có lưuvựcsông Srêpôk.
- Các kết quả đầu ra từ việc mô phỏng chấtlượngnước trong SWAT chưa được kiểm
định, hiệu chỉnh.
HỘI THẢO ỨNGDỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
115
Vì vậy, hướng phát triển tiếp theo của đề tài là sẽ sử dụng dữ liệu có độ chính xác cao, chi
tiết liên quan đến thực hành quản lý (mức độ áp dụng phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, quản lý)
cho việc mô phỏng chấtlượngnướclưuvựcsông Srêpôk. Bên cạnh đó, sẽ thu thập thêm dữ
liệu thực đo chấtlượngnước trên lưuvực để hiệu chỉnh và kiểm định kế
t quả mô hình.
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc gia về ChấtlượngNước mặt (QCVN
08 : 2008/BTNMT). Hà Nội.
Cục Quản lý Tài nguyên Nước, 2010. Sông Serepok ở ĐắkLắk bị "đầu độc" nghiêm trọng. Địa chỉ
truy cập <http://www.dwrm.gov.vn/index.php?rm=News&in=vie wst&sid=1520
> [Truy cập
ngày 26/01/2011].
Geoff Wright et al., 2006. Atlastài nguyên nước tổng hợp lưuvựcsông Srêpôk. Địa chỉ truy cập
<http://mouthtosource.org/Srêpôk_images/Integrated-Water-Resources-Atlas-of-Srêpôk-
basin.pdf> [Truy cập ngày 26/01/2011].
Manoj Jha, 2009. Hydrologic Simulations of the Maquoketa River Watershed Using SWAT. Địa chỉ
truy cập <http://ageconsearch.umn.edu/bitstream/51123/2/09-WP_492.Jha.pdf
> [Truy cập ngày
26/01/2011].
The Government of Vietnam, 2006. A Strategic Framework for Water Resource Management in the
Sre Pok River Basin. Địa chỉ truy cập
<http://mouthtosource.org/rivers/Srêpôk/files/2010/09/Strategic-Framework-for-WRM-in-Sre-
Pok.pdf> [Truy cập ngày 26/01/2011].
. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011
109
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK - TỈNH ĐẮK LẮK
(APPLICATION OF SWAT MODEL. trong đánh giá chất lượng
nước lưu vực (Manoj Jha, 2009). Xuất phát từ lý do đó, đề tài Ứng dụng mô hình SWAT
đánh giá đất và nước tại lưu vực sông Srêpôk
hi
ết lập, chạy mô hình SWAT cho lưu vực Srêpôk (Trang 2)
o
ại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ diện tích (%) (Trang 3)
Bảng 1.
Các loại hình sử dụng đất trên lưu vực (năm 2003) (Trang 3)
li
ệu cần thiết cho mơ hình SWAT được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Dữ liệu DEM được lấy từ dữ liệu SRTM (Shuttle Radar Topographic Mission) của USGS/NASA, với độ phân giải không gian 90 m (Trang 4)
Bảng 4.
Phân cấp chất lượng nước tại năm dịng sơng (Trang 6)