Với mong muốn làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật mà EU đãdựng lên với các mặt hàng nhập khẩu nói chung và thủy sản nói riêng, sau đây emxin được trình bày đề tài: RÀO CẢ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là một ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh
tế khác Tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9(1995) lên 3,4% (2000) và đạt 3,93% ( 2003), trong giai đoạn 1995- 2003 tăng từ6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng
Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộngquan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới Năm 1996,ngành chỉ mới có quan hệ với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Đến năm
2001, quan hệ này được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước
và vùng lãnh thổ
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đãtạo dựng được uy tín lớn, những nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trongkhối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên Năm 2003, xuất khẩuthủy sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU và Thế giới chiếmtrên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng gần 60 nước và vùng lãnhthổ Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủysản đã góp phần mở ra con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm đểnền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào khu vực và Thế giới
Liên minh châu Âu( EU) với 25 nước thành viên đã nhập khẩu khoảng 1,3 tỷEuro thủy sản vào năm 2005 là một thị trường tiềm năng cho thủy sản xuất khẩu củaViệt Nam Từ đầu năm 2006, liên minh này đã đưa ra những đạo luật mới đối vớihàng nhập khẩu Những luật mới này không nhằm gây khó khăn hay giúp đỡ bất kỳnước xuất khẩu nào cũng không phải để hạn chế mặt hàng thủy sản vào liên minh
mà nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng Cũng như các nước phát triển khác, đểvào được EU, chúng ta phải hiểu được và nắm rõ để vượt qua những đạo luật mới
đó Với mong muốn làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật mà EU đãdựng lên với các mặt hàng nhập khẩu nói chung và thủy sản nói riêng, sau đây emxin được trình bày đề tài:
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG EU
Phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu những khó khăn về rào cản kỹ thuật trongquá trình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU và những biện pháp đối phó vớicác rào cản đó
Phương pháp nghiên cứu của đề tài theo phân tích thống kê từ các nguồn sách,báo và internet
Trang 2Nội dung chính của đề tài gồm có các phần lớn sau:
Cuối cùng là những thuận lợi những khó khăn mà ViệtNam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang EU
Phần III: Đi sâu vào các rào cản kỹ thuật phổ biến của EU đối vớicác mặt hàng nhập khẩu bao gồm các tiêu chuẩn: HACCP, yêu cầu nhãn mác, bao bìđóng gói, quy định về hóa chất không có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật,quy định về bảo vệ môi trường và quy định về truy xuất nguồn gốc
Phần IV : Là những giải pháp để đối phó với rào cản kỹ thuật đểtạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta vượt qua rào cản và nâng cao sản lượngxuất khẩu
Nghiên cứu vấn đề rào cản kỹ thuật là một vấn đề khó vì cùng với sự pháttriển của nền kinh tế thế giới, càng ngày con người càng quan tâm đến các vấn đềmôi trường và sức khỏe cộng đồng Với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giáoviên cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp em thực hiện được đề án nhưng khôngtránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy quan tâm và góp ý để đề án được hoànthiện Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 6 năm 2008
Trang 3I MỞ ĐẦU:
1 Rào cản kỹ thuật là gì ?
Tiến trình tự do thương mại đã được tăng tốc bởi vòng đàm phám Uruguay ,điều này có nghĩa rằng các hàng rào phi quan thuế như quota sẽ được bãi bỏ vànhững hàng rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm Tuy nhiên điều này không có nghĩa làcác nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU Việc tiếp cận thịtrường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng nhanh những quy định và cácyêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn
đề môi trường và xã hội Sự khác biệt giữa những hàng rào kỹ thuật so sánh với các
hàng rào trước đây đó là những quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ một quan tâm chung của cả các chính phủ và người tiêu dùng về an toàn, sức khỏe, chất lượng và môi trường Trong quá khứ các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu Việc bảo
vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càng tăng đã dần thay thế choviệc bảo vệ nhà sản xuất và lao động
Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua các hàng rào
kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO Bên cạnh đó cần phải chú ý rằng đâykhông chỉ là những quy định luật lệ mà các chính phủ áp dụng thêm nhằm xác địnhcác tiêu chuẩn cao trong an toàn, sức khỏe và môi trường, mà người tiêu dùng trởnên ngày càng khó chịu trước những sản phẩm và những ảnh hưởng có hại tiềmtàng Điều này dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường.
2 Hiệp định về rào cản kỹ thuật:
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại( hiệp định TBT) là một trongnhững hiệp định đa phương được Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ kể từ khigia nhập WTO
Trong thương mại tồn tại hai hàng rào chính, đó là thuế quan và phi thuếquan Hiện nay, việc giảm dần hai loại hàng rào này là mục tiêu để có được một nềnthương mại thế giới ngày càng tự do hơn, người tiêu dùng ở các nước được hưởnglợi nhiều hơn
Hàng rào kỹ thuật là một trong những hàng rào phi thuế quan Hàng rào nàyđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêuchuẩn chất lượng của hàng hóa, công nghệ, quá trình sản xuất cũng như việc baogói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và cả các quá trình khác như thử nghiệm, kiểmtra, giám định, quản lý chất lượng,…Đối với hàng hóa ở khía cạnh tích cực, các yêucầu này là rất cần thiết cho hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa Ngày nay, với sự
đa dạng của các sản phẩm hàng hóa, người ta không thể hình dung nếu không có tiêuchuẩn cụ thể bắt buộc chung đói với sản phẩm, hàng hóa thì hoạt động thương mại
Trang 4sẽ tiến hành như thế nào: không thể xác định được giá cả của chiếc tivi mới nếukhông biết chất lượng của nó so với chiếc tivi cũ cùng loại như thế nào, có nhữngtính năng nổi trội, có an toàn, có ổn định hơn hay không ? Tất cả những yêu cầu vềtính năng, độ an toàn, ổn định đều dược thể hiện trong văn bản được gọi là tiêuchuẩn Khi có tiêu chuẩn rồi, thì làm thế nào để biết chiếc tivi đó có đạt được các chỉtiêu chất lượng nêu trong tiêu chuẩn đó hay không lại là một vấn đề? Để giúp bênmua xác định được sản phẩm đạt được tiêu chuẩn sản xuất mà bên bán giới thiệu,các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hoặc giám định hàng hóa tiến hành cáchoạt động xác định sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn Khi đó tiêu chuẩn vàhoạt động xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn hay không phải là hàng rào kỹ thuậtcần phải loại bỏ, mà ngược lại cần được khuyến khích xây dựng và áp dụng, vì nóthúc đẩy hoạt động sản xuất và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào sảnphẩm, hàng hóa cũng diễn ra thuận lợi như vậy Thế giới của tiêu chuẩn cũng phứctạp như chính quá trình thương mại – ai tham gia cũng hi vọng phần thắng thuộc vềmình, hoặc ít ra cũng không lỗ vốn Để bảo vệ thị trường trước các đối thủ cạnhtranh, người ta có thể đưa ra các yêu cầu, chẳng hạn như: hàng hóa muốn đưa vào thịtrường phải đáp ứng tiêu chuẩn mà chỉ có họ mới đáp ứng được Điều này vô hìnhchung đã tạo nên hàng rào bảo vệ cho hàng hóa của họ trước các hàng hóa của cácđối thủ cạnh tranh khác
Ở Việt Nam, những hàng rào như quy định tỷ lệ nội địa hóa các chi tiết trongsản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô: việc hạn chế nhập khẩu xe máy, ô tô cũ chỉ mang khíacạnh kỹ thuật Những quy định này, nếu xét về mục đích tạo công ăn việc làm, pháttriển công nghiệp nội điạ hay bảo vệ môi trường, hạn chế tai nạn giao thông, thìmang lại lợi ích đối với chúng ta Nhưng chúng lại ảnh hưởng đến thương mại củacác nước khác muốn xuất khẩu ô tô, xe máy sang Việt Nam Điều đó có nghĩa là, cónhững cái trước đây coi là bình thường, hợp đạo lý nhưng đối với việc hội nhậpWTO thì có thể nảy sinh những hạn chế Và như thế nếu chúng ta muốn gia nhập tổchức này, thì phải điều chỉnh các quy định cho phù hợp với các nguyên tắc chung
Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại giữa cácnước thành viên, WTO có Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt làHiệp định TBT – Technical Bariers to Trade), trong đó đề ra các nguyên tác nhưkhông phân biệt đối xử, không cản trở thương mại, công khai minh bạch về các biệnpháp kỹ thuật má các nước sử dụng, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc
tế, thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng…
Các nguyên tắc của hiệp định TBT:
Không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Hiệp định đòihỏi các thành viên áp dụng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi đưa
ra các quy định quản lý kỹ thuật Có nghĩa là, các quy định này phải đảm bảo có sự
Trang 5đối xử như nhau giữa các thành viên và giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàngnhập khẩu vào nước mình.
Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên ápdụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chấtlượng hàng hóa Điều này có nghĩa là, một khi tiêu chuẩn được áp dụng thì không cóhàng rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên Nhưngnhư vậy có bình đẳng hay không khi yêu cầu tất cả các nước dù là đang phát triểnhay phát triển đều phải áp dụng tiêu chuẩn quốc tế mới không cản trở thương mại.Thực ra, Hiệp định TBT không bắt buộc các nước phải áp dụng tiêu chuẩn quốc tếmột cách như nhau (vì có trình độ phát triển khác nhau), điều mà Hiệp định quantâm hơn chính là không cho phép các nước đưa ra yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc
tế, nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học và là cầnthiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay anninh Một nước có thể áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế dokhả năng công nghệ, trình độ quản lý và nhận thức chưa đầy đủ của người tiêu dùng
về chất lượng sản phẩm Trong trường hợp này, nước đó cũng chỉ được đưa ra yêucầu tương tự đối với hàng nhập khẩu, bằng không sẽ vi phạm nguyên tắc không phânbiệt đối xử Hiển nhiên, việc áp dụng chất lượng tiêu chuẩn hàng hóa dưới mức tiêuchuẩn quốc tế trước hết sẽ làm cho người tiêu dùng không được an toàn trong sửdụng hàng hóa, môi trường dễ bị ô nhiễm hơn…; thứ đến là làm cho hàng hóa xuấtkhẩu của các nước đang phát triển có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc
tế Như vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế là con đường phải đi nếu muốn pháttriển thương mại và nâng cao đời sống nhân dân
Công khai, minh bạch: Điều dễ hiểu chính là thông qua nguyên tắc này đểthực thi và giám sát thực thi đối với hai nguyên tắc đã được đề cập ở trên Vì vậy màHiệp định TBT đưa ra nhiều quy định để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạchnày Ví dụ, một thành viên muốn ban hành một quy định để quản lý tiêu chuẩn, chấtlượng hay kỹ thuật đối với một hàng hóa nào đó có khả năng chứa đựng các yếu tốgây cản trở thương mại hay phân biệt đối xử thì nước đó phải thông báo cho cácnước khác biết về việc đó Và nếu các nước cho rằng, việc ban hành quy định này làtrái với quy tắc của Hiệp định TBT thi thành viên đó phải nghiên cứu điều chỉnh chophù hợp Việc công khai minh bạch không chỉ có lợi cho các thành viên khác, màcòn có lợi cho cả các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước, vì quy định đưa
ra để áp dụng chung cho cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu trong nước.Các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp trong nước có quyền góp ý trước khi mộtquy định mới ra đời mới ra đời, để đảm bảo tư cách của mình là một bên chịu ảnhhưởng bởi quyết định quản lý đó
Ngoài ra, Hiệp định TBT còn khuyến khích các nước thành viên ký kết cácthỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả thử nghiệm, chứng nhận, kiểm tra,
Trang 6giám định chất lượng hàng hóa Việc ký các thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích chocác doanh nghiệp trong việc giảm chi phí và thời gian do không phải thử nghiệm lại,giám định lại chất lượng tại cảng của các nước nhập khẩu hàng hóa
SANG EU:
1 Nhập khẩu thủy sản EU:
1.1 Giới thiệu chung về EU :
EU (Liên minh Châu Âu) là một thực thể đa phương, hội đủ sự cấu thành củamột nhà nước theo kiểu liên bang, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa hùng mạnh của thế giới, và đang phấn đấu để trở thành khu vực phát triểnnhất hành tinh trong thế kỷ 21
EU có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất lục địa Châu Âu về tất cả cácmặt chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng dựa trên các nguyên tắc và quyđịnh chung cho cả khối Trải qua hơn nửa thế kỷ, EU đã phát triển không ngừng vàngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của toànthế giới nói chung và của từng thành viên EU nói riêng
Trong quá trình hình thành và phát triển, EU hiện nay đã có 27 thành viên, vớigần 500 triệu người có thu nhập cao, một nền kinh tế lớn nhất thế giới Theo dự báonăm 2007, tổng kim ngạch ngoại thương của EU gần 1.400 tỷ USD, chiếm gần 20%thương mại toàn cầu Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là3.092 tỷ USD, chiếm 41,4% thị phần thế giới EU đứng đầu thế giới về xuất khẩudịch vụ, chiếm 43% thị phần thế giới, gấp 2,5 lần Mỹ và chiếm 42,7% nhập khẩudịch vụ thế giới Trong đó, 65,5% nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến,22,5% năng lượng, 7,2% nông sản và 4,8% các sản phẩm sơ cấp khác
Qua các lần mở rộng của EU, lần mở rộng thứ 5 EU đã trở thành một thịtrường rộng lớn nhất thế giới, nhờ đó EU củng cố được vị trí của mình trong WTO,IMF và OECD EU tập trung vào thiết lập 3 vành đai kinh tế, trong đó EC là hạtnhân; EFTA là vành đai thứ hai và một số nước Đông Âu là vành đai thứ ba EU hyvọng sẽ thống nhất Châu Âu trên cơ sở thống nhất về kinh tế, với mục tiêu chiếnlược đến năm 2010 là:
Xúc tiến những hình thức quản lý mới cho Châu Âu;
Tạo ra một khu vực hòa bình, tự do, dân chủ và an ninh;
Tạo ra một chương trình kinh tế – xã hội chung;
Cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi công dân, bảo vệ môi trường;
Trang 7a) Mục tiêu của EU:
Mục tiêu cơ bản và lâu dài của EU là thống nhất châu lục cả về kinh
tế, chính trị, xã hội và an ninh dựa trên các nguyên tắc và quy định chung cho cảkhối Tiến trình mở rộng và nhất thể hóa châu Âu sẽ tạo ra một trung tâm kinh tế lớnnhất thế giới, một khu vực thị trường đầy tiềm năng cho quá trình giao lưu kinh tếthương mại giữa khu vực với các châu lục khác
Mục tiêu đối ngoại của EU nhằm khẳng định vai trò quan trọng củamình trên trường quốc tế EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăngtrưởng kinh tế khá ổn định EU đang tích cực cải thiện hình ảnh trong WTO bằngnhững biện pháp làm tăng tính minh bạch của chính sách đối ngoại và tiềm kiếm cơhội thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức khác nhằm làm nổibật vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới
Mục tiêu kinh tế đến năm 2010 sẽ trở thành nền kinh tế tri thức cạnhtranh nhất và năng động nhất trên thế giới, có khả năng đảm bảo phát triển bền vững,tạo ra nhiều việc làm và tính liên kết xã hội ngày càng cao
Mục tiêu văn hóa xã hội môi trường: EU luôn tìm kiếm cơ hội dểphát triển giáo dục nói riêng, nguồn nhân lực nói chung, và luôn quan tâm đến cácbiện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm cácquyền bình đẳng và tiến bộ xã hội EU khuyến khích trao đổi văn hóa giữa các nướcthành viên Bên cạnh đó EU rất quan tâm bảo vệ môi trường ở Châu Âu, cũng nhưtrên toàn thế giới
b) Chính sách và quy định của EU:
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quanchung của EU Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa áp dụngcho tất cả các nước thành viên EU: thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trịhàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó Thuếtiêu thụ đặc biệt áp dụng với một số sản phẩm phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó đốivới công dân EU, như một số loại hàng hóa: nước giải khác có cồn và không có cồn,bia, rượu, thuốc lá đối với sản phẩm nội địa lẫn nhập khẩu Thuế thực phẩm để bảo
vệ sản xuất thực phẩm trong Liên minh, nếu giá nhập khẩu thực phẩm nhỏ hơn mứcgiá tối thiểu, sẽ bị đánh thuế thêm, hệ thống thuế này không có hiệu lực đối với rauquả EU không trồng.Thuế nông sản và hải sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theomùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu
Bên cạnh hệ thống thuế, EU còn áp dụng nhiều biện pháp, quy địnhkhác để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: quy định một số mặt hàng cấm nhậpkhẩu, những biện pháp áp dụng trong thị trường của cộng đồng nhằm bảo vệ ngườitiêu dùng, bảo vệ môi trường thông thường được áp dụng cho sản phẩm xuất và nhậpkhẩu EU cũng đã đưa ra hạn ngạch xuất khẩu cho một số mặt hàng đặc biệt là hàng
Trang 8dệt may, và trợ cấp xuất khẩu một số sản phẩm, chống bán phá giá hàng đối vớihàng nhập khẩu Và nhiều rào cản kỹ thuật như tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn, tiêuchuẩn môi trường.
1.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của các nước trong EU:
a) Xu hướng tiêu thụ thủy sản của các nước trong EU:
Người dân EU rất coi trọng vấn đề an toàn sức khỏe trong việc tiêu thụ thựcphẩm Trong khi thủy sản được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưcung cấp ít năng lượng, giàu chất đạm, vitamin và chất khoáng; ít có thành phần độc
tố và không có tác động xấu tới môi trường; cộng với dịch bệnh lở mồm long móngtrong gia súc, nên người dân EU có khuynh hướng thay thế việc dùng thịt bằng việctiêu thụ các mặt hàng thủy sản các loại
Vấn đề chất lượng thủy sản cũng được xem trọng và người tiêu dùng khu vựcnày sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm với chất lượng tuyệt hảo
Để thích nghi với cuộc sống công nghiệp; bên cạnh đó, xã hội ngày càng cónhiều phụ nữ tham gia lao động, ít có thời gian cho công việc gia đình, đi mua sắm
và nấu nướng; và số hộ gia đình chỉ gồm một người cũng ngày càng gia tăng, nênngười dân EU chuộng các loại thực phẩm cần ít thời gian để chuẩn bị và nấu nướng.Thủy sản chế biến tươi hay đông lạnh cũng đều có đặc tính dễ nấu nướng và khôngcần nhiều thời gian, đã trở thành loại sản phẩm đáp ứng các yêu cầu trên nên ngàycàng được tiêu thụ mạnh tại các nước trong EU
Với hàng loạt siêu thị ra đời khắp nơi phục vụ cho những người có rất ít thờigian đi mua sắm, thì các loại thủy sản đông lạnh, đóng hộp và có thể ăn ngay cũngngày càng được thu hút nhiều vào khối EU
Là khu vực dân cư có mức sống khá cao trên thế giới, người dân EU cókhuynh hướng tiêu thụ rất đa dạng chủng loại thủy sản
Với sự trao đổi thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng tăng, cácnhà hàng quán ăn và các chương trình dạy nấu ăn trong khối EU có xu hướng phục
vụ khách du lịch, những người từ nước khác đến những món hải sản quốc tế, cũng
đã tạo ra khuynh hướng thích tiêu thụ các sản phẩm lạ, mới đối với thị trường
b)Tình hình nhập khẩu thủy sản của các nước EU:
Người ta cho rằng việc nhập khẩu thủy sản của EU sẽ ngày càng gia tăng doviệc hạn chế đánh bắt và việc gia tăng không ngừng nhu cầu về tiêu thụ thủy sảntrong khối Nhưng vì có sự hạn chế nhập khẩu nên từ 1994 đến 1996 sản lượng nhậpkhẩu thủy sản vào EU giảm chút ít, khoảng 4%, song về kim ngạch nhập khẩu thủysản lại có sự gia tăng khoảng 6%, điều đó chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thếgiới tăng mạnh trong khi mức sản xuất vẫn không tăng đã đẩy giá lên
Trang 9Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của EU năm 1998 vào khoảng 20 tỷ USD,giảm so với năm 1997 Đến năm 2000, nhập khẩu thủy sản vào EU vẫn giữ ở mức
ổn định cả về khối lượng và giá trị, mặc dù có sự tụt dốc của đồng tiền chungEURO
Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản nhiều nhất tính về số lượng, năm
1996 nước này nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thủy sản các loại Nhưng Pháp lại lànước dẫn đầu tính về giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản, mặc dù tính về số lượngthì cộng cả Pháp và Đức mới nhập khoảng hơn 800 ngàn tấn trong năm 1996.Kế đó
là Ý, Anh, Hà Lan và Đan Mạch, cả 4 nước nhập khẩu khoảng 544 ngàn tấn – 630ngàn tấn trong năm 1996
1.3 Quy chế quản lý hàng thủy sản nhập khẩu vào EU:
Hiện nay Việt Nam được xem như là một nước xuất khẩu lớn thủy sản vào thịtrường EU, đây là thành tựu quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam, tuy nhiên đểduy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và giữ vững uy tín cho sản phẩm thủy sản ViệtNam trên thị trường EU, thì các doanh nghiệp cần nắm vững những quy chế của thịtrường này đối với thủy sản nhập khẩu
a) Về thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng thủy sản:
Mức thuế thủy sản nhập khẩu vào EU được xác định dựa vào 2 căn cứ:
- Căn cứ vào nguồn gốc (nước xuất xứ) của thủy sản
- Căn cứ vào tính nhạy cảm của sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Châu Âu
Về xuất xứ của thủy sản:
Tùy vào hàng hóa thủy sản nhập khẩu từ đâu vào EU mà quy định mức thuếnhập khẩu có khác nhau Nhìn chung biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào EU có 3 cột:cột thuế chung, cột thuế áp dụng cho các nước đang phất triển và cột thuế áp dụngriêng cho hàng thủy sản nhập khẩu từ Thái Lan Những nước nghèo nhất đượchưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP – The Generalized SystemsPreferential) thuế nhập khẩu bằng 0 khi đưa thủy sản vào EU
Về tính nhạy cảm của mặt hàng thủy sản (The Sensitivity of theproduct): Mức thuế nhập khẩu thủy sản đưa vào EU còn phụ thuộc vào tính nhạycảm của sản phẩm, mà thị trường phân làm 2 nhóm:
- Sản phẩm nhạy cảm (sensitive products)
- Sản phẩm không nhạy cảm (Non- sensitive products)
Mức thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hóa không nhạy cảm ( loại thủy sản mà
EU không sản xuất được hoặc sản xuất ít) Mức thuế nhập khẩu cao đối với loại thủysản nhạy cảm như: cá tuyết, cá trích, cá thu, cá bơn…
Lưu ý mức thuế suất nhập khẩu đánh vào mặt hàng thủy sản khi đưa vào EUcòn phụ thuộc vào mùa (vụ) và mức độ chế biến của sản phẩm thủy sản
Trang 10b) Về hạn ngạch và giấy phép:
Thủy sản đưa vào EU không cần hạn ngạch và giấy phép
c) Các biện pháp mang tính kỹ thuật:
Thủy sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quychế sau đây:
Các quy định về vệ sinh: Thủy sản nuôi và các sản phẩm củachúng phải xuất xứ từ nước thứ 3 hoặc từ các vùng lãnh thổ của các nước này phảinằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU
Từng lô hàng nhập khẩu phải kèm theochứng từ do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp chứng nhận thủy sản và sảnphẩm của chúng đáp ứng các yêu cầu của EU
Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: Các sản phẩm phảiđáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi sinhtối đa, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị; dư lượng hóa chất(kim loại nặng và thuốc trừ sâu); chất độc (như histamine); độc tố sinh học biển và
ký sinh trùng (quy chế 91/493/EEC và 91/492/EEC)
Quy định về giám sát: Các quy định về giám sát sản xuất và chếbiến thủy sản được nêu trong quyết định 94/356/EEC Nội dung của quyết định nàylà: nhà sản xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạtđộng của mình phù hợp với quy định của HACCP, mà nội dung là:
- Xác định các điểm tới hạn tại cơ sở sản xuất của mình dựa trên các quyđịnh sản xuất
- Thiết lập và thực hiện các phương pháp giám sát và kiểm soát các điểm tớihạn
- Lấy mẫu để phân tích tại một phòng thí nghiệm và được chấp nhận đểkiểm tra việc vệ sinh và khử trùng và các tiêu chuẩn do chỉ thị đề ra
- Lưu giữ các kết quả ít nhất 2 năm để cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra.Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủysản vào EU
Ngày 31/1/2000, Ủy ban EU đã ban hành cuốn sách trắng về An toàn thựcphẩm, quy định này sẽ thay thế cho hàng chục các quy định chi tiết ban hành trước
đó của EU (trong đó có các chỉ thị 91/492/EEC; 91/493/EEC) Có 4 quy chế về quản
lý vệ sinh thực phẩm nhập khẩu vào EU
Quy chế của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Ủy ban EU về vệsinh thực phẩm
Quy chế của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Ủy ban EU về cácquy định vệ sinh đối với thực phẩm gốc động vật
Trang 11 Quy chế của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Ủy ban EU về cácquy định chi tiết đối với các tổ chức kiểm tra chính thức về sản phẩm gốc động vậtdùng làm thực phẩm cho người.
Quy chế của Hội đồng Ủy ban EU thiết lập các quy định về sứckhỏe động vật điều chỉnh việc sản xuất, đưa vào thị trường và nhập khẩu các sảnphẩm gốc động vật dùng làm thực phẩm cho người
Nghiên cứu 4 quy chế mới của EU về An toàn thực phẩm ta thấy có 2 điểmmới nổi bật, mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần quan tâm:
Điểm thứ nhất các doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu được
tự do hơn trong việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp với điều kiện của mình
để sản phẩm đạt được các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm do EU đặt ra
Điểm thứ hai, trách nhiệm của những người tham gia vào quá trìnhsản xuất thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng ở các khâu trung gian như thugom, bảo quản, vận chuyển được thể chế hóa bằng các quy định cụ thể thay vì bị bỏqua như trước đây
Chính sách này của EU về an toàn thực phẩm được thực thi đầu năm2001
Tóm lại, EU có hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm đượcxếp vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới, buộc các nhà sản xuất thủy sản phải nghiêmchỉnh thực hiện, vì nếu như một thành viên nào đó thuộc EU phát hiện hàng nhậpkhẩu thủy sản có vấn đề về chất lượng, lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống cảnh báonhanh (RAS) cho tất cả các nước thành viên cùng biết
2 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU:
2.1 Tiềm năng phát triển thủy sản Việt Nam:
a) Tiềm năng tự nhiên:
Đất nước ta có chiều dài bờ biển 3260 km, với 112 cửa sông, lạch, có vùngnội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệukm2, với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vùng vịnh, đầm phá và nhiều nhưtrường với trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn
Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của dòng chảyphía tây biển đông tạo ra vùng nước có chế độ nhiệt quanh năm ấm áp Điều kiện tựnhiên khá thuận lợi cho phát triển các loài hải sản Nguồn lợi của ta rất phong phú,
đa dạng gồm nhiều chủng quần sống chung với nhau trong một khu hệ
Hàng năm sông ngòi đổ ra biển hàng tỷ mét khối nước mang theo khối lượnglớn phù du, chất hữu cơ tạo điều kiện tốt cho việc sinh trưởng hải sản Ven bờ là bãi
Trang 12mồi và bãi đẻ của cá, tôm Hàng năm theo mùa vụ cá thường áp lộng (vào ven bờ) đểkiếm mồi và sinh đẻ.
Từ đó, việc khai thác hải sản khá thuận lợi: khai thác quanh năm, đánh bắt gần
bờ, dùng nhiều loại nghề để khai thác khá thuận lợi Song, cũng có những mặt khôngtích cực của ngư trường, nguồn lợi tuy phong phú, nhưng giống loài nhiều phức tạp,các giống loài có giá trị kinh tế tương đối ít (khoảng 50 trên 2000 giống loài) trữlượng từng loài không cao, sống rải rác, thường di động khắp vùng nên khó đánhbắt, bảo quản chế biến
Hàng năm chúng ta có thể khai thác 1,2 – 1,4 triệu tấn hải sản mà không làmảnh hưởng tới tiềm năng nguồn lợi Qua thống kê biển Việt Nam có trên 2100 loài
cá, trong đó có trên 130 loài cá có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loàibạch tuộc và các loại thực vật biển khác
b)Tiềm năng nuôi trồng:
Ngoài điều kiện tự nhiên biển, nước ta có nhiều ao, hồ, sông ngòi, ruộngtrũng, bãi triều rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản Thực tế cho thấy chi phí đểsản xuất một tấn sản phẩm ngành nuôi trồng thấp hơn nhiều so với chi phí để khaithác một tấn hải sản
Loại hình mặt
nước
Diện tíchtiềm
năng(ha)
Diện tích cókhả năngnuôi (ha)
Diện tích đã nuôiDiện tích(ha) Tỷ lệ sử dụng so
113.000198.220306.003414.4171.031.640
82.69698.977154.217290.400626.290
6929274437
Bộ thủy sản 1999
Diện tích các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 1998
Vùng sinh thái Diện tích
tiềm năng(ha)
Diện tích cókhả năngnuôi (ha)
Diện tích đã nuôiDiện tích (ha) Tỷ lệ (%) sử
dụng so vớitiềm năng
Trang 1371.09254.5609.61245.600373.813
3928113439
Số liệu lấy tròn từ Bộ thủy sản 1999
Diện tích nuôi thủy sản năm 1998 phân theo vùng sinh thái.
Qua bảng trên cho ta thấy tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của ViệtNam còn rất lớn Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 hanước ngọt để nuôi thủy sản
c) Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Tiềm năng về tàu thuyền: sự phát triển nhanh đội thuyền theohướng hiện đại hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam
Theo nghiên cứu của Bộ thủy sản trong thời kỳ 1991-1998 bình quân mỗi nămtàu thuyền máy tăng 8,5%/năm, thuyền thủ công giảm 7%/năm
Tổng công suất tàu thuyền máy tăng nhanh hơn số lượng tàu Năm 1998 tổngcông suất đạt 2.427.586 CV lớn gấp 3 lần so với năm 1991 Tốc độ tăng bình quânhàng năm 20,7% Công suất bình quân năm 1991 đạt 18CV/chiếc, đến năm 1998 đạt34,2%CV/chiếc; đến cuối năm 2000 đạt trên 38CV/chiếc Chủng loại tàu thuyềnmáy thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ tàu thuyền nhỏ, tăng tỷ lệ tàu thuyền lớn để phục
5330107
Nguồn: Bộ thủy sản 1999
Sự thay đổi của cơ cấu chủng loại thuyền máy
Số lượng tàu thuyền lớn từ 76CV trở lên phân bố theo các vùng địa lý khôngđồng đều, phần lớn tập trung ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ
Tổng kết gần đây nhất của ngành thủy sản cho thấy tốc độ đóng tàu có côngsuất lớn trong 5 năm (1997-2001) tăng rất nhanh: 6000 tàu có công suất trên 90CVđược hạ thủy nhưng hiệu quả hoạt động kém , chỉ riêng các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Trang 14có trên 500 tàu được đóng mới bằng nguồn vốn Chính phủ cho vay để khắc phục hậuquả cơn bão số 5 thì có 410 tàu làm ăn khó khăn, trong đó có 100 tàu không có khảnăng trả nợ, đặc biệt tỉnh Cà Mau có đến 56 tàu đóng xong chưa đi biển lần nào.Nguyên nhân đánh cá xa bờ chưa hiệu quả ngoài lý do cơ sở hậu cần chưa phát triển
để đáp ứng yêu cầu dịch vụ cho tàu đánh bắt trên các ngư trường xa, thì còn lý dokhác là về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt độngcủa các tàu đánh bắt xa bờ cònyếu: phần lớn thuyền trưởng, máy trưởng chỉ học hết cấp 1, cho nên việc nắm bắtkiến thức về hàng hải ,ngư trường, việc tính toán phương án đánh bắt, bảo quản,phân phối ăn chơi bị hạn chế, dẫn tới chẳng những sản lượng đánh bắt thấp mà cònkéo theo việc dây dưa công nợ, mức sống của ngư dân chậm cải thiện
Tiềm năng về cơ sở chế biến: tổng cộng đến cuối năm 1998 toànquốc có 196 nhà máy, 21 dây chuyền IQF, 14 máy đóng túi chân không, tổng côngsuất cấp đông là 1000 tấn/ngày, công suất chế biến là 200.000 tấn/năm, trung bình1.075 tấn/nhà máy/năm Phân chia theo vùng như sau: miền Bắc 6%, miền Trung35%, miền Nam 59%
Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ do sản lượng khai thác và nuôi trồngchưa phát triển,thấp hơn nhiều so với các vùng khác, lại chịu sự lũng đọan nghiêmtrọng của các thương nhân Trung Quốc về nguyên liệu, nên chế biến thủy sản xuấtkhẩu cồn ở mức khiêm tốn so với cả nước
Năng lực chế biến thủy sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thứao vớinguồn nguyên liệu hiện có đó là một trong những nguyên nhân, dẫn đến việc tranhmua nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghiệp, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lêncao làm cho giá thành sản phẩm của cacsản phẩm thủy sản Việt Nam cao hơn cácnước trong khu vực, do đó giảm khả năng cạnh tranh
Kho lạnh và cơ sở sản xuất nước đá bao gồm: kho lạnh có sức chứa 25.393tấn, trung bình 50 tấn/kho, khả năng sản xuất nước đá 3.946 tấn/ngày Có 2 cơ sở cơkhí cung cấp máy lạnh và thiết bị lạnh, 28 tàu vận tải lạnh sức chở 6.150 tấn, hiệncòn 3 tàu hoạt động và 1.000 xe bảo ôn, phát lạnh, xe tải với tổng trọng tải 4000 tấn
Cơ sở dịch vụ phục vụ cho ngành thủy sản:
+ Cảng và bến cá:
Số bến cảng cá đã và đang xây dựng tính đến năm 2000
Tổng số bến cảng cá đã và đang xây dựng: 70 cái, bao gồm 54 cái thuộcvùng ven biển và 16 cái trên tuyến đảo, tổng chiều dài bến cảng là 4.146 m
Số bến cảng cá có xây dựng đã đưa vào sử dụng: 48 cái
Về hệ thống hạ tầng dịch vụ trên các bến cảng cá như cung cấpnhiên liệu xăng dầu, nước đá bảo quản, cấp nước sinh hoạt, cơ sở dịch vụ sữa chữatàu thuyền, một số bến cảng có bố trí kho tàng bảo quản, kết hợp nhà máy chế biến
Về mặt tồn tại: Đứng về mặt tổng thể, hệ thống bến cảng cá của cảnước chưa hoàn thiện, còn quá ít công trình hoàn chỉnh mang đặc thù nghề cá, nên
Trang 15số lượng bến cảng cá hiện có chỉ đảm nhận được chức năng chủ yếu là nơi trú đậucho tàu thuyền đánh cá; mặt khác chưa tạo được các cụm cảng cá trung tâm cho từngvùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc hình thànhcác cụm công nghiệp nghề cá lớn của
cả nước trong tương lai, đặc biệt chưa có quy hoạch xây dựng các cơ sở tránh trúbão an toàn cho tàu thuyền đánh cá cũng như các cơ sở cứu nạn cho tàu thuyền
+ Cơ sở đóng sửa tàu thuyền:
Số cơ sở đóng sửa tàu thuyền hiện có: 702 cơ sở với năng lực đóngmới khoảng 4000 chiếc/năm cho cáctàu thuyền vỏ gỗ từ 400CV trở xuống, riêng vỏsắt: từ 250CV trở xuống và khả năng sửa chữa 8.000 chiếc/năm
Các cơ sở này phân bố trên các vùng lãnh thổ như sau:
Miền Bắc : 7 cơ sở
Bắc Trung Bộ : 145 cơ sở
Nam Trung Bộ: 385 cơ sở
Đông Nam Bộ : 95 cơ sở
Tây Nam Bộ : 70 cơ sở
Công nghệ đóng mới tàu thuyền chủ yếu trên cả nước là đóng vỏ gỗ,năng lực đóng mới vỏ sắt rất hạn chế, tập trung ở hai xí nghiệp cơ khí Hạ Long và cơkhí Nhà Bè
Với năng lực đóng mới và năng lực sửa chữa của các cơ sở tàuthuyền hiện có đã đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhu cầu sản xuất trên các địaphương trong giai đoạn trước mắt
+ Hệ thống cung cấp NVL, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay cả nước có 4 công ty, xí nghiệp sản xuất lưới sợi bao bì vàdịch vụ vật tư với năng lực sản xuất lưới sợi 2000 tấn/năm; dịch vụ vật tư 7400tấn/năm, ngoài ra còn có mạng lưới dịch vụ thủy sản cung cấp thiết bị nguyên vậtliệu của tư nhân ở khắp các tỉnh có hoạt động nghề cá
Dịch vụ cung cấp nhiên liệu và nước đá bảo quản: loại dịch vụ nàytuy chưa có hệ thống cung cấp với quy mô lớn, nhưng được xem là loại dịch vụ cónhiều năng lực phục vụ tốt cho nghề cá Riêng việc cung cấp thiết bị phụ tùng máytàu, dụng cụ hàng hải chưa được quản lý có hệ thống
+ Hệ thống mua bán và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: Việc mua bán vàtiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đén người tiêu dùng hình thành cơ bản theo 3 hệthống:
- Hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu với gần 200 nhà máy năng lựcthu hút nguyên liệu 400.000 tấn/năm, công ty chế biến nội địa: 43 cơ sở, năng lựcthu hút nguyên liệu 330.000 tấn/năm (1999)
- Hệ thống nậu vựa hình thành đều khắp trên các tỉnh nghề cá với quy mô
và hình thức đa dạng và phong phú, hệ thống này vừa thực hiện mua bán, vừa chếbiến và tiêu thụ sản phẩm, đây là hệ thống chủ lực trên thương trường nghề cá
Trang 16- Hệ thống chợ cá và mạng lưới tiêu thụ trong dân: đây là hệ thống cònnhiều yếu kém, vừa chưa có tổ chức vừa manh mún chưa tạo được sự hấp dẫn chongười tiêu dùng.
- Chưa có chợ cá xuất khẩu
Nhìn chung 3 hệ thống mua bán và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nhưhiện nay là thích hợp với cơ chế thị trường, song về mặt tổ chức và quản lý cònnhiều yếu kém và thiếu chặt chẽ, đặc biệt là hệ thống chợ cá chưa có tổ chức, mớihình thành ở dạng tự nhiên nên chưa tạo ra được thị trường mua bán quy mô vàthuận lợi cho người bán và người mua
d) Tiềm năng về vốn đầu tư:
Nhà nước dành cho ngành sự quan tâm toàn diện, từ đề ra chiến lược đến phêduyệt các chương trình phát triển và đảm bảo các nguồn vốn đầu tư
Chỉ tính trong tám năm (1991-1998), nguồn vốn ngân sách tập trung chongành thủy sản đạt 914,477 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi 2.366,730 tỷ đồng
Năm 1999 Nhà nước lên kế hoạch giao vốn ngân sách cho ngành hơn 166 tỷđồng, vốn tín dụng ưu đãi khoang 88 tỷ đồng (đó là chưa kể 2.459 tỷ đồng được giaocho các địa phương và Bộ quốc phòng quản lý)
Nhờ vậy ngành có điều kiện triển khai tu bổ, xây mới cơ sở hạ tầng, từ cácbến cá, cảng cá tới mở rộng và đầu tư chiều sâu cho nuôi trồng thủy sản, nâng cấpcác cơ sở chế biến, cơ sở nghiên cứu – đào tạo, cơ sở dịch vụ hậu cần…
Tuy nhiên theo khảo sát tất cả các khâu: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến vàthương mại đều thiếu vốn hoạt động, thêm vào đó thủ tục vay vốn tín dụng thôngqua hệ thống ngân hàng còn phức tạp, khiến cho một phần vốn đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp phải huy động qua hệ thống phi chính thức(ngoài ngân hàng) lãi suất cao làm giá thành tăng hạn chế tính cạnh tranh của hàngthủy sản xuất khẩu
e) Tiềm năng về con người:
Có 3,5 triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc trong ngành thủy sản, sứclao động của họ đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành.Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng được yêu cầu do trình độ thấp, thiếukinh nghiệm, bị hạn chế về kiến thức đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản, biểuhiện:
- Cộng đồng nghề cá ven biển có đến 18% số người dân mù chữ; 64% chỉ đạtbậc tiểu học; 17% trình độ cấp 2; 1% trình độ trung cấp hoặc đại học
- Ngay đồng bằng sông Cửu Long, nơi có diện tích nuôi trồng tôm lớn nhấtnước: nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho công tác nuôi trồng thiếu nghiêmtrọng; ở tỉnh Cà Mau, nơi có diện tích nuôi tôm 210.000 ha, chỉ có 31 kỹ sư nuôi
Trang 17trồng thủy sản, chủ yếu nằm ở Sở chủ quản, không có ai trực tiếp lãnh đạo sản xuất;
ở Bạc Liêu, nơi có 100.000 ha nuôi tôm, chỉ có 14 kỹ sư thủy sản, số kỹ thuật viênnuôi trồng đếm tren đầu ngón tay tập trung tại các
trại, trung tâm nghiên cứu nuôi tôm, trong khi đó bà con đa số mới chuyển từ trồnglúa sang nuôi tôm, kiến thức nuôi trồng bị hạn chế Kết quả có thời điểm tôm chếthàng loạt, vừa bị tổn thất về kinh tế, vừa gây thiệt hại cho môi trường… nguồnnguyên liệu thủy sản cung ứng mang tính bấp bênh, chất lượng sản phẩm không caoảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
f) Tiềm năng về thương mại thủy sản:
Với hàng nghìn chợ thủy sản trên thị trường nội địa với quy mô khác nhau, rất
đa dạng về loại hình: chợ trên biển, chợ ở vùng nguyên liệu, chợ ở vùng tiêu thụ,chợ bán buôn, chợ bán lẻ truyền thống, siêu thị… tạo thành một mạng lưới tiêu thụthủy sản, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy chế biến của hơn 84 triệu dân Việt Nam
Tuy nhiên, tồn tại của hoạt động thương mại thủy sản nội địa là:
- Nhà nước chưa tham gia tác động vào hoạt động của hệ thống chợ, cho nêntính tự phát trong thương mại thủy sản nội địa cao và tác động đến hoạt động xuấtkhẩu
- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại còn thấp, dẫntới ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, hiện tượng ướpthủy sản bằng phân u-rê để bảo quản thủy sản khi tiêu thụ còn là hiện tượng khá phổbiến gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng
- Tỷ lệ huy động thủy sản cho xuất khẩu mặc dù có tăng so với cách đây 20năm từ 1,3% lượng thủy sản đánh bắt lên 28% năm 2000 nhưng vẫn còn thấp
- Một tồn tại nữa cũng đáng lưu ý là: trên thị trường các tỉnh phía Bắc cácthương nhân Trung Quốc cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động thu mua: việc tranhmua, tranh bán xảy ra làm thị trường thủy sản phức tạp, có những thời điểm Nhànước không kiểm soát được tình hình
Ngoài ra có gần 600 doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xuất khẩusản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới, đây là lực lượng quan trọng kết nốingành thủy sản nước nhà với thị trường thủy sản nước ngoài
2.2 Sự đóng góp của thủy sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam:
Ngành Thủy sản đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế quốcgia Theo số liệu đã công bố của Cục thống kê, GDP ngành Thủy sản giai đoạn
Trang 181995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng, tỷ trọng GDP năm 2003 đạt3,93% trong tổng GDP trong toàn quốc.
Là ngành hàng đầu đóng góp cho tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp:
Đóng góp của ngành thủy sản so với tổng trị giá nông sản
Ngành có tốc độ xuất khẩu cao nhất nước bình quân trên 20%/năm đưa giá trịxuất khẩu thủy sản trong 20 năm qua tăng hơn 100 lần, năm 2000 với trị giá xuấtkhẩu 1,475 tỷ đứng thứ 3 sau ngành xuất khẩu dầu thô và dệt may mang lại ngoại tệcho đất nước, góp phần tăng thu ngoại tệ và tích lũy cho quốc gia Tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng vàdịch vụ Điều này chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặngtính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU
Năm Toàn quốc Công nghiệp-Xâydựng-Dịch vụ
Nông-Lâm-Thủy sảnTổng số Riêng Thủysản
Nguồn: niên giám Thống kê Nông-Lâm-Thủy sản
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế Thật vậy, năm 1996 ngành thủy sản mới chỉ có quan hệthương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đến năm 2001 mở rộng ra 60nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ Năm 2007, việc Việt
Trang 19Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thuận lợi để xuất khẩuthủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, khi các doanh nghiệp đã chủ động chuyểnhướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng phát triển sangcác thị trường mới với khoảng 130 quốc gia và lãnh thổ Trong năm 2007 sản lượngthủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD.
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm
và thu hút lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đọa sản xuất,làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước Số lao động củangành tăng liên tục 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm2001(kể cả lao động thời vụ), như vậy mỗi năm tăng thêm 100 người Tỷ lệ tăngbình quân số lao động thường xuyên của ngành là 2,4%/năm,cao hơn mức tăng bìnhquân của cả nước (2%/năm)
Ngành thủy sản đã góp phần nâng cao mức sống, giảm áp lực di dân từ nhữngvùng kinh tế ven biển vào đô thị
Sự phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ góp phần củng cố quốc phòng, an ninhquốc gia, kịp thời phát hiện tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải của Tổ quốc
2.3 Tình hình chung về xuất khẩu thủy sản:
a) Về kim ngạch và tốc độ xuất khẩu:
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, bình quân trên20%/năm
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thủy sản
Tốc độ và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1991 – 2001
b) Về cơ cấu thủy sản xuất khẩu:
Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gồm 4 nhóm chính: tôm, cá, nhuyễnthể, hàng khô và các loại khác (nước mắm, đồ hộp….)
Một vài mặt hàng xuất khẩu chính năm 2000:
Trang 20Tôm đông: Có khối lượng xuất khẩu 66,7 nghìn tấn, giá trị 645 triệu
USD tăng so với năm 1999 tương đương là 9,3% và 35,7% Rõ ràng tôm đông xuấtkhẩu năm 2000 của Việt Nam đã có chất lượng cao hơn nhiều so với năm 1999 Giátôm xuất trung bình của chúng ta năm 2000 lên tới 9,5 USD/kg, cao hơn 24% so vớigiá năm 1999 (7,9 USD/kg) Sự tăng giá này, một phần do thuận lợi của thị trườngtôm thế giới, nhưng mặt quan trọng hơn là do cơ cấu mặt hàng tôm của ta đã chuyểnmạnh sang các dạng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, là những mặt hàng có mứcgiá tăng mạnh nhất trên thị trường
Mực khô: Xuất khẩu năm 2000 với 26,4 nghìn tấn, giá trị 211 triệu
USD, chiếm 14,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản và giữ vị trí là mặt hàng có giá trịxuất lớn thứ nhì Việt Nam là nước xuất khẩu mực khô lớn nhất thế giới vào thờiđiểm năm 2000
Cá đông lạnh: Đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu là 242,6 triệu USD,
chiếm 16,41% giá trị xuất khẩu chung Đây là mặt hàng còn nhiều tiềm năng cầnđược khai thác cả cá biển lẫn cá nước ngọt Thị trường Mỹ và Nhật hàng năm nhậpkhẩu rất lớn sản phẩm này, ở đó thị phần của hàng cá đông Việt Nam còn rất nhỏ bé
Mực và bạch tuộc: Sản phẩm đông lạnh có khối lượng xuất là 34,6
nghìn tấn, giá trị 109 triệu USD Như vậy Việt Nam đứng thứ nhì ASEAN về xuấtkhẩu mặt hàng này (sau Thái Lan) Đây cũng là mặt hàng còn nhiều tiềm năng và cóthị trường mở rộng Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng tại đây thịphần của mực và bạch tuộc của Việt Nam còn nhỏ so với Đài Loan, Hàn Quốc,Achentina, Marốc, Thái Lan…
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (điệp, vẹm và nghêu sò): Đây là thủy sản mà
Việt Nam xuất khẩu hàng năm khoảng 20 triệu USD tới hơn 25 nước trên thế giới.Tỉnh xuất khẩu nhiều nhất là Bình Thuận Các nước mua nhuyễn thể 2 mảnh nhiềunhất của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 40%), Thái Lan (trên 13%), Đài Loan (hơn11%), Hàn Quốc (hơn 7,7%)… Nhu cầu thế giới ở mặt hàng này còn nhiều, nhưngkhả năng cung cấp của Việt Nam còn hạn chế vì chúng ta chỉ mới khai thác tự nhiên
là chủ yếu, nguồn lợi biển ở mặt hàng này ngày càng cạn kiệt
Bốn tháng đầu năm 2001, khai thác thủy sản của Việt Nam đạt 450nghìn tấn, trị giá xuất khẩu là 495 triệu USD tăng 61,65% so với cung kỳ năm 2000.Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia năm 2001 xuất khẩu thủy sản sẽ khôngtăng cao như mức tăng của năm 2000 so với năm 1999 vì những thị trường xuấtkhẩu chính như Mỹ, EU gặp khó khăn về kinh tế và kèm theo hiện tượng giá cả ởhầu hết các mặt hàng thủy sản giảm mạnh như tôm sú, cá…
c) Vài nét về giá cả xuất khẩu:
Giá cả xuất khẩu bình quân của các mặt hàng thủy sản có xu hướng tăng vànhích gần đến giá xuất khẩu của các bạn hàng khác trên thế giới Sự tăng giá này